Qua quá trình nghiên cứu chương 2, nội dung chương 2 gồm có những phần chính
sau:
- Tổng quan vềtình hình kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Đồng Nai.
- Vài nét vềngân hàng TMCP Ngoại thương cũng nhưngân hàng TMCP Ngoại
thương chi nhánh Đồng Nai: hình thành và phát triển, sơ đồtổchức, mạng lưới hoạt
động.
- Tổng hợp, phân tích một sốhoạt động của ngân hàng: hoạt động huy động vốn,
hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt đi sâu vào phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng. Từ đó phân tích kết quảhoạt
động kinh doanh của ngân hàng đến năm 2010.
- Tìm hiểu cơsởpháp lý mà ngân hàng dựa vào đó thực hiện công tác quản trịrủi ro
tỷgiá trong kinh doanh ngoại hối.
- Đánh giá thành tựu và hạn chếcòn tồn tại trong quản trịrủi ro tỷgiá tại VCB
Đồng Nai, nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.
- Tiến hành khảo sát khách hàng doanh nghiệp có quan hệngoại tệvới VCB vềviệc
sửdụng các hợp đồng phái sinh đểphòng ngừa rủi ro tỷgiá. Nhận thấy doanh
nghiệp sửdụng các hợp đồng phái sinh rất hạn chế, lý do chính do khảnăng dựbáo
tỷgiá và độam hiểu hợp đồng còn yếu.
129 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ giá - Nguồn gốc rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay, ngân hàng không còn sử dụng các hợp đồng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
nữa, không phải do sự am hiểu về nó hạn chế hay thờ ơ trước rủi ro tỷ giá gây ra mà
do Vietcombank hội sở không hỗ trợ. Nếu như ngân hàng có sử dụng các hợp đồng
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, một mặt ngân hàng thực hiện hợp đồng đó với khách hàng
của mình, một mặt ngân hàng tìm đến Vietcombank hội sở làm đầu ra tiếp theo cho
chính mình nhưng Vietcombank hội sở không chấp nhận điều đó.
Tỷ giá biến động rất mạnh và có xu hướng tăng, khó có thể giảm trong khi nước ta
trong thời gian này lạm phát cao, giá cả tăng, đồng tiền nội tệ mất giá và hiện tượng
đô la hóa vẫn tiếp tục diễn ra. Cùng với những lý do đó, người dân trong nước
mong nuốn luôn có hàng hóa mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng thị trường nội địa
chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng nên doanh nghiệp chưa có thể hạn
chế được việc nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa, máy móc trang thiết bị hiện đại
cho việc sản xuất….Nếu như doanh nghiệp không nhập khẩu nữa, họ phải tốn
khoản phí, tốn thời gian và nhân lực để tìm kiếm thị trường nội địa, họ cũng không
tin tưởng rằng là chất lượng hàng hóa của các đơn vị nội địa sẽ tốt như hàng hóa
nhập khẩu. Tình hình đó khiến doanh nghiệp rất căng thẳng, luôn phải đối mặt với
rủi ro tỷ giá, họ đành chấp nhận thực tại tỷ giá tăng cao. Nhưng trong thời gian
không xa họ mong muốn có biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá, cuộc khảo sát ý kiến
của khách hàng doanh nghiệp cũng nhận thấy rõ nhu cầu sử dụng các hợp đồng của
doanh nghiệp trong tương lai là khá cao 66.3% và cần thiết. Vì vậy ngân hàng
nhanh chóng áp dụng lại các hợp đồng phòng ngừa rủi ro tỷ giá để phục vụ nhu cầu
sử dụng của khách hàng, đôi bên vừa phòng ngừa rủi ro tỷ giá vừa kiếm được khoản
lợi nhuận nhất định. Muốn vậy trước hết ban lãnh đạo ngân hàng luôn tạo điều kiện
cho các nhân viên kinh doanh ngoại hối tham gia các lớp đào tạo về các hợp đồng
phái sinh, nâng cao độ hiểu biết cũng như học hỏi những kinh nghiệm thực tế liên
quan đến các hợp đồng này. Bên cạnh đó để sử dụng các hợp đồng được rộng rãi và
94
có hiệu quả, cần có sự phối hợp ăn ý giữa ngân hàng và doanh nghiệp, song song
với việc ngân hàng tập huấn cho nhân viên thì doanh nghiệp cũng cho nhân viên của
mình đi chuyên sâu vào vấn đề này, nâng cao độ am hiểu về các hợp đồng phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Cùng với đó doanh nghiệp cần phải có bộ phận tập hợp các
chuyên viên dự báo, phân tích biến động tỷ giá tương lai. Có được những yếu tố đó
doanh nghiệp mới có thể hiểu rõ và sử dụng một cách thành thạo các hợp đồng
phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
3.2.3 Đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trong bất kỳ hoạt động kinhdoanh nào như kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng
khoán,…. Các nhà đầu tư luôn có quan niệm không bỏ trứng vào một giỏ. Vì thế
các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư phân tán, nên ngân hàng cần phải có sự đa dạng
hóa trong hoạt động kinh dpanh ngoại hối, gồm có: đa dạng hóa ngoại tệ, đa dạng
hóa các sản phẩm phái sinh, mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động.
3.2.3.1 Đa dạng hóa ngoại tệ
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đồng USD là đồng thanh toán chủ yếu, nhu cầu
USD cao trong khi nguồn dự trữ để cung cấp quá hạn hẹp, khan hiếm nên nhiều lúc
ngân hàng không thể đáp ứng ngay cho khách hàng, lợi nhuận chỉ tập trung nhờ vào
đồng USD, rủi ro cũng rất cao khi đồng USD biến động. Vì vậy ngân hàng cần phải
khai thác lợi nhuận từ các đồng ngoại tệ khác như đồng EUR, JPY, GBP,… độ rủi
ro sẽ phân tán không tập trung vào đồng USD nữa mà chia sẻ cho các đồng khác,
ngân hàng vừa nâng cao lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá vừa hạn chế rủi ro
tỷ giá. Bộ phận kinh doanh ngoại hối cần có đội ngũ nhân viên chuyên tư vấn,
hướng dẫn khách hàng sử dụng các đồng ngoại tệ khác, giải thích cho họ hiểu
những lợi ích cơ bản họ sẽ đạt được, chẳng hạn như khi sử dụng các đồng EUR,
JPY,…. Họ sẽ tiết kiệm thời gian chuyển đổi và chi phí trung gian, khi khách hàng
muốn đổi sang USD cũng sẽ dễ dàng hơn không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn
cung USD.
Đi kèm với việc đa dạng hóa ngoại tệ, VCB Đồng Nai nên thiết lập hạn mức kinh
doanh ngoại tệ, hạn mức từng loại ngoại tệ.
95
- Hạn mức giao dịch trong ngày: ngân hàng đặt ra hạn mức tối đa giao dịch trong
ngày cho từng nhân viên ứng với từng loại ngoại tệ.
