Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý( GIS) trong đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Hoài Đức TP Hà Nội giai đoạn 1993-2011

- Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quy trình thực hiện của việc ứng dụng GIS trong đánh giá tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý( GIS) trong đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng được như phương pháp truyền thống. Hơn thế nữa nó còn đảm bảo tính trực quan vì tất cả số liệu,sơ đồ bảng biểu được gắn với bản đồ hành chính, giúp cho việc tra cứu thông tin một cách nhanh chóng. Chỉ cần chọn một tượng bất kì trên bản đồ hoặc lựa chọn theo một mã số, theo diện tích lớn nhất, nhỏ nhất thì ta có thể thấy được đầy đủ các thông tin về kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ.

doc65 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý( GIS) trong đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Hoài Đức TP Hà Nội giai đoạn 1993-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ nhất là cấp xã cho việc quản lý đất đai nói chung và theo dõi giám sát tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tất cả các xã thuộc huyện Hoài Đức TP. Hà Nội giai đoạn 1993-2011. 1.5.3. Tại khu vực nghiên cứu. Hiện nay, hầu hết các phòng ban ngành thuộc huyện Hoài Đức đều sử dụng hệ thống tin học trong nghiên cứu và làm việc. Trong quản lý nhà nước về đất đai, huyện đã sử dụng một số phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý đất đai trong môi trường Microstation như Famit, Vilis .... trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính. Trong đó quản lý hệ thống sổ mục kê, hồ sơ địa chính, quy hoạch và công tác cấp GCNQSD đất như: Microstation, VILIS, AUTOCAT…Tuy nhiên chưa có phần mềm bổ trợ cho việc quản lý, lưu trữ và giám sát công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất một cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy trong việc giám sát công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất còn có nhiều sai sót và không đầy đủ, việc tra cứu thông tin và cập nhật thông tin mới rất khó khăn và tốn kém thời gian. Vì vậy cần phải có một cách quản lý và giám sát khác mang lại hiệu quả cao hơn và được thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo cho công tác quản lý tình hình ĐK và cấp GCN một cách hiệu quả nhất. CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng về tình hình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức TP Hà Nội giai đoạn 1993-2011. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Sử dụng phần mềm Mapinfo để lưu trữ, cập nhật cơ sở dữ liệu về tình hình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 1993-2011 trong bản đồ hành chính trên địa bàn huyện Hoài Đức TP Hà Nội để phục vụ công tác theo dõi, giám sát quá trình tình hình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. Xây dựng thành công cơ sở dữ liệu trong GIS về tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ và ứng dụng thành công GIS trong đánh giá tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất tại huyện Hoài Đức TP Hà Nội. Đề xuất quy trình các bước thực hiện ứng dụng GIS trong theo dõi giám sát quá trình đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại địa bàn huyện. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hoài Đức - Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức TP. Hà Nội. - Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào nghiên cứu. - Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Hoài Đức - Đưa ra được quy trình theo dõi giám sát tình hình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên bản đồ hành chính huyện Hoài Đức TP. Hà Nội bằng việc ứng dụng GIS. 2.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Kế thừa các tài liệu, các báo cáo kết quả của quá trình cấp GCNQSDĐ tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng của huyện - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: + Thiết kế đặc tính trường cơ sở dữ liệu trong Mapinfo để phù hợp với đề tài nghiên cứu. + Kết nối cơ sở dữ liệu không gian với cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ để hình thành hệ thống CSDL bản đồ số và hoàn thiện bản đồ hành chính huyện Hoài Đức. + Xuất hệ thống CSDL ra dạng bảng, biểu trong Mapinfo để dễ dàng phân tích, đánh giá và thống kê kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trong phạm vi nghiên cứu. Theo phương pháp truyền thống: Khi muốn theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất thì cần phải tổng hợp biểu ĐKĐĐ từ các xã và thống kê diện tích đã cấp GCN trên các biểu excel hoặc word để lưu trữ và từ đó có thể đánh giá tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất như hình 2.1: Hình 2.1. Bảng dữ liệu nhập theo phương pháp truyền thống trong Excel. Theo phương pháp tin học hóa: Từ số liệu tổng hợp về tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất ta có thể thiết kế các trường CSDL đầy đủ thông tin trong Mapinfo và nhập những số liệu được tổng hợp đó vào trên trường CSDL đã tạo trong bản đồ hành chính huyện. Kết quả nhập CSDL sẽ cho ra một bảng lưu trữ hệ thống CSDL như hình 2.2: Hình 2.2. Bảng cơ sở dữ liệu đã được tạo lập trong Mapinfo Theo phương pháp tin học hóa ta có thể lưu trữ được hệ thống CSDL của các thời điểm khác nhau cùng trên một tờ bản đồ hành chính. Thuận lợi cho việc theo dõi quá trình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. Từ những hệ thống CSDL được lưu trữ có thể chiết xuất ra các biểu đồ các dạng để để dễ dàng phân tích, đánh giá và thống kê kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trong phạm vi nghiên cứu. Điều đo được thể hiện rõ qua phần kết quả nghiên cứu. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu. 3.1.1. Đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu a. Vị trí địa lý Hinh 3.1: Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ hành chính TP.Hà Nội Nhìn vào hình 3.1 ta thấy Hoài Đức là một huyện có vị trí gần với trung tâm thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý 20031’ – 21017’ vĩ độ bắc và 105017’ - 1060 kinh độ đông có những vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp huyện Từ Liêm + Phía Tây giáp huyện Quốc Oai + Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ + Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ. Hoài Đức là một huyện đồng bằng thuộc TP Hà Nội, khu dân cư chủ yếu tập trung ven đường giao thông lớn. Hoài Đức có các quốc lộ lớn chạy qua đó là đường cao tốc Láng - Hoà lạc, Quốc Lộ 32, tỉnh lộ 70, tỉnh lộ 423(tỉnh lộ 72 cũ), tỉnh lộ 422(tỉnh lộ 79 cũ), đây là những tuyến giao thông quan trọng nối huyện với nội thành Hà Nội, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với trung tâm Hà Nội và với các vùng lân cận khác (Hình 3.2). Đồng thời, huyện có hệ thống thủy lợi phong phú thuận tiện cho việc tưới tiêu cho những vùng đất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực cho trong và ngoài vùng. Hình 3.2: Hình ảnh bản đồ địa hình huyện Hoài Đức. b. Khí hậu, thủy văn : Huyện Hoài Đức nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt. Mùa hạ thì nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông thì lạnh khô mưa ít, nhiệt độ trung bình năm là 250C, trung bình cao là 27,90C. Tuy nhiên, vào những tháng nóng nhất nhiệt độ có ngày lên tới 380C, vào mùa đông nhiệt độ có ngày xuống 80C. Về nguồn nước từ sông Hồng ở phía bắc cung cấp qua hệ thống kênh chính Đan Hoài, đồng thời Hoài Đức có sông Đáy chảy qua 10 xã trong huyện. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ nằm rải rác trong toàn huyện. Nhìn chung, nguồn nước được cung cấp đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Hoài Đức có địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng song do có dòng sông Đáy chảy qua nên được chia làm 2 vùng rõ rệt là vùng đồng và vùng bãi ven sông Đáy. Như vậy, có điều kiện thuận lợi để thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm. c. Địa hình: Huyện Hoài Đức nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt. Mùa hạ thì nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông thì lạnh khô mưa ít, nhiệt độ trung bình năm là 250C, trung bình cao là 27,90C. Tuy nhiên, vào những tháng nóng nhất nhiệt độ có ngày lên tới 380C, vào mùa đông nhiệt độ có ngày xuống 80C. Về nguồn nước từ sông Hồng ở phía bắc cung cấp qua hệ thống kênh chính Đan Hoài, đồng thời Hoài Đức có sông Đáy chảy qua 10 xã trong huyện. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ nằm rải rác trong toàn huyện. Nhìn chung, nguồn nước được cung cấp đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Hoài Đức có địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng song do có dòng sông Đáy chảy qua nên được chia làm 2 vùng rõ rệt là vùng đồng và vùng bãi ven sông Đáy. Như vậy, có điều kiện thuận lợi để thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm. d. Các nguồn tài nguyên khác: Tài nguyên đất Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất được bồi lắng phù sa.Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pH càng tăng. Nhìn chung đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Ở vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tông diện tích 2.076 ha chiếm 31,9 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng. Huyện có diện tích đất phân bố tương đối đồng đều được thể hiện qua cơ cấu đất đai của huyện tại bảng: Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Hoài Đức TP Hà Nội năm 2011 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 8246,77 100,00 1 Đất nông nghiệp 4272,12 51,80 2 Đất phi nông nghiệp 3917,35 47,51 3 Đất chưa sử dụng 57,30 0,69 ( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hoài Đức năm 2011) Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai của huyện Hoài Đức năm 2011 Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi Từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nước mặt cùng cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng bằng; cồn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng. Nguồn nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cùng cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng. Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. Là huyện ngoại thành, nhưng Hoài Đức là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của Thủ đô. Chỉ trong mấy năm trở lại đây, trên địa bàn huyện có thêm hàng loạt khu đô thị lớn, hiện đại như: Khu đô thị Diamond Tower Nam An Khánh, Khu đô thị Vân Canh, Kim Chung - Di Trạch... theo ước tính dân số đô thị đến năm 2020 khoảng 100284 – 120340 người . a. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng Huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các khu cụm công nghiệp nhỏ, huyện sẽ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí. Huyện là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc (Hoà Bình, Sơn La), các tỉnh phía Đông Bắc (Nam Hà, Thái Nguyên ). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa huyện với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ. Nói chung hệ thống cơ sở hạ tầng của huyên tương đối tốt, công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao và văn hoá cộng đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. b. Thực trạng phát triển kinh tế Hiện nay nền kinh tế của huyện Hoài Đức đang dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành chính nhằm thúc đẩy kinh tế. Cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 7.887,7 ha, so với cùng kỳ đạt 96,8%. Tổng sản lượng lương thực đạt 23.780,3 tấn, giảm 11,3% so với năm trước. Năng suất lúa cả năm đạt 98 tạ/ha, so với năm 2010 giảm 0,5%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 16,941 tấn đạt 99,6% so với cùng kỳ. Huyện chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới, trong đó chỉ đạo xã thí điểm là xã Yên Sở, có 05 xã đăng ký xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn 2011 – 2015, đến nay đang tiếp tục chỉ đạo các ngành và xã Yên Sở triển khai các bước để thực hiện đề án. Công nghiệp và làng nghề: Về công nghiệp: Hiện nay, có 05 cụm công nghiệp diện tích 130.11ha và 05 điểm công nghiệp diện tích 78,15 ha đó đã được triển khai. Đến nay các cụm, điểm công nghiệp đó thu hút được 131 doanh nghiệp và 54 hộ gia đình cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Về làng nghề: Hầu hết các làng nghề đều không có hệ thống xử lý chất thải và trong đó có 03 làng nghề chế biến nông sản Dương liễu, Minh Khai, Cát Quế và dệt kim, bánh kẹo La Phù là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Hoài Đức. Bảng 3.2 Bảng thống kê diện tích các loại đất của huyện Hoài Đức năm 2011 TT Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Đất ở nông thôn Đất ở đô thị Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 8246,77 1904,34 122,40 