LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Khi tham gia vào thị trường mua bán và nắm giữ chứng khoán các nhà đầu tư luôn kì vọng thu được lợi nhuận cao tuy nhiên các chứng khoán luôn ẩn chứa rủi ro- là tính không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ. Muốn tham gia vào cuộc chơi chứng khoán, bạn phải là người biết chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để tham gia vào thị trường chứng khoán, mỗi nhà đầu tư cần phải chuần bị cho mình thông tin, kiến thức, vốn tư bản và khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư.
Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đều mong muốn đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng với một mức rủi ro nhất định. Để xác suất rủi ro xảy ra thấp nhất, nhà đầu tư phải áp dụng nguyên tắc đó là nguyên tắc đa dạng hóa. Muốn đạt được điều này, nhà đầu tư phải lập được một danh mục cho riêng mình. Đa dạng hóa sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Khi nhà đầu tư thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ sẽ lập được một danh mục có mức lợi nhuận kỳ vọng mong muốn ở mức rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng.
Thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp Markovit là phương pháp cổ điển nhưng rất hiệu quả. Để thiết lập danh mục tối ưu cần xác định biên hiệu quả mà trong thực tế do có nhiều tài sản rủi ro nên việc tính toán, ước lượng ma trận hiệp phương sai để xác định biên hiệu quả rất phức tạp. Nếu lợi suất tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn SIM hoặc mô hình đa nhân tố thì ta sẽ có phương pháp lọc bớt số tài sản rủi ro ban đầu do đó mà việc xác định biên hiệu quả dễ dàng hơn. Nếu lợi suất cổ phiếu tuân theo mô hình K nhân tố thì ta xác định K danh mục nhân tố và dùng chúng phỏng theo bất cứ tài sản nào. Như vậy, K danh mục nhân tố cảm sinh ra toàn bộ các danh mục theo nghĩa phỏng theo mà trong đó có cả danh mục hiệu quả. Thay vì xác định ma trận hiệp phương sai ta quy về xác định K danh mục nhân tố và coi K danh mục nhân tố là tài sản rủi ro tổ hợp chúng lại để tìm biên hiệu quả từ đó thiết lập được danh mục tối ưu. Nếu lợi suất tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn thì ta sẽ xác định danh mục tiếp tuyến thông qua thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy).
Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), Phòng Đầu tư và Tư vấn tài chính có đưa ra đề nghị thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp toán. Và áp dụng thực tế tại BSC nên em đã chọn chuyên đề thực tập “ Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC”
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán và danh mục đầu tư chứng khoán. Chương này trình bày tổng quan kiến thức về chứng khoán và đầu tư chứng khoán.
Chương 2: Lí thuyết lựa chọn danh mục tối ưu. Chương này trình bày các lí thuyết ứng dụng để thiết lập danh mục tối ưu.
Chương 3: Xây dựng mô hình xác định danh mục đầu tư chứng khoán và áp dụng tại BSC. Chương này trình bày quá trình lựa chọn chứng khoán để lập danh mục, hai phương pháp định giá cổ phiếu SIM và APT để lọc đầu vào cho phương pháp Markovit và so sánh, phân tích hai danh mục tối ưu tìm được.
Trong thời gian thực tập chuyên ngành tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị trong Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính công ty BSC. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty BSC, đặc biệt là Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được thực tập chuyên ngành tại quý công ty, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu về các nghiệp vụ của công ty, các tài liệu chuyên ngành và được tiếp cận với thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên TS. Ngô Văn Thứ - Trưởng Bộ môn Toán Tài Chính - Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3514 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược hưởng lợi từ những thay đổi có lợi trong giá trị thị trường.
Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tùy theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.
Thông thường có cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Ưu điểm của chứng khoán chuyển đổi
Nhà đầu tư có kinh nghiệm sử dụng chứng khoán chuyển đổi để rào chắn rủi ro trước những dao động của giá thị trường.
Chứng khoán chuyển đổi đem lại tiềm năng về một khoản lợi vốn thông qua sự tăng giá của cổ phiếu phổ thông, đồng thời một sự bảo vệ khi giá thị trường của cổ phiếu phổ thông rơi xuống dưới giá trị chuyển đổi.
Lãi nhận được từ trái phiếu chuyển đổi nói chung cao hơn cỏ tức do cổ phiếu tương đương trả.
Các chứng khoán chuyển đổi có tác dụng bảo vệ trong trường hợp lạm phát và giá thị trường của cổ phiếu phổ thông và cả trái phiếu chuyển đổi đều tăng lên cùng với lạm phát.
Bất lợi của chứng khoán chuyển đổi
Lợi suất của chứng khoán chuyển đổi thường thấp hơn so với trái phiếu thông thường.
Trong trường hợp phải thanh lí, trái phiếu chuyển đổi đứng sau các khoản nợ khác của công ty phát hành về thứ tự ưu tiên đòi tài sản. Rủi ro tùy thuộc vào sức mạnh tổng thể của công ty phát hành.
Khi lãi suất thị trường giảm thì rủi ro trái phiếu chuyển đổi bị công ty phát hành gọi mua lại sẽ tăng lên. Khi đó công ty phát hành có thể tái tài trợ các công cụ chuyển đổi của mình bằng những khoản nợ khác rẻ hơn.
Các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro pha loãng cổ phiếu phổ thông của công ty khi giá trị của cổ phiếu phổ thông giảm sút do lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bị tăng lên do chuyển đổi hay do có những phát hành cổ phiếu phổ thông mới.
Nếu xảy ra sự thâu tóm đối với công ty phát hành bằng hình thức vay để mua, các nhà đầu tư có thể chỉ còn lại những chứng khoán không thể chuyển đổi được, có lợi suất thấp hơn các khoản nợ khác của công ty.
Chứng khoán phái sinh
Quyền mua cổ phần
Quyền mua cổ phần là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới, tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định.
Đặc điểm của quyền mua cổ phần
Mức giá đăng kí trong tất cả các dạng quyền mua cổ phần đều thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành do:
Rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và điều đó có thể phá hoại sự thành công của đợt phát hành.
Mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới được quy định tùy đợt phát hành. Các công ty thường xác định số lượng quyền cần mua một cổ phần mới như sau:
Số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = Số lượng cổ phần cũ đang lưu hành : Số lượng cổ phần mới.
Nếu các cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán chúng trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá của quyền có thể lên hay xuống trong thời gian chào bán do giá thị trường của cổ phiếu tăng hay giảm.
Chứng quyền
Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
Đặc điểm
Chứng quyền được phát hành bởi các công ty phát hành chứng khoán cơ sở. Khi các chứng quyền được thực hiện làm tăng dòng tiền vào cho công ty và làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Người sở hữu chứng quyền khong có quyền cỏ đông trong công ty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết. Các điều khoản được ghi rõ trên chứng quyền: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền, giá thực hiện và ngày hết hạn của chứng quyền.
Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cồ phiếu ghi trong chứng quyền cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, giá đó có thể cố định hoặc tăng lên định kì.
Giá trị của chứng quyền
Giá trị của chứng quyền được quyết định bởi giá trị đầu tư (giá trị nội tại) và độ dài thời hạn của chứng quyền.
Giá trị nội tại bắng số lượng cổ phiếu được mua trên mỗi chứng quyền nhân với chênh lệch giá thị trường và giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền.
Nói chung, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá trị của chứng quyền càng cao.
Hợp đồng kì hạn
Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giữa một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa có khối lượng xác dịnh, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.
Giá cả hàng hóa do hai bên tự thỏa thuận dựa theo những ước tính cá nhân. Vào thời điểm giao nhận hàng hóa giá của nó có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã kí kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua bán sẽ bị thiệt hại do cam kết một mức giá thấp hơn( đối với bên bán) hoặc cao hơn ( đối với bên mua).