- Hạn mức lỗ: ngân hàng cũng đưa ra mức lỗ có thể chấp nhân được, nếu vượt qua
con số đó thì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Hạn mức chịu rủi ro: hạn mức này cần đặt cho các phòng ban, đưa ra tổn thất dự
kiến tối đa, không cho phép các phòng vượt tổn thất dự kiến này.
Do đó việc đa dạng hóa ngoại tệ cần nằm trong khuôn khổ nhưng cũng không nên
quá cứng nhắc và nguyên tắc, nhiều trường hợp cần linh hoạt phù hợp với thực tế
phát sinh.
3.2.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh
Hiện nay, ngân hàng chỉ sử dụng nghiệp vụ giao ngay, không sử dụng nghiệp vụ
hoán đổi hay nghiệp vụ giao sau hay nghiệp vụ quyền chọn. Với tình hình biến
động tỷ giá mạnh, lãi suất thay đổi liên tục đã tác động đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh ngoại hối cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng.
Không những thế khi khách hàng giao dịch với ngân hàng, họ phải tốn khoản chi
phí khá cao mới có thể sở hữu ngoại tệ để duy trì sản xuất kinh doanh của mình. Do
đó cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có khả năng gặp rủi ro rất cao. Việc đa dạng
hóa các nghiệp vụ giúp phòng ngừa rủi ro thật sự cần thiết trong tương lai. Ngân
hàng lập tổ tư vấn tập hợp các nhân viên có độ am hiểu rất rõ các hợp đồng phái
sinh để hướng dẫn chi tiết cho khách hàng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Với tình hình kinh tế phức tạp, lãi suất tại ngân hàng thay đổi liên tục, đây là một
trong những thanh công cụ NHNN sử dụng để bình ổn tỷ giá. Do đó ngân hàng có
thể sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất làm hợp đồng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu
hiệu nhất, bình ổn được lãi suất và tỷ giá. Hợp đồng hoán đổi lãi suất được áp dụng
tại VCB Đồng Nai rất khả quan.
3.2.3.3 Mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động
Mở rộng thị trường cũ, phát triển thị trường tiềm năng, tìm kiếm thị trường mới, đây
là chiến lược ngân hàng phải thực hiện trong thời gian tới. Đối với khách truyền
thống, họ đã biết đến uy tín, thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành của
96
ngân hàng. Khi họ có quan hệ ngoại tệ với ngân hàng, ngân hàng có chế độ ưu tiên
về thời gian, thủ tục, có thể có mức phí hữu nghị. Đồng thời, ngân hàng khai thác
khu vực tập trung khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, như thế lĩnh vực kinh
doanh ngoại hối sẽ hoạt động tích cực hơn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Với câu châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” và vì mục đích lợi nhuận, ngân
hàng cần tăng cường hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đưa sản
phẩm tới gần khách hàng hơn, có sản phẩm mới ngân hàng nên giới thiệu trước cho
doanh nghiệp truyền thống.
Ngân hàng có thể thường xuyên mở cuộc hội thảo về sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng, nhất là các sản phẩm phái sinh, đó là cơ hội để ngân hàng tiếp cận với khách
hàng, cùng doanh nghiệp tìm hiểu cũng như giải đáp những thắc mắc về các hợp
đồng phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Qua đó ngân hàng cũng hiểu được khách hàng mong
muốn điều gì ở ngân hàng; ngân hàng phát triển sản phẩm khách hàng ưu chuộng,
khắc phục những mặt khách hàng chưa hài lòng để nâng cao sự uy tín, trách nhiệm,
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng thường xuyên lập phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng cá nhân cũng
như khách hàng doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng thấy được ưu điểm của mình để
tiếp tục phát huy, rút ra nhược điểm nhằm khắc phục làm hài lòng khách hàng hơn,
đây là cách ngân hàng giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng
mới.
Đồng thời ngân hàng cần phát triển hoạt động của công đoàn, vào những dịp lễ, tết
ngân hàng tổ chức chương trình từ thiện như ngày tết trung thu phát quà cho trẻ mồ
côi, khuyết tật, giúp đỡ xây dưng nhà tình nghĩa,… nhằm nâng cao thương hiệu của
mình.
Cùng với việc chú trọng phát triển trong thị trường nội địa, ngân hàng cần tìm hiểu
để phát triển thị trường quốc tế. Vấn đề này để thực hiên được thật không hề dễ
dàng, nhưng với đội ngũ nhân viên năng động, nhạy bén trước thị trường, việc làm
này có khả năng cao. Ngân hàng mở rộng các công ty có trụ sở ở nước ngoài hoặc
mở các công ty liên doanh. Khi có sự giao dịch trên thị trường quốc tế, ngân hàng sẽ
97
có cơ hội huy động được nguồn vốn bằng ngoại tệ lớn làm tăng nguồn cung ngoại tệ
cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể học hỏi với đội ngũ nhân viên quốc tế
kinh nghiệm, công nghệ quốc tế, cách quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
3.2.4 Nâng cao khả năng dự báo biến động tỷ giá
Khâu phân tích, dự báo tỷ giá là khâu quan trọng giúp ngân hàng biết được tỷ giá
tương lai, từ đó ngân hàng tư vấn chính xác cho khách hàng khi có sử dụng hợp
đồng và việc quản trị rủi ro tỷ giá sẽ tốt hơn rất nhiều.
Khi phân tích, dự báo tỷ giá các chuyên viên sẽ sử dụng phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật.
- Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào nghiên cứu các lý do,
nguyên nhân làm giá tăng hay giá giảm. Nó chú ý đến các lực lượng tác động cung
cầu tiền tệ trên thị trương: lạm phát, lãi suất, xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trương
kinh tế, đầu tư,…..Ý nghĩa của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về
giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá
cao hay thấp so với tỷ giá thực. Phần khó của phương pháp này là quyết định xem
thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.Các lý thuyết
chính sử dụng trong phân tích cơ bản là: lý thuyết ngang giá sức mua (PPP), ngang
giá lãi suất, mô hình cán cân thanh toán, mô hình thị trường vốn,….[18]
- Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu quá khứ, tâm lý,
quy luật xác suất. Phân tích này chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán
của quá khứ đã được tập hợp lại để dự báo khuynh hướng của tỷ giá cho tương lai.
Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, nhanh chóng, dễ sử dụng, những nhà kinh
doanh ngắn hạn, trung và dài hạn được tự do chọn lựa. Nhưng nó phải sử dụng theo
nguyên tắc, thời gian lập biểu đồ tùy thuộc vào mỗi nhà kinh doanh, có thể trong
ngày, tuần hoặc tháng.