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 4272,12 191,32 17,82 51,80 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4126,17 175,44 15,83 50,03 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3634,20 26,32 15,15 44,07 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2689,52 8,77 13,85 32,61 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 944,68 17,55 1,30 11,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 491,97 149,12 0,68 5,97 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0 0 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 111,10 14,37 1,99 1,35 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 34,85 1,51 0 0,42 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3917,35 1713,02 104,26 47,50 2.1 Đất ở OTC 1913,38 1416,85 63,45 23,21 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1849,93 1416,85 0 22,43 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 63,45 0 63,45 0,77 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1774,68 250,62 37,63 21,52 2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình SN CTS 59,50 27,92 4,23 0,72 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 58,93 4,46 1,30 0,71 2.2.3 Đất an ninh CAN 8,89 0 0,36 0,11 2.2.4 Đất sản xuất, KD PNN CSK 462,03 7,08 6,26 5,60 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1185,33 211,16 25,48 14,37 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 27,89 21,32 0,87 0,34 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 76,81 3,12 2,04 0,93 2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 124,59 21,11 0,27 1,51 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 0 0 0 3 Đất chưa sử dụng CSD 57,30 0 0,32 0,69 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 57,30 0 0,32 0,69 ( Nguồn: Phòng TNMT huyện Hoài Đức năm 2011) Theo kết quả thống kê diện tích các loại đất của huyện Hoài Đức năm 2011 như (Bảng 3,2) do phòng TNMT huyện Hoài Đức cung cấp cho biết: Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện có cơ cấu đất đai như: Nhóm đất nông nghiệp : 4272,12 ha chiếm 51,80% DT đất tự nhiên Nhóm đất phi nông nghiệp: 3917,35 ha chiếm 47,5% DT đất tự nhiên Nhóm đất chưa sử dụng: 57,3ha chiếm 0,69% DT đất tự nhiên Thực hiện nghị quyết của huyện ủy, HĐND và kế hoạch của UBND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ANQP năm 2011 theo chức năng nhiệm vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường, được sự chỉ đạo của TTHU, TTHĐND – UBND huyện, sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan trong năm 2011 phòng Tài nguyên và môi trường đã đạt được 1 số kết quả sau: a. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Phối hợp với đơn vị tư vấn Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên đất và môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội hoàn thiện báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 -2015 huyện Hoài Đức trình tại kỳ họp thứ 2 - HĐND huyện. Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2011-2015) cấp xã. b. Công tác giao đất, thu hồi đất: - Công tác thu hồi đất: * Tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thu hồi 166579.93 m2 đất nông nghiệp của 308 hộ để thực hiện các dự án: - Đất các dự án: 53 hộ, diện tích: 13496,2 m2 - Đất dịch vụ: 255 hộ, diện tích: 153083,73 m2 - Công tác giao đất: Phối hợp với Ban bồi thường GPMB, UBND xã Kim Chung tổ chức bàn giao đất ở cho 4 hộ tái định cư Lai xá, xã Kim Chung, diện tích 160 m2; Tham mưu UBND huyện ban hành quyết định giao đất cho 5 hộ, diện tích 510.25 m2 khu tái định cư thôn Lai xá, xã Kim Chung; báo cáo Thành phố các dự án đầu tư cấp bách trong thời gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp Tỉnh chưa được xét duyệt. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện quyết định giao 7879,6 m2 đất cho ông Nguyễn Chí Hùng thuê trồng cây ăn quả lâu năm hiệu quả kinh tế cao tại xã Song Phương. c. Công tác cấp GCN QSD đất ở: Mặc dù số lượng cán bộ làm công tác cấp GCN QSD đất còn hạn chế nhưng lãnh đạo cơ quan bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất cho nhân dân, nhất là cấp GCN đại trà đối với đất thổ cư cũ, đồng thời cơ bản đáp ứng nhu cầu giao dịch đất đai của nhân dân trên địa bàn huyện. Năm 2011 đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ, kết quả như sau: - Công tác đăng ký thế chấp: Năm 2011 đã tiếp nhận làm thủ tục đăng ký thế chấp bằng QSD đất cho 2251 trường hợp, xoá đăng ký thế chấp cho 1414 trường hợp đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân trong huyện. * Công tác thống kê đất đai thời điểm 01/01/2011: tổng hợp xong số liệu báo cáo Sở Tài nguyên và môi trường theo quy định; Thống kê việc cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 25/01/2011 của UBND Thành phố. - Hồ sơ xin cấp lần đầu và tại bộ phận một cửa: đã tiếp nhận 7771 hồ sơ, kết quả đã trình UBND huyện ký được 6118 hồ sơ, còn lại 1653 hồ sơ đang hoàn thiện trình UBND huyện, trong đó: * Hồ sơ tiếp nhận tại 1 cửa: Đã tiếp nhận 5.727 hồ sơ, trình kí được 5.061 hồ sơ, còn lại 666 hồ sơ đang hoàn thiện trình UBND huyện. * Hồ sơ xin cấp lần đầu: 2044 hå s¬, ®· tr×nh UBND huyÖn ký ®­îc 1057 hå s¬, cßn l¹i 987 hå s¬ cña 12 x· trong tổng số 20 xã thị trấn đang được hoàn thiện và trình UB ký cụ thể theo bảng 3.4 Bảng 3.3 : HS xin CLĐ đang hoàn thiện và trình UB của huyện Hoài Đức. TT ĐVHC Số HS xin CLĐ đang hoàn thiện Tỷ lệ % 1 An Khánh 125 12,66 2 Tiền Yên 53 5,37 3 Vân Canh 78 7,90 4 Vân Côn 110 11,15 5 Đông La 155 15,71 6 Song Phương 114 11,55 7 Kim Chung 92 9,32 8 Sơn Đồng 100 10,13 9 An Thượng 29 2,94 10 Di Trạch 80 8,11 11 La Phù 28 2,84 12 Cát Quế 13 1,32 Tổng 987 100,00 d. Công tác quản lý, sử dụng đất đai: Trong những năm qua tình hình vi phạm đất đai trên địa bàn huyện diễn ra phức tạp, phòng Tài nguyên và môi trường cũng đã kịp thời báo cáo và thường xuyên, tích cực tham mưu đề nghị Huyện uỷ, UBND huyện tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai. Năm 2011 đã tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện ban hành Chỉ thị số 06 - CT/HU ngày 22/11/2010 và Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 8/8/2011 về đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Phối hợp với Huyện uỷ, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 06 - CT/HU và Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 8/8/2011 của UBND huyện đến Bí thư, Chủ tịch, cán bộ địa chính, trưởng thôn, Bí thư chi bộ các thôn, xóm, khu phố, cụm dân cư. Hiện nay tình hình vi phạm đất đai có nhiều chuyển biến rõ rệt, một số xã đã cơ bản hạn chế được các vi phạm mới như Minh Khai, Yên Sở, Đắc Sở, Di Trạch, Sơn Đồng....Bên cạnh đó ở một số xã tình hình vi phạm vẫn diễn ra, các vi phạm mới tiếp tục phát sinh không được ngăn chặn, xử lý kịp thời như xã Vân Côn, Dương Liễu, Đức Thượng... Thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các vi phạm pháp luật về đất đai theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ đối với 10 tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 7035/UBND-TNMT ngày 23/8/2011. e. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư: Trong năm 2011, phòng Tài nguyên và môi trường đã tiếp nhận 98 lượt đơn thư các loại từ các nguồn chuyển đến, trong đó số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện giao phòng Tài nguyên và môi trường xác minh, tham mưu giải quyết là 60 vụ việc. Nội dung đơn thư chủ yếu tập trung vào 2 nhóm chính: Cấp GCNQSD đất, liên quan đến tranh chấp ngõ đi; còn lại là các đơn thư liên quan đến đất, chiếm đất, giao đất, thu hồi đất. 3.2. Sơ đồ quá trình các bước thực hiện Hình 3.4. Sơ đồ quá trình các bước thực hiện 3.3. Kết quả thiết lập CSDL bản đồ hành chính huyện Hoài Đức. 3.3.1. Kết quả thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ nghiên cứu. Thu thập bản đồ hành chính là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc ứng dụng GIS trong ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ. Trong đề tài nghiên cứu này, tài liệu cơ bản và cần thiết thu thập được bao gồm: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Hoài Đức ( ở dạng số). - Bản đồ Hành chính huyện Hoài Đức ( ở dạng số). - Báo cáo tổng kết năm 2011 của huyện Hoài Đức. - Biểu kết quả cấp giấy CNQSDĐ của huyện Hoài Đức năm 2011. - Kết quả kiểm kê thống kê đất đai năm 2011 của huyện Hoài Đức. - Một số tài liệu khác phục vụ cho nghiên cứu. 3.3.2. Hoàn thiện dữ liệu không gian bản đồ hành chính huyện Hoài Đức. Sau khi thu thập được bản đồ HC huyện Hoài Đức chưa chứa DL thuộc tính, tiến hành hoàn thiện DL không gian đảm bảo cho màu sắc và nhãn bản đồ được theo đúng quy chuẩn của bản đồ HC huyện như (Hình 3.5) Hình 3.5 : Hình ảnh bản đồ HC huyện Hoài Đức với DL không gian 3.3.3. Thiết kế đặc tính trường cơ sở dữ liệu trong bản đồ hành chính của huyện Để bổ sung các thông tin thuộc tính cho bản đồ, ta tiến hành tạo trường cơ sở dữ liệu cho lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất và kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất của bản đồ. Trường CSDL liên kết với các thuộc tính dữ liệu không gian. Các trường cơ sở dữ liệu được mô tả như bảng 3.3 sau: Bảng 3.4: Bảng thiết kế đặc tính trường CSDL TT Tên trường Mô tả trường Đặc tính Ví Dụ 1 Code Thứ tự Integer 1 2 Tenxa Tên xã trong ĐGHC Character TT Trôi 3 DT_TN_ha Diện tích tự nhiên Decimal 122,40 4 DT_dacap_ha Diện tích đã cấp GCN Decimal 44,75 5 DT_dacap_% % Diện tích đã cấp GCN Decimal 36,56 6 DT_chuadacap_ha Diện tích chưa cấp GCN Decimal 77,65 7 DT_chuadacap_% % Diện tích chưa cấp GCN Decimal 63,44 8 Soho Số hộ trong đối tượng Integer 1259 9 Soho_DK Số hộ đăng ký đất đai Integer 1231 10 Soho_dacap Số hộ đã được cấp GCN Integer 792 11 Soho_dacap_% Tỷ lệ số hộ được cấp GCN Decimal 62,91 Khi thiết kế đặc tính trường cơ sở DL ta sẽ có hộp thoại như (Hình 3.6). Sau khi hộp thoại thiết lập trường dữ liệu được chấp nhận ta được một bảng cơ sở dữ liệu với các trường rỗng của các đối tượng dưới dạng bản ghi như (Bảng 3.4). Hình 3.6: Hộp thoại thiết lập trường DL trong Mapinfo Bảng 3.5 . Bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN rỗng trong Mapinfo Để bảng CSDL trên chứa đựng các đặc điểm, tính chất của kết quả ĐK ĐĐ và cấp GCNQSDĐ thì ta cần tiến hành nhập DL. 3.3.4. Nhập cơ sở dữ liệu. Sau khi tạo đầy đủ các trường CSDL ta tiến hành nhập các dữ liệu cho các trường DL đã được thành lập. Khi dữ liệu thay đổi ta có thể cập nhật một cách nhanh chóng những biến động đó để có thể có một lớp CSDL mới. Việc nhập dữ liệu trong trường dữ liệu của Mapinfo tránh được sự nhầm lẫn trong tính toán và nhầm lẫn trong khi nhập. Quá trình nhập cơ sở dữ liệu được tiến hành theo 2 cách, có thể nhập trực tiếp hoặc nhập gián tiếp thông qua công cụ của Mapinfo như sau: + Nhập DL trực tiếp: là cách nhập tất cả các đặc tính của đối tượng bằng công cụ" Info" thông qua hộp thoại kích hoạt thông tin (Hình 3.7) hoặc nhập trực tiếp vào bảng lưu trữ CSDL rỗng (Hình 3.8). Phương pháp nhập trực tiếp có ưu điểm là đơn giản và dễ làm nhưng có nhược điểm là mất rất nhiều thời gian và lại dễ nhầm lẫn. Hình 3.7: Hộp thoại để nhập trực tiếp DL bằng công cụ info Tool Hình 3.8: Bảng để nhập trực tiếp DL bằng bảng lưu trữ DL + Nhập gián tiếp: Là phương pháp sử dụng phần mềm Mapinfo có khả năng lựa chọn các đối tượng có cùng đặc điểm trong cùng một trường CSDL sau đó dùng lệnh "Update Colum" để gán các giá trị cho nó như hình Hình 3.9: Hộp thoại để nhập trực tiếp các DL Sau khi tiến hành nhập thông tin cho các trường cơ sở dữ liệu ta thu được là Bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN của huyện Hoài Đức : Hình 3.10 . Bảng mô tả kết quả sau khi nhập CSDL Sau khi ta có đầy đủ các bảng lưu trữ cơ sở dữ liệu phù hợp với nghiên cứu, ta tiến hành chiết xuất CSDL đó dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, đồ thị trong môi trường Mapinfo để có thể phân tích, đánh giá và thống kê kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ của từng xã trên địa bàn huyện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hơn nữa nhờ bộ cơ sở dữ liệu tình hình ĐK và cấp GCN ta có thể thiết lập mối quan hệ trong tra cứu và cập nhật thông tin của ĐVHC. Ngoài ra ta còn có thể thống kê được diện tích đã được cấp của từng ĐVHC theo loại đất và tỉ lệ phần trăm diện tích đó so với diện tích toàn khu vực nghiên cứu. 3.4. Phân tích và thống kê kết quả ĐK ĐĐ và cấp GCNQSDĐ của huyện Hoài Đức. 3.4.1. Thống kê kết kết quả ĐK ĐĐ và cấp GCNQSDĐ của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 8246.77 ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy là 3362.76 ha chiếm 40.78%. Như vậy diện tích được cấp chiếm tỷ lệ còn thấp và tỷ lệ được cấp GCNQSDĐ của các xã không đồng đều.