Chương I : cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị
I. kế toán quản trị - vai trò của kế toán quản trị
I.1. Khái niệm.
Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán, thực hiện công việc thu thập và sử lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể dưới dạng các báo cáo chi tiết phục vụ cho nhà quản lý trong việc điều hành tổ chức lập kế hoạch quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
I.2. Mục đích của kế toán quản tri
Là cung cấp thông tin về kế toán tài chính cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp cụ thể là các nhà quản trị nhằm mục đích ra quyết định và các thông tin được cung cấp dưới dạng các báo cáo chi tiết: Tình hình sử dụng vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý đánh giá và quản lý chặt chẽ các tài sản của DN mình.
I.3. Nhiệm vụ
Kế toán quản trị cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, là những người mà các quyết định và hành động của họ quyết định sự thành công hay thất bại của DN đó. Thông tin không đầy đủ, các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả của DN. Nhưng nếu thông tin không chính xác, các nhà quản trị sẽ đề ra các quyết định kinh doanh sai lầm ảnh hưởng tới quá trình sinh lợi của DN mình.
I.4. Chức năng
Thông tin trong doanh nghiệp phải nhằm mục tiêu của DN. Thông tin của KTQT chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do thông tin này không có sẵn do vậy KTQT phải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ đế sử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị.
Chức năng chính của KTQT là cơ sở để ra quyết định hay chính là quy trình điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
KTQT thực chất là một quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính cúng như phi tài chính cho nhà QTDN để lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản của DN.
I.5. Vai trò của KTQT: Cụ thể là vai trò của KTQT trong chức năng quản lý doanh nghiệp.
II. Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh.
Phần II
phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của dn
Công ty than hà tu
I. Quá trình hình thành phát triển của công ty than Hà Tu.
II. Chức năng nhiệm vụ của công ty than Hà Tu.
III. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí.
Phần III
ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh.
Kết luận:
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh cho công ty than Hà Tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc lập các báo cáo tài chính.
Bao gồm 2 loại: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
* Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm (liên quan trực tiếp) hoặ cung cấp dịch vụ phục vụ trong một chu kỳ nhất định bao gồm: CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC.
+ CPNVL trực tiếp: Là chi phí của những loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm có thể xác định được cụ thể cho từng sản phẩm (CPNVL được căn cứ vào phiếu xuất kho NVL )
+ CPNC trực tiếp: Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp là chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
CPNC trực tiếp có thể được xác định cụ thể cho từng sản phẩm căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương để xác định được tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp.
+ CPSX chung: Là tất cả nhưng xchi phí tham gia vào quá trình sản xuất trừ CPNVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Đặc điểm:
- Gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau
- Các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián tiếp đối với từng đơnvị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm mà phải phân bổ cho từng sản phẩm theo một tiêu thức nhất định.
- Cơ cấu của CPSX: Bao gồm chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp. Trong đó tỷ lệ chi phí cố định là chiếm cao nhất.
Chi phí sản xuất chung khó kiểm soát và quản lý.
nvl
CPSX khác
CPSX
nhân công
Hạch toán
Trực tiếp
Gián tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp
cpnvlt2
CPSXc
CPsp
cpnctt
CPSX
nhân công
* Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng, chi phí QLDN.
Là những chi phí không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí bán hàng (Chi phí lưu thông và tiếp thị): Là những khoản chi phícần thiết để đẩy mạnh quá trình bán hàng bảo đảm việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí quảng cáo, đóng gói, tiêu thụ.
+ Chi phí quản lý: Là những chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý DN
III.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí đối với lĩnh vực QTDN, người ta còn phan loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nghĩa là khi mức độ hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào.
Bao gồm: Chi phí biến đổi: Có quan hệ tỉ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động (Khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm)
Biến phí cho một đơn vị sản phẩm ổn định không thay đổi và biến phí khi DN không hoạt động bằng không.
+ Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động. Ví dụ: CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp.
+ Biến phí cấp bậc: Là những khảon chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi rõ ràng, và không đổi khi mức độ hoạt động thay đỏi ít. Nói cách khác là nó quan hệ tuyến tính.
- Chi phí cố định: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức đọ hoạt động thay đổi.
CPCĐ tính trong một đơn vị hoạt động thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi tỷ lệnghịch với mức đọ biến động.
+ Định phí tuỳ ý: Là định phí có thể thay đổi được theo quyết định của nhà quản trị.
VD: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo.
+ Định phí bắt buộc: Là những chi phí cố định không thể thay đổi được một cách nhanh chóng. Vì chúng thường liên quan tới TSCĐ (như chi phí khấu hao) và cấu trúc cơ bản của DN.
Đặc điểm: Có bản chất sử dụng lâu dài
Không thể giảm bớt đến số 0
- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí gồm cả biến phí và định phí.
Để tách hai chi phí này có hai phương pháp.
+ Phương pháp chi phí cực đại, cực tiểu.
Xác định số liệu chi phí ở cả 2 mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa hai cực đem chia cho mức độ hoạt động ta xác định được biến phí đơn vị. Căn cứ vào mức độ hoạt động và tổng chi phí ở mức độ hoạt động đó, ta xác định được yếu tố định phí. Sau khi xác định được các yếu tố định phí và biến phí ta viết phương trình của chi phí hỗn hợp đó.
Xác định biến phí của một đơn vị hoạt động
=
Chênh lệch tổng chi phí
Chênh lệch mức độ hoạt động
(Chênh lệch mức cao nhất với mức thấp nhất
* Phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Phương pháp này là phương pháp xác định phương trình quy hồi tuyến tính trong phân tích tương quan.
Phương trình quy hồi tuyến tính.
Y = ao + a1x
Trong đó:
y- Biến số phụ thuộc (chi phí hỗn hợp)
x- Biến số độc lập (mức độ hoạt động căn cứ )
a0 – yếu tố định phí (Định phí hoạt động)
a1 Tỷ lệ biến phí (biến phí đơn vị)
III.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm
- Chi phí thời kỳ: Là nhứng khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm mà hoàn thành tách biệt với quá trình sản xuất: CPBH, CPQL.
- Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất. Chỉ được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ và khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong sản phẩm tồn kho.
Khi nào tiêu thụ mới được phản ánh chi phí đó (giá vốn hàng bán là chi phí sản phẩm khi sản phẩm đã đi tiêu thụ) còn khi chưa tiêu thụ thì nó là hàng tồn kho.
III.1.4 Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định.
a. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí có thể tách biệt hay phát sinh một cách riêng biệt cho từng hoạt động cụ thể của DN hay từng đơn vị sản phẩm và tự thân nó hiển nhiên được chuyển vào một hoạt động cụ thể hay một đơn vị.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí chung hoặc kết hợp không có liên quan đến một hoạt động cụ thể mà liên quan đến cùng một lúc nhiều hoạt động. Để xác định được chi phí gián tiếp cho từng hoạt động cụ thể, từng đơn vị cụ thể thì ta phải dùng phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp theo tiêu thức nhất định.
b. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với các laọi chi phí đó.