Các lý thuyết được sử dụng trong phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow,
Fibonacci,….. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước
mọi sự kiện, giá cả biến đông theo hướng ổn định, sự biến động của giá cả thường
lập lại theo một chu kỳ và có sự lập lại giá cả trong quá khứ vào tương lai.[18]
98
Mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc áp dụng phương pháp
nào vào dự báo tùy vào mỗi ngân hàng, thông thường sử dụng phân tích kỹ thuật có
hiệu quả hơn. Ở Vietcombank Đồng Nai với phương pháp phân tích kỹ thuật theo
người viết khả năng ứng dụng là hoàn toàn hợp lý, bởi tỷ giá giao ngay luôn luôn
được xác lập trong ngày, số lượng mua bán ngoại tệ cũng được tổng hợp vào cuối
mỗi ngày, dựa vào biểu đồ biến động theo ngày các nhà kinh doanh ngoại tệ cũng
như nhà quản trị dễ dàng dự báo được tỷ giá biến động như thế nào cho ngày tiếp
theo, theo hướng bất lợi hay có lợi cho mình.
3.2.5 Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ mới
Tất cả diễn biến tỷ giá được thể hiện trên thông tin công cộng nên cần phải nhanh
nhạy tiếp cận, thu thập chính xác thông tin, có vậy ngân hàng nắm bắt được tình
hình kinh doanh như thế nào, kịp thời ứng phó với tình huống xấu nảy sinh và hạn
chế rủi ro tỷ giá.
Hiện nay, tại ngân hàng có sử dụng một số phần mềm phục vụ cho công việc kinh
doanh ngoại tệ nhưng so với thế giới các phần mềm đó còn hạn chế chưa đáp ứng
hết nhu cầu của công việc ở chỗ phần mềm chỉ biết thông tin nội bộ, giữa ngân hàng
với Vietcombank hội sở mà chưa mở rộng trên toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống
toàn cầu. Trong khi đó thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động 24/24, là thị
trường đầy áp lực, có sự canh tranh gay gắt đặc biệt trong thời điểm này có quá
nhiều ngân hàng hình thành, khi không biết tình hình hoạt động lĩnh vực này của
ngân hàng khác trong nội địa và thế giới, chính ngân hàng không thể đưa ra chiến
lược, sản phẩm mới thu hút khách hàng tất yếu làm ngân hàng trở nên tụt hậu, đối
mặt nguy cơ mất khách hàng. Điều đó thúc đẩy ngân hàng nhanh chóng thực hiện
công tác trang bị các phần mềm hiện đại quốc tế khác để nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Trên thế giới, các ngân hàng đã sử dụng các phần mềm hiện đại, trong đó có hệ
thống môi giới yết giá điện tử (EBS). Hệ thống này là hệ thống cung cấp truy cập
24 giờ, là hệ thống khớp lệnh tự động cung cấp cho các nhà kinh tế một mức tỷ giá
thực đang giao dịch trên thị trường, các nhà kinh doanh chỉ cần nạp lệnh vào hệ
99
thống này, khi đó nếu có ngân hàng nào yết giá khớp với lệnh trên thì lệnh đó sẽ
được thực hiện [19]. Trong tương lai VCB Đồng Nai cũng sẽ tiếp nhận công nghệ
hiện đại này vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.2.6 Nâng cao ứng dụng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá
Như đã khẳng định ở trên khâu phân tích, dự báo tỷ giá là khâu quan trọng. Ngân
hàng nên chú trọng vấn đề này hơn nữa. Một khi nhân viên phụ trách kinh doanh
ngoại hối phân tích, dự báo tỷ giá tương đối chính xác thì công tác quản trị rủi ro tỷ
giá của ngân hàng tốt hơn đồng thời họ có thể tư vấn cho doanh nghiệp, cùng doanh
nghiệp lựa chọn được công cụ phòng ngừa rủi ro phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Hiện nay có rất nhiều mô hình kiểm định, dự báo rủi ro tỷ giá như mô hình ARCH,
mô hình GARCH, mô hình ARIMA,…. Các mô hình kiểm định tính dừng của ngoại
tệ thông qua tỷ giá quá khứ của ngoại tệ đó, xem xét tỷ giá quá khứ ảnh hưởng như
thế nào đến tỷ giá tương lai. Do đó, việc ứng dụng các mô hình vào thực tiễn để dự
báo, kiểm định rủi ro rất cần thiết, giúp ngân hàng nhìn xa được tỷ giá sẽ biến động
theo chiều hướng nào, nếu tỷ giá thay đổi bất lợi ngân hàng sẽ kịp thời tập hợp xây
dựng kế hoạch đối phó với rủi ro.
Đối với ngân hàng Vietcombank Đồng Nai, khâu dự báo tỷ giá chưa thật sự được
chú trọng. Ngân hàng nên sử dụng mô hình ARIMA vào phân tích, dự báo tỷ giá.
Mô hình này rất có hiệu quả, muốn dự báo cho tỷ giá của đồng ngoại tệ nào chỉ cần
có sự tập hợp tỷ giá giao ngay của một đồng ngoại tệ đó theo thời gian ngày, hoặc
tháng, hoặc quý. Sau đó kiểm tính chuỗi đó có tính dừng hay là chuỗi không dùng
thông qua kiểm định đơn vị ADF, xác định độ trễ qua ACF và PACF . Mô hình có
dạng như sau:
Yt = α + β1 * Yt-1 + β2 * Ut + β3 * Yt-1
Dùng phần mềm Eviews chạy mô hình và dùng các yếu tố tương lai để dự báo tỷ
giá.[6]
Trong đề tài này, người viết cũng có xây dưng mô hình hồi quy đa biến dùng để
kiểm định, đánh giá và dự báo tỷ giá trong tương lai. Mô hình cho biết sự biến động
100
của tỷ giá theo sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: lạm phát, lãi
suất, cán cân thương mại (xuất nhập khẩu). Kết quả mô hình:
RE = 5.164 + 0.8794* INF – 1.298 * INT – 0.8346* EXIM
Một trong ba nhân tố: lạm phát, lãi suất, chênh lệch xuất nhập khẩu thay đổi với
điều kiện các nhân tố còn lại giữ nguyên sẽ làm độ tăng tỷ giá thay đổi và tỷ giá
thay đổi. Chỉ cần biết giá trị của các nhân tố trên, ta sẽ xác định được độ tăng tỷ giá
của tháng tới như thế nào. Dựa vào công thức được thiết lập ở chương 2 ta sẽ xác
định tỷ giá trong tương lai gần.
Tuy nhiên, người viết còn hạn chế về kiến thức, việc thu thập số liệu còn nhiều khó
khăn, còn thiếu sót các nhân tố tác động đến tỷ giá như cung – cầu ngoại tệ, các
nhân tố mang tính chất định tính…..Do đó mô hình của tác giả chỉ phần nào giúp dự
báo tỷ giá ở khoảng tin cậy nhất định. Vì thế nếu áp dụng vào ngân hàng, các nhân
viên quản trị rủi ro cần phối hợp với các cơ quan ban ngành lấy số liệu thật chính
xác, đầy đủ. Khi đó mô hình sẽ có tính ứng dụng cao hơn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với chính phủ và các bộ ngành có liên quan
Thay đổi các quy định về thuế giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu để có thể
hạn chế nhập khẩu, tăng lượng xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc
tế còn rất hạn chế, chỉ có một số NHTM như Techcombank,… chính phủ và các bộ
ngành liên quan đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động này trong ngân hàng tiến
gần với thị trường quốc tế hơn đáp ứng nền kinh tế mở.
Chính phủ cần nới lỏng vai trò kiểm soát, điều hành thị trường để hoạt động của các
ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp được chủ động hơn, không ỷ y vào sự
bảo hộ của nhà nước.
Chính phủ yêu cầu NHNN tăng dự trữ ngoại hối và tập trung ngoại tệ vào cuối
ngày.
101
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước
NHNN đóng vai trò điều tiết hoạt động kinh tế, nhất là hiện nay kinh tế mở với các
chính sách thông thoáng thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước thì vai trò của
NHNN càng quan trọng hơn rất nhiều.
Hành lang pháp lý thật sự chưa đầy đủ, rõ ràng. Các quy định về việc sử dụng các
hợp đồng phái sinh chưa rõ, chỉ khuyến khích các ngân hàng sử dụng nó mà chưa
nêu từng hợp đồng có quy định cụ thể như thế nào, hạn mức cụ thể đối với tùng hợp
đồng cũng chưa có. Do đó khi sử dụng ngân hàng cũng như doanh nghiệp vẫn còn
mông lung, mơ hồ về nó.
Kinh tế hiện nay của nước ta trong tình trạng lạm phát cao, lãi suất thay đổi liên tục
theo hướng tăng lên, cán cân thương mại thâm hụt, nhập siêu quá lớn, các nhân tố
này ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá như mô hình đã được xây dựng ở chương 2. Điều
NHNN đang làm và sẽ tịếp tục làm nữa là làm sao giảm lạm phát, nâng giá trị đồng
tiền nội địa, bình ổn giá cả, luôn tạo sự cân bằng cung – cầu.
NHNN điều chỉnh tỷ giá linh hoạt trong mối quan hệ với các nhân tố, điều chỉnh tỷ
giá liên ngân hàng linh hoạt theo ngày phù hợp với tín hiệu thị trường.
NHNN cũng đang ráo riết ngăn chặn hoạt động của thị trường tự do, muốn xóa bỏ
chế độ hai tỷ giá: tỷ giá niêm yết tại NHTM và tỷ giá “chợ đen”, nhưng trên thực tế
thị trường này chỉ tạm ngưng chưa thể triệt để. Hiện nay, không chỉ có doanh
nghiệp có nhu cầu ngoại tệ cho sản xuất kinh doanh mà ngay cả cá nhân cũng có
nhu cầu cao để học tập, du lịch,…, để thực hiện mua bán ngoại tệ với ngân hàng,
khách hàng cá nhân phải có những giấy tờ cần thiết, thủ tục rất phức tạp, tốn thời
gian và chi phí, cùng đó ngay tại ngân hàng không đủ cung ngoại tệ, chỉ đáp ứng ở
mức độ nào đó nên họ tìm đến thị trường tự do, giá cả cao nhưng họ vẫn chấp nhận
điều đó để có số lượng ngoại tệ đúng như nhu cầu, thời gian lại nhanh chóng tiện
lợi. Vì thế hiện nay NHNN có chính sách mới ngăn chặn thị trường tự do, tạo lòng
tin của người dân vào VND hạn chế hiện tượng đô la hóa, tăng lãi suất VND hạ lãi
suất USD.
102
Nước ta trong thời kỳ hội nhập thế giới, nguồn vốn nước ngoài vào nội địa có sự gia
tăng nhưng dự trữ ngoại hối của NHNN vẫn trong tình trạng thiếu hụt, không đủ
cung cấp hỗ trợ các ngân hàng thương mại. NHNN cần có sự kết hợp hài hòa giữa
chính sách và quản lý dự trữ ngoại hối.
3.3.3 Đối với Vietcombank Đồng Nai
Ở Vietcombank Đồng Nai có bộ phận kinh doanh ngoại tệ có nhiệm vụ quyết định
mua bán ngoại tệ khi có yêu cầu từ phía khách hàng, bộ phận thanh toán quốc tế
đảm nhiệm công việc thanh toán cho bên khách hàng sau khi được sự chấp thuận
của phòng kinh doanh ngoại tệ. Tại ngân hàng hiện nay chỉ có bộ phận kiểm soát
nội bộ, thâu tóm hết tất cả tình hình hoạt động của ngân hàng mà chưa có một bộ
phận riêng đảm nhận trách nhiệm quản trị rủi ro trong đó có quản trị rủi ro tỷ giá,
nếu bộ phận này được hình thành thì việc phân tích, dự báo tỷ giá sẽ dễ dàng hơn,
quản trị tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Do đó người viết đề nghị
ngân hàng sớm có kế hoạch thành lập bộ phận chuyên quản trị rủi ro tỷ giá.
Trong một năm, ngân hàng tổ chức cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm cho toàn thể
nhân viên trong ngân hàng, qua đó các đồng nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm công
việc cho nhau cũng như việc tìm ra sáng kiến nào thiết thực nhất áp dụng vào thực
tế góp phần vào sự phồn thịnh của ngân hàng.
Ngân hàng xem xét áp dụng mô hình của người viết vào khâu dự báo tỷ giá tương
lai. Với sự kết hợp giữa các ban ngành kinh tế, mô hình này của người viết rất có
hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá.
103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào mô hình kiểm định rủi ro được xây dựng ở chương 2 và kết quả khảo sát
thực tế khách hàng doanh nghiệp, tác giả đã hoàn thành chương 3 với nội dung
chính sau:
- Xác định định hướng phát triển của Vietcombank nói chung và Vietcombank
Đồng Nai nói riêng trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá tại
Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai, gồm:
+ Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên kinh doanh ngoại hối.
+ Nâng cao sử dụng các hợp đồng phái sinh.
+ Đa dạng hóa trong hoạt đông kinh doanh ngoại hối: đa dạng hóa ngoại tệ, đa
dạng hóa các sản phẩm phái sinh, mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động.
+ Nâng cao khả năng dự báo biến động của tỷ giá
+ Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Nâng cao ứng dụng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá.
- Đề xuất một số kiến nghị:
+ Kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành có liên quan
+ Kiến nghị đối với NHNN
+ Kiến nghị đối với Vietcombank Đồng Nai
104
KẾT LUẬN
Cùng với các hoạt động khác hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần làm gia tăng
lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng đạt được luôn luôn song
hành với rủi ro, lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng cao. Trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối, ngân hàng phải đối mặt với với rủi ro tỷ giá, đây là rủi ro nguy
hiểm nhất. Do đó yêu cầu ngân hàng có biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá chặt chẽ phù
hợp với tình hình kinh tế mới của đất nước.
