LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm gần đây Nhà nước, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các cá nhân tự nguyện đã có nhiều chương trình hoạt động kinh tế - xã hội với mục tiêu hướng vào các hoạt động hưởng lợi nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận được với những nguồn lực hỗ trợ, giúp cộng đồng khơi dậy các tiềm năng và từng bước giải quyết các khó khăn trong cộng đồng.
Các dự án phát triển cộng đồng thường hướng đến những cộng đồng nghèo, cộng đồng có những vấn đề xã hội nổi cộm như : ma túy, mại dâm, cờ bạc và ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề “nóng” của riêng Việt Nam mà nó còn làm cho cả thế giới quan tâm hướng tới. Do quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật cộng với sự thiếu ý thức của con người mà môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hiện tương thiên nhiên xảy ra càng nhiều với sức tàn phá ghê gớm kéo theo đó là sự gia tăng của các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư mà loài người chúng ta chưa tìm ra được phương thức chữa trị. Làm sao chúng ta có thể quên được những vụ thiên tai nghiêm trọng như sóng thần ở Thái Lan, bão ở Mĩ, lụt lội ở Trung Quốc nó đã cướp đi không chỉ của cải nhà cửa mà cả mạng sống của con người. Chưa bao giờ thủ đô Hà Nội phải sống trong cảnh lụt lội, khổ sở như những ngày tháng 11/2008 vừa qua. Điều đó chứng tỏ môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu, đang cần sự quan tâm của tất cả mọi người chứ không phải là của riêng ai.
Những vùng quê Việt Nam luôn thanh bình yên tĩnh. Nhưng đằng sau sự êm đềm đó là môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng. Màu xanh của những cánh rừng đang giảm dần. Nguồn nước của người dân đang bị ô nhiễm, rác thải đổ bừa bãi nhà vệ sinh không đảm bảo; chuồng trại chăn nuôi không được xây dựng và dọn vệ sinh đúng cách vì tầm quan trọng của một môi trường xanh – sạch, vì cuộc sống bình yên của con người để góp nâng cao nhận
thức của người dân tại một thôn nhỏ em đã chon vấn đề : “ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái ”
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về vấn đề lựa chọn.
1, Bối cảnh chung.
2, Vị trí của tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường trong cộng đồng .
3, Lý do chọn đề tài: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
II. Cơ sở lý luận.
1. Các khái niệm có liên quan.
2. Phân tích nội dung.
2.1 Sử dụng phương tiện giao tiếp cộng đồng.
2.2 Xây dựng mối quan hệ với những người làm tại cơ quan thông tin đại chúng.
2.3 Tổ chức vận động quần chúng.
2.4 Vận động quyên góp quỹ phát triển cộng đồng .
III. Cơ sở thực tiễn.
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh- huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái ”
2. Những khó khăn và thuận lợi tại địa phương trong hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân trong thôn về ô nhiễm môi trường.
2.1 Những thuận lợi.
2.2 Những khó khăn.
3. Các giải pháp nhằm thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân thôn Vạn Thắng.
IV. Vận dụng.
1. Những yêu cầu cần thiết đối với tác viên phát triển cộng đồng trong hoạt động nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân thôn Vạn Thắng.
2. Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng trong thực tiễn tuyên truyền nâng cao nhận thưc về ô nhiễm môi trường cho người dân tại thôn Vạn Thắng.
3. Mô hình cách thức tác viên phát triển cộng đồng cần làm để can thiệp vào tiến trình hoạt động nâng cao nhận thức của người dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái về ô nhiễm môi trường .
KẾT LUẬN
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8185 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - Xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm gần đây Nhà nước, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các cá nhân tự nguyện đã có nhiều chương trình hoạt động kinh tế - xã hội với mục tiêu hướng vào các hoạt động hưởng lợi nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận được với những nguồn lực hỗ trợ, giúp cộng đồng khơi dậy các tiềm năng và từng bước giải quyết các khó khăn trong cộng đồng.
Các dự án phát triển cộng đồng thường hướng đến những cộng đồng nghèo, cộng đồng có những vấn đề xã hội nổi cộm như : ma túy, mại dâm, cờ bạc.. và ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề “nóng” của riêng Việt Nam mà nó còn làm cho cả thế giới quan tâm hướng tới. Do quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật cộng với sự thiếu ý thức của con người mà môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hiện tương thiên nhiên xảy ra càng nhiều với sức tàn phá ghê gớm kéo theo đó là sự gia tăng của các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư mà loài người chúng ta chưa tìm ra được phương thức chữa trị. Làm sao chúng ta có thể quên được những vụ thiên tai nghiêm trọng như sóng thần ở Thái Lan, bão ở Mĩ, lụt lội ở Trung Quốc… nó đã cướp đi không chỉ của cải nhà cửa mà cả mạng sống của con người. Chưa bao giờ thủ đô Hà Nội phải sống trong cảnh lụt lội, khổ sở như những ngày tháng 11/2008 vừa qua. Điều đó chứng tỏ môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu, đang cần sự quan tâm của tất cả mọi người chứ không phải là của riêng ai.