Như vậy: Các nhà quản trị cấp cao có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn.
- Chi phí được xem là kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này có thẩm quyền quyết định chi phí đó.
Ngược lại chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này không có thẩm quyền quyết định chi phí đó.
c. Chi phí chênh lệch
Để thực hiện chức năng ra quyết định, nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án lại có các laọi chi phí riêng, khác nhau cả về lượng và loại chi phí.
KN: Chi phí chênh lệch là chi phí tăng thêm hay giảm đi do chi phí của phương án này lớn hơn hay nhỏ hơn chi phí cùng loại của phương án kia.
d. Chi phí cơ hội.
Trong kinh doanh, một khảon mục chi phí phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên sổ sách kế toán tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng rất quan trọng, phải được cân nhắc xem xét mỗi khi DN cần lựa chọn phương án kinh doanh. Đó là chi phí cơ hội.
KN: Chi phí cơ hội được hiểu như là một khoản lợ nhuận tiềm năng bị mất đi do việc lựa chọn phương án này thay cho phương án khác (phương án khác là phương án tối ưu nhất đãlựa chọn )
Chi phí cơ hội là khoản lợ nhuận cao nhất của phương án trong các phương án đã bỏ qua.
Tuy nhiên: Mỗi phương án đều có những điểm xấu, những điểm tốt của phương án bị bỏ qua mới là chi phí cơ hội của phương án được lựa chọn.
e. Chi phí chìm
- Chi phí chìm là loại chi phí mà DN phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù DN lựa chọn phương án nào. Chi phí chìm không bao giừo thích hợp cho việc ra quyết định và chúng không có tính chênh lệch.
III.1.5 Phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán.
Mọi DN đều phải lập các báo cáo kế toán định kỳ để phản ánh tình hình tài chính và thu nhập của DN ở những thời điểm nhất định. ở đây ta xem xét cách phân loại chi phí trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
III.2. Giá thành trong KTQT và ý nghĩa.
a. Giá thành sản xuất toàn bộ
Là giá thành bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi của CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC.
Chỉ tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị DN. Dựa vào giá thành sản xuất toàn bộ, DN có thể xác định được kết quả sản xuất sản phẩm là lãi hay lỗ. Nó đóng vau trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn. Quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
b. Giá thành sản xuất theo biến phí.
- Là giá thành được xác định gồm các khảon mục biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp thuộc CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC.
- Giá thành sản xuất theo biến phí là giá thành sản xuất bộ phận để xác định lãi gộp.
Zbp = V * Q
Ztb = V * Q + F
DT= P * Q
Trong đó:
V-Biến phí đơn vị
Q-Sản lượng
F- Chi phí cố định
P- Giá bán một đơn vị sản phẩm
Điểm hoà vốn: Ztb = DT
V * Q + F = P * Q
Qhv = F/(P - V)
Xác định giá thành sản xuất theo biến phí sẽ giúp việc tính toán đơn giản và nhanh chóng hơn do đó có thể cung cấp kịp thời cho nhà quản lý khi cần đưa ra quyết định ngắn hạn. Tuy nhiên vì biện pháp này đơn giản do vậy nó còn có một số hạn chế.
* Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý CPCĐ.
Z = V * Q + F*(n/N)
n: Mức độ hoạt động thực tế.
N: Mức độ hoạt động chuẩn
Chi phí cố định không được phân bổ
=
F( N – n )
=
F
-
F
*
n
N
N
(Chi phí cho việc ngừng hoạt động)
Xác định giá thành theo cách này sẽ phân bổ được hợp lý chi phí cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu giá thành sản xuất theo biến phí và được sử dụng trong kiểm soát quản lý ở DN.
* Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là giá thành sản xuất toàn bộ cộng các chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN hay giá thành sản xuất theo biến phí cộng định phí sản xuất và các chi phí quản lý cùng với chi phí bán hàng. Hoặc cũng có thể được xác định là giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định công với chi phí hoạt động dưới công suất và các chi phí bán hàng cà chi phí quản lý DN.
Ztb = Zsxtb + CPBH + CPQL = Ztb + F + CP =
= Zpbcpxdd
+
F(N - n)
+ CPBH + CPQL
N
III.2.2 Phân loại giá thành theo thời điểm và số liệu tính giá thành.
Bao gồm: + Giá thành kế hoạch
+ Giá thành định mức
+ Giá thành thực tế
Nhà quản trị so sánh Zn với Zkh hoặc Zđm để tìm chênh lệch các giá thành này, từ đó tìm ra nguyên nhân để đưa ra các quyết định phù hợp với DN.
Trong đó Zđm được sử dụng rộng rãi trong KTQT để tìm ra chênh lệch (về giá cả, năng suất...) giá thành định mức được sử dụng cho mục đích kiểm soát quản lý.
IV. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Nghiên cứu mối quan hệ CVP là một việc làm rất cần thiết và hữu ích, nó hướng cho các nhà DN trong việc lựa chọn để ra quyết định quản trị kinh doanh, như chọn dây truyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mại, sử dụng tốt nhất các điều kiện kinh doanh hiện có nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Việc nghiên cứu quan hệ CVP được thực hiện dựa trên cách phân loại chi phí thành biến phí, định phí và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
IV.1. Các khái niệm cơ bản
a. Số dư đảm phí
- Số dư đảm phí: Là hiệu số của DT – CP biến đổi, hoặc là số tiền còn lại của doanh số bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí biến đổi và được dùng để trang trải CP cố định, phần còn lại là lợi nhuận.
- Số dư đảm phí đơn vị: Là số tiền còn lại của giá bán một đơn vị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phsi biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
LN = DT – (CPBĐ + CPCĐ) = DT – CPBĐ - CPCĐ = SDĐP – CPCĐ
SDĐP = SDDPđv * SLsp
LN = SDĐPđv * SLsp – CPCĐ
- Tỷ lệ SDĐP: Là biểu hiện bằng số tương đối giữa số dư đảm phí/DT hoặc bằng số dư đảm phí đơn vị/giá bán đơn vị một sản phẩm.
b. Kết cấu chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ảnh mối quan hệ giữa tỷ lệ định phí và biến phí của tổ chức DN hoặc đơn vị.
c. Đòn bẩy kinh doanh
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh
=
Tốc độ tăng của lợi nhuận
Tốc độ tăng của doanh thu
- Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức DN. đòn bẩy kinh doanh lớn ở các DN có tỷ lệ định phsi cao hơn biến phí trong tổng chi phí và là nhỏ ở các DN có tỷ lệ định phí thấp hơn biến phí. Và lợi nhuận của DN sẽ nhạy cảm với thị trường khi DT biến động ở các DN có đòn bẩy kinh doanh lớn.
