Ứng dụng côn trùng học với đời sống con người

Nhóm côn trùng phá hoại kho tàng, bảo tàng:Các loại kiến mối, mọt thường phá hoại vật chất chúng sử dụng gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế cần cho chúng dinh dưỡng. Theo thống báo của FAO sự thiệt hại về trọng lượng là 34% ở các kho chứa ngũ cốc, ngoài ra chúng còn làm giảm phẩm chất hàng hoá, làm mất giống má cho vụ sau v.v.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng côn trùng học với đời sống con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng côn trùng học với đời sống con người GS.TS Bùi Công Hiển - KS. Đặng Ngọc Anh : Trung tâm ứng dụng côn trùng học Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội I. Đặt vấn đề: Côn trùng (Insecta) gắn kết với đời sống con người ở tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi lĩnh vực hoạt động như kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v... Trong quá trình phát triển, côn trùng đã có mặt trên hành tinh của chúng ta hàng chục triệu năm trước khi con người xuất hiện. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, con người không thể loại bỏ côn trùng ra khỏi đời sống của mình. Lịch sử phát triển của côn trùng học đã trải qua những mốc lớn: - Giai đoạn khoa học mô tả. - Giai đoạn khoa học chính xác về các cơ chế hoạt động sống. - Giai đoạn khoa học công nghệ. Việc phát triển côn trùng học ứng dụng là bước tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những lợi ích thiết thực của nó đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta côn trùng học ứng dụng đã được quan tâm nghiên cứu về ý nghĩa và vai trò của côn trùng với đời sống con người và với tự nhiên, những nguyên tắc cơ bản điều khiển côn trùng có hại và phát triển côn trùng có lợi, có ích. II. Giá trị của côn trùng đối với con người: Côn trùng đã đóng góp những lợi ích đáng kể với đời sống con người, chúng đã tạo ra những sản phẩm thương mại, chỉ tính riêng ở Mỹ hàng năm đạt 125 triệu đô la tương đương gần 2.000 tỷ đồng Việt Nam. 1. Côn trùng sản xuất và tập hợp các sản phẩm có lợi làm hàng hoá buôn bán: - Chất tiết côn trùng tạo ra tơ tằm, sáp ong, cánh kiến. - Côn trùng có ích: phấn son lấy từ xác con rệp Cochineal, sâu non côn trùng làm thức ăn và mồi câu. - Côn trùng tập hợp, tinh chế và tồn giữ các sản phẩm từ hoa: mật ong. 2. Côn trùng góp phần tạo ra các sản phẩm: rau, hoa, quả, hạt bằng việc thụ phấn cho cây. Nhiều thực vật được thụ phấn nhờ côn trùng và chính nhờ có côn trùng ong bướm thụ phấn mà năng suất quả, hạt đã tăng lên nhiều lần. 3. Cơ thể côn trùng được sử dụng làm thực phẩm đối với con người và động vật nuôi: - Chúng là thức ăn cho nhiều loài cá, nhiều loài chim, gà rừng, gà tây, một số động vật hoang dã ăn côn trùng mà điển hình là động vật ăn sâu như tê tê, kỳ đà và đặc biệt chúng còn là thực phẩm có nhiều axit amin, nhiều chất dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học như mối, kiến, châu chấu, dế, sâu non cánh cứng, nhộng tằm, cà cuống, bọ xít v.v... 4. Côn trùng là thiên địch, ký sinh để tiêu diệt các loài sâu hại: Riêng đối với cây ăn quả có múi đến nay đã phát hiện được 92 loài thiên địch ký sinh mà điển hình là côn trùng thuộc các họ Mantidae, Carabidae, Coccinellidae, Reduvỹdae, Ichneumonidae, Braconidae, Chalcididae, Vespidae. 5. Côn trùng huỷ diệt các loại cỏ có hại cho mùa màng - Côn trùng ăn cỏ và một số loài côn trùng tích luỹ nguồn bệnh cho mùa màng. 6. Côn trùng cải thiện các điều kiện vật lý và tăng độ phì của đất - Côn trùng đào bới làm cho đất thông thoáng; số lượng côn trùng chết làm tăng lượng chất hữu cơ. Côn trùng cũng giống như giun đất làm thay đổi cấu tạo vật lý của đất bón phân và cải tạo đất. Đó là các loài ong, kiến, mối, sâu non Bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, Bộ cánh giống v.v... 7. Côn trùng góp phần phân huỷ xác động thực vật: Chúng ăn những chất thải, cặn bã của động thực vật và biến thành nguồn dinh dưỡng cho thực vật phát triển như các loài mối, sâu non bộ 2 cánh, sâu non Bộ cánh cứng. 8. Côn trùng là đối tượng để tiến hành nghiên cứu khoa học về sinh lý, sinh thái, sinh hoá, di truyền, phỏng sinh học v.v... - Nghiên cứu đặc tính di truyền trên ruồi dấm (Drosophila melanogasder). - Nghiên cứu về phân bố địa lý, sự đa