Những vùng quê Việt Nam luôn thanh bình yên tĩnh. Nhưng đằng sau sự êm đềm đó là môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng. Màu xanh của những cánh rừng đang giảm dần. Nguồn nước của người dân đang bị ô nhiễm, rác thải đổ bừa bãi nhà vệ sinh không đảm bảo; chuồng trại chăn nuôi không được xây dựng và dọn vệ sinh đúng cách… vì tầm quan trọng của một môi trường xanh – sạch, vì cuộc sống bình yên của con người để góp nâng cao nhận
thức của người dân tại một thôn nhỏ em đã chon vấn đề : “ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái ” làm đề tài tiểu luận.
Do vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề rộng, lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, còn hạn chế về kiến thức cũng như phương pháp làm bài vì thế em mong nhận được sự quan tâm đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Huyền Linh – giảng viên khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động xã hội là người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Cẩm Hằng.
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về vấn đề lựa chọn.
1, Bối cảnh chung.
2, Vị trí của tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường trong cộng đồng .
3, Lý do chọn đề tài: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
II. Cơ sở lý luận.
1. Các khái niệm có liên quan.
2. Phân tích nội dung.
2.1 Sử dụng phương tiện giao tiếp cộng đồng.
2.2 Xây dựng mối quan hệ với những người làm tại cơ quan thông tin đại chúng.
2.3 Tổ chức vận động quần chúng.
2.4 Vận động quyên góp quỹ phát triển cộng đồng .
III. Cơ sở thực tiễn.
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh- huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái ”
2. Những khó khăn và thuận lợi tại địa phương trong hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân trong thôn về ô nhiễm môi trường.
2.1 Những thuận lợi.
2.2 Những khó khăn.
3. Các giải pháp nhằm thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân thôn Vạn Thắng.
IV. Vận dụng.
1. Những yêu cầu cần thiết đối với tác viên phát triển cộng đồng trong hoạt động nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân thôn Vạn Thắng.
2. Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng trong thực tiễn tuyên truyền nâng cao nhận thưc về ô nhiễm môi trường cho người dân tại thôn Vạn Thắng.
3. Mô hình cách thức tác viên phát triển cộng đồng cần làm để can thiệp vào tiến trình hoạt động nâng cao nhận thức của người dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái về ô nhiễm môi trường .
TIỂU LUẬN
I. Giới thiệu về vấn đề lựa chọn
1. Bối cảnh chung.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dân tộc và nhân loại. Môi trường hiện nay đang bị suy thoái và bị ô nhiễm nghiêm trọng, nó trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu. Vì vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và từng cá nhân nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực toàn cầu.
Kinh tế thế giới càng phát triển đời sống con người được nâng cao nhưng mặt trái của nó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hằng năm, trên thế giới các nước có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới lại là quốc gia có lượng chất thải công nghiệp, mức độ ô nhiễm bầu không khí rất cao tiêu biểu là Mỹ. Những dự báo của các nhà khoa học trên thế giới về sự nóng lên của trái đất, sự tan ra ngày càng nhiều của băng ở bắc cực đã làn cho nước biển dâng cao. Đặc biệt là sự tăng lên ngày càng nhiều của các hiện tượng thời tiết như bão, lụt, sóng thần, cháy rừng… thực sự trở nên cấp bách. Tất cả những hiện tượng thời tiết bất thường đó đã lấy đi sinh mạng của biết bao con người, hủy hoại tài sản và làm tổn thất về kinh tế cho hàng loạt các quốc gia mà vấn đề đáng quan tâm là các hiện tượng thời thiết bất thường đó ngày càng tăng, mức độ càng dữ dội. Vậy nguyên chính là do đâu ? Đó chính là do vấn đê ô nhiễm môi trường. Còn về mặt sức khỏe ô nhiễm môi trường đã gây râ rất nhiều bệnh tật đặc biệt là những căn bệnh vô phương cứu chữa như ung thư... Vì vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành nhiện vụ quan trọng bậc nhất của tất cả mọi quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì tại Việt Nam.
2. Vị trí của tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường trong cộng đồng .
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển về kinh tế, vấn đề đô thị hóa, sự ra tăng dân số vấn đề cạn kiệt tài nguyên rừng… là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường. Nước ta vẫn là một nước nghèo trên thế giới, trình độ dân trí và nhận thức
của người dân còn hạn chế, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường là một trong những chương trình quan trọng bậc nhất của Nhà nước. Các kiến thức về môi trường đã được phổ biến rất sâu rộng trong nhân dân như vấn đề xử lý rác thải, sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ rừng… nhưng vẫn chưa được áp dụng một cách tốt nhất. Vì thế tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân là một vấn đề vô cùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nước ta còn có rất nhiều những vùng quê nghèo. Những vùng miền núi xã xôi hẻo lánh và những vùng dân tộc ít người. Đây là những nơi trình độ dân trí thấp. Do đó, vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức cần được phổ biến. Ở những vùng ven đô, đô thị ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp thiết. Lượng chất thải công nghiệp tăng, vấn đề rác thải đã gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp dến vấn đề sức khỏe của người dân. Hằng năm, có rất nhiều chương trình về môi trường được triển khai và đã đem lại những hiệu quả tốt. Vì vậy mà tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cần được làm sâu hơn và rộng rãi hơn nữa để mỗi người dân cần có những kiến thức về môi trường.