Phần II
phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của dn
Công ty than hà tu
I. Quá trình hình thành phát triển của công ty than Hà Tu.
Công ty than Hà Tu tiền thân là mỏ than Hà Tu được thành lập ngày 1/8/1960. Được sự đầu tư vốn của nhà nước và sự trợ giúp của Liên Xô cũ. Ngay từ ngày thành lập với công nghệ khai thác cả lộ thiên và hầm lò mỏ đã được trang bị đồng bộ máy móc và thiết bị hiện đại của Liên Xô. Cơ giới hoá trong quá trình sản xuất do đó sản lượng khai thác than và tiêu thụ mỗi năm một nâng cao năm sau cao hơn năm trước. Mỏ luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Năm 1989, do có sự biến động của nền kinh tế thị trường mức tiêu thụ than giảm xuống của ngành than nói chung và mỏ than Hà tu nói riêng. Quy mô sản xuất phải hạn hẹp. Lượng than khai thác ra tồn đọng quá lớn đời sống người thợ mỏ gặp nhiều khó khăn.
Tháng 5/1996, mỏ than Hà Tu chính thức trở thành một doanh nghiệp hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam.
Ngày 1/10/2001, mỏ than Hà Tu chính thức đổi tên thành Công ty than Hà Tu theo quyết định của Bộ công nghiệp.
Công ty than Hà Tu nằm trên địa bàn phường Hà Tu nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh 15 Km về phía Đông bắc. Công ty than Hà Tu có địa hình khá phức tạp, nằm trải rộng trên diện tích khoảng 17 Km2. Phần lớn là đồi núi nên công tác khai thác than phải xuống màng sâu, khai trường chật hẹp. Phía Đông giáp quốc lộ 18A, phía Tây giáp công ty than Hà Lầm và công ty than Núi Béo, phía Đông giáp mỏ than Tân Lập, phía Nam giáp phường Hà Phong. 40 năm hình thành và phát triển của công ty than Hà Tu là 40 không ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh.
Năm 2000, tổng số CBCNV trong công ty là 2.494 người. Trong đó có trên 60 người có trình độ đại học, cao đẳng. Công nhân kỹ thuật gần 1.000 người. Sản lượng thực hiện bốc xúc 2.248.278m3 đất đá và tiêu thụ 746.796 tấn than.
- Năm 2001 tổng số CBCNV: 3.093 người
Trong đó trình độ ĐH, Cao đẳng trên 100 người, công nhân kỹ thuật trên 1.000 người.
Sản lượng thực hiện: Bốc xúc 3.516.803m3 đất đá và tiêu thụ 978.055 tấn than.
Sau 4 năm: Năm 2005 tổng số CBCNV là 4.250 người.
Trong đó trình độ ĐH, CĐ có trên 300 người, công nhân kỹ thuật có 1.514 người.
Sản lượng thực hiện: Bốc xúc 17.260.777m3 đất đá và tiêu thụ 1.914.075 tấn than.
Qua đó khẳng định công ty than ngày một phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Đời sống CBCNV trong công ty được cải thiện và nâng cao cả về tinh thân và vật chất. Nhờ những thành công mà công ty đạt được qua 40 năm hình thành và phát triển, mà năm 2004 công ty đã 2 lần được nhà nước phong tặng anh Hùng. Sản phẩm của công ty làm ra đạt giải “Sao vàng đất Việt”.
II. Chức năng nhiệm vụ của công ty than Hà Tu.
II.1. Chức năng.
Công ty than Hà Tu trực thuộc Tông công ty than Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoạch toán độc lập. Có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng phù hợp với điều khoản trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty than Việt Nam và luật doanh nghiệp nhà nước.
II.2. Nhiệm vụ.
Sản xuất, gia công chế biến kinh doanh than.
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Quản lý và kinh doanh cảng.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ VH, XHKT, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân. Chăm lo, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và bảo vệ môi trường.
II.3. Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.
Mặt hàng sản xuất và kinh doanh của công ty rất đa dạng bao gồm nhiều chủng loại than:
Than nguyên khai sơ tuyển yêu cầu:
+ Cám từ 0á15 = 80%
+ Than đá từ 15á50 = 15%
+ Than cục từ 15á50 = 6%
Than sàng sạch bao gồm:
+ Than cục các loại: 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 6.
+ Than cám các loại: Cám 1; Cám 2; Cám 3a; Cám 3a, 3b;Cám 4a,4b; Cám 5, 6.
Các loại than trên chủ yếu là xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước như các nhà máy điện, xi măng, các công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung và công ty tuyển than Hòn Gai.
Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh than nói trên. Hiện tại công ty than Hà Tu có dây truyền công nghệ sản xuất, chế biến và tiệu thụ than được khép kín bao gồm các khâu: Khoan nổ – Bốc xúc đất đá - Vận chuyển đất đá khai thác than vận chuyển than.
Sơ đồ công nghệ khai thác than
Khoan
Nổ mìn
Bốc xúc
Vận tải
Vận tải than
Sơ tuyển
Máng rót
Giao XNTTHG
GC sàng tuyển
Kho chứa
TT qua cảng mỏ
Vận tải đất đá
Bãi thải
Để khai thác than dưới lòng đất phải dùng khoan để khoan sâu vào lòng đất với độ sâu từ 10/30m sau đó nạp thuốc nổ vào các lỗ đã khoan để nổ mìn. Sau khi nổ mìn xong dùng máy xúc để xúc đất lên xe ô tô vận chuyển ra bãi thải và xúc than lên xe ô tô tải đến khu vực sàng tuyển giao cho xí nghiệp tuyển than Hòn Gai để phân loại các loại than có chất lượng cao, thấp khác nhau đưa vào khu vực sàng tuyển kết hợp với gia công sau đó đưa về kho chứa và để tiêu thụ qua cảng mỏ.
Thiết bị khâu vận chuyển bao gồm: Máy khoan, máy xúc, máy gạt và các loại ô tô vận tải.
II.4. Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của công ty.
II.4.1. Hình thức tổ chức của công ty than Hà Tu.
Công ty than Hà Tu tổ chức sản xuất theo chuyên môn hoá đến từng phần (từng đơn vị). Các đơn vị này phải chịu trách nhiệm về chuyên môn do đơn vị phụ trách.
II.4.2. Kết cấu sản xuất của công ty.
Kết cấu sản xuất của công ty bao gồm bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phục vụ mang tính chất sản xuất cùng với những mối quan hệ giữa chúng trong quá trình sản xuất tạo nên một hệ thống. Hệ thống sản xuất này cùng với bộ phận quản lý tạo nên một hệ thống sản xuất chung của công ty.
Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm chính của công ty đó là:
+ Công trường khoan.
+ Công trường xúc.
+ Công trường vỉa 7+8.
+ Công trường vỉa 10.
+ Công trường vỉa trụ.
+ Công trường chế biến than 1, than 2.
+ Công trường giao thông cơ giới.
+ Công trường đá phụ gia.
+ Các phân xưởng vận tải: Xe 2, 4, 6, 9, 10, 11, 14, 15.
Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm phụ của công ty đó là:
+ Phân xưởng cơ điện.
+ 2 phân xưởng sửa chữa ô tô sô 1, 2.
+ Công trường than.
+ Công trường trạm mạng.
+ Công trường xây dựng.
+ Công trường bơm
Bộ phận phụ có tính chất sản xuất là những bộ phận mà hoạt động của nó có tính phục vụ đảm bảo cho hoạt động của bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ được tiến hành liên tục đó là:
+ Đội xe phục vụ: Phân xưởng xe 7, phân xưởng xe 12, phân xưởng xe 5.
+ Kho vật tư.
+ Phân xưởng phục vụ đời sống.
Ngoài các bộ phân nói trên thì trong cơ cấu chung của công ty còn có bộ phận phục vụ không có tính chất sản xuất như: Nhà văn hoá, nhà thi đấu, y tế. Các bộ phận sản xuất trên có mối quan hệ gắn bó tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nếu có một trong các bộ phận trên bị trục trặc thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn công ty.
Sơ đồ kết cấu sản xuất
Bộ phận sản xuất chính
- Các công trường khai thác: Khoan, xúc, gạt, vỉa trụ, vỉa 7+8, vỉa 10, CB than 1, 2.
- Các đơn vị vận tải: Xe 2, 4, 6, 9, 10, 11, 14, 15.
Bộ phận sản xuất phụ
- Xưởng cơ điện, xưởng sửa chữa ô tô, công trường bơm, công trường xây dựng, công trường trạm mạng.
Bộ phận phục vụ
- Phân xưởng xe 5, phân xưởng xe 7, phân xưởng xe 12, phân xưởng kho vật tư, phân xưởng dịch vụ đời sống, y tế, nhà văn hoá, nhà thi đấu.
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty than Hà Tu.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của công ty than Hà Tu được tổ chức quản lý trực tuyến chức năng theo 2 cấp. Cấp công ty – cấp các công trường phân xưởng.
Cấp công ty bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Giám đốc: Là người lãnh đạo có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phó giám đốc: Gồm có 4 phó giám đốc, mỗi đồng chí phó giám đốc trực tiếp quản lý một số phòng ban, đơn vị và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của các phòng ban do mình phụ trách.
5.1 Hệ thống phòng ban chức năng:
+ Văn phòng giám đốc: Giúp giám đốc về công tác tổng hợp hành chính quản trị văn phòng, công tác thi đua tuyên truyền. Tổng hợp tình hình hoạt động mọi mặt của công ty, báo cáo giám đốc xử lý kịp thời. Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, hàng quý cho giám đốc, các phó giám đốc.
+ Phòng kế toán thông kê: Quản lý và sử dụng vốn, hoạch toán, kế toán mọi hoạt động tài chính của công ty và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
+ Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống mục tiêu và chương trình hành động. Xác định các nguồn lực của công ty.
+ Phòng kiểm toán: Quản lý chi phí sản xuất, doanh thu và các thủ tục đầu tư của công ty, kiểm tra các báo cáo tài chính hành tháng, quý, năm.
+ Phòng tổ chức đào tạo: Tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công ty. Thống kê báo cáo về tổ chức cán bộ.
+ Phòng lao động tiền lương: Quản lý toàn bộ số lượng CNCNV tổ chức sắp xếp biên chế cán bộ, nhân sự. Xây dựng hệ thống lao động định mức phù hợp với từng thời kỳ sản xuất của công ty. Quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch bảo hiểm y tế hàng năm, giải quyết thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động, quản lý hồ sơ đầy đủ toàn thể CBCN trong công ty.
+ Phòng bảo vệ, thanh tra: Xây dựng quản lý lực lượng bảo vệ, bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của công ty. Thực hiện thanh tra nội bộ theo pháp lệnh thanh tra giải quyết những đơn thư khiếu kiện của CBCNV. Thanh tra định hàng hoặc đột xuất các công trường phân xưởng, phòng ban các chuyên đề về tiền lương, tiền thưởng và việc sửa chữa mua bán vật tư thiết bị.
+ Phòng cơ điện vận tải: Chịu trách nhiệm quản lý công tác cơ điện và vận tải, kiểm tra việc thực hiện quy trình quy phạm kỹ thuật đối với các đơn vị quản lý thiết bị khai thác và vận tải, lập kế hoạch trùng tu bảo dưỡng các thiết bị đó.
+ Phòng quản lý vật tư: Đảm bảo cung ứng vật tư đúng, đủ và kịp thời, chất lượng đảm bảo. Lập kế hoạch cung ứng vật tư và quản lý cấp phát vật tư theo yêu cầu sản xuất của toàn công ty.
+ Phòng kỹ thuật mỏ: Lập quy phạm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vao sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật của công ty.
+ Phòng xây dựng cơ bản: Thiết kê xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng và cac công trình xây dựng của công ty.
+ Phòng trắc địa: Thăm dò, đọc cập nhập bản đồ địa hình khai thác phục vụ sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm về công tác an toàn bảo hộ lao động trong toàn công ty. Kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
+ Phòng KCS: Kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
+ Phòng tiêu thụ: Giới thiệu sản phẩm trên thị trường. Quản lý và điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm trong năm của công ty.
+ Phòng y tế: Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho CBCNV trong công ty.
+ Phòng điều khiển sản xuất: Thay mặt giám đốc là trung tâm điều hành sản xuất của giám đốc công ty để hoạt động sản xuất được ăn khớp nhịp nhàng.
Công ty than Hà Tu với mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng tạo nên sự chỉ huy trực tiếp ăn khớp nhịp nhàng, nhanh chóng trong việc thực hiện các mệnh lệnh chỉ huy điều hành, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao. Tận dụng các phòng ban chức năng giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ và có sự canh tranh giữa thành viên. Do vậy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các phòng ban do việc tập trung và định hướng cá nhân và sự khác nhau về trình độ chuyên môn nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu chung. Mô hinh này có lẽ chỉ hợp với môi trường tĩnh mà điều này thì trái với thực tế hiện nay là các doanh nghiệp đang hoạt động trong nên kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2005.
TT
Các chỉ tiêu
Thành tiền
Ghi chú
I
Than bán cho XNTTHG
120.088.482.056
II
Than bán tại mỏ
575.025.621.528
1
Xuất khẩu
319.227.509.708
- Cục 5
6.526.048.405
- Cám 1
20.320.188.415
- Cám 2
4.918.913.480
- Cám 3
68.137.714.160
- Cám khác
219.324.645.248
2
Trong nước
255.798.102.820
- Cám 3 xi măng
88.766.766.082
- Cám 4b điện
27.223.748.873
- Cám 3c
1.076.197.836
- Cám 4b
13.612.048.008
- Cám 5
18.920.337.760
- Các cám khác
106.199.004.261
Cộng tổng
712.615.146.584
Trong một doanh nghiệp, các nhà quản trị thường phải lựa chọn cách phân loại chi phí sao cho cách phân loại này thể hiện được sự tác động của các quyết định quản trị đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó.
