Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG(Giáo trình dùng cho các nhà Quản lý giáo dục, học viên Cao học và Sinh viên các trường Sư phạm, bản đầy đủ)Mục lụcLỜI NÓI ĐẦU I. ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1.1. CNTT là gì? 1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Cơ sở pháp lý 1.2.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong nhà trường 1.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường 1.3.1. Vai trò của CNTT trong quản lý nhà trường 1.3.2. Các mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường 1.3.3. Những ứng dụng CNTT cơ bản trong quản lý nhà trường 1.3.4. Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ QL trong nhà trường II. HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường 2.1.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng 2.1.2. Nhận thức, trình độ, kỹ năng CNTT của giáo viên 2.1.3. Phẩm chất và năng lực của học sinh 2.1.4. Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong giảng dạy 2.1.5. Điều kiện thực tế của nhà trường 2.1.6. Gia đình, cộng đồng xã hội 2.2. Một số biện pháp quản lý Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhận thức Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc hoạch định Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng các chế định Biện pháp 6: Tăng cường nguồn lực Biện pháp 7: Đẩy mạnh việc tạo động lực Biện pháp 8: Tăng cường xây dựng chính sách Biện pháp 9: Các biện pháp khác TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 1 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 2 I. ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ........................................ 3 1.1. CNTT là gì? .......................................................................................................... 3 1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý ............................................................................ 3 1.2.1. Khái niệm: ................................................................................................. 3 1.2.2. Cơ sở pháp lý: ............................................................................................ 3 1.2.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong nhà trường: ........................................... 4 1.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường .......................................................... 4 1.3.1. Vai trò của CNTT trong quản lý nhà trường ............................................. 4 1.3.2. Các mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường ........................... 5 1.3.3. Những ứng dụng CNTT cơ bản trong quản lý nhà trường ....................... 5 1.3.4. Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ QL trong nhà trường ....... 6 II. HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG6 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường .......................................................................................................................... 6 2.1.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng:....................................... 6 2.1.2. Nhận thức, trình độ, kỹ năng CNTT của giáo viên ................................... 7 2.1.3. Phẩm chất và năng lực của học sinh .......................................................... 7 2.1.4. Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong giảng dạy: .................. 8 2.1.5. Điều kiện thực tế của nhà trường: ............................................................. 8 2.1.6. Gia đình, cộng đồng xã hội ....................................................................... 8 2.2. Một số biện pháp quản lý ..................................................................................... 8 Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhận thức ....................................................... 8 Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc hoạch định ............................................................ 9 Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng các chế định ................................................... 9 Biện pháp 6: Tăng cường nguồn lực ..................................................................... 12 Biện pháp 7: Đẩy mạnh việc tạo động lực ............................................................ 12 Biện pháp 8: Tăng cường xây dựng chính sách .................................................... 13 Biện pháp 9: Các biện pháp khác .......................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 14 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 16 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 2 LỜI NÓI ĐẦU iện nay, công nghệ thông tin (CNTT) với những ưu thế vượt trội của nó đã đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vai trò, tác động của nó đối với công tác quản lý, vận hành nhà trường là vấn đề không cần bàn cãi. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản yêu cầu triển khai việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường, xem nó như một công cụ hiệu quả để đổi mới quản lý. Thực hiện nhiệm vụ này, nhiều nơi đã tích cực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường và thực tế hiệu quả mang lại là rất lớn. Đã có nhiều tài liệu của nhiều tác giả viết về ứng dụng CNTT trong giáo dục, tuy nhiên các tài liệu này phần lớn nặng về kỹ thuật, kỹ năng ứng dụng. Ở góc nhìn của nhà quản lý chưa có nhiều tài liệu về đề tài này. Vì vậy, để bổ sung các tài liệu vốn đã có, tài liệu này cung cấp chủ yếu một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường, phục vụ cho đối tượng là cán bộ quản lý các trường học. Do tài liệu biên soạn lần đầu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, cần chỉnh lý, bổ sung. Tác giả rất hoan nghênh sự đóng góp từ phía độc giả để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn. TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009 H Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 3 Qua chuyên đề này học viên sẽ: - Hiểu được lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, được cung cấp một số biện pháp để quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường - Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường và quản lý tốt hơn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường mình.  I. ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1.1. CNTT là gì? “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Theo Nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam). “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. (Theo Luật Công nghệ thông tin – 2006 do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006) CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa... của con người. 1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý 1.2.1. Khái niệm: Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý là việc sử dụng CNTT vào hoạt động quản lý của người quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. 1.2.2. Cơ sở pháp lý: “Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. (Chỉ thị 58/CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII) Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước Hướng dẫn 9584/BGDĐT-CNTT ngày 07/9/2007 thực hiện nhiệm vụ năm học 2007–2008 về CNTT và phát động lấy năm học 2008–2009 sẽ là năm học CNTT và nêu rõ: “Triển khai tin học hóa quản lý đến từng trường phổ thông” Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 4 Văn bản số 12966/BGD-ĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ GD-ĐT về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 về nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 – 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định năm học 2008 – 2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nêu rõ: “… đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục” 1.2.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong nhà trường: 1. Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của nhà trường và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa nhà trường với tổ chức, cá nhân. 2. Xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của nhà trường 3. Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường qua môi trường mạng. 4. Thiết lập trang web của trường. 5. Cung cấp, chia sẻ thông tin với các trường khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. 6. Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. 7. Thực hiện hoạt động trên môi trường mạng 1.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường 1.3.1. Vai trò của CNTT trong quản lý nhà trường 1.3.1.1. CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các qui trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản lý. Hiện nay, CNTT được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. 1.3.1.2. Lợi ích của CNTT mang lại cho người QL Giúp tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường, cụ thể: - CNTT giúp thông tin được lưu trữ, xử lý, chia sẻ đến tất cả các thành viên trong nhà trường một cách liên tục và nhanh chóng, nhờ đó Hiệu trưởng quản lý được mọi nguồn lực và có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời. - Nhờ bản chất minh bạch, CNTT giúp các tiêu chí trong quản lý nhà trường được dịch chuyển từ định tính sang định lượng, những mặt có vấn đề sẽ được thể hiện rõ nét và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác định được. .Giúp tổ chức khoa học lao động quản lý của Hiệu trưởng CNTT giúp Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của mình để đầu óc minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc. Quản lý hồ sơ bằng máy tính Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 5 Truy tìm nhanh cho việc thống kê, báo cáo Truy xuất nhanh các dữ kiện đã xảy ra Có thể quan sát tất cả các hoạt động nhà trường thông qua hệ thống mạng 1.3.2. Các mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường Mức 1: Ứng dụng CNTT để giải quyết công việc và xử lý thông tin một khâu nào đó trong các hoạt động của nhà trường như làm văn bản, làm điểm số, thống kê kết quả học tập của học sinh, theo dõi việc thu chi… Mức 2: Sử dụng phần mềm quản lý từng mặt một số hoạt động trong nhà trường như phần mềm quản lý học sinh, phần mềm quản lý thi, phần mềm quản lý tài chính, tài sản, phần mềm quản lý nhân sự… Mức 3: Sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý thống nhất, liên kết toàn bộ các hoạt động trong nhà trường tạo được sự liên thông giữa quá trình dạy, học, quản lý. 1.3.3. Những ứng dụng CNTT cơ bản trong quản lý nhà trường Công văn, giấy tờ và các thông báo giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường và gia đình có thể được cải thiện nhiều thông qua việc ứng dụng CNTT và Internet. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu cho toàn bộ giáo viên và lớp học. Dù chưa có phần mềm xếp Thời khóa biểu nào thỏa hết các yêu cầu thực tiễn của các loại hình nhà trường nhưng sau khi tinh chỉnh, dựa trên sự phân công giảng dạy trong thời khóa biểu và các công tác kiêm nhiệm, phần mềm giúp Hiệu trưởng có thể theo dõi, giám sát công tác giảng dạy của các giáo viên xem họ có thực hiện đúng với sự phân công hay không, có đúng định mức theo quy định hay không, giáo viên có bỏ giờ, nghỉ tiết, chậm giờ hoặc vi phạm qui chế hay không… Từ việc chấm công này, Hiệu trưởng có thể tính được chế độ đãi ngộ, lương bổng tương ứng, tiền lương dạy tăng, dạy thay. Quản lý học sinh: Ứng dụng CNTT giúp Hiệu trưởng có thể nắm rõ hồ sơ học sinh theo thời gian, duy trì mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường; tổ chức các kỳ thi, đặc biệt là có thể giám sát hoạt động học của học sinh qua hệ thống mạng… Quản lý tài chính, tài sản: CNTT giúp Hiệu trưởng có thể phân tích hoạt động hiện tại, xác định hiệu quả về mặt chi phí nhằm cải tiến hoạt động của nhà trường, lập kế hoạch phát triển, lập kế hoạch về các nguồn lực và đầu vào cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, đánh giá tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu về nguồn lực con người, cơ sở vật chất và tài chính. Ghi lại các khoản thu chi từ vốn ngân sách được cấp cho trường và từ các nguồn tài trợ khác; các khoản mua sắm trang thiết bị và khấu hao định kỳ… Quản lý trang thiết bị, thư viện: CNTT giúp Hiệu trưởng nắm tình trạng hiện thời của cơ sở vật chất trong nhà trường, hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học, nhu cầu mua sắm, trang bị thêm… Quản lý nhân sự: Việc quản lý hồ sơ giáo viên; tuyển chọn, đánh giá, xếp loại và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; các vấn đề tiền lương, chính sách bảo hiểm, y Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 6 tế…được phần mềm xử lý giúp Hiệu trưởng lưu vết hoạt động của giáo viên một cách đầy đủ, chính xác, thuận lợi. Giám sát, đánh giá có tính định lượng cao sự vận hành của nhà trường theo những chỉ số giáo dục và định kỳ gửi báo cáo lên cấp trên (Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT). Những mặt quản lý khác… Nghiệp vụ quản lý giáo dục nhà trường có tính đa dạng và phức tạp, tuy nhiên với sự hỗ trợ của CNTT, người Hiệu trưởng còn có thể khai thác để giao tiếp với các tổ chức xã hội tìm sự giúp đỡ tài trợ, ứng phó với những thay đổi cũng như tư duy đổi mới. 1.3.4. Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ QL trong nhà trường Hiện nay, SREM đã hoàn thành hệ thống phần mềm miễn phí V.EMIS, cung cấp đầy đủ các tính năng hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý một cách tổng thể nhà trường đồng thời đảm bảo được sự liên kết và sự liên thông từ trường lên tới Phòng, Sở, Bộ GD-ĐT, do đó Hiệu trưởng cần nghiên cứu để đưa vào sử dụng mà không cần phải đi tìm thêm phần mềm khác. Với các trường ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường ở mức 1,2, các chương trình ứng dụng do nhiều tác giả khác nhau viết hiện nay có rất nhiều trên mạng internet và cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, các chương trình này thường chỉ phù hợp với một số ít loại hình trường hoặc với một số đối tượng sử dụng, vì vậy, có thể khai thác nếu Hiệu trưởng thấy phù hợp với nhà trường và trình độ CNTT của bản thân. Điều hiện nay các Hiệu trưởng quan tâm là khai thác và sử dụng các phần mềm mà không đòi hỏi bản quyền, do đó trong ứng dụng các phần mềm nên chú ý loại mã nguồn mở. Đối với mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học, có thể dùng các phần mềm miễn phí theo bản quyền mã nguồn mở như bảng kê trong phần phụ lục. II. HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường 2.1.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng: HT là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Sự ứng dụng CNTT vào giảng dạy có đạt hiệu quả như mong muốn hay không, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của HT. HT phải là người am hiểu về CNTT và ứng dụng CNTT trong ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. HT phải là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực tiễn trường mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 7 Ngoài ra, uy tín của HT trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường. 2.1.2. Nhận thức, trình độ, kỹ năng CNTT của giáo viên Nếu GV chưa có nhận thức đúng về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì không thể thực hiện tốt việc này dù nhà QL có tài giỏi đến đâu đi nữa. Mặt khác, để ứng dụng CNTT vào giảng dạy GV còn phải có trình độ tin học nhất định và những kỹ năng CNTT cần thiết. Nếu GV có trình độ tin học thấp, có kỹ năng CNTT yếu thì hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy của họ thấp, không đạt được mục tiêu mà nhà QL đề ra. Việc xác định những năng lực ứng dụng CNTT cần có ở người GV sẽ giúp HT thấy được thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ GV, từ đó có những biện pháp bồi dưỡng GV hợp lý. Do đó đây là nhân tố có ảnh hưởng không ít đến việc QL ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV trong trường. Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong dạy học (International Society for Technology in Education-ISTE) đưa ra kỹ năng CNTT của GV bao gồm những kỹ năng sau: khả năng cài đặt và vận hành MVT, khả năng lập kế hoạch và thiết kế bài dạy dưới sự hỗ trợ của CNTT một cách hiệu quả, khả năng sử dụng CNTT để triển khai nhiều hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả, có hiểu biết về các vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật liên quan đến CNTT Ở Việt Nam TS Đào Thái Lai đề ra các kỹ năng CNTT của GV gồm những nội dung sau: GV phải có kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng nhất, kỹ năng sử dụng bộ phần mềm trợ giúp công việc văn phòng, kỹ năng sử dụng Internet, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, gửi và nhận thông tin qua Internet, kỹ năng giao tiếp, hợp tác thông qua Internet, kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT, kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn, biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm phần mềm dạy học cá nhân, biết ứng dụng CNTT khi giao tiếp trong chuyên môn, có khả năng nâng cao trình độ, học từ xa và cuối cùng là khả năng am hiểu hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp … trong quá trình ứng dụng CNTT nói chung như sở hữu trí tuệ, luật bản quyền... Như vậy ở Việt Nam, những nghiên cứu về chuẩn GV nói chung, xác định kỹ năng CNTT của GV nói riêng chưa được tiến hành nhiều nhưng cũng không ngoài những chuẩn mà ISTE đưa ra. 2.1.3. Phẩm chất và năng lực của học sinh Phẩm chất và năng lực HS có ảnh hưởng quan trọng đến QL việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Việc xác định phẩm chất và năng lực HS là một công việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa địa phương... Nếu không nắm chắc, nắm rõ yếu tố này thì kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy đề ra của HT sẽ không sát và không đúng với tình hình thực tế. Điều này đòi hỏi phải tiến hành điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đối tượng các lớp từ đầu cấp học, đầu năm học trước khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 8 2.1.4. Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong giảng dạy: Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, các văn bản, chỉ thị của ngành GD-ĐT đã được các cấp QL cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT ở các trường THPT hiện nay. 2.1.5. Điều kiện thực tế của nhà trường: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy gắn liền với những yêu cầu về thiết bị dạy học, về thư viện, về các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về CSVC nói chung. Vì vậy, HT phải có kế hoạch xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC, thiết bị dạy học theo hướng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 2.1.6. Gia đình, cộng đồng xã hội HS không thể hưởng lợi ích từ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của các thầy cô nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, hỗ trợ con em mình kịp thời. Mặt khác, cộng đồng xã hội gần gũi với HS có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc trở thành rào cản HS tiếp cận với phương pháp học tập mới từ sự ứng dụng CNTT vào giảng dạy của thầy cô. Vì vậy tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn HS ứng dụng CNTT vào việc tự học là hết sức cần thiết. Trong quá trình QL ứng dụng CNTT vào giảng dạy, thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. 