Tuyên truyền là một hình thức dễ làm dễ triển khai. Chúng ta có thể tuyên truyền trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình… để người dân có thể nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy hằng ngày về tình hình, tác hại của ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục. Như thế ý thức của người dân đối với vấn đề sẽ được nâng cao hơn.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường sẽ góp phần quan trọng trong chính sách của Nhà nước ta nhằm thực hiện tốt vấn đề này. Môi trường xanh - sạch góp phần đảm bảo sức khỏe, cuộc sống cho mọi người dân. Môi trường được bảo vệ là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới.
3. Lý do chon lựa đề tài: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái”
Môi trường và ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nóng trên thế giới mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của nhân dân, tới sức khỏe và tới cả sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Vì thế mà nâng cao nhận thức của mọi người về môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết. Để nhận thức của người dân được nâng cao thì công tác tuyên truyền, vận động cần được triển khai một cách có kế hoạch cả về chiều sâu lẫn bề rộng.
Trong thời gian có dịp được về thực tế tại một số tỉnh miển núi trong đó có huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái . Người dân ở đây rất khó khăn và có rất nhiều vấn đề cần giải quyết mà một trong những vấn đề đó là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc, nhận thức và trình độ của họ về ô nhiễm môi trường chưa cao. Họ cũng chưa được tiếp xúc sâu với các biện pháp, cách thức tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế mà rác thải, vệ sinh chuồng trại, cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, vệ sinh nguồn nước… chưa được xử lý tốt gây nên ô nhiễm môi trường.
Do tầm quan trọng của môi trường sống và từ những thực tế nói trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái” làm đề tài tiểu luận.
II. Cơ sở lý luận.
1, Các khái niệm liên quan.
- Khái niệm môi trường : môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường : là sự thay đổi các bộ phận, các cá thể cấu thành nên một hay nhiều yếu tố nào đó của môi trường gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người.
- Khái niệm về tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường : là cách mà tác viên phát triển cộng đồng sử dụng các hình thức thông qua phát thanh, truyền hình những hoạt động trực tiếp được tiến hành. Qua các hình thức đó sẽ giúp người dân hiểu biết hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường.
2. Phân tích các nội dung.
Các kỹ năng chủ yếu sử dụng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng.
. Sử dụng phương tiện giao tiếp cộng đồng.
Tìm ra những cơ quan thông tin đại chúng : tòa soạn báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình...
Tìm ra những người tình nguyện của cộng đồng làm việc thông tin quảng đại.
Tìm những người có khả năng vẽ, viết, thiết kế, bài trí…
Làm việc những cơ quan thông tin đại chúng.
Một trong những cách để ta tuyên truyền rộng rãi mục đích, mục tiêu của hành động, thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều người vào hành động hay chương trình của chúng ta, cần đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin cơ bản về mục tiêu và chủ đề cần tuyên truyền. Muốn vậy, việc trước tiên nên có kỹ năng giao tiếp và làm việc với những người là đại diện của cơ quan thông tin đại chúng ở cộng đồng.
2.2. Xây dựng mối quan hệ với những người làm tại cơ quan thông tin đại chúng.
- Giới thiệu mình với người phụ trách báo chí, phát thanh, truyền hình…
- Khi làm việc với họ cần trung thực.
- Tìm hiểu về cơ quan, các nhân viên đặc biệt là người sẽ làm việc cùng tại tòa soạn.
- Hãy biết cách làm việc, tinh tế và cảm ơn khi công việc đã hoàn thành.
2.3 Tổ chức vận động quần chúng
- Vận động thông qua các chủ trương chính sách của nhà nước về các vấn đề xã hội, về hỗ trợ những người yếu thế hay nêu cao tinh thần truyền thống dân tộc.
- Có thể thông qua việc tham gia vào các hoạt động chính trị, đoàn thể nói lên tiếng nói của người dân cần giúp đỡ.
- Tác động tới các nhà chức trách có uy tín.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các hoạt động để phổ biến tuyên truyền từ đó thu hút sự tham gia.
- Giáo dục quần chúng: giáo dục giác ngộ.
2.4 Vận động quyên góp quỹ phát triển cộng đồng.
Trong một số trường hợp cần quyên góp quỹ cho hoạt động do không đủ kinh phí hoạt động, có thể vận động quyên góp từ cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài cộng đồng.
Nhiều tổ chức, cộng đồng chỉ làm những cái mà nhà nước cung cấp tài chính, nếu không chuyển kinh phí xuống kịp thời sẽ không tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên một trong những việc làm mà tổ chức cần suy nghĩ là vận động tăng nguồn quỹ. Muốn vậy cần phải hiểu biết về nguồn tài trợ, các tổ chức có thể tài trợ, các cá nhân, nhà hảo tâm có thể giúp đỡ…
Kế hoạch tài trợ phân bổ tiền của từng cơ quan, tổ chức như thế nào cần nắm rõ để có kế hoạch đề xuất, trình kịp thời trước khi cơ quan, tổ chức đó duyệt kinh phí hằng năm. Do đó cần phải kinh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn đặt vấn đề, tạo tâm lý thoải mái trong nhóm những người đi quyên góp, tạo ra sự đoàn kết, thân mật.
III. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh- huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.
Thôn Vạn Thắng là một trong những thôn, bản nằm trong sâu nhất của xã Yên Ninh. Với diện tích rộng và địa hình chủ yếu là đồi núi. Thôn bao gồm 54 hộ gia đình thì có tới 47 hộ thuộc diện hộ nghèo của trương chình 135. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc San Chí chiếm 90%. Người dân sinh sống hầu hết bằng nông nghiệp với những nghề chính là: trồng chè, chăn nuôi gia súc và trồng lúa nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với chính quyền địa phương thôn đã có những bước khởi sắc như: 95% người dân đã có điện, thôn cũng đã xây dựng được nhà văn hóa để sinh hoạt, họp hành. Bên cạnh đó thì đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn như tỷ lệ trẻ em đến trường chưa cao, chưa có trạm y tế xã, đường giao thông xuống cấp và đặc biệt đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Tuy dân cư sinh sống thưa thớt chỉ tập trung đông tại một số khu vực nhưng môi trường tại thôn thật sự là mối quan tâm hằng đầu. Mỗi gia đình trong thôn đều chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, gà… có những gia đình thì bên trên là nhà sàn thì bên dưới là nơi ở của vật nuôi như gà vịt. Trâu và lợn là những vật nuôi chủ yếu của người dân nơi đây. Tuy đã có chuồng trại riêng nhưng lại được làm chưa đúng cách, quá gần với nhà ở và không được vệ sinh thường xuyên. Rất nhiều gia đình có chuồng trâu, bò, lợn được làm ngay sát vách nhà và chuồng phân ở ngay đó gây nên những mùi hôi thối rất khó chịu đặc biệt là về mùa mưa...
Có tới 90% nhà vệ sinh nơi đây không đủ điều kiện. các nhà vệ sinh được xây dựng tạm bợ, không đúng quy định và không được xử lý, quét dọn thường xuyên đúng cách. Có những hộ gia đình còn không có nhà vệ sinh. Nhưng bên cạnh đó, có một số hộ gia đình đã xây dựng được nhà vệ sinh đúng quy định và sạch sẽ.
Một vấn đề rất đáng được quan tâm tại đây là tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt. Rác bị vứt bừa bãi không theo quy định. Hầu hết rác của các gia đình không được thu gom, và đổ đúng nơi. Các chai lọ thuốc trừ sâu vứt ngay tại các bờ ruộng, kênh mương. Trên các đường của xóm ngõ, bụi rậm chưa được phát quang, cống rãnh bị cỏ và rác che lấp không tiêu được nước dẫn đến tình trạng nước tù đọng là cơ hội để cho muỗi và các sinh vật gây bệnh sinh sống.
Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước bị ảnh hưởng của nước từ chuồng trại nhà vệ sinh. Mà người dân ở đây chủ yếu ăn bằng nước giếng khơi. Giếng không được đào sâu nên rất mất vệ sinh. Có những gia đình sử dụng nước giếng khoan nhưng chưa qua lọc nên hàm lượng sắt rất cao gây ra hiện tượng vàng nước và nước có mùi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Tất cả những hiện trạng nói trên đã gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường. Hàng năm người dân nơi đây phải đối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, dịch sốt xuất huyết… và còn rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm khác chưa được phát hiện. đó là một điều rất đáng lo ngại.
Hầu hết người dân trong thôn khi được hỏi về tác hại của ô nhiễm môi trường đều chưa đưa được ra những câu trả lời đúng đắn và hợp lý. Ủy ban nhân dân xã và lãnh đạo trong thôn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường, vì chưa có những kế hoạch để người dân thực hiện hướng tới môi trường xanh - sạch đẹp.
Trên đây là thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Vạn Thắng. Trước những vấn đề đó, đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lý để cải thiện tình hình giúp đỡ người dân nâng cao nhận thức.
2. Những thuận lợi và khó khăn tại địa phương trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường .
2.1. Những thuận lợi.
Chống ô nhiễm môi trường là một trong những chương trình được ưu tiên hàng đầu từ Trung Ương đến địa phương. Những hoạt động thiết thực thường niên được tổ chức như : tuần lễ quốc gia vệ sinh nước sạch và môi trường, ngày Môi trường thế giới (5/6), chiến dịch làm thế giới sạch hơn đã tạo ra phong trào toàn dân tham gia vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, tu bổ vệ sinh các công trình cấp nước, thu gom và xử lý tiêu hủy rác thải… đã được phổ biến đến người dân.
Nhân dân địa phương rất tin vào sự lãnh đạo của cấp trên, tin vào những chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Do đất đai rộng rãi nên việc làm những công trình vệ sinh, khu chuồng trại… sẽ rất thuận lợi mà không lo đất đai hẹp, không có đất để xây dựng quy hoạch.
