Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng - Năm 2006)

MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đãđạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, tạo ra một tiền đề vững chắc, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội đãđặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Mặt trái của cơ chế thị trường, đó là lối sống coi trọng đồng tiền, ngày càng trở nên lấn át các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau vàđặt lợi ích vật chất lên trên hết, nên các doanh nghiệp ít đểýđến cải thiện điều kiện lao động cho công nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng người lao động và gây hậu quả khôn lường đối với con người, đối với doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới trình độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát và cải thiện điều kiện lao động nhằm đảm bảo lợi ích, sức khoẻ, tính mạng cho công nhân, tránh những hậu quả như: tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị trực tiếp sản xuất hàng may mặc, ngành này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đặc thù ngành may mặc thường tập trung nhiều lao động nữ , trong sản xuất cóđộ bụi và tiếng ồn lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân.Ý thức được vấn đề này, lãnh đạo Công ty có nhiều văn bản, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện an toàn, VSLĐ trong các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, đáp ứng tái sản xuất sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Song, khi thực hiện vấn đề này con nhiều bất cập, cụ thể như: người công nhân chưa ýthức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật của Công ty, hay Công ty chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ người lao động. Do vậy, Công đoàn Công ty - đại diện cho quyền lợi người lao động tại Công ty, cần nhận thức đúng đắn về bảo hộ lao động nói riêng vàđảm bảo điều kiện lao động cho công nhân nói chung. Từđó dẫn tới sự thay đổi hành vi, điều chỉnh quan hệ lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với lý do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân”(Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng- năm 2006). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong lao động sản xuất, dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy trình đơn giản hay phức tạp, đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm giảm sức khoẻ, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Vấn đề lao động nói chung vàĐKLĐ nói riêng luôn là sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, đặc biệt làđối với những ngành như: Bảo hộ lao động, y học lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh dịch tễ, Nhưng do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đến các ngành sản xuất đã làm biến đổi nhiều ngành nghề ,và do nắm bắt được quy luật của thị trường, đầu tư trang thiết bị dây chuyền hiện đại nên đời sống sức khoẻ của công nhân được đảm bảo. Ngược lại, một số ngành không có cơ hội phát triển, máy móc cũ, thiết bị lạc hậu đã tác động lớn đến xu hướng biến động của ĐKLĐ trong các ngành sản xuất và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Vì vậy, công tác cải thiện ĐKLĐ mà cụ thể là thông qua các biện pháp khoa học, kĩ thuật, kinh tế, xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ, ngăn ngừa tai nạn lao động bảo vệ sức khoẻ công nhân đã góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Trong những năm gần đây, ở nuớc ta đã có một số công trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn vềđiều kiện lao động, bệnh tật, sức khoẻ, môi trường lao động như: + Nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội”- do Phạm Xuân Đạt –Giám đốc công ty môi trường đầu tư làm chủđề tài.Trong đó tác giảđề cập đến môi trường lao động vàảnh hưởng của nó tới tinh thần công nhân. + Nghiên cứu về: “Môi trường lao động ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại và thái độ của họ”- do Tôn Thiện Chiếu – Phòng xã hội học lao động và công nghệ viện xã hội học –Tháng1/1997- Viện xã hội học. Mục đích chương trình này hướng đến nhận diện thực trạng môi trường lao động nữ công nhân và nhận thức của họ với điều kiện lao động của phụ nữđểđảm bảo sức khỏe cho nữ công nhân. + Công trình nghiên cưú: “Điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành dệt”của kĩ sư Trần Thị Lan – Chủ tịch Công đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Ở nghiên cứu này, tác giảđề cập đến các yếu tốđiều kiện lao động: nhiệt độ, tiếng ồn, độẩm, tốc độ gió, bụi ẩm, ánh sáng, đặc điểm lao động và tính chất lao động, + Bài viết của Ngô Minh Phương về “Vấn đề môi trường lao động qua nghiên cứu xã hội học ở cơ sở hiện nay”. Môi trường này cóảnh hưởng tới sức khoẻ, nó diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Mà yếu tố thường gặp nhất là bụi, các chất độc hại nhiệt độ cao và tiếng ồn. + Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp, những bài nghiên cứu trao đổi, tạp chí của nhiều nhà khoa học cũng như bàn về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cưú của các tác giả trên, tác giảđã tiến hành khảo sát nghiên cứu các cấp độ vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân tại Công ty CP may Chiến Thắng. Với cách tiếp cận xã hội học, kết hợp với sự thu nhận các kết quảđã nghiên cứu từ các chuyên ngành khác: Chính sách xã hội, môi trường, bảo hộ lao động, sẽ giúp cho việc nghiên cứu có cách nhìn toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Với giới hạn của một khoá luận tôt nghiệp, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục đích sau: - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng rõ thực trạng vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. - Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị trong việc cải thiện điều kiện lao động và tăng cường vai trò Công đoàn tại một doanh nghiệp. 4. ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân giúp ta nhìn nhận đúng đắn vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Thông qua nghiên cứu đề tài này phần nào làm sáng tỏ các khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu Xã hội học, đăc biệt là hệ thống hoá những khái niệm, lý thuyết liên quan đến điều kiện lao động, đóng góp vào kho tàng lý luận chung về khoa học lao động và chỉđạo công tác công đoàn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu, đề tài chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân Công ty CP may Chiến Thắng. Từđóđưa ra các giải pháp nhằm giúp cán bộ Công đoàn thấy được thực trạng của vấn đề và kịp thời có kế hoạch trong công tác an toàn và vệ sinh lao động đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. MỤCLỤC Mởđầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. ý nghĩa của đề tài 4 4.1. Ý nghĩa khoa học 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5 5.1. Đối tượng nghiên cứu 5 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5.3. Khách thể nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 6.1. Phương pháp chung 5 6.2. Phương pháp cụ thể 6 7. Giả thuyết và khung lý thuyết 6 7.1. Giả thuyết nghiên cứu 6 7.2. Khung lý thuyết 7 Chương 1: Cơ sở lý luận 8 1.1. Các lý thuyết có liên quan 8 1.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững 8 1.1.2. Quan điểm Mácxit về sức khoẻ 8 1.1.3. Lý thuyết xã hội học về lao động 9 1.1.4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải thiện điều kiện làm việc cho CN VCLĐ 10 1.2. Những khái niệm công cụ 11 1.2.1. Môi trường lao động 11 1.2.2. Điều kiện lao động 12 1.2.4. Vai trò công đoàn 14 1.2.5. Quan hệ xã hội 15 chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 16 2.1. Khái quát về công ty Cổ phần may Chiến Thắng. 