Như vậy, khi tham gia hợp đồng kì hạn cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như lợi nhuận tiềm năng của mình. Mỗi bên tham gia hợp đồng đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng do vậy rủi ro thanh toán sẽ xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hóa nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo mức giá đã định trước.
Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận pháp lí chắc chắn giữa một người mua hoặc một người bán và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của sở giao dịch đó.
Mức giá các bên thỏa thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp đồng tương lai.
Thời hạn ấn định để các bên tiến hành giao dịch là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận.
Thoát khỏi một vị thế
Một bên của hợp đồng tương lai có hai lựa chọn để giải tỏa khỏi một vị thế:
Vị thế có thể được thanh lí trước thời hạn thanh toán: bên tham gia phải mở một vị thế triệt tiêu trong cùng hợp đồng. Đối với người mua hợp đồng tương lai thì phải bán cùng một lượng hợp đồng tương lai tương tự.
Chờ cho tới hạn thanh toán. Lúc này, bên mua sẽ nhận lượng tài sản cơ sở với giá đã thỏa thuận còn bên bán sẽ thanh lí vị thế bằng việc giao hàng theo giá thỏa thuận.
Quyền chọn
Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định trong thời hạn nhất định.
Một hợp đồng quyền chọn cơ bản bao gồm 4 đặc điểm:
Loại quyền: quyền chọn bán hay quyền chọn mua.
Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng mua (bán) theo quyền.
Ngày đáo hạn: ngày mà sau đó quyền hết giá trị
Giá thực hiện quyền: mức giá mà tài sản cơ sở được mua hoặc bán.
Chi phí mà người mua quyền bỏ ra trước hết là sự phản ánh giá trị nội tại của quyền cộng thêm bất kì khoản phụ trội nào. Mức phụ trội cao hơn giá trị nội tại gọi là giá trị thời gian.
Giá trị nội tại là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Giá trị nội tại của một quyền thấp nhất sẽ bằng không.
Giá trị thời gian của quyền là khoản trội ra giữa giá của một quyền và giá trị nội tại của nó.
NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Khái niệm và vai trò của đầu tư theo danh mục
Khái niệm danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc các tài sản khác.
Mục đích là giảm thiểu rủi ro bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trên cơ sở các tài sản đầu tư, nhà đầu tư lập một danh mục đầu tư bao gồm các tài sản khác nhau. Nguyên tắc là “không bỏ trứng vào một giỏ”, các nhà đầu tư tạo ra một danh mục có rủi ro thấp nhất - rủi ro của thị trường (rủi ro hệ thống).
Vai trò của đầu tư theo danh mục
Đối với nhà đầu tư chứng khoán
Đối với nhà đầu tư trên thị trường, đầu tư chứng khoán là một hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán luôn hàm chứa rủi ro cao. Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư đơn lẻ vào một loại cổ phiếu, rủi ro rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư cần thiết phải xác định một danh mục đầu tư cho phù hợp với mức chấp nhận rủi ro. Sự cần thiết của đầu tư bằng danh mục thể hiện theo khía cạnh sau:
Thứ nhất, đầu tư chứng khoán theo danh mục đảm bảo được các yêu cầu về lợi suất đầu tư. Khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục để phù hợp với lợi suất yêu cầu.
Thứ hai, đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro. Khi đầu tư theo hình thức đơn lẻ, cổ phiếu biến động tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi cổ phiếu đó mất giá hoặc doanh nghiệp phát hành bị phá sản, nhà đầu tư sẽ bị mất lớn. Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo danh mục, các rủi ro riêng của chứng khoán đã được đa dạng hóa. Vì vậy, nhà đầu tư xác định được danh mục đầu tư hiệu quả, phù hợp với nhu cầu lợi nhuận của nhà đầu tư.
Thứ ba, với hình thức đầu tư bằng danh mục, các nhà đầu tư có thể đầu tư vốn của mình vào chứng khoán bằng cách đầu tư gián tiếp. Tức là hình thức đầu tư thông qua các tổ chức chuyên nghiệp. Theo hình thức này, nhà đầu tư sẽ làm giảm chi phí giám sát. Nhà đầu tư uỷ thác cho công ty tài chính, quỹ đầu tư. Họ sẽ không phải bỏ ra quá nhiều chi phí giám sát đối với các chứng khoán. Các tổ chức được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tư. Với khoản phí uỷ thác, công ty được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.
Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên TTCK nhằm mục đích thu được nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Đó là phần doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty. Khi TTCK ngày càng phát triển và hoàn thiện, đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực mà các tổ chức kinh doanh gia tăng nguồn lợi nhuận.
Đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp công ty thu được các khoản lợi nhuận dự tính trong khi vẫn đảm bảo khả năng an toàn hoạt động. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn đầu tư nhờ vào đa dạng hóa. Do đó, đầu tư bằng danh mục đầu tư là thật sự cần thiết đối với các nhà đầu tư tổ chức khi tham gia vào TTCK.
Một số đặc trưng của danh mục
Xét N tài sản rủi ro, lợi suất các tài sản (i=1…N) là biến ngẫu nhiên cóphân phối chuẩn với và Var() =.Kí hiệu:
Cov() = : hiệp phương sai giữa tài sản i và tài sản j.
V= : ma trận hiệp phương sai.
Vectơ lợi suất các tài sản: .Vectơ lợi suất kì vọng các tài sản:
: ma trận chuyển vị của ma trận tỉ trọng các tài sản trong danh mục.
Danh mục P có vectơ tỉ trọng Lợi suất của danh mục P:
Lợi suất kì vọng của danh mục P: .
Phương sai của danh mục P: =.
Độ dao động của danh mục:
Các tham số là do thị trường quyết định nên các nhà đầu tư chỉ thay đổi tỉ trọng trong danh mục P.
Nguyên lí đa dạng hóa
Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hóa. Theo đó, các nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng rủi ro toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, ta đã chỉ ra rằng mỗi một loại chứng khoán đều tiểm ẩn hai loại rủi ro là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro của thị trường và ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán. Rủi ro hệ thống không thể tránh được bằng hình thức đa dạng hóa. Ngược lại, rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro bắt nguồn từ chính tổ chức phát hành. Rủi ro phi hệ thống có thể hạn chế bằng đa dạng hóa đầu tư. Khi hai hay nhiều chứng khoán tham gia tạo thành một danh mục đầu tư, chúng sẽ tương quan với nhau tạo thành một kết quả chung cho cả danh mục. Độ rủi ro danh mục cao hay thấp phụ thuộc vào mối tương tác của các chứng khoán với các chứng khoán còn lại trong danh mục.
Như vậy, rủi ro hệ thống là một trong những yếu tố quyết định mức doanh lợi dự kiến của một tài sản. Vì thế chúng ta cần biết cách thức đo mức độ rủi ro hệ thống cho các khoản đầu tư khác nhau. Thước đo mà chúng ta sẽ sử dụng là hệ số Bêta (β). Đây là lý do khi phân tích rủi ro của từng cổ phiếu riêng lẻ để đưa vào danh mục đầu tư, nhà đầu tư cần phải quan tâm nhiều tới rủi ro hệ thống.
Hệ số β cho ta biết mức độ rủi ro có hệ thống của một loại tài sản là bao nhiêu. Theo định nghĩa một tài sản có β = 0,5 nghĩa là mức độ rủi ro có hệ thống của tài sản này bằng một nửa so với mức rủi ro trung bình của một tài sản. Cách xác định rủi ro hệ thống được xác định dựa vào mô hình CAPM.
Tổng rủi ro của danh mục bằng tổng của rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Mối quan hệ là ngược chiều nhau. Khi số lượng chứng khoán càng nhiều, rủi ro phi hệ thống của danh mục càng nhỏ, kéo theo rủi ro của danh mục càng nhỏ. Rủi ro này sẽ bằng với rủi ro thị trường. Vì vậy, đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, các danh mục đa dạng hoá vẫn phải chịu một mức rủi ro tiềm ẩn đó là rủi ro hệ thống.
