Do đó, có thể nói rằngsự khác nhau về số vùng lặp lại chiếm ưu thế giữa các
năm khác nhau là do nguồn tôm giống bị nhiễm WSSV có kiểu gen chiếm ưu
thế đó được phân bố rộng trong phạm vi khu vực thu mẫu (có thể nhiều hộ
nuôi cùng mua giống ở 1 trại giống hay ở các trại giống khác nhau mua cùng
nguồn tôm bố mẹ đã bị nhiễm bệnh).
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụngphơng pháp PCR - Genotyping trong nghiên cứu tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đặc trưng
cho trình tự DNA cần khuếch đại và DNA thật tinh sạch thì phản ứng PCR
mới tối ưu (trích dẫn từ Trần Thị Mỹ Duyên, 2006).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
10
2.3.3 Ứng dụng của kỹ thuật PCR
Ngày nay, phương pháp PCR đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu
khoa học cũng như y học và khoa học hình sự như xác định trình tự các đoạn
ADN, tiến hoá phân tử, phục hồi gen, phát hiện mầm bệnh, vi sinh vật, tạo đột
biến gene và xác định các mối quan hệ họ hàng về di truyền của các loài động
vật và thực vật…Trong Thủy sản PCR đã được áp dụng để phát hiện nhanh
các tác nhân gây bệnh ở dạng tiềm ẩn giúp cho quá trình chọn lọc cá thể thuỷ
sản có chất lượng tốt trong sản xuất giống và ương nuôi. Đồng thời PCR còn
được ứng dụng đánh giá xu hướng an toàn hàng thuỷ sản (xuất khẩu) và góp
phần vào qui trình xác định trình tự nucleotide đột biến của các tác nhân gây
bệnh, hay các loài động vật thuỷ sản (trích dẫn từ Trần Thị Tuyết Hoa, 2004).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
11
Chương III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ 25/12/2008 – 30/04/2009
Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học và Bệnh thuỷ
sản - Khoa Thuỷ Sản - Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ và hoá chất
Dụng cụ:
- Que nghiền - Máy ly tâm
- Eppendorf 1,5ml, 0,5 ml, 0,2ml - Cân điện tử
- Bộ pipette, găng tay - Máy vortex
- Đầu col 200µl và 1000µl. - Bếp nhiệt khô
- Máy ủ - Máy sấy chân không
- Máy PCR - Bộ điện di
- Thiết bị chụp ảnh gel - Lò vi sóng (microwave),..
Hoá chất:
- Ly trích: CTAB Solution, Dissolve solution, ethanol 95%, Chloroform, dung
dịch TE.
- Khuếch đại: nước cất tiệt trùng, dung dịch Buffer 10X, MgCl2 25mM, dNTP
mix 10 mM, Taq ADN Polymerase, mồi ORF 94 - F, mồi ORF 94 - R và mồi
ORF 125 flank (Forward, Reverse).
- Điện di: Agarose, Ethidium bromide, 6X loading Dye, thang ADN 1 kb plus
(Invitrogen) và thang ADN 100 bp plus.
3.2.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu axit nucleic trữ năm 2006 (67 mẫu - Cà Mau và 87 mẫu - Bạc
Liêu)
- Mẫu tôm sú thu ở tỉnh Cà Mau vào năm 2008 (231 mẫu, Cà Mau).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
12
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp Nested - PCR phát hiện WSSV
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của bộ kit IQ-2000 WSSV (Công ty Farming
Intelligene Technology Coperation, Đài Loan), gồm các bước sau:
Chuẩn bị mẫu
Cho khoảng 20mg mang tôm vào ống eppendorf (1,5ml) chứa 0,6ml dung dịch
DTAB. Nghiền mẫu bằng que nghiền.
Ly trích ADN
Ủ mẫu đã chuẩn bị ở 75oC trong 5 phút, sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng.
Lắc đều mẫu, ly tâm nhẹ, sau đó thêm 700 ml Chloroform, vortex kỹ 20 giây
và ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút.
Chuyển phần dung dịch trong ở trên sang ống eppendorf 1,5ml mới, thêm
100ml CTAB Solution và 900 ml nước cất, lắc đều, sau đó ủ ở 75oC trong 5
phút. Làm lạnh xuống nhiệt độ phòng và ly tâm 12.000 vòng/phút trong 10
phút.
Bỏ phần nước trong ở trên, hoà tan phần còn lại bằng 150 ml Dissolve
solution, ủ ở 75oC trong 5 phút, sau đó làm lạnh ở nhiệt độ phòng.
Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút. Chuyển phần dung dịch trong phía trên
sang eppendorf mới có chứa 300 ml ethanol 95%.
Lắc đều, ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút. Rửa ADN với 200 ml ethanol
70%, để lắng xuống. Làm khô ADN và hoà tan trong TE. Bảo quản ADN ly
trích ở -80oC.
Khuếch đại ADN Thực hiện phản ứng PCR 2 bước
+ Phản ứng PCR bước 1: 8 ml/phản ứng
First PCR PreMix 7,5 ml
IQzyme ADN Polymerase 2 U/ml 0,5 ml
+ Phản ứng PCR bước 2: 15 ml/ phản ứng
Nested PCR PreMix 14 ml
IQzyme ADN Polymerase 2 U/ml 1 ml
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
13
PCR bước 1 (First PCR):
94oC trong 2 phút
15 chu kỳ: 94oC trong 20 giây
62oC trong 20 giây
72oC trong 30 giây
Sau đó, 72oC trong 30 giây
20oC trong 30 giây.
PCR bước 2 (Nested PCR)
30 chu kỳ: 94oC trong 20 giây
62oC trong 20 giây
72oC trong 30 giây
Sau đó, 72oC trong 30 giây
20oC trong 30 giây.
Điện di
Chuẩn bị bản thạch (gel): đun nóng dung dịch đệm TAE 1X với agarose 1,5%
(1,5g/100ml) cho tới khi agarose tan hoàn toàn. Sau đó, nhuộm gel với 4µl
Ethidium Bromide, lắc đều hoà tan dung dịch. Để nguội khoảng 50oC, rồi đổ
dung dịch agarose từ từ vào khay đựng gel. Thường bề dày của gel chỉ cần cao
hơn đáy của lược khoảng 0,3 - 0,5 cm, bề dày của gel không quá 0,8 cm.
Điện di: Cẩn thận cho mẫu, thang ADN, đối chứng âm, đối chứng dương vào
trong từng giếng. Sau đó, điện di với dòng điện 90V trong thời gian khoảng 50
phút.
Đọc kết quả: kết quả điện di được ghi nhận với thiết bị chụp ảnh gel (Vilber
Loumart).
- Mẫu dương tính được phát hiện với các trường hợp: (i) hiện vạch
tương ứng 296 bp và 848bp (mẫu nhiễm rất nhẹ); (ii) hiện vạch tương
ứng 296 bp (mẫu nhiễm nhẹ); (iii) hiện vạch tương ứng 296 bp và 550
bp (mẫu nhiễm trung bình); (iv) hiện vạch tương ứng 296 bp và 550 bp
và vạch trên 848bp (mẫu nhiễm nặng)
- Mẫu âm tính hiện vạch tương ứng 848 bp (nội chuẩn của tôm).
- Nếu mẫu không hiện vạch nào là do chất lượng ADN ly trích kém.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
14
3.3.2 Phương pháp PCR-genotyping
Phương pháp PCR-genotyping dùng để xác định số vùng lặp lại thuộc
ORF94 (Wongteerasupaya et al., 2003, do Trần Thị Mỹ Duyên tối ưu năm
2006).
Thành phần phản ứng: (25µl/phản ứng)
Hóa chất Nồng độ
Nước
PCR buffer 1X
MgCl2 1,5 mM
dNTPs mix 200 µM
Taq DNA polymerase 2,5 U
ORF94 - F 25 pmol
ORF94 - R 25 pmol
ADN chiết tách 2 µl
Trình tự cặp mồi ORF94:
Tên mồi Trình Tự
ORF94-F 5’-TCT ACT CGA GGA GGT GAC GAC-3’
ORF94-R 5’-AGC AGG TGT GTA CAC ATT TCA TG-3’
Điều kiện phản ứng:
85oC trong 15 giây
40 chu kỳ: 94oC trong 20 giây
60oC trong 20 giây
72oC trong 1 phút
và
72oC trong 10 phút
20oC trong 1 phút.