Phân tích chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo khoản mục và yếu tố chi phí là đánh giá tổng quát tình hình giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, có thể rút ra kết luận như giá thành hiện nay của doanh nghiệp là cao hay thấp, có xu hướng tăng hay giảm, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào, ảnh hưởng của các tình hình trên tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Và để thấy rõ hơn nữa ta tiến hành phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong công ty than Hà Tu dựa trên số liệu năm 2004 và năm 2005.
III. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới khối lượng sản phẩm, công tác hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh.
Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm luôn là một trong những phương pháp quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Để tăng cường khả năng cạnh tranh phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như: Lợi nhuận, đóng góp cho xã hội, thu nhập cho người lao động.
Nhiệm vụ của việc phân tích chi phí và giá thành sản phẩm là:
- Kiểm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở những yêu cầu của hạch toán như: Tính đúng, tính đủ và hợp lý.
- Đánh giá thực trạng của tình hình chi phí sản xuất và giá thành ảnh hưởng của tình hình đó đến hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh.
- Làm cơ sở cho việc hạch định chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực chi phí sản xuất.
Để có những đánh giá tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Tu ta tiến hành phân tích các nội dung sau:
- Chí phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan tới việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định. Và nó gồm 3 yếu tố cơ bản: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Tu năm 2005.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
Sản lượng than TThụ (Tấn)
1.475.473
1.914.075
438.602
129%
2
SL than NKSX(Tấn)
1.625.290
2.021.507
396.217
124%
3
Giá bán (đ/tấn)
308.944
392.660
83.716
127%
3
Doanh thu (đ)
444.752.620.546
712.615.146.584
267.862.526.038
160%
4(3-5)
Giá vốn hàng bán(đ)
338.908.882.437
587.745.577.326
261.259.984.993
173%
5
Lợi nhuận gộp (đ)
105.843.738.109
124.869.569.258
19.025.831.149
117%
6
Chi phí bán hàng (đ)
39.163.770.061
46.990.522.273
2.826.752.212
119%
7
Chí phí quản lý (đ)
38.290.091.899
45.214.967.651
1.924.875.752
118%
8
Lợi nhuận thuần (đ)
8.389.876.149
32.664.079.334
4.274.203.185
115%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ cùng lợi nhuận năm 2005 cao hơn so với năm 2004 cụ thể là:
Sản lượng của năm 2005, tăng hơn so với năm 2004 là :438.602Tấn
Doanh thu tiêu thụ năm 2005, tăng hơn so với năm 2004 là :280.285 triệu đồng
Kéo theo đó lợi nhuận thuần cũng tăng một cách đáng kể với tỷ lệ tăng là 115%
Nhìn vào bảng phân tích trên ta có thể thấy trong năm 2005 vừa qua công ty than Hà Tu đã kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh cũng như việc quản lý các khoản mục chi phí ta tiến hành phân tích sự tăng giảm của các khoản mục chi phí trong 2 năm 2004 và 2005.
1. Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tại công ty than Hà Tu, là đơn vị khai thác than nên sản phẩm chính của công ty là than các loại. Do vậy, không có nguyên vật liệu chính.
Các loại nguyên vật liệu công ty sử dụng chủ yếu là: Vật liệu nổ, xăng, dầu Diesel, dầu bôi trơn, mỡ, săm lốp ô tô, các loại vật liệu phục vụ vận hành như máy khoan, máy xúc ... Năng lượng chủ yếu là năng lượng điện. Do vậy, nguyên vật liệu ở đây là nguyên vật liệu phụ.
Để thấy rõ được sự biến động của khoản mục chi phí nguyên vật liệu ta phân tích qua bảng số liệu sau:
Bảng chi phí NVL trực tiếp
Stt
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
CP NVL trực tiếp
93.482.235.488
131.549.383.421
38.067.147.933
140%
1
Xăm, lốp
16.600.500.352
22.568.576.000
5.968.075.648
136%
2
Bình điện
5.782.568.100
6.789.456.100
1.006.978.000
140%
3
Ga doan
38.867.567.500
64.109.671.060
25.242.103.560
165%
4
Gầu xúc
8.800.600.500
9.875.461.000
1.074.860.500
112%
5
Cáp xúc
6.868.600.500
7.868.600.500
1.000.000.000
115%
6
Thuốc nổ
16.562.398.536
19.857.500.600
3.295.102.064
120%
* Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hầu như tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí NVL trực tiếp của năm 2005 đều tăng hơn so với năm 2004. Cụ thể tổng chi phí trực tiếp năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 38.067 triệu đồng, tăng 40%.
Trong đó:
Chi phí NVL phụ tăng hơn so với năm 2004 là 15.175 tr.đ tăng 19%.
(Trong đó vật liệu nổ tăng 3.295 tr.đ, chủ yếu là phụ tùng công cụ tăng khá nhiều 72,9%.
Chi phí nhiên liệu năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 25.242 tr.đ, tăng 165%. Trong đó xăng tăng 4.242 tr.đ, dầu Diesel tăng 20.400 tr.đ, mỡ máy các loại tăng 600tr.đ.
Trong các chi phí thì chi phí NVL là tăng cao nhất. Và do chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu giá thành đơn vị thành phẩm nên nếu chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu là lợi nhuận. Đặc thù của công ty than Hà Tu là giá bán do Tổng công ty than Việt Nam quyết định và giá này là giá cố định.
Nguyên nhân của sự tăng chi phí này là:
Khối lượng đất đá phải nổ mìn tăng tác động làm ảnh hưởng tới chi phí do chi phí cho vật liệu nổ tăng, số lượng vật liệu nổ sử dụng càng nhiều hơn.
Sản lượng vận chuyển M3/km tăng hơn so với năm 2004 cụ thể là tăng 563.782m3/km, số các loại xe tham gia vận tải tăng đồng thời số km vận chuyển tăng do vậy tác động đến làm chi phí nhiên liệu tăng.
Sản lượng than sản xuất tăng 396.217 tấn, tác động tới chi phí điện năng tăng nhưng do áp dụng cơ chế dùng điện khoán 5% đối với tất cả các công trường phân xưởng tham gia sản xuất do vậy chi phí điện năng năm 2005 giảm hơn so với năm 2004.
Do giá cả vật tư biến động, có loại tăng, có loại giảm. Tuy nhiên phần lớn là giá cả các loại vật tư đều tăng theo sự biến động của thị trường.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, là thu nhập chủ yếu của người lao động. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế làm nhân tố tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm.
Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Để thấy rõ được sự biến động của chi phí nhân công ta tiến hành phân tích qua bảng số liệu sau:
Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
Tổng số
40.564.874.600
55.240.065.800
14.675.191.200
136%
1
CT Khoan
5.868.750.000
6.897.000.000
1.028.250.000
117%
2
CT xúc
12.867.863.000
13.598.700.000
730.837.000
105%
3
Các Đội xe
16.139.161.600
26.544.500.000
10.405.338.400
164%
4
CT than sàng
5.689.100.000
8.199.865.800
2.510.765.800
144%
* Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 14.675 tr đồng tăng 136%. Cụ thể trong đó chi phí nhân công vận tải tăng 10.405 tr đồng, tăng 64% so với năm 2004 điều đó chứng tỏ chi phí vận tải của công ty nam 2005 tăng rất nhiều so với năm 2004. Công ty cần xem xét lại chi phí vận tải bố trí lại lao động cho hợp lý , cần giảm cung độ vận chuyển.
BHXH năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 93.346.317đ, tăng 1,4%. Do đó, nó tác động tới làm chi phí vật liệu tăng lên đáng kể. Đồng thời do tay nghề của một số công nhân còn chưa cao, ý thức còn hạn chế, do vậy dẫn tới thất thoát NVL và việc quản lý vật tư tại các đơn vị còn chưa thực sự chặt chẽ.
Các biện pháp khắc phục.
Trước hết là do đặc thù giá bán sản phẩm của công ty là cố định. Do vậy, khi tăng chi phí sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận. Và do vậy vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải điều chỉnh lại giá cả của các loại than là sản phẩm chính của doanh nghiệp mình cho phù hợp với thị trường và cân đối với các chi phí đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
Cần tiến hành điều chỉnh lại công tác tổ chức quản lý cấp phát, sử dụng vật tư một cách chặt chẽ hơn sao cho tránh hao hụt lãng phí trong quá trình sử dụng, nâng cao tay nghề của công nhân hơn nữa.
Nhiên liệu đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm xăng, dầu ... do giá cả thị trường ngày càng biến động nên chi phí cho nhiên liệu ngày càng tăng và không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi vì thế doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong công tác quản lý sử dụng nhiên liệu đồng thời tích cực tiết kiệm trong quá trình sản xuất.
2. Phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp.
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người, yếu tố cơ bản nhất quyết định quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Nghĩa là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp.
Trong đó chi phí ở 2 xí nghiệp điện nước và xí nghiệp xây dựng là tăng cao nhất.
Chi phí tiền lương của công ty chiếm tỷ lệ trong giá thành tương đối lớn, chiếm 30% tổng giá thành sản phẩm. Nguyên nhân của sự tăng này là do thu nhập bình quân của người lao động năm 2005 tăng hơn so với năm 2004.
Đồng thời do sản lượng khai thác năm 2005 tăng do vậy mà số người lao động có tăng lên tuy là không đáng kể.
VD: Tại xi nghiệp khai thác thu nhập bình quân năm 2005 là 3.247.000đ/người/tháng, thu nhập năm 2004 là 2.639.000đ/người/tháng.
Tại nhà máy tuyển: năm 2005 là 1.932.000đ/người/tháng, năm 2004 chỉ là 1.632.000đ/người/tháng.
Việc tiết kiệm chi phí tiền lương sẽ làm giảm giá thành sản phẩm song công việc tiết kiệm này phải dựa trên việc tăng năng suất lao động, giảm lao động dôi dư đồng thời tận dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá sản xuất tiết kiệm hao phí lao động mà vẫn tăng thu nhập bình quân của người lao động.
II.3. Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. VD: Chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền ... những khoản chi phí này gắn liền với quá trình sản xuất ở phân xưởng.
Sự biến động của khoản mục chi phí sản xuất chung được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Chi phí sản xuất chung
STT
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
Tổng số
239.242.521.140
453.695.583.331
214.453.062.191
189%
1
Nguyên vật liệu
62.240.818.000
70.599.000.000
8.358.182.000
113%
2
Nhiên liệu
15.658.000.000
35.875.400.400
20.217.400.400
229%
3
Động lực
9.563.664.100
11.090.800.400
1.527.136.400
115%
4
Khấu hao
40.154.725.000
56.076.897.000
15.922.170.000
139%
5
Tiền lương
59.942.400.400
82.119.800.000
22.177.399.600
136%
6
BHXH, Y tế
5.171.100.100
9.875.200.000
4.704.099.900
190%
7
Thuê ngoài
23.281.103.100
144.546.634.000
121.265.530.900
626%
8
Khác
23.230.710.440
43.515.000.000
20.284.289.560
187%
* Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí sản xuất chung năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 214.453tr.đ, tăng 89%
Trong đó:
Chi phí thuê ngoài năm 2005 tăng rất nhiều so với năm 2004. Cụ thể là tăng 131.265 tr.đ, tăng tương ứng là 526%.
Nguyên nhân của sự tăng Chi phí thuê ngoài trong năm 2005 do Công ty tăng sản lượng quá nhiều trong đó tốc độ đầu tư không kịp so với tốc độ tăng sản lượng do đó Công ty phải thuê ngoài . Công ty cần phải kịp thời điều chỉnh lại chi phí thuê ngoài để tiết khiệm được các chi phí cố định như chi phí khấu hao , chi phí tiền lương quản lý
Chi phí Khấu hao TSCĐ năm 2005 tăng so với năm 2004. Cụ thể là tăng 15.922 tr.đ, tăng tương ứng là 39%.
Nguyên nhân của sự tăng Chi phí Khấu hao TSCĐ do trong năm 2005 tình hình đầu tư một số TSCĐ thực hiện theo đúng kế hoạch, đồng thời công ty điều động một số tài sản cố định không còn phù hợp với năng suất của công ty. Và lớn hơn cả là do trong năm 2005 công ty mua sắm rất nhiều TSCĐ mới so với năm 2004.
Chi phí nguyên liệu năm 2005 tăng nhiều so 2004 20217 tr đồng bằng 229% ,các nguyên nhân chủ yếu : Do nguyên nhân chủ quan như giá cả nhiên liệu tăng chung toàn thế giới ,cung độ vận chuyển tăng , tăng sản lượng sản xuất nhưng bên cạnh yếu tố khách quan công ty cần xen xét các yếu tố chủ quan lại việc bố trí xe phục vụ sản xuất , ca gạt phục vụ SX
Mặt khác So với tốc độ tăng sản lượng thì tốc độ tăng chi phí Vật liệu thấp hơn do đó về mặt công tác khoán ,quản lý chi phí vật liệu công ty đã cố gắng rất nhiều để giảm chi phí . Công ty cần quản lý các chi phí khác như chi phí khoán vật liệu
Ngoài các yếu tố trên Công ty cần tiến hành tiết kiệm hơn nữa trong việc quản lý các hoạt động chi tiêu tránh lãng phí.
4. Phân tích biến động về chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng hau còn gọi là chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng háo tới tay người tiêu dùng.
Chi phí này gồm những khoản chi phí như tiếp thị, chi phí khuyến mại, chi phí quảng cáo, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển... Đó là chi phí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải bỏ ra. Đây là khoản chi phí thời kỳ đều được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó. Vì vậy, nó ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.
