Vài nét về văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Cùng với đó, được trực tiếp điều tra phỏng vấn, nói chuyện cùng với những người cao tuổi, các cô, các bác, các chị em, các bạn người Tày về tổ chức bữa ăn, chế biến và học hỏi một số kinh nghiệm quý báu, cách làm một số đồ ăn, thức uống của đồng bào. Bản thân cũng được tham gia quan sát, làm trực tiếp trong quá trình chế biến thức ăn, tham gia ăn uống cùng với các gia đình và được “kiểm định” lại những gì thu thập được bằng thính giác, thị giác, vị giác Rất tiếc do thời gian thực hiện khóa luận thời gian nghiên cứu tại thực địa không đủ một chu kỳ nông nghiệp nên có nhiều hạn chế. Cuối cùng là, các phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng để xử lý tài liệu và viết luận văn. Để có sự nhất quán nên các tiếng Tày trong luận văn được phiên âm theo từ điển Tày - Nùng - Việt, bên cạnh đó vẫn chú thích có phiên âm riêng của người dân trong vùng

pdf13 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kh Vũ óa luận tố Thị Thủy Vμi nÐ huyÖ t nghiệp Tr−ê Kh t vÒ v¨ n v¨n Khóa Chuyên ng ®¹i oa v¨n h n hãa l·ng, luận tốt ngành: Mã Hướng Sinh viê H 1 häc v¨ ãa d©n t .  Èm th tØnh l nghiệp c Văn hóa ngành: dẫn khoa n thực hi À NỘI - n hãa h éc thiÓu . ùc cña ¹ng s¬ ử nhân v dân tộc 608 học : TS ện : Vũ 2010 μ néi sè ng−ê n hiÖn ăn hóa thiểu số . Hoàng H Thị Thủy VHDT12 i tμy ë nay ữu Bình A Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 2 VHDT12A LỜI CẢM ƠN ! Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình chỉ bảo trong quá trình học tập và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, em xin được cảm ơn tới Ts. Hoàng Hữu Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và động viên em hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Huyện ủy, UBND và Phòng VHTT huyện Văn Lãng, cùng với nhân dân, các bác, các cô, các chị, các bạn người Tày ở huyện Văn Lãng đã giúp đỡ cung cấp tư liệu và có những nhận xét bổ ích trong quá trình thu thập tư liệu và hoàn thành bản thảo. Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn có nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận của em được đầy đủ và chi tiết hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thủy Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 3 VHDT12A MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6 7. Bố cục khóa luận ............................................................................................. 7 Chương 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN ........................................................................................................ 8 1.1.Quá trình hình thành ..................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 9 1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 9 1.2.2. Địa hình ..................................................................................................... 9 1.2.3. Khí hậu ...................................................................................................... 10 1.2.4. Các tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 11 1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 13 1.3.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 13 1.3.2. Văn hóa - xã hội ........................................................................................ 14 1.4. Người Tày ở huyện Văn Lãng ..................................................................... 14 1.4.1. Dân cư ....................................................................................................... 14 1.4.2. Một số đặc điểm về kinh tế ........................................................................ 17 1.4.3. Một số đặc điểm về văn hoá ...................................................................... 19 Tiểu kết chương 1: .................................................................................... 24 Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................... 25 2.1. Văn hóa ẩm thực truyền thống ..................................................................... 25 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 4 VHDT12A 2.1.1. Quan niệm về ăn uống .............................................................................. 25 2.1.2. Nguồn lương thực, thực phẩm ................................................................... 26 2.1.3. Các món ăn, đồ hút, đồ uống, ăn trầu truyền thống ................................. 32 2.1.4. Cách ứng xử trong ăn uống ..................................................................... 50 2.2. Những biến đổi trong văn hóa ẩm thực hiện nay ......................................... 54 2.2.1. Những biến đổi trong thức ăn và thức uống ............................................. 54 2.2.2. Biến đổi trong cách thức tổ chức ăn uống ................................................ 59 2.2.3. Biến đổi về ứng xử xã hội trong ăn uống ................................................. 60 Tiểu kết chương 2: .................................................................................... 61 Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................. 62 3.1. Thực trạng và những nguyên nhân của sự biến đổi ..................................... 62 3.1.1. Thực trạng ................................................................................................ 62 3.1.2. Nguyên nhân ............................................................................................ 