Cách đọc kết quả:
Xác định số vùng lặp lại 54 bp với công thức X = x + 54*n
Trong đó, X : là chiều dài sản phẩm
n : là số lần lặp lại của trình tự 54 bp
x : là khoảng cách từ vị trí con mồi đến vùng lặp lại (bp)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
15
Phương pháp PCR-genotyping dùng để xác định số vùng lặp lại thuộc
ORF125 (Bui Thị Minh Dieu et al.,2004, do Nguyễn Thị Thuý Hằng tối ưu
năm 2008)
Thành phần phản ứng: (25µl/phản ứng)
Hóa chất Nồng độ
Nước
PCR buffer 1X
MgCl2 2,0 mM
dNTP mix 200 µM
Taq DNA polymerase 2,5 U
ORF125 - flank Forward 20 pmol
ORF125 - flank Reverse 20 pmol
ADN chiết tách 1 µl
Trình tự cặp mồi ORF125:
Điều kiện phản ứng:
94oC trong 3 phút
35 chu kỳ: 94oC trong 30 giây
52oC trong 30 giây
72oC trong 1 phút
và 72oC trong 7 phút
Cách đọc kết quả:
Xác định số vùng lặp lại 69bp với công thức X = x + 69*n
Trong đó, X: là chiều dài sản phẩm (bp)
n: là số lần lặp lại của trình tự 69 bp
x: là khoảng cách từ vị trí con mồi đến vùng lặp lại (bp)
Tên mồi Trình Tự
ORF125 flank - Forward 5'-CGA AAT CTT GAT ATG TTG TGC-3'
ORF125 flank - Reverse 5'-CCA TAT CCA TTG CCC TTC TC-3'
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
16
Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích mẫu thu năm 2008
4.1.1 Kết quả phân tích PCR-WSSV-IQ2000
Mẫu phân tích gồm có 23 ao nuôi với mô hình quãng canh cải tiến. Mẫu thu
gồm có tôm và một số loài giáp xác tồn tại trong cùng 1 ao nuôi. Trong đó,
mẫu phân tích thuộc mẫu tôm thả nuôi Lần 1 (thu ngày 14/11/2008) và mẫu
tôm thả nuôi Lần 2 (thu ngày 11-15/12/2008). Thông tin chi tiết thể hiện ở
bảng Phụ lục I. Ly trích axit nucleic các mẫu thu và phát hiện bệnh đốm trắng
bằng kit IQ-2000 ta được kết quả như sau:
Bảng 4.1- Tỉ lệ nhiễm bệnh so với tổng số mẫu phân tích
Loài
Tổng số mẫu
âm tính (-)
Tổng số mẫu
dương tính (+)
Tổng số mẫu
Phân tích
(%) nhiễm
Tôm
Lần 1 21 62 83 75
Lần 2 49 68 117 58
Cua 18 13 31 42
Tổng 88 143 231 62
Qua kết quả trên, cho thấy các ao thu mẫu mặc dù ít thấy dấu hiệu bệnh lý và
tỉ lệ chết rất thấp (theo thông tin thu mẫu) nhưng khi phân tích mức độ nhiễm
bệnh lại khá cao chiếm 62% so với tổng số mẫu phân tích. Mẫu dương tính ở
đợt thả giống lần 1 (chiếm 75%) cao hơn so với mẫu tôm ở đợt thả giống lần 2
(chiếm 58%) và mẫu cua (chiếm 42%) (Hình 4.1). Ở tôm nuôi lần 1, tôm
nhiễm ở cả 3 mức độ nhẹ (+), trung bình (++) và nặng (+++), nhiễm nhẹ xuất
hiện nhiều nhất (chiếm 45% so với tổng số mẫu tôm nuôi lần 1) nhưng ở tôm
nuôi lần 2 tôm chỉ nhiễm nhẹ hoặc nhiễm nặng (nhiễm vừa chiếm 0%). Đối
với các mẫu cua những mẫu dương tính chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ (+) không
thấy mức độ nhiễm nặng và nhiễm vừa (Thông tin chi tiết bảng Phụ lục II).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
17
Hình 4.1 - Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gel agarose 1,5%.
M: thang ADN (kit IQ2000)
Giếng 1, 6: mẫu nhiễm vừa (++)
Giếng 2, 4, 5: mẫu nhiễm nhẹ (+)
Giếng 3 : mẫu âm tính (-)
Giếng 7, 8, 9, 10, 11, 12: mẫu nhiễm nặng (+++)
(-): Đối chứng âm
(+): Đối chứng dương.
Theo nghiên cứu của Tô Vũ An (2008) khi phân tích những mẫu tôm dương
tính ở các ao nuôi với mô hình quãng canh cải tiến ở Cà Mau cũng cho kết quả
tương tự. Nghiên cứu cho thấy, các ao thu mẫu cũng ít thấy dấu hiệu bệnh lý,
khi phân tích tỉ lệ ao nhiễm bệnh chiếm 50% (12/24 ao). Mức độ nhiễm (+) có
tỉ lệ cao nhất chiếm 53% (so với tổng số mẫu dương) và mẫu nhiễm (+++) chỉ
chiếm 10%. Nhưng khác với nghiên cứu của Triệu Thanh Tuấn (2006), khi
phân tích WSSV nhiễm trên tôm của các ao thu ở mô hình nuôi thâm canh và
bán thâm canh ở tỉnh Cà Mau, theo thông tin của tác giả mẫu tôm thu cho
nghiên cứu đều có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng và tỉ lệ chết hầu như 100% ở các
ao. Khi phân tích bằng Nested - PCR cho kết quả dương tính 100% ở các ao
và mẫu nhiễm (+++) ở mức cao nhất chiếm 67%, còn mẫu nhiễm (+) chỉ
chiếm 33%.
Do đó, cho thấy có sự khác biệt lớn về tỉ lệ chết, mức độ nhiễm bệnh cũng như
sự bộc phát bệnh của WSSV ở 2 mô hình nuôi này.
Theo Tsai et al., 1999 nghiên cứu khả năng bộc phát bệnh đốm trắng nhiễm
trên tôm bằng cách cho tôm này nhiễm WSSV xuyên suốt từ giai đoạn trứng
đến Postlaver và sau đó tôm này được nuôi với mật độ 24 con/m2 trong ao có
diện tích 200m2 cho đến khi tôm trưởng thành. Kết quả cho thấy rằng đàn tôm
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 - +
848 bp
630 bp
333 bp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
18
mang mầm bệnh WSSV nhiễm với cường độ thấp sau 1 thời gian dài thì mầm
bệnh mới bộc phát và gây tỉ lệ chết lớn. Tác giả còn đưa ra giả thiết rằng việc
bộc phát bệnh là phụ thuộc vào chế độ quản lý ao nuôi. Nếu tôm chỉ nhiễm
nhẹ và các điều kiện gây sốc thấp thì bệnh không bộc phát và ngược lại, nếu
điều kiện gây sốc đủ lớn bệnh sẽ bộc phát dù chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ.
Từ kết quả của nghiên cứu trên cho thấy, có thể sự nhiễm bệnh ở 2 mô hình
nuôi có khả năng là giống nhau nhưng tuỳ vào chế độ quản lý và các điều kiện
gây sốc khác nhau nên dẫn đến tỉ lệ chết và mức độ nhiễm bệnh ở 2 mô hình
nuôi là khác nhau.
Đối với mẫu cua thu kèm theo 17 ao ở đợt tôm thả giống lần 1. Khi phân tích
PCR-WSSV- IQ2000, ở mẫu cua những mẫu dương tính chỉ tìm thấy mức độ
nhiễm nhẹ (+) chiếm 42% (13/31 mẫu cua) tương ứng với 12 ao tôm thu mẫu
(Bảng 4.2). Như vậy, tỉ lệ cảm nhiễm WSSV trong các mẫu giáp xác thu tại
mô hình QCCT cũng tương đối cao.
Bảng 4.2 - Các ao có mẫu tôm và mẫu cua dương tính được phân tích.
TT
KH Ao
Số mẫu tôm thu
Lần 1 dương tính
với WSSV
Mẫu cua
Số mẫu dương
tính
Mức độ
nhiễm
1 CN08B 3 1 +
2 CN08C 1 1 +
3 CN08H 4 1 +
4 CN08N 5 1 +
5 CN08P 4 1 +
6 CN08S 5 1 +
7 CN08T 3 1 +
8 CN08W 5 1 +
9 CN08X - 1 +
10 TB08B 4 1 +
11 TB08K 3 1 +
12 TB08M 3 2 +
Tổng số mẫu 40 13
Theo Supamattaya & Boonyaratpalin (1996), cho rằng WSSV có vật chủ cảm
nhiễm rộng và nhiễm cho tôm nuôi thông qua nguồn nước hoặc từ các loài
động vật làm thức ăn cho tôm đã bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, phương thức lan
truyền cũng có khả năng là do các loài nhiễm bệnh do sống cùng với loài
không bị nhiễm xảy ra ở cả tôm nuôi và tôm ngoài tự nhiên (Flegel 1997,
Flegel & Alday-Sanz 1998).
Các con đường lan truyền trên cho thấy phù hợp với trường hợp mẫu phân tích
vì mẫu thu ở mô hình QCCT, tôm thả với mật độ thấp (0,5 - 2 con/m2) và
giống được thả liên tiếp qua các đợt nuôi trong cùng 1 ao, cùng nguồn nước
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
19
mà không qua xử lý và mẫu cua ở 12 ao trong số 23 ao cũng cho kết quả
dương tính với WSSV. Do đó, dẫn đến tôm nhiễm WSSV qua 2 đợt nuôi liên
tiếp là dễ dàng.
Ngoài ra, khả năng nguồn bệnh xuất phát từ nguồn tôm giống cũng có thể xảy
ra vì theo thông tin thu mẫu các chủ hộ mua tôm giống đều không biết nguồn
gốc và không xét nghiệm tôm giống.