(Hình 3.12) Tỷ lệ số hộ kê khai đăng ký cao đạt 96.79% tổng số hộ trong địa bàn huyện. Như vậy cho thấy người dân có hiểu biết về tầm quan trọng của việc kê khai đăng ký đất đai. Khi đã có bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 như (Hình 3.11) ta tiến hành xuất ra biểu đồ cột để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự chênh lệch diện tích tự nhiên cũng như diện tích ĐK, diện tích đã cấp của các đơn vị hành chính trong huyện Hoài Đức. Hơn nữa từ bảng lưu trữ dữ liệu ta có thể xuất ra được nhiều biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau để có thể mô tả đối tượng một cách dễ dàng nhất. Hình 3.11: Bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 Hình 3.12: Diện tích tự nhiên của huyện Hoài Đức năm 2011 trong Mapinfo. Từ biểu đồ trên ta thấy diện tích tự nhiên của các xã không đồng đều, có một số xã có diện tích tự nhiên khá lớn như An Khánh, An Thượng, Đức Thượng... Vì vậy các xã này đã được các nhà đầu tư quan tâm và được phát triển các khu đô thị, khu chung chư và là nơi tập trung các nhà máy sản xuất kinh doanh và tiểu thủ công nghiệp góp phần đẩy mạnh sự phát triển của huyện lên một tầm mới. Tuy nhiên việc đăng ký và cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra của TP. Diện tích đã cấp GCN so với diện tích diện tích tự nhiên của các xã còn rất thấp (Hình 3.12) Diện tích được cấp GCN trên địa bàn các xã so với diện tích đất TN còn rất thấp, không đảm bảo được yêu cầu đê ra của TP Hà Nội và hầu như không vượt quá 200 ha (Hình 3.13). Điều này cho thấy việc cấp GCN tại huyện Hoài Đức còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Vì vậy HU-UBND cần chú trọng hơn trong công tác này để có thể đẩy mạnh lên cao cho đạt yêu cầu đề ra ban đầu. Hình 3.13: Diện tích đã được cấp GCN tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 Hình 3.14: Tỷ lệ diện tích đã cấp của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 * Qua bảng thống kê kết quả ĐK, cấp GCN và biểu đồ tỷ lệ phần trăm diện tích đất được cấp GCN của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993- 2011 ta có thể dễ dàng nhận thấy trên địa bàn huyện Hoài Đức việc cấp GCN cho các xã không được đồng đều và còn thấp so với các quận huyện trong TP Hà Nội. - Một số đơn vị có tỷ lệ diện tích đất được cấp GNCQSDĐ cao như Minh Khai được cấp với diện tích 137.08 ha chiếm 71.3% tổng diện tích tự nhiên của xã và xã Đắc Sở được cấp với diện tích 133.79 ha chiếm 66.62% tổng diện tích tự nhiên. Do 2 xã Minh Khai và Đắc Sở mới được đô thị hóa, cần được phát triển vì vậy tiến độ cấp giấy được đẩy mạnh hơn. - Xã An Khánh có tỷ lệ diện tích được cấp 209.64 ha chiếm 25.25%, thấp nhất so với các xã khác do trên địa bàn xã có nhiều vi phạm và khiếu nại, tố cáo trong quản lý đất đai. Các đơn vị có tỷ lệ diện tích được cấp thấp còn lại nguyên nhân chủ yếu là lấn chiếm và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Qua bảng thống kê kết quả ĐK và cấp GCN và biểu đồ tỷ lệ phần trăm diện tích đất được cấp GCN của huyện đã cho thấy khả năng ứng dụng của cơ sơ dữ liệu bản đồ trong việc giám sát tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất một cách khoa học và hiệu quả. Khi có bản đồ hành chính của vùng ta nghiên cứu và CSDL được hoàn thiện, việc tra cứu, giám sát thông tin sẽ rất dễ dàng, ta chỉ cần dùng lệnh “info tool” nhấn vào cùng cần tra cứu là mọi thông tin về vùng đó được hiện lên một cách đầy đủ và chính xác (Hinh 3.15). Việc này giúp cho công tác quản lý đất đai nói chung và công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ một cách hiệu quả và khoa học. Hình 3.15: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã An Khánh. Hình 3.16: Số hộ ĐKĐĐ và được cấp GCNQSD đất của huyện Hoài Đức. Từ biểu đồ (Hình 3.16) ta có thể thây số hộ ĐKĐĐ và số hộ được cấp GCN tại xã Yên sở là lớn nhất. Tuy xã Minh Khai số hộ được cấp GCN không cao nhưng tỷ lệ số hộ được cấp GCN của xã so với các xã khác trong khu vực nghiên cứu là lớn nhất. Nhìn biểu trên ta cũng thấy được tỷ lệ số hộ được cấp GCN khá cao. Tuy nhiên tỷ diện tích được cấp GCN thì còn thấp do hồ sơ đăng ký một số thửa đất của các hộ chưa đủ về mặt pháp lý và còn có tranh chấp. 3.4.2. Thống kê kết quả ĐK ĐĐ và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. Dưới sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức đã tiến hành đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy trình và chủ trương của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể là các xã tiến hành kê khai đăng ký đất nông nghiệp cho các hộ sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra xác nhận nội dung kê khai và có kiến nghị giải quyết từng đơn đăng ký đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu toàn bộ hồ sơ xin đăng ký đất và trình duyệt. Hồ sơ được thông qua phải có biên bản kiểm tra nghiệm thu, phòng phòng Tài nguyên và Môi trường phải tổ chức viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trình lên Uỷ ban nhân dân huyện ký và ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời ra quyết định xử lý các trường hợp vi phạm chính sách đất đai. Huyện Hoài Đức đã tiến hành đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp cho các hộ thuộc 20 xã, thị trấn. Tiến hành theo quy trình thực hiện ứng dụng GIS ta được bảng kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993- 2011 theo đơn vị hành chính trong Mapinfo như (Bảng 3.5) và các biểu đồ thể hiện diện tích đăng ký đất đai và đã được cấp GCNQSDĐ như (Hình 3.17). Bảng 3.6. Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993- 2011 theo đơn vị hành chính. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức năm 2011) Nhìn vào (Hình 3.17) ta thấy diện tích kê khai đăng ký đất đai đất nông nghiệp của toàn huyện là 3816.87 ha chiếm 89.34% so với tổng diện tích đất nông nghiệp của cả huyện năm 2011. Trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 4272.12 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp được cấp là 2287.49 ha chiếm 53.54% tổng diện tích đất nông nghiệp. Điều đó cho thấy việc kê khai đăng ký đất đai đang được người dân chú trọng đến, là bước để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho người chủ sử dụng đất. Hình 3.17: Diện tích đất nông nghiệp đã ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. Qua biểu trên được thể hiện trong môi trường Mapinfo ta có thể thấy được một cách rõ ràng diện tích kê khai đăng ký đất nông nghiệp trên địa bàn huyện từ trước tới nay vẫn chưa đầy đủ. Vẫn còn diện tích không được kê khai và đăng ký. Vì vậy rất khó khăn cho các nhà quản lý nhà nước về đất đai, không thể giám sát hết được các chủ sử dụng đất nông nghiệp trong địa bàn huyện. Hình 3.18: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được cấp GCN của huyện giai đoạn 1993-2011 Qua hình 3.18 ta dễ dàng nhận thấy thấy: Đơn vị hành chính được cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp lớn nhất là xã Song Phương, với diện tích nông nghiệp được cấp giấy là 187.76 ha đạt 89.68% so với 553.20 ha diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Một số xã khác trên địa bàn huyện cũng có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được cấp GCNQSDĐ khá cao, cụ thể có 4 xã có tỷ lệ diện tích được cấp trên 70% như: Minh Khai , Lại Yên, Yên Sở, Đắc Sở. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được cấp thấp như: TT Trạm Trôi (17.18%), Di Trạch (37.15%), Cát Quế (36.76%), Đông La (32.41%) chưa đạt được yêu cầu đặt ra của TP. Hà Nội. Hình 3.19: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã Song Phương. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của huyện Hoài Đức còn chưa đạt kế hoạch được giao, tiến độ còn chậm do gặp một số khó khăn: - Ở một số xã diện tích loại đất trên bản đồ không khớp với hiện trạng sử dụng đất gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trong những năm trước đây, công tác quản lý đất đai còn hạn chế nên đã có nhiều vi phạm như lấn chiếm đất đai, làm nhà ở trên đất, cấp đất trái thẩm quyền nên đã ảnh hưởng đến việc xác định quỹ đất nông nghiệp giao ổn định lâu dài và ảnh hưởng đến việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.4.3. Thống kê kết quả cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993- 2011. Là một huyÖn ngoại thành phố Hà Nội, toàn bộ diện tích đất ở của huyÖn Hoµi §øc là đất ở n«ng th«n với diện tích là 1849.93 ha chiếm 22.43 % tổng diện tích tự nhiên. Ngay từ những năm tháng đầu đi vào hoạt động huyện Hoài Đức đã tiến hành công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thực hiện theo Quyết định số 769/2009/QĐ-UB ngày 12/02/2009 của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội về việc uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại nông thôn. Trong quá trình thực hiện do các hộ sử dụng đất phần lớn là nhận thừa kế, chia cho, chia tách thửa nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập hồ sơ đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để giải quyết vướng mắc trên Uỷ ban nhân dân huyện đã thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ kiểm điểm rút kinh nghiệm, kiểm tra tiến độ thực hiện và thống nhất biện pháp giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tổ chức tập huấn đến từng tổ công tác của các xã. Tính đến ngày 31/12/2011 trên địa bàn huyện có diện tích đất phi nông nghiệp là 3917.35 ha chiếm 47.5% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích đất phi nông nghiệp được cấp GCNQSDĐ theo đơn vị hành chính là 1075.27 ha chiếm 27.45% tổng diện tích phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp của mỗi đơn vị hành chính được cấp GCNQSDĐ được thể hiện cụ thể qua bảng 3.8. Bảng 3.7. Kết quả ĐK và cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức năm 2011) Trên địa bàn huyện tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp chiếm cao nhất tại xã An Khánh với 73.07 % với diện tích là 606.69 ha. Là một xã giáp với thủ đô, An Khánh được đô thị hóa và phát triển nhanh, những khu chung lớn được xây dựng lên như: khu chung cư Bắc An Khánh, khu chung cư Spenlora...và các công ty được hình thành rất nhiều trên địa bàn xã khiến cơ cấu đất của xã thay đổi, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên, diện tích nông nghiệp giảm. Hình 3.20: Biểu đồ diện tích đất PNN đã ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 Hình 3.21: Biểu đồ tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp được cấp GCN của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 Qua hình 3.21 ta thấy tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp được cấp cao nhất là xã Tiền Yên, tỷ lệ là 70,48% với diện tích được cấp là 67,82 ha, diện tích đất chưa được cấp là 28,41 ha chiếm 29,52% diện tích đất phi nông nghiệp của xã. Tỷ lệ diện tích được cấp của các xã đạt trên 50% là TT TRạm Trôi (64,42%), xã Minh Khai (58,54%), Di Trạch (51,38%), Đắc Sở (56,05). Bên cạnh đó còn một số xã có tỷ lệ diện tích đất được cấp còn thấp như xã Vân Canh(13,81%), Song Phương (11,43%) và xã An Thượng (11,57%). Nhìn chung kết quả cấp GCN QSDĐ phi nông nghiệp ở huyện Hoài Đức còn chậm, không đạt được chỉ tiêu đề ra la do những nguyên nhân sau: -Phòng đã phân công cán bộ trực tiếp cùng với các xã lập và hoàn thiện hồ sơ nhưng cũng chưa thường xuyên bám sát địa bàn nên tiến độ còn chậm. -Một số xã, Đảng ủy và UBND chưa tập trung chỉ dạo nên tiến độ còn chậm kể cả việc trình chủ tịch UBND xã ký. Một số xã chưa tổ chức kê khai hết các họ trong khu vực thổ cư cũ nhưng vẫn triển khai hồ sơ nhà tự quản (khu tập thể) dẫn đến số hồ sơ được hoàn thiện nhiều nhưng số hộ được cấp GCN còn thấp, dẫn đến tiến độ chậm. Một số xã tiến độ cấp GCN còn chậm do phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn. Hình 3.22: Biểu đồ số hộ ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ PNN tại huyện Hoài Đức năm 211 Từ hình số 3.22cho ta thấy số hộ được cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng tương đối cao và đồng đều. Xã Đức Thượng có tỷ lệ số hộ được cấp cao nhất so với toàn khu vực với 1820 hộ được cấp chiếm 94,55% tổng số hộ của xã. Tỷ lệ số hộ được cấp tại xã An Khánh là thấp nhất với 1498 hộ được cấp chiếm 35,98% tổng số hộ trong địa bàn xã. Do xã An Khánh là một xã lân cận với nội thành HN và mới được đô thị hóa, vì vậy giá đất thay đổi khiến việc tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai gia tăng nên số hộ đủ điều kiện cấp giấy còn thấp. Hình 3.23: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã An Thượng. 3.5. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức. 3.5.1. Thuận lợi ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ được thực hiện sẽ góp phần hạn chế hiện tượng vi phạm Pháp luật Đất đai, đảm bảo tính công bằng trong sử dụng đất. Do đó công tác này được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến cơ sở về chuyên môn trong từng khâu. Do đó trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc có thể xin ý kiến chỉ đạo kịp thời từ cấp trên. Các văn bản của các cơ quan Nhà nước được ban hành nhằm cụ thể hóa nội dung, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. Đội ngũ cán bộ, viên chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường nói chung và Văn phòng ĐKQSDĐ của huyện nói riêng, cũng như của các ngành, các cấp tại 20 xã, thị trấn luôn tích cực học hỏi, nhiệt tình, hết lòng vì công việc. Quy trình cấp GCNQSDĐ tại huyện thể hiện rõ ràng các trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ. Quy trình này đã có được những ưu điểm tiến bộ hơn so với quy trình trước đây tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giảm bớt "cửa" khi đi làm thủ tục, thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo một cửa nhanh gọn, thuận tiện và có khoa học. 3.5.2. Khó khăn Bên cạnh những kết quả đã đạt được, huyện Hoài Đức vẫn đang gặp một số vướng mắc, khó khăn nhất định trong quá trính ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ như: Một số dữ liệu bản đồ số còn chưa hoàn thiện và đầy đủ dẫn đến khó già soát và quản lý trên bản đồ. Hiện nay trên cả nước nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng chỉ có phần mềm dùng để quản lý hồ sơ địa chính, sổ mục kê…và cấp GCNQSDĐ nhưng chưa có hệ thống CSDL bản đồ để quản lý và giá soát về tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. Một số trường hợp các văn bản luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể nên gây ra vướng mắc trong quá trình xử lý. Vấn đề "quy hoạch treo" cũng làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân khi muốn được cải tạo, xây nhà nhưng không được cấp phép, nếu xin cấp GCNQSDĐ thì trên giấy chứng nhận đó hạn chế quyền sử dụng đất của họ khiến họ không đồng tình. Công tác tuyên truyền của huyện về pháp luật đất đai chưa thực sự sâu rộng, trình độ và ý thức chấp hành Pháp luật của người dân chưa cao, Nhiều vi phạm Luật Đất đai diễn ra ảnh hưởng đến công tác ĐKĐĐ, tiến độ cấp GCNQSDĐ. Kinh phí đầu tư cho công tác cấp ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ còn hạn hẹp. Do tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn huyện đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới tạo nên biến động về đất đai như giá đất tăng dẫn đến hiện tượng vi phạm Luật Đất đai như cho thuê đất trái thẩm quyền, đầu cơ đất, lấn chiếm đất công, bán đất trái thẩm quyền... Sự buông lỏng quản lý thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai của các xã những năm trước đây dẫn đến các trường hợp cấp đất trái thẩm quyền, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình. Những ưu điểm khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) . Tối thiểu hoá việc sử dụng bản đồ như là nơi lưu trữ dữ liệu (chỉ cần bấm chuột vào một vùng nào đó sẽ làm xuất hiện bản thông tin thay cho các ký hiệu trên mặt bản đồ) dễ dàng cho việc giỏm sỏt tỡnh hỡnh đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất. Việc tra cứu các thông tin trên bản đồ được thực hiện nhanh và chính xác. Thuận tiện đối với phân tích dữ liệu mà dữ liệu đó yêu cầu tương tác giữa phân tích thống kê với bản đồ. GIS là một hệ thống tự động quản lý, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu chuyên ngành với sự phát triển của máy tính đặc biệt chúng có khả năng biến đổi dữ liệu mà những công việc này không thể thực hiện bằng phương pháp thô sơ. GIS có khả năng chuẩn hoá ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các hệ thống xử lý khác nhau do đó phát triển khả năng khai thác dữ liệu. GIS có khả năng biến đổi dữ liệu để đáp ứng những bài toán cụ thể cần được giải quyết. GIS có thể cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất cho người sử dụng cùng với khả năng dự đoán diễn biến theo thời gian rất phù hợp cho việc giám sát công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. Đồng thời GIS cho sự biến dạng thông tin là ít nhất. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức. - Về chính sách: Chính sách pháp luật về đất đai cần hoàn thiện, thống nhất, ổn định, phù hợp với thực tế hơn để giải quyết triệt để những tồn tại do lịch sử để lại và những vấn đề mới phát sinh. Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm Pháp luật theo hướng không truy thu các khoản nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ lần đầu, tránh tình trạng người dân không có tiền để thực hiện nghĩa vụ tài chính khi làm các thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. - Về tổ chức, nhân lực: Có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính ở các xã, phường để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. - Về tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền, phổ biến chính sách Pháp luật cho mọi chủ sử dụng đất hiểu rõ tầm quan trọng của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ làm cho mọi người dân đều nhận thực rõ quyền lợi và lợi ích của mình trong sử dụng đất, tích cực hưởng ứng và tuân thủ đầy đủ mọi quy định trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. - Về cơ sở, thiết bị: Cần sớm xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất giữa các cấp, nghành phục vụ việc tra cứu thông tin đơn giản, nhanh và chính xác, hoàn thiện số liệu, tài liệu để lập các loại sổ sách còn thiếu trong HSĐC nhất là sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai. Cần hoàn thiện những dữ liệu bản đồ để dễ dàng cho việc quản lý và giám sát một cách hiệu quả và nhanh chóng. CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Sau quá trình thực tập tốt nghiệp và tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý( GIS) trong đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Hoài Đức TP Hà Nội giai đoạn 1993-2011.” có thể đưa ra một số kết luận như sau: - Nội dung và kết quả nghiên cứu hoàn toàn đáp ứng được các mục tiêu đặt ra của đề tài, cụ thể như sau: 1. Đã sử dụng GIS để xây dựng thành công bộ cơ sở dữ liệu về kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất trên bản đồ hành chính huyện Hoài Đức. 2. Đã sử dụng Mapinfo để chiết suất thông tin một cách hiệu quả trong hệ thống CSDL bản đồ hành chính huyện Hoài Đức phục vụ quá trình theo dõi giám sát kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ của các xã trong địa bàn huyện, đó là: Thống kê kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 dưới dạng bảng biểu. Xây dựng biểu đồ mô tả kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ theo