Những vùng nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu hay vùng xa như địa phương luôn được nhà nước quan tâm hàng đầu trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc làm mới, hợp vệ sinh những khu chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, thu gom rác thải, chống ô nhiễm nguồn nước... sẽ không tốn kém quá nhiều tới kinh tế của người dân mà hiệu quả mang lại là rất cao vì thế mà các hộ gia đình trong thôn sẽ tham gia, hưởng ứng tích cực.
Người dân trong thôn hầu hết đều rất nhiệt tình tốt bụng và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể nếu được phát động.
Phòng chống ô nhiễm môi trường là chương trình luôn được các tổ chức quốc tế như: UNICEF; DANIDa ... quan tâm. Đó là việc làm rất thuận lợi để thu hút nguồn tài trợ khi thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.
2.2 Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong thôn về ô nhiễm môi trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như:
- Nhận thức và trình độ của người dân chưa cao nên họ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết không hiểu hết được những tác hại to lớn do ô nhiễm môi trương gây nên vì thế mà họ thiếu ý thức trong cuộc sống vô tình gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước về môi trường được ưu tiên nhưng chưa được phổ biến sâu rộng trong dân đặc biệt là đối với người dân ở vùng sâu vùng xa, những vùng quê nghèo.
- Cán bộ ở xã và ở thôn chưa tích cực, vận động tuyên truyền để người dân trong xã nói chung và người dân trong thôn tham gia tích cực vào các hoạt động như thu gom rác thải, vệ sinh chuồng trại... thế nên công tác vệ sinh môi trường tại đây bị sao nhãng.
- Vệ sinh môi trường được quan tâm nhưng tài chính để chi cho hoạt động lại rất ít và tại thôn Đồng Mỏ là không có. Vì thế mà công tác vệ sinh môi trường đối với người dân không có gì phải quan tâm lo ngại.
- Đội ngũ tuyên truyền về vệ sinh môi trường như Đoàn thanh niên hay Hội phụ nữ trong thôn không thể hiện được vai trò của mình, các hoạt động không được thực hiện.
- Do kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyền thanh của người dân còn hạn chế và những hiểu biết của họ về môi trường và ô nhiễm môi trường chưa cao.
3. Các giải pháp nhằm thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân trong thôn.
- Tuyên truyền để người dân hiểu hết được tác hại của ô nhiễm môi trường thông qua buổi họp thôn hay đài phát thanh của thôn.
- Hướng dẫn người dân xây chuồng trại và vệ sinh chuồng trại theo đúng quy định, yêu cầu cách xa thu sinh hoạt của gia đình.
- Hướng dẫn người dân làm nhà tiêu hợp vệ sinh, đúng quy định.
- Phát động các gia đình trong toàn thôn đổ rác đúng nơi quy định, xử lý rác thải khi đã quá nhiều.
- Phối hợp giữa Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ dọn đường xóm ngõ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để tránh hiện tượng nước tù đọng giúp đường xá đi lại thông thoáng, sạch sẽ
- Hướng dẫn một số gia đình xây bể lọc nước và đào nước giếng khơi sâu để có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Cùng với đó là đào rãnh thoát nước sinh hoạt trong gia đình tránh hiện tượng nước thải sinh hoạt chảy bừa bãi gây ướt và làm đường lầy lội.
IV. Vận dụng.
1. Những yêu cầu cần thiết đối với tác viên phát triển cộng đồng trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân trong thôn Đồng Mỏ.
- Đầu tiên tác viên phát triển cộng đồng phải là người có năng lực chuyên môn để gây dựng niềm tin nơi nhân dân. Tác viên phát triển cộng đồng phải có kiến thức sâu rộng về môi trường, ô nhiễm môi trường để tuyên truyền cho người dân những thắc mắc của người dân về vấn đề này và đặc biệt là giúp người dân hiểu được tác hại của ô nhiễm môi trường .
- Hòa đồng với người dân cũng là một yêu cầu quan trọng. Hòa đồng với người dân thể hiện qua sự lằng nghe, đồng cảm, chấp nhận ở cùng, làm cùng, cùng ăn, không coi thường vì họ sống nghèo khổ, không hợp vệ sinh mà phải biết hướng dẫn để họ nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường mà không làm họ thấy tự ái.
- Người tác viên phát triển cộng đồng phải là người kiên trì, nhẫn nại vì có rất nhiều người dân không dễ dàng thực hiện luôn theo yêu cầu. Tác viên phát triển cộng đồng không nên nóng vội, áp đặt ý kiến đòi hỏi người dân phải thay đổi ngay, phải làm ngay bởi vì sự thay đổi cần có thời gian. Đặc biệt trong quá trình tuyên truyền để dân có nhận thức cao về ô nhiễm môi trường có thể lúc đầu họ vẫn sẽ vứt rác bừa bãi, không chuyển chuồng trại gia súc ra xa nơi sinh hoạt vì thế mà tác viên phát triển cộng đồng phải kiên trì không được nóng vội, từ từ nói để người dân hiểu.