Qua kết quả phân tích PCR-WSSV-IQ2000, chỉ biết được mức độ nhiễm bệnh
đốm trắng và giải thích nguyên nhân nhiễm bệnh giữa các đợt nuôi là do
nguồn giống hay do giáp xác chỉ ở mức độ giả thiết. Do đó, tiếp tục phân tích
những mẫu dương tính với WSSV bằng phương pháp PCR- Genotyping để
tìm hiểu thêm về nguồn gốc của sự nhiễm WSSV trong các ao nuôi này.
4.1.2 Kết quả phân tích PCR-Genotyping
4.1.2.1 Kết quả phân tích PCR-Genotyping thuộc ORF94
Qua phân tích những mẫu dương tính với WSSV bằng phương pháp PCR-
Genotyping khuếch đại đoạn gen có trình tự lặp lại là 54 bp thuộc ORF94. Kết
quả tổng hợp giữa 2 lần thu mẫu tôm và mẫu cua thu kèm theo lần 1 cho thấy,
có 11 nhóm vùng lặp lại khác nhau, từ 4 - 16 vùng lặp lại (Bảng 4.3). Trong
đó, số vùng lặp lại có tần số xuất hiện cao nhất là 11 vùng lăp lại (VLL) chiếm
35,8% (43/120 tổng số mẫu), không thấy 5 và 7-VLL.
Bảng 4.3 - Số vùng lặp lại thuộc ORF94 mẫu thu tỉnh Cà Mau năm 2008
Số vùng
lặp lại thuộc
ORF94
Loài nhiễm
Số Mẫu
Số Ao
Tần số (%) so với
tổng số mẫu
4 Tôm 1 1 0,8
5
6 Tôm 1 1 0,8
7
8 Tôm, Cua (1) 17 7 14,2
9 Tôm, Cua (1) 5 3 4,2
10 Tôm, Cua (4) 25 13 20,8
11 Tôm, Cua (1) 43 11 35,8
12 Tôm, Cua (1) 10 4 8,3
13 Tôm, Cua (1) 4 4 3,3
14 Tôm 24 8 20
15 Tôm 2 1 1,7
16 Tôm 1 1 0,8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
20
Khác với các nghiên cứu trước đây (Hoa et al., 2005; Diệu et al., 2004; Triệu
Thanh Tuấn và Lê Vân Hải Yến năm 2006; Tô Vũ An và Lý Ngọc Hà năm
2008 (ở Việt Nam) và cả Pradeep et al., 2007 (ở Ấn Độ), tìm hiểu về kiểu gen
thuộc 1 số ORF của WSSV nhiễm trên tôm bằng phương pháp PCR -
genotyping, chưa tìm thấy kiểu gen 11-VLL thuộc ORF94. Nhưng ở Thái Lan
năm 2003 đã tìm thấy vùng lặp lại thuộc kiểu gen này với tần số xuất hiện rất
thấp 0.02 (1/55ao và chỉ tìm thấy 1 mẫu trên 1 ao này) (Wongteerasupaya et
al., 2003). Điều này cho thấy, sự đa dạng về kiểu gen của WSSV tại Việt
Nam.
Hình 4.2 - Các vùng lặp lại thuộc ORF94 ở mẫu thu Cà Mau năm 2008
Giếng M: Thang ADN 100 bp plus
Giếng 1: mẫu có 4-VLL
Giếng 2: mẫu có 8-VLL
Giếng 3: mẫu có 9-VLL
Giếng 4 và 10: mẫu có 10-VLL
Giếng 5 và 8: mẫu có 11-VLL
Giếng 6 và 7: mẫu có 14-VLL
Giếng 9: mẫu có 6- và 13-VLL.
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
500 bp
1000 bp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
21
7
3,5
38,6
3,51,8
19,3
5,3
17,5
1,8
5,3
10,5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
6 8 9 10 11 12 13 14 15
Số vùng lặp lại thuộc ORF94
T
ỉ l
ệ
(%
) Cái Nước
Thới Bình
Hình 4.3 - Tỉ lệ phần trăm về số vùng lặp lại thuộc ORF94
ở đợt tôm thả giống Lần1
193,71,9
75,9
7,47,4
1,9
7,4
1,9 1,9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
4 8 9 10 11 13 14 16
Số vùng lặp lại thuộc ORF94
T
ỉ l
ệ
(%
) Cái Nước
Thới Bình
Hình 4.4 - Tỉ lệ phần trăm về số vùng lặp lại thuộc ORF94
ở đợt tôm thả giống Lần 2
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
22
Theo kết quả của nghiên cứu trên, khi phân tích số liệu theo các đợt thả giống
khác nhau, kết quả còn cho thấy có sự khác biệt lớn về kiểu gen ở tôm nuôi lần
1, lần 2 và mẫu cua. Đối với mẫu tôm thả giống lần 1 có 9 nhóm vùng lặp lại
là 6-, 8-, 9-, 10-, 11-, 12-, 13-, 14- và 15-VLL (Hình 4.3). Trong đó 14-VLL
chiếm tỉ lệ cao nhất là 38,6% (22/65 so với tổng số mẫu lần 1). Tuy nhiên, ở
mẫu cua thu kèm theo lần 1 không thấy nhiễm kiểu gen này. Giống với Hoa et
al., 2005 nghiên cứu kiểu gen thuộc ORF94 nhiễm trên cua và tôm trong cùng
1 ao, cho thấy, kiểu gen xuất hiện ở mẫu cua và mẫu tôm giống nhau là không
phổ biến. Ở mẫu cua, theo nghiên cứu có 4 mẫu cua thuộc 4 ao (CN08H,
CN08T, TB08B và TB08K) có kiểu gen nhiễm trên tôm và cua không giống
nhau.
Ở huyện Cái Nước có 3 ao CN08B, CN08K và CN08P tuy mẫu tôm lần 1 và
mẫu cua đều có 10-VLL nhưng ở các ao này 10-VLL không phải là kiểu gen
nhiễm chủ yếu trên tôm trong ao. Bên cạnh đó, kiểu gen 10-VLL này xuất
hiện hầu hết ở các ao (12/19 ao) nhưng số lượng mẫu chiếm rất thấp (17/57
mẫu, nhiễm khoảng 1-2 mẫu/ao) và đa số kiểu gen này nhiễm kép với các
dòng WSSV khác trong cùng 1 mẫu tôm (Bảng 4.4).
Có sự khác biệt lớn so với huyện Thới Bình.Ta thấy, tuy kiểu gen 14-VLL
chiếm ưu thế ở đợt tôm thả giống lần 1 nhưng kiểu gen này chỉ tìm thấy ở hầu
hết các ao thu mẫu ở Cái Nước, còn ở Thới Bình không tìm thấy kiểu gen này.
Bên cạnh đó, 2/3 ao thu mẫu ở Thới Bình (ao TB08B và TB08K) tìm thấy
kiểu gen 10-VLL nhiễm đồng loạt trên các mẫu tôm (khác so với Cái Nước)
nhưng mẫu cua trong 2 ao này lại có kiểu gen khác với mẫu tôm (8- và 13-
VLL tương ứng với ao TB08B và TB08K).
Do đó, dòng WSSV có kiểu gen 10-VLL xuất hiện ở Cái Nước có khả năng là
dòng WSSV tồn tại ngoài tự nhiên và theo nguồn nước phân bố vào hầu hết
các ao (phân bố trong) cùng ấp Bào Bèo. Còn dòng WSSV có 10-VLL xuất
hiện trên mẫu tôm ở Thới Bình có khả năng là nguồn nhiễm từ tôm giống.
So với đợt tôm thả giống lần 1, ở đợt tôm thả giống lần 2, tìm thấy có 8 kiểu
gen khác nhau thuộc ORF94, có thêm kiểu gen 4-VLL nhưng không có 6 và
15-VLL như ở tôm lần 1 (Hình 4.6). Điều đáng lưu ý nhất là số vùng lặp lại
chiếm ưu thế ở tôm nuôi lần 2 là 11-VLL chiếm 75,9% (khác so với lần 1). Ở
lần 1 kiểu gen 11-VLL xuất hiện rất thấp chiếm 7%, chỉ nhiễm trên 4 mẫu ở 2
ao CN08D và CN08L, trên các mẫu này lại nhiễm kép với các dòng WSSV
khác. Còn ở lần 2 kiểu gen này phân bố ở hầu hết các ao, trong 1 ao các mẫu
tôm lại nhiễm đồng loạt kiểu gen này. Bên cạnh đó, các kiểu gen 14-VLL
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
23
chiếm ưu thế ở mẫu thu lần 1 hầu như không tìm thấy ở mẫu thu lần 2 (chỉ có
2 mẫu thuộc ao CN08D, kiểu gen 14-VLL này lại nhiễm kép với kiểu gen
11-VLL). Ngoài ra, kiểu gen nhiễm ở mẫu cua thu kèm theo lần 1 cũng được
tìm thấy ở mẫu tôm thu lần 2 nhưng cũng ít phổ biến (chỉ tìm 2 ao CN08H và
TB08B lần lượt có kiểu gen là 11- và 8-VLL giống với mẫu tôm thu lần 2).