Bảng kê chi phí bán hàng
Đơn vị tính: đồng
TT
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
Chi phí bán hàng
39.163.770.061
46.990.522.273
2.826.752.212
119%
Nguyên vật liệu
1.676.083.267
3.380.912.143
1.707.828.876
201%
Nhiên liệu
1.744.927.383
2.770.807.313
1.025.879.930
158%
Động lực
322.637.373
277.790.849
-44.846.524
86%
Khấu hao
1.321.901.515
1.430.243.209
108.341.694
108%
Tiền lương
5.422.097.290
7.327.459.709
1.905.362.419
135%
BHXH, Y tế
388.364.604
453.113.280
64.748.676
116%
Thuê ngoài
26.240.823.908
29.613.299.328
3.372.475.420
112%
Khác
2.046.934.721
1.736.896.445
-310.038.276
84%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2005 tổng chi phí bán hàng tăng hơn so với năm 2004 là 2.826tr đồng tăng 19%
Trong đó tăng cao nhất là chi phí NVL, chi phí nhiên liệu chi phí tiền lương
Chi phí NVL: tăng 1.707.828.876đ, tăng 101%
Chi phí nhiên liệu: tăng 1.025.879.930đ, tăng 58%
Chi phí tiền lương: tăng 1.905.362.419đ, tăng 35%
Các khoản chi phí khác đều tăng một cách tương đối.
Nguyên nhân của việc tăng các khoản chi phí trên là do sản lượng tiêu thụ năm 2005 của doanh nghiệp tăng lên, đồng thời do mặt hàng của công ty giờ tiêu thụ tương đối chậm do một số mặt hàng của công ty hiện có nơi khác có thể cung cấp với giá rẻ hơn, tính cạnh tranh bị giảm đi do vậy mà số nhân viên bán hàng được tuyển thêm dẫn đến chi phí nhân viên tăng thêm và chi phí phục vụ cho công các bán hàng như nhiên liệu158% , vật liệu tăng 201%vượt so với phần tăng sản lượng 129%
Qua bảng phân tích trên ta cũng thấy rằng công ty cần đẩy mạnh công tác quản lý vật tư một cách chặt chẽ hơn do việc tiết kiệm được chi phí vật liệu, tránh hiện tượng lãng phí.
5. Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hau chi phí lưu thông.
Chi phí quản lý bao gồm những khoản chi phí như lương cán bộ quản lý và lương nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng và thiết bị làm việc văn phòng, chi phí văn phòng phẩm ... Tất cả các loại hình tổ chức hay bất cứ doanh nghiệp nào đều phải bỏ ra khoản chi phí này. Hơn thế nữa bộ phận này đóng vai trò quản trị doanh nghiệp rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng kê chi phí quản lý
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
Năm 2004
Năm 2005
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
Chi phí bán hàng
38.290.091.899
45.214.967.651
1.924.875.752
118%
Nguyên vật liệu
2.014.249.231
2.214.193.587
199.944.356
109%
Nhiên liệu
22.058.898
43.769.569
21.710.671
198%
Động lực
407.630.890
425.847.140
18.216.250
104%
Khấu hao
1.532.133.684
717.865.848
814.267.836
46%
Tiền lương
9.694.582.105
13.271.451.269
3.576.869.164
136%
BHXH, Y tế
690.018.347
1.020.127.510
330.109.163
147%
Thuê ngoài
230.267.489
967.436.670
737.169.181
420%
Khác
23.318.236.000
26.554.274.058
3.236.038.058
113%
Qua bảng số liệu ta thấy rằng chi phí QLDN năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 1.924.875.752đ, tăng 18%.
Trong đó: Chi phí tiền lương là tăng đáng kể nhất: 3.576.869.164đ, tương ứng là 36%.
Nguyên nhân đó là trong năm vừa qua công ty tăng số người cho công tác quản lý 1 cách đáng kể mặt khác thu nhập BQ năm 2005 so 2004 tăng 33% do đó làm cho chi phí tiền lương cho CT QL tăng .
Chi phí mua ngoài tăng lên 420% chứng tỏ năng lực của công ty không đáp ứng nổi vàdo yếu tố giá cả thị trường vì vậy để có thể có giảm bớt chi phí mua ngoài công ty cần quản lý chặt chẽ tránh các chi phí lãng phí không cần thiết vàcông ty cần phải đầu tư kịp thời giảm chi phí thuê ngoài.
Nhận xét chung.
Nhìn chung là mọi khoản mục chi phí của năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Tuy nhiên chủ yếu là do giá cả thị trường tăng lên kéo theo chi phí NVL tăng lên, đồng thời do sản lượng khai thác cùng với việc vận chuyển ngày càng phải đi xa hơn do tai nguyên ngày càng đi sâu khó khai thác nên hầu như các chi phí đều tăng tương ứng.
Để có thể có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi được tình hình biến động của các khoản mục chi phí một cách chi tiết đầy đủ để hạch toán chi phí để tính giá thành hợp lý nhất
Phần III
ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh.
Nghiên cứu mối quan hệ CVP là một làm rất cần thiết và hữu ích. Nó hướng cho các nhà doanh nghiệp trong việc đề ra quyết định quản trị kinh doanh như lựa chọn phương án kinh doanh, định giá sản phẩm ... sao cho có hiệu quả cao nhất.
Và để có được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là làm thế nào quản lý tốt nhất các nguồn lực sẵn có, quản lý tốt chi phí của mình, đồng thời đưa ra được những phương án kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình.
Sau đây ta đi xem xét và lựa chọn một số phương án sản xuất kinh doanh tại công ty than Hà Tu.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng số
Sản lượng sp tiêu thụ
Tấn
1.914.075
I
Chi phí biến đổi
Đồng
387.905.302.336
1
CP NVL trực tiếp
Đồng
131.549.383.421
2
CP Nhân công TT
Đồng
55.240.065.800
3
Biến phí SXC
Đồng
143.515.000.000
CP khác bằng tiền
Đồng
43.515.000.000
Biến phí dịch vụ mua ngoài
Đồng
100.000.000.000
4
Biến phí bán hàng
Đồng
27.888.615.901
Chi phí vật liệu
Đồng
6.151.719.456
Chi phí dụng cụ
Đồng
Biến phí dịch vụ mua ngoài
Đồng
20.000.000.000
Chi phí khác bằng tiền
Đồng
1.736.896.445
5
Biến phí quản lý
Đồng
29.712.237.214
Chi phí vật liệu
Đồng
2.257.963.156
Chi phí dụng cụ
Đồng
Biến phí dịch vụ mua ngoài
Đồng
900.000.000
Chi phí khác bằng tiền
Đồng
26.554.274.058
II
Chi phí cố định
Đồng
134.524.527.823
Tiền lương nhân viên bán hàng
Đồng
7.780.572.989
Tiền lương nhân viên quản lý
Đồng
14.291.578.779
Chi phí khấu hao phân xưởng
Đồng
56.076.897.000
Chi phí khấu hao bộ phận bán hàng
Đồng
1.430.243.209
Chi phí khấu hao bộ phận quản lý
Đồng
717.865.848
Định phí mua ngoài sản xuất
Đồng
44.546.634.000
Định phí ở bộ phận bán hàng
Đồng
9.613.299.328
Định phí ở bộ phận quản lý
Đồng
67.436.670
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005.