Lí thuyết thị trường hiệu quả
Trong nghiên cứu, các nhà kinh tế nhận thấy rằng việc quan sát các biến số kinh tế có thể lý giải và dự đoán được sự phát triển của nền kinh tế. TTCK cũng vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên. Giả thiết rằng giá chứng khoán phản ánh triển vọng của tổ chức phát hành, sự biến đổi ngẫu nhiên của giá chứng khoán theo tình hình của công ty chính là một bằng chứng của một thị trường hoạt động tốt, hiệu quả. Giá chứng khoán biến động dựa vào các thông tin mới của thị trường, không dự đoán được. Do đó ta có thể lập luận rằng giá của chứng khoán là một chuỗi ngẫu nhiên. Khi giá của chứng khoán không thể dự đoán được, đó là bằng chứng của thị trường không hiệu quả.
Vậy, thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá của các chứng khoán phản ánh toàn bộ thông tin của thị trường. Giả thuyết về thị trường hiệu quả bao gồm ba cấp độ:
EMH cấp thấp. Khi giá chứng khoán phản ánh toàn bộ các thông tin trong quá khứ. TTCK là thị trường phải đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch, công bằng. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đều biết mọi thông tin trong quá khứ. Khi đó, các thông tin trên thị trường đều được mọi nhà đầu tư sử dụng.
EMH cấp trung. Khi giá chứng khoán không những phản ánh toàn bộ thông tin trong quá khứ mà còn phản ánh các thông tin ở hiện tại như tình hình sản xuất của công ty, cơ cấu tài sản của công ty…Nhà đầu tư có thể nhận thấy giá chứng khoán phản ánh các thông tin công khai của công ty.
EMH cấp cao. Giá chứng khoán phản ánh mọi thông tin của công ty không những ở trong quá khứ mà cả thông tin nội bộ không được công bố. Thông thường, những nhà đầu tư có được các thông tin này là các thành viên nội bộ hoặc những người có quan hệ nhất định đối với các thành viên nội bộ của công ty. Khi này, các thông tin nội bộ có thể được mua trên thị trường nhằm tận dụng cơ lợi về chênh lệch thông tin.
LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Khái niệm
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầu tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các danh mục này nhằm tái tối ưu hoá danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư / quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.
Nội dung quản lí danh mục đầu tư
Xác định mục tiêu đầu tư
Có hai loại nhà đầu tư trên thị trường đó là:
Nhà đầu tư thô (Gross): họ quan tâm đến lợi suất đầu tư nên sẽ lựa chọn danh mục để đạt được lợi suất kì vọng với mức rủi ro chấp nhận được ( nhà đầu tư tối đa hóa lợi ích).
Nhà đầu tư ròng (Net) họ quan tâm đến việc đáp ứng kịp thời cac skhoản chi trả trong tương lai nên cần có ăn khớp giữa các khoản nợ và có trong bảng cân đối tài chính ( nhằm tránh tình trạng vỡ nợ). Nguyên tắc của nhà đầu tư ròng đó là “an toàn là trên hết”, mục tiêu nhà đầu tư ròng là phòng hộ.
Nội dung, chức năng của quản lí danh mục đầu tư
Thiết lập và phân tích danh mục tối ưu cho bản thân hoặc khách hàng: Căn cứ vào thông tin thị trường.
Điều chỉnh danh mục khi thị trường biến động, chủ yếu là điều chỉnh hệ số của tài sản để thay đổi của danh mục. Khi thị trường sôi động (Bull Market) thì bán tài sản có hệ số thấp và mua tài sản có hệ số cao. Khi thị trường trầm lắng (Bear Market) làm giảm của danh mục bằng cách bán tài sản có cao và mua tài sản có thấp.
Đánh giá thực thi danh mục: định kì đánh giá kết quả thực thi danh mục đã xây dựng. Một danh mục có các chỉ tiêu đạt mức lớn hơn chỉ tiêu của danh mục đối chứng thì danh mục đó tốt.
Các chiến lược quản lí danh mục đầu tư
Quản lí danh mục trái phiếu
Quản lí thụ động
Quản lí thụ động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn mà không cần quan tâm đến các biến động lãi suất.
Các bước tiến hành khi thực hiện chiến lược đầu tư thụ động:
Lựa chọn chỉ số trái phiếu:
Trên thị trường có nhiếu loại chỉ số trái phiếu với các mức rủi ro khác nhau, do vậy đầu tiên để quyết định nên đầu tư theo danh mục loại nào nhà quản lí danh mục đầu tư thụ động cần xem xét hai yếu tố: Mức độ rủi ro thanh toán mà người đầu tư có thể chấp nhận và mục tiêu người đầu tư đề ra.
Phương pháp đầu tư:
Sau khi lựa chọn được chỉ số trái phiếu nhà quản lí thụ động sẽ xây dựng danh mục đầu tư theo phiên bản của chỉ số đó. Một số cách có thể tiến hành:
Mua tất cả các trái phiếu có trong chỉ số chuẩn với tỉ trọng đầu tư bằng tỉ trọng trái phiếu đó chiếm trong chỉ số chuẩn đã chọn.
Mua chọn lọc số lượng nhất định các trái phiếu có trong chỉ số chuẩn đã lựa chọn.Để đảm bảo thực hiện chiến lược theo phương pháp này nhà quản lsi danh mục có thể sử dụng hai phương pháp sau:
Phương pháp chia nhỏ: phân chia chỉ số theo các nhóm nhỏ đại diện cho những đặc tính khác nhau của chỉ số. Sau đó chọn một số trái phiếu có các thông số đại diện cho từng nhóm nhỏ. Tổng số tiền đầu tư vào từng nhóm nhỏ dựa trên tỉ trọng giá trị nhóm đó trong chỉ số chuẩn.
Phương pháp tối ưu hóa: Nhà quản lí danh mục đầu tư phải xây dựng danh mục vừa ăn khớp với các nhóm chia nhỏ trên vừa tuân theo một số điều kiện và đồng thời còn phải tối ưu mục tiêu đề ra. Phương pháp này rất phức tạp, chỉ các nhà quản lí đầu tư chuyên nghiệp mới có thể thực hiện dược.
Quản lí chủ động
Chiến lược đầu tư chủ động là phương pháp mà nhà quản lí dùng khả năng dự đoán và thủ thuật đầu tư để xây dựng các danh mục đầu tư đạt mức sinh lợi cao hơn mức sinh lời của thị trường.
Một số phương pháp được sử dụng:
Chiến lược hoán đổi:
Chiến lược này hay còn gọi là lựa chọn chứng khoán riêng lẻ và được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
Đánh giá hai loại trái phiếu tương đương chất lượng và thời gian đáo hạn, chuyển từ loại có coupon thấp sang loại có coupon cao nhưng giá lại không cao hơn để hi vọng thu được lợi suất cao hơn.
Khai thác đánh giá sai tạm thời của thị trường về trị giá chứng khoán.
Dự đoán mức độ tín nhiệm của một công ty có xu hướng tăng lên và mua ngay loại trái phiếu này đồng thời bán luôn loại tương đương không có triển vọng.
Tuy nhiên, các chiến lược hoán đổi trên cũng có rủi ro mà nhà quản lí cần chú ý:
Trái phiếu được hoán đổi chưa chắc có chất lượng tương đồng với trái phiếu ban đầu.
Các loại trái phiếu thường có thời gian đáo hạn và coupon tương tự chứ không giống nhau nên sẽ khác nhau về độ lồi do vậy sự chênh lệch lợi suất trên thị trường có thể là sự trả giá cho độ lồi khác nhau chứ chưa hẳn do thị trường định giá sai.