Và cũng thấy sự khác biệt đối với mẫu thu lần 2 ở Cái Nước và Thới Bình
giống như ở mẫu thu lần 1. Tuy ở lần 2 kiểu gen 11-VLL chiếm ưu thế nhưng
kiểu gen này lại không tìm thấy ở mẫu tôm và mẫu cua thu ở huyện Thới Bình
(ở huyện Thới Bình chủ yếu nhiễm kiểu gen là 10-, 8- và 9-VLL ở lần 2, còn ở
Cái Nước chủ yếu là 11-VLL).
Do đó có thể sự nhiễm bệnh giữa lần 1 và lần 2 không do các dòng WSSV tồn
tại sẳn (WSSV nhiễm sẳn trên tôm hay cua) trong ao gây ra mà do từ nguồn
tôm giống mới. Bởi đặc tính của mô hình này là thu đợt tôm nuôi trước và thả
tiếp nối đợt giống mới không qua cải tạo ao.
Ở nghiên cứu này, tuy không biết được nguồn gốc tôm giống và phân tích kiểu
gen thuộc ORF này trên tôm giống nhưng kết quả nhận định sự nhiễm bệnh ở
đợt thả giống lần 1 và lần 2 chủ yếu là xuất phát từ nguồn bệnh nhiễm từ
nguồn giống là dựa vào sự khác nhau về kiểu gen ưu thế ở 2 đợt thả giống
khác nhau (lần 1 là 14-VLL chiếm ưu thế, lần 2 là 11-VLL chiếm ưu thế) được
nuôi cùng 1 ao, cùng nguồn nước và dựa vào sự khác nhau về kiểu gen nhiễm
trên tôm thả lần 1, nhiễm trên mẫu cua thu kèm theo lần 1 và kiểu gen nhiễm
trên tôm ở đợt thả giống lần 2.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
24
Bảng 4.4 - Số vùng lặp lại của ORF94 tương ứng với từng ao qua từng đợt thu mẫu.
TT
Kí Hiệu Ao
Số vùng lặp lại thuộc ORF94
Lần 1 Cua Lần 2
1 CN08A 14 8
2 CN08B 6/8, 10 10
3 CN08C 10 10
4 CN08D 10, 11, 14, 11/14 11, 11/14
5 CN08E 16
6 CN08F 14 11
7 CN08G 8
8 CN08H 8, 10 11 10, 11
9 CN08L 10/11 11
10 CN08K 10/12 11
11 CN08M 14 11
12 CN08N 8 8/10, 10, 11
13 CN08P 10/14, 13, 14 10 11
14 CN08R 10/14, 14 11
15 CN08S 8, 10/15, 14, 15 11, 11/13
16 CN08T 9 10
17 CN08U 10/11, 11
18 CN08W 9, 13, 14
19 CN08Y 4, 11
20 TB08B 10 8 8/10, 10
21 TB08K 10 13
22 TB08M 12 12 (lần 1), 9 (lần 2) 9
6/8: là mẫu nhiễm kép 2 loại kiểu gen 6- và 8-VLL thuộc ORF94 trên cùng một mẫu.
Từ nghiên cứu trên ta còn thấy, trong cùng 1 ao tồn tại nhiều kiểu gen khác
nhau thuộc ORF94 chiếm 45% (9/20 ao) ở lần 1 và chiếm 46,6 % (7/15 ao) ở
đợt tôm nuôi lần 2 (Bảng 4.4). Bên cạnh đó, trong cùng 1 mẫu tôm cũng xuất
hiện sự nhiễm kép khá cao chiếm 46,6% ở lần 1 và 33,3% ở lần 2 (7/20 ao và
5/15 ao tương ứng với lần 1 và lần 2) nhưng số lượng mẫu nhiễm kép lại thấp,
chiếm 1 - 2 con/tổng số mẫu phân tích trong 1 ao (8mẫu/7ao lần1 và 6mẫu/5ao
ở lần2) (Thông tin chi tiết ở Bảng phụ lục III). Từ đó thấy được sự khác biệt
về kiểu vùng lặp lại thuộc ORF94 ở mô hình quãng canh cải tiến (không xảy
ra bệnh) so với các nghiên cứu trước đây (mẫu thu tại các ao nuôi bộc phát
bệnh Đốm trắng). Theo Triệu Thanh Tuấn và Lê Vân Hải Yến (2006), Tô Vũ
An và Lý Ngọc Hà (2008) cho thấy, trong cùng 1 ao nhiễm cùng 1 loại kiểu
gen là phổ biến. Ở nghiên cứu này lại cho thấy, kiểu gen trong cùng 1 ao khác
nhau là phổ biến. Kết quả trên có thể giải thích theo Lý Ngọc Hà (2008) là
trong 1 ao nhiễm nhiều loại kiểu gen có khả năng là do nguồn giống không
đồng nhất với nhau.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
25
4.1.2.2 Kết quả phân tích PCR-Genotyping thuộc ORF125
Kết quả khuếch đại đoạn gen có trình tự lặp lại là 69 bp thuộc ORF125 cho
thấy, có 12 nhóm vùng lặp lại khác nhau, từ 3 - 14 vùng lặp lại (Bảng 4.5).
Trong đó, số vùng lặp lại có tần số xuất hiện cao nhất là 7-VLL chiếm 53,8 %
(64/119 tổng số mẫu). Kết quả này gần giống với nghiên cứu của Pradeep et
al., 2007, tìm thấy 13 nhóm vùng lặp lại từ 2 - 14 vùng lặp lại thuộc ORF này
trên mẫu tôm PL, tôm nuôi, mẫu cua và cả trên tôm ngoài tự nhiên ở 4 tỉnh
dọc theo bờ biển phía đông và phía tây của Ấn Độ nhưng kiểu gen ưu thế ở 2
nghiên cứu này là khác nhau (ở Ấn Độ có 4-VLL chiếm ưu thế, còn ở nghiên
cứu này là 7-VLL chiếm tỉ lệ cao nhất).
So với các nghiên cứu trước đây (ở trong nước), kiểu vùng lặp lại thuộc
ORF125 ở nghiên cứu này tuy thu mẫu ở 2 huyện thuộc tỉnh Cà Mau nhưng
nhóm kiểu gen xuất hiện lại phong phú hơn. Ở nghiên cứu của Tô Vũ An
(2008) chỉ tìm thấy 5 nhóm vùng lặp lại (4-, 5-, 6-, 7- và 8-VLL) ở 12 ao thuộc
5 huyện khác nhau ở Cà Mau và Lý Ngọc Hà (2008) chỉ tìm thấy 3 nhóm vùng
lặp lại (5-, 6- và 7-VLL) ở 11 ao thuộc 4 huyện khác nhau ở tỉnh Bạc Liêu
nhưng cả 2 khu vực này kiểu gen chiếm ưu thế đều là 6-VLL (khác so với
nghiên cứu hiện hành). Dieu et al., 2004 cũng tìm thấy 3 nhóm kiểu gen là 5-,
6- và 7-VLL thuộc ORF này ở 7 tỉnh nuôi tôm trung tâm dọc theo bờ biển từ
miền Trung đến miền Nam VN.
Bảng 4.5 - Số vùng lặp lại thuộc ORF125 mẫu thu tỉnh Cà Mau năm 2008
Số vùng lặp
lại thuộc
ORF125
Loài nhiễm
Số Mẫu
Số Ao
Tần số (%) so với
tổng số mẫu
3 Tôm 2 2 1,7
4 Tôm, Cua (3) 17 10 14,3
5 Tôm, Cua (3) 13 6 10,9
6 Tôm 2 1 1,7
7 Tôm, Cua (1) 64 18 53,8
8 Tôm 29 10 24,4
9 Tôm, Cua (1) 5 4 4,2
10 Tôm 2 1 1,7
11 Tôm 2 1 1,7
12 Tôm 6 3 5
13 Tôm 1 1 0,8
14 Cua (1) 1 1 0,8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
26
Hình 4.5 - Các vùng lặp lại thuộc ORF125 ở mẫu thu Cà Mau năm 2008
Giếng 1, 2: mẫu có 4-VLL
Giếng 3: mẫu có 5-VLL
Giếng 4, 5: mẫu có 6-VLL
Giếng 6: mẫu có 7-VLL
Giếng M: Thang ADN 100 bp plus.
Hình 4.6 - Sự nhiễm kép của WSSV trong cùng một mẫu thuộc ORF125
Giếng 1: mẫu có 9-VLL
Giếng 2: mẫu có 12-VLL
Giếng 3: mẫu có 6- và 13-VLL
Giếng 4: mẫu có 6-, 8- và 12-VLL
Giếng 5, 6, 7, 8 và 9: mẫu có 8-VLL
Giếng 10, 11 và 12: mẫu có 7-VLL
Giếng M: Thang ADN 100 bp plus.