Trải qua 20 năm hoạt động, Vietcombank nói chung và Vietcombank Đồng Nai nói
riêng vẫn khẳng định vị thế của mình, vẫn là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối. Để có được những thành tựu đó Vietcombank Đồng Nai luôn
có ý thức làm mới mình, đa dạng hóa ngoại tệ, đa dạng hóa nghiệp vụ, thu hút
nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ để gia tăng nguồn cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Trên cơ sở lý luận, thực trạng kinh doanh ngoại hối
tại Vietcombank Đồng Nai, tác giả đã nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tỷ giá
trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.Thực tế hiện nay ngân hàng không còn
sử dụng hợp đồng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, chỉ hạn chế rủi ro tỷ giá thông qua
cho vay ngoại tệ, ngân hàng luôn cố gắng tạo sự cân bằng trạng thái ngoại hối vào
cuối ngày bằng cách mua ngoại tệ thiếu và bán ngoại tệ thừa cho Vietcombank hội
sở chính. Trong tương lai, ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể quản trị rủi ro tỷ
giá cùng với NHNN bình ổn tỷ giá.
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy dự dáo tỷ giá là khâu quan trọng trong
công tác quản trị rủi ro tỷ giá. Do đó tác giả đã xây dựng mô hình kiểm định rủi ro
tỷ giá dựa vào các nhân tố tác động đến tỷ giá, phần nào giúp ngân hàng giải quyết
khâu này tốt hơn. Nhưng do thời gian nghiên cứu và kiến thức của tác giả vẫn còn
hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chắc chắn có thiếu sót, tác giả mong sự góp ý của
thầy cô và các anh chị trong ngân hàng để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
105
[1] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[2] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống
Kê, TP. Hồ Chí Minh.
[4] TS. Lê Thị Mận (2007), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Tổng hợp, TP. Hồ Chí
Minh.
[5] PGS.TS Trần Hoàng Ngân (2008), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê,
TP. Hồ Chí Minh. .
[6] Th.S Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh,
TP. Hồ Chí Minh.
[7] Tài liệu nội bộ phòng Hành chính - nhân sự Vietcombank Đồng Nai.
[8] Tài liệu nội bộ phòng Khách hàng Vietcombank Đồng Nai.
[9] Tài liệu nội bộ phòng Kinh doanh vốn – ngoại tệ Vietcombank Đồng Nai.
[10] Tài liệu nội bộ phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Đồng Nai.
[11] Tài liệu nội bộ phòng Tổng hợp Vietcombank Đồng Nai.
[12] PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2008), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, TP
Hồ Chí Minh.
[13] TS. Nguyễn Văn Tiến (2001), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch
kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
[14] Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản
Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
[15]
n_id=346120
[16] kinhte/20110124.088/
106
[17]
XH/?set_language=vi&cl=vi.
[18]
s-k-thut-phan-tich-c-bn&catid=94:phantichcoban&Itemid=284.
[19]
[20]
[21]
che-rui-ro-trong-kinh-doanh-ngoai-te-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-vie-
5.html
[22]
[23]
[24]
NHNN-giao-dich-ngoai-te-to-chua-tin-dung-duoc-phep-kinh-doanh-ngoai-te-
sua-doi-679-2002-QD-NHNN-vb52106t17.aspx.
[25]
NHNN-giao-dich-ngoai-te-to-chuc-tin-dung-vb119576t17.aspx.
[26]
Nam/70067723/87/.
[27]
[28]
[29]
noi-so-trach-nhiem.htm.
107
Phụ lục 1: Chức năng của NHTM
Phụ lục 2: Các nghiệp vụ của NHTM
Phụ Lục 3: Số liệu chạy mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá
3.1 Bảng số liệu về tốc độ tăng tỷ giá
3.2 Bảng số liệu chênh lệch giá trị xuất nhập khẩu
3.3 Bảng số liệu tổng hợp
Phụ Lục 4: Bảng kết xuất các mô hình
4.1 Mô hình 1
4.2 Mô hình 2
4.3 Mô hình 3
4.4 Mô hình 4
4.5 Mô hình 5
4.6 Bảng kiểm tra Wald Test đối với GDP
4.7 Bảng kiểm tra Wald Test đối với INF, INT
4.8 Bảng so sánh các nhân tố để lựa chọn mô hình
4.9 Bảng tổng hợp các nhân tố của mô hình tối ưu
Phụ Lục 5: Phiếu khảo sát thực tế
Phụ Lục 6: Kết quả chạy khảo sát
108
PHỤ LỤC 1: CHỨC NĂNG CỦA NHTM
1.1 Chức năng trung gian tín dụng
Với chức năng này, ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu vốn
kinh doanh, vốn đầu tư cho ngành kinh tế và vốn tiêu dùng cho xã hội, tức là ngân
hàng vừa đi vay vừa cho vay.[1]
Chức năng trung gian tín dụng được minh họa qua sơ đồ sau:
Thu nhận Cấp
Tiền gửi tín
tiết kiệm
Phát hành dụng
trái phiếu
Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tín dụng
(Nguồn: Tiền tệ ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn) [1]
Ý nghĩa
- Đối với nền kinh tế: chức năng này điều hòa được vốn tiền tệ từ nơi tạm thời nhàn
rỗi đến nơi tạm thời thiếu vốn làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rổi trong xã hội góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình vận động của vốn tiền tệ trong xã hội, tăng thu giá trị
thặng dư cho các chủ thể.
- Đối với ngân hàng : chức năng trung gian tín dụng là cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng, tạo nguồn vốn để NHTM kinh doanh và tăng thu lợi nhuận,
đồng thời là cơ sở để ngân hàng tạo bút tệ.
- Đối với khách hàng tiền gửi : giúp vốn nhàn rỗi tăng khả năng sinh lời và đảm bảo
an toàn vốn.
- Đối với khách hàng tiền vay : kịp thời thỏa mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu
hụt trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng vừa tiết kiệm được chi phí, thời
gian tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp.[1]
Công ty
Xí nghiệp
Tổ chức kinh tế
Cá nhân
Công ty
Xí nghiệp
Tổ chức kinh tế
Hộ gia đình
Cá nhân
Ngân
hàng
thương
mại
109
1.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thực hiện chức năng này là việc ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo
lệnh của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản những khoản tiền theo lệnh của họ.
Chức năng trung gian thanh toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong
quan hệ thanh toán, uy tín của ngân hàng ngày càng nâng cao thông qua các dịch vụ
được khuyếch trương, nó cũng có ý nghĩa đối với nền kinh tế là tiết kiệm tiền mặt
lưu thông và tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ.[1]
Chức năng thanh toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Lệnh Giấy
trả tiền báo
qua tài khoản có
Sơ đồ 1.2: Chức năng thanh toán
(Nguồn:Tiền tệ ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn) [1]
1.3 Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Ngân
hàng kết hợp vừa nhận tiền gửi lại vừa cho vay bằng chuyển khoản làm cở sở cho
chức năng tạo tiền.