Chiến lược dự đoán lãi suất:
Mấu chốt của phươmg pháp là phải dự đoán được xu hướng biến động của lãi suất để xây dựng danh mục nhạy cảm với biến động đó.
Thời gian đáo hạn bình quân là đơn vị đo mức nhạy cảm của trái phiếu với sự biến động lãi suất nên khi nhà quản lí dự đoán lãi suất giảm thì cần xây dựng danh mục đầu tư có thời gian đáo hạn bình quân dài và ngược lại.
Chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất:
Dự đoán chênh lêch đường cong lãi suất là dự đoán sự khác nhau trong xu hướng biến động của lãi suất hai kì hạn khác nhau của rmột loại trái phiếu. Khi dự đoán mức chênh lệch giảm thì mua trái phiếu dài hạn đồng thời bán trái phiếu ngắn hạn và ngược lại.
Tuy nhiên vẫn cần đề phòng trường hợp rủi ro biến động lãi suất sẽ làm nhà đầu tư thua lỗ, do vậy cần kết hợp cả phương pháp trung hòa rủi ro lãi suất.
Chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất:
Phương pháp này cần dự đoán mức biến động của lãi suất, tức lãi suất sẽ biến động nhiều hay ít nhưng biến động đó phải là song song. Nếu dự đoán lãi suất sẽ biến động mạnh thì chọn đầu tư vào danh mục có độ lồi cao hơn (Barbell) còn lãi suất ổn định thì chọn danh mục có độ lồi thấp (Bullet).
Tất cả các phương án trên đều phải đảm bảo thời gian đáo hạn bình quân bằng kì đầu tư.
Quản lí bán chủ động
Để danh mục đạt được mục tiêu đề ra và phòng tránh rủi ro hệ thống, các nhà quản lí danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động một mặt quản lí danh mục theo phương pháp chủ động đây được gọi là quản lí bán chủ động.
Trung hòa rủi ro là phương pháp phổ biển trong chiến lược loại bỏ rủi ro cho danh mục. Đây là biện pháp xây dựng danh mục trái phiếu sao cho khi lãi suất biến động thì rủi ro giá và rủi ro tái đầu tư triệt tiêu nhau nên danh mục không bị ảnh hưởng.
Loại bỏ rủi ro cho từng danh mục đầu tư: nhà quản lí danh mục cần xây dựng danh mục sao cho thời gian đáo hạn bình quân của danh mục khớp với kì đầu tư dự kiến (với điều kiện lãi suất các loại kì hạn như nhau và biến động song song tại mọi thời điểm).Tuy nhiên thời gian đáo hạn bình quân sẽ biến đổi trong giai đoạn đầu tư nên nhà quản lí danh mục thường xuyên phải cơ cấu lại danh mục.
Loại bỏ rủi ro cho toàn bộ tổng tài sản quản lí: Trung hòa rủi ro là biện pháp hữu hiệu để cân đối sự biến động giá trị của tài sản và nghĩa vụ nợ trước sự biến động lãi suất, bảo đảm cho vốn sở hữu không bị tác động hoặc cân đối các dòng tiền thu được với nghĩa vụ phải trả nợ của tổ chức đó. Có hai cách trung hòa rủi ro:
Khớp thời gian đáo hạn bình quân: Chỉ thực thực hiện khi không xác định được các dòng tiền phải trả tại các thời điểm khác nhau trong tương lai. Nhưng cách này có hạn chế là luôn phải theo dõi và cơ cấu lại danh mục đi kèm với nhiều tốn kém. Cần lưu ý chiến lược này có tác dụng ngăn ngừa rủi ro nên khi lãi suất biến động theo chiều hướng có lợi thì giá trị tài sản ròng sẽ không biến động theo chiều hướng tốt như nó có thể đạt được nếu không trung hòa.
Khớp các dòng tiền: Khi xác định được các dòng nghĩa vụ phải trả trong tương lai ta có thể xây dựng danh mục khớp các dòng tiền của tài sản với các dòng nghĩa vụ đó nhưng đảm bảo khối giá trị khoản đầu tư ít tốn kém nhất.
Quản lí danh mục đầu tư rủi ro
Danh mục đầu tư rủi ro là danh mục chứa đựng các chứng khoán rủi ro. Tuy nhiên để đơn giản hóa về mặt lí thuyết, khi đề cập đến danh mục rủi ro người ta thường nói đến danh mục cổ phiếu.
Quản lí chủ động
Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định. Quy trình quản lí danh mục chủ động:
Xác định mục tiêu của khách hàng.
Lập ra danh mục “thông thường” để làm căn cứ so sánh.
Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu của người đầu tư theo quy trình:
Thực hiện phân tích những ngành và công ty riêng lẻ thỏa mãn mục tiêu đặt ra nhằm tìm cơ hội đầu tư tốt nhất.
Tính toán xác định số lượng cổ phiếu trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng hóa cao nhất trong phạm vi giới hạn của khoản tiền đầu tư.
Phân bổ khoản đầu tư: những ngành nghề có xu hướng tốt được phân bổ với tỉ trọng lớn hơn, trong đó cần tập trung vào cổ phiếu có tiềm năng hoặc tạm thời bị định giá thấp. Tuy nhiên đối với nhà quản lí danh mục chuyên nghiệp có thể thực hiện phân bổ theo nguyên tắc tìm danh mục tối ưu của mô hình Markowitz.
Quản lí thụ động
Đây là chiến lược mua cổ phiếu theo một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài nhưng đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về và do có một số cổ phiếu bị hợp nhất hoặc trượt khỏi danh sách trong chỉ số chuẩn. Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của người quản lí danh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn tức là khả năng giảm thiểu những sai lệch so với chỉ số chuẩn.
Các phương pháp xây dựng danh mục cổ phiếu thụ động:
Lặp lại hoàn toàn một chỉ số nào đó. Phương pháp này giúp các nhà quản lí chắc chắn thu được kết quả đầu tư giống kết quả của chỉ số nhưng có hai vấn đề:
Chí phí giao dịch lớn cói thể làm giảm lợi suất đầu tư.
Luồng cố tức nhận về rải rác nên tái đầu tư bị phân tán.
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp này hạn chế chi phí giao dịch vì số lượng chứng khoán mua vào ít nhưng không đảm bảo lợi suất đầu tư đạt được sẽ tương tự lợi suất thu nhập của chỉ số chuẩn.
Phương pháp lập trình bậc hai: phương pháp này khá phức tạp thường chỉ có các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng.
Đánh giá hoạt động quản lí danh mục đầu tư
Đối với chiến lược quản lí danh mục thụ động yêu cầu dặt ra là phải thiết lập danh mục tuân theo một chỉ số chuẩn nào đó để đạt được kết quả giống như chỉ só chuẩn. Còn chiến lược quản lí danh mục chủ động có hai yêu cầu chính: Một là, khả năng đem lại lợi nhuận trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ rủi ro. Hai là, khả năng đa dạng hóa danh mục tối đa nhằm loại bỏ rủi ro không hệ thống.
Phương pháp Treynor
Phương pháp Treynor áp dụng với mọi nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khác nhau của từng loại nhà đầu tư. Căn cứ trên lí thuyết thị trường vốn Treynor cho rằng những nhà đầu tư hợp lí, ngại rủi ro luôn ưa thích danh mục có mức bù đắp rủi ro cao trong mối tương quan với mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu. Treynor đã triển khai thành công thức đánh giá động thái của portfolio qua hệ số T:
trong đó, :lợi suất danh mục P trong khoảng thời gian đánh giá.
:lợi suất phi rủi ro( lợi suất tín phiếu kho bạc).
:hệ số rủi ro hệ thống của danh mục P.
Nếu chọn danh mục chỉ số thị trường làm danh mục đối chứng khi danh mục P được đánh giá là thực thi tốt.