16 2.2. Đặc điểm lực lượng lao động và tổ chức sản xuất của Công ty 19 2.2.1. Đặc điểm lực lượng lao động 19 2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 19 2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng 21 2.3.1. Môi trường lao động 21 2.3.2. Máy móc, thiết bị của Công ty 27 2.3.3. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong Công ty 28 2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân 32 2.4. Môi trường xã hội 35 2.5. Các hoạt động của Công đoàn Công ty với vấn đề cải thiện ĐKLĐ 37 2.5.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Công ty CP may Chiến Thắng 37 2.5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn 40 2.5.3. Công tác bảo hộ lao động của Công đoàn Công ty 41 2.5.4. Các hoạt động của Công đoàn Công ty 42 2.6. Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân 44 2.6.1. Công đoàn tập hợp ý kiến phản ánh của công đoàn viên 44 2.6.2. Công đoàn đề xuất các ý kiến của công đoàn viên vềĐKLĐ. 48 2.6.3. Công đoàn đưa ra các phương án để giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị NLĐ 50 2.6.4. Công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ và chính sách, chếđộ dành cho công nhân 53 Kết luận 56 1. Kết luận. 56 2. Giải pháp. 58 3. Khuyến nghị. 58 Tài liệu tham khảo 62 Phụ lục 1 63 Phụ lục 2 72

docx92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng - Năm 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã có: 548 Đồng chí đạt Lao động giỏi, 19 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. 10 Đơn vị xí nghiệp, phòng ban, 19 tổ sản xuất và công tác đạtdanh hiệu lao động giỏi. 01 Xí nghiệp, 02 tổ sản xuất đạt đơn vị Lao động xuất sắc. 586 Đoàn viên công đoàn tiêu biểu. 39 tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc. 09 công đoàn thành viên vững mạnh xuất sắc. Công ty được Tổng Công ty Dệt May tặng Cờ “Đơn vị có phong trào thi đua xuất sắc”năm 2005. Công đoàn Công ty được tặng Cờ Công đoàn cơ xở vững mạnh xuất sắc của Công đoàn Ngành Công nghiệp năm 2005. 2.6. Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân 2.6.1. Công đoàn tập hợp ý kiến phản ánh của công đoàn viên Có thể thấy rằng Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Trong quá trình lao động NLĐ phải đem sức lực, trí tuệ của mình ra làm việc để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình họ, còn người sử dụng lao động cần sức lao động cùng với tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm, thu lợi nhuận. Trong quá trình đó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động có chỗ chưa đồng nhất. Do vậy, tổ chức Công đoàn phải là người đứng lên tập hợp những ý kiến phản ánh, nguyện vọng của công đoàn viên để phản ánh với cấp trên nhằm chăm lo bảo vệ lợi ích cho NLĐ. Tổ chức công đoàn do đoàn viên tự nguyện gia nhập hợp thành. Hoạt động của tổ chức Công đoàn sôi nổi mạnh mẽ và rộng khắp là do nhận thức và khả năng hoạt động của cán bộ, đoàn viên công đoàn quyết định và chính họ lại chi phối mọi hoạt động công đoàn. Từ đó người lao động thấy tổ chức công đoàn là chỗ dựa của mình và họ gia nhập và hoạt động, tạo nên mối quan hệ cơ bản giữa đoàn viên và công đoàn. Vì công đoàn là tổ chức tự nguyện của quần chúng nên sức mạnh của tổ chức là phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Phải nắm lấy quần chúng theo quan điểm của Lênin: “Với cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn phải rộng sâu vào đời sống công nhân, phải biết tường tận đời sống nhân dân, phải biết xác định một cách chính xác chắc chắn bất cứ trong vấn đề nào trong lúc nào tâm trạng của quần chúng, những nhu cầu thực sự của quần chúng, ý nghĩa tổ chức của quần chúng ”.(10) Vậy trong thực tế hiện nay ở trong các Doanh nghiệp nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng, công nhân có phản ánh ý kiến của họ với Công đoàn không? Và họ phản ánh những vấn đề gì? Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Khi gặp khó khăn về điều kiện lao động thì anh ( chị ) phản ánh với ai”? Kết quả thu được như sau: Bảng 2.6: Sự phản ánh của công nhân về điều kiện lao động ( Đơn vị:%) ĐKLĐ Chức vụ Máy móc kỹ thuật Bảo hộ lao động Môi trường lao động Môi trường xã hội Chế độ chính sách 1. Tổ trưởng Công đoàn 4 70 18 20 98 2. Quản đốc phân xưởng 96 0 66 0 0 3. Ban nữ công 0 16 12 12 0 4. Người công nhân 0 14 4 68 2 (Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Qua nghiên cứu ta thấy: Đối với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách thì người lao động phản ánh với tổ chức Công đoàn. Có tới 70% ý kiến cho rằng khi gặp khó khăn về BHLĐ và 98% với chế độ chính sách thì người lao động sẽ phản ánh với tổ chức Công đoàn. Còn 96% công nhân sẽ phản ánh với quản đốc phân xưởng về vấn đề máy móc kỹ thuật và 66% ý kiến về môi trường lao động nhưng về môi trường xã hội thì họ không phản ánh gì với quản đốc.Ngược lại với chính đồng nghiệp thì họ lai phản ánh khá nhiều về môi trường xã hội chiếm 68%. Ngoài ra, 16% phản ánh về BHLĐ còn chế độ chính sách và máy móc kỹ thuật thì không phản ánh gì với Ban nữ công. Điều này chứng tỏ công nhân ít phản ánh với cấp trên về môi trường xã hội trong khi đó chỉ có 4% phản ánh về môi trường lao động, 2% phản ánh về chế độ chính sách, 14% về BHLĐ tức là trong vấn đề này dưòng họ đã nắm rõ được vai trò của Công đoàn. Ta đã biết rằng BHLĐ là một hoạt động quan trọng của tổ chức Công đoàn, có liên quan chặt chẽ với Công đoàn. Công đoàn đại diện cho người lao động trong những vấn đề có liên quan đến BHLĐ, Công đoàn chăm lo cho NLĐ được an toàn, khoẻ mạnh trong suốt quá trình lao động, giúp cho người lao động sau khi về hưu có điều kiện hạnh phúc hơn, không mắc bệnh nghề nghiệp, kéo dài tuổi thọ. Mối quan hệ giữa công nhân với công nhân, công nhân với lãnh đạo cũng là một yếu tố khá quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất. Nhưng nhìn vào kết quả trên thì thấy rằng khi NLĐ gặp khó khăn về vấn đề này thì họ rất ít phản ánh với tổ chức công đoàn. Vai trò của công đoàn với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách cho công nhân, được một công nhân nam làm việc ở tổ may làm rõ: “Khi gặp khó khăn về ĐKLĐ, chủ yếu là vấn đề BHLĐ như trang thiết bị BHLĐ và chế độ chính sách cho công nhân thì tôi thường phản ánh với tổ chức Công đoàn”. Có thể thấy rằng đối với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách thì Công đoàn đã làm khá tốt và đã là nơi mà công nhân tin tưởng để bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình. Vậy Công đoàn Công ty may đã làm thế nào để thu thập ý kiến của NLĐ. Thường thì Công đoàn đến tận nơi làm việc quan sát và tìm hiểu điều kiện lao động của công nhân. Bên cạnh đó "Công đoàn thường xuyên tổ chức tiếp, nghe ý kiến của đoàn viên và hướng giải quyết cụ thể đối với tâm tư nguyện vọng của từng người. Mặt khác, ở mỗi phân xưởng đều đặt hòm thư góp ý và nếu có việc cần thiết thì công nhân có thể gặp trực tiếp Chủ tịch công đoàn để trình bày". Những ý kiến mà Công đoàn thu thập được từ người lao động đã phần nào góp phần vào việc cải thiện điều kiện cho công nhân, đặc biệt là BHLĐ và chế độ chính sách. Vì vậy công đoàn cần tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của NLĐ. Từ đó nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn với NLĐ. 2.6.2. Công đoàn đề xuất các ý kiến của công đoàn viên về ĐKLĐ. Công đoàn vừa là người đại diện đương nhiên cho đoàn viên và người lao động vừa là chủ thể đại diện theo pháp luật, vì tổ chức Công đoàn có tư cách pháp nhân. Mặt khác, quyền đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là quyền vốn có của Công đoàn, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công đoàn. Bởi vì Công đoàn luôn liên hệ mật thiết với công nhân viên chức và NLĐ, lắng nghe và phản ánh ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của họ lên cấp trên. Công đoàn Công ty May Chiến Thắng là người đại diện cho đoàn viên Công đoàn phản ánh ý kiến của công đoàn viên với lãnh đạo về vấn đề cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Có thể thấy Công đoàn đã làm tốt vai trò người đại diện cho người lao động. Công đoàn Công ty đã tập hợp các ý kiến của cán bộ, CNVCLĐ để kiến nghị với lãnh đạo về các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, trang cấp thiết bị lao động cho cá nhân nhằm cải thiện ĐKLĐ cho người công nhân. Đặc biệt với vấn đề BHLĐ và chế độ chính sách cho NLĐ. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 2.7: Đề xuất với cấp trên về điều kiện lao động ĐKLĐ Chức vụ Máy móc - thiết bị Bảo hộ lao động Môi trường lao động Môi trường xã hội Chế độ - chính sách Tổ trưởng Công đoàn 0 74 22 70 92 Quản đốc phân xưởng 92 6 64 0 0 Ban nữ công 0 12 6 18 0 (Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy Công đoàn là người đại diện cho công nhân, là cầu nối để công nhân có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về vấn đề BHLĐ, chế độ chính sách, mối quan hệ xã hội. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã đưa ra câu hỏi cho 100 mẫu nghiên cứu, kết quả là có 92 đối tượng điều tra thừa nhận là Công đoàn đã phản ánh ý kiến nguyện vọng của NLĐ lên lãnh đạo Công ty. Trong đó có 74 mẫu nghiên cứu cho rằng Công đoàn phản ánh với cấp trên về vấn đề Bảo hộ lao động, tương tự như vậy chế độ chính sách là 92, môi trường xã hội là 70. Công đoàn Công ty May Chiến Thắng đã tập hợp các ý kiến của cán bộ, công nhân viên chức lao động để kiến nghị với lãnh đạo các biện pháp đảm bảo An toàn - vệ sinh lao động, trang cấp thiết bị cá nhân nhằm cải thiện môi trường lao động cho công nhân. Có thể thấy đối với vấn đề cải thiện điều kiện lao động, Công đoàn mới phản ánh với lãnh đạo các vấn đề Bảo hộ lao động, môi trường xã hội và chế độ chính sách. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì rất ít trường hợp công nhân phản ánh với Công đoàn về máy móc, họ thường phản ánh cho quản đốc: “Còn khi máy móc hỏng, có vấn đề thì tôi thường gặp quản đốc để phản ánh”. Nhìn chung, những vấn đề mà Công đoàn phản ánh với cấp trên đều nằm trong vai trò của Công đoàn, đó là vai trò chung nhất, nổi bật nhất mà bất kì tổ chức Công đoàn nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta cần bàn ở đây là hiệu quả mà tổ chức Công đoàn thu được đối với vấn đề cải thiện ĐKLĐ sau khi Công đoàn đã phản ánh lên cấp trên những ý kiến, nguyện vọng của người lao động. Có thể khẳng định rằng: Mặc dù ĐKLĐ của công nhân chưa được cải thiện hoàn toàn nhưng thông qua những phản ánh mà Công đoàn đề xuất thì ban lãnh đạo Công ty đã chú ý quan tâm tới ĐKLĐ của công nhân hơn. Ngoài ra, họ còn “nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ Đoàn thanh niên, ban nữ công, quản đốc phân xưởng, để họ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện ĐKLĐ cho công nhân". 2.6.3. Công đoàn đưa ra các phương án để giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị NLĐ Điều 95 Bộ luật Lao động quy định: “Công đoàn với chức năng đại diện cho người lao động, tham gia với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chương trình và pháp luật về an toàn lao động.” Công đoàn có quyền kiến nghị tham gia hoặc được hỏi ý kiến, còn quyền quyết định thuộc về phía người sử dụng lao động. Công đoàn tham gia kiến nghị vào tất cả những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, nhất là những lợi ích thiết thân như: việc làm, tiền lươn, BHLĐ bảo hiểm xã hội… mà người sử dụng lao động vi phạm hay thực hiện chưa đầy đủ. Công đoàn Công ty May Chiến Thắng các biện pháp nhằm nâng cao trình độ cũng như năng lực tham gia quản lý của cán bộ đoàn viên Công đoàn. Để nhanh chóng làm chủ thiết bị mới, Công đoàn đã đề nghị Công ty quan tâm đào tạo, bồi dưỡng công nhân như: đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung ... Xuất phát từ tình hình thực tiễn về vấn đề BHLĐ, Công đoàn Công ty May cùng với chuyên môn phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về Bảo hộ lao động, An toàn – VSLĐ trong Công ty. Cán bộ chuyên trách về BHLĐ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chương trình và nội dung về công tác BHLĐ của Công ty sau đó đưa cho Giám đốc duyệt và thông qua. Để nâng cao chất lượng việc thực hiện công tác BHLĐ, An toàn – VSLĐ, phòng cháy chữa cháy, Công đoàn đề xuất với lãnh đạo Công ty lập ban BHLĐ nhằm duy trì thường xuyên công tác BHLĐ, vệ sinh máy móc, cải tạo nhà xưởng, kho vật liệu đảm bảo môi trường lao động cho công nhân trong Công ty. Sau một thời gian triển khai thực hiện công tác BHLĐ, an toàn – VSLĐ của Công ty, kết quả nhận thấy là đã thu được kết quả tốt, công nhân lao động chấp hành nghiêm túc, thực hiện đầy đủ nội dung quy định trong quy chế về BHLĐ, An toàn – VSLĐ của Công ty. Giám đốc Công ty đã quan tâm hơn nữa công tác BHLĐ cho công nhân đặc biệt là công nhân nữ. Mặt khác, Công đoàn còn luôn tuyên truyền giáo dục bằng cách tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật lao động, Luật Công đoàn, thi đua ATLĐ-VSLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện ĐKLĐ, tổ chức quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và khuyến khích những đoàn viên hoạt động tích cực cho công tác An toàn - vệ sinh lao động. Qua cuộc thi này, có thể đánh giá được khả năng nhận thức, mức độ hiểu biết của người lao động với từng vấn đề, từ đó Công đoàn có biện pháp thiết thực hơn để giải quyết các vấn đề, nguyện vọng của NLĐ. Mặt khác, nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động về việc chấp hành nội quy lao động, kỉ luật lao động, thực hiện đúng các quy trình, nguyên tắc trong lao động, nắm vững các chính sách và chế độ về BHLĐ. Bên cạnh đó, Công đoàn Công ty còn luôn quan tâm đến chế độ chính sách dành cho người lao động. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình Công đoàn trực tiếp giải quyết các thắc mắc, yêu cầu của đoàn viên Công đoàn. Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Khi công nhân có thắc mắc về chế độ chính sách thì tổ chức Công đoàn giải quyết như thế nào?”Kết quả thu được như sau: Thu thập ý kiến để đề xuất lên cấp trên: 32%. Giải thích cho công đoàn viên: 16%. Đề xuất với lãnh đạo phương án giải quyết: 40%. Chỉ theo dõi trong ban chấp hành Công đoàn: 12%. Nhìn vào những kết quả này có thể thấy có tới 40% người trả lời cho rằng Công đoàn đã đề xuất với cấp trên phương án để giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của công nhân về chế độ chính sách. Và 16% cho rằng trong thẩm quyền và khả năng của mình Công đoàn trực tiếp giải quyết các yêu cầu của công nhân. Cụ thể như: Công đoàn đề xuất với Ban giám đốc điều chỉnh lại những định mức sản xuất chưa phù hợp với người lao động để kịp thời có giải pháp tốt hơn cho công nhân yên tâm sản xuất. Quy định mức tiền thưởng hàng tháng của công nhân vì thế đời sống công nhân ngày càng được cải thiện. Mặt khác, Công đoàn còn đề xuất với Công ty thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho công nhân. Tuy nhiên việc làm này chưa thực sự thu được hiệu qủa thiết thực. Ban giám đốc Công ty chưa thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho công nhân một cách thường xuyên. Để thực hiện vai trò của mình, Công đoàn Công ty cũng đã đề nghị lãnh đạo Công ty thực hiện việc đóng Bảo hiểm y tế cho công nhân. Kết quả là 100% công nhân trong Công ty đều được đóng Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, Công đoàn còn "tham gia với cấp trên trong việc thực hiện các chế độ chính sách với NLĐ. Tổ chức các phong trào thi đua. Tập hợp đoàn kết công nhân trong sản xuất, tổ chức cho công nhân thi đua sản xuất. Giải quyết các chế độ nghỉ ngơi, tham quan nghỉ mát cho công nhân". Công nhân nữ là một lực lượng lao động chiếm tới 80% lao động của Công ty, vì vậy việc thực hiện chế độ chính sách cho lao động nữ là rất cần thiết và quan trọng. Nhận thức được điều này, Công đoàn Công ty đã thực hiện khá tốt các chế độ dành cho lao động nữ như: “Đề xuất với Ban giám đốc thực hiện chế độ thai sản, nuôi con, vệ sinh phí hàng tháng với lao động nữ.” Có thể nói rằng, để có được những kết qủa tốt trong việc đưa ra phương án và tham gia giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của người lao động phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ Công đoàn. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Theo anh (chị) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công đoàn Công ty"? Qua điều tra ngẫu nhiên 100 công nhân trong Xí nghiệp May , tác giả thu được kết qủa như sau: Năng lực cán bộ Công đoàn: 52%. Sự quan tâm của cấp trên: 24%. Sự tham gia nhiệt tình của công đoàn viên: 24%. Năng lực cán bộ Công đoàn là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động Công đoàn. Bởi trong quá trình hoạt động của mình, Công đoàn thường xuyên trao đổi đối thoại với người sử dụng lao động theo ý chí của mình để bảo vệ lợi ích cho công nhân. Ngay cả khi đưa ra phương án để cải thiện ĐKLĐ cho công nhân, thì Công đoàn cũng phải có khả năng bảo vệ và làm rõ được lợi ích của vấn đề mình đưa ra. Do vậy đòi hỏi người cán bộ Công đoàn phải nắm sát thực tế, có trách nhiệm, am hiểu pháp luật để thực hiện vai trò đại diện của Công đoàn cho NLĐ. Ngoài ra, cán bộ Công đoàn cũng phải có năng lực để giải thích cho công đoàn viên hiểu và nắm vững những vấn đề về BHLĐ và chế độ chính sách dành cho họ. Khi tìm hiểu ở Công ty may, tác giả được biết Chiến Thắng công nhân khá tin tưởng vào năng lực của cán bộ Công đoàn. Đặc biệt là họ đã vận dụng các chính sách của Nhà nước để tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ quyền và lợi ích của mình. 2.6.4. Công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ và chính sách, chế độ dành cho công nhân Trong luật Công đoàn đã nêu rõ: “Công đoàn có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động”(Điều 5 - Luật Công đoàn). “Công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo hộ lao động. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải ngừng hoạt động nếu thấy cần thiết”(Điều 6 - Luật Công đoàn). “Công đoàn có quyền trong việc kiểm tra, giám sát an toàn lao động, vệ sinh lao động”(Điều 93 - Bộ luật lao động). Qua đó ta thấy rằng, Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của Công ty. Vậy với Công ty May Chiến Thắng thì sao? Công đoàn Công ty đã làm gì để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về chế độ chính sách cho người lao động. Để tìm hiểu về vấn đề theo dõi việc thực hiện chính sách với người lao động thì Công đoàn đã làm gì. Qua trưng cầu ý kiến thu được kết quả như sau: Thu thập ý kiến để đề xuất lên cấp trên: 20%. Đối chiếu các ý kiến phản ánh với các quy định đã ban hành: 18%. Theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách của các cấp quản lý: 26%. Phản ánh kịp thời với các cấp có trách nhiệm: 36%. Từ kết qủa này, ta thấy vai trò theo dõi giám sát của Công đoàn với lãnh đạo Công ty chưa được sự thừa nhận của nhiều công nhân. Công đoàn chưa thực hiện được vai trò của mình trong việc giám sát người sử dụng lao động thực hiện các chế độ chính sách dành cho người lao động. Phải chăng vì thế mà việc thực hiện chế độ phụ cấp cho công nhân ở Công ty không được lãnh đạo quan tâm. Đây là vấn đề không chỉ riêng của Công ty May Chiến Thắng mà là vấn đề chung của tất cả các doanh nghiệp. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Trong hầu hết các doanh nghiệp, Công đoàn chủ yếu là hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm. Mặt khác các chế độ chính sách dành cho hoạt động Công đoàn chưa được thực hiện đầy đủ, lãnh đạo Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới công tác Công đoàn, chưa tạo điều kiện tốt để cho tổ chức Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực cán bộ Công đoàn cũng là một nguyên nhân không thể không kể tới. Trong công tác kiểm tra giám sát, đòi hỏi người cán bộ công đoàn phải có những hiểu biết nhất định, phải lựa chọn chương trình, nội dung kiểm tra cho phù hợp với khả năng của cán bộ Công đoàn và thật thiết thực cho người lao động. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đưa ra câu hỏi: “Xin anh (chị) cho biết về năng lực của cán bộ Công đoàn ở Công ty anh (chị)?”Người trả lời đánh giá như sau: Có khả năng tập hợp quần chúng: 20%. Có khả năng tuyên truyền vận động: 22%. Khả năng vận dụng các chính sách vào việc tuyên truyền: 34%. Khả năng giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động: 18%. Có khả năng đại diện cho người lao động: 6%. Số liệu này có thể thấy rằng Công đoàn Công ty chưa làm tốt vai trò giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách dành cho người lao động. Ngay cả khả năng vận dụng chính sách vào việc tuyên truyền thì cũng chỉ mới dừng lại ở con số 34% người thừa nhận. Công đoàn có làm tốt việc tuyên truyền thì mới nâng cao nhận thức của người lao động về điều kiện lao động của công nhân trong Công ty. Mặt khác, những chế độ chính sách dành cho công nhân cũng sẽ được công nhân hiểu và nắm rõ hơn. Từ đó mối quan hệ giữa Ban giám đốc với người lao động bền chặt và thông hiểu hơn. Điều này tạo hiệu qủa rất lớn đối với việc cải thiện điều kiện lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ban giám đốc quan tâm đến điều kiện lao động của công nhân hơn và người lao động cũng ý thức rõ hơn về điều kiện lao động của mình. Phỏng vấn sâu Chủ tịch Công đoàn Công ty, tác giả được biết 100% cán bộ Công đoàn đều chưa qua bất kì một lớp đao tạo nào. Qua tìm hiểu tác giả thấy ngay cả Chủ tịch Công đoàn Công ty cũng chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ công tác Công đoàn. “Cán bộ Công đoàn ở Công ty không được đào tạo bài bản. Chúng tôi không được học những kĩ năng, nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động Công đoàn. Những việc chúng tôi làm mới chỉ dựa vào lòng nhiệt tình nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, cán bộ Công đoàn còn kiêm nhiệm nên thời gian đầu tư vào hoạt động Công đoàn bị ảnh hưởng”. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động Công đoàn. KẾT LUẬN 1. Kết luận. Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thì “Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động”là một trong những vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Đồng thời văn kiện cũng đề ra nhiệm vụ :“Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững, tiến tới đảm bảo cho mọi người dần đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do nhà nước quy định”( Văn kiện Đại hội IX - T301 - 302). Qua điều tra phân tích tác động của ĐKLĐ tới sức khoẻ cũng như vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân tại Công ty May Chiến Thắng, tác giả đưa ra một số kết luận sau: + Tiếng nói của Công đoàn mới chỉ mang tính chất chung chung, mới dừng lại ở việc đề xuất phương án giải quyết với lãnh đạo về vấn đề ATLĐ-VSLĐ, chưa thực sự làm tốt vai trò cao nhất của mình là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về An toàn vệ sinh lao động. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Công đoàn mới chỉ tập trung tuyên truyền giáo dục về nội dung, điều kiện an toàn –VSLĐ. Nhằm giúp người lao động nâng cao kiến thức về vệ sinh - an toàn VSLĐ để họ tự bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã tiến hành thu thập ý kiến của công nhân về các vấn đề máy móc, BHLĐ, ĐKLĐ. Từ đó đề xuất với Công ty đổi mới máy móc và thiết bị góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Nhìn chung, Công ty May Chiến Thắng đã phối hợp với chuyên môn làm tốt công tác BHLĐ. Do đó góp phần quan trọng vào việc củng cố điều kiện sản xuất, ổn định, phát triển quan hệ sản xuất, chăm lo bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động, xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh cả về số lượng, chất lượng. Đồng thời Công đoàn cơ sở Công ty may Chiến Thắng còn tổ chức các phong trào thi đua cho CNVCLĐ về ATLĐ-VSLĐ. Thông qua đó trình độ của NLĐ được nâng lên, các chế độ chính sách với việc đảm bảo an toàn – VSLĐ được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Công đoàn Công ty vẫn chưa đạt tới cấp độ cao nhất trong vai trò của mình là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn – VSLĐ. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp chưa đồng bộ, vì thế Công đoàn cơ sở Công ty chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để có thể thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát của mình trong việc cải thiện ĐKLĐ. Mặt khác, số lượng cán bộ Công đoàn có hạn, hầu hết là kiêm nhiệm nên thời gian đầu tư vào hoạt động còn hạn chế, tâm lý còn e dè, sợ sệt nên chưa pháy huy hết vai trò của mình trong việc cải thiện ĐKLĐ. Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là trình độ năng lực của cán bộ Công đoàn. Không chỉ Công ty may Chiến Thắng mà ở hầu hết các doanh nghiệp nói chung năng lực cán bộ Công đoàn nói chung và về vấn đề an toàn – VSLĐ nói riêng còn hạn chế. Cán bộ Công đoàn không qua các khoá đào tạo chính quy về nghiệp vụ Công đoàn. Trong khi đó nhận thức của người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện ĐKLĐ chưa cao. Do đó công tác cải thiện ĐKLĐ chưa thực sự được quan tâm. 2. Giải pháp. Thông qua việc phân tích vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân của Công ty may Chiến Thắng, tác giả xin đưa ra một số biện pháp như sau: Đối với chế độ BHLĐ - đây là thiết bị giúp người lao động có thể hạn chế phần lớn tác động của môi trường lao động. Do đó Công ty cần đầu tư nhiều hơn với Công tác BHLĐ. Mua sắm trang thiết bị nhằm giúp người lao động có thể hạn chế tác động của môi trường lao động tới sức khoẻ công nhân lao động, bổ sung thêm vào danh mục thiết bị chống ồn, nâng cao chất lượng một số thiết bị khác nhau như: Khẩu trang, găng tay nhằm tăng cường sự bảo vệ cho công nhân. Công ty cần cải tiến máy móc thiết bị đồng bộ hơn để giảm bớt tiếng ồn cho công nhân. Công ty cần giải quyết nhanh gọn, hợp lý kịp thời các chế độ chính sách với công nhân khi họ ốm đau, bệnh tật, thai sản ... giải quyết bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho công nhân. Ban an toàn lao động trong Công ty cần đầu tư, cải tiến cũng như nghiên cứu mức độ độc hại ở từng bộ phận sản xuất. Phải có những biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của điều kiện lao động đối với công nhân. Công ty cần tăng cường đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở về số lượng cũng như nâng cao chất lượng. Cần cử cán bộ Công đoàn đi học để nâng cao năng lực góp phần cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. 3. Khuyến nghị. Có thể khẳng định rằng: Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân lao động đang là một vấn đề nóng bỏng trong giai đoạn hiện nay. Cải thiện điều kiện lao động, thực hiện an toàn - vệ sinh lao động là trách nhiệm của các ngành các cấp, của mỗi cá nhân và toàn xã hội. * Đối với Nhà nước: + Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống các chính sách văn bản pháp luật, pháp quy, chế độ cụ thể và đồng bộ trong việc chăm lo sức khoẻ, bảo đảm tốt ĐKLĐ cho công nhân. + Đối với từng ngành, Nhà nước nên có những quy định giải pháp đồng bộ đối với ngành đó trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. +Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Nhà Nước cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường lao động, bảo vệ sức khoẻ công nhân.Coi đó là trách nhiệm của người lãnh đạo, người quản lý và NLĐ. + Nhà Nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới, thay thế những công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. * Đối với ban giám đốc Công ty may Chiến Thắng . Ban giám đốc cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề cải thiện môi trường lao động cho công nhân lao động, có biện pháp phòng chống các bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra để hạn chế tối thiểu các yếu tố độc hại đối với công nhân lao động. Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện ĐKLĐ. Cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, cải thiện ĐKLĐ cho công nhân như quần/áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cần kiểm tra giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra tại nơi làm việc để đảm bảo ATLĐ. Ban giám đốc Công ty cần chú ý đến việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn và thực hiện các chế độ chính sách giành cho cán bộ Công đoàn nhằm khuyến khích họ tích cực hoạt động. Đồng thời tạo điều kiện cho Công đoàn kiểm tra giám sát việc cải thiện ĐKLĐ, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động cho công nhân. Tuyên truyền cho người lao động về công tác an toàn - vệ sinh lao động vì lợi ích của chính họ. * Đối với Công Đoàn Công ty may Chiến Thắng . - Tổ chức tập huấn hoạt động Công đoàn cho cán bộ Công đoàn bộ phận, tổ Công đoàn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của họ nhằm tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ của mình. - Công đoàn công ty cần giáo dục ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy, quy chế của Công ty về an toàn lao động - vệ sinh lao động, giúp đỡ cho người lao động chủ động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động cho mình và cộng đồng xung quanh. Công đoàn công ty với chức năng đại diện cho người lao động tham gia với ban giám đốc xây dựng quy định về an toàn lao động - vệ sinh lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định đó. Công đoàn Công ty cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhận thức về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh lao động. Mặt khác Công đoàn thường xuyên kiểm tra giám sát việc khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động. Tổ chức cho họ đi tham quan, nghỉ mát tạo cho họ tinh thần thoải mái. Công đoàn Công ty cũng cần chú ý tới những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Khuyến khích giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, từ đó giúp cho người lao động yên tâm làm việc. * Đối với bản thân người lao động. Cần chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định về an toàn - vệ sinh lao động, thực hiện đầy đủ các quy định về việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động của Công ty. Phải có trách nhiệm bảo quản các trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động đã được trang bị. Phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu làm mất và hỏng các thiết bị ATLĐ-VSLĐ tại nơi làm việc. Phản ánh kịp thời với tổ chức Công đoàn và các phòng ban có liên quan khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tham gia khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi xảy ra sự cố, các phong trào phát huy sáng kiến ĐKLĐ, các phong tràoBHLĐ. Có quyền yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, cải thiện ĐKLĐ, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện và hướng dẫn cho mình những kiến thức và biện pháp cần thiết để đảm bảoATLĐ-VSLĐ. Từ chối công việc và rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có xảy ra tai nạn lao động, đe doa nghiêm trọng tính mạng và sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối làm việc ở nơi nói trên nếu nguy cơ chưa được khắc phục. Khiếu nại và tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sủ dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước và không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ-VSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Triết học Mác - LêNin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - NXB Tiến bộ. 2. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội Đảng IX; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 2001. 3. Nguyễn Khắc Viện – Từ điển Xã hội học – NXB Thế giới, Hà Nội, 2001. 4. GunterEndrweit (chủ biên) - Các lý thuyết xã hội học hiện đại -NXB Thế giới 1999. 5. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng - Xã hội học đại cương - NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2001. 6. GunterBuschges - Nhập môn xã hội học tổ chức - NXB thế giới, Hà Nội - 1996. 7. Từ điển Tiếng Việt – NXB Giáo dục. 8. Từ điển Bách khoa Tiếng việt. 9. Nguyễn Viết Vượng - Giáo trình lý luận và nghiệp vụ công đoàn - NXB lao động, Hà Nội 1999. 10. Luật Lao động. 11. Luật Công đoàn. 12. Tôn Thiện Chiếu - Môi trường lao động một số ngành độc bụi và thái độ của họ - Viện xã hội học. 13. Vũ Oanh - Đổi mới nội dung tổ chức cán bộ và phương thức hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay - NXB Lao động, 1997. 14. Báo cáo tổng kết trang thiết bị, máy móc của Công ty năm 2005. 15. Báo cáo tổng kết hoạt động Công đoàn Công ty May Chiến Thắng 16. Báo cáo tình hình sức khoẻ cán bộ CNVC Công ty May Chiến Thắng. PHỤ LỤC 1 Tổng liên đoàn lao động VN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường ĐHCĐ Độc lập tự do hạnh phúc Khoa XHH ….o0o….. Hà Nội ngày……… PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN. Để có cơ sở khoa học phục vụ cho khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Xã hội học, Trường Đại hoc Công đoàn. Trân trọng mời anh (chị) tham gia trả lời một số câu hỏi sau: Cách trả lời: Anh(chị) đánh dấu (X) vào ô 1 tương ứng với các câu có phương án trả lời phù hợp với ý kiến của anh( chị). Còn các câu trả hỏi chưa có phương án trả lời, xin anh( chị) vui lòng viết cụ thể vào các dòng để trống. Câu 1: Anh ( chị) làm việc ở đây được bao nhiêu năm?....................... Câu 2: Anh chị làm việc ở đây theo hình thức nào ? Hợp đồng † Biên chế † Nếu theo hợp đồng thì cụ thể là hình thức nào? Hợp đồng dài hạn † Hợp đồng ngắn hạn, theo công việc † Câu 3: Anh ( chị) có nhận xét gì về môi trường lao động tại nơi làm việc của mình?(Xin đánh 1 dấu x vào mỗi ô của mỗi hàng tương ứng) Dễ chịu Bình thường Khó chịu 1.Tiếng ồn 2.Bụi 3.ánh sáng 4.Nhiệt độ 5.Độ ẩm 6.Nhà xưởng Câu 4: Xin anh (chị) cho biết các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân sau được cung cấp như thế nào? Mức độ Đủ Không đủ Không được cấp Không cần cấp 1.Găng tay 2.Mũ 2.Khẩu trang 3.Quần áo 4.Khác Câu 5: Anh( chị ) có thường xuyên sử dụng các trang thiết bị này trong bảo hộ lao động không? 1. Có † 2. Không. † 1. Nếu có thì là thiết bị nào? ...................................................... 2. Nếu không thì vì sao? ............................................................ Câu 6: Theo anh chị việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho công nhân ở Công ty như thế nào? Tốt † Bình thường † Chưa tốt † Câu7: Anh ( chị) cho biết hàng năm Công ty có tổ chức cho công nhân học tập về vệ sinh, an toàn lao động không? 1. Có † 2. Không † Câu 8: Anh (chị) có thường xuyên tham gia cuộc họp nhóm tổ do Công đoàn tổ chức không? 1. Có † 2. Không † Các cuộc họp này thường có nội dung gì? (chọn 3) Tổ chức lại lao động † Chế độ phụ cấp độc hại † Chế độ bảo hộ lao động † Chế độ bảo hiểm cho người lao động † Cải thiện đời sống vật chất tinh thần † Tổ chức các phong trào thi đua † Khác………. Câu 9: Khi gặp khó khăn về điều kiện lao độngthì anh (chị) phản ánh với ai? Máy móc kĩ thuật Bảo hộ lao động Môi trường lao động Môi trường xã hội Chế độ đối với người LĐ Tổ trưởng công đoàn Quản đốc phân xưởng Ban nữ công Người công nhân Khác(chỉ rõ) Câu 10: Ý kiến phản ánh của anh( chị) có thường được đề xuất với cấp trên không? 1. Có † 2. Không † 3. Không biết rõ † Nếu có thì ai là người đề xuất? Máy móc kĩ thuật Bảo hộ lao động Môi trường lao động Môi trường xã hội Chế độ đối với người LĐ Tổ trưởng công đoàn Quản đốc phân xưởng Ban nữ công Khác(chỉ rõ) Câu 11: Gần đây nhất Công đoàn đã đề xuất với cấp trên những vấn đề nào để cải thiện điều kiện lao động cho công nhân……………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 12 : Xin anh (chị) cho biết, Công đoàn có thường xuyên tham gia đôn đốc công nhân thực hiện đúng quy định về bảo hộ lao động không ? 1. Thường xuyên † 2. Thỉnh thoảng † 3. Không thường xuyên † Thường thì việc đôn đốc được thực hiện như thế nào? Đến tận nơi làm việc để nhắc nhở † Đưa lên bảng tin † Đưa ra cuộc họp † Đưa vào vấn đề thi đua † Câu 13: Để có thể theo dõi giám sát việc thực hiện các chính sách với người lao động thì Công đoàn đã làm gì? Nghe ý kiến phản ánh các hiện tượng sai phạm trong ATLĐ † Đối chiếu các ý kiến phản ánh với các quy định đã ban hành † Theo dõi việc thực hiện của các cấp quản lý † Phản ánh kịp thời với các cấp có trách nhiệm † Câu 14 : Khi công nhân có thắc mắc về chế độ chính sách thì tổ chức Công đoàn giải quyết như thế nào? Thu thập ý kiến để đề xuất lên cấp trên † Giải thích cho công đoàn viên Đề xuất với lãnh đạo phương án giải quyết † Chỉ theo dõi trong ban chấp hành công đoàn † Khác † Câu 15: Trong các hoạt động sau thì hoạt động nào của tổ chức Công đoàn Công ty được anh (chị) hài lòng? Tham gia vào vấn đề tiền lương † Bảo hộ lao động † Cải thiện môi trường lao động † Chế độ chính sách với người lao động † Cải thiện đời sống vật chất tinh thần † Tổ chức phong trào thi đua † Khác……. Câu 16: Theo anh (chị) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công đoàn Công ty? Năng lực cán bộ công đoàn † Sự quan tâm của cấp trên † Sự tham gia nhiệt tình của công đoàn viên † Khác…………………… Câu17: Xin anh (chị ) cho biết về năng lực của cán bộ Công đoàn ở Công ty anh (chị)? Có năng lực tập hợp quần chúng † Có khả năng tuyên truyền vận động † Khả năng vận dụng các chính sách lao động vào việc tuyên truyền † Có khả năng giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách LĐ † Có khả năng đại diện cho người lao động Câu 18: Để làm tốt hơn nữa vai trò của công đoàn công ty trong việc cải thiện điều kiện lao động thì theo anh (chị) tổ chức Công đoàn Công ty cần phải làm gì thêm nữa? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 19 : Nguồn thu nhập của anh (chị) hiện nay là: Lương…………………………………………….nghìn đồng/tháng Thưởng………………………………………… .nghìn đồng/tháng Phụ cấp độc hại………………………………… nghìn đồng/tháng Làm thêm ngoài công ty……………………… ..nghìn đồng/tháng Tổng…………………………………………….. nghìn đồng/tháng Câu 20: Xin anh( chị) cho biết đôi nét về bản thân: Giới tính: 1. Nam † 2. Nữ † Trình độ học vấn: Cấp I † Cấp II † Cấp III † Trung cấp † Cao đẳng † Đại học † Trình độ chuyên môn (tay nghề) (ghi rõ số bậc thợ)......... Xin chân thành cảm ơn anh (chị) ! PHỤ LỤC 2 Phỏng vấn sâu số 1: Người phỏng vấn : Đỗ Thị Làn. Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Thị Thanh. Trình độ học vấn : 12/12. Địa điểm: Xí nghiệp May I Thời gian : 29/03/2006. Chức vụ: Công nhân nữ A.Thông tin về chuyên môn nghề nghiệp. - Chị làm việc ở đây được bao nhiêu năm rồi? Tôi làm việc được 15 năm. - Trước khi làm việc ở đây chị làm việc ở đâu? Tôi là học sinh. - Trình độ chuyên môn của chị như thế nào? Công nhân bậc 2/6. - Trong thời gian làm việc tại Công ty, chị có được học tập để nâng cao tay nghề không? Công ty có tổ chức học nhưng vì điều kiện không cho phép nên tôi không theo học B. Đánh giá về ĐKLĐ - Chị có nhận xét gì về môi trường làm việc của công ty? Nói chung là thoải mái, Nhà xưởng sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát. - Theo chị thì những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động? Tại sao? Tiếng ồn, bụi, chế độ chính sách dành cho công nhân, bởi vì công việc của tôi có lượng bụi vải lớn mà lại gần cửa. Còn yếu tố chế độ chính sách thì nếu chế độ chính sách được đảm bảo sẽ tạo cho người lao động hăng say làm việc, tinh thần sảng khoái. - Vậy theo chị yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân đặc biệt là công nhân nữ? Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý. Công việc độc hại, chế độ chính sách cho công nhân nữ không được thực hiện. - Khu vực vệ sinh cho phụ nữ có được quan tâm không? Cụ thể như thế nào? Luôn được quan tâm, chỗ thay quần áo, buồng tắm và khu vực vệ sinh luôn sạch sẽ, đảm bảo đủ nước dùng, công tác vệ sinh phí cho phụ nữ cũng được quan tâm. C. Đánh giá về hoạt động và phương thức làm việc của cán bộ CĐ và tổ chức CĐ. - Cán bộ công đoàn trong công ty có quan tâm đến điều kiện lao động của công nhân không? Cụ thể như thế nào? Họ khá quan tâm đến điều kiện lao động. Thường thì Công đoàn đến nơi làm việc quan sát và tìm hiểu điều kiện lao động của công nhân. Sau đó báo cáo với lãnh đạo để cải thiện điều kiện lao động. - Vậy họ có thường xuyên tham gia đôn đốc người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định về bảo hộ lao động không? Và họ làm bằng cách nào? Có chứ. Thường thì họ đưa ra bàn bạc trong các cuộc họp và phổ biến lại với công nhân. Phối hợp với quản đốc và tổ trưởng sản xuất để thực hiện đúng quy định về bảo hộ lao động. -Vậy chị có thể cho biết Cán bộ CĐ ở công ty có những năng lực gì? Tập hợp công nhân lao động. Tuyên truyền vận động. Đề xuất với cấp trên phương án giải quyết các vấn đề và đưa ra các phương án giải quyết. - Công đoàn công ty có tham gia với cấp trên trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động không? Cụ thể như thế nào? Có chứ. Công đoàn đại diện cho chúng tôi tham gia với lao động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân. Đề xuất với lãnh đạo thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, thành lập ban bảo hộ lao động. - Khi họ tham gia với cấp trên thì vấn đề này có được cải thiện không? Cũng tuỳ. Chẳng hạn như vấn đề cung cấp trang bị bảo hộ lao động thì được thực hiện như vấn đề đổi mới máy móc thì chỉ được thực hiện một phần. Tôi nghĩ cần phải có sự tham gia của nhiều phòng ban khác. - Xin chị cho biết khi người công nhân thắc mắc về chế độ chính sách, đặc biệt là chế độ cho lao động nữ thì tổ chức công đoàn làm thế nào? Đề xuất với ban giám đốc thực hiện chế độ thai sản, nuôi con, vệ sinh phí hàng tháng cho lao động nữ. - Trong các hoạt động của tổ chức CĐ thì chị thấy hoạt động nào nổi trội nhất? Cải thiện môi trường lao động, chế độ chính sách với người lao động tổ chức phong trào thi đua. - Chị cho biết Công đoàn có sự phối hợp với các tổ chức khác trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho lao động nữ không? Thường xuyên phối hợp với đoàn thanh niên để tổ chức các phong trào thi đua cho công nhân về an toàn vệ sinh lao động cho lao động nữ. - Chị có nhận xét gì về vai trò công đoàn công ty trong thời gian qua? Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tạo việc làm cho công nhân viên chức lao động, đảm bảo không ai không có việc làm để mọi người có thu nhập. Ngoài ra công đoàn còn thường xuyên cải thiện lao động và đời sống tinh thần cho họ. Đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua và đào tạo chuyên môn bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân. Công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên chức lao động cũng được thực hiện tốt nhằm nâng cao năng suất lao động và đời sống cán bộ công nhân viên chức. - Theo chị tổ chức Công đoàn cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho nữ CN? Chú ý lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động nữ để nắm bắt được nhu cầu của họ. Phỏng vấn sâu số 2: Người phỏng vấn : Đỗ Thị Làn. Tên người được phỏng vấn: Phạm Thị Huệ. Trình độ học vấn : Cao đẳng. Địa điểm: Xí nghiệp May 3 Thời gian : 01/4/2006 Chức vụ: Quản đốc phân xưởng A.Thông tin về chuyên môn nghề nghiệp - Chị làm viêc ở đây được bao nhiêu năm rồi? Tôi làm được 19 năm. Trước khi làm việc ở đây chị làm việc ở đâu? Tôi là học sinh. Công việc cụ thể của chị hiện nay là gì? Tôi là quản đốc. Trình độ chuyên môn của chị như thế nào? Tôi là kỹ sư thực hành. Trước khi làm quản đốc chị có được đào tạo về chuyên môn không? Tôi được cử đi học Cao đẳng công nghệ may tại trường Bách Khoa. B. Đánh giá về ĐKLĐ. - Theo chị yêú tố nào hạn chế trực tiếp đến năng suất lao động? Người công nhân làm việc không ổn định (nghỉ ốm, thai sản) Sự quản lý lỏng lẻo của tổ trưởng sản xuất. Môi trường lao động độc hại, bụi bặm gây khó chịu cho người công nhân. Công cụ lao động lạc hậu . Chế độ chính sách giành cho công nhân. - Ở công ty mình máy móc được trang bị như thế nào? Nói chung là hiện đại, trang bị hệ thống tự động mới máy may 2 kim, 3 kim. Hệ thống máy móc được cải thiện, nâng cấp và mua mới. - Nhà xưởng có được nâng cấp sửa chữa thường xuyên không? Có, hàng năm sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, để nhà xưởng luôn sạch sẽ thoáng mát. Theo chị yếu tố nào ảnh hưởng đến thể lực của người CN? Môi trường lao động tác động trực tiếp đến thể lực của công nhân. Nếu môi trường độc hại người công nhân dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm. Còn môi trường trong sạch sẽ tạo cho người công nhân có sức khoẻ. Còn sưc khoẻ tinh thần của công nhân thì sao? Chế độ chính sách dành cho người lao động. Nếu thực hiên đầy đủ các chế độ chính sách sẽ làm cho người lao động phấn chấn, tinh thần sẽ thoải mái, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. C. Đánh giá về hoạt động và phương thức làm việc của cán bộ CĐ. - Chị có nhận xét gì về năng lực của cán bộ CĐ Công ty? Họ có khả năng tập hợp, đoàn kết người lao động. Tuyên truyền cho người lao động thực hiện tốt các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. Tham gia với lãnh đạo về các chế độ chính sách dành cho công nhân. - Năng lực này được thể hiện trong hoạt động của họ như