- Trong phát triển cộng đồng sự học hỏi không chỉ có một chiều từ tác viên đến người dân mà tác viên học rất nhiều từ hiểu biết và kinh nghiệm sống của họ. Khiêm tốn sẽ giúp cho tác viên lắng nghe, đón nhận chân trọng ý kiến từ người dân có như thế thì dân mới tin tưởng để làm theo hướng dẫn của tác viên phát triển cộng đồng.
- Những phẩm chất khác như trung thực, khách quan, vô tư và đạo đức trong sáng cũng là những yêu cầu cần có đối với người tác viên phát triển cộng đồng. Nếu tác viên phát triển cộng đồng là một tấm gương mẫu mực thì người dân sẽ tin tưởng và làm theo. Ví dụ như tác viên phát triển cộng đồng tham gia tích cực cùng với người dân vệ sinh đường xóm, phát quang bụi rậm, để rác sinh hoạt đúng nơi quy định thì người dân sẽ thấy được ý thức cao và sự nhiệt tình trong công việc của tác viên phát triển cộng đồng. Được người dân tin yêu thì những hoạt động trong phát triển cộng đồng sẽ được thực hiện tốt.
- Tác viên phát triển cộng đồng làm việc trong tiến trình phát triển cộng đồng đóng vai trò là người tổ chức, lập kế hoạch, điều phối, người xúc tác, người bồi dưỡng nâng cao nhận thức kỹ năng cho người dân đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người nghèo, người bị thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có. Trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân tại thôn thì những vai trò đó của người tác viên phát triển cộng đồng được thể hiện rõ nét.
2. Vai trò của tác viên cộng đồng trong hoạt động thực tiễn tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho người dân tại thôn.
Với vai trò là người xúc tác, tác viên phát triển cộng đồng sẽ là người gợi mở, hướng dẫn, tư vấn cho cộng đồng để họ xem xét và đưa ra các giải pháp phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. Tác viên phát triển cộng đồng không làm hộ, làm thay. Trong hoạt động thực tiễn về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường thì tác viên phát triển cộng đồng cần tổ chức họp thôn qua đó chia sẻ những kiến thức, cách phòng chống ô nhiễm nhiễm môi trường tạo bầu không khí, khuyến khích người dân tự nói lên những việc cần làm để tránh ô nhiễm.
Với vai trò là người biện hộ, người tác viên phát triển cộng đồng với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của người dân trong thôn và có những đề đạt đối với những cơ quan khác có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân xã, phòng hay Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Phòng hoặc Sở tài nguyên môi trường; các tổ chức phi Chính phủ có những dự án liên quan đến môi trường có thể giúp đỡ hoặc lấy thôn làm địa phương, nơi thí điểm cho tỉnh hoặc huyện của mình. Giúp đỡ chủ yếu là về tài chính và cán bộ các chuyên môn. Qua đó xuống trực tiếp địa bàn nói chuyện và hướng dẫn người dân.
Tác viên phát triển cộng đồng còn thể hiện vai trò là người nghiên cứu, cùng với cán bộ nòng cốt tại cộng đồng như trưởng thôn, trưởng Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... phân tích cụ thể mức độ ô nhiễm môi trường của thôn đang ở mức độ nào, cần đưa ra những kế hoạch, đề án thực hiện như chọn gia đình làm mẫu thí điểm xây dựng nhà vệ sinh, khu chuồng trại xa nơi ở của gia đình, kế hoạch cụ thể như ngày nào khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm...
Tác viên phát triển cộng đồng với vai trò là người hướng dẫn người dân trong cộng đồng hiểu về mục đích, chiến lược phát triển về hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường, bồi dưỡng cho người dân kỹ năng thu dọn vệ sinh trong gia đình cũng như vệ sinh nguồn nước, vệ sinh ngõ xóm. Bên cạnh đó còn bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho cán bộ trong thôn chịu trách nhiệm về vấn đề này để có những biện pháp cách thức xử lý đối với các hộ gia đình vi phạm như đổ rác thải không đúng nơi quy định.
Cuối cùng với tư cách là người vạch kế hoạch, tác viên phát triển cộng đồng cần giúp người dân xây dựng một dự án về nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường. Vì đó là vấn đề cần làm, cần quan tâm và kế hoạch này cũng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch đó phải được cộng đồng đề đạt lên cấp trên như phòng Vệ sinh môi trường huyện.
Tác viên phát triển cộng đồng nếu thực hiện tốt các vai trò trên sẽ giúp cho hoạt động được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.
3. Mô hình cách thức tác viên phát triển cộng đồng cần làm để can thiệp vào tiến trình hoạt động nâng cao nhận thức của người dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái về ô nhiễm môi trường.
Sau khi xác định được vấn đề của cộng đồng ở đây là tình trạng ô nhiễm môi trường, nhằm làm cho hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này thì tác viên phát triển cộng đồng cần có mô hình cách thức can thiệp từng bước, có kế hoạch cụ thể. Đầu tiên là tác viên phát triển cộng đồng sẽ phối hợp cùng với cán bộ nòng cốt của thôn để tổ chức buổi họp dân. Mục đích của buổi họp là nói đến tác hại của ô nhiễm và các biện pháp cần làm để phòng chống và cải thiện. Trong buổi họp đó tác viên phát triển cộng đồng cần có được những tài liệu liên quan đến vấn đề như cho người dân trong thôn xem những hình ảnh môi trường bị ô nhiễm và tác hại to lớn của nó để người dân nhận thức được vấn đề. Cũng có thể tác viên phát triển cộng đồng mời được cán bộ về tài nguyên môi trường của huyện đến nói chuyện cùng với người dân nhằm giúp cho người dân nói lên trực tiếp những suy nghĩ băn khoăn của mình xung quanh vấn đề.