các thông số diện tích đã cấp, số hộ đã cấp, tỷ lệ diện tích đã cấp, tỷ lệ số hộ đã cấp...cho các xã trên địa bàn huyện. - Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quy trình thực hiện của việc ứng dụng GIS trong đánh giá tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý( GIS) trong đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng được như phương pháp truyền thống. Hơn thế nữa nó còn đảm bảo tính trực quan vì tất cả số liệu,sơ đồ bảng biểu được gắn với bản đồ hành chính, giúp cho việc tra cứu thông tin một cách nhanh chóng. Chỉ cần chọn một tượng bất kì trên bản đồ hoặc lựa chọn theo một mã số, theo diện tích lớn nhất, nhỏ nhất thì ta có thể thấy được đầy đủ các thông tin về kết quả ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ. - Kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn vì nó cung cấp tài liệu cho cơ quan quản lý có một bộ bản đồ số với đầy đủ hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho việc cập nhật và bổ sung những biến động về có hiệu quả cao. - Một lần nữa khẳng định thêm những ưu điểm của phương pháp xây dựng bản đồ có ứng dụng công nghệ tin học so với phương pháp truyền thống, mà cụ thể ở đây là ứng dụng phần mềm Mapinfo trong việc theo dõi, giám sát tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. - Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo tốt giúp cho địa phương quản lý các thông tin về ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất dễ dàng và hiệu quả hơn. 4.2. Tồn tại Tuy quá trình nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định song do thời gian nghiên cứu, những trang thiết bị vật chất còn nhiều hạn chế và do khu vực nghiên cứu rộng cho nên kết quả nghiên cứu còn một số tồn tại như sau: - Thông tin về tình hình ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất còn thiếu như: Lý do không được cấp GCN của từng khu vực chưa được thể hiện, chưa thực hiện được đến từng hộ gia đình cá nhân mà chỉ là phạm vi hành chính xã. - Thời gian nghiên cứu hạn chế nên chưa đưa ra được hết những nghiên cứu mới nhằm đáp ứng tốt hơn việc theo dõi và giám sát tình hinh ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. 4.3. Kiến nghị Trước những vấn đề còn tồn tại, chưa làm được trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ tại huyện Hoài Đức, em xin đưa ra một số kiến nghị sau: Phòng TNMT huyện Hoài Đức cần ứng dụng GIS trong việc theo dõi giám sát tình hình ĐK ĐĐ và cấp GCNQSD đất để có thể quản lý đất đai một cách hiệu quả nhất. Các hồ sơ tồn đọng về cơ bản là rất khó khăn và phức tạp, cần có sự vào cuộc của cán bộ tỉnh và cơ sở, sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh và huyện. Những trường hợp đang vướng chủ trương chính sách cần có biện pháp tuyên truyền, giải thích thoả đáng cho công dân từ cơ sở. Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính ở các xã, thị trấn. Cần có đủ hệ thống tin học để có thể hoàn thiện những dữ liệu dạng số như: bản đồ hiện trạng SD đất, bản đồ địa hình… để phục vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung và công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ nói riêng. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn tháo gỡ các khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhân. Cụ thể như sớm công bố các quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện. Trên địa bàn xã đã có một số xã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, để hoàn thiện hồ sơ địa chính đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường Uỷ ban nhân dân huyện đầu tư kinh phí giúp các xã hoàn thiện về bản đồ địa chính sau khi đã được Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Hoài Đức TP Hà Nội năm 2011 25 Bảng 3.2 Bảng thống kê diện tích các loại đất của huyện Hoài Đức năm 2011 28 Bảng 3.3 : HS xin CLĐ đang hoàn thiện và trình UB của huyện Hoài Đức. 31 Bảng 3.4: Bảng thiết kế đặc tính trường CSDL 35 Bảng 3.6. Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993- 2011 theo đơn vị hành chính. 46 Bảng 3.7. Kết quả ĐK và cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 51 Hình 2.1. Bảng dữ liệu nhập theo phương pháp truyền thống trong Excel. 20 Hình 2.2. Bảng cơ sở dữ liệu đã được tạo lập trong Mapinfo 21 Hinh 3.1: Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ hành chính TP.Hà Nội 22 Hình 3.2: Hình ảnh bản đồ địa hình huyện Hoài Đức. 23 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai của huyện Hoài Đức năm 2011 25 Hình 3.4. Sơ đồ quá trình các bước thực hiện 33 Hình 3.5 : Hình ảnh bản đồ HC huyện Hoài Đức với DL không gian 34 Hình 3.6: Hộp thoại thiết lập trường DL trong Mapinfo 36 Bảng 3.5 . Bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN rỗng trong Mapinfo 36 Hình 3.7: Hộp thoại để nhập trực tiếp DL bằng công cụ info Tool 37 Hình 3.8: Bảng để nhập trựctiếp DL bằng bảng lưu trữ DL 37 Hình 3.9: Hộp thoại để nhập trực tiếp các DL 37 Hình 3.10 . Bảng mô tả kết quả sau khi nhập CSDL 38 Hình 3.11: Bảng lưu trữ dữ liệu kết quả ĐKĐĐ và cấp GCN của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 40 Hình 3.12: Diện tích tự nhiên của huyện Hoài Đức năm 2011 trong Mapinfo. 41 Hình 3.13: Diện tích đã được cấp GCN tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 42 Hình 3.14: Tỷ lệ diện tích đã cấp của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 42 Hình 3.15: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã An Khánh. 44 Hình 3.16: Số hộ ĐKĐĐ và được cấp GCNQSD đất của huyện Hoài Đức. 44 Hình 3.17: Diện tích đất nông nghiệp đã ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất của huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011. 47 Hình 3.18: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được cấp GCN của huyện giai đoạn 1993-2011 48 Hình 3.19: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã Song Phương. 49 Hình 3.20: Biểu đồ diện tích đất PNN đã ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ tại huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 52 Hình 3.21: Biểu đồ tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp được cấp GCN huyện Hoài Đức giai đoạn 1993-2011 53 Hình 3.22: Biểu đồ số hộ ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ PNN tại Hoài Đức năm 211 54 Hình 3.23: Hộp thoại tra cứu thông tin về tình hình ĐKĐ Đ và cấp GCNQSDĐ của xã An Thượng. 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockl_hoanchinh_3006.doc