Với khoản tiền gửi nhận được ban đầu thông qua cho vay bằng chuyển khoản kết
hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, nên NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi
không kỳ hạn gấp nhiều lần, do đó tạo thêm bút tệ cho lưu thông.[4]
Quá trình tạo tiền phụ thuộc vào hệ số nhân tiền gửi mở rộng, hệ số nhân tiền gửi
mở rộng lại phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
với nhau. Nếu dự trữ bắt buộc càng thấp thì khả năng tạo tiền của NHTM càng cao,
ngược lại nếu dự trữ bắt buộc càng cao thì khả năng tạo tiền của NHTM càng
thấp.[4]
Người trả tiền,
người mua (Công
ty, xí nghiệp, tổ
chức kinh tế, cá
nhân)
Người thụ
hưởng, người bán
(Công ty, xí
nghiệp, tổ chức
kinh tế, cá nhân)
Ngân
hàng
thương
mại
110
Hệ số nhân tiền gửi mở rộng được đo lường như sau:
rr
N 1=
Tổng tiền gửi được mở rông và số bút tệ được tạo thêm:
D = M * N
UD = M * (N - 1) = D - M
N: Hệ số nhân tiền gửi mở rộng
rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D: Tổng tiền gửi mở rộng
M: Tiền gửi ban đầu
UD: Tiền gửi mới tạo thêm ( Số bút tệ được tạo thêm)
1.4 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt.
Các công cụ lưu thông tín dụng như hối phiếu, lệnh phiếu, séc,…. NHTM phát hành
séc và các công cụ lưu thông khác thay thế cho tiền giấy bạc ngân hàng và tiền đúc
lẻ đã tạo điều kiện cho xã hội tiết kiệm được một khối lượng chi phí lưu thông khá
lớn.[4]
111
PHỤ LỤC 2: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM
2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng đối với NHTM,
góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng.[2]
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn của
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín
dụng ở nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NH NN
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
2.2 Hoạt động cấp tín dụng [2]
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu
thương phiếu và giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,…. Trong đó cho vay là
hoạt động quan trong và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
2.2.1 Cho vay
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đời sống.
- Cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và đời sống.[2]
2.2.2 Cho thuê tài chính
NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty tài chính
riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện
theo nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty thuê tài chính.[2]
2.2.3 Bao thanh toán
NHTM triển khai bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng
doanh nghiệp gắn với cho vay ngắn hạn. Gồm các loại sau:
112
- Bao thanh toán truy đòi
Đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi
bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
- Bao thanh toán miễn truy đòi
Đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng
hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền
đòi lại số tiền ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối
thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thỏa thuận
tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh
toán của bên mua hàng.
- Bao thanh toán trong nước
Là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và
bên mua hàng là người cư trú trong cùng một quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Bao thanh toán xuất – nhập khẩu
Là bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất – nhập khẩu.[2]
2.2.4 Bảo lãnh
NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả
năng tài chính của mình đối với người nhân bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một
khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với
vốn tự có của NHTM.[2]
2.2.5 Các hình thức cấp tín dụng khác
Ngoài các hình thức trên còn có các hình thức tín dụng khác như: chiết khấu, tài trợ
xuất – nhập khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức….[2]
2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ [2]
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ là hoạt động chiếm ưu thế của NHTM,
gồm có các hoạt động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
113
- Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh tpán quốc tế khi NHNN cho phép.[2]
2.4 Các hoạt động khác [2]
Ngoài những họat động truyền thống, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động
khác.
2.4.1 Góp vốn và mua cổ phần
NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp
và ácc tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. NHTM còn
được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập
ngân hàng liên doanh.[2]
2.4.2 Tham gia thị trường tiền tệ
NHTM được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN thông qua các
hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.[2]
2.4.3 Kinh doanh ngoại hối
NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh
doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.[2]
2.4.4 Ủy thác và nhận ủy thác
NHTM được ủy thác, nhân ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.[2]
2.4.5 Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc
liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.[2]Ngoài ra còn có
hoạt động tư vấn tài chính, bảo quản vật quý giá.
114
PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH
3.1 Bảng số liệu về tốc độ tăng tỷ giá
ĐVT: %
Năm Tỷ giá Tốc độ tăng tỷ giá
1988 4.3
1989 4.57 6,279
1990 7.55 65,208
1991 12.55 66,225
1992 11.000 -12,35
1993 10.500 4,54
1994 10.896 3,77
1995 10.750 -1,34
1996 11.000 2,32
1997 11.135 12,27
1998 12.2 9,564
1999 13.7 12,295
2000 14.2 3,650
2001 14.8 4,225
2002 15.26 3,108
2003 15.556 1,940
2004 15.757 1,292
2005 15.846 0,565
2006 16.034 1,186
2007 16.227 1,204
2008 16.3 0,45
2009 17.941 10,067
2010 18.932 5,524
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả tháng 03/2011)
115
3.2 Bảng số liệu chênh lệch xuất nhập khẩu
ĐVT: Tỷ USD
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Chênh lệch
1989 0 0 0
1990 0 0 0
1991 0 0 0
1992 0 0 0
1993 0 0 0
1994 0 0 0
1995 0.1697 0.1304 0.0393
1996 0.2042 0.2564 -0.0522
1997 0.2867 0.2615 0.0252
1998 0.4686 0.3249 0.1437
1999 0.504 0.3227 0.1813
2000 0.7328 0.3634 0.3694
2001 1.0653 0.4108 0.6545
2002 2.4528 0.4583 1.9945
2003 3.9386 1.1433 2.7953
2004 5.0248 1.1339 3.8909
2005 5.924 0.8629 5.0611
2006 7.8451 0.987 6.8581
2007 10.1045 1.7005 8.404
2008 11.8685 2.6353 9.2332
2009 11.3557 3.0093 8.3464
2010 14.238 3.7669 10.4711
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả tháng 03/2011)
116
3.3 Bảng tổng hợp số liệu
Năm Độ tăng tỷ giá (RE)
Tỷ lệ lạm
phát (INF)
Lãi suất