1 2 3 4 5 6 M
1000 bp
500 bp
1 2 3 4 5 6 M 7 8 9 10 11 12
1000 bp
500 bp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
27
1,7
6,9
3,4
8,6
65,5
3,4
6,9
17,2
1,7 3,43,41,7
10,3
0
10
20
30
40
50
60
70
3 4 5 6 7 8 10 11 12 13
Số vùng lặp lại thuộc ORF125
T
ỉ l
ệ
(%
)
Cái Nước
Thới Bình
Hình 4.7 - Tỉ lệ phần trăm về số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở đợt tôm nuôi lần 1
7,7
44,2
38,5
5,8
1,9 1,91,93,8
0
10
20
30
40
50
3 4 5 7 8 9
Số vùng lặp lại thuộc ORF125
T
ỉ l
ệ
(%
) Cái Nước
Thới Bình
Hình 4.8 - Tỉ lệ phần trăm về số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở đợt tôm nuôi lần 2
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
28
Kiểu gen của ORF125 ở lần 1 và lần 2 cũng có sự khác nhau nhưng sự khác
nhau về kiểu gen này là không lớn. Ở mẫu tôm thả giống Lần 1 có 10 nhóm
vùng lặp lại, gồm có 3-, 4-, 5-, 6-, 7-, 8-, 10-, 11-, 12-, và 13-VLL (Hình 4.7),
trong đó 7-VLL chiếm tỉ lệ cao nhất là 65,5% (38/58 mẫu thu lần 1 ở Cái
Nước). Còn mẫu tôm thả giống lần 2 chỉ có 6 nhóm vùng lặp lại từ 3 - 9 vùng
lặp lại, trong đó số vùng lặp lại chiếm ưu thế có 2 loại kiểu gen là 7-VLL và 8-
VLL chiếm tỉ lệ cao và gần tương đương với nhau (7-VLL chiếm 44,2 % và 8-
VLL chiếm 38,5%) (Hình 4.8).
Bên cạnh đó, giống với ORF94, kiểu gen thuộc ORF125 ở huyện Cái Nước và
Thới Bình cũng không giống nhau cho cả 2 lần thu mẫu. Ở Cái Nước mẫu thu
lần 1 và lần 2 chủ yếu kiểu gen 7- và 8-VLL xuất hiện ở hầu hết các ao nhưng
2 loại kiểu gen này hầu như không thấy so với mẫu thu ở huyện Thới Bình (ở
lần 1 chỉ có 1 mẫu ở Ao TB08M có kiểu gen 7-VLL nhưng lại nhiễm kép với
WSSV có kiểu gen là 5-VLL thuộc ORF125, còn ở lần 2 cũng có 1 mẫu thuộc
1 ao TB08B nhiễm kép có cả 7-và 8-VLL). Ngược lại, kiểu gen 5-VLL chiếm
ưu thế ở huyện Thới Bình cũng hầu như không xuất hiện ở mẫu thu ở huyện
Cái Nước (5-VLL chỉ tỉm thấy 2 mẫu thuộc 2 ao CN08G và CN08H, trong 2
mẫu này lại nhiễm kép với loài WSSV có kiểu gen là 7-, 8- và 11-VLL thuộc
ORF125.
Do đó, có thể thấy rằng ở ORF125 cũng có biến đổi về kiểu gen tương tự như
ở ORF94 nhưng sự biến đổi về kiểu gen ưu thế giữa lần 1 và lần 2 dao động
không lớn so với ORF94.
Đối với mẫu cua khi phân tích kiểu gen thuộc ORF125 cũng thấy sự biến đổi
tương tự như ORF94 là kiểu gen giống nhau giữa mẫu cua và mẫu tôm trong
cùng 1 ao là không phổ biến. Ở mẫu thu lần 1 thuộc huyện Cái Nước chỉ có 2
ao CN08B và CN08C cùng có 4-VLL nhiễm trên tôm và trên cua nhưng kiểu
gen 4-VLL này không phải là kiểu gen nhiễm chủ yếu trên các mẫu tôm trong
ao. Bên cạnh đó, hầu như kiểu gen này phân bố ở hầu hết các ao thu mẫu lần 1
(7/16 ao ở hyện Cái Nước, Thới Bình không thấy kiểu gen này) và có sự
nhiễm kép với kiểu gen 7-VLL. Ở lần 2 kiểu gen nhiễm kép 4-VLL và 7-VLL
chỉ xuất hiện ở 1 mẫu ở ao CN08H.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
29
Bảng 4.6 - Số vùng lặp lại của ORF125 tương ứng với từng ao qua từng đợt thu mẫu
TT
Kí Hiệu Ao
Số vùng lặp lại thuộc ORF125
Lần 1 Cua Lần 2
1 CN08A 7 3, 4
2 CN08B 4 4 7
3 CN08C 4/7/8 4
4 CN08D 4/7, 7 9
5 CN08E 7
6 CN08F 4/7, 7 7, 8
7 CN08G 5/7
8 CN08H 4/8/12, 5/8/11, 12, 8 7 4/7
9 CN08L 7 7
10 CN08K 4 9
11 CN08M 7 7, 9
12 CN08N 5, 6/8/12, 6/13, 12 8
13 CN08P 7 7, 8
14 CN08R 4/7, 7 8
15 CN08S 3, 7 4 8
16 CN08T 7 9 7/8
17 CN08U 8, 7
18 CN08W 4/7, 7 14
19 CN08Y 7
20 TB08B 5/10/12 5 5, 7/8
21 TB08K 5
22 TB08M 5/7 5 5
4/7/8: là mẫu nhiễm kép 3 loại kiểu gen 4-, 7- và 8-VLL thuộc ORF125 trên cùng một mẫu.
Tương tự với nghiên cứu kiểu gen thuộc ORF94 ở kiểu gen thuộc ORF125
trong cùng 1 ao cũng tồn tại nhiều kiểu gen khác nhau chiếm 57,9% (11/19 ao)
ở lần 1 và chiếm 47,1% (8/17 ao) ở đợt tôm nuôi lần 2 (gần tương đương so
với sự biến đổi kiểu gen trong cùng 1 ao thuộc ORF94, ở lần 1 chiếm 45%, lần
2 chiếm 46,6%). Sự nhiễm kép của WSSV có các kiểu gen thuộc ORF125 trên
cùng 1 mẫu tôm thì phong phú hơn so với ORF94 (ở ao CN08C, CN08H,
CN08N, TB08B cùng 1 mẫu tôm nhiễm 3 loại kiểu gen khác nhau thuộc
ORF125, nhưng kiểu gen thuộc ORF94 trên 1 mẫu tôm chỉ tồn tại 2 loại kiểu
gen khác nhau) (Bảng 4.6).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
30
4.2 Kết quả phân tích mẫu axit nucleic trữ năm 2006 với PCR-
Genotyping (ORF125)
Mẫu axít nucleic phân tích gồm 18 ao (9 ao ở Cà Mau và 9 ao thuộc tỉnh Bạc
Liêu) do Triệu Thanh Tuấn ly trích vào năm 2006.
Qua phân tích tổng số là 67 mẫu ở Cà Mau và 87 mẫu ở Bạc Liêu bằng
phương pháp PCR- genotyping khuếch đại vùng lặp lại có trình 69 bp thuộc
ORF125 cho thấy, ở mẫu tôm Cà Mau năm 2006 tìm thấy được 5 kiểu gen của
WSSV với 4-, 5-, 6-, 7- và 8-VLL. Còn ở Bạc Liêu có 6 nhóm là 3-, 4-, 5-, 6-,
7- và 8-VLL (Bảng 4.6). Trong đó, dòng WSSV có kiểu gen là 6-VLL thuộc
ORF125 chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 2 khu vực. Cà Mau và Bạc Liêu (ở Cà Mau
chiếm 59,7% và 24,1 % ở Bạc Liêu) (Hình 4.11). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Tô Vũ An và Lý Ngọc Hà khi phân tích ORF125 trên mẫu tôm
ở Cà Mau và Bạc Liêu ở năm 2008 cũng cho kết quả là 6-VLL chiếm ưu thế ở
cả 2 khu vực này.
Điều này cho thấy, nguồn tôm giống mang bệnh có kiểu gen 6-VLL thuộc
ORF125 được phân bố ở cả 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trong năm 2006 và
năm 2008 là rất lớn. Nguồn tôm này có thể xuất phát từ nguồn tôm giống ở
miền trung vì phù hợp với nghiên cứu của Dieu el at., 2004 tìm thấy 3 kiểu
gen là 5-, 6- và 7-VLL trên tôm ở miền Trung VN.
23
4,57,5
59,7
38,8
25,4
9,2
20,7
24,1
20,7
4,6
0
10
20
30
40
50
60
70
3 4 5 6 7 8
Số vùng lặp lại thuộc ORF125
T
ỉ l
ệ
(%
)
Cà Mau
Bạc Liêu
Hình 4.9 - Tỉ lệ phần trăm số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở 2 tỉnh Cà Mau
và Bạc Liêu năm 2006
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
31
Hình 4.10 - Các vùng lặp lại thuộc ORF125 ở mẫu thu Bạc Liêu năm 2006
Giếng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, và 9: mẫu có 6-VLL (thuộc ao BL7)
Giếng 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18: mẫu có 4-VLL (thuộc ao BL8)
Giếng M: Thang ADN 1 kbp plus.