2.2. Một số biện pháp quản lý Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhận thức Mặc dầu hiện nay việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không còn là việc quá mới mẻ với người dạy nhưng không phải tất cả giáo viên đều có nhận thức đúng về việc này. Vì vậy, HT phải tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho GV về CNTT. Trước hết, cần làm cho GV hiểu rằng CNTT có thể tạo ra động lực cho sự phát triển vì các tính năng ưu việt của chúng nhưng các tính năng này lại tồn tại khách quan. Người dạy chỉ có thể tận dụng các tính năng này phục vụ cho các mục tiêu phát triển giáo dục, chứ không thể bắt chúng phải thay đổi theo ý muốn chủ quan của mình. Nếu các tính năng của CNTT là không thể thay đổi, thì cách tổ chức công việc hoàn toàn có thể thay đổi được. Muốn tận dụng tối đa các tính năng ưu việt của CNTT cần phải thay đổi cách thức tổ chức, điều hành công việc giảng dạy cho phù hợp. Kế tiếp, GV cần hiểu được với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, một mặt đã cho phép giải quyết hầu hết và cơ bản những nhược điểm của việc sử dụng máy tính trước đây, mặt khác luôn đặt ra cho người sử dụng những triển vọng và khả năng ứng dụng mới. Rõ ràng là máy tính không thể và không bao giờ có thể thay thế hết mọi thiết bị dạy học từ trước đến nay và càng không thể thay thế được vai trò người thầy giáo trong quá trình dạy học. Song, công nghệ tin học càng phát triển thì Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 9 những khả năng khác nhau được tích hợp vào trong máy tính càng nhiều, cũng chính vì vậy nó có thể hỗ trợ được càng nhiều mặt, nhiều phương diện hơn trong hoạt động dạy và học của thầy - trò. Biện pháp này yêu cầu HT cần tập hợp đầy đủ các văn bản pháp quy về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, cụ thể hóa các văn bản ấy vào hoạt động QL và chuyên môn. Chỉ khi làm tốt điều này thì việc thực hiện mục tiêu mới đi đúng hướng. Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc hoạch định HT cần thực hiện đúng qui trình trong việc lập kế hoạch năm học và kế hoạch thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại trường mình QL. Trước hết, phải nắm rõ thực trạng ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường trong những năm học trước, từ đó xác định rõ mục tiêu, hướng đi, lộ trình cho việc ứng dụng CNTT tại đơn vị chí ít là trong một năm học để định hình những việc cần phải triển khai thực hiện trong năm học đó. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, HT cần yêu cầu thực hiện việc lập kế hoạch ở cấp tổ và kế hoạch cá nhân. Kế hoạch tổ chuyên môn cần xây dựng cụ thể, có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ, cuối mỗi năm học cần có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo khoa học về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong tổ bộ môn. Với cá nhân, mỗi GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân về việc thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Kế hoạch đó phải được thông qua trước tổ chuyên môn và được tổ trưởng giám sát, HT và các Phó HT thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Kế hoạch cần ghi cụ thể, như: soạn GAĐT, lên lớp, dự giờ, thao giảng, tự bồi dưỡng, các kinh nghiệm trong thực hiện ứng dụng CNTT. Đối với các trường việc ứng dụng CNTT còn yếu và ít, HT cần tổ chức đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của GV để đề ra kế hoạch cho phù hợp. Còn với các trường mức độ ứng dụng CNTT khá, HT cần định hướng lượng kiến thức có tiềm năng ứng dụng CNTT trong chương trình giảng dạy để lên kế hoạch khai thác, phân công bố trí soạn giảng. Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng các chế định Hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa ban hành các qui định, tiêu chí cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Một số nơi vận dụng các văn bản của Bộ GD-ĐT đã từng bước ban hành các qui định, tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá và thực hiện có kết quả. Do đó, trong khi trông chờ các qui định ở cấp có thẩm quyền, HT cũng cần mạnh dạn thực hiện một số qui định nội bộ xét thấy cần thiết như chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng bài dạy có tích hợp CNTT, qui định về việc sử dụng bài soạn điện tử, qui định qui trình ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV, qui trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử, qui định tỉ lệ số tiết dạy, các chuyên đề có ứng dụng CNTT trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học, qui định chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy đối với GV, qui định sử dụng bảo quản thiết bị tin học… Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 10 Bên cạnh đó, HT cũng cần thiết qui định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của cấp phó, các tổ trưởng trong việc giám sát việc thi hành các qui định về ứng dụng CNTT đã ban hành. Điều quan trọng là tất cả các qui định ban hành cần được học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng CBQL, GV, nhân viên ở trường. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện HT cần làm tốt công tác thu thập thông tin để có sự chỉ đạo kịp thời, nhất quán, có hệ thống. Trước mắt HT cần chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp có chất lượng theo hướng ứng dụng CNTT, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV. Về mặt tổ chức, tổ chuyên môn là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị QL trực tiếp hoạt động của GV. Chính vì vậy, tổ chuyên môn là bộ phận chủ công trong việc thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Do đó cần QL tốt hoạt động của tổ chuyên môn cụ thể: -Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy dựa trên tiêu chí “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ”, trong đó chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng GAĐT phù hợp với đặc điểm của từng môn học, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy, kỹ năng sử dụng các phần mềm trên máy tính, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng về ngoại ngữ, phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho GV. - Tổ chức thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học như: thực hiện chương trình, soạn bài, lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. -Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo hướng có ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho từng môn học. - Tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu các bài soạn mẫu, phân công biên soạn, sưu tầm, khai thác các phần mềm, thống nhất các bài giảng, nội dung môn học, bài học có thể ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy . - Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, thực tập, thao giảng, dạy biểu diễn, hội thi tay nghề sư phạm, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị đa phương tiện, các phần mềm giảng dạy, kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Trao đổi các biện pháp nhằm sử dụng một số chương trình truyền thông trên đài phát thanh và truyền hình như: Đường lên đỉnh Olimpia, Người đương thời, Ai là triệu phú... nhằm tạo hứng thú trong học tập và làm cho việc học của HS gắn liền với đời sống. -Tổ chức triển khai các ứng dụng trên mạng: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 11 - Tổ chức trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dưỡng về CNTT để tiết kiệm thời gian tự học cho các cá nhân, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả công tác tự bồi dưỡng. - Hình thành và tổ chức sinh hoạt các nhóm chuyên môn để có nội dung sinh hoạt sâu hơn, giải quyết những khó khăn cụ thể cho từng bài dạy, từng tiết lên lớp. - HT, Phó HT sinh hoạt trực tiếp tại một tổ chuyên môn để nắm tình hình và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. - Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cần được coi trọng. HT và các Phó HT cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường. HT cũng cần tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề giảng dạy tích hợp CNTT, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ. Ngoài việc tăng cường QL hoạt động của tổ chuyên môn, HT cũng cần tăng cường QL hoạt động học tập của HS như: chỉ đạo GV bồi dưỡng cho HS phương pháp và kỹ năng tự học, trao đổi học tập với GV qua mạng, cho HS tham gia xây dựng bài học có ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT-TT vào việc giảng dạy của GV không chỉ tiến hành trên lớp, mà gia đình cần biết và tạo điều kiện để các em HS thực hành những điều đã học trên MVT, soạn bài thuyết trình trình chiếu, sử dụng tài nguyên trên mạng và trao đổi với thầy cô qua trang web của trường…tại nhà. Vì vậy, HT phải có kế hoạch phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ HS phổ biến cho họ hiểu rõ về mục tiêu, nội dung việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường để gia đình có biện pháp giáo dục, giúp đỡ HS trong học tập và rèn luyện. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện thiết yếu về CSVC, thiết bị dạy học và kinh phí cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Để có thể tiến hành thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy thành công, cần có những điều kiện cần thiết về CSVC, thiết bị dạy học và kinh phí thực hiện. Trước hết, HT phải làm cho GV và HS thấy rõ mối quan hệ giữa CSVC-thiết bị dạy học với việc ứng dụng CNTT. Hiện nay, các trường ngày càng được mở rộng quyền tự chủ về tài chính, vì vậy các HT có điều kiện để từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC-thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo CSVC, phương tiện đầy đủ, đồng bộ nhất là tạo môi trường giàu tính công nghệ cho GV ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy. Trước mắt trong kế hoạch tài chính của đơn vị, cần ưu tiên tăng số MVT tính trên đầu HS và số MVT tính trên số lớp học, phủ kín việc xây dựng phòng học đa phương tiện, tăng cường mua sắm các thiết bị phụ trợ gắn với MVT, tăng thêm số PMGD sử dụng tiếng