Phương pháp Sharpe
Phương pháp này khai triển từ mô hình định giá tài sản vốn CAPM, về mặt lí luận tập trung xoay quanh đường thị trường vốn CML. Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua tỉ số S:
trong đó, : lợi suất danh mục P trong khoảng thời gian đánh giá.
: lợi suất phi rủi ro( lợi suất tín phiếu kho bạc).
: độ lệch chuẩn của tỉ suất lợi nhuận của danh mục P.
Nếu danh mục chỉ số thị trường là danh mục đối chứng thì khi: thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt
Phương pháp Jensen
Hai phương pháp Treynor và Sharpe đều có bất lợi là chúng đưa ra một kết quả xếp hạng tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được khai triển căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
trong đó, :lợi suất kì vọng của danh mục thị trường.
: lợi suất kì vọng của danh mục P.
Nếu kí hiệu là lợi suất thực tế của danh mục P và là lợi suất danh mục tính theo CAPM thì ta có chỉ số -Jensen:
danh mục P hoạt động tốt hơn danh mục thị trường hay tốt hơn mức trung bình của thị trường.
CHƯƠNG II:
LÍ THUYẾT LỰA CHỌN DANH MỤC TỐI ƯU
PHƯƠNG PHÁP MARKOVITZ
Mục tiêu của nhà đầu tư
Mục tiêu “lí tưởng”
Xét N tài sản rủi ro có lợi suất kí hiệu là (i=1.N)
Danh mục P có tỉ trọng:
Người ta dùng thước đo rủi ro của danh mục là . Bàì toán lựa chọn danh mục “tối ưu lí tưởng”:
Xác định danh mục P sao cho .
Đây là bài toán đa mục tiêu và để giải được cần đánh đổi hai mục tiêu này đưa về bài toán 1 mục tiêu và nhiều ràng buộc.
Mục tiêu tối ưu Pareto
Thiết lập hai bài toán tương ứng hai mục tiêu:
Bài toán 1: Cho , tìm danh mục P để max.
Bài toán 2: Cho , tìm danh mục P để min.
Tương ứng sẽ có hai bài toán tối ưu:
Xác định sao cho
Xác định sao cho
Vệ mặt lí thuyết hai bài toán 1 và 2 tương đương nhau theo nghĩa nghiệm của bài toán 1 và trị tối ưu tương ứng khi thay vào bài toán 2 sẽ được trị tối ưu của bài toán 2.
Phương pháp thiết lập danh mục tối ưu khi chỉ có tài sản rủi ro:
Mô hình xác định tập danh mục biên duyên:
Xét thị trường gồm N loại tài sản rủi ro
: lợi suất của tài sản i (i = 1,...,N),
và độc lập tuyến tính.
V: ma trận hiệp phương sai của lợi suất của các tài sản (ma trận vuông, đối xứng, xác định dương, không suy biến)
V-1: ma trận nghịch đảo của ma trận V (ma trận vuông, đối xứng, xác định dương)
Bài toán: Chọn danh mục tối ưu với lợi suất kỳ vọng () đã được ấn định trước
Bài toán xác định sao cho:
Ký hiệu: ; [1]: ma trận đơn vị, các thành phần đều là số 1
;
.
D = AC – B2
G =
H =
Nghiệm của bài toán:
Danh mục P ứng với tỷ trọng w được gọi là danh mục biên duyên ứng với lợi suất kỳ vọng .
Kết luận:
Các véctơ G, H do điều kiện thị trường quy định, không phụ thuộc vào lựa chọn của nhà đầu tư.
Với mỗi mức lợi suất ấn định trước luôn tồn tại duy nhất một danh mục biên duyên tương ứng.
Với mỗi danh mục biên duyên đều có dạng w = G + .H
Xét luôn tồn tại danh mục biên duyên tương ứng w. Tập hơp các danh mục biên duyên này gọi là tập danh mục biên duyên.
Cấu trúc tập danh mục biên duyên
Phương sai của danh mục biên duyên:
Biểu diễn hình học của tập danh mục biên duyên:
P Tập danh mục biên duyên
B/A MVP
1/A
Biên hiệu quả trong trường hợp không có tài sản phi rủi ro
Một danh mục biên duyên được gọi là hiệu quả nếu:
với MVP là danh mục có phương sai nhỏ nhất.
Danh mục Q là danh mục biên duyên mà QMVP hoặc là danh mục Q không phải là danh mục hiệu quả thì Q được gọi là danh mục phi hiệu quả.
Biên hiệu quả: là tập hợp các danh mục hiệu quả và danh mục có phương sai nhỏ nhất MVP. Phương trình đường biên hiệu quả (biên hiệu dụng):
Biểu diễn đường cong biên hiệu quả trên đồ thị:
Biên hiệu quả
B/A
MVP
1/
Phương pháp thiết lập danh mục tối ưu khi có tài sản rủi ro và phi rủi ro
Bài toán: Chọn danh mục tối ưu với lợi suất kỳ vọng () đã được ấn định trước.
Bài toán xác định sao cho
trong đó là tỷ trọng của tài sản phi rủi ro.
Trong trường hợp có tài sản phi rủi ro thì danh mục biên duyên được xác định như sau:
w* =
trong đó, ; [1]: ma trận đơn vị, các thành phần đều là số 1.
;
.
E =
Cấu trúc của tập danh mục biên duyên
Phương sai của tập danh mục biên duyên:
Tập danh mục biên duyên gồm hai nửa đường thẳng:
();
().
Biên hiệu quả trong trường hợp có tài sản phi rủi ro
Giả thiết:
Xuất phát từ rf ứng với danh mục F: wi = 0, wf = 1
Từ F kẻ tiếp tuyến với biên hiệu quả trong trường hợp không có tài sản phi rủi ro, tiếp xúc tại T – T được gọi là danh mục tiếp tuyến, T có wf = 0 vì T thuộc biên hiệu quả khi không có tài sản phi rủi ro.
Có thể chứng minh được danh mục tiếp tuyến T thuộc tập danh mục biên duyên khi có tài sản phi rủi ro. Suy ra, đường thẳng FT chính là biên hiệu quả, là tập các danh mục hiệu quả trong trường hợp có tài sản phi rủi ro.
Lợi suất kỳ vọng và phương sai của danh mục tiếp tuyến T được cho bởi các công thức như sau:
;
rT T
B/A MVP
rf
1/A
MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN:
Mô hình và giả thiết:
Hàm số mô tả SIM ở dạng tuyến tính:
rit = αi + βiIt + εit
Các giả định cơ sở của mô hình: lợi suất của chứng khoán có dạng hàm tuyến tính như trên; E(εit) = 0; E(εit.It) = 0,
cov(εit.It) = 0; cov(εi, εt) = 0 (i # j);
E(εit.εit) = 0, đồng thời để tránh hồi quy giả mạo thì các chuỗi lợi suất đều phải là chuỗi dừng.
Trong phương trình hàm số mô tả SIM, số hạng αi biểu thị một bộ phận lợi suất cố định gắn liền của chứng khoán i. Theo nghĩa đó, αi là hằng số và không có quan hệ phụ thuộc gì vào chỉ số It.
βi là hệ số đo mức độ nhạy cảm của lợi suất chứng khoán i đối với hành vi của chỉ số It.
Nếu βi >1 thì tài sản i được gọi là năng động (Aggressive Asset).
Nếu βi <1 thì tài sản i là tài sản thụ động (Defensive Asset).
Cuối cùng, εit đại diện cho phần lợi suất đặc thù của chứng khoán i đang xét, không có tương quan với chỉ số It cũng như mức lợi suất của các loại chứng khoán khác đang tồn tại trên thị trường.
Ứng dụng SIM thiết lập danh mục tối ưu bằng thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy)
Bước 1: Tính
Sau đó sắp xếp theo thứ tự giảm dần của ERBi.