63 3.2. Giá trị của văn hóa ẩm thực trong đời sống ................................................. 67 3.2.1. Đối với đời sống con người ....................................................................... 67 3.2.2. Phản ánh đời sống kinh tế - xã hội ........................................................... 68 3.2.3. Phản ánh mối quan hệ giữa người với người ........................................... 70 3.2.4. Phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ................................. 71 3.2.5. Phản ánh quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa ................................... 72 3.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống .............................................................................................................................. 74 3.3.1. Sự cần thiết ................................................................................................ 74 3.3.2. Một số kiến nghị, giải pháp ....................................................................... 77 Tiểu kết chương 3: .................................................................................... 81 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84 PHỤ LỤC ............................................................................................................ Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 5 VHDT12A MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trải qua nhiều thời kì thăng trầm khác nhau, nhưng vẫn thống nhất là anh em một nhà, đều là “con lạc cháu rồng”. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng riêng, đã được đúc kết lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ ăn, ở, đi lại, trang phụccho đến tiếng nói, chữ viết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, ca daođều là tinh hoa của mỗi dân tộc. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây ở tất cả mọi nơi trên thế giới nói chung và 54 dân tộc ở nước ta nói riêng, mỗi một quốc gia, một dân tộc tuy rất khác nhau về địa lý, về phong cách sống nhưng có một cái chung duy nhất là dân tộc nào hay là ai đi chăng nữa cũng đều phải ăn uống. Bởi vậy, ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Từ khi loài người tách ra khỏi loài vật, xã hội ngày càng biến đổi và phát triển, nhu cầu ăn uống cũng không ngừng biến đổi; con người từ “ăn sống nuốt tươi” cho đến bây giờ là “ăn ngon mặc đẹp” nhưng không dừng ở lại đó, con người luôn quan tâm đến cách ăn uống như thế nào? Qua cách ăn uống và cách ứng xử trong ăn uống của mỗi tộc người, chúng ta có thể đánh giá con người và biết đến văn hóa ứng xử của tộc người đó được thể hiện giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên và biết thêm được phần nào phong tục tập quán, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của một dân tộc. Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa, nước ta đang trong giai đoạn hội nhập, giao lưu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở các vùng trong cả nước và cả nước ta với nước ngoài. Nhưng không dừng lại ở đó, sự giao lưu văn hóa cũng đang diễn ra hết sức phức tạp với những luồng văn hóa ở khắp mọi nơi đang ồ ạt tràn vào nước ta; không chỉ có ở các đô thị, thành phố lớn mà hiện nay nó còn len lỏi xuống tận các bản làng miền núi, biên giới xa xôi; không Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 6 VHDT12A chỉ có những luồng văn hóa tốt đẹp mà còn có những luồng văn hóa xấu, lai căng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các phong tục, tập quán, lối sống cũng như các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc ở nước ta và làm cho chúng đang có nguy cơ bị mất và mai một. Huyện Văn Lãng là một trong 5 huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, với đường biên giới dài 36 km và có hai của khẩu Tân Thanh và Tân Mỹ; nơi đây hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập, đó là điều kiện thuận lợi cho các nguồn văn hóa bên ngoài càng dễ dàng xâm nhập. Cùng với đó, quá trình cộng cư với các dân tộc khác từ nhiều mặt làm cho các giá trị văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng ở nơi đây có rất nhiều biến đổi. Là sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tương lai trở thành cán bộ quản lý văn hóa với mong muốn là góp một phần trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung và của văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyệnVăn Lãng nói riêng nên tôi quyết định chọn đề tài: “Vài nét về văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Ẩm thực là một thuật ngữ Hán Việt có nghĩa là “ăn” và “uống”. Nói đến văn hóa ẩm thực hay chính là nói đến tập quán ăn uống. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nói đến văn hóa ẩm thực cũng chính là nói đến tập quán ăn uống, từ lâu nay đã là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của khá nhiều học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như về dinh dưỡng, cách ăn uống lạ, kĩ thuật chế biến món ăn hay phương thức chế biến món ăn Ở nước ta hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về ẩm thực. Trước hết phải kể đến tác giả Phan Văn Hoàn với tác phẩm: “Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam” (2006). Trong tác phẩm này, tác giả đã Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 7 VHDT12A khái quát được khá đầy đủ về khái niệm ăn uống, tập quán ăn uống, sự giao lưu trong ăn uống của người Việt Nam với các nước khác như Trung Quốc, Pháp một cách toàn diện có hệ thống và phác thảo một bức tranh toàn cảnh về ăn uống của người Việt Nam nói chung. Tác giả Vương Xuân Tình với tác phẩm: “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc” (2004). Trong tác phẩm này, tác giả đề cập khá toàn diện về các món ăn, đồ uống, thức hút mà đặc biệt là về sự ứng xử và những biến đổi trong tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc. Công trình đã có nhiều đóng góp lớn trong việc nghiên cứu và là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích cho những đề tài nghiên cứu về ẩm thực. Nhưng phần lớn các tác phẩm chỉ đề cập đến cách ăn uống của người Kinh (Việt). Ngoài ra, còn phải kể đến các tác phẩm nói về văn hóa ẩm thực khá chuyên sâu của đồng bào các dân tộc thiểu số và ở các vùng như: “Văn hóa ẩm thực của người Thái đen ở thị xã Sơn La” của Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), (luận văn thạc sĩ văn hóa học); “Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc” của Dương Sách (2005); “Văn hóa ẩm thực Mường” của Hoàng Anh Nhân (2002) Đã có nhiều tài liệu viết về người Tày, phong tục ăn uống của người Tày trong cả nước cũng như ở Lạng Sơn như: “Truyền thống ăn uống của các dân tộc Tày – Thái” của tác giả Ngô Đức Thịnh (1998); “Các món ăn xứ Lạng” của Lã Văn Lô (tạp chí Văn hóa dân gian số 3, 1985); “Một số kinh nghiệm làm bánh trong dịp tết và một số món ăn của đồng bào Tày – Nùng, ở Lạng Sơn” của Lã Văn Lô (tạp chí văn hóa dân gian số 4, 1988). Ngoài ra, đáng chú ý hơn cả là cuốn “Văn hóa ẩm thực của người Tày” của Ma Ngọc Dung (2007). Trong tác phẩm này, đã trình bày một cách có hệ thống khá đầy đủ về các món ăn truyền thống, cách thức tổ chức, ứng xử trong ăn uống của người Tày ở trong cả nước nói chung. Nhưng cùng là mỗi tộc người, sống ở các vùng có các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội khác nhau nên mỗi nơi Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 8 VHDT12A lại có một phong tục tập quán về sinh hoạt ăn uống khác nhau mà trong tác phẩm này đi vào mô tả một cách chung nhất, khái quát về những đặc điểm chung về ăn uống, văn hóa ứng xử, những biến đổi của người Tày ở khắp mọi nơi trong cả nước. Cũng như các tác phẩm khác cũng chỉ mô tả, giới thiệu về các món ăn, món bánh, các đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn nói riêng. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng ta có thể thấy, chưa có tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu về người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, cũng như những khía cạnh về văn hóa của họ nói chung và chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu những giá trị tốt đẹp về văn hóa trong ăn uống, cũng như những biến đổi của tập quán ăn uống trước sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội như hiện nay của họ. Những nghiên cứu đó chỉ đi bao quát chung về văn hóa ẩm thực của người Tày, của các dân tộc khác và của các vùng trong cả nước nói chung. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Trên cơ sở mô tả, phân tích về văn hóa ẩm thực truyền thống như các món ăn, đồ uống trong bữa ăn hàng ngày, ngày tết, ngày lễ và những nét ứng xử của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh giá thực trạng và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tìm hiểu những nét chung và riêng về phong tục tập quán trong ăn uống của họ so với người Tày ở các vùng khác nhằm đề xuất một số phương pháp như bảo tồn và phát huy các giá trị trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người Tày ở Văn Lãng, Lạng Sơn trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Mô tả, phân tích về văn hóa ẩm thực trong truyền thống nhằm sưu tầm các món ăn, đồ uống, thức hút và một số cách ứng xử trong ăn uống của người Tày vùng Văn Lãng, Lạng Sơn; để bổ xung vào tư liệu về ăn uống của Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 9 VHDT12A người Tày góp phần bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của người Tày ở Văn Lãng nói riêng và dân tộc Tày nói chung. Đồng thời, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa ẩm thực của họ trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số phương pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp ở trong đó. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là ẩm thực và văn hóa ẩm thực người Tày ở Văn Lãng - Lạng Sơn, đó là những tri thức về các món ăn truyền thống, cách chế biến và đặc biệt chú trọng đến những nét khác biệt của chúng so với các dân tộc và người Tày sống ở các vùng khác. 4.2. Phạm vi Do thời gian và trình độ có hạn nên phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập chung nghiên cứu những yếu tố về văn hóa ẩm thực trong truyền thống và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi thời gian là các món ăn trong truyền thống từ năm 1945 cho đến nay. Địa bàn khảo sát là người Tày tất cả 20/20 xã - thị trấn thuộc địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau áp dụng vào mỗi giai đoạn khác nhau như: thu thập tài liệu trong các thư viện, nghiên cứu, điền dã tại thực địa, tiến hành điều tra, phỏng vấn Phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu tại các thư viện, viện nghiên cứu chuyên ngành: Ở các thư viện dân tộc học, thư viện của trường, thư viện tỉnh Lạng Sơn Tại đây tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều tài liệu nghiên cứu về người Tày nói chung và về văn hóa ẩm thực nói riêng của những người đi trước, học hỏi được ở đó một số phương pháp nghiên cứu khoa học rất bổ ích để tiến hành các bước tiếp theo đi thu thập tài liệu ở thực địa. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 10 VHDT12A Phương pháp điền dã dân tộc học: Trong quá trình học tập, sinh sống nhiều năm cùng với thời gian thực tập ở tại địa bàn. Bản thân tôi đã được đi khảo sát thực tế, trực tiếp tìm hiểu được nhiều vấn đề trong ăn uống như được tiếp xúc với nguồn lương thực, thực phẩm của vùng và được tham gia trực tiếp vào các lễ tết, lễ hội Lồng tồng, vào trong các đám cưới, đám tang của địa phương. Để thu thập tư liệu cho khóa luận, nhất là trong thời gian thực tập tôi có điều kiện đi xuống các xã và đi thăm bạn bè qua đó mà tiến hành điều tra nghiên cứu. Do đặc điểm người Tày sống rải rác, xen kẽ với người Nùng rất khó điều tra nên ở mỗi xã tiến hành điều tra ở 2 đến 3 bản có số lượng người Tày tập trung đông làm điểm nghiên cứu chính. Cùng với đó, được trực tiếp điều tra phỏng vấn, nói chuyện cùng với những người cao tuổi, các cô, các bác, các chị em, các bạn người Tày về tổ chức bữa ăn, chế biến và học hỏi một số kinh nghiệm quý báu, cách làm một số đồ ăn, thức uống của đồng bào. Bản thân cũng được tham gia quan sát, làm trực tiếp trong quá trình chế biến thức ăn, tham gia ăn uống cùng với các gia đình và được “kiểm định” lại những gì thu thập được bằng thính giác, thị giác, vị giác Rất tiếc do thời gian thực hiện khóa luận thời gian nghiên cứu tại thực địa không đủ một chu kỳ nông nghiệp nên có nhiều hạn chế. Cuối cùng là, các phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng để xử lý tài liệu và viết luận văn. Để có sự nhất quán nên các tiếng Tày trong luận văn được phiên âm theo từ điển Tày - Nùng - Việt, bên cạnh đó vẫn chú thích có phiên âm riêng của người dân trong vùng. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở kế thừa những kế quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả cố gắng đi sâu vào một số nét chính nổi bật nhằm mục đích đóng góp thêm cho vấn đề này như: Cung cấp thêm tư liệu về văn hóa ẩm thực của người Tày ở Văn Lãng, Lạng Sơn, giúp người đọc hiểu thêm một số đặc điểm khái quát về đặc điểm Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 11 VHDT12A kinh tế, văn hóa và những giá trị văn hóa của họ, nhất là những nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa ẩm thực của họ với đồng bào Tày ở các vùng khác. Giúp cho các dân tộc khác hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày cũng như vốn văn hóa nói chung của họ và thấy được những nét biến đổi trong tập quán ăn uống và ứng xử của người Tày ở Văn Lãng, Lạng Sơn. Để từ đó giúp cho các nhà kinh doanh dịch vụ nhà hàng hay các nhà đầu tư phát triển du lịch có thêm thế mạnh để thu hút khách du lịch. 7. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Vài nét khái quát về huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Chương 2: Văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Chương 3: Bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 88 VHDT12A TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Triều Ân - Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin của người Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Triều Ân - Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ - tục ngữ Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bẩy (2004), Văn hóa ẩm thực vùng núi cao phía Bắc, tạp chí Dân tộc học, số 1. 5. Hoàng Choóng (1991), Lễ hội Lồng tồng ở Văn Lãng, tạp chí Dân tộc học, số 2. 6. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Trần Văn Hà (1999), Các dân tộc Tày - Nùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật nông nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Phan Văn Hoàn (2006), Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Đinh Gia Khánh (1989), Văn hóa trong ăn uống, tạp chí Văn hóa dân gian, số 3. 10. Vũ Ngọc Khánh (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 11. Lã Văn Lô (1985), Các món ăn xứ Lạng, tạp chí Dân tộc học, số 3. 12. Lã Văn Lô (1988), Một số kinh nghiệm làm bánh trong dịp tết và một số món ăn của đồng bào Tày - Nùng tỉnh Lạng Sơn, tạp chí Dân tộc học, số 4. 13. Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí (1978), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thủy 89 VHDT12A 14. Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), Văn hóa ẩm thực của người Thái Đen ở thị xã Sơn La (luận văn thạc sĩ Văn hóa học), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 15. Hoàng Nam (2004), Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 16. Hoàng Văn Páo (2002), Lễ hội Lồng thồng của người Tày ở bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 17. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Dương Sách - Dương Thị Đào - Lã Vinh (2005), Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 19. Văn Tân (1967), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Ngô Đức Thịnh (1998), “Truyền thống ăn uống các dân tộc Tày - Thái”: Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 21. UBND huyện Văn Lãng (2006), Văn Lãng trên đường phát triển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 22. UBND tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvu_thi_thuy_tom_tat_7681_2065380.pdf
Luận văn liên quan