thế nào? Tham gia với cấp trên trong việc thực hiện các chế độ chính sách với người lao động. Tổ chức các phong trào thi đua. Tập hợp đoàn kết người lao động trong sản xuất, tổ chức cho công nhân thi đua sản xuất. Giải quyết các chế độ nghỉ ngơi, tham quan nghỉ mát cho công nhân. Tham gia với lãnh đạo để cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. - Chị có hài lòng với những gì mà cán bộ CĐ đã làm được không? Tại sao? Công đoàn đã làm được những việc để người công nhân hăng say sản xuất hơn. Những việc họ làm đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người công nhân. - Chị có nhận xét gì về vai trò của CĐ công ty trong việc cải thiện ĐKLĐ? Công đoàn Công ty có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng bảo hộ lao động và cải thiện điều kiện lao động cho công nhân - người lao động trong Công ty. Đông thời, công đoàn cũng có vai trò rất lớn trong việc giáo dục người lao động nâng cao kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động. - Theo chị CĐ đã làm những gì để cải thiện ĐKLĐ? Thu thập những ý kiến phản ánh của người lao động về điều kiện lao động để đề xuất lên cấp trên. Thường xuyên đến phân xưởng sản xuất để theo dõi, kiểm tra điều kiện lao động. Vậy việc làm của họ có thu được kết quả không? Điều kiện lao động đã được cải thiện. Máy móc được nâng cấp, môi trường lao động đã được cải thiện. Tiêu chuẩn chế độ chính sách dành cho công nhân được đảm bảo. - Chị có thể cho biết trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân thì tổ chức nào có tiếng nói quyết định nhất? Ban giám đốc là người có tiếng nói quyết định nhất. Họ nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công, Quản đốc phân xưởng để họ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động. - Với tư cách là quản đốc phân xưởng, chị có đề xuất gì để tổ chức CĐ hoạt động có hiệu quả hơn? Công đoàn cần quan tâm đến đời sống công nhân để họ yên tâm lao động. Cần quan tâm giải quyết các chế độ, chính sách nhanh chóng cho người lao động như các chế độ ốm đau, thai sản, chế độ độc hại. Ban giám đốc cần quan tâm, tạo điều kiện để công đoàn hoạt động. Bồi dưỡng đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ công đoàn để họ nâng cao năng lực hoạt động để đảm bảo đời sống cho công nhân. Phỏng vấn sâu số 3: Người phỏng vấn : Đỗ Thị Làn. Tên người được phỏng vấn: Trần Thị Hiệp. Trình độ học vấn : Đại Học Địa điểm: Công ty CP may Chiến Thắng Thời gian : 04/4/2006 Chức vụ: Chủ tịch công đoàn A.Thông tin về chuyên môn nghề nghiệp. - Chị làm viêc ở đây được bao nhiêu năm rồi? Tôi làm việc được 33 năm. Trước khi làm việc ở đây chị làm gì? Tôi là học sinh. Chị làm chủ tịch CĐ đuợc bao lâu? Tôi làm việc được 10 năm. Trong thời gian làm việc tại công ty chị có đựoc công ty cử đi học không? Tôi được cử đi học tại trường Đại học Công đoàn B. Đánh giá về ĐKLĐ. - Chị có nhận xét gì về ĐKLĐ trong các phân xưởng sản xuất? Điều kiện lao động ở các phân xưởng đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều yếu tố có hại cho sức khoẻ như: Bụi còn nhiều, tiếng ồn… C. Đánh giá về năng lực chung của cán bộ CĐ - Ở công ty mình cán bộ CĐ có được chuyên môn hoá không? Không. Đa phần là thuyên chuyển cán bộ từ vị trí này sang vị trí khác. Nhìn chung cán bộ CĐ ở công ty mình có khả năng gì nổi bật? Họ có khả năng tập hợp người lao động, đoàn kết họ. Có khả năng tổ chức và phát động các phong trào thi đua sản xuất. Cải thiện môi trường lao động, quan tâm tới chế độ chính sách, thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động. Các tổ trưởng công đoàn sẽ trực tiếp thu thập ý kiến của công đoàn viên và phản ánh cho ban chấp hành công đoàn. Và họ còn có những hạn chế gì? Năng lực – Cán bộ Công đoàn Công ty không đựơc đào tạo bài bản. Chúng tôi không được học những kỹ năng cơ bản trong hoạt động công đoàn. Những việc họ làm mới chỉ dựa vào lòng nhiệt tình nên hiệu quả chưa thực sự cao. Mặt khác, cán bộ công đoàn còn kiêm nhiệm nên thời gian đầu tư vào hoatj động công đoàn bị ảnh hưởng. D. Đánh giá về hoạt động và phương thức làm việc của cán bộ CĐ và tổ chức CĐ. - Giữa CĐ công ty và tổ công đoàn có sự phối hợp như thế nào trong việc cải thiện ĐKLĐ? Có sự phối hợp rất chặt chẽ công đoàn công ty đưa ra kế hoạch để cải thiện điều kiện lao động. Tổ công đoàn là người thực hiện, trực tiếp giám sát quản lý người lao động. - Vậy giữa công đoàn công ty và cac tổ chức khác thì sao? Có sự phối hợp khá đồng bộ. Công đoàn phối hợp cùng với đoàn thanh niên, Ban nữ công tổ chức phát động các phong trào thi đua sản xuất, giữ gìn an toàn vệ sinh lao động. - Xin chị cho biết một vài hoạt động chủ yếu của CĐ cơ sở trong thời gian qua? Trong thời gian qua công đoàn cơ sở công ty đã hoạt động có hiệu quả. Công đoàn đã làm tốt chức năng của một tổ chức quần chúng đại diện cho cán bộ công nhân viên chức như: Ký thoả ước lao động tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Ngoài ra, Công đoàn đã góp phần bảo đảm việc làm thu nhập cho người lao động trong công ty. - Chị có thể mô tả một buổi họp tổ công đoàn như thế nào không? Thường thì chúng tôi nghe ý kiến của người lao động về tất cả các vấn đề. Sau đó, nếu vấn đề nào nằm trong thẩm quyền của mình chúng tôi sẽ giải thích và giải quyết những thắc mắc đó. Nếu không thuộc phạm vi, chúng tôi sẽ ghi chép lại và phản ánh lên cấp trên. - Vậy khi họp thì thường bàn về vấn đề gì? Công đoàn chúng tôi thường bàn phương án sản xuất kinh doanh sắp tới của công ty và đào tạo lại tay nghề, nâng cao kiến thức cho công nhân. Công đoàn cũng tham gia tổ chức lại sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường lao động cho công nhân. - Khi CN nêu ý kiến thăc mắc thì lãnh đạo CĐ xử lý như thế nào? Thường thì công nhân chỉ thắc mắc về chế độ chính sách cho họ nên chúng tôi thường giải thích luôn cho họ về chế độ chính sách. Cũng có một vài trường hợp công nhân phản ánh về máy móc, môi trường lao động thì chúng tôi ghi nhận và báo cáo với lãnh đạo. - Chị có đánh giá gì về vai trò CĐ công ty từ khi thành lập tới nay? Theo tôi, vai trò của công đoàn công ty từ khi thành lập tới nay đã có sự thay đổi nhiều. Trước đây, Công đoàn chưa phát huy hết vai trò trong việc bảo vệ lợi ích cho công nhân viên chức lao động. Thực tế là công đoàn chưa đi sâu đi sát vào quần chúng để xem họ có tâm tư nguyện vọng gì cần giải quyết và lợi ích của người lao động chưa được đặt lên hàng đầu. Ngày nay thì các vai trò như bảo vệ lợi ích, tham gia quản lý, tuyên truyền giáo dục đã được công đoàn quan tâm hơn và thực hiện triệt để hơn. - Chị cho biết phương hướng hoạt động của CĐ Công ty trong thời gian tới? Chúng tôi sẽ phát huy nội lực, đoàn kết người lao động sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa công tác bảo hộ lao động. Thực hiện đầy đủ chính sách đối với người lao động. CHÚ THÍCH (1) Giải thích điều 133 và 140 sắc lệnh số 29/SL tháng 8 năm 1947. (2) và (3) Tôn Thiện Chiếu- “Môi trường lao động một số ngành độc hại và thái độ của họ”-Viện Xã hội học. (4) Từ điển bách khoa Việt Nam- H-1999 Tr 807. (5) PGS.TS. Đỗ Minh Cương “Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”-NXB Chính trị Quốc Gia, H1996, T8. (6) Điều 106 Bộ luật lao động (1994). (7) và (8) Từ điển tiếng Việt – NXB Xã hội học – Hà Nội năm 1994. (9) Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1999 – 2000, Bộ Y tế 1990. (10) Triết học Mác-Lênin, NXB Tiến Bộ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân(Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng- năm 2006).docx
Luận văn liên quan