Bước 2: Tính các bằng công thức
với Var()=
Bước 3: Tìm hệ số ngưỡng c*
Các tài sản i từ 1 đến k sẽ có trong danh mục T
Bước 4: Tính
MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ
Mô hình K nhân tố
Mô hình K nhân tố đối với lợi suất tài sản
Nếu giả thiết
Các tài sản trên thị trường có lợi suất chịu tác động chung của K nhân tố.
Mỗi tài sản chịu tác động của yếu tố riêng có.
khi đó mô hình K nhân tố đối với tài sản có dạng:
hay
(k = 1,…,K) : hệ số nhân tố k của tài sản i, thể hiện mức độ tác động của nhân tố Fk đối với lợi suất tài sản i. Nếu các nhân tố là nguồn gây ra rủi ro cho tài sản thì đây là rủi ro của tài sản i do nhân tố k gây ra.
Phương trình trên còn gọi là phương tình nhân tố đối với tài sản i.
Giả thiết của mô hình:
Các nhân tố chung: F1,F2,…,FK có E(Fk) = 0 với mọi k = 1,..,K.
Nhân tố riêng: E() = 0 với mọi i.
E (Fs,Fh) = 0 với s h và s,h = 1,…,K hay các nhân tố chung độc lập nhau.
E (Fs, ) = 0 với s = 1,…,K hay các nhân tố riêng và các nhân tố chung độc lập.
E(,) = 0
Ước lượng mô hình nhờ kĩ thuật phân tích thành phần chính
Bước 1: Nhập dữ liệu chuỗi lợi suất.
Bước 2: Chọn thực đơn phân tích nhân tố, phần mềm sẽ cho kết quả ước lượng của các nhân tố thỏa mãn tỉ lệ giải thích đã chọn: F1, F2, F3…
Bước 3: Ước lượng mô hình hồi quy với mẫu là bộ số liệu lợi suất và các nhân tố F1, F2, F3… đã xác định ở bước 2, từ đó tìm được các ước lượng
Danh mục nhân tố và ứng dụng
Danh mục nhân tố j: P(j) (j= 1,…, K) là danh mục có hệ số nhân tố = 1 và .
Lập danh mục nhân tố
Bước 1: Chọn K+1 tài sản hoặc danh mục không có rủi ro riêng. Phương trình nhân tố của K+1 tài sản có dạng:
i= 1,…,K
Bước 2: Lập và giải hệ phương trình sau:
với
: tỉ trọng tài sản i của danh mục nhân tố j
Một số đặc diểm của danh mục nhân tố
Phương trình nhân tố của P(j):
j=1,…,K
j=1,..,K
Quan hệ giữa Pj và Ps bất kì:
Phần bù rủi ro của danh mục nhân tố ():
Mô hình Fama-French
Fama và French (1992) đã phát hiện ra rằng các hệ số bêta của chứng khoán không giúp lý giải được mối quan hệ lợi suất dài hạn, trong khi quy mô của công ty và tỷ suất thị giá so với giá trị kế toán lại rất hữu ích trong việc giải thích này. CAPM đơn nhân tố sử dụng một nhân tố bêta để so sánh danh mục với tổng thể thị trường. Tổng quát hơn nữa, chúng ta có thể thêm nhiều nhân tố hơn vào một mô hình hồi quy để đưa ra một mô hình tốt hơn. Mô hình nổi tiếng nhất đi theo hướng này là mô hình 3 nhân tố được phát triển bởi Gene Fama và Ken French (1996).
rit – rft = + βi1*(rMt – rft) + βi2*SMLt + βi3*HMLt +
Trong đó:
rit : tỷ lệ lợi suất của tài sản.
rft : tỷ lệ lợi suất phi rủi ro.
rMt : lợi suất trung bình của toàn thị trường chứng khoán.
i1: bêta nhân tố, tương tự như bêta cổ điển nhưng không bằng chính bêta cổ điển, và trong mô hình có thêm 2 nhân tố giải thích khác nữa.
SML = Chỉ số lợi suất của nhóm quy mô vốn hóa nhỏ - Chỉ số lợi suất của nhóm quy mô vốn hóa lớn.
HML = Chỉ số lợi suất của nhóm có tỉ lệ B/M cao – Chỉ số lợi suất của nhóm có tỉ lệ B/M thấp.
Tỉ lệ B/M là tỉ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của chứng khoán (Book-to-Market Ratio).
= 1: danh mục “đỉnh thấp”; βi2 = 0: danh mục “đỉnh cao”.
= 1: danh mục có tỷ số giá trị sổ sách/ giá cao, vv...
CHƯƠNG III:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ ÁP DỤNG TẠI BSC
MỘT SỐ CHỈ SỐ DÙNG LỰA CHỌN CỔ PHIẾU CHO DANH MỤC
Lựa chọn ngành
Khối lượng giao dịch bình quân
Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Vốn điều lệ
XÂY DỰNG DANH MỤC TỐI ƯU
Xác định chứng khoán cho danh mục
Chọn các cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch TpHCM từ ngày 1/1/2007 đến ngày 28/12/2007. Các ngành chọn là: chế biến thực phẩm, bất động sản, vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, vận tải đường thủy, sản xuầt điện và các thiết bị điện.
Danh sách các cổ phiếu:
Mã CK
Tên công ty
Ngày GD đầu tiên
Chế biến thực phẩm
CAN
CTYCP Đồ hộp Hạ Long
22/10/2001
ABT
CTYCP XNK Thủy sản Bến Tre
25/12/2006
AGF
CTYCP XNK Thủy sản An Giang
2/5/2002
FMC
CTYCP Thực phẩm Sao Ta
7/12/2006
SJ1
CTYCP Thủy sản Số 1
29/12/2006
TS4
CTYCP Thủy sản Số 4
8/8/2002
TAC
CTYCP Dầu thực vật Tường An
26/12/2006
VNM
CTYCP Sữa Việt Nam
19/1/2006
BBC
CTYCP Bibica
19/12/2001
BHS
CTYCP Đường Biên Hòa
20/12/2006
KDC
CTYCP Kinh Đô
12/12/2006
LAF
CTYCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An
15/12/2000
NKD
CTYCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
15/12/2004
SAF
CTYCP Lương thực thực phẩm Safoco
28/12/2006
SGC
CTYCP XNK Sa Giang
5/9/2006
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
DRC
CTYCP Cao su Đà Nẵng
29/12/2006
HBD
CTYCP Bao bì PP Bình Dương
29/12/2006
TTP
CTYCP Bao bì nhựa Tân Tiến
5/12/2006
VPK
CTYCP Bao bì Dầu Thực vật
21/12/06
BMP
CTYCP Nhựa Bình Minh
11/7/2006
DNP
CTYCP Nhựa xây dựng Đồng Nai
20/12/06
DPC
CTYCP Nhựa Đà Nẵng
28/11/01
DTT
CTYCP Kỹ nghệ Đô Thành
22/12/06
Sản xuất điện và thiết bị điện
PAC
CTYCP Pin ắc quy Miền Nam
12/12/2006
SAM
CTYCP Cáp và vật liệu Viễn Thông
28/7/00
TYA
CTYCP Dây và cáp điện Taya Việt Nam
15/2/06
LGC
CTYCP Cơ khí- Điện Lữ Gia
27/12/06
VTB
CTYCP Điện tử Tân Bình
27/12/06
KHP
CTYCP Điện lực Khánh Hòa
27/12/06
PPC
CTYCP Nhiệt điện Phả Lại
26/1/07
RHC
CTYCP Thủy điện Ry Ninh II
15/6/06
SJD
CTYCP Thủy điện Cần Đơn
25/12/06
VSH
CTYCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
18/7/06
Bất động sản
HBC
CTYCP XD và KD địa ốc Hòa Bình
27/12/06
TDH
CTYCP Phát triển nhà Thủ Đức
6/12/2006
ITA
CTYCP Khu công nghiệp Tân Tạo
15/11/06
SJS
CTYCP ĐTPT đô thị và KCN Sông Đà
6/7/2006
Vận tải đường thủy
GMD
CTYCP Đại lí liên hiệp vận chuyển
22/4/02
VIP
CTYCP Vận tải xăng dầu Vipco
21/12/06
VFC
CTYCP Vinafco
24/7/06
HTV
CTYCP Vận tải Hà Tiên
5/1/2006
PJT
CTYCP Vận tải xăng dầu đường thủy
28/12/06
TMS
CTYCP Kho vận giao nhận ngoại thương
4/8/2000
SHC
CTYCP Hàng hải Sài Gòn
15/8/06
VGP
CTYCP Cảng rau quả
21/12/06
DXP
CTYCP Cảng Đoạn Xá
11/12/2006
MHC
CTYCP Hàng hải Hà Nội
21/3/05
SFI
CTYCP Đại lí vận tải Safi
29/12/06
Vật liệu xây dựng
CYC
CTYCP Gạch men Chang Yih
31/7/06
NHC
CTYCP Gạch ngói Nhị Hiệp
16/12/05
TCR
CTYCP Công nghiệp gốm sứ Taicera
29/12/06
TTC
CTYCP Gạch men Thanh Thanh
8/8/2006
VTA
CTYCP Vitaly
29/12/06
DCT
CTYCP Tấm lợp VLXD Đồng Nai
10/10/2006
BT6
CTYCP Bêtông 620 Châu Thới
18/4/02
NAV
CTYCP Nam Việt
22/12/06
LBM
CTYCP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng
20/12/06
Ứng dụng mô hình đa nhân tố và Markowitz thiết lập danh mục đầu tư tối ưu
Xác định mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản thuộc ngành chế biến thực phẩm
Sử dụng phần mềm SPSS với thực đơn Analyze/Data Reduction/Factor để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới lợi suất các cổ phiếu ngành chế biến thực phẩm.