dạng sinh học và côn trùng là vật chỉ thị cho môi trường. - Nghiên cứu về đa phôi, tế bào và sinh sản đơn tính. - Nghiên cứu về xã hội học trên ong, kiến, mối... - Nghiên cứu phỏng sinh học (Bionic) sẽ giúp cho con người khả năng sáng tạo trong kỹ thuật và công nghệ mới. 9. Giá trị mỹ học của côn trùng: Côn trùng có thể sánh với vẻ đẹp của các loài hoa, chúng rất đa dạng và phong phú và có vẻ đẹp kỳ thú và là đề tài cho nhiều hoạ sĩ, thi sĩ, trang trí nội thất, thiết kế thời trang, đồ lưu niệm v.v... 10. Giá trị thương mại của côn trùng Trên thế giới như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc đã có những cửa hiệu buôn bán côn trùng và những sản phẩm được làm từ côn trùng ví dụ giá 1 con bọ kìm (Lucanidae Coleoptera) giá 88.000 USD. ở Việt Nam có thời kỳ một con Bướm phượng 5 đuôi (Teinopalpus imperialis Hope) người Nhật đã mua với giá 1.000 USD. 11. Côn trùng là nguồn thuốc chữa bệnh - Giòi ruồi có tác dụng chống nhiễm trùng vết thương. - Nọc ong, mật ong, sữa ong chúa, kiến, mối để chữa bệnh thấp khớp, cai nghiện ma tuý, bệnh viêm phế quản, viêm ruột, viêm bàng quang, các loại bệnh phù thũng v.v... Theo kinh nghiệm dân gian côn trùng được sử dụng như loại thực phẩm bổ âm tráng dương có tác dụng tăng lực. III. Côn trùng là kẻ thù của con người: Cuộc đấu tranh giữa côn trùng và con người được bắt đầu từ rất lâu. Côn trùng đã gây ra những thiệt hại to lớn cho con người: dịch châu chấu đã tàn phá không chỉ mùa màng và tất cả mọi thứ khi chúng tràn qua. Mối cũng tàn phá rất nhiều thành quả do con người làm ra. Côn trùng hại kho cũng cướp đi của con người một lượng lương thực thực phẩm đáng kể. Căn cứ vào đối tượng côn trùng gây hại chúng ta chia côn trùng thành 3 nhóm: - Nhóm côn trùng gây hại cây trồng nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp. - Nhóm côn trùng gây hại cho sức khoẻ con người và động vật. - Nhóm côn trùng gây hại kho tàng, bảo tàng. 1. Côn trùng gây hại cây trồng: +. Côn trùng gây hại cây rừng: - Các loại rừng tự nhiên lá rộng, lá kim, rừng tre nứa, rừng núi đá vôi, rừng thưa cây họ Dầu, rừng ngập mặn. - Các loại rừng trồng Bồ đề, Phi lao, Bạch đàn, Mỡ, Quế, Hồi, Thông, Keo, Tếch v.v... + Côn trùng gây hại cây nông nghiệp: - Côn trùng hại cây lương thực như lúa, ngô, khoai. - Côn trùng hại rau. - Côn trùng hại đậu, đỗ. - Côn trùng hại cây công nghiệp: Bông, mía, lạc, cà phê, chè. + Côn trùng hại cây ăn quả: cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải. 2. Côn trùng gây hại cho người và động vật: + Côn trùng ký sinh: như chấy, rận, bọ chét, rệp, ve, mọt ruồi ký sinh, giòi v.v... + Côn trùng truyền bệnh cho người và động vật đáng kể là bệnh sốt vàng, bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban đỏ đã giết chết hàng triệu người trong chiến tranh. Bệnh dịch hạch được truyền bệnh từ bọ chét. + Côn trùng có lông độc, chất độc v.v... 3. Nhóm côn trùng phá hoại kho tàng, bảo tàng: Các loại kiến mối, mọt thường phá hoại vật chất chúng sử dụng gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế cần cho chúng dinh dưỡng. Theo thống báo của FAO sự thiệt hại về trọng lượng là 34% ở các kho chứa ngũ cốc, ngoài ra chúng còn làm giảm phẩm chất hàng hoá, làm mất giống má cho vụ sau v.v... IV. Những loài côn trùng có trong sách đỏ và những loài quý hiếm ở Việt Nam cần được tiến hành nghiên cứu bảo tồn 1. Eupatorus gracilicornis Agrow 2. Cheirotamus macleyi jantoni Jordan 3. Trosides aeacus Felder 4. Trosides helona L. 5. Teinopalpus imperialis Hope 6. Teinopalpus aureus Mell 7. Byasa crassipes Oberthur 8. Papilio noblei de Niceville 9. Papilio elphenor Doubleday 10. Talbotia naganum pamsi Moore. 11.Eurema andersonu Moore. 12. Gandaca harina Corbet. 13. Kallima inachus Boisduval. 14. Kallima canace L. 15. Neptis radha Moore. 16. Parantica swinhoei Gramer. 17. Aemona tonkinensis Hew. 18. Mycalesis mineus Moore. 19. Ypthima imitans Moore. 20. Ypthima tappana Moore. 21. Soria eminens Devyatkin. 22. Halpe frotieri Devyatkin. 23. Lucanus tibetanus katsurai Mizunuma. 24. Prosopocoilus forficulata Nakamurai Mizumuma. 25. Aegus werneri Nagai. 26. Dorcus curwidens Hope. 27. Odontolabis cuvera fallaciosa Boileau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_nghiep_211__1394.pdf
Luận văn liên quan