Tác viên phát triển cộng đồng còn tổ chức đêm văn nghệ cho người dân có lồng ghép với hoạt động tuyên truyền. Đó có thể là những bài hát, những vở kịch liên quan đến tác hại của ô nhiễm môi trường. Thành phần tham gia có thể là những người trong thôn. Qua buổi liên hoan văn nghệ đó, tác viên phát triển cộng đồng sẽ chiếu phim theo đề tài hoạt động. Chiếu những mô hình của các địa phương khác đã thực hiện được như việc xây dựng nhà vệ sinh, khu chuồng trại đúng quy cách, hợp lý hay là những mô hình người dân xử lý nước thải, làm sạch nguồn nước để người dân coi đó làm mẫu cũng như có thêm kinh nghiệm.
Hoạt động tuyên truyền bao gồm hàng loạt các hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó tác viên phát triển cộng đồng có thể tổ chức trực tiếp các buổi tập huấn tại nhà văn hóa thôn cho những cán bộ nòng cốt như : trưởng thôn, Bí thư thôn, trưởng các ban ngành như : Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... các kiến thức kỹ năng liên quan. Hướng dẫn cho họ cách thức cần làm khi trong địa bàn thôn có người không thực hiện tốt sẽ bị xử lý ra sao. Những người thực hiện tốt sẽ được khen thưởng như thế nào. Những người cán bộ đó luôn là những người đi đầu và được coi là tấm gương của bà con trong mọi hoạt động. Vì vậy mà họ là những người có kiến thức, hiểu biết và thực hiện tốt những gì đã đưa ra thì người dân cũng sẽ thực hiện theo.
Bên cạnh đó, tác viên phát triển cộng đồng phối hợp cùng với ban văn hóa thôn thông qua đài truyền thanh của thôn để hằng ngày tuyên truyền về hoạt động ô nhiễm môi trường vào các buổi sáng hoặc các buổi chiều tối để người dân có thể nghe thấy trực tiếp. Hay cũng thông qua đài truyền thanh vận động mỗi gia đình trong thôn vào định kỳ hãy cử một người đi dọn vệ sinh xóm như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, và thu gom rác thải. Để hoạt động đạt hiệu quả cao thì sự tham gia trực tiếp của tác viên phát triển cộng đồng là quan trọng. Người dân thấy được sự nhiệt tình của tác viên phát triển cộng đồng trong công việc chung của thôn sẽ tạo được niềm tin và yêu quý.
Tác viên phát triển cộng đồng cùng với cán bộ của huyện, phòng tài nguyên môi trường sẽ lựa chọn một vài gia đình trong thôn làm thí điểm như làm chuồng trại mới xa nơi sinh sống, hướng dẫn cách dọn, vệ sinh và xử lý nước thải. Còn có thể giúp người dân xây dựng mới nhà vệ sinh hay cách xây dựng bể lọc nước để phục vị sinh hoạt. Những gia đình đó được thực hiện để người dân tận mắt thấy được những việc cụ thể mình cần làm để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường.
Những hoạt động đó cần có kinh phí để triển khai, vì thế tác viên phát triển cộng đồng với vai trò là người kết nối các nguồn lực sẽ xin kinh phí từ các tổ chức phi Chính phủ có liên quan hay từ các cơ quan ban nghành khác như phòng Tài nguyên môi trường của huyện, Ủy ban nhân dân xã... Với sự giúp đỡ của các cơ quan tổ chức sẽ chủ động hơn trong các hoạt động. Đặc biệt nếu được sự quan tâm của các phi Chính phủ thì việc triển khai các hoạt động như chi phí hội họp, hay chi phí xây dựng mô hình mẫu cùng nhiều hoạt động khác triển khai có hiệu quả, nhờ đó mà người dân được hưởng lợi từ hoạt động này như có nhà vệ sinh mới, có nước sạch để dùng. Các cơ quan hành chính như huyện, xã cũng thể hiện được sự quan tâm của mình tới nhân dân.
Khi hoạt động đã được triển khai và thực hiện thì chính quyền trong thôn cần có kế hoạch hợp lý. Cần quy định cho người dân chỗ đổ rác cố định, lịch vệ sinh đường thôn xóm. Bên cạnh đó cũng cần có những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với những người cố tình vi phạm. Tất cả các hoạt động đó sẽ được triển khai đúng thời gian và quy định trên đài phát thanh của thôn. Trong các vấn đề tác viên phát triển cộng đồng phải cùng bàn bạc với cán bộ thôn, hướng dẫn để có một kế hoạch tốt. Kế hoạch đó phải do chính cán bộ thôn, hướng dẫn để có một kế hoạch tốt. Kế hoạch đó phải do chính cán bộ thôn sau khi họp bàn thống nhất với người dân đưa ra chứ không phải tc phát triển cộng đồng làm.