Hình 4.11 - Các vùng lặp lại thuộc ORF125 ở mẫu thu Cà Mau năm 2006
Giếng 1 và 2: mẫu có 4-VLL
Giếng 3, 5, 9 và 10: mẫu có 4- và 6-VLL
Giếng 4: mẫu có 4- và 5-VLL;
Giếng 7 và 8: mẫu có 4-, 5- và 6-VLL
Giếng M: Thang ADN 1 kbp plus
1 2 3 4 5 M 6 7 8 9 10 11 M 12 13 14 15 16 17 18
1 2 3 4 5 6 M 7 8 9 10
6-VLL
4-, 5-VLL
4-VLL
4-, -6 VLL
6-VLL
500 bp
650 bp
650 bp
500 bp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
32
Bảng 4.7 - Kết quả phân tích số vùng lặp lại thuộc ORF125 mẫu axit nucleic trử ở Cà
Mau và Bạc Liêu năm 2006
Khu
Vực
Ký hiệu Số vùng lặp lại thuộc ORF125 - 2006
Tổng
Ao 3 4 5 6 7 8
Cà
Mau
CM1 6 6
CM2 3 3 6
CM3 5 5
CM4 1 3 4
CM6 1* 1* 5 6
CM7 3, 1*,3*, 2* 1*, 2* 1, 3* , 2* 10
CM8 5* 5* , 5 10
CM9 3* 1* 6, 1*, 3* 10
CM10 1, 6* 3, 6* 10
Tổng số mẫu 17 26 40 5 3
Bạc
Liêu
BL1 2 8 10
BL2 2 8 10
BL3 10 10
BL4 8 8
BL5 10 10
BL7 9 9
BL8 10 10
BL9 10 10
BL10 7 3 10
Tổng số mẫu 4 20 18 21 18 8
*: Có nhiều kiểu gen khác nhau tồn tại trong 1 mẫu tôm.
Mẫu tôm nhiễm bệnh ở Cà Mau năm 2006 cũng cho thấy, có nhiều loại kiểu
gen khác nhau thuộc ORF125 nhiễm trong cùng 1 ao chiếm 77,7% (7/9 ao) và
sự nhiễm nhiều loại kiểu gen trên 1 mẫu tôm là phổ biến chiếm 32,8% (22/67
mẫu xuất hiện ở 5 ao CM6, CM7, CM8, CM9 và CM10). (Bảng 4.7 và Hình
4.11). nhưng theo kết quả nghiên cứu của Tô Vũ An 2008 các ao thu từ Cà
Mau cho thấy, trong cùng 1 ao mẫu tôm nhiễm chủ yếu là cùng 1 kiểu gen
chiếm 75% (9/12 ao) và cũng có sự nhiễm kép trên cùng 1 mẫu tôm nhưng chỉ
chiếm 13,3% (8/60 mẫu) thấp hơn so với sự nhiễm kép ở mẫu thu vào năm
2006.
Tuy nhiên, khác với Cà Mau, ở Bạc Liêu tỉ lệ ao có kiểu gen khác nhau trong
cùng 1 ao chỉ ở mức thấp chiếm 33,3% (3/9 ao, gồm có ao BL1, BL2 và
BL10) và sự nhiễm kép không thấy xuất hiện ở mẫu thu tỉnh Bạc liêu vào năm
2006 (Bảng 4.7 và Hình 4.10). Tương ứng với nghiên cứu của Lý Ngọc Hà ở
Bạc Liêu năm 2008 cho thấy, trong số 11 ao chỉ có 2 ao (BL14 và BLl6) có
mẫu tôm nhiễm 2 loại kiểu gen trong cùng 1 ao và không thấy sự nhiễm kép ở
cả 11 ao thu mẫu khi phân tích.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
33
Từ đó cho thấy, có sự đa dạng và phong phú ở dòng các WSSV xuất hiện ở Cà
Mau qua các năm khác nhau cũng như ở Cà Mau so với Bạc Liêu.
4.3 So sánh sự khác nhau về số vùng lặp lại thuộc ORF94 ở Cà Mau và
Bạc Liêu vào năm 2006 và 2008
Sử dụng số liệu phân tích từ mẫu thu ở Cà Mau năm 2008 và từ mẫu axit
nucleic ở Cà Mau và Bạc Liêu năm 2006 và các số liệu tổng hợp từ các nghiên
cứu trước đây của Triệu Thanh Tuấn (2006) và của Tô Vũ An và Lý Ngọc Hà
(2008).
Ở Cà Mau (Số liệu được tổng hợp ở Bảng 4.7)
Bảng 4.8 - Số vùng lặp lại thuộc ORF94 ở Cà Mau vào năm 2006 và năm 2008
Cà Mau
2006 (Tuấn, 2006)
2008 (An, 2008)
2008
(ở nghiên cứu này)
Số vùng
lặp lại
thuộc
ORF94
Số
mẫu
Tần số (%)
so với tổng
số mẫu
Số
mẫu
Tần số (%)
so với tổng
số mẫu
Số mẫu
Tần số
(%) sovới
tổng số
mẫu
4 7 10.8 1 0.8
5 60 68.4 14 21.5
6 6 7.6 16 24.6 1 0.8
7 11 14 9 13.8
8 16 24.6 17 12.8
9 8 10 1 1.5 5 3.8
10 2 3.1 25 18.8
11 43 32.3
12 10 7.5
13 4 3
14 24 18
15 2 1.5
16 1 0.8
90/10 ao
65/12 ao
133/22 ao
Các nhóm kiểu gen thuộc ORF94 tổng hợp từ 3 nghiên cứu ở năm 2006 và
năm 2008 ở tỉnh Cà Mau có 13 nhóm kiểu gen, từ 4 - 16 vùng lặp lại. Ở năm
2006 tìm thấy 4 nhóm kiểu gen là 5-, 6-, 7- và 9-VLL (nghiên cứu ở 10 ao,
trên mẫu tôm), đến năm 2008 (An, 2008) tìm thấy 6 nhóm kiểu gen khác nhau
(nghiên cứu ở 12 ao, trên mẫu tôm) có thêm 4-, 8- và 10-VLL so với năm
2006 và cùng năm 2008 (ở nghiên cứu này) tìm thấy đến 11 nhóm vùng lặp lại
từ 4 - 16 nhưng không thấy 5- và 7-VLL (nghiên cứu ở 22 ao, trên mẫu tôm và
mẫu cua trong cùng 1 ao).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
34
Từ kết quả trên cho thấy số vùng lặp lại thuộc ORF94 của WSSV tồn tại ở Cà
Mau qua các năm có các nhóm vùng lặp lại tăng dần. Kiểu gen chiếm ưu thế
giữa các năm cũng khác nhau. Năm 2006 có 5-VLL chiếm ưu thế, đến năm
2008 có 6-, 8- (An,2008) và 11-VLL chiếm ưu thế (năm 2008, ở nghiên cứu
này).
Ở Bạc Liêu
Số liệu tổng hợp ở cả 2 năm 2006 và 2008 cho thấy, có 8 nhóm vùng lặp lại
thuộc ORF94 được tìm thấy (ít hơn 5 nhóm vùng lặp lại so với ở Cà Mau)
(Bảng 4.8). Số vùng lặp lại chiếm ưu thế ở các năm cũng khác nhau, 5-VLL
chiếm ưu thế ở Bạc Liêu năm 2006 và 7-VLL chiếm ưu thế ở năm 2008.
Tuy nhiên 4 nhóm vùng lặp lại ưu thế là 5-, 6-, 7- và 8-VLL qua các năm khác
nhau là khác nhau (Cà Mau có 5-, 6-, 8-VLL và Bạc Liêu có 5- và 7-VLL),
nhưng số vùng lặp lại chiếm ưu thế này vẫn giống với các số vùng lặp lại
thuộc ORF94 nhiễm trên tôm bố mẹ và trên tôm giống vào năm 2001 (Hoa et
al., 2005, nghiên cứu trên tôm giống và ở tôm bố mẹ tìm thấy các kiểu giống
nhau có các vùng lặp lại như 4-, 5-, 6-, 7-, 8- và 9-VLL thuộc ORF94). Chỉ
duy nhất kiểu gen WSSV có 11-VLL chiếm ưu thế ở Cà Mau năm 2008 là
chưa được tìm thấy trước đó.
Bảng 4.9 - Số vùng lặp lại thuộc ORF94 ở Bạc Liêu vào năm 2006 và năm 2008
Bạc Liêu
2006 (Tuấn, 2006)
2008 (Hà, 2008)
Số vùng lặp
lại thuộc
ORF94
Số mẫu
Tần số (%) so
với tổng số mẫu
Số mẫu
Tần số (%) so
với tổng số mẫu
4 10 11.1 7 12.1
5 44 48.9 - -
6 - - 7 12.1
7 1 1.1 20 34.5
8 - - 12 20.7
9 20 22.2 7 12.1
10 - - - -
11 - - - -
12 10 11.1 5 8.6
13 - -
14 - -
15 - -
16 5 5.6
90/10 ao 58/11 ao
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
35
4.4 So sánh sự khác nhau về số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở Cà Mau và
Bạc Liêu vào năm 2006 và 2008
Ở Bạc Liêu (Bảng 4.11) cho thấy, kiểu gen thuộc ORF125 vào năm 2006 tìm
thấy nhiều nhóm hơn so với năm 2008 (Lý Ngọc Hà, 2008), nhưng ở 2 năm
2006 và 2008 đều thấy 6-VLL chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, ở Cà Mau 2006 và
2008 (Tô Vũ An, 2008) cũng tìm thấy 6-VLL chiếm ưu thế và có thêm 7-VLL
chiếm ưu thế vào năm 2008 (ở nghiên cứu hiện tại, 2008).
