LỜINÓIĐẦU
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã vàđang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục-đào tạo, môi trường đều có những biến đổi sâu sắc. Cùng với sự xuất hiện các cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ thông tin sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đối với công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học Cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản trên quy mô toàn cầu, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nước đang tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin, trong đó cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu vàứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ.
Khoa học-công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản xuất, điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi một đơn vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá phát triển mạnh.
Là một sinh viên chuyên ngành về quản lý, em rất tâm đắc với đề tài: “Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt nam”. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn ít, sự nghiên cứu vềđề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong các giảng viên giúp đỡ và sửa chữa những thiếu sót hộ em để sau này em có thể nghiên cứu được những đề tài khác tốt hơn.
I.NHỮNGLÝLUẬNCHUNGVỀCÔNGNGHỆ:
1.Công nghệ là gì ?
Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sựứng dụng các trí thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụđể sản xuất ra của cải vật chất. Cho tới này định nghĩa về công nghệ chưa toàn diện thống nhất, điều này được lý giải là do số lượng các công nghệ có nhiều đến mức không thể thống kêđược. Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau.
+Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization) tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì : công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
+Theo ESCAP (Economic and Social Commission for asia and the Pacific) uỷ ban kinh tế và xã hội châu á Thái Bình Dương thì : công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: Nó bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin.
Định nghĩa này được coi là bước ngặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực mới như dịch vụ và quản lý.
+Cuối cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ : công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển của tự động hoá và Công nghệ thông tin hứa hẹn những thành tựu cho những bước ngoặt trong xã hội loài người ở thế kỷ XXI.
3. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong quá trình tiến hành CNH- HĐH, nó chính là động lực lớn thúc đẩy và góp phần tích cực rút ngắn quá trình này.
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, việc tìm ra những công nghệ mới, vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới đã xuất hiện một kiểu tăng trưởng mới về chất- tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trong điều kiện sản xuất phát triển dựa trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Khoa học công nghệ là điều kiện để có sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao,tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn sản xuất, chống ỗ nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội.
Qua nghiên cứu vai trò cụ thể của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, nhà kinh tế học P.A. Samuelson và W.P.Nordhaus đã dùng các phân tích của mình để tính toán phần đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ từ 1900 đến 1984 và đã rút ra kết luận: Trong mức tăng trưởng 2,2%/năm về sản lượng theo đầu công nhân, khoảng 0,5% là do tăng yếu tố tư bản(vốn), và do yếu tố công nghệ là 1,7%. Như vậy, nhân tố khoa học công nghệ giữ một vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế.
Cũng theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học S.A.Samuelson và W.P.Nordhaus, cho thấy: Từ năm 1981 ở Mỹ với mức tăng trưởng trung bình là 3,2%/năm thì sự đóng góp của yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, lao động chỉ chiếm 1,1%, còn yếu tố giáo dục và khoa học công nghệ chiếm tới 2,1%. (Bảng1.1)
Bảng 1.1. Đóng góp của các yếu tố vào mức tăng trưởng GDP thực tế
Yếu tố đóng góp
Tăng % hàng năm
% của tổng số
GDP thực tế
3,2
100
Đóng góp đầu vào
-Vốn
-Lao động
-Đất đai
1,1
0,5
0,6
0
34
15
19
0
Giáo dục và tiến bộ khoa học công nghệ
2,1
66
Nguồn: P.A.Samuelson và W.P.Nordhaus. Kinh tế học tập II-Học viện Quan hệ Quốc tế- Hà Nội 1989
Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra thời cơ rất thuận lợi để các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện Công nghiệp hoá đất nước. Nhiều nhà kinh tế cũng dự báo rằng, trong giai đoạn tới “tương lai sẽ phụ thuộc vào các quốc gia có tiềm năng ứng dụng”. Vì vậy, để nhanh chóng rút ngắn thời gian Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, các nước đang phát triển phải quan tâm và khai thác tốt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, phát huy được lợi thế là các nước đi sau. Thực tế lịch sử cho thấy, nước Anh cần 120 năm để Công nghiệp hoá, Mỹ và Tây Âu cần 60 năm, còn các con rồng Châu Á chỉ mất 30 năm là hoàn thành. Trong tương lai sẽ hứa hẹn thời gian hoàn thành Công nghiệp hoá tiếp tục rút ngắn.
Cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi chiến lược kinh tế và chiến lược thị trường. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao đưa đến kết quả là năng suất lao động được nâng lên vượt bậc và thực sự hiệu quả hơn. Vì vậy, các nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia đều coi việc phát triển khoa học công nghệ với các ngành công nghệ cao là con bài trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Có thể nói, thực chất của Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của các nước đang phát triển chính là sự vận dụng thành tựu của khoa học công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính, sang một hệ thống có năng suất cao, dựa trên những phương pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiến. Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ giá trị cao. Muốn đạt mục tiêu trên phải đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.
4. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ
a.Đặc điểm, các yếu tố cấu thành công nghệ, các thuộc tính của công nghệ, vai trò đối với sự phát triển kinh tế
* Công nghệ và yếu tố cấu thành công nghệ
Công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” là tài năng, sự khéo léo, kỹ thuật, nghệ thuật, là từ “logy” là lời lẽ, ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Trước đây, trong giai đoạn đầu Công nghiệp hóa, người ta thường dùng khái niệm kỹ thuật trong sản xuất, sau đó khái niệm công nghệ xuất hiện với ý nghĩa ban đầu rất hẹp, đơn giản chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất. Ngày nay, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu và đối tượng áp dụng các khái niệm khác nhau về công nghệ.
Theo Uỷ ban kinh tế- Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) định nghĩa ” Công nghệ là hệ thống tri thức về quy trình kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý”.
Với khái niệm này, công nghệ được mở rộng và hoàn thiện hơn. Công nghệ là tập hợp những công cụ, phương pháp dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu con người.
Như vậy, công nghệ được phân biệt rõ với khoa học và kỹ thuật.
“Khoa học là lĩnh vực nghiên cứu nhằm đưa ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy”, còn “kỹ thuật có thể hiểu là tổng hợp các tư liệu vật chất như công cụ lao động, năng lượng, vật liệu và phương pháp do con người sáng tạo ra và được sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội”.