Tác viên phát triển cộng đồng cần hướng dẫn để trong mỗi gia đình sẽ có nơi để rác riêng sau đó được thu gom mang ra nơi đổ rác đúng quy định. Các vỏ bao thuốc trừ sâu sau khi người dân sử dụng để phun cho lúa hay cho chè cũng phải được thu gom, không được vứt lung tung. Hướng dẫn người dân cách phun thuốc trừ sâu, bón phân cho cây trồng để không ảnh hưởng tới sức khỏe mà không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. Thuốc trừ sâu là sản phẩm hóa học rất độc có thể người dân có nhiều kinh nghiệm nhưng lại thiếu kiến thức khi sử dụng gây nên tác hại. Vì thế mà quá trình sử dụng tác viên phát triển cộng đồng cũng cần phổ biến sâu rộng trong dân.
Do đặc điểm địa lý địa hình trong thôn chủ yếu là đồi núi vì thế trồng và bảo vệ rừng cũng là một vấn đề rất quan trọng. Rừng là lá phổi xanh để bảo vệ môi trường. người dân trồng cây để canh tác tạo ra thu nhập trên những sườn đồi, từ đó mà người dân có thể thoát nghèo. Vì vậy mà tác viên phát triển cộng đồng cần tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ rừng và trồng mới rừng. Hướng dẫn họ khai thác và trồng các loại cây rừng hợp lý, hướng dẫn cách canh tác để mang lại hiệu quả kinh tế cao và chống ô nhiễm môi trường. tác viên phát triển cộng đồng có thể cùng người dân trồng rừng như trồng keo, bạch đàn... và canh tác thêm ngô sắn. Vì rừng ở địa phương không phải là rừng già mà là rừng để họ trồng cấy, đất rừng được giao cụ thể đến từng gia đình. Vì thế trồng rừng là một biện pháp tốt, một mô hình can thiệp quan trọng mà tác viên phát triển cộng đồng cần phổ biến đến các gia đình trong thôn.
Trên đây là những mô hình cách thức làm việc mà tác viên phát triển cộng đồng cần làm để can thiệp vào quá trình của hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường ở thôn Đồng Mỏ. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực sự có hiệu quả thì vai trò của tác viên phát triển cộng đồng với những hoạt động và mô hình là rất quan trọng. Những mô hình đưa ra tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương cùng các hoạt động được tổ chức đồng bộ sẽ mang lại cho tiến trình phát triển cộng đồng những thành công nhất định. Nhưng bên cạnh đó cần có
sự phối hợp của cán bộ địa phương cũng như toàn bộ người dân trong thôn. Với sự tham gia tích cực của mọi người thì môi trường nơi đây sẽ được cải thiện.
KẾT LUẬN.
Trên đây mới là kế hoạch để đưa ra nhằm nâng cao nhận thức cho những người dân nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa về tác hại của ô nhiễm môi trường nhưng chưa triển khai cụ thể tại thôn Vạn Thắng chính vì thế mà chưa thể đánh giá được mức độ thành công hay thất bại của dự án. Nhưng tôi tin rằng một hoạt động tuyên truyền mang tính thiết thực sẽ nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cơ quan liên quan đến vấn đề này để người dân sẽ được giúp đỡ, cải thiện môi trường sống và thật sự là những người được hưởng lợi từ những dự án liên quan như: dự án nước sạch, dự án trồng rừng...
Nếu dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã Vạn Thắng được triển khai thì tôi tin rằng vùng quê này sẽ thật sự thay đổi không chỉ là về kinh tế mà môi trường sống của họ thật sự được đảm bảo. Để về với Yên Ninh thăm thôn Vạn Thắng chúng ta không còn thấy những rãnh nước thải đen, những khu chuồng trại ngay sát nhà dân đang bốc mùi ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường được cải thiện thì sức khỏe của người dân cũng được an toàn. Đó là những mục tiêu cơ bản mà bất kỳ địa phương nào cũng muốn hướng tới.
Việt Nam là một trong những quốc gia luôn phải trải qua những thảm họa thiên tai như lũ lụt hằng năm ở miền Trung, những cơn bão với sức tàn phá nghiêm trọng và cả những cơn lũ quét, mưa đá... tất cả là do môi trường bị ô nhiễm mà tác nhân gây nên chính là sự thiếu ý thức của người dân, của các nhà máy xí nghiệp. Môi trường đang cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết, vì thế mà chúng ta hãy bắt đầu từ những hoạt động nhỏ nhất, từ ý thức của mỗi cá nhân. Do đó mà những hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân là một hoạt động thiết thực và đang được triển khai rộng rãi. Nhưng trên đất nước ta còn có rất nhiều nơi như thôn Vạn Thắng chưa được tiếp xúc với những chương trình, hoạt động đó vì thế mà các cấp chính quyền hãy quan tâm hơn nữa đến những người dân nghèo, những vùng gặp khó khăn để người dân thực sự được sống trong một môi trường xanh - sạch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhiễm môi trường của nhân dân thôn Vạn Thắng - xã Yên Ninh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.doc