Vấn đề khai thác than đá, dầu khí , thuỷ điện ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước, ở mức độ lớn tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biêt là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quý giá của một quốc gia, là một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội. Tài nguyên thiên nhiên tuy không có tác dụng quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, song đó là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho mọ hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các nghành sản xuất chuyên môn hóa, các nghành mũi nhọn.

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề khai thác than đá, dầu khí , thuỷ điện ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Quy mô và tốc đọ phát triển kinh tế - xã hội của một nước, ở mức độ lớn tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biêt là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quý giá của một quốc gia, là một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội. Tài nguyên thiên nhiên tuy không có tác dụng quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, song đó là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho mọ hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các nghành sản xuất chuyên môn hóa, các nghành mũi nhọn. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu (loại không thể tái tạo) mà tạo hóa đã ban cho Việt Nam chúng ta gồm: than, dầu mỏ, thủy điện và một số kim loại khác chúng có anh hưởng, tác động đến xã hội, môi trường thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em làm bài tiểu luận về nhiên liệu năng lượng: than đá, dầu khí , thuỷ điện. Để làm sáng tỏ hơn về tài nguyên thiên nhiên. Do quá trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu xót mong sự giúp đỡ của cô giáo. Khái quát vấn đề nghiên cứu. Tài nguyên thiên nhiên là 1 phần quan trọng trong tổng vốn của một nước. Đất đai, rừng và nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng như máy móc và nhà cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và có thể mất hoàn toàn nếu không được tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất. Hiểu theo nghĩa rộng tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thong tin có trên trái đất và không gian vũ trụ lien quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên có thể phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên con người,gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. Đặc điểm thứ nhất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng. Ví dụ như Nga, Mỹ và các nước Trung Đông do những hiện tượng dị thường về địa lý đã tạo nên những mỏ dầu lớn nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon là những khu rừng nguyên sinh lớn, hiện được coi là lá phổi của thế giới. Đặc điểm thứ hai là đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những khu rừng nhiệt đới cần khoảng thời gian từ 50 năm đến 100 năm cho cây cối có thể sinh sôi và trưởng thành. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm cho các quá trình tích tụ hội đủ sáu thành phần. Cũng tương tự như vậy, quá trình hình thành các loại khoáng sản như Niken, sắt, đồng, voonffram đá phải trải qua hàng thế kỷ. Trong sử dụng cụ thể tài nguyên thiên được phân loại theo các dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, tài nguyên lao động. Theo khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như và lien tục và vô tận vào vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thong tin vật lý và sinh học đã hình thành để tiếp tục tồn tại, sinh sôi, nảy nở và chỉ mất đi lúc không có nguồn năng lượng và thong tin nói trên. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc không hoàn toàn bị biến đổi, không giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các tài nguyên tái tạo được người ta chia thành hai nhóm: nhóm tài nguyên vô hạn và nhóm tài nguyên hữu hạn có thể phục hồi được. Nhóm tài nguyên hữu hạn có thể phục hồi được bao gồm: nước, thổ nhưỡng, động vật, thực vật. Nhóm tài nguyên không tái tạo được còn gọi là tài nguyên hữu hạn không thể phục hồi được gồm: các nguồn quặng mỏ nằm sâu trong long đất Sơ đồ phân loại các tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường có ít tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có một ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững. Những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu Than Than của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Tính đến độ sâu 300m có trữ lượng than thăm dò 3,5 tỷ tấn, ở độ sâu 300m đến 900m có trữ lượng dự báo 2 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng cuar các mỏ than nhỏ ở các địa phương thì tổng trữ lượng khoảng trên 6 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh có tới 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than đá của cả nước. Ngoài Quảng