Qua đó, chúng ta có thể thấy công nghệ có cái đồng nhất với kỹ thuật, song cái khác nhau cơ bản là kỹ thuật chỉ nặng về phần cứng, còn công nghệ thì đi sâu vào phần mềm của quy trình. Hơn nữa công nghệ còn bao gồm cả sự năng động trong nhận thức của con người để cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt là khả năng chuyển giao công nghệ(CGCN) trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn cách mạng Khoa học công nghệ hiện nay. Kỷ nguyên mà công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường và tỷ lệ”phần mềm” có vị trí ngày càng quan trọng trong các quy trình công nghệ sản xuất.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản tác động qua lại lẫn nhau.
a.Hình thái vật chất của công nghệ
b.Thông tin: là các sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh, dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật.. Phần thông tin rất quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của hoạt động chuyển giao công nghệ. Nó thường được tìm kiếm trong khoảng thời gian dài và được hoàn thiện trước khi kí hợp đồng chuyển giao công nghệ.
c. Thiết chế: là cơ cấu tổ chức, quản lý, gồm sự liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ.. cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, tiến hành.
d.Yếu tố con người: gồm kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất làm việc có trách nhiệm và có năng suất cao của đội ngũ nhân lực có sức khoẻ.
III.SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC.
1.Sự phát triển công nghệ ở Việt Nam
Việt Nam hiện tại là một quốc gia đang trên đường phát triển và tăng trưởng về mọi mặt, trong đó có cả công nghệ.Nhưng cho dù có tăng trưởng đến đâu đi chăng nức khi nghiên cứu về vấn đề này, ta cũng sẽ không thể bỏ qua được những bước ngoặt, những khám phá có tính chất lịch sử mà dân tộc đã đạt được từ thủa bình minh của loài người. Lịch sử, phát triển của công nghệ ở Việt Nam đã được biết đến qua các mốc lớn sau:
*Thứ nhất: Nền văn hóa vi sơn, vào cuối thời đại đồ đá cũ, cách đây khoảng 23 nghìn năm.
*Thứ hai: Văn hoá hoà bình, vào đầu thời đàu đồ đá mới, cách đây khoảng 10 nghìn năm. ở giai đoạn này, con Người đã tìm tòi và phát minh ra công cụ sản xuất bằng đá, làm đồ gốm, thuần dưỡng các loại động vật hoang dã.
*Thứ ba: Văn hoá Đông Sơn, nổi tiếng với công nghệ đúc đồng cách đây khoảng 4 nghìn năm. Vào thời kỳ này, đã hình thành nên các Nhà nước.
*Thứ tư: Thế kỷ XIII-XV Việt Nam có chữ Nôm thế kỷ XVI. XVII chữ quốc Ngữ-Tiếng Việt bằng mẫu tự la tinh ra đời. Đó là sáng tạo đặc biệt; đỉnh cao mới của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Khi cuộc C M khoa học-công nghệ trên thế giới nổ ra tạo ra được một khối lượng vật chất khổng lồ cho nhân loại, nhưng vì được thực hiện trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản cho nên bên cạnh những tác động tích cực đối với sự tiến bộ của nhân loại, cũng đang gây ra những tác động bất lợi đối với một số lực lượng xã hội và một số quốc gia ở thời điểm đó với những quốc gia đang bị tụt hậu về kỹ thuật công nghệ thì trở thành một nguy cơ lớn trong số những quốc gia tụt hậu đó. Việt Nam được xem như một quốc gia điển hình.
Đất nước có nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu bằng nông nghiệp. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong một thời gian dài, chủ trương của Đảng và Nhà nước là đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa quá độ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng : cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học-kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng về khoa học kỹ thuật là then chốt để đẩy mạnh công nghệ hoá và hiện đại hoá đất nước.
Nhờ có những áp dụng và nghiên cứu công nghệ mới vào nông nghiệp, nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trong một giai đoạn dài, tạo ra nhiều việc làm; các ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng đã được đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất cụ thể là lò tunen, sấy bằng năng lượng mặt trời nung bằng khí đốt … đảm bảo việc làm cho lao động và góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và quản lý của đất nước. Đảng và nhà nước đang có chủ trương phát triển công nghệ thông tin bởi công nghệ thông tin được đánh giá là cơ sở hạ tầng của sự phát triển kinh tế xã hội.
Công nghệ sinh học được khám phá và đưa vào phục vụ nông nghiệp và công nghiệp cũng như y tế.
Công nghệ phục vụ cho nền công nghiệp trong nước cũng được khám phá và áp dụng mạnh đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghiệp chủ đạo như : Năng lượng luyện kim, chế tạo máy, xi măng, đóng tầu, lọc dầu.
Ngoài ra kỹ thuật nhiệt đới cũng phần nào được đưa vào ứng dụng rộng rãi trên cơ sở nghiên cứu về mặt thuận lơị do thiên nhiên mang lại cho đất nước, trên thực tế kỹ thuật công nghệ nhiệt đới đang được xem là một bộ phận quan trọng của CM khoa học- kỹ thuật nước ta, có nhiệm vụ tìm ra biện pháp hạn chế yếu tố tiêu cực, khai thác yếu tố tích cực tác động đến các thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ, các cơ sở sản xuất.
2.Thực trạng phát triển công nghệ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Ở nước ta, thông qua các văn kiện của Đảng và nhà nước, vai trò vị trí của khoa học công nghệ trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đã được xác định.
Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu và vươn lên trình độ tiên tiến của thế giơí.
Khoa học-công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới.
Khoa học-công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Nhìn một cách tổng thể tình hình công nghệ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và các nước….. nói chung là rất thấp và lạc hậu, tỷ lệ các công nghệ và thiết bị hiện đại rất thấp, trình độ cơ khí hoá của nền kinh tế chưa được cao, mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và lãng phí nguyên liệu do nguyên nhân công nghệ và kỹ thuật cao. Những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của thế giới khoảng 1-2 thế hệ. Nhờ một phần lớn chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã đưa công nghệ và thiết bị của các ngành lắp ráp điện tử, ô tô, lắp ráp xây dựng, thuỷ sản đông lạnh thuộc loại này. Các thiết bị và công nghệ lạc hậu 2- 3 thế hệ so với trung bình của thế giới, ví dụ như trong ngành điện, giấy, đường và chế biến thực phẩm. Các thiết bị lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ chủ yếu bao gồm công nghệ và thiết bị của các ngành đường sắt, đường bộ, cơ khí đóng tầu, vật liệu xây dựng…
Trong xu thế toàn cầu hoá về kỹ thuật, sự cạnh tranh về hàng hoá và dịch vụ ở thị trường trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, tính cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao chủ yếu nhờ những tiến bộ khoa học-công nghệ của nhân loại.
Đảng và nhà nước cũng như các cơ quan thẩm quyền đã đưa ra danh mục lựa chọn công nghệ cao cần ưu tiên phát triển là : công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và một số công nghệ cao khác trong một số lĩnh vực cụ thể. Trong đó công nghệ thông tin và công nghệ sinh học cần phát triển sớm với một số đối tượng cần ứng dụng công nghệ cao.
+Đối với công nghệ thông tin: phát triển được dựa trên 3 ngành kỹ thuật : điện tử, tin học, viễn thông. Có tốc độ phát triển khá nhanh, vì nó được ví như là cơ sở hạ tầng của kinh tế-xã hội, cho nên tất cả các quốc gia đều có những chiến lược phát triển riêng. Đối với Việt Nam thì hiện nay đang ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển viễn thông và thông tin liên lạc mà chưa ứng dụng nó một cách có hiệu quả toàn diện trên bước đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Và một lĩnh vực nữa là vi tính, vi tính cũng đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất nhằm làm giảm nhiên liệu, năng lượng, vật liệu dùng cho một đơn vị sản phẩm, làm giảm chất thải và hạn chế tác động xấu đến môi trường trong nước. Công nghệ thông tin có thể hiện đại hoá các công nghệ cổ truyền và đảm bảo hiệu quả cho các công nghiệp truyền thống. Do vậy, mục tiêu của Đảng đề ra cần đẩy mạnh và xúc tiến có hiệu quả.
+Đối với công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và y tế: Việt Nam là nước có thiên nhiên nhiệt đới ẩm với nguồn gen rất đa dạng phong phú. Công nghệ sinh học bao gồm từ kỹ thuật chọn, lai tạo giống truyền thống, công nghệ vi sinh, công nghệ mô, công nghệ tế bào đến công nghệ di truyền có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện, bền vững, tác động đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường, thiên nhiên và sinh thái đất nước. Thành tích trong việc tiếp thu các tiến bộ công nghệ sinh học còn rất khiêm tốn nhưng thực lực nó cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất những mặt hàng nông sản chủ lực để xuất khẩu, điển hình là mặt hàng gạo xuất khẩu (Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan)
+Đối với các ngành công nghiệp truyền thống trên cơ sở công nghệ cao: để đảm bảo tốc độ phát triển nhanh và đẩy mạnh công nghiệp hoá. Nhu cầu về năng lượng, vật liệu sẽ tăng mạnh, có 2 con đường để giải quyết nhu cầu trên nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Con đường sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, đây là ngành công nghiệp đã trở nên lỗi thời đối với các nước phát triển, nhưng những kinh nghiệm thực tế cho thấy ở Hàn Quốc, Indone Sia, Singapore, Thái Lan chúng vẫn phát huy được tác dụng. Do vậy Việt Nam cần phải có một chiến lược tổng thể đối với lĩnh vực này, vấn đề cốt lõi là phải sản xuất bằng công nghệ cao để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước khu vực và thế giới.
+Đối với lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ nhiệt đới: lĩnh vực này cần nên xem là một bộ phận quan trọng của công nghệ khoa học-kỹ thuật ở nước ta bởi xét trên từng khía cạnh, từng góc độ cụ thể thì nó có nhiệm vụ tìm ra các giải pháp hạn chế tiêu cực. Khai thác yếu tố tích cực tác động đến các mặt của nền kinh tế.
+Đối với GTVT: GTVT được xem là mạch máu xuyên suốt tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng. Phát triển công nghệ giao thông, vận tải đồng nghĩa với việc thúc đẩy xây dựng đất nước. Đưa công nghệ tiên tiến vào giao thông vận tải là việc đáp ứng tính đồng bộ của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá xuyên suốt toàn bộ quá trình. Do vậy lĩnh vực này không thể không coi trọng và xúc tiến phát triển nhanh, mặt khác nếu như phát triển chậm hoặc không đồng bộ sẽ đưa đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Trên đây là một số lĩnh vực công nghệ điển hình đang được Đảng và Nhà nước chú trọng và có những định hướng, chiến lược phát triển để nhằm mục đích đưa công nghệ Việt Nam trên mỗi lĩnh vực tiên tiến kịp với nhịp độ của khu vực và đặc biệt là tiến kịp với xu thế hội nhập toàn cầu hoá về KT.
ở Việt Nam
3. Thành tựu đạt được thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua.
Qua nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua, chúng ta có thể thấy được khái quát thực trạng của hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thì “ nhìn chung công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam thời gian qua có trình độ cao hơn công nghệ nước ta hiện có hoặc trong nước chưa có”.
- Trước hết, hoạt động CGCN đã góp phần chuyển dịch có cấu của nền kinh tế theo hướng tích cực. Nó làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển nền kinh tế truyền thống của ta từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. Đây là sự chuyển dịch phù hợp với quá trình CNH- HĐH đất nước và phù hợp với sự phát triển của các nền kinh tế hiện đại.
- Ngoài ra, việc tiếp thu và ứng dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất góp phần cải thiện nền công nghiệp lạc hậu của ta. Nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại đã được chuyển giao vào nước ta trong các lĩnh vực như khai thác dầu khí, thông tin, viễn thông, xây dựng,...tạo nền tảng cho các ngành công nghiệp chủ chốt của nước ta. Từ đó, thúc đẩy rút ngắn quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đồng thời, nhờ có hoạt động CGCN, các doanh nghiệp của ta thường xuyên tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới, từ đó, góp phần thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong việc tự đổi mới công nghệ. Nhờ đó, có khả năng cải tiến chất lượng và tính năng sản phẩm, giúp hạ giá thành sản phẩm do tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu trong nước. Sản phẩm tạo ra vừa có chất lượng cao, vừa có năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực, cho phép tăng thu ngoại tệ.
- Việc chuyển giao công nghệ trong thời gian qua đã tận dụng được những yếu tố cần có, đó là sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường lao động, nâng cao trình độ tay nghề và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu khoa học.
4. Một số hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, CGCN nước ngoài còn tồn tại một số hạn chế :
- Thứ nhất, hiệu quả và trình độ công nghệ được chuyển giao không cao do bị hạn chế nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm thấp, hiệu suất sử dụng chỉ đạt tối đa là 70-80% công suất thiết kế. Do thiếu vốn đầu tư mà trong một số trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập thiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm chậm tốc độ đổi mới công nghệ, còn gây lãng phí.
Chỉ riêng qua khảo sát đối với ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấy trong số hơn 700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ máy sản xuất từ những năm 50-60; 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao; 50% số máy móc thiết bị là đồ cũ tân trang lại. Qua đó, chúng ta có thể thấy hầu hết công nghệ được chuyển giao đều là quá lạc hậu, dây chuyền và thiết bị quá cũ, hiệu suất sử dụng không cao. Thêm vào đó, ngay cả các thiết bị trong các dự án đầu tư nước ngoài phần lớn thuộc loại trung bình và trung bình tiên tiến của khu vực, ít có thiết bị hiện đại ngang tầm của thế giới hiện nay.
Chính những dây chuyền thiết bị lạc hậu này, sau khi được các nước tư bản phát triển loại ra, đã tái nhập và được sử dụng tại Việt Nam. Điều này càng làm cho nước ta chậm đổi mới về công nghệ, thậm chí còn gây nguy cơ biến nước ta thành “bãi rác thải” công nghệ của các nước phát triển.
- Không những thế, những công nghệ cũ được các nước loại bỏ này nhập vào nước ta còn gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động, làm phá hoại môi trường sinh thái và có hại cho sức khoẻ con người.
- Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn 20.000 tai nạn nghề nghiệp xảy ra hàng năm.
- Ngoài ra, đa số các công nghệ được chuyển giao vào nước ta trong các ngành nghề chủ yếu là công nghệ lắp ráp, nhất là trong lĩnh vực cơ khí. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực này hầu như chỉ mang tính đơn thuần, với các khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm. Không có khâu tạo phôi và gia công chính xác như sản xuất quạt điện, sản xuất ô tô, xe máy, chế tạo linh kiện điện tử và phụ tùng chính xác. Đặc biệt, ngành cơ khí chế tạo tuy được nâng cấp đổi mới công nghệ song các dây chuyền thiết bị thường thiếu tính đồng bộ. Do đó, làm hạn chế phần nào khả năng tự nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước.
- Ngoài ra, qua thẩm định đã phát hiện nhiều dự án trong đó thiết bị, công nghệ và chuyển giao công nghệ bị nâng giá cao hơn giá trị thực tế của nó rất nhiều. Trong nhiều công trình, dự án liên doanh với nước ngoài, công nghệ nhập bị phía nước ngoài nâng giá công nghệ lên gấp 2- 2,5 lần. Một mặt do chúng ta còn thiếu năng lực đánh giá chất lượng công nghệ, mặt khác do bên nước ngoài thường muốn kiếm ít lời qua hoạt động buôn bán phi mậu dịch của CGCN.
- Nhiều chủ trương đúng đắn về khoa học- công nghệ trong các văn kiện của Đảng chậm được thể chế hoá về mặt Nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, các chính sách kinh tế của Chính phủ như chính sách thuế, tài chính và tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu chưa tạo khuyến khích doanh và tổ chức đầu tư vào khoa học và công nghệ.
- Môi trường đầu tư và cạnh tranh chưa thuận lợi cho phát triển khoa học- công nghệ. Do đó, công nghệ chuyển vào nước ta thời gian qua là có ý nghĩa, nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, chưa trở thành động lực thúc đẩy ứng dụng vào đời sống sản xuất.
- Một hạn chế nữa cũng cần nói đến là công tác giáo dục- đào tạo. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học nước ta còn mỏng, kém về trình độ. Hơn nữa, nước ta lại thiếu chiến lược quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, dẫn đến mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động. Việc nghiên cứu giảng dạy chưa có sự gắn kết với thực tiễn của đời sống sản xuất. Các chính sách ưu đãi cho đội ngũ cán bộ khoa học chưa thỏa đáng, lao động trí óc chưa được trả công xứng đáng.
- Thêm vào đó, về mặt khách quan, công tác quản lý khoa học- công nghệ còn nhiều bất cập, nặng tính hành chính. Cơ cấu và phân bố cán bộ nghiên cứu khoa học & công nghệ chưa cân đối giữa nông thôn, miền núi và thành thị.
Tóm lại, thông qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Hơn nữa, ta còn có thể khẳng định rằng: mặc dù công nghệ ở nước ta hiện nay đã có những đổi mới mạnh mẽ, song trình độ công nghệ còn lạc hậu xa so với thế giới, trình độ tay nghề cũng còn yếu. Do đó, thời gian qua, tuy có tận dụng lợi thế của xu thế hội nhập để thu hút công nghệ nhưng hiệu quả của CGCN là chưa cao.
Để thúc đẩy Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, Nhà nước đã có những chính sách đổi mới công nghệ trên các lĩnh vực quan trọng và khuyến khích các doanh nghiệp nhập thiết bị, dây chuyền tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam. Nhờ đó, hoạt động chuyển giao công nghệ có điều kiện thuận lợi cho phát triển, góp phần mở rộng sản xuất, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy kinh tế phát triển. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc chuyển giao công nghệ vào nước ta đa phần là máy móc, dây chuyền thiết bị quá lỗi thời, lạc hậu và đi sau rất nhiều so với trình độ của thế giới.
Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần có những sách lược phù hợp để vừa thúc đẩy hoạt động chuyển giao phát triển hiệu quả, vừa tạo điều kiện cho phát triển thị trường công nghệ nội sinh. Từ đó, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận những công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước và mở rộng cả thị trường nước ngoài. Nhưng để công nghệ phát triển đúng hướng và trở thành động lực chính cho quá trình CNH-HĐH đất nước “rút ngắn”, về lâu dài chúng ta phải có biện pháp xây dựng một nền công nghệ nội sinh, tự nghiên cứu và triển khai (R&D) các công nghệ. Đặc biệt là trong xu thế bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ mới ngày nay, chúng ta cũng cần xác định định hướng cho phát triển công nghệ, để công nghệ trong nước từng bước cải tiến và không bị tụt hậu quá xa so với trình độ công nghệ của thế giới.
IV.NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
Trước một thực tế về vấn đề khoa học và công nghệ toàn cầu phát triển mạnh mẽ như vậy. Nền sản xuất và nền kinh tế trở nên biến động và thay đổi về cục diện. Sự thay đổi tận gốc trong lực lượng sản xuất, phương thức kinh doanh và phương thức quản lý trong xu thế toàn câu, hay nói cách khác sự phát triển công nghệ mạnh mẽ trên toàn cầu đóng vai trò dẫn đường cho mọi khía cạnh mọi lĩnh vực.
Từ thực tế những cuộc cách mạng khoa học - công nghệ liên tiếp nổ ra trên thế giới. Cũng như những phát minh và khám phá của nhân loại đã dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của các bộ phận doanh nghiệp nói riêng và đối với mỗi quốc gia nói chung. Công nghệ phát triển kéo theo là sự thay đổi về cơ cấu lực lượng sản xuất, phân công lao động trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Lợi thế về nguồn lao động giản đơn tay nghề thấp dường như đã mất hết ý nghĩa những phương thức sản xuất kinh doanh tự động hoá, phương thức quản lý khoa học hiện đại được áp dụng. Mô hình thương mại điện tử, chính phủ điện tử được thực hiện đồng loạt ở các quốc gia.
Công nghệ càng phát triển mạnh cùng đồng nghĩa với việc phương tiện điện tử và mô hình giao thông, hiện đại cũng được phát triển theo. Do vậy khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn lại tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế, sản xuất, kinh doanh, phá vỡ phạm vi nhỏ hẹp của một quốc gia, mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Hình thành nên thị trường mậu dịch toàn cầu. Các nước đồng loạt mở cửa thị trường sửa đổi phương thức sản xuất kinh doanh, xây dựng một nền kinh tế tự do hoá toàn cầu.
+Những ảnh hưởng khi triển khai công nghệ mới đối với việc thay đổi nền sản xuất kinh doanh.
Như đã nêu ra ở trên, công nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh cũng là lúc cục diện của nền sản xuất kinh doanh được biến đổi. Lực lượng sản xuất dần được thay thế lao động chân tay đang dần được thay thế bằng thiết bị máy móc. Sức lao động sử dụng vào việc tạo ra một sản phẩm được giảm xuống.
Tức là công nghệ đã được áp dụng vào để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp tạo ra. Hoàn thiện các quy trình sản xuất kinh doanh, phát huy các mặt mạnh vốn có của doanh nghiệp tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của đất nước. Đáp ứng đầy đủ các định mức và mục tiêu mà Đảng đã đề ra.
-Đảm bảo tích luỹ cho bản thân doanh nghiệp
-Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
-Đảm bảo mở rộng cơ sở nguyên vật liệu và tái tạo nguyên vật liệu
-Đảm bảo năng lượng nhiên liệu và khả năng thay thế năng lương nhiên liệu
-Đảm bảo kết cấu và cơ sở hạ tầng
-Đảm bảo năng lực cơ khí hoá điện tử hoá trên phạm vi rộng.
-Đảm bảo cho sự phát triển của tài nguyên và môi trường.
Máy tính điện tử xuất hiện đưa nền sản xuất kinh doanh từ giai đoạn lao động thô sơ- cơ khí hoá, điện khí hoá sang tự động hoá, các phần mềm, các chương trình ứng dụng sản xuất kinh doanh được ra đời và trở nên phổ biến rộng rãi ở mọi nền sản xuất ở mọi quốc gia và thế giới. Hơn nữa sự phát triển của máy điện toán, máy thiết kế điện toán đã thay thế một phần lao động trí óc của con người. Đặc biệt là sự xuất hiện của người máy trí tuệ trong sản xuất đã mở ra một xu hướng phát triển đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu sản phẩm thay đổi do công nghệ phát triển tạo ra những công cụ và phương pháp sản xuất vật chất và trí tuệ mới đối với các doanh nghiệp. Để tồn tại trong điều kiện nền kinh tế hợp tác toàn cầu đòi hỏi mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh phải áp dụng công nghệ tiên tiến để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
+Những ảnh hưởng về mặt quản lý nói chung khi thực tế công nghệ ngày càng phát triển.
Công nghệ ngày càng đa dạng khám phá khoa học ngày càng nhiều kéo theo nó là những phương thức quản lý tiên tiến để phù hợp với nền sản xuất cũng đang ngày một phát triển.
Xác định đường lối và chủ trương cũng như quan điểm chung của hệ thống là nhiệm vụ to lớn hàng đầu của chủ thể. Đối với hệ thống kinh tế xã hội trong xu thế sản xuất phát triển theo công nghệ. Xét về góc độ quản lý chung của cấp nhà nước, Đảng đã có những chính sách hoạch định rõ đường lối chủ trương và quan điểm phát triển cho cả nền kinh tế của đất nước nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng.
Chính sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu nguyên tắc và phương pháp quản lý của các thành phần kinh tế và doanh nghiệp. Đòi hỏi phải hình thành nên các nguyên tắc và các phương pháp phù hợp với mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Các quy luật
Mục tiêu quản lý
Nguyên tắc quản lý
Phương pháp quản lý
Sơ đồ quan hệ quy luật- nguyên tắc- phương pháp.
Mục tiêu của quản lý là lấy sự phát triển của công nghệ tiên tiến làm trọng tâm. Do vậy những tiến bộ của công nghệ trên các lĩnh vực như kỹ năng quản lý, kiến thức quản lý cũng như thiết bị và phương pháp quản lý khoa học được áp dụng một cách có hệ thống vào qúa trình quản lý ở mỗi bộ phận doanh nghiệp. Cụ thể là trên lĩnh vực máy tính ra đời, phát triển và áp dụng mạnh mẽ đã rút ngắn được rất nhiều công đoạn của quá trình quản lý. Hơn nữa những công cụ quản lý điện tử được ra đời cũng đã thay thế được những chủ thể quản lý là con người.
Trước kia khi công nghệ còn ở trình độ thấp, để thực hiện được một quá trình quản lý, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều công đoạn và tốn rất nhiều thời gian. Nhưng ngày nay khi công nghệ đã được phổ biến rộng rãi thì chu trình quản lý của các doanh nghiệp trở nên rất nhẹ nhàng. Quản lý trên phương diện máy móc hiện đại, do vậy việc triển khai công nghệ vào quản lý là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm và triển khai nhằm phát huy nội lực để phát triển và xây dựng mô hình doanh nghiệp hiện đại có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
V. Những biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
a. Hoàn thiện những chính sách về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ
Trong thời gian qua, nhìn chung hệ thống pháp luật của ta đang hình thành và có nhiều đổi mới. Những bộ luật cũ đã được sửa đổi thông thoáng và cụ thể hơn, tuy nhiên còn nhiều ý kiến cho rằng bộ luật về khoa học- công nghệ của ta còn nghèo nàn, phần lớn chưa được thực hiện trên thực tế. Chính vì thế, trong thời điểm hiện nay, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho chúng ta là phải xây dựng chính sách pháp lý cần thiết, để tạo môi trường linh hoạt và thông thoáng hơn. Từ đó, sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam một cách có hiệu quả hơn.
- Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ để tạo ra môi trường khoa học- công nghệ tích cực, thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài như chính sách bảo đảm vốn cho đổi mới công nghệ, chính sách tiền lương, tiền thưởng kích thích hoạt động tự nghiên cứu và sáng tạo khoa học- công nghệ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật và chính sách về quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân gồm quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng với tên gọi xuất xứ hàng hóa,.. để khuyến khích việc nghiên cứu và sáng tạo khoa học- công nghệ.
- Tăng cường, quán triệt thực hiện luật bảo vệ bản quyền, giảm thiểu những thiệt hại không đáng có cho các công ty trong nước.
- Bổ sung vào hệ thống tiêu chuẩn hoá Việt Nam, xác định rõ những tiêu chuẩn, những giới hạn nhất định đối với công nghệ được chuyển giao. Đó là các giới hạn về trình độ kỹ thuật, mức độ và tiến độ tiên tiến của công nghệ được chuyển giao. Những giới hạn này được thay đổi theo từng thời kỳ thích hợp.
- Tiến hành thường xuyên kiểm tra và giám định đối với công nghệ được chuyển giao. Điều này đòi hỏi phải có những cơ chế kiểm soát nhất định, đồng thời cũng phải có một hệ thống tổ chức và lực lượng cán bộ chuyên môn phù hợp. Gắn với chúng là chế độ xử lý nghiêm khắc những vi phạm dù vô tình hay cố ý.
- Nghiêm ngặt thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi trường sinh thái; khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập khẩu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các báo cáo đánh giá tác động của môi trường và phải dành đầu tư cho các biện pháp bảo vệ môi trường. Đó là phương châm phát triển công nghệ mới trên thế giới: phát triển công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường, hay còn gọi là phát triển nền kinh tế “ thân thiện” với môi trường.
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép kiểm tra, giám sát việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.
- Hoàn thiện chính sách công nghệ quốc gia, xác định các hướng công nghệ cần ưu tiên nhập khẩu trong thời gian từ nay đến 2010 và sau 2010, để làm căn cứ lựa chọn và đánh giá công nghệ nhập khẩu. Đối với những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mà cần thiết phải nhập khẩu công nghệ tiên tiến hiện đại như dầu khí, bưu điện, xi măng, điện tử... Nhà nước phải có quy định rõ những chỉ số kỹ thuật, mức độ tiên tiến.
- Về vấn đề đầu tư, Nhà nước cần đơn giản hoá thủ tục xin ưu đãi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể là tập trung việc xin phép thành lập, đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư về “chế độ một cửa” là Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố.
*Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ như:
- Tăng cường và nâng cao trình độ kiến thức về luật pháp công nghệ cho một số công ty tư vấn, để họ giúp các công ty Việt Nam trong quá trình đàm phán và xây dựng hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các công ty tư vấn nước ngoài có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
- Hỗ trợ trong quá trình nhập khẩu công nghệ, khuyến khích việc kết hợp nghiên cứu với triển khai, để phát triển công nghệ nội sinh và sáng tạo ra công nghệ mới, hướng tới mục tiêu xuất khẩu một số công nghệ.
Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ không chỉ đối với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn, mà phải quan tâm chuyển giao công nghệ vào cả khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì, chính lực lượng doanh nghiệp này chiếm đa số trong tổng các doanh nghiệp, nó đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế xã hội. Đây là khu vực kinh tế hết sức năng động, có tác động lớn ý nghĩa đến thu nhập và việc làm trong xã hội, nhưng nó thường bị hạn chế bởi tài chính yếu, mức độ nghiên cứu và triển khai thấp, khả năng thích ứng với quốc tế hoá các trào lưu buôn bán kém. Vì vậy, Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp này về mặt tài chính, kỹ thuật, quản lý, dịch vụ đào tạo và thông tin, củng cố mạng lưới quan hệ các cấp, tạo ra phương tiện hạ tầng thích hợp.
b.Hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng phục vụ cho hoạt động chuyển giao công nghệ
A. chính sách tín dụng
Để chuyển giao công nghệ vào nước ta, vấn đề cơ bản nhất là phải có vốn. Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng cộng sản Việt Nam(khoá VIII) đã chỉ rõ: “Để Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cần huy động nhiều vốn, sử dụng có hiệu quả”. Trong đó, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Đây là hai nguồn vốn không thể thiếu trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy: trong giai đoạn đầu của Công nghiệp hoá, các nước công nghiệp mới đều thiếu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của mình. Ngoài việc nhận hỗ trợ nước ngoài, họ còn phải huy động 50-60% vốn trong nước và đảm bảo mức đầu tư liên tục trong nhiều năm khoảng 30%GDP, do đó mới trở thành những “con rồng”Châu Á như ngày nay. Vốn dành cho chuyển giao công nghệ gồm nhiều loại: vốn đầu tư kỹ thuật, vốn đất đai, tiền tệ, vốn về lực lượng tri thức khoa học cao, tay nghề giỏi.
Vì vậy, chính phủ nước ta đặt ra mục tiêu trước mắt là phải đưa tổng số vốn đầu tư tới mức 20% GDP hàng năm. Trong đó, Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cần có nhiều biện pháp để huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn để mua công nghệ mới và cải tiến những công nghệ cũ.
- Nhà nước phải có chính sách lợi ích thoả đáng đối với người đầu tư, nhất là chính sách thuế và lợi nhuận. Từ đó, huy động được tối đa vốn, tập trung vốn lớn cho phát triển kinh tế, mà trước tiên ưu tiên cho đổi mới công nghệ và nhập khẩu những công nghệ tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất. Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường, dần nâng cao khả năng tích luỹ của toàn bộ nền kinh tế.
- Quan trọng nhất vẫn là cần có biện pháp để huy động vốn nước ngoài đầu tư cho khoa học- công nghệ nước ta. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, chúng ta có thể huy động 20-22 tỷ USD thông qua đầu tư trực tiếp, khai thác nguồn ODA, khuyến khích kiều hối và có thể phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Đặc biệt thông qua việc thu hút FDI, chúng ta có thể huy động được cả vốn tiền tệ và công nghệ của phía nước ngoài, thường thể hiện dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh mà phía nước ngoài thường góp vốn bằng công nghệ. Ngoài ra, thông qua thu hút ODA, chúng ta có thể nhận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: chuyển giao tri thức, cố vấn, giúp hoạch định chính sách, hỗ trợ chuyên gia. Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã và đang có những chính sách mở cửa thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh phiền hà, chồng chéo, nhằm tăng cường thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn này.
- Tăng dần tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ, để đến năm 2010 đạt không dưới 2% tổng chi ngân sách. Trích một phần vốn của các dự án đầu tư để tiến hành nghiên cứu, đánh giá những vấn đề khoa học- xã hội có liên quan với nội dung chất lượng dự án. Đồng thời, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ.
- Tổ chức mô hình công ty liên doanh, liên kết với bên nước ngoài, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Việt Nam có 7000 doanh nghiệp Nhà nước, 77% số này hoạt động không hiệu quả, nếu tính bình quân mỗi doanh nghiệp nắm 3-4 tỷ đồng vốn. Như vậy, khi nhà nước cổ phần hóa các doanh nghiệp này, Nhà nước sẽ có thêm khoảng 20.000 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực khác theo yêu cầu của CNH-HĐH. Bản thân các doanh nghiệp cổ phần hoá có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng nguồn vốn, từ đó, doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, mua công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể tạo ra những ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng được sản xuất bằng công nghệ mới. Nhờ những ưu đãi thuế này, hàng hoá trên đây có thể có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình huống, vì tạo khả năng cạnh tranh giả tạo. Một công nghệ thực sự coi là tiên tiến hơn các công nghệ khác thì phải có khả năng tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, trong điều kiện môi trường kinh doanh như nhau.
B. chính sáng tín dụng
Trong lĩnh vực tín dụng, các biện pháp chủ yếu xoay quanh các vấn đề về hình thức và điều kiện vay vốn. Sự tác động của nhà nước có thể tập trung vào:
- Nhà nước cấp vốn hoặc đứng ra tổ chức các quỹ dành riêng cho các dự án đổi mới và chuyển giao công nghệ.
- Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, đổi mới công nghệ như: cho vay với lãi suất thấp, chỉ cần điều kiện phương án khả thi chứ không cần thế chấp, cho vay để thanh toán nợ trước khi đổi mới công nghệ, vay ngoại tệ, trả nhiều lần.
- Nhà nước bảo lãnh hoặc giới thiệu cho các doanh nghiệp vào các tổ chức quốc tế.
Có thể nói, việc thực hiện các biện pháp tài chính, tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của chuyển giao công nghệ là rất cần thiết. Bởi vì, thực tế các doanh nghiệp của ta đều gặp khó khăn về vốn cho đổi mới công nghệ. Do đó, nếu được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất là trong các lĩnh vực trên, thì trong thời gian tới công cuộc chuyển giao công nghệ của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn và chắc chắn sẽ có những thành tựu đáng khích lệ hơn nữa.
c.Tăng cường đào tạo nghiên cứu phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ.
Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, bên cạnh điều kiện về vốn và chính sách thông thoáng, thì nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là nhân tố để đưa khoa học- công nghệ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này phải đồng bộ về ngành nghề, trình độ mới có thể tiếp nhận các công nghệ chuyển giao một cách hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách ưu tiên cụ thể đối với các cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực, đầu tư vào các phương tiện nghiên cứu và đào tạo. Từ đó, chúng ta có điều kiện nâng cao khả năng ứng dụng những công nghệ phù hợp và tối ưu, mặt khác, tránh đưa vào sản xuất những kỹ thuật thiết bị gây ô nhiễm của các nước phát triển loại ra trong quá trình tái công nghiệp hoá.
Do đó, vừa để đạt mục tiêu trên, vừa để phát triển thị trường công nghệ trong nước, chúng ta phải xây dựng và sử dụng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có tinh thần dân tộc, đặc biệt là có tinh thần sáng tạo. Cụ thể là:
- Tổ chức công tác đào tạo nhằm tăng cường năng lực và trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ của lực lượng lao động, kể cả lao động kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý.
- Có chính sách lương thoả đáng với cán bộ nghiên cứu khoa học, có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp đối với các công trình khoa học và công nghệ có giá trị ứng dụng thực tiễn. Có cơ chế đảm bảo thu nhập thích đáng cho cán bộ khoa học và công nghệ thông qua việc tham gia các hợp đồng nghiên cứu triển khai.
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, đồng thời khơi dậy nhiệt tình sáng tạo của thế hệ trẻ, nhằm để cho họ cảm thấy gắn bó theo đuổi sự nghiệp khoa học và công nghệ.
- Xây dựng và thực hiện quy chế đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu triển khai. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi, khám phá khoa học, những kiến nghị giải pháp về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như về kinh tế xã hội.
- Trang bị thông tin, thiết bị đồng bộ cho các phòng thí nghiệm, một số viện nghiên cứu trọng điểm. Đây là một trong những khó khăn yếu kém của ta trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, ngay từ bây giờ phải cố gắng đầu tư và nâng cấp trang thiết bị cho các thư viện, các viện nghiên cứu ở các trường đại học. Bởi vì, kinh nghiệm các nước cho thấy chính những nghiên cứu từ các trường đại học đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền khoa học- công nghệ quốc gia.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học- công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học tiên tiến. Có chính sách thích đáng với cán bộ khoa học ở nước ngoài và làm việc trong nước. Bởi vì, họ chính là cầu nối, là các nhà tư vấn cho hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn.
- Để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ trong các doanh nghiệp nói chung, Nhà nước cần khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý công nghệ cho các cơ quan Nhà nước, cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và khả năng đánh giá, lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đây là một trong những biện pháp cần tiến hành nhanh chóng để hoạt động chuyển giao thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm đến lợi ích tinh thần của những người làm nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học công nghệ. Do đó, cần có chế độ ưu đãi nhân tài có cống hiến quan trọng cả trong và ngoài nước, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích cán bộ khoa học làm việc ở vùng sâu, vùng xa, ngăn chặn tình trạng “ Chảy máu chất xám”. Nếu làm được như vậy, chính các nhà khoa học mới có tinh thần thoải mái, yên tâm cống hiến hết mình phục vụ tài lực cho sự nghiệp phát triển thị trường khoa học- công nghệ trong nước.
Có thể nói, bước vào kỷ nguyên của tri thức và công nghệ, thì công tác giáo dục và đào tạo là vấn đề đặt lên hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Không có những con người nhạy bén, thông minh và sáng tạo, Việt Nam sẽ không thể thành công trong sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, và càng khó thực hiện mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ tư, một mô hình đào tạo khoa học đã được đưa ra: “ Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn”. Do đó, phải kết hợp học tập, giảng dạy với nghiên cứu khoa học, lao động và sản xuất phải phục vụ đời sống xã hội. Mô hình đó càng được khẳng định trong điều kiện kinh tế thị trường gắn với hội nhập toàn cầu. Chính Nghị quyết Trung ương II cũng chỉ rõ: “ Lấy phát triển giáo dục, đào tạo là yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá” cho sự phát triển nền khoa học nói riêng và cho sự phát triển kinh tế toàn diện của đất nước nói chung. Đây là một quan điểm, đường lối hoàn toàn đúng đắn. Song, để điều này trở thành thực tiễn cuộc sống, mỗi cá nhân, mỗi ngành phải có những nỗ lực hết mình. Quan trọng nhất là cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý của các ngành có liên quan bằng những chính sách cụ thể và khả thi.
Đối mặt với sự phát triển nhanh như vũ bão của các làn sóng công nghệ mới trên thế giới hiện nay: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô và công nghệ vật liệu mới, chúng ta cần nắm bắt thời cơ và có hướng đi thích hợp. Là một nước nghèo, việc đầu tư đòi hỏi phải đúng hướng và hiệu quả. Vì vậy, dựa trên những kinh nghiệm và kết hợp với thực tế đất nước, Việt Nam cần có chương trình quốc gia cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ mới này, nhằm vừa ứng dụng hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ, vừa nắm bắt kịp thời cơ của các công nghệ mới này. Có như vậy, Việt Nam không những đạt được tiến bộ trong khoa học- công nghệ, mà còn không bị lạc hậu quá xa về công nghệ so với khu vực và thế giới.
Do đó, trong giai đoạn tới, chúng ta phải định ra phương hướng cụ thể để ứng dụng và phát triển các thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học & công nghệ mới hiện nay, đó là:
1. Phù hợp với đặc điểm của khoa học và công nghệ Việt Nam.
2. Phát triển bền vững và “thân thiện” với môi trường sinh thái.
3. Xây dựng chính sách công nghệ đa dạng, kết hợp công nghệ cao với công nghệ truyền thống.
4. Xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.
5. Tạo lập thị trường công nghệ với các chính sách công nghệ phù hợp của Nhà nước.
6. Cải tổ hệ thống giáo dục- đào tạo.
Từ đó, chúng ta cần có biện pháp cụ thể:
- Xây dựng các khu công nghiệp và khu công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ. Kinh nghiệm cho thấy, một mặt khu công nghệ cao có ưu thế về chính sách, cơ sở vật chất, có sức hấp dẫn khá lớn đối với việc chuyển giao công nghệ từ bên ngoài. Mặt khác, khu công nghiệp công nghệ cao chủ yếu là liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài. Do đó, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, nhà đầu tư nước ngoài tất nhiên sẽ cần áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy quản lý hiện đại, khai thác sản phẩm mới trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và học tập các kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất.
- Nâng cao trình độ của cán bộ khoa học đồng đều trên mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, nhằm thích ứng với xu thế công nghệ đa ngành, đan xen giữa các ngành hiện nay. Cử nhiều người đi học tập ở các nước đang nghiên cứu mạnh về các công nghệ mới như Mỹ, Nhật, Đức...Nhưng phải có cơ chế thích hợp để họ chắc chắn về nước phục vụ.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ để có thể học hỏi nhiều hơn kinh nghiệm Hệ thống đổi mới quốc gia về Công nghệ.
- Đầu tư thêm trang bị cơ sở vật chất hiện đại cho các phòng thí nghiệm để vừa nghiên cứu trong nước, vừa mời chuyên gia sang cùng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và triển khai (R&D) với các doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp giúp họ lựa chọn chính xác công nghệ mà họ cần.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của công nghệ là một xu hướng tất yếu của tiến bộ loài người. Trải qua các giai đoạn và các thời đại, công nghệ và kỹ thuật luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt mọi quá trình từ sự phát triển của nền kinh tế cho đêns những phương thức quản lý đều bị công nghệ chi phối. Bởi nói đến công nghệ là nói đến sự khám phá tìm tòi và nghiên cứu với mục đích chung là đưa xã hội loài người tiến lên bước phát triển cao nhất. Bài viết của em đến đây đã được kết thúc, kính mong có sự nhận xét và đánh giá của các giảng viên để những bài viết sau em có thể nghiên cứu tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đề cương bài giảng công nghệ và kỹ thuật của trường ĐHQL-KTHN
PTS: Lê Khắc Đoá biên soạn
2.Giáo trình: thương mại của trường ĐHQL-KDHN
3.Văn kiện đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII
4.Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX
5.Bộ luật KH và CN được quốc hội thông qua tháng 6 năm 2000
6.Sách KH và CN VN 1996 – 2000
do Bộ KH CN và môi trường biên soạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở việt nam.docx