Việt, kết nối mạng internet ADSL đến tất cả các MVT trong trường, xây dựng phòng truy cập internet miễn phí cho GV vì đây là nhu cầu hàng đầu của họ. Các HT cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng tủ sách dùng chung, mua thêm tài liệu, đăng ký các loại báo, tạp chí liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học như: tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 12 hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, các PMGD, sử dụng các thiết bị công nghệ…để GV, HS tham khảo, tự học nâng cao trình độ tin học. HT các trường cũng nên có kế hoạch tiến tới việc thành lập trang web riêng cho trường mình và xây dựng thư viện thành thư viện điện tử để có thêm những công cụ hữu hiệu thúc đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Trong điều kiện chưa thể đáp ứng một lúc các yêu cầu về CSVC-thiết bị dạy học, cần chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả những phương tiện thiết bị hiện có để tránh lãng phí sử dụng không hết công suất. Các HT cũng cần thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị dạy học. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi HT cần có kế hoạch để huy động mọi nguồn lực, từng bước xây dựng hệ thống CSVC, kỹ thuật ngày càng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên, dù CSVC, phương tiện kĩ thuật có đồng bộ, hiện đại đến đâu cũng không thay thế được vai trò của con người. GV, người lựa chọn, điều khiển, sử dụng máy móc, thiết bị và chỉ đạo quá trình dạy học một cách sáng tạo mới là người quyết định trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Biện pháp 6: Tăng cường nguồn lực Về nguồn lực tài chính, HT cần tham mưu với lãnh đạo ngành để tăng thêm tỉ lệ kinh phí dành cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường vận động sự đóng góp các tổ chức xã hội, cựu HS, phụ huynh HS, Mạnh Thường Quân để đầu tư thêm CSVC. Việc vận động các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ các phương tiện dạy học hiện đại cho trường và MVT cho GV cũng là một biện pháp có thể tham khảo đối với các trường đóng ở địa bàn thuận lợi. Cũng có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp thiết bị để tổ chức tư vấn, bảo trì thiết bị. Đây là nguồn lực đáng kể bên ngoài nhà trường mà các HT cần tận dụng tốt trong khi chờ đợi có đủ nhân lực về CNTT. Về mặt nhân lực, dù còn thiếu GV nhưng các HT cần mạnh dạn chọn lựa những GV trẻ ham thích CNTT, đưa đi đào tạo nâng cao trình độ về CNTT. Mặt khác, để giải quyết trước mắt bài toán thiếu hụt nhân sự, cần mạnh dạn tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT chưa qua sư phạm, cho học bổ sung nghiệp vụ sư phạm sau để có đủ số GV giảng dạy tin học tính trên đầu HS. Về lâu dài cần định hướng cho HS tại trường học ngành CNTT sau này về trường công tác. Biện pháp này trước mắt có thể chưa khả thi, nhưng về lâu dài sẽ giải quyết được nhân lực cho các trường vùng sâu vùng xa. Biện pháp 7: Đẩy mạnh việc tạo động lực Kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy triển khai có đúng tiến độ và có chất lượng hay không, phụ thuộc phần lớn vào năng lực tổ chức và tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường. Vì vậy, để tạo động lực cho mọi người, HT cần phân quyền, giao trách nhiệm hợp lý cho cấp dưới, hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo các thành viên mình phụ trách thực hiện tốt các nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời và thích đáng những việc họ làm tốt. HT cũng cần tạo lập, duy trì tốt văn hóa cơ quan, tạo thời gian hợp lý, bố trí thời khóa biểu để tất cả cán bộ GV đều được sử dụng hệ thống thiết bị dạy học, hệ thống mạng của nhà trường một cách hiệu quả nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 13 Dù không được sự đồng tình cao nhưng thi đua vẫn là biện pháp kích thích thúc đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Vì vậy, cần tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng để công tác thi đua trở thành biện pháp tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. HT cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua những tiêu chí cụ thể của việc thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy; biết tranh thủ ý kiến của quần chúng để dự thảo tiêu chuẩn. Tổ chức tốt các đợt phát động thi đua, đánh giá thi đua một cách công minh, khen thưởng đúng người, đúng việc. Biện pháp 8: Tăng cường xây dựng chính sách Trong điều kiện phần lớn các trường đã thực hiện tự chủ tài chính, có thể xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ để có chế độ bồi dưỡng, chi phí cho việc tạo ra sản phẩm ứng dụng CNTT. Mặt khác, cần tham mưu với cấp trên xây dựng chế độ thu hút người có trình độ kỹ thuật tin học về công tác tại trường nhất là các trường vùng xâu, vùng xa. Biện pháp 9: Các biện pháp khác Để thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra, việc phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường là rất quan trọng. Các tổ chức này có nhiều lợi thế trong việc vận động, thúc đẩy các thành viên trong nhà trường thực hiện tốt kế hoạch của HT. Thông qua các tổ chức này HT có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết để điều chỉnh kế hoạch thực hiện. Nếu thực hiện tốt công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể không những HT có thể nắm bắt thông tin phản hồi từ phía CBQL dưới quyền, GV, nhân viên mà còn có thể nắm được tâm tư nguyện vọng từ phía phụ huynh HS và từ chính HS. Việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của thầy tác động trực tiếp đến việc học của trò, do đó, HT cần thường xuyên thu thập thông tin phản hồi từ HS về các tiết dạy có ứng dụng CNTT, qua đó biết được những khó khăn, vướng mắc từ phía HS để kịp thời có những chỉ đạo cần thiết đối với GV trong quá trình thực hiện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ GD-ĐT (2000), Kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, Hà Nội. 2. Bộ GD-ĐT (2007), Hướng dẫn 9854/BGDĐT-CNTT thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CNTT ngày 07/9/2007. 3. Bộ GD-ĐT (2007), CV 12966/BGDĐT-CNTT về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT ngày 10/12/2007. 4. Chiến lược phát triển giáo dục 2001–2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.21. 5. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD-ĐT ngày 30-7-2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001–2005 (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành GD-ĐT Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.131-135. 6. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị ( khóa VIII ) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2000). 7. Chỉ thị số 39/2007/CT-BGD-ĐT ngày 31/7/2007 về nhiệm vụ năm học 2007- 2008 (2007). 8. Chỉ thị số 07/CT-BBCVT về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là “Chiến lược cất cánh”), VNPT, ngày 7/7/2007 (2007). 9. Đề tài KH-CN cấp Bộ “ Nghiên cứu tổ chức và quản lý việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý trường THCS”-Mã số B 2005-53-27.TĐ (2007). 10. Đào Thái Lai (2004), “Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (79). 11. Hoàng Lê Minh (2005), Công nghệ thông tin và con người, NXB Văn hóa thông tin. 12. (2007), Nghị định số 64 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. 13. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 14. (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng CSVN, 2004. 15. Ngô Quang Sơn (2007), “Ứng dụng CNTT-TT trong quản lý trường THCS- Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí giáo dục, (174). 16. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ - TTg về Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 17. Trần Minh Tiến (2006), CNTT-TT (ICT) trong giáo dục, Nxb Bưu điện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 15 Tiếng Anh 18. Moet papers presented at the Asia and the Pacific Seminar-Workshop on Educational Technology.Tokyo. 2000, 2001, 2003. 19. Ng, W.,&Gunstone (2003), R. Science and computer-based technologies, attitudes of secondary science teachers, Research in Sciences & Technological Educationnal 21(2), pp.243-264. 20. Quach Tuan Ngoc. Papers presented at the Asia and the Pacific Seminar- Workshop on Educational Technology.Tokyo, 2004, 2005. 21. Roblyer, Edwards (2000), Integrating Educational Technology into Teaching Merrill an imprint of Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, Columbus, Ohio, pp.29 – 33. 22. Thai Thanh Son-Thai Thanh Tung (2001), The role of ICT in TVET in VietNam at the beginning of the 21st century, Winnipeg- Manitoba. 23. The training of trainers program (2002). Block one course materials. The Viet Nam - Australia training project the VAT project. 24. UNESCO (1990)-EMIS in the Philippines, Bangkok. 25. UNESCO (2002), Information and Communication technologies in teacher education, a planning guide. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường 16 PHỤ LỤC Các phần mềm miễn phí theo bản quyền mã nguồn mở Tên phần mềm Mục đích sử dụng Tài liệu tham khảo Hệ điều hành (Operating System) Linux www.redhat.com www.linux.org www.ubuntu.com Hỗ trợ gõ văn bản tiếng Việt (Vietnamese Keyboard Software) Unikey www.unikey.org Soạn thảo văn bản (Document Writing Processor) Writer www.OpenOffice.org Quản lý bảng tính (Spreadsheet Processor) Calc www.OpenOffice.org Dựng hệ thống tương tác, trình chiếu (Auhtoring Tool) Impress www.OpenOffice.org Duyệt thông tin trên web (Web Browser) Firefox www.firefox.com Xử lý ảnh số (Digital Photo Processor) Picasa Xử lý âm thanh số (Digital Sound Processor) Audacity Phát triển bài giảng điện tử (Authoring Tool) eXe Tạo bài đánh giá (Testing Processor) Hot Potatoes www.halfbakedsoftware.com/ Học liệu mở (Open Course) OpenCourse Ware

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.pdf
Luận văn liên quan