Sản lượng
1.914.075
Tổng số
Đơn vị (đ)
Tỷ lệ (%)
Doanh thu
712.615.146.584
392.660
100%
Chi phí biến đổi
387.905.302.336
213.999,7
54,5%
Số đảm phí
324.709.844.248
178.660,3
45,5%
Chi phí cố định
134.524.527.823
Lợi nhuận
190.185.316.425
* Nhìn vào bảng ta thấy.
Chi phí biến
đổi đơn vị =
387.905.302.336
= 202.659,4
1.914.075
Tỷ lệ số dư đảm phí =
SDĐP
*100% =
324.709.844.248
*100% = 45,6%
Doanh thu
712.615.146.584
Doanh thu hoà vốn =
Định phi
=
134.524.527.823
= 295.658.302.907đ
Tỷ lệ SDĐP
45,5
Độ lớn đòn
bẩy kinh doanh =
Tổng SDĐP
=
324.709.844.248
= 1,7
Lãi thuần
190.185.316.425
Kết luận:
Cứ một đồng doanh thu thì sẽ có 0,1888 đ thuộc về SDĐP.
Mức doanh thu hiện tại của doanh nghiệp không vượt qua được mức doanh thu an toàn.
Tuy rằng doanh thu của năm 2005 là lớn hơn so với năm 2004 nhưng chưa thể kết luận rằng doanh thu kinh doanh là lãi hay lỗ mà sau quá trình phân tích các khoản mục chi phí ta thấy doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp vẫn bị lỗ do các khoản mục chi phí là tăng.
Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là đạt được lợi nhuận cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, công ty đã đưa ra một số phương án sản xuất như sau:
1. Phương án 1: (Thay đổi chi phí cố định giá bán và doanh thu)
Nếu công ty đầu tư cho quản cáo sản phẩm mỗi năm tăng thêm 20.000.000đ và dự kiến doanh thu sẽ tăng thêm 40% (Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), giảm giá bán đi 2.000đ/sp.
Khi đầu tư chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm thì khi đó CPCĐ tăng thêm 20.000.000đ.
Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán – CPBĐ đơn vị
= 392.660 – 2000 – 202.659,4 = 188.000,6đ.
Số lượng mới = Sản lượng cũ * Mức tăng doanh thu + Sản lượng cũ
= 1.914.075*1,4 = 2.679.705sp
Số dư đảm phí mới = Số dư đảm phí đơn vị * Sản lượng mới
= 188.000,6*2.679.705 = 503.786.147.823đ
CPCĐ mới = CPCĐ cũ + CPCĐ tăng
= 134.524.527.823 + 20.000.000 = 134.544.527.823đ
Lợi nhuận mới = 503.786.147.823 – 134.544.527.823 = 369.241.620.000đ
Vậy ở phương án này doanh nghiệp đã thấy có lãi, lợi nhuận mới tăng hơn so với lợi nhuận cũ khá nhiều.
2. Phương án 2 (Thay đổi chi phí cố định và doanh thu)
Nếu doanh nghiệp tăng chi phí quảng cáo lên 30.000.000đ, dự kiến doanh thu tăng lên 30%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Khi đầu tư cho quảng cáo 30.000.000đ thì chi phí cố định sẽ tăng thêm là 30.000.000đ.
CPCĐ mới = 30.000.000 + 134.524.527.823 = 134.554.527.823đ
Doanh thu tăng 30% nên số dư đảm phí mới là:
= 1,3*1.914.075*324.709.844.248 = 807.974.693.667đ
Doanh thu mới = DT cũ * 1,3 = 1,3*712.615.146.584= 926.399.690.559đ
Lãi thuần sẽ tăng thêm = Mức tăng doanh thu – Mức tăng CPCĐ
= 2.779.199.07167 - 30000000 = 2.778.899.07167đ
Lợi nhuận mới = Số dư đảm phí mới – CPCĐ mới = 369.231.620.000đ
Với phương án này doanh thu cũng có lãi và không bị lỗ nữa.
3. Phương án 3 – Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu, chi phí cố định.
Công ty dự định thay vì trả cho nhân viên bán hàng 60.000.000đ, sẽ trả tiền hoa hồng cho mỗi tấn bán được 1.500đ , hy vọng doanh thu tăng 10%
+ Chi phí cố định giảm 60.000.000đ.
CPCĐ mới = 134.524.527.823 - 60.000.000 = 134.464.527.823đ
+ Biến phí đơn vị tăng 1.500đ/1tấn than.
CPBĐ đơn vị mới = 1.500 + 202.659,4 = 204.159,4đ
+ Doanh thu tăng 10%
Doanh thu mới = 1,1*712.615.146.584 = 783.876.661.242đ
Vì giá bán không đổi nên doanh thu tăng có nghĩa là mức tiêu thụ sản phẩm tăng.
Sản phẩm tiêu thụ mới = 783.876.661.242/204.159,4= 3.839.532,54
Lợị nhuận mới:
=783.876.661.242- 204.159,4*3.839.532,54 - 134.524.527.823 = 66.447.388.608đ
* Từ các phương án trên ta có nhận xét:
Nếu chỉ xem xét về lợi nhuận thì phương án 1 và phương án 2 là phương án đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp cụ thể là 369.241.620.000đ, nhưng để có thể kết luận 2 phương án trên có phải là phương án tối ưu nhất hay không thì chúng ta phải xét tới chi phí bỏ ra một đồng lợi nhuận của các phương án.
Tại phương án 1 để thu được một đồng lợi nhuận cần phải bỏ ra đ chi phí.
Tại phương án 2 để thu được một đồng lợi nhuận cần phải bỏ ra là đ chi phí.
Do vậy, tại phương án 1 vừa đem lại lợi nhuận cao hơn đồng thời chi phí phải bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận lại thấp hơn so với phương án 2.
Vậy trong tình trạng doanh nghiệp đang thua lỗ thì phương án 1 là phương án đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn.
Sau đây là bảng cụ thể so sánh chi tiết của 3 phương án.
Chỉ tiêu
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
Doanh thu
997.661.205.218
926.399.690.559
783.876.661.242
Chi phí biến đổi
384.077.141.055
387.905.302.336
390.776.403.555
Số dư đảm phí
503.786.147.823
807.974.693.667
137.140.741.435
Chi phí cố định
134.544.527.826
134.554.527.823
134.464.527.823
Lợi nhuận
479.039.536.337
403.939.860.400
258.635.729.864
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh cho công ty than Hà Tu.doc