Từ bảng Component Score Coefficient Matrix ta có các nhân tố F1, F2, F3 được tạo thành thông qua các hệ số hồi quy như sau:
F1 = -0.137*BBC + 0.158*BHS + 0.328*CAN – 0.054*KDC + 0.271*LAF -0.109*NKD + 0.34*SGC - 0.048*TAC + 0.38*TS4 - 0.041*VNM
F2 = -0.007*BBC - 0.083*BHS - 0.078*CAN + .423*KDC – 0.097*LAF + 0.378*NKD – 0.062*SGC -0.042*TAC + 0.23*TS4 + 0.364*VNM
F3 = 0.554*BBC + 0.287*BHS – 0.013*CAN – 0.089*KDC + 0.066*LAF + 0.051*NKD - 0.06*SGC + 0.455*TAC – 0.515*TS4 – 0.015*VNM
Tiến hành hồi quy chuỗi lợi suất cổ phiếu theo mô hình đa nhân tố với F1, F2, F3 đã tạo ta có kết quả sau:
Chuỗi lợi suất BBC
Dependent Variable: BBC
Method: Least Squares
Date: 04/13/02 Time: 00:43
Sample: 1 245
Included observations: 245
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
FACTOR1
0.003678
0.001105
3.326783
0.0010
FACTOR2
0.007260
0.001105
6.567649
0.0000
FACTOR3
0.019968
0.001105
18.06350
0.0000
C
0.004104
0.001103
3.720401
0.0002
R-squared
0.612223
Mean dependent var
0.004104
Adjusted R-squared
0.607396
S.D. dependent var
0.027558
S.E. of regression
0.017267
Akaike info criterion
-5.263797
Sum squared resid
0.071858
Schwarz criterion
-5.206633
Log likelihood
648.8151
F-statistic
126.8305
Durbin-Watson stat
1.875277
Prob(F-statistic)
0.000000
Tương tự với các cổ phiếu khác ta sẽ có bảng hệ số hồi quy và phương sai sai số ngẫu nhiên như sau:
C
RSS
N
LAF
0.021902
0.000367
0.008825
0.005552
0.11848
245
0.000492
TAC
0.007347
0.005327
0.018535
0.002879
0.10836
245
0.000450
KDC
0.002262
0.027537
0.003294
0.001095
0.07651
245
0.000317
TS4
0.021229
0.01327
-0.00975
0.00279
0.075697
245
0.000314
BBC
0.003678
0.007260
0.019968
0.004104
0.071858
245
0.000298
SGC
0.020192
0.001347
0.00435
0.001368
0.064914
245
0.000269
CAN
0.019861
0.00987
0.005569
0.000374
0.060233
245
0.000250
NKD
0.000564
0.021973
0.006534
0.002066
0.058754
245
0.000244
VNM
0.003146
0.019223
0.004638
0.001181
0.056709
245
0.000235
BHS
0.014814
0.00285
0.013013
0.00038
0.053842
245
0.000223
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản ngành bất động sản
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản ngành vật liệu xây dựng
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản ngành vận tải đường thủy
Mô hình đa nhân tố cho nhóm tài sản ngành sản xuất điện và các thiết bị điện
Lập danh mục nhân tố
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành chế biến thực phẩm
Như bảng kết quả hồi quy mô hình đa nhân tố ở trên ta chọn 4 tài sản có nhỏ nhất và coi như đó là 4 tài sản không có rủi ro riêng để thiết lập danh mục nhân tố.
Ma trận hệ số nhân tố của CAN, NKD, VNM, BHS:
Hệ phương trình xác định danh mục nhân tố Ptp(1):
Hệ phương trình xác định danh mục nhân tố Ptp(2):
Hệ phương trình xác định danh mục nhân tố Ptp(3):
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành bất động sản
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành vật liệu xây dựng
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành vận tải đường thủy
Danh mục nhân tố đối với nhóm tài sản thuộc ngành sản xuất điện và các thiết bị điện
Thiết lập danh mục tiếp tuyến bằng phương pháp Markowitz
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản thuộc ngành chế biến thực phẩm
Coi 3 danh mục nhân tố là 3 tài sản rủi ro, dùng phương pháp Markowitz tìm danh mục tiếp tuyến cho nhóm 3 tài sản này và coi đây là danh mục đại diện cho ngành chế biến thực phẩm, kí hiệu là TP.
Ma trận hiệp phương sai của 3 tài sản Ptp(1), Ptp(2), Ptp(3): Vtp
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản thuộc ngành bất động sản
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản nhóm ngành vật liệu xây dựng
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản nhóm ngành vận tải đường thủy
Danh mục tiếp tuyến của nhóm tài sản nhóm ngành sản xuất điện và thiết bị điện
Danh mục tiếp tuyến có cơ cấu các ngành
Coi 6 danh mục ngành TP, CS, BDS,VLXD, VTDT, TBD là 6 tài sản rủi ro, thiết lập danh mục hiệu quả có chứa cơ cấu ngành cho nhà đầu tư bằng phương pháp Markowitz.
Ứng dụng SIM và Markowitz thiết lập danh mục đầu tư tối ưu
Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất
Kiểm định tính dừng bằng kiểm định Dickey-Fuller:
H0:
H1:
Miền bác bỏ Ho:
Nhóm tài sản thuộc ngành chế biến thực phẩm
Chuỗi lợi suất của BBC
ADF Test Statistic
-12.45242
1% Critical Value*
-4.000
5% Critical Value
-3.430
10% Critical Value
-3.1383
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% chuỗi lợi suất BBC là chuỗi dừng.
Kiểm định tương tự với các chuỗi còn lại ta có kết quả tổng hợp sau:
ADF
1% Critical Value
5% Critical Value
10% Critical Value
BBC
-12.45242
-4.000
-3.430
-3.1383
BHS
-14.03998
-2.574
-1.9409
-1.6163
CAN
-12.1088
-2.574
-1.9409
-1.6163
KDC
-14.42094
-2.574
-1.9409
-1.6163
LAF
-11.46828
-2.574
-1.9409
-1.6163
NKD
-14.2971
-2.574
-1.9409
-1.6163
SGC
-12.859
-2.574
-1.9409
-1.6163
TAC
-10.46822
-2.574
-1.9409
-1.6163
TS4
-11.38752
-2.574
-1.9409
-1.6163
VNM
-11.38752
-2.574
-1.9409
-1.6163
Như vậy, với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% cả 10 chuỗi lợi suất đều dừng.
(Kết quả kiểm định cụ thể từng cổ phiếu xem phụ lục)
Nhóm tài sản thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Nhóm tài sản thuộc ngành bất động sản
Nhóm tài sản thuộc ngành vật liệu xây dựng
Nhóm tài sản thuộc ngành vận tải đường thủy
Nhóm tài sản thuộc ngành sản xuất điện và các thiết bị điện
Xác định các tham số đầu vào cho thuật toán EGP
Nhóm tài sản ngành chế biến thực phẩm
Mô hình SIM đối với chuỗi lợi suất BBC
Dependent Variable: BBC
Method: Least Squares
Date: 04/13/02 Time: 00:40
Sample: 1 245
Included observations: 245
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
VNINDEX
0.728983
0.090349
8.068508
0.0000
C
0.003439
0.001569
2.191821
0.0293
R-squared
0.211297
Mean dependent var
0.004104
Adjusted R-squared
0.208051
S.D. dependent var
0.027558
S.E. of regression
0.024524
Akaike info criterion
-4.570164
Sum squared resid
0.146152
Schwarz criterion
-4.541582
Log likelihood
561.8451
F-statistic
65.10082
Durbin-Watson stat
1.631729
Prob(F-statistic)
0.000000
Hồi quy tương tự chuỗi lợi suất 9 cổ phiếu còn lại và tổng hợp được bảng kết quả sau:
Mean
Std. Deviation
RSS
N
BBC
0.00410
0.02756
0.14615
0.72898
245
0.00060
BHS
0.00038
0.02485
0.11510
0.69498
245
0.00047
CAN
0.00037
0.02595
0.14490
0.51297
245
0.00059
KDC
0.00109
0.03298
0.16529
1.16579
245
0.00067
LAF
0.00555
0.03230
0.22834
0.59657
245
0.00093
NKD
0.00207
0.02769
0.11365
0.99815
245
0.00046
SGC
0.00137
0.02635
0.14999
0.51397
245
0.00061
TAC
0.00288
0.02950
0.18151
0.64618
245
0.00074
TS4
0.00279
0.03213
0.22323
0.62361
245
0.00255
VNM
0.00118
0.02517
0.05914
1.13787
245
0.00464
VnIndex
0.00091
0.01738
Nhóm tài sản ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Nhóm tài sản ngành bất động sản
Nhóm tài sản ngành vật liệu xây dựng
Nhóm tài sản ngành vận tải đường thủy
Nhóm tài sản ngành sản xuất điện và thiết bị điện
Thuật toán EGP
Nhóm ngành chế biến thực phẩm
Lũy kế
Lũy kế
LAF
0.00875
3.33998
3.33998
381.863
381.863
0.0076
BBC
0.00517
4.60733
7.94730
890.834
1272.697
0.006
TS4
0.00394
0.60183
8.54914
152.784
1425.481
0.0058
TAC
0.00394
2.21933
10.76846
563.583
1989.064
0.0053
SGC
0.00201
0.86831
11.63677
431.487
2420.551
0.0047
NKD
0.00173
3.72606
15.36282
2147.812
4568.363
0.0033
VNM
0.00074
0.20754
15.57036
278.778
4847.141
0.0032
KDC
0.00065
1.31422
16.88458
2014.472
6861.613
0.0024
CAN
0.00008
0.03441
16.91899
444.933
7306.546
0.0023
BHS
0.00007
0.06849
16.98747
1028.058
8334.604
0.002
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành chỉ có LAF với tỉ trọng 100%
Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
zi
xi=wi
DRC
0.00326
3.87389
1187.232
0.00311
4.9016
0.7710
TTP
0.00121
0.94670
782.178
0.00113
0.9765
0.1536
DPC
0.00079
0.70855
893.498
0.00075
0.4572
0.0719
BMP
0.00034
0.51741
1528.550
0.00033
0.0219
0.0034
DNP
-0.00004
-0.03643
847.766
-0.00004
VPK
-0.00041
-0.17550
425.688
-0.00036
6.3574
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành có (DRC, TTP, DPC, BMP) với tỉ trọng tương ứng (77.2; 15.4; 7.2; 0.3).
Nhóm ngành bất động sản
Lũy kế
Lũy kế
SJS
0.00407
7.4893897
7.4894
1838.6
1838.6
0.0039
ITA
0.00332
5.034759
12.524
1514.8
3353.4
0.0037
HBC
0.00274
1.5570176
14.081
568.18
3921.6
0.0035
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành chỉ có SJS với tỉ trọng 100%.
Nhóm ngành vật liệu xây dựng
Lũy kế
Lũy kế
LBM
0.00876
1.0523396
1.0523
120.16
120.16
0.0059
NAV
0.00376
4.2660532
5.3184
1134.5
1254.7
0.0041
TTC
0.00323
0.8517971
6.1702
263.31
1518
0.0039
NHC
0.00147
0.8775114
7.0477
598.28
2116.3
0.0032
VTA
0.00131
0.0810995
7.1288
62.025
2178.3
0.0032
CYC
0.00073
0.2815535
7.4104
387.51
2565.8
0.0028
BT6
0.00010
0.1381562
7.5485
1393.7
3959.5
0.0019
DCT
-0.00025
-0.157728
7.3908
627.92
4587.5
0.0016
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành chỉ có LBM với tỉ trọng 100%.
Nhóm ngành vận tải đường thủy
Lũy kế
Lũy kế
VFC
0.00475
2.643409
2.64341
557.069
557.069
0.0043
MHC
0.00383
2.847996
5.49141
743.942
1301.01
0.00404
SHC
0.00332
1.332688
6.82409
401.868
1702.88
0.00388
SFI
0.0026
2.409598
9.23369
926.123
2629
0.00344
PJT
0.00208
1.724809
10.9585
830.257
3459.26
0.00312
TMS
0.00175
1.306137
12.2646
744.86
4204.12
0.00288
HTV
0.00154
1.13159
13.3962
733.43
4937.55
0.00268
VIP
0.00075
1.163703
14.5599
1557.24
6494.79
0.00222
DXP
0.00038
0.049011
14.6089
127.759
6622.55
0.00219
VGP
-3E-05
-0.017029
14.5919
656.967
7279.52
0.00199
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành chỉ có VFC với tỉ trọng 100%.
Nhóm ngành sản xuất điện và thiết bị điện
Lũy kế
Lũy kế
LGC
0.00996
2.0263314
2.0263
203.4
203.4
0.0078
PAC
0.00192
1.1480504
3.1744
599.48
802.88
0.0037
KHP
0.00154
1.267473
4.4419
824.96
1627.8
0.0026
RHC
0.00112
0.7414927
5.1833
663.11
2290.9
0.0022
SJD
0.00026
0.3051482
5.4885
1160.9
3451.9
0.0016
SAM
0.00008
0.3627301
5.8512
4489.7
7941.6
0.0007
Kết quả cho ta danh mục hiệu quả ngành chỉ có LGC với tỉ trọng 100%.
Thiết lập danh mục hiệu quả bằng phương pháp Markowitz
SO SÁNH DANH MỤC TÌM ĐƯỢC QUA HAI ỨNG DỤNG SIM VÀ APT
Lợi suất, rủi ro và giá của rủi ro
Xác định giá trị rủi ro cho danh mục
Phương pháp tính VaR cho danh mục
Các mô hình xác định phương sai không điều kiện (dài hạn) của danh mục
PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TỪ SIM VÀ APT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC.DOC