thực (INT)
Chênh
lệch XNK
(EXIM)
Tổng sản
phẩm
quốc nội
(GDP)
1989 6,279 31 3,6 0 3,9
1990 65,202 62,1 3,5 0 3,2765
1991 66,225 63,8 1,54 0 4,79
1992 -12,35 14,5 12,89 0 7,36
1993 4,54 5.2 8,98 0 6,25
1994 3,77 11,5996 2,76 0 5,45
1995 -1,34 9,78 5,78 0.0393 7,1
1996 2,32 3,67 6,7 -0.0522 9
1997 12,27 2,25 6,9 0.0252 8,15
1998 9,56 7,8 5,45 0.1437 5,8
1999 12,295 4,1 2,18 0.1813 4,8
2000 3,65 -1.7 3,12 0.3694 6,8
2001 4,22 0,8 4,6 0.6545 6.8
2002 3,1 1,5 2 1.9945 7
2003 1,94 3 3,2 2.7953 7,6
2004 1,292 9,5 -3,3 3.8909 8,5
2005 0,565 6,5 0,9 5.0611 7,98
2006 1,186 6,6 2,4 6.8581 5,68
2007 1,204 7,92 2,7 8.404 6,9
2008 0,45 22,97 9,6 9.2332 6,18
2009 10,067 6,88 0.22 8.3463 4,78
2010 5,524 9,19 4,31 10.4712 6,78
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả tháng 03/2011)
117
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH
4.1 Bảng kết xuất mô hình 1
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 04/22/11 Time: 20:15
Sample: 1989 2010
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 9.275172 13.69627 0.677204 0.5074
INF 0.848499 0.154746 5.483178 0.0000
INT -1.276636 0.619687 -2.060132 0.0550
EXIM -0.829415 0.593333 -1.397891 0.1801
GDP -0.592151 1.872182 -0.316289 0.7556
R-squared 0.794173 Mean dependent var 9.180409
Adjusted R-squared 0.745743 S.D. dependent var 19.01299
S.E. of regression 9.587096 Akaike info criterion 7.555429
Sum squared resid 1562.511 Schwarz criterion 7.803394
Log likelihood -78.10972 Hannan-Quinn criter. 7.613842
F-statistic 16.39838 Durbin-Watson stat 1.773535
Prob(F-statistic) 0.000011
4.2 Bảng kết xuất mô hình 2
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 04/22/11 Time: 20:24
Sample: 1989 2010
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 5.164220 4.209664 1.226753 0.2357
INF 0.879385 0.117006 7.515732 0.0000
INT -1.297957 0.600412 -2.161777 0.0444
EXIM -0.834579 0.578091 -1.443680 0.1660
R-squared 0.792961 Mean dependent var 9.180409
Adjusted R-squared 0.758455 S.D. dependent var 19.01299
S.E. of regression 9.344356 Akaike info criterion 7.470388
Sum squared resid 1571.706 Schwarz criterion 7.668759
Log likelihood -78.17427 Hannan-Quinn criter. 7.517118
F-statistic 22.98011 Durbin-Watson stat 1.772564
Prob(F-statistic) 0.000002
118
4.3 Bảng kết xuất mô hình 3
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 04/22/11 Time: 20:28
Sample: 1989 2010
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 6.457297 13.90151 0.464503 0.6479
INF 0.872399 0.157822 5.527738 0.0000
INT -1.090032 0.620969 -1.755374 0.0962
GDP -0.664166 1.920431 -0.345842 0.7335
R-squared 0.770513 Mean dependent var 9.180409
Adjusted R-squared 0.732266 S.D. dependent var 19.01299
S.E. of regression 9.837900 Akaike info criterion 7.573327
Sum squared resid 1742.117 Schwarz criterion 7.771699
Log likelihood -79.30660 Hannan-Quinn criter. 7.620058
F-statistic 20.14533 Durbin-Watson stat 1.621432
Prob(F-statistic) 0.000006
4.4 Bảng kết xuất mô hình 4
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 04/22/11 Time: 20:43
Sample: 1989 2010
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 1.823195 3.615410 0.504284 0.6199
INF 0.907234 0.118652 7.646184 0.0000
INT -1.112660 0.603036 -1.845098 0.0807
R-squared 0.768989 Mean dependent var 9.180409
Adjusted R-squared 0.744672 S.D. dependent var 19.01299
S.E. of regression 9.607269 Akaike info criterion 7.489041
Sum squared resid 1753.693 Schwarz criterion 7.678319
Log likelihood -79.37945 Hannan-Quinn criter. 7.524089
F-statistic 31.62351 Durbin-Watson stat 1.625140
Prob(F-statistic) 0.000001
119
4.5 Bảng kết xuất mô hình 5
4.6 Bảng kiểm tra Wald Test đối với GDP
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 0.100039 (1, 17) 0.7556
Chi-square 0.100039 1 0.7518
Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.
C(5) -0.592151 1.872182
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 04/22/11 Time: 20:45
Sample: 1989 2010
Included observations: 22
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 59.60397 15.49904 3.845655 0.0011
EXIM -0.930332 0.944086 -0.985432 0.3368
GDP -7.460036 2.361022 -3.159663 0.0052
R-squared 0.381055 Mean dependent var 9.180409
Adjusted R-squared 0.315903 S.D. dependent var 19.01299
S.E. of regression 15.72568 Akaike info criterion 8.474590
Sum squared resid 4698.640 Schwarz criterion 8.623369
Log likelihood -90.22049 Hannan-Quinn criter. 8.509638
F-statistic 5.848695 Durbin-Watson stat 1.726770
Prob(F-statistic) 0.010488
120
4.7 Bảng kiểm tra Wald Test đối với INF, INT
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 16.51440 (2, 18) 0.0001
Chi-square 33.02879 2 0.0000
Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.
C(2) 0.872399 0.157822
C(3) -1.090032 0.620969
4.8 Bảng so sánh các nhân tố để lựa chọn mô hình
Prob (t- statistic)
Mô
hình α INF INT EXIM GDP
Prob (F-
statistic)
R-
squared
Adjusted
R-
squared
Akaike
Info
Criterion
Schwarz
Criterion
1 0.5074 0.0000 0.055 0.1801 0.7556 0.000011 0.794 0.7457 7.55 7.8
2 0.2357 0.0000 0.0444 0.166 0.000002 0.793 0.7584 7.47 7.67
3 0.6479 0.0000 0.0962 0.7335 0.000006 0.77 0.732 7.57 7.77
4 0.6199 0.0000 0.0807 0.000001 0.768 0.745 7.49 7.68
5 0.0011 0.3368 0.0052 0.01 0.381 0.316 8.47 8.62
( Nguồn: Tác giả nghiên cứu tháng 04/2011)
4.9 Tổng hợp các nhân tố của mô hình tối ưu
α INF INT EXIM
Coefficient 5.164 0.8794 -1.298 -0.8346
Std. Error 4.209 0.117 0.6 0.5781
Prob(t-statistic) 0.2357 0.0000 0.0444 0.166
Prob(F-statistic) = 0.000002, R-squared = 0.793
Adjusted R-squared = 0.7584
Akaike Info Criterion = 7.47, Schwarz Criterion = 7.67
( Nguồn: Tác giả nghiên cứu tháng 04/2011)
121
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ
Tôi là: BÙI THỊ THẢO sinh viên năm cuối Khoa Tài chính – ngân hàng
Trường đại học Lạc Hồng.Hiện nay, tôi đang nghiên cứu với đề tài: “Nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại
Vietcombank Đồng Nai”. Để phục vụ cho bài báo cáo nghiên cứu khoa học
của tôi, tôi tiến hành khảo sát thực tế về việc sử dụng các hợp đồng phái sinh
để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. Rất mong quý doanh nghiệp bớt chút thời gian giúp đỡ tôi.
A. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………...
Người đại diện: …………………………………Chức danh:…………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………..
Lĩnh vực hoạt động:………………………………………………………………..
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Quý doanh nghiệp vui lòng đánh dấu 5 vào câu trả lời đúng nhất, phù hợp nhất với
doanh nghiệp của mình.
1. Doanh nghiệp có quan hệ ngoại tệ của Ngân hàng Vietcombank Đồng Nai
không?