Ninh các địa phương có than như: Thái Nguyên ( trữ lượng thăm dò 80 triệu tấn); Lạng Sơn có trữ lượng thăm dò trên 100 triệu tấn; Quảng Nam trữ lượng thăm dò 10 triệu tấn… Than của ta chủ yếu là than ăngtoraxit có nhiệt độ cao ( trên 8000calo/kg) thành phần cacbon lớn ( trên 90%), ít tro ,ít lưu huỳnh, mặt óng ánh. Đồng bằng sông Hồng có nguồn than nâu lớn, ở độ sâu từ 200m đến 2000m , trữ lượng dự báo hàng chục tỷ tấn. Ngoài than đá, than nâu, nước ta có trên 100 điểm có than bùn lớn nhất là đông bằng sông Cửu Long ( trữ lượng dự báo 400-500 triệu tấn) có thể làm chất đốt dung trong sinh hoạt hoặc sản xuất vật liệu xây dựng cấp thấp. Nguồn thủy năng Việt Nam là một trong 14 nước giàu thủy năng trên thế giới. Trữ lượng thủy năng ước tính gần khoảng 300 tỷ kwh. Mật độ thủy năng cao ( 94kw/km2) gấp 3,6 lần mật độ thủy năng bình quân của thế giới. Tuy nhiên trữ lượng thủy năng lại phân bố không đều theo lãnh thổ và trên các dòng sông: vùng bắc bộ chiếm 47% trữ lượng thủy năng của cả nước, trong khi vùng trung bộ 15% , vùng nam trung bộ 28%, vùng nam bộ 10%, sông Đà chiếm 38,5% trữ lương thủy năng của cả nước, sông Đồng Nai (14,1%)… Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây đựng trên sông Đà với công suất thiết kế 1920 MW gồm 8 tổ máy và các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay nước ta đang chiển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công suất dự kiến 3600 – 4000 MW sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất đông Nam Á và các nhà máy thủy điện Hàm Thuận ( công suất 330MW) sông Hinh ( công suất 60 MW) … Nước ta có thuận lợi là sông có nhiều nước, miền núi có độ dốc cao nên sông nhiều thác, hồ nước không làm ngập nhiều đất nông nghiệp, sẵn nguồn nguyên lieu xây dựng tại chỗ, giá thành công trình rẻ, nhưng nếu kể cả công suất các nhà máy thủy điện đang xây dựng sau khi đã hoàn thành thì nước ta mới khai thác trên 10% tổng dự trữ thủy năng của cả nước, trong khi các nước: Thụy Sĩ, Pháp,Nauy, Thụy Điển, Italy đã khai thác được từ 70%- 95% trữ lượng thủy năng của họ. 3.3 Dầu – Khí Dầu mỏ và khí đốt là năng lượng của nước ta. Trữ lượng dự báo địa chất khoảng gần 10 tỷ tấn trữ lương khai thác đạt khoảng 4- 5 tỷ tấn dầu quy đổi. Dầu của nước ta tuy ít lưu huỳnh nhưng hàm lượng pa-ra-phin cao ( 18 – 30%) và đông đặc ở nhiệt đọ cao nên gây khó khăn cho vấn đề khai thác, chế biến vận chuyển bằng đường ống. Dầu khí nước ta tập trung trong các bể lớn sau: Bể trầm tích sông Hồng có diện tích khá lớn, trữ lượng dự báo địa chất khoảng 1,5 tỷ tấn. Bể trầm tích Cửu Long trữ lượng dự báo địa chất khoảng 2,5 tỷ tấn, trữ lượng khai thác có thể đạt tới 500 triệu tấn dầu quy đổi. Bể trầm tích Nam Côn Sơn có tiềm năng lớn nhất trữ lượng địa chất có thể đạt từ 3-4 tỷ tấn. Bể trầm tích trung bộ bao gồm các bể ở phía đông Huế, đông Đà Nẵng, đông phú Khánh. Trữ lượng dự báo không vợt quá một tỷ tấn dầu quy đổi. Các vùng khai thác chính hiện nay là Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng . các mỏ này đều nằm ở thềm lục địa Việt Nam. Với mức trữ lượng trên, có thể đưa sản lượng khai thác dầu tho hàng năm tới mức tối đa sấp sỉ 40 triệu tấn. Ảnh hưởng của của tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Quy mô và tốc đọ phát triển kinh tế - xã hội của một nước, ở mức độ lớn tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biêt là đối với các nước đang phát triển như nước ta Tài nguyên là 1 phần quan trọng trong tổng vốn của 1 nước. Đất đai, rừng và nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng như máy móc và nhà cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và có thể mất hoàn toàn nếu ko đc tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất. Việc quá chú trọng vào đẩy nhanh tăng trương kinh tế dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên rừng, thủy sản và đât đai, cũng như việc tạo ra nhiều chất ô nhiễm làm tổn hại đến chất lượng không khí, nước và đất đai. Điều này sẽ dẫn tới làm giảm sút năng suất và lan truyền các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, tổn thất này có thể chiếm đến 8-10% GDP. Có 3 yếu tố chính đằng sau vấn đề trên. Thứ nhất, người gây ô nhiễm là các cá nhân hay nhà máy ko gánh chịu các chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội(ví dụ như chính là bạn xả rác, it's u). Thứ 2, tài nguyên bị khai thác quá mức vì quyền sở hữu tài sản ko đc xác định rõ ràng, người tra thường ko trả tiền hoặc trả rất ít tiền cho việc sử dụng tài nguyên nên thường coi đó là miễn phí. Cuối cùng, 1 số chính sách có mục đích tốt của chính phủ cũng góp phần vào những vấn đề trên, ví dụ trợ giá cao cho đầu vào của nôgn nghiệp hay để giá nhiên liệu và năng lượng thấp 1 cách giả tạo Cách giải quyết? Áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả tiền" thông qua các loại thuế và định ra các chuẩn. Nhà máy phát điện phải chịu chi phí xử lý ô nhiