Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế

TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI: Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá. Sự phát triển mới trong quan hệ giao lưu quốc tếđòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Nhân tố quan trọng nhất đểđảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mỗi nước chính là sức mạnh văn hoá. Chính vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát triển những tinh hoa văn hoá truyền thống không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ màđã mang tính toàn cầu và khu vực. Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử nhân dân ta vẫn giữ gìn và tiếp tục phát triển những tinh hoa trong vốn văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, mới đi vào kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu chưa lâu, nền văn hoá truyền thống Việt Nam đã gặp những thách thức không nhỏ. Hoàn cảnh kinh tế mới với những tiêu cực trong xã hội đặc biệt là tham nhũng lãng phí, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp lương tâm đã gây ra những hậu quả xấu cho truyền thống đạo đức như sự tan vỡ của gia đình cổ truyền, tỷ lệ li hôn cao, các tệ nạn xã hội gia tăng, mối quan hệ thân thiện trong họ tộc, làng xóm dần phai nhạt. Việt Nam ngày càng trở thành vấn đề thời sựđược truyền tải trên những trang báo dành cho nhân dân trong nuức cũng như trên cả những trang báo đối ngoại. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này là rất cần thiết, đặc biệt làđối với những ai quan tâm đến những chuyển biến vốn rất khó nhận ra của nó. Chính vì thế, chúng tôi chọn vấn đề “Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế” qua sự phản ánh của báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” (từ năm 1997 đến nay) làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. II. ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU: Trên báo chí Việt Nam những năm gần đây đã có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề văn hoá truyền thống trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên trong phạm vi khoá luận của mình, chúng tôi chỉ khảo sát vấn đề qua 706 tin, bài trên 3 tờ báo tiêu biểu, rất quen thuộc đối với công chúng cả nước là báo “Nhân dân” (từđây viết tắt là ND), báo “Thể thao và Văn hoá” (viết tắt và TT-VH), báo “Văn hoá Chủ nhật” (viết tắt là VHCN) và 2 tạo chí thông tin đối ngoại là “Quê hương” (viết tắt là QH), “Heritage” (viết tắt là HT). Những tờ báo và tạp chí trên là những tờ báo và tạp chí trên là những tờ báo ngày tuần báo và tạp chíđịnh kỳđề cập nhiều đến vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam và sự giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc tế, có số lượng tin, bài đáng kể hình thành nêu diện mạo vấn đề. III. MỤCĐÍCHVÀNHIỆMVỤNGHIÊNCỨU: Trong khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi muốn áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ cách phản ánh của 3 tờ báo ND, TT-VH, VHCN, 2 tạp chí QH và HT về vấn đề bảo tồn và phát triển những tinh hoa văn hoá truyền thống trong thiên niên kỷ mới, đồng thời qua đó học tập cách viết của các nhà báo, phóng viên đi trước có nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho hoạt động công việc của mình sau này. Trên cơ sở tài liệu đã sưu tập được, chúng tôi đãđề ra những nhiệm vụ chính khi viết khoá luận tốt nghiệp này: - Nghiên cứu các khía cạnh của nền văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mới được phản ánh qua 3 tờ báo và 2 tờ tạp chí từ năm 1997 đến nay, cụ thể là một số vấn đề về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá - nghệ thuật truyền thống trong thời kỳ hội nhập quocó tế. - Nghiên cứu các hình thức báo chí do báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH, HT đã sử dụng để chuyển tải các nội dung trên. - Đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về những ưu, nhược điểm của mỗi tờ báo vàđề xuất một số kiến nghị cụ thểđể góp phần nâng cao chất lượng báo chí ngày một gần gũi hơn với văn hoá nước ngoài. Giới trẻhầu nhưđã quên bẵng cái loại hình nghệ thuật dân tộc mà “sôi nổi” tiếp nhận nghệ thuật phương tây. Rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam như tuồng, chèo, rối nước . đang dần bị mai một. Để khắc phục ngay những biểu hiện tiêu cực đó, theo đường lối chung Việt Nam vẫn giữ vững và thực thi nguyên tắc bảo vệ bản sắc dân tộc trong khi tăng cường việc giao lưu văn hoá thế giới. Việt Nam đã hết sức khuyến khích việc bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, khai thác bảo tồn phổ biến các di sản văn hoá phi vật thể hàng ngàn năm của tổ tiên. Đồng thời Việt Nam cổ vũ cho những sáng tạo văn hoá mang đậm màu sắc dân tộc trong văn nghệ nhưâm nhạc, hội hoạ, sân khấu . Thế kỷ XXI sẽđem lại nhiều cơ may và vận hội mới nhưng cũng có cả không ít khó khăn và vấn đề mới màđất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải khắc phục và giải quyết tốt mới đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tham gia vào sự phát triển chung của toàn nhân loại. Nền văn hoá giàu truyền thống cũng là một nguồn sức mạnh cần gìn giữ và phát huy, góp phần xây dựng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Với những đặc điểm phong phú, phức tạp và vai trò to lớn, văn hoá truyền thống. IV. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU: Để thực hiện nhiệm vụđãđề ra một cách có hiệu quả, trong quá trình thu thập và xử lý thông tin chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: sưu tầm, thống kê, phân loại các tin bài theo nội dung và hình thức, dựa trên cơ sở tư tưởng trong những văn kiện của Đảng và Nhà nước. Tham khảo các số liệu, luận điểm, ý kiến của các tác giả có uy tín. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh về cách phản ánh vấn đề của 3 tờ báo và 2 tờ tạp chíđể làm nổi bật những đặc trưng của cơ quan thông tin đại chúng. V. CẤUTRÚCCỦAKHOÁLUẬN: Với mục tiêu và nội dung trên, khoá luận có cấu trúc như sau: ngoài phần MỞĐẦU, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận có 3 chương chính. Chương một: Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về việc xây dựng nền văn hoá mới. Trong chương này, chúng tôi xin tự xác định một số khái niệm về văn hoá có liên quan đến đề tài khoá luận, những quan điểm cơ bản về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàđịnh hướng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (qua các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước). Chương hai: Việc phản ánh vấn đề bảo tồn và phát huy những văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế trên báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” từ năm 1997 đến nay. Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích nội dung trong các tin, bài phản ánh đời sống văn hoá kế tiếp truyền thống của người Việt, việc gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc đi đôi với công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Chương ba: Một số hình thức chuyển tải thông tin về vấn đề bảo tồn và phát huy nền văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời đại mở cửa giao lưu và hội nhập quốc tế trên báo “Nhân dân”, “Thể thao và Văn hoá”, “Văn hoá Chủ nhật”, tạp chí “Quê hương” và “Heritage” từ năm 1997 đến nay. Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích, học hỏi một số thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, ký chân dung và phóng sự mà các báo và tạp chí trên đã sử dụng để phản ánh vấn đề văn hoá truyền thống trong thời đại ngày nay. Kết luận: Trong phần này, chúng tôi nêu lên những ưu, nhược điểm của mỗi tờ báo, tạp chí vàđưa ra những ý kiến đánh giá của mình đối với từng tờ báo và tạp chí cụ thểđể góp phần nâng cao chất lượng báo chí nói chung.

docx48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi thế của các thể loại này khi thông tin về vấn đề văn hoá truyền thống. 1. Tin: Đây là thể loại được sử dụng nhiều nhất khi thông tin về hoạt động văn hoá truyền thống Việt Nam, về giao lưu văn hoá Việt Nam và thế giới. Dưới đây là bảng thống kê các dạng tin đã được sử dụng nhiều ở báo ND, TT-VH, VHCN, tạp chí QH và HT để chuyển tải nội dung của đề tài khoá luận. Các dạng tin Tin vắn Tin ngắn Tin sâu Các dạng tin khác Tổng số tin ở mỗi tờ báo Báo, tạp chí “Nhân dân” 30 21 13 7 71 “Thể thao và Văn hoá” 33 15 11 3 62 “Văn hoá Chủ nhật” 17 13 12 5 47 “Quê hương” 25 13 8 3 49 “Heritage” 2 5 10 1 15 Tổng số tin, bài ở 5 tờ báo 107 67 54 19 244 * Định nghĩa: Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin là thể loại cơ bản của thông tin sự kiện có chức năng thông tin cho công chúng được biết một cách nhanh nhất, kịp thời nhất về một sự kiện nào đó”(1) §ç Xu©n Hµ - §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n thÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). C¸c thÓ lo¹i th«ng tin b¸o chÝ. T­ liÖu l­u hµnh néi bé. Khoa QHQT - Tr­êng §HDL §«ng §«, Hµ Néi, 2001, tr.36. . * Đặc điểm của tin: Tác giả Đức Dũng đã việt: “Đặc điểm nổi bật nhất của tin là không phản ánh sự kiện, hiện tượng một cách đầy đủ theo tiến trình diễn biến mà chỉ thông báo về sự kiện một cách kịp thoừi ở những nơi tiêu biểu, nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất”(1) §øc Dòng. ViÕt b¸o nh­ thÕ nµo? Nxb V¨n ho¸ - Th«ng tin, Hµ Néi, 2002, tr.103. . Do đó, tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách ngắn gọn nhất với tính chất thông báo như: Chuyện gì? (What), Khi nào? (When), Ở đâu? (Where), Ai? (Who), vì sao? (Why), và cùng với ai? (Which). * Các dạng tin: Cho đến nay người ta đã đưa ra nhiều cách phân loại tin khác nhau. Nhưng theo thầy Đỗ Xuân Hà thì căn cứ vào một số tiêu chí về nội dung, hình thức, mục đích và phương pháp sáng tạo, tin gồm những dạng sau: “Tin vắn (gần với tin vắn có tin nhanh, tin mới nhận, tin giờ chót, tin trước 0 giờ), tin ngắn, tin sâu (gần với tin bình hoặc tin bình luận), tin tường thuật, tin công báo, tin tổng hợp, chùm tin, tin tư liệu” tiên dự báo, tin ảnh (còn gọi là ảnh tin)(2) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n thÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I) S®d, tr.45. . Ở phần này chúng tôi chỉ xin phân tích một số dạng tin cơ bản (đã được thống kê ở bảng trên) mà 5 tờ báo và tạo chí trên đã sử dụng nhiều nhất để chuyển tải nội dung vấn đề. 1.1. Tin vắn: * Định nghĩa: Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin vắn là tin rất ngắn, thường chí gồm một vài câu ngắn có tít hoặc không có tít (nếu không có tít thường in đậm những từ đầu tiên của tin), phần nhiều được tập trung và một ô riêng trên báo dưới một đầu đề chung như: “Tin vắn”, “Tin vắn thế giới”, “Tin trong nước”, “Sự kiện nổi bật trong tuần”, “Tin giờ chót”, “Tin nhanh”.”(1) (2) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n ThÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). S® d, tr.45. . * Đặc trưng thể loại: Cũng theo thầy Đỗ Xuân Hà. “Mục đích của tin vắn là thông báo thật ngắn gọn về một sự kiện hoặc về một vài khía cạnh quan trọng của sự kiện thời sự mà nhà báo thấy chưa cần thiết hoặc chưa đủ tài liệu để thông tin đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn cho công chúng”(2). Dạng tin vắn được báo TT-VH sử dụng nhiều nhất với số lượng 33 tin, tiếp theo là báo ND có 30 tin, tạp chí QH có 25 tin, báo VHCN có 17 tin, tạp chí HT chỉ có 2 tin. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tin vắn nổi bật nhất trên báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH. - Các tin: “Bảo tồn văn hoá phi vật thể”, “Trưng bày cổ vật quý được sưu tầm gần đây”, “Đầu tư cho hoạt động văn hoá cơ sở” trên báo ND, số ra ngày 2/8/2002. - Các tin: “Hội thảo về “Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, “Thừa Thiên Huế và công tác bảo tồn di tích”, các tin trong mục “Giao lưu văn hoá”, trang “văn hoá trong nước” trên báo TT-VH, số ra ngày 20/3/2001. - Tin “Hội thảo Nghệ thuật múa rối Việt Nam 47 năm phát triển và trưởng thành...” trên báo VHCN số rangày 2-5/5/2003. - Tin “Sưu tầm tác phẩm sử thi Tây Nguyên”, “Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nga” trên tạp chí QH, số tháng 11/2002. Để tìm hiểu kỹ dạng tin này, chúng tôi sẽ phân tích 3 tin đăng trên các báo ND, TT-VH, VHCN (những chi tiết quan trọng nhất được in đậm). Ví dụ 1: (Mục “Văn hoá - Văn nghệ - Thể thao”, báo ND số ra ngày 25/8/2002) “Việt Nam dự triển lãm ảnh “Di sản thế giới của UNESCO” tại Nhật Bản”. Tít trên là một câu hoàn chỉnh, phản ánh ngay sự kiện chính của tin, đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin của người đọc. Tin có cấu trúc theo hình tam giác ngược (chi tiết quan trọng nhất được để lên đầu), thâu tin chỉ có 3 câu. Trong câu đầu tiên, sự kiện chính được lặp lại nhưng chi tiết hơn so với tít và trả lời được những câu hỏi quan trọng về thông tin: “Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (Who) tham gia triển lãm ảnh quốc tế” Di sản thế giới của UNESCO lần thứ 10 (What) tại Nhật Bản (Where). Câu thứ hai, chủ yếu nói về các đề tài và ý nghĩa của triển lãm ảnh quốc tế tại Nhật Bản. Câu cuối cùng thông báo về thể lệ gửi ảnh dự thi. Ngôn ngữ tin rất ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo để người đọc hiểu đầy đủ thông tin. Cấu trúc tin theo kiểu tam giác ngược, làm cho người đọc chú ý ngay đến sự kiện chính từ đầu. Tuy lập trường, thái độ của người đưa tin không thể hiện trực tiếp nhưng qua cách sử dụng từ ngữ ta có thể thấy người đưa tin đã đề cao vai trò của các nghệ sĩ Việt Nam. Cụ thể trong câu “Việt Nam dự triển lãm ảnh”, từ “dự” tạo ưu thế đường hoàng chủ động và quan trọng của những nghệ sĩ nước ta khi tham gia triển lãm ảnh quốc tế. Ví dụ 2 (trong mục) “Văn hoá trong nước trên báo T-VH, số ra ngày 27/3/2001”. Tin không có tít mà được bắt đầu bằng một ngữ danh từ in đậm: “Liên hoan ca nhạc truyền thống”. Toàn bộ tin chỉ có một câu, tuy nhiên vẫn được viết theo cấu trúc kiểu tam giác ngược. Sự kiện “Liên hoan ca nhạc truyền thống” chính là điều quan trọng nhất của tin đã được đưa lên đầu, tiếp theo là các thông tin khác như: - Khi nào? “trung tuần tháng 4/2001” - Do ai tổ chức? “Trung tâm Văn hoá quận 10 (TP Hồ Chí Minh)”. - Lý do tổ chức? “Chào mừng Đại hội Đảng và mừng lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”. Ngôn ngữ trong tin ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo cho người đọc có thể hiểu đầy đủ thông tin. Trong tin, lập trường của người đưa tin cũng được thể hiệnqua những từ trong đoạn viết “tổ chức chào mừng Đại hội Đảng và mừng kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”. Ví dụ 3 (trong mục “Thời sự văn nghệ” trên báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003, của M.A). Đây cũng là tin không có tít mà chỉ bắt đầu bằng một ngữ danh từ được in đậm “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội”. Tin cũng có cấu trúc theo hình tam giác ngược với nội dung chính của tin được đưa lên câu đầu “Liên hoan nghệ thuật tuồng không chuyên Hà Nội được tổ chức trong 2 ngày 17-18/4/2003 tại Nhà văn hoá huyện Đông Anh”. Câu hai thông tin về đề tài của sự kiện “Phản ánh về xây dựng đời sống văn hoá mới”, và nói về các đơn vị tham dự (24 đơn vị thuộc các quận huyện Hà Nội ). Câu cuối cùng thông tin về các giải thưởng sẽ được tao tặng (huy chương vàng, huy chương bạc). Tin này đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, từ ngữ mạch lạc, dễ hiểu của thể loại tin vắn. Như vậy, tin vắn chỉ có mục đích thông báo vắn tắt sự kiện đã xẩy ra hoặc sắp xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày hàng giờ. Tin vắn không có lời bình trực tiếp, đó cũng là một đặ điểm của tin vắn để phân biệt với các dạng tin khác. 1.2. Tín ngắn: * Định nghĩa: Theo thầy Đỗ Xuân Hà “Tin ngắn là tin có độ dài trung bình khoảng 300 - 400 từ, có đầy đủ các thành phần kết cấu của tin (tít, mào đầu, thân tin, có thể có hoặc không có đoạn kết), thông báo tương đối đầy đủ về những chi tiết quan trọng nhất của sự kiện thời sự như: chuyện gì? Khi nào? ở đâu? Ai làm? Như thế nào? Vì sao?... còn có thể thông báo cho công chúng biết về bối cảnh, quá trình, ý nghĩa của sự kiện, thời sự, nghĩa là đưa ra một số chi tiết mang tính chất giải thích, bình luận nhằm làm rõ hơn bản chất của sự kiện, nhưng những chi tiết như vậy chiếm tỷ trọng không lớn”(1) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n ThÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). S®d, tr.46. . Định nghĩa trên cũng đã nêu lên đặc trưng của thể loại tin ngắn. Dươi đây, là một số tin ngắn tiêu biểu trên 5 tờ báo: - Các tin: “Bộ Chính trị ra chỉ thị về việc kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội”, và “Chương trình lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội” trên tạp chí QH số tháng 10/2000. - Các tin: “Lần đầu tiên trưng bày đủ bức tranh sơn khắc về khu phố cổ Hà Nội thế kỷ 19, và “Bảo tàng dân tộc học tiếp tục xây dựng nhà Rông Ba na, nhà Hà Nhì, và nhà Chăm” trên báo TT-VH số ra ngày 2/2/2001. - Tin: “Tăng cường chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của P.V báo ND, số ra ngày 17/8/2002. - Các tin: “Liên hoan múa rối chuyên nghiệp toàn quốc 2003” của Thuý Hiền trên báo VHCN số ra ngày 22-24/4/2003, “Nâng cấp mở rộng Bảo tàng Quang Trung” trên báo VHCN số ra ngày 2-5/5/2003. Sau đây chúng tôi xin phân tích một tin ngắn tiêu biểu. Đó là tin “Quản lý và tổ chức các lễ hội” của P.V trên báo ND, số ra ngày 26/8/2002. Tin có dung lượng khoảng 350 từ, có đầy đủ các thành phần kết cấu của tin (tít, mở đầu, thân tin kết luận). Để đáp ứng yêu cầu nắm được ngay nội dung thông tin được kết cấu theo kiểu hình tam giác ngược. Tít của tin là một động ngữ ngắn gọn “Quản lý và tổ chức tốt các lễ hội”. Trong phần mở đầu tin đã thông báo ngắn gọn về sự kiện: “Tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ) (Where) ngày 23/8 vừa qua (When), Bộ Văn hoá - Thông tin (Who) tiến hành sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2000 (What)”. Trong phần thân tin tác giả đã giải thích nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong lễ hội, đó là tệ nạn mê tín dị đoan, hao phí tiền của công sức trong các hoạt động lễ hội... Tác giả đã coi những hiện tượng tiêu cực đó là sự biểu hiện những “tàn dư của ý thức hệ phong kiến lạc hậu”, và đã kiến nghị “Chính phủ ban hành các văn bản cụ thể xủ phạt và truy cứu tách nhiệm với các hành vi xâm hại luật di sản văn hoá”. Trong phần kết tác giả nói thêm: “Nhân dịp này, bảy tập thể và tám cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý và tổ chức lễ hội được Bộ Văn hoá - Thông tin tặng bằng khen”. Ngôn ngữ tin ngắn gọn, dễ hiểu đối với người đọc Tác giả P.V đã phê phán “những tàn dư của ý thức hệ phong kiến lạc hậu” và đồng tình với việc “xử phạt và truy cứu trách nhiệm” với các hành vi có ảnh hưởng không tốt tới các lệ hội truyền thống. 1.3. Tin sâu hoặc tin bình: * Định nghĩa: Thầy Đỗ Xuân Hà cho rằng: “Tin sâu là loại tin phản ánh tương đối tỷ mỉ, toàn diện sự kiện thời sự Nhà báo không chỉ khái quát toàn bộ sự kiện mà còn phân tích, đánh giá sự kiện, tính chất, đặc điểm, xu thế vận động, ý nghĩa, ảnh hưởng của sự kiện đến xã hội, qua đó giúp công chúng hiểu được bản chất của sự kiện”(1) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n thÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). S®d, tr.48. . * Đặc điểm: Cũng theo thầy Đỗ Xuân Hà “Tin sâu có độ dài lớn hơn tin vắn, tin ngắn nhưng lại nhỏ hơn bài bình luận, bài phản ánh. Nó trả lời 5 câu hỏi cơ bản của thể loại tin nói chung (What? When? Why? Where? Who? và các câu hỏi làm rõ hơn ýnghĩa xu hướng phát triển của sự kiện (tác động đến gì? hậu quả ra sao)”(2) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n thÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). S®d, tr.48. Gồm 54 tin, trong đó báo ND có 13 tin, TT-VH có 11 tin, VHCN có 8 tin, tạp cí QH có 12 tin, HT có 10 tin. Sau đây là một số tin sâu điển hình trên 5 tờ báo và tạp chí: - Tin “Nặng tình đất tổ” của Nguyễn Minh Toàn, báo ND số ra ngày 15/3/1998. - Tin “Đêm lăm vông giữa lòng Hà Nội”, của Phạm Lam, báo VHC số từ ngày18-24/4/2003. - Tin “Festival Hà Nội tourism”, tạp chí HT, số tháng 6-7/2001. - Tin “Festival Huế 2000: một hoạt động văn hoá” của P.H, báo QH số tháng 3/2000. Tin có dung lượng khoảng 600 từ, có đủ các thành phần kết cấu (tít, mở đầu, thân tin, phần kết). Tin này có cấu trúc theo kiểu hình tam giác ngược - sự kiện chính được tập trung ngay ở đầu tin, tiếp theo được tập trung ngay ở đầu tin, tiếp theo là các đoạn mô tả, làm nổi bật sự kiện đã nêu. Tít của tin này là một ngữ danh từ, nhấn mạnh ý nghĩa nổi bật của tin. Trong phần mở đầu tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về sự kiện: Sự kiện gì? (Festival Huế 2000), khinào? (từ 8 đến 19/4/2000), Ai tổ chức? (Việt Nam), cùng với ai? (Chính phủ Pháp). Trong phần này tác giả còn đưa ra sự đánh giá về ý nghĩa của sự kiện: “không chỉ là một lễ hội văn hoá nghệ thuật có tầm cỡ quốc gia và quy mô quốc tế mà đây còn là dịp phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, đặc sắc của Việt Nam gắn với các hoạt động giao lưu quốc tế”. Trong phần thân tin, tác giả đã thông báo về những hoạt động lễ hội trong phạm vi Festival. Phần này có thể chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Sau câu mở đầu “Chương trình sẽ phân thành 4 phần với các hoạt động nghệ thuật và du lịch diễn ra song song”, tác giả nói về những hoạt động cụ thể là: - Chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ Pháp - Việt tại khu Đại Nội. - Chương trình văn nghệ quần chúng tại các tụ điểm văn hoá của thành phố Huế. - Chương trình “Đêm hội cố đô” khai mác Festival Huế 2000 tại Quảng trường Ngọ Môn. - Đêm bế mạc Festival với hội hoa đăng trên sông Thương. Đoạn 2: Trong đoạn này tác giả thông báo về các công tác tổ chức và chuẩn bị cho Festival như: nâng cấp, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo một số công trình kiến trúc, di tích lịch sử; hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng tại những nơi diễn ra lễ hội; chuẩn bị các chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật. Đoạn 3: Trong đoạn này tác giả đã phản ánh các hoạt động dl diễn ra song song với lễ hội như: tham quan lăng tẩm, vườn, các di tích lịch sử văn hoá Huế, tổ chức du lịch ẩm thực, hoạt động vui chơi giải trí. Ở cuối đoạn tác giả có nhận xét: “Festival Huế là một hoạt động văn hoá du lịch lớn có ý nghĩa của thành phố Huế và ngành du lịch Việt Nam trong năm nay”. Trong phần kết tác giả đã thể hiện tình cảm, quan điểm của mình đối với Festival Huế 2000: “Hy vọng rằng liên hoan du lịch này sẽ được tổ chức thường nên nhằm đem đén cho bầu bạn 5 châu những bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới, đồng thời cũng hiểu Việt Nam thực sự trở thành “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Ngôn ngữ trong tin khá chau chuốt, ngắn gọn, ví dụ câu “Chương trình được tổ chức một cách công phu, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời cũng mang những nét hiện đại”. Với kết cấu hài hoà (các đoạn trong tin có dung lượng ngang nhau và đề cập đến các chi tiết cụ thể trong sự kiện) tin trên đã giúp người đọc vừa nắm bắt được những hoạt động của một sự kiện lớn, vừa hiểu một cách khá sâu sắc ý nghĩa của sự kiện đó. 2. Bài phản ánh: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang “Bài phản ánh là thể loại trong đó chủ đề thời sự được nghiên cứu, phân tích trên những tư liệu cụ thể lấy trong phạm vi hẹp. Trong một số truờng hợp nógiống với thể loại tường thuật. Trong trường hợp khác lại có yếu tố của ký sự, tiểu luận, tiểu phẩm”(1) (2) TrÇn Quang. C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn b¸o chÝ. Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2000, tr. 10, 11. Bài phản ánh thường có dung lượng từ 80 đến 100 dòng in. * Các dạng bài phản ánh: Cũng theo tác giả Trần Quang có “Bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề”(2). Sau đây là bảng thống kê các dạng bài phản ánh trên báo ND, TT-VH, VHCN, tạp chí QH và HT về đề tài của khoá luận: Các dạng tin Bài phản ánh thông tin Bài phản ánh phân tích Bài phản ánh nêu vấn đề Tổng số bài ở mỗi tờ báo Báo, tạp chí “Nhân dân” 9 14 35 58 “Thể thao và Văn hoá” 5 11 29 45 “Văn hoá Chủ nhật” 6 18 15 40 “Quê hương” 7 13 35 58 “Heritage” 6 15 14 35 Tổng số tin, bài ở 5 tờ báo 33 71 128 236 2.1. Bài phản ánh thông tin: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang thì bài phản ánh thông tin là loại bài “gần với tin ngắn hơn cả. Nhưng nó khác tin ngắn là bao hàm một mảng tư liệu rộng hơn, phát triển tỷ mỉ một chủ đề nhất định”(1) TrÇn Quang. C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn b¸o chÝ. S®d, tr.11. . * Đặc điểm:  Cũng theo tác giả Trần Quang “Điều chủ yếu trong bài phản ánh thông tin là thông báo về các sự kiện được sắp xếp theo đề tài (tuy nhiên, trong bài phản ánh loại bài này nhất thiết phải đưa ra sự đánh giá các biến cố, các hiện tượng)”(2). Tổng số bài phản ánh thông tin ở 5 tờ báo là 33 bài, cụ thể là báo ND có 9 bài, TT-VH có 5 bài, VHCN có 6 bài, tạp chí QH có 7 bài, HT có 6 bài. - Bài “Những mái nhà tình thương” của Nguyễn Mai Hương, báo ND số ra ngày 17/7/2002. - Bài “Khó hoàn thành đúng tiến độ” của Thu Sâm, báo VHCN số ra từ ngày 22-24/4/2003. - Bài “Festival Huế 2002 chương nghệ thuật nhiều mầu sắc” của Huệ Dinh, tạp chí QH, số tháng 2/2002. - Bài “Dòng chẩy âm nhạc” của Châu Giang tạp chí HT, số tháng 3, 4/2000. - Bài “Bánh chưng xưa và nay” của Hồng Hạnh, báo TT-VH số ra ngày 16/1/2001. Có thể coi bài “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói, giảm nghèo” của Vũ Hồng Kiên trên báo ND, số ra ngày 19/8/2002 là tiêu biểu cho dạng bài phản ánh thông tin. Bài này có khoảng hơn 500 từ, có đủ các phần của kết cấu (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít là một câu hoàn chỉnh phản ánh chủ đề chính của bài. Trong phần mở đầu, tác giả đưa ra nhận định khái quát về “những đóng góp thiết thực” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để thực hiện chủ trương “xoá đói giảm nghèo” của Đảng và Nhà nước, Nhưng hoạt động đó “đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nghèo”. Ở phần thân bài tác giả đưa ra những thông tin về hoạt động chủ yếu của chương trình “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo”. Thân bài được chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Hoạt động tình nguyện xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm. Tác giả đã đánh giá các hoạt động đó là “tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào vùng dân cư nghèo đi lại dễ dàng, tạo thuận lợi cho việc phát triển văn hoá, kinh tế - xã hội”. Đoạn 2: Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn ở các huyện, tỉnh nghèo về công tác xoá đói giảm nghèo, góp phần “nâng cao năng xuất hiệu quả sản xuất, kinh doanh”. Đoạn 3: Hoạt động tổ chức các cuộc quyên góp, ủng hộ tiền để xây dựng các công trình văn hoá ở các vùng nghèo. Đoạn 4: Hoạt động triển khai chiến dịch thanh niên tình nguyện hè với hàng chục nghìn bạn trẻ tham gia. Nổi bật trong đoạn là “hàng trăm y, bác sĩ với sức trẻ, nhiệt huyết đã và đang làm việc hết mình chăm sóc sức khỏe nhân dân. Họ dần dần trở thành con, em thân tiết của từng gia đình ở các địa phương này”. Trong phần kết luận, tác giả hoan nghênh các “hoạt động phong phú, hiệu quả thiết thực của TW Đoàn, và đưa ra đánh giá như sau: “phong trào đã khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình trong các bạn trẻ, đồng thời cũng rèn luyện ý chí vượt khó, tinh thần hết mình vì cộng đồng của thế hệ thanh niên ngày nay”. Thông tin sự kiện trong bài vừa chính xác (thông qua các số liệu như “tu bổ 174km, đường liên thôn, liên xã, đảm nhiệm hơn 3000 công trình thanh niên”; “xoá hơn 6000 cầu khỉ, bắc mới gần 4000 cầu bán kiên cố...” lại vừa cụ thể (“trong thời gian tới, dự kiến có thêm 1000 cây cầu sẽ được xây dựng tại 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ”). Qua những từ: đánh giá của tác giả trong các đoạn và kết luận, ta có thể thấy lập trường của tác giả là nhiệt tình ủng hộ phong trào “Thanh niên tình nguyện”. Bài “Thanh niên tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo” có đủ mọi yếu tố của một bài phản ánh thông tin. Bài này đưa ra một chuỗi sự kiện, sự việc với các đặc điểm cụ thể, kèm theo sự nhận xét của tác giả. 2.2. Bài phản ánh phân tích: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang “Đây là dạng bài phản ánh đòi hỏi phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng được phản ánh trong bài. Việc phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện sẽ đưa người đọc đến những kết luận nhất định. Bằng cách đó, bài báo chỉ ra bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng được đề cập”(1) TrÇn Quang. C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn b¸o chÝ. S®d, tr.13. . Số bài phản ánh phân tích về đề tài khoá luận trên 5 tờ báo là 71 bài. Trong đó báo ND có 14 bài, TT-VH có 11 bài, VHCN có 18 bài và tạp chí QH có 13 bài, VHCN có 18 bài và tạp chí QH có 13 bài, HT có 15 bài. Dưới đây là một số bài phản ánh phân tích hay trên 5 tờ báo và tạp chí. Đó là các bài: - “Sử dụng có hiệu quả các hội trường” của Nguyễn Quang Tính, báo ND số ra ngày 21/8/2002. - “Nhuận bút sẽ tăng gấp đôi” của Chu Thu Hằng, báo VHCN số ra từ ngày 2-5/5/2003. - “Gia phong các gia đình nhà nho” của GS Phan Ngọc, báo VHCN số ra từ ngày 9-12/3/2003. - “Tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Đôi điều cảm nhận sự khác biệt” của Nguyễn Hữu Giới, tạp chí QH số tháng 1/2001. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích bài “xung quanh việc trao giải thưởng Thăng Long: Còn nhiều vấn đề bất cập?” của Trần Lưu, báo VHCN số ra từ ngày 6-8/5/2003. Bài có dung lượng khoảng hơn 550 từ, có đủ các phần kết cấu (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít của bài được cấu tạo ở dạng câu hỏi nghi vấn “Còn nhiều bất cập?”, đây cũng là cách để thu hút sự chú ý của độc giả. Trong phần mở đầu tác giả đưa ra sự kiện có vấn đề: “Không hiểu vì lý do gì mà Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (cơ quan trực tiếp quản lý trao giải thưởng Thăng Long) không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc trao giải thưởng Thăng Long 2002 - giải thưởng lớn nhất trên cả 3 lĩnh vực (khoa học công nghệ, văn học - nghệ thuật và quản lý? lễ trao giải thưởng “diễn ra” khá lặng lẽ và hầu như không xuất hiện trên các trang báo”. Thêm vào đó là sự thay đổi về thời hạn trao giải thưởng (giải thưởng Thăng Long được trao 2 năm một lần theo thông lệ nhưng lần này kéo dài 4 năm (từ 1998 đến 2002). Phần thân bài được chia làm hai đoạn, giải thích nguyên nhân gây ra sự kiện trên. Đoạn 1: Tác giả cho biết: “sở dĩ giải thưởng Thăng Long năm 200 không được trao là vì có một số “trục trặc” trong việc xét và trao giải thưởng cho tác phẩm Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh”. Khúc mắc chính của việc này là do “những cuộc tranh cãi” trên các phương tiện thông tin đại chúng, do bất đồng quan điểm giữa Hội đồng tư vấn (không tán thành trao giải cho tác phẩm Hồ Quý Ly) với Hội đồng thi đua thành phố Hà Nội (ủng hộ trao giải cho tác phẩm Hồ Quý Ly). Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận bởi “Đó là điều mà theo nhiều người là vô lý”. Đoạn 2: Tác giả nói về tình hình “xung đột giữa Hội đồng tư vấn và Hội đồng thi đua”. Tác giả cho biết: “Dường như luôn có sự “xung đột giữa các lá phiếu xét giải thưởng trong Hội đồng tư vấn và Hội đồng thi đua”. Trong đoạn này tác giả cũng đã thông báo về một cuộc xung đột mới giữa hai hội đồng trên. Đó là việc xét trao giải thưởng cho tác phẩm Đài tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng nhà Hoả Lò (được hội đồng tư vấn bỏ phiếu cao nhất giai đoạn 2001 - 2002) nhưng lại chỉ được biểu dương. Trong phần kết luận, tác giả đã nêu những kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề khúc mắc giữa hai hội đồng xét duyệt giải thưởng Thăng Long: rút kinh nghiệm từ những sự kiện trao giải năm 2002, “Hội đồng thi đua thành phố nên phối hợp chặt chẽ và trao “thực quyền” cho Hội đồng tư vấn xét giải thưởng (nơi tập trung những nhà nghiên cứu, khoa học đầu ngành và uy tín trên các lĩnh vực)”. Ngôn ngữ của tác giả trong bài phản ánh ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những yếu tố hài hước. Ví dụ như tác giả sử dụng một số từ thậm xưng để trong ngoặc kép: “diễn ra”, “trục trặc”, “lệch pha”, “xung đột”, “thực quyền”. Điều này chứng tỏ rằng trong bài phản ánh phân tích tác giả đã thể hiện rõ một phong cách riêng. Trong bài phản ánh phân tích này tác giả vừa thông tin về các sự kiện lại vừa sự đánh giá, phân tích các sự kiện đó, đã lý giải nguyên nhân của sự kiện và giúp công chúng hiểu rõ vấn đề cốt lõi của sự kiện. 2.3. Bài phản ánh nêu vấn đề: * Định nghĩa: Theo tác giả Trần Quang. Bài phản ánh nêu vấn đề là loại bài phản ánh đòi hỏi tác giả phải nghiên cứu hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chi li hơn. Thông qua các tài liệu tác giả có hể nêu những vấn đề mới, kiến nghị cách giải quyết chúng(1) Theo cuèn: C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn b¸o chÝ cña TrÇn Quang. S®d, tr.14 . Viết về văn hoá truyền thống Việt Nam, trên 5 tờ báo và tạp chí có 128 bài, trong đó báo ND có 35 bài, TT-VH có 29 bài, VHCN có 15 bài, tạp chí QH có 35 bài, HT có 14 bài. Sau đây là một số bài tiêu biểu cho dạng bài phản ánh nêu vấn đề trên 5 tờ báo và tạp chí: - Bài “An toàn ăn uống” của VQ, báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003. - Bài “Nhạc cung đình Huế - một loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc ở Việt Nam”, tạp chí QH số tháng 11/2002. - Bài “Sự chuẩn mực trong cách nhìn môi trường văn hoá” của PGS Trường Lưu, báo ND số ra ngày 10/6/2002. - Bài “Y Miếu - một di tích lịch sử đang bị chiếm dụng” của Trần Minh, báo TT-VH số ra ngày 13/3/2001. Dưới đây, chúng tôi xin phân tích bài “Cần biện pháp mạnh, tiến tới dẹp bỏ hoàn toàn vấn đề mê tín dị đoan” của Cao Hữu Trí, báo VHCN số ra từ ngày 18-21/4/2003. Bài có dung lượng khoảng hơn 700 từ, có đầy đủ các thành phần cấu trúc (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Chủ đề của bài là nêu vấn đề và phương hướng giải quyết những tiêu cực trong hoạt động tế lễ. Tít của tin là một động danh từ khá dài, biểu đạt bao quát nội dung vấn đề trong bài. Trong phần mở đầy, tác giả đề cao những ý nghĩa truyền thống của đạo Phật và phê phán những kẻ lợi dụng Phật giáo làm những điều tiêu cực. Phần thân bài chia làm 4 đoạn, phản ánh việc lễ bái của nhân dân và nói về ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật. Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trích dẫn “Điều văn khánh thành chùa Lâm” của Hoà Thượng Thích Thanh Tứ: “Phật giáo Việt Nam từ đây (từ đời nhà Nguyễn) trở thành thuần tín ngưỡng. Mà tín ngưỡng và mê tín dị đoan chỉ cách nhau bức rèm”. Đoạn 2: Tác giả phản ánh các biểu hiện tiêu cực trong tế lễ “từ Bắc chí Nam” ở nhiều chùa, của nhiều tăng ni phật tử. Cụ thể như: cúng sao giải hạn, cúng thất tuần, cúng trai tăng ở nhà, ở chùa mỗi lần “cúng khoán” từ 10 đến 20/30 triệu đồng, thậm chí có thầy còn đòi “máy điện thoại di động”. Tác giả cũng nêu ra những hậu quả như: lãng phí tiền bạc, làm ô nhiễm môi trường. Theo nhận định của tác giả, những hoạt động lễ bái đó làm tốn kém “bần cùng hoá dân chúng, còn nói gì đi tu để độ chúng sinh”. Đoạn 3: Tác giả phản ánh cái nhìn đau xót của các phật tử chân chính qua lời của Hoà thượng Thích Thanh Tứ: “Đạo Phật là đạo giác ngộ, nếu tu sĩ đạo Phật mà không biết giác ngộ, giải thoát là gì, mà chỉ dạy chuyện cúng kính, tán tụng, ấu chú để xua đuổi tà ma thì còn gì là đạo Phật”. Việc tác giả dẫn lời của vị hoà thượng này đã làm tăng khả năng thuyết phục của bài đối với công chúng. Đoạn 4: Tác giả nói về mối quan hệ của đạo Phật Việt Nam với “việc giáo dục con người trong xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn”. Đó là cùng mục tiêu xây dựng “Độc lập, dân tộc, đại chúng, Chủ nghĩa xã hội”. Tác giả viết: “tôi tin là dẹp bỏ được vấn đề mê tín dị đoan không khó. Song đây là vấn đề không phải dễ dàng, vì nó bám rế quá sâu”. Trong phần kết luận tác giả đã đề nghị các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ có những biện pháp chấn chỉnh, hạn chế, tiến tới dẹp bỏ hoàn toàn vấn đề mê tín dị đoan như: cần có những biện pháp mạnh; chỉnh đốn lại việc hành đạo, tu tập trong Phật giáo, phải có đổi mới trong Phật giáo, xây dựng bộ luật về hoạt động tôn giáo. Ngôn ngữ trong bài khá linh hoạt, vừa chặt chẽ (trong các lời nhận xét) lại vừa sinh động (trong khi mô tả hiện tượng bằng nhiều từ thuộc dạng văn nói như: “chứ”, “đủ trò”, “các thầy còn”, “mà thực tế”, “miễn sao”, “là được”...). Lập trường, quan điểm của tác giả trong bài rất rõ ràng, thể hiện sự công phẫn của tác giả trước tệ nạn mê tín dị đoan: “Phật tử mê muội thực hiện để thu được nhiều tiền là được, kiểu này làm tốn kém, bần cùng hoá dân chúng, còn nói gì đi tu để độ chúng sinh”, “Trước mắt cấp bách cần tạm thời đưa ra một văn bản hạn chế chấn chỉnh, dẹp bỏ vấn đề hoạt động, hành nghề mê tín dị đoan”. Trong bài phản ánh nêu vấn đề này, tác giả đã viết bằng một lời văn mạch lạc, rõ ràng, rất gần gũi với cuộc sống. Chính hình thức ngôn ngữ này đã dẫn dắt người đọc tìm hiểu rõ vấn đề mà bài báo đặt ra. 3. Ký chân dung: * Định nghĩa: Tác giả Đức Dũng đã viết: “Ký chân dung là một thể ký báo chí mà đối tượng phản ánh là những con người có thật, tiêu biểu cho một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó mang tính thời sự, gắn với những hành động, việc làm cụ thể trong những tình huống hoặc hoàn cảnh điển hình với bút pháp đặt tả và thái độ thẩm định dứt khoát của tác giả”(1) (2) §øc Dòng. S¸ng t¹o t¸c phÈm b¸o chÝ. S®d, tr.213. . * Đặc điểm: Thao tác giả Đức Dũng “trong tương quan so sánh với những thể loại báo chí khác, ký chân dung là thể loại có thế mạnh trong việc miêu tả con người thông qua ngôn từ, bút pháp giàu chất văn học”(2). Kết cấu của tác phẩm ký chân dung theo tác giả Đức Dũng có 4 phần cơ bản là: - Tạo bối cảnh chung để cho nhân vật xuất hiện. - Đặc tả nét nổi bật nhất trong tính cách hay phẩm chất của đối tượng. - Khai thác quá khứ để cắt nghĩa, lý giải những phẩm chất hiện tại của đối tượng. - Đưa ra lời thẩm định cuối cùng của tác giả về đối tượng. Như vậy, đối tượng phản ánh chủ yếu của thể loại này là những con người có thật, tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Chính vì đặc điểm và ý nghĩa trên mà ký chân dung có ưu thế khi thông tin về những con người tiêu biểu cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ đổi mới. Thể loại này có số lượng là 130 bài, trong đó báo ND có 23 bài, báo TT-VH có 50 bài, VHCN có 19 bài, Tạp chí QH có 27 bài, tạp chí HT có 21 bài. Dưới đây là một số bài ký chân dung tiêu biểu trên 5 tờ báo: - Bài “Một tài năng hội hoạ” của Quốc Trường, báo ND, số ra ngày 16/1/2000. - Bài “Gặp gỡ những người con quê hương” của Huyền Yến, tạp chí QH số tháng 5/1999. - Bài “Tỷ phú chối chít” của Y Nguyên, báo TFVH số ra ngày 27/12/2002. - Bài “Nghệ nhận làng Hồ” của Eric thiel, tạp chí HT, số tháng 9, 10/2002. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ bài “NSND Quách Thị Hồ - hoài niệm và trăn trở” của Nguyễn Thị Mỹ Dung, báo TT-VH số ra ngày 11/1/2000. Bài có dung lượng khoảng hơn 900 từ, có đầy đủ các thành phần cấu trúc (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít của bài ngắn gọn nhưng đã giới thiệu đầy đủ tên nhân vật, nét tính cách tiêu biểu của nhân vật “NSND Quách Thị Hồ - hoài niệm và trăn trở”. Trong phần mở đầy tác giả nói về việc đi tìm nhân vật: “Tôi tìm đến khá dễ dàng” bởi cụ Quách là một nghệ sĩ được nhân dân coi trọng. Điều đó thể hiện qua cách gọi của Bà hàng nước khi chỉ đường: “Đó đó, nhà bà lão nghệ sĩ trong đó”. Tác giả đã giới thiệu nhân vật “nằm trên chiếc giường hẹp”, và câu nói đầu tiên của cụ khi gặp tác giả “Đáp lại lời chào của tôi, ai nói như trách: Đã tưởng không gặp lại nữa. Tri âm ơi là tri âm!”. Phần thân bài thuật lại cuộc trò chuyện giữa tác giả với nhân vật về ca trù và về cuộc sống của nhân vật. Trong phần này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc tả để làm nổi bật thần thái của nữ NSND 90 tuổi này. Nụ cười của NSND Quách Thị Hồ được đặc tả nhiều lần: “Bà lão 90 tuổi cười hóm hỉnh(...) Bà lão nghệ sĩ càng nghe, gương mặt càng tươi sáng rạng rỡ (...) Cụ cười hóm hỉnh và rầu rầu như pha một chút nuối tiếc”. Hình ảnh nụ cười của cụ Quách được tác giả mô tả xen lẫn với việc nói về hoàn cảnh khó khăn của cụ: “Hiện cụ phải sống nhờ vào đồng lương hưu của chị con gái út”. Việc này đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc, khiến họ hiểu hơn nỗi lòng “hoài niệm và trăn trở” của cụ Quách về nghệ thuật ca trù. Trong phần thân bài, tác giả đã kể về các nước quan trọng trong sự nghiệp ca trù của cụ Quách: Khi đất nước còn dưới ách phong kiến, cụ Quách đã được đánh giá là “Nghệ sĩ ca trù số 1”, sau này cụ được Nhà nước ta phong danh hiệu cao quý, “Nghệ sĩ nhân dân”. Cụ Quách Thị Hồ đã được giải thưởng xuất sắc ở diễn đàn âm nhạc Châu Á tổ chức tại Bình Nhưỡng, việc này “đã đưa lại vinh quang cho nghệ thuật ca trù Việt Nam nói chung và niềm hạnh phúc lớn lao khôn cùng của bản thân cụ”. Quá khứ của cụ Quách còn được nhắc tới qua cuộc hội ngộ giữa cụ với ông Nguyễn Hưu Tuyết - một nhà thơ, một lương y gia truyền, một người viết lời ca trù số một. Theo lời kể của cụ Quách, thân mẫu của ông Tuyết đã cảm vì tài mà nhận cụ làm con gái đỡ đầu. Hình ảnh cụ Quách trong bài luôn luôn được tác giả gắn liền với ca trù. Mặc dù “tay vịn vào gióng tre, được đóng dọc thành giường (cho khỏi ngã)” nhưng khi “được nghe lại tiếng hát của bạn tri âm và tiếng hát, tiếng phách nhuần nhuyễn trẻ trung của chính mình một thời... cụ trở nên phấn chấn: “Tôi tưởng như mình trẻ lại được vài mươi tuổi””, Giọng hát của cụ ở tuổi 90 vẫn làm tác giả như “mê đi vì giọng cụ vẫn hay và rành rọt lắm”. Có lẽ quá khứ “Sinh nghề tử nghiệp” là nguyên nhân duy nhất làm cho sức sống ca trù vẫn mạnh mẽ trong cụ Quách. Trong phần của bài, tác giả đã bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc với nỗi trăn trở của NSND Quách Thị Hồ: “Người mình biết về ca trù còn quá ít. Và người hát được ca trù trong lớp trẻ thật là còn hiếm hoi quá”. Trong bài, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như miêu tả (hoạt động, cử chỉ, lời nói, vẻ mặt của nhân vật), hồi tưởng (đoạn cụ Quách nhớ về thuở “con đào, cô hát trong con mắt khinh thị”, nhớ về tình bạn đặc biệt của cụ với nghệ sĩ Nguyễn Hữu Tuyết, so sánh (ví cụ Quách với Tây Thi, ví Nguyễn Hữu Tuyết với Phạm Lợi). Cái “tôi” tác giả trong bài được bộc lộ qua cách sắp xếp, lựa chọn, nhấn mạnh các chi tiết theo một trật tự logíc để làm nổi bật hình tượng nhân vật. Lời bình của tác giả ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính yếu nhất (“Tôi cũng thấy ái ngại cho cụ”, “giọng cụ hát bẩn hay và rành rọt lắm”). Ví dụ trên đây đã cho chúng ta thấy được thế mạnh của thể loại ký chân dung là có thể phản ánh con người rất sống động (cả về ngoại hình, hành động, cử chỉ lẫn tân hồn, tình cảm) so với các thể loại báo chí khác. 4. Phóng sự: * Định nghĩa: Tác giả Đức Dũng cho rằng: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh, vừa khái quát, vừa chi tiết, sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn hoá”(1) §øc Dòng. C¸c thÓ ký b¸o chÝ. S®d, tr.83. . * Đặc điểm của phóng sự: Theo tác giả Đức Dũng, “Điểm noỉo bật của phóng sự so với các thể loại báo cí khác là nó có khả năng phản ánh hiện thực moọt cách có bề dầy và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực”(1) §øc Dung. S¸ng t¹o t¸c phÈm b¸o chÝ. S®d, tr.177. . Tổng số bài phóng sự trên 5 tờ báo và tạp chí là 80 bài, trong đó báo ND có 8 bài, TT-VH có 15 bài, VHCN có 36 bài, tạp chí QH có 13 bài, HT có 8 bài. Dưới đây là những bài phóng sự trên tiêu biểu nhất. 5 tờ báo: - Bài “Chuyện tình nghĩa ở một làng phong” của Nguyễn Khôi, báo ND số ra ngày 2/6/2002. - Bài “Lần theo gia phả để nhận họ hàng” của DP, báo TT-VH số ra ngày 13/3/2001. - Bài “Khi Nhà văn hoá thành... công xưởng” của Nguyễn Hoà, báo VHCN số ra từ ngày 22-24/4/2003. - Bài “Đi ăn mù... dân chủ” của Trường Điện Thắng, báo VHCN số ra từ ngày 29-30/2002. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích một bài phóng sự điều tra, đó là bài “Nơi “hoá kiếp” những ngôi nhà sàn dân tộc” của Tân Linh, báo VHCN số ra từ ngày 2-5/5/2003. Bài có dung lượng khoảng 2500 từ. Có đầy đủ các thành phần thường thấy trong một bài phóng sự (tít (tít chính, tít phụ, tít dẫn), phần mở bài, thân bài, kết luận). Tít chính là một trang danh ngữ, ngắn gọn nhưng thể hiện chủ đề chính của ài là việc điều tra những vấn đề xung quanh việc chế biến goõ từ “xác” của một ngôi nhà sàn truyền thống. Tít dẫn được lấy từ một câu nói về âm thanh của chiếc máy cưa trong bài, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc: “Tiếng cưa máy có lúc rít lên vì gặp gỡ cứng, nghe não lòng như thể tiếng than khóc của những ngôi nhà sàn - một loại hình di sản văn hoá, vừa vật thể, vừa thiêng liêng”. Trong phần mở đầu tác giả đã giới thiệu với bạn đọc cảnh nói tập kết những ngôi nhà sàn đã được tháo dỡ tại dọc đường số 6 cách thị xã Hà Đông 7km, thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức. “những xác nhà sàn Thái, Mường giờ được chất thành đống với rất nhiều cột gỗ lim, gỗ nghiến to cỡ một người ôm không xuể”. Phần giải quyết vấn đề được trình bày dưới những tít phụ “Nhà sàn bỏ núi về xuôi” và “... và số phận những ngôi nhà sàn truyền thống”. Trong phần này, ngoài nhân vật tác giả - còn có là 2 nhân chứng “bất đắc dĩ”. Qua câu chuyện kể của chủ xưởng cưa - tên là Nam, và ông Đặng - người chuyên buôn gỗ nhà sàn, tác giả đã cho bạn đọc biết cụ thể hơn về hoạt động thu mua gỗ nhà sàn, những mánh khoé để qua mắt kiểm lâm. Hai nhân chứng này còn cho biết về “kiếp sau của những ngôi nhà sàn” về nguyên nhân khiến những người chủ cũ của chúng phải bán chúng đi. Trong phần kết luận, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với Ngành Văn hoá - Thông tin và Ngành kiểm lâm: “Đã đến lúc cần có những văn bản pháp quy trên cơ sở vận dụng luật di sản văn hoá để quản lý và xử lý việc buôn bán vận chuyển gỗ nhà sàn. Mở cuộc vận động tuyên truyền thống ở cơ sở cũng là cách để người dân yêu quý di sản mà gìn giữ và trân trọng”. Tuy không xuất hiện trực tiếp nhiều trong bài nhưng tác giả là một nhân chứng sống, đóng vai trò là người chứng kiến (“chúng tôi đã có mặt trong những xưởng cưa lớn”, “ngồi trong những xưởng cưa dọc đường số 6”), rút ra kết luận (“Bây giờ tôi mới hiểu vì sao có những đống gỗ nhà sàn mà cột kèo còn mới nguyên cả nhát đẽo và vệt xước do trâu kéo...). Có những đoạn trong bài chứa đựng suy nghĩ của chính tác giả: “Đứng ở làng Dô Lộ hôm nay tự nhiên tôi thầm lo đến một ngày nào đó, người ta muốn tìm hình bóng nhà sàn truyền thống đành phải quay về thành phố, hay đến các khu du lịch”. Tác giả bài viết đã sử dụng các biện pháp so sánh (hình ảnh lạc lõng của nhà sàn trong thành phố “như thể cô sơn nữ bỏ núi rừng về bơ vơ giữa thị thành hoa lệ”), nhân cách hoá (“Những lỗ đục, những con mắt của ngôi nhà trăm tuổi giờ đây trân trân nhìn người bán, kẻ mua như muốn nhắn gửi điều gì sâu thẳm”). Xuyên xuốt toàn bài là âm thanh ghê rợn của chiếc cưa máy, lúc thì “rít lên vì gặp gỗ cứng như thể tiếng than khóc của những ngôi nhà sàn” lúc lại “xoèn xoẹt nghiến vào gỗ”. Giọng điệu của bài có lúc nghiêm nghị (đoạn kết luận với những kiến nghị), có lúc lại sôi nổi (“Trai gái yêu nhau hò hẹn chọc sàn, tiếp đón nhau cũng ở đầu cầu thang 9 bậc”), lắng đọng (“và thiêng liêng hơn cả, mái nhà vẫn là nơi thờ phụng tổ tiên”), có lúc lại giễu cợt, châm biếm mà vẫn đầy lòng thương cảm (“Người ta đã “hoá kiếp” mỗi ngày hàng chục ngôi nhà sàn truyền thống”). Có thể nói, tác giả đã thành công khi sử dụng thể loại phóng sự để phản ánh một vấn đề bức xúc. Bài viết đã gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ, trăn trở, và giáo dục họ ý thúc giữ gìn những di sản văn hoá truyền thống. II. CÁC HÌNH THỨC KHÁC: Ngoài những thể loại đã được nghiên cứu ở trên, báo ND, TT-VH, VHCN, tạp chí QH và HT còn chú trọng sử dụng nhiều hình thức khác nhằm nâng cao tính hấp dẫn của báo chí như ảnh minh hoạ, tít, chuyên trang, chuyên mục... Trong phần này chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu một số hình thức chuyển tải thông tin đáng chú ý. 1. Ảnh minh hoạ: * Định nghĩa: “Ảnh minh hoạ” dùng để chỉ các tấm ảnh dùng chung với một bài báo và trở thành phần hữu cơ của bài, dùng để minh hoạ, bổ sung, giải thích bằng hình ảnh. Thí dụ một tin có thể được đăng bổ sung thêm ảnh chân dung của nhân vật chính trong sự kiện, hoặc một bài báo về kinh tế có thể có một tấm ảnh về sản xuất đăng kèm. Ảnh minh hoạ có khi được sử dụng độc lập, do nó mang một lượng thông tin nhất định bằng hình ảnh”(1) §øc Dòng. S¸ng t¹o t¸c phÈm b¸o chÝ. S®d, tr.242. . Dưới đây là một bức ảnh minh hoạ thành công trên 3 tờ báo ND, TT-VH, VHCN và 2 tạp chí QH, HT. - Bức ảnh “Mì gánh Phú Chiên của Đình Lạc kèm theo bài “Đi ăn mì... dân chủ” của tác giả Trương Điện Thắng, báo VHCN, số ra từ ngày 29-30/6/2001”. - Bức ảnh “Điều trị phục hồi chức năng do tàn phế cho người bệnh phong ở Bệnh viện phong - da liễu Quỳnh Lập” của Hữu Oai kèm theo bài “Chuyện tình nghĩa ở một làng phong” của tác giả Nguyễn Khôi, trên báo ND số ra ngày 2/6/2002. - Bức ảnh chân dung cố NSND Quách Thị Hồ kèm theo bài “NDND Quách Thị Hồ - hoài niệm và trăn trở của Nguyễn Thị Mỹ Dung, báo TT-VH số ra ngày 11/1/2000”. - 3 bức ảnh minh hoạ kèm theo bài “Nghệ nhân làng Hồ” của Eric thiel, tạp chí HT số tháng 9, 10/2002. - Bức ảnh “Bà và cháu” kèm theo bài “Gia đình truyền thống và hiện đại của Chu Văn Khánh, tạp chí QH số tháng 7//2000”. Sau đây, chúng tôi xin phân tích kỹ hai ảnh minh hoạ. Kèm theo bài phóng sự “Đi ăn mì... dân chủ” của Trương Điện Thắng, bức ảnh “mì gánh Phú Chiên” của tác giả Đinh Lạc. Mì gánh Phú Chiên Ảnh: Đinh Lạc Bối cảnh của bức ảnh là một góc nhỏ, hơi tối, ánh sáng chiếu xéo góc qua tấm liếp đơn sơ. Đồ vật trong bức ảnh chỉ có gánh mì với một bên là bát, một bên là nồi nước dùng và một số vật dụng như ấm nước, đĩa đựng đồ gia vị. Trung tâm bức ảnh là nhân vật, một bà lão “đẹp như bụt”, bận áo tối mầu, nét mặt hơi cúi nhưng vẫn rõ vẻ đôn hậu, chịu thương, chịu khó. Điểm đặc biệt chính là mái tóc trắng như cước của cụ nổi bật trên nền ảnh đen trắng. Bàn tay cụ đang “chế tác” một bát mì Quảng kẻ chậm rãi, thư nhàn nhưng có gì đó như tinh tuý điệu nghệ. Trong ảnh không hề có bóng dáng của một khách hàng nào, người xem có thể nghĩ rằng đây là lúc vắng khách, lúc chợ chiều hay khi hàng đã cạn... Trong bài phóng sự về mì Quảng, tác giả mô tả nhiều đến “vị nóng” như ớt chưng, ớt quả, nước sôi, bánh tráng nóng, nhưng trong bức ảnh không hề dấu hiệu gì của “sức nóng” của gánh mì Quảng. Có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh vẻ dân dã, thanh bình, giản dị của mì Quảng. Bức ảnh đã thể hiện hình ảnh “quán mì quê điển hình ở nông thôn xứ Quảng” mà tác giả đã đề cập trong bài. Hình ảnh cụ bà tóc bạc phơ cũng giúp người xem hinh dung ra bà Thiệp - chủ quán mì Quảng mà tác giả đã giới thiệu là “Số một Quảng Nam”. Tóm lại, bức ánh “Mì gánh Phú Chiên” vừa minh hoạ cho bài viết lại vừa đề cập đến những khía cạnh mà bài chưa thể hiện hết. Kèm theo bài “Nghệ nhân làng Hồ” của tác giả Eric thiel, là 4 bức ảnh, nổi bật nhất là bức “Tranh Đông Hồ” và “Nghệ nhân làm tranh” - hai đối tượng phản ánh chính của bài viết. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Trong ảnh h1, bối cảnh được mô tả là “sân tranh” truyền thống của nghệ nhân làng Hồ thời trước. Đến với sân tranh này ta có thể nhìn thấy các bức tranh này ta có thể nhìn thấy các bức tranh nôỉ tiếng như “Vinh hoa”, “Phú quý”, “Đám cưới chuột”, “Hứng dừa”, “Đánh ghen”, “Chim lồng cá chậu”, tranh tố nữ... Nhân vật trong tranh ngồi ở góc bên trái, đó là một Nghệ nhân luống tuổi - tóc đã lốm đốm bạc, đôi khăn xếp mặc áo the, đang trân trọng cầm một bức tranh, nét mặt của ông có vẻ đăm chiêu, nghĩ ngợi. Ảnh h2 mô tả cảnh motọ người mẹ đang đưa võng cho con - đứa trẻ ngủ say, phía bên trên là những bức tranh làng Hồ truyền thống. Không khó gì để nhận ra đây là gia đình một nghệ nhân làng Hồ. Ảnh h3 mô tả hoạt động của một phụ nữ đứng tuổi. Bà đang sắp xếp lại nhưng bức tranh Đông Hồ. Ảnh h4 chụp một nghệ nhân đang làm bản khắc in tranh. Anh còn trẻ và có vẻ rất say mê, chăm chú với công việc. Xung quanh nghệ nhân này là các cháu nhỏ (có một em bé chỉ khoảng hai tuổi) đang quan sát công việc khắc bản in gỗ. Loạt ảnh trên đã minh hoạ cho cảnh sinh hoạt thường ngày của gia đình ông Chế - một nghệ nhân làng Hồ luôn trăn trở với dòng tranh truyền thống. Chỉ cần xem những bức ảnh trên ta có thể thấy tất cả các thành viên trong gia đình nghệ nhân này đều sống giữa tranh, lớn lên và già với nghệ thuật tranh dân gian. Thông điệp mà những bức ảnh muốn truyền đạt cũng chính là điều mà nghệ nhân Chế đã tâm sự: “Tôi khởi sự công việc này với mong muốn gìn giữ được vốn cổ, gìn giữ một làng nghề truyền thống chứ không hề nghĩ đến lờ lãi, nhưng quả thực tôi hài lòng về những gì mà nó mang lại cho tôi... Truyền thống của gia đình sẽ chỉ lớn mạnh khi nó được gìn giữ và phát huy lâu dài”. Những bức ảnh minh hoạ có mầu đẹp, hợp với đề tài của bài, và đã trở thành một phần không thể thiếu của bài viết. 2. Mục, chuyên mục, chuyên trang: * Định nghĩa: “Mục, chuyên mục, chuyên trang là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhất của báo chí, là nơi tập trung những bài báo viết về một vấn đề nhất định”(1) §ç Xu©n Hµ. §Ò c­¬ng bµi gi¶ng m«n thÓ lo¹i b¸o chÝ (nhãm I). S®d. tr. . Nhìn chung, các báo ngày nay đều có những mục chuyên trang, chuyên mục nhất định để thông tin về các vấn đề văn hoá - nghệ thuật, trong đó có nhiều bài đề cập đến văn hoá - nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Ở báo ND, có chuyên mục “Văn hoá và phát triển, phản ánh các điển hình văn hoá mới trong thời đại ngày nay, chuyên trang “Văn hoá - nghệ thuật” luôn thông tin về những sự kiện, vấn đề, nhân vật văn hoá. Ngoài ra báo ND cũng có những mục như “Người tốt, việc tốt”, “Diễn đàn chủ nhật” có rất nhiều bài ký chính luận hay về văn hoá ứng xử. Báo TT-VH có trang “Báo động từ những vốn di sản”, trang tin “Văn hoá trong nước”, trang “sân khấu trong tháng”, “Mỹ thuật tỏng tháng”... có nhiều tin, bài đề cập đến nền văn hoá dân tộc. Báo VHCN là tờ báo của Bộ Văn hoá - Thông tin, chuyên về các vấn đề văn hoá nên hầu hết các tin, bài đều liên quan đến văn hoá. Nổi bật trong tờ báo là các trang “Phóng sự - ghi chép”, “Văn hoá và đời sống”, mục “Nghệ thuật sống”... Tạp chí QH có những trang như “Bản sắc văn hoá dân tộc”, “Việt Nam - Đất nước - Con người”, “Một nét quê hương”, có dung lượng luôn thay đổi từ 4 đến 7 trang. Có rất nhiều bài viết hay, độc đáo về nền văn hoá Việt Nam truyền thống. Tạp chí HT không đặt bài viết về đề tài văn hoá trong một trang nào cụ thể? Có thể nói tạp chí này không có chuyên trang, chuyên mục nhất định nhưng vẫn sắp xếp hệ thống bài viết theo một trật tự cố định. Tóm lại, nhờ các hình thức mục, chuyên mục, chuyên trang, người đọc có thể tìm đọc những vấn đề mình quan tâm một cách nhanh chóng thuận tiện mà còn tìm thấy ngay được cả những thể loại mình yêu thích. Dưới đây là một là ví dụ cụ thể: - Báo ND, số ra ngày 19/8/2002, trang 6 “Văn hoá - nghệ thuật” gồm có: mục “Văn hoá và đạo đức” với bài “Tấm gương”; bài viết “Văn hoá Tây Nguyên nở hoa trên thủ đô”; 3 tin vắn về văn hoá - nghệ thuật Việt Nam. - Báo TT-VH, số ra ngày 27/2/2001, trang “Báo động từ những vốn di sản” có bài “Chu Đậu chẩy máu”; số ra ngày 12/1/2001 trong trang “Sân khấu trong tháng” có bài “Bao giờ mới có bộ sách về lịch sử sân khấu dân tộc”. - Báo VHCN, số ra từ ngày 18-21/4/2003 trong trang “Văn hoá và đời sống” có bài”Đêm Lâm Vông giữa lòng Hà Nội” và một số tin ngắn trong mục “thế giới nghệ sĩ”. - Tạp chí QH, số tháng 7/2000, trong trang “Bản sắc văn hoá dân tộc” có bài “Gia đình truyền thống và hiện đại” và bài “Đến với chùa Vĩnh Nghiêm”. - Vì tạp chí HT không hề ghi đầu đề chuyên mục, chuyên trang trên lề phía trên tờ báo nên chúng tôi xin lấy bài “Quà lưu niệm Việt Nam” số tháng 3, 4/1997 để làm ví dụ: * * * Sau khi xem xét các hình thức thông tin mà báo ND, TT-VH, VHCN và tạp chí QH, HT đã sử dụng, chúng tôi xin có một số nhận xét sau đây: 1. Ưu điểm: - Các tờ báo và tạp chí đã sử dụng những thể loại báo chí cơ bản và nhiều hình thức thông tin đa dạng, phong phú (sử dụng ảnh minh hoa, trình bày tít báo nổi bật...) đã tạo sức hấp dẫn đối với người đọc. - Các tờ báo và tạp chí đã hình thành những chuyên trang, chuyên mục khi thông tin về văn hoá, giúp cho độc giả có thể tìm thấy những vấn đề mình quan tâm một cách dễ dàng, thuận tiện. - Các tờ báo và tạp chí đã phát huy được lợi thể của thể ký chân dung (qua các điển hình “người tốt, việc tốt”) khi tuyên truyền vấn đề xây dựng đời sống văn hoá mới cũng như gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. - Tin tức trên các báo, tạp chí luôn cập nhật với nội dung, hình thức thông tin phong phú. Tin vắn, tin ngắn thì dành cho các sự kiện văn hoá mang tính thời sự, tin sâu dành cho các vấn đề, sự kiện đòi hỏi có phân tích và bình của tác giả. - Bài phản ánh được cả 5 tờ báo và tạp chí sử dụng với số lượng lớn, phát huy được tác dụng tuyên truyền cao. Mỗi tờ báo đều có những ưu điểm riêng của mình như sau: - Báo “Nhân dân” với ưu thế là một nhật báo, có những tay bút chuyên nghiệp và cả những độc giả không chuyên tham gia vào quá trình chuyển tải, phản ánh những thông tin, vấn đề mới nhất về văn hoá trong cuộc sống mới. Tin tức trên báo ND rất cập nhật. - Báo TT-VH và VHCN là hai tờ chuyên về văn hoá. Báo TT-VH có chuyên trong giới thiệu “Nhưng gương mặt nghệ sĩ trẻ” và chuyên trang “Báo đọng từ những vốn di sản” với các bài thuộc các thể loại ký chân dung, bài phản ánh, phóng sự. Báo VHCN có trang “Phóng sự - ghi chép” với nhiều bài phóng sự về các vấn đề văn hoá rất có hấp dẫn. - Tạp chí QH chuyên về thông tin đối ngoại, ra mỗi tháng một số nêu có ưu thế trong dạng bài phản ánh với dung lượng lớn và cách viết sâu sắc, tỉ mỉ. - Tạp chí HT đặc biệt được in trên giấy tốt nhất và có mầu sắc rất đẹp. Do đặc trưng của tờ HT là lưu hành trên các chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam, nên các hình thức thông tin đến ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, có nhiều ảnh minh hoạ và cảnh nghệ thuật đẹp. 2. Nhược điểm: - Thể loại phóng sự đã được báo ND sử dụng nhiều nhưng lại rất ít bài đề cập đến vấn đề văn hoá truyền thống. Báo thường chỉ in 2 mầu đen trắng nên giảm sức thu hút với công chúng. - Báo TT-VH có khổ chữ nhỏ lại in rất xít nhau nên nhiều lúc gây cảm giác khó chịu cho thị giác. - Báo VHCN là một tờ chuyên ngành văn hoá nhưng còn đăng các bài ký chân dung về các điển hình văn hoá, nhất là văn hoá truyền thống. - Tạp chí QH còn nhiều sai sót trong in ấn. Đối tượng của tờ báo chủ yếu là người Việt xa nhà lâu năm, hoặc chưa bao giờ đến Việt Nam nên khả năng đọc tiếng Việt còn hạn chế. Do vậy tạp chí nên quan tâm nhiều hơn đến lỗi chính tả khi in ấn. - Tạp chí HT không có chuyên mục, chuyên tang nên độc giả khó tìm thấy ngay những thông tin cần thiết. Ngoài ra còn có sự lầm lẫn khi tách các bài tiếng Việt và tiếng Anh trên mặt báo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế.docx
Luận văn liên quan