Không
Có
2. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ để làm gì
Nhập khẩu
Trả nợ vay
Đầu tư ra nước ngoài
Khác
3. Doanh nghiệp dùng loại ngoại tệ nào để giao dịch?
USD
EUR
JPY
Khác
4. Theo anh (chị), thủ tục giao dịch tại ngân hàng như thế nào?
Nhanh, gọn
Rườm rà
5. Khi giao dịch, anh (chị) cảm thấy như thế nào?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng
122
6. Doanh nghiệp thanh toán bằng phương thức nào khi giao dịch với ngân hàng?
T/T
L/C
Chứng từ có giá
Khác
7. Trong quá trình quan hệ ngoại tệ với ngân hàng, doanh nghiệp có khả năng gặp
những rủi ro nào?
Tỷ giá
Thanh khoản
Hoạt động
Cả ba
8. Theo doanh nghiệp, hiện nay biến động tỷ giá ở mức độ nào?
Rất mạnh
Khá mạnh
Mạnh
Bình thường
9. Doanh nghiệp có quan tâm đến rủi ro tỷ giá không?
Rất quan tâm
Quan tâm
Bình thường
Không quan tâm
10. Doanh nghiệp có biết đến các hợp đồng phái sinh không?
Không
Có
11. Doanh nghiệp có sử dụng các hợp đồng phái sinh không?
Không
Có
12. Doanh nghiệp hiểu và ứng dụng các hợp đồng phái sinh ở mức độ nào?
Mức độ đánh giá tăng từ 1 t 4
Am hiểu
1= Không
t4= Rất hiểu
Dùng nhiều
1= Không
t4= Rất nhiều
Hiệu quả
1= Không
t4= Rất hiệu quả
HỢP ĐỒNG
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Kỳ hạn
Hoán đổi
Giao sau
Quyền chọn
13. Trở ngại khi sử dụng các hợp đồng phái sinh là:
Mức độ đồng ý tăng từ 1 t 4
1= Không t4= Hoàn toàn đồng ý CHỈ TIÊU
1 2 3 4
Chi phí cao
Sản phẩm chưa đa dạng
Biến động tỷ giá chưa đủ lớn
Khả năng dự báo, phân tích tỷ giá còn hạn chế
Doanh nghiệp chưa am hiểu về các hợp đồng phái sinh
123
14. Nhu cầu và khả năng ứng dụng các hợp đồng của doanh nghiệp hiện nay ở mức
độ nào?
Mức độ nhu cầu tăng từ 1 t 4
1= Không có t4= Rất có
1 2 3 4
Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu huấn luyện
Khả năng ứng dụng
15. Nếu nhà nước nới lỏng, không bảo hộ tỷ giá ngầm cho doanh nghiệp thì doanh
nghiệp sẽ sử dụng các hợp đồng phái sinh nhiều hơn. Ý kiến của anh (chị) như thế
nào?
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
16. Anh (chị) thấy các quy định về việc sử dụng các hợp đồng phái sinh của nhà
nước như thế nào?
Đầy đủ, hợp lý
Chưa đầy đủ
Chưa rõ ràng
17. Ngân hàng đã đa dạng các sản phẩm phái sinh chưa?
Rồi
Rồi nhưng còn hạn chế
Chưa
18. Theo anh (chị), ngân hàng nên làm gì để thu hút doanh nghiệp sử dụng hợp
đồng phái sinh?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
19. Trên thị trường tồn tại chế độ hai tỷ giá, chế độ này ảnh hưởng đến quý doanh
nghiệp như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
20. Doanh nghiệp có thể đề xuất biện pháp để hạn chế rủi ro tỷ giá và áp dụng thành
công các hợp đồng phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn quý doanh nghiệp!!!
124
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT
Frequency Table
Nhập khẩu
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Có 95 100.0 100.0 100.0
Trả nợ vay
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không 90 94.7 94.7 94.7
Có 5 5.3 5.3 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Đầu tư
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không 93 97.9 97.9 97.9
Có 2 2.1 2.1 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Số lượng doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ vào mục đích khác nhau
Responses
N Percent Percent of Cases
Nhập khẩu 95 93.1% 100.0%
Trả nợ vay 5 4.9% 5.3%Mục đích sử dụng ngoại tệ
Đầu tư 2 2.0% 2.1%
Total 102 100.0% 107.4%
125
USD
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Có 95 100.0 100.0 100.0
EUR
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không 91 95.8 95.8 95.8
Có 4 4.2 4.2 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
JPY
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không 93 97.9 97.9 97.9
Có 2 2.1 2.1 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Số lượng doanh nghiệp sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau
Responses
N Percent Percent of Cases
USD 95 94.1% 100.0%
EUR 4 4.0% 4.2%Các loại ngoại tệ
JPY 2 2.0% 2.1%
Total 101 100.0% 106.3%
126
Số lượng doanh nghiệp dùng từng loại ngoại tệ với mục đích khác nhau
Mục đích sử dụng
Nhập khẩu Trả nợ vay Đầu tư
USD 95 5 2
EUR 4 0 0 Loại ngoại tệ
JPY 2 0 0
Biến động tỷ giá
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Mạnh 9 9.5 9.5 9.5
Khá mạnh 79 83.2 83.2 92.6
Rất mạnh 7 7.4 7.4 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Độ quan tâm đến tỷ giá
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Quan tâm 60 63.2 63.2 63.2
Rất quan
tâm
35 36.8 36.8 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Tình hình sử dụng hợp đồng phái sinh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không biết không sử dụng 88 92.6 92.6 92.6
Có biết nhưng không sử dụng 7 7.4 7.4 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
127
Mức độ am hiểu hợpđồng phái sinh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không hiểu 90 94.7 94.7 94.7
Hiểu 5 5.3 5.3 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Trở ngại do khả năng dự báo tỷ giá
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Đồng ý 78 82.1 82.1 82.1
Hoàn toàn đồng ý 17 17.9 17.9 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Trở ngại do chưa am hiểu hợp đồng phái sinh
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Đồng ý 30 31.6 31.6 31.6
Hoàn toàn đồng ý 65 68.4 68.4 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Bình thường 26 27.4 27.4 27.4
Có nhu cầu 63 66.3 66.3 93.7
Rất có nhu
cầu
6 6.3 6.3 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
128
Nhu cầu huấn luyện trong tương lai
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Bình thường 12 12.6 12.6 12.6
Có nhu cầu 74 77.9 77.9 90.5
Rất có nhu
cầu
9 9.5 9.5 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Khả năng ứng dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Không có khả năng 11 11.6 11.6 11.6
Bình thường 52 54.7 54.7 66.3
Có khả năng 24 25.3 25.3 91.6
Rất có khả năng 8 8.4 8.4 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
Mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi quan hệ ngoại tệ với ngân hàng
Frequency Percent
Valid
Percent Cumulative Percent
Bình thường 27 28.4 28.4 28.4
Hài lòng 50 52.6 52.6 81.1
Rất hài lòng 18 18.9 18.9 100.0
Valid
Total 95 100.0 100.0
129
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_quan_tri_rui_ro_ty_gia_trong_kinh_doanh_ngoai_hoi_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_ngoai_thuong_chi_nhanh_dong_nai_0434.pdf