Như vậy kiểu gen thuộc ORF125 ở Bạc Liêu và Cà Mau tuy có nhiều nhóm
kiểu gen WSSV gây bệnh khác nhau qua các năm nhưng các kiểu gen có 6- và
7-VLL được tìm thấy là chủ yếu. Kết quả này giống với nghiên cứu của Dieu
et al., 2004, tìm thấy kiểu này trên mẫu tôm ở 1 số tỉnh miền Trung Việt Nam.
Bảng 4.10 - Số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở Cà Mau vào năm 2006 và năm 2008
Cà
Mau
2006
(mẫu trữ năm 2006)
2008
(An, 2008)
2008
(ở nghiên cứu này)
Số vùng
lặp lại
thuộc
ORF125
Số
mẫu
Tần số (%)
so với tổng
số mẫu
Số
mẫu
Tần số
(%) so
với tổng
số mẫu
Số
mẫu
Tần số (%)
so với tổng
số mẫu
3 2 1.4
4 17 18.7 13 19.1 16 11.4
5 26 28.6 16 23.5 15 10.7
6 40 44 32 47.1 2 1.4
7 5 5.5 1 1.5 64 45.7
8 3 3.3 6 8.8 25 17.9
9 5 3.6
10 2 1.4
11 2 1.4
12 5 3.6
13 1 0.7
14 1 0.7
91/9 ao 68/12 ao 140/22 ao
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
36
Bảng 4.11 - Số vùng lặp lại thuộc ORF125 ở Bạc Liêu vào năm 2006 và năm 2008
Bạc liêu
2006
( ở nghiên cứu này, 2008)
2008
(Hà, 2008)
Số vùng lặp
lại thuộc
ORF125
Số mẫu
Tần số (%) so
với tổng số mẫu
Số mẫu
Tần số (%) so với
tổng số mẫu
3 4 4.5
4 20 22.5
5 18 20.2 3 5.4
6 21 23.6 38 67.9
7 18 20.2 15 26.8
8 8 9
89/9 ao 56/11 ao
Do đó, có thể nói rằng sự khác nhau về số vùng lặp lại chiếm ưu thế giữa các
năm khác nhau là do nguồn tôm giống bị nhiễm WSSV có kiểu gen chiếm ưu
thế đó được phân bố rộng trong phạm vi khu vực thu mẫu (có thể nhiều hộ
nuôi cùng mua giống ở 1 trại giống hay ở các trại giống khác nhau mua cùng
nguồn tôm bố mẹ đã bị nhiễm bệnh).
Qua nghiên cứu trên có thể thấy giả thiết đặt ra của Triệu Thanh Tuấn năm
2006 cho rằng có nhiều kiểu gen tồn tại ở WSSV khác nhau ở khu vực địa lý
khác nhau và ở các thời điểm thu mẫu khác nhau là phù hợp với nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Triệu Thanh Tuấn (2006), còn đặt ra giả thiết là khả năng gây
bệnh cũng như độc lực của các kiểu gen WSSV ở khu vực địa lý khác nhau và
ở các thời điểm thu mẫu khác nhau là khác nhau.
Dựa vào kết quả phân tích mẫu thu và kết quả so sánh trên, cho thấy ở mô
hình quãng canh cải tiến nuôi ở tỉnh Cà Mau năm 2008 so với mô hình nuôi
thâm canh của Triêu Thanh Tuấn (2006) cho thấy. Kiểu gen ở 2 mô hình này
khác nhau khá lớn (kiểu gen thuộc ORF94 ở mô hình quảng canh cải tiến ở lần
1 có 14-VLL chiếm ưu thế và ở lần 2 có 11-VLL chiếm ưu thế, còn ở mô hình
nuôi Thâm Canh (2006) ở Cà Mau và Bạc Liêu là 5-VLL chiếm ưu thế. Đối
với ORF125, ở mô hình nuôi quảng canh cải tiến ở lần 1 và lần 2 có 7-VLL
chiếm ưu thế và cũng có 7-VLL chiếm ưu thế từ nghiên cứu của Tô Vũ An
(2008, mẫu cũng thu chủ yếu ở mô hình quảng canh cải tiến) nhưng ở mô hình
nuôi Thâm canh (2006) lại có 6-VLL chiếm ưu thế ở cả 2 khu vực là Cà Mau
và Bạc Liêu). Bên cạnh đó, mức độ biểu hiện kiểu gen ở 2 mô hình nuôi này
cũng khác nhau (ở quảng canh cải tiến trong cùng 1 ao có khả năng nhiễm
nhiều loại kiểu gen hơn so với mô hình nuôi Thâm canh).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
37
Như vậy, có sự khác biệt về mức độ biểu hiện bệnh, tỉ lệ chết ở 2 mô hình
nuôi này, nhưng về mức độ biểu hiện kiểu gen và sự khác nhau về số vùng lặp
lại thuộc các ORF94 và ORF125 có sự khác biệt giữa hai mô hình này hay
không là tùy thuộc vào sự đồng nhất và sự phân bố của nguồn tôm giống có
nhiễm dòng WSSV này.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
38
Chương V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Các kiểu gen thuộc ORF94 và ORF125 của WSSV gây bệnh trên tôm ở
Cà Mau năm 2006 và 2008 phong phú và đa dạng hơn so với ở Bạc
Liêu.
- Ở Cà Mau và Bạc Liêu số vùng lặp lại chiếm ưu thế thuộc ORF94 và
ORF125 năm 2006 và 2008 có giống nhau (ORF94-5 VLL; ORF125-6
VLL) và cả khác nhau (ORF94-6,-7, -8,-11VLL; ORF125-6, -7VLL)
- Các kiểu gen của WSSV thuộc ORF94 trong cùng một ao phần lớn
giống nhau ở cả 2 mô hình nuôi (Thâm canh, 16/19 ao; quãng canh cải
tiến, 11/20 ao). Còn ORF125, phần lớn kiểu gen trong cùng 1 ao là
khác nhau (Thâm canh, 10/18 ao; quãng canh c ải tiến, 11/19 ao).
- Hiện tượng nhiễm nhiều loại kiểu gen (cả ORF94 và ORF125) trong
cùng ao và sự nhiễm kép nhiều loại kiểu gen trên cùng 1 mẫu ở mô
hình quãng canh cải tiến xảy ra nhiều hơn so với mô hình nuôi tôm
thâm canh.
- Nghiên cứu còn cho thấy, sự nhiễm bệnh ở 2 đợt thả tôm liên tiếp trong
cùng một ao chủ yếu là do nguồn tôm giống gây ra. Từ đó có thể thấy
khả năng ứng dụng của phương pháp PCR - Genotying (ORF94 và
ORF125) trong nghiên cứu đặc điểm dịch tể của tác nhân gây bệnh đốm
trắng (WSSV) trong nuôi tôm sú.
4.2 Đề xuất
- Gây cảm nhiễm các kiểu gen khác nhau (các kiểu gen chiếm ưu thế qua
các đợt nghiêm cứu) thuộc ORF94 và ORF125 của WSSV để xem xét
độc lực của các dòng WSSV khác nhau.
- Giải trình tự các kiểu gen có số vùng lặp lại giống nhau (các vùng
chiếm ưu thế ở các năm) thuộc các ORF94 và ORF125.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bui Thi Minh Dieu, Hendrik Marks, Joukje Siebenga, Rob W. Goldbach,
Dowe Zuidema, Tran Phuoc Duong and Just M. Vlak, (2004). Molecular
epidemiology of white spot syndrome virus within Vietnam. Journal of
General Virology, 85, 3607-3618.
2. Caleb McClennen, (2004), white spot syndromeVirus the economic,
environmental and technical implications on the development of latin
american shrimp farming. (
3. Chen, L. L., Wang, H. C., Huang, C. J. & 9 other authors (2002).
Transcriptional analysis of the DNA polymerase gene of shrimp white
spot syndrome virus. Virology 301, 136–147.
4. Đặng thị Hoàng Oanh, (2007). Nguyên lý và kỷ thuật chẩn đoán Bệnh
Thuỷ sản. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Flegel TW (1997) Special tropic review: major viral disease of the black
tiger prawn Penaeus monodon in Thailand. World J Microbiol
Biotechnol 13:433 442.
6. Flegel TW, Alday-Sanz V (1998) The crisis in Asian shrimp
aquaculture: current status and future needs. J Appl Ichthyol 14:269-273.
7. Hendrik Marks, Josyanne J.A. van Duijse, Douwe Zuidema, Mariëlle
C.W. van Hulten and Just M. Vlak (2004), Fitness and virulence of an
ancestral White Spot Syndrome Virus isolate from shrimp
8. Hoa T. T. T., Hodgson R. A., Oanh D. T. H., Phuong N. T., Preston N. J.
and Walker P. K., (2005). Genotypic variations in tandem repeat DNA
segments between ribonucleotic reductase subunit gense of white spot
syndrome virus (WSSV) isolates from Vietnam. In P. Walker, R. Lester
and M. G. Bondad-Reantaso (eds). Disease in Asian Aquaculture
V.pp.339-351. Fish Healrh Section, Asian Fisheries Society, Manila,
Philippines.
9. âpnhät
25/10/2008).
10. Lan Y., Lu W. & Xu X. (2002) Genomic instability of prawn white spot
bacilliform virus (WSBV) and its association to virus virulence. Virus
Research 90, 264–274.
11. Lê Vân Hải Yến, (2006). Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen của
WSSV với bệnh đốm trắng trên tôm sú (P. monodon) nuôi tại Sóc Trăng
và Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp đại học.
12. Liu W.J., Chang Y.S., Wang C.H., Kou G.H. & Lo C.F. (2005)
Microarray and RT-PCR screening for white spot syndrome virus
immediate-early genes in cycloheximide-treated shrimp. Virology 334,
327–341.
13. Lo C.F., Hsu H.C., Tsai M.F., Ho C.H., Peng S.E., Kou G.H. & Lightner
D.V. (1999) Specific genomic DNA fragment analysis of different
geographical clinical samples of shrimp white spot syndrome virus.
Diseases of Aquatic Organisms 35, 175–185.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
40
14. Lý Ngọc Hà, (2008).Tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc ORF94
và ORF125 của virút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm tại Bạc Liêu.
Luận văn tốt nghiệp đại học.
15. Marks H. (2003). Genetic variation among isolates of White spot
syndrome virus, Goldbach, J. M. Vlak, and M. C.W. van Hulten,
Laboratory of Virology,Wageningen University,Wageningen, The
Netherlands, Arch Virol (2004) 149: 673–697.
16. Marks H. (2005) Genomics and Transcriptomics of White Spot
Syndrome Virus. PhD dissertation, Department of Plant
Sciences,Wageningen University, The Netherlands.
17. Nguyễn Thị Thuý Hằng, (2008). Ứng dụng kỹ thuật PCR-genotyping
(ORF125) trong nghiên cứu tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV). Đề
cương luận văn tốt nghiệp đại học.
18. Pradeep. B, Shekar. M, Gudkovs. N, Karunasagar. I, Karunasagar. I,
2007. Genotyping of white spot syndrome virus prevalent in shrimp
farms of India. Diseases of Aquatic Organisms 78:189-198.
19. Supamattaya K, Boonyaratpalin S (1996) The study of histopathology
and cytopathlogical changes in black tiger shrimp Penaeus monodon
caused by yellow head virus and red colour and white spot disease virus.
J Sci Technol 18 1:17–33.
20. Tô Vũ An, (2008). Tìm hiểu sự biến đổi của vùng lặp lại thuộc ORF94
và ORF125 của virút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm tại Cà Mau.
Luận văn tốt nghiệp đại học.
21. Trần Thị Mỹ Duyên, (2006). Ứng dụng kỹ thuật PCR-genotyping trong
nghiên cứu tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV). Luận văn tốt nghiệp
đại học.
22. Trần Thị Tuyết Hoa, (2004). Bài giảng Sinh học phân tử. Trường Đại
Học Cần Thơ.
23. Triệu Thanh Tuấn, (2006). Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen của
WSSV với bệnh đốm trắng trên tôm sú (P. monodon) nuôi tại Cà Mau và
Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học.
24. Tsai MF, Kou GH, Liu HC, Liu KF and Chang CF (1999) Long-term
presence of white spot syndrome virus (WSSV) in a cultivated shrimp
population without disease outbreaks. Diseases of aquatic organisms.
Vol.38: 107-114.
25. van Hulten M.C.W., Witteveldt J., Peters S., Kloosterboer N., Tarchini
R., Fiers M., Sandbrink H., Klein-Langhorst R. & Vlak J.M. (2001a) The
white spot syndrome virus DNA genome sequence. Virology 286, 7–22.
26. van Hulten M.C.W., Witteveldt J., Snippe M. & Vlak J.M. (2001b)
White spot syndrome virus envelope protein VP28 is involved in the
systemic infection of shrimp. Virology 285, 228–233.
27. Vlak J.M., Bonami J.R., Flegel T.W., Kou G.H., Lightner D.V., Lo C.F.,
Loh P.C. & Walker P.J. (2005) Nimaviridae. In: Virus Taxonomy VIIIth
Report of the International Committee on Taxonomy of Viruses (ed. by
C.M. Fauquet, M.A. Mayo, Elsevier/Academic Press, London.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
41
28. Wang Q., Poulos B.T. & Lightner D.V. (2000) Protein analysis of
geographic isolates of shrimp white spot syndrome virus. Archives of
Virology 145, 263–274.
29. Wang Q., White B.L., Redman R.M. & Lightner D.V. (1999) Per os
challenge of Litopenaeus vannamei postlarvae and Farfantepenaeus
duorarum juveniles with six geographic isolates of white spot syndrome
virus. Aquaculture 170, 179–194.
30. Wongteerasupaya. C, Pungchai. P, Withyachumnarnkul. B and
Boonsaeng. V, (2003). High variation in repetitive DNA fragment length
for white spot syndrome virus (WSSV) isolates in Thailand. Dis Aquat
org 54: 253-257.
31. Yang, F., He, J., Lin, X. H., Li, Q., Pan, D., Zhang, X. B. & Xu, X.
(2001). Complete genome sequence of the shrimp white spot bacilliform
virus. J Virol 75, 11811–11820.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
42
PHỤ LỤC I
Bảng thông tin thu mẫu Cà Mau năm 2008
TT
Kí
Hiệu
Lần 1
Lần 2
Ao Mật độ Tôm Cua Tôm
(con/m2) Tuổi
tôm
(ngày)
Dấu hiệu
bệnh lý
(con/ao)
Tuổi
tôm
(ngày)
Tỉ lệ chết
(con/ngày)
1 CN08A 1 150 Không 1 60 1-2
2 CN08B 1 150 Không 4 45 2-5
3 CN08C 1 120 Không 5 30 3-6
4 CN08D 0.5 150 Không 0 60 4-5
5 CN08E 1 120 Không 0 45 5-7
6 CN08F 2 150 Không 1 60 2-4
7 CN08G 1 150 Không 0 30 1-3
8 CN08H 1 150 Không 4 15 >5
9 CN08L 1.5 150 Không 1 60 5-7
10 CN08K 1 170 Không 4 45 2-4
11 CN08M 1 180 Không 1 30 4-5
12 CN08N 1.5 150 Không 1 80 7-9
13 CN08P 2 150 Không 2 60 5-8
14 CN08R 2 170 Không 1 50 6-7
15 CN08S 1 180 Không 1 45 1-2
16 CN08T 1 150 Không 1 60 1-2
17 CN08U 1 150 Không 0 60 2-4
18 CN08W 2 180 Không 1 45 1-3
19 CN08X 1 150 Không 1 45 2-3
20 CN08Y 1 150 Không 1 30 1-2
21 TB08B 2 150 Không 2 15 0
22 TB08K 1 150 Có 3 15 0
23 TB08M 1 135 Có 1 16 0
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
43
PHỤ LỤC II
Kết quả phân tích IQ-2000 mẫu thu ở tỉnh Cà Mau năm 2008
KH
Ao
Mẫu Tôm
Mẫu Cua
Tổng Số
TT
Lần 1
Lần 2
(-) (+) (++) (+++) (-) (+) (++) (+++) (-) (+)
1 CN08A 3 2 - - - 3 - - 1 - 9
2 CN08B - 2 - 1 2 2 - - 3 1 11
3 CN08C 3 1 - - - 2 - - - 1 7
4 CN08D - 5 - - - 5 - - - - 10
5 CN08E 4 - - - 2 1 - - - - 7
6 CN08F 1 1 1 - - - - 5 1 - 9
7 CN08G 1 1 - - 5 - - - - - 7
8 CN08H - 2 - 2 3 2 - - 3 1 13
9 CN08L 1 2 - - - 1 - 4 4 - 12
10 CN08K 4 1 - - 3 1 - - - - 9
11 CN08M - 4 1 - - - - 5 1 - 11
12 CN08N - 1 1 3 - - - 5 - 1 11
13 CN08P - 2 1 1 - 4 - - 1 1 10
14 CN08R - 3 - 1 1 4 - - 1 - 10
15 CN08S - 1 2 2 - 5 - - - 1 11
16 CN08T - 1 2 - - 5 - - - 1 9
17 CN08U - - - - - 5 - - - - 5
18 CN08W - 2 1 2 4 - - - - 1 10
19 CN08X 2 - - - 5 - - - - 1 8
20 CN08Y - - - - - 3 - - - - 3
21 TB08B - 1 2 1 5 5 - - 1 1 16
22 TB08K 1 3 - - 10 - - - 2 1 17
23 TB08M 1 2 1 - 9 1 - - - 2 16
Tổng số 21 37 12 13 49 49 0 19 18 13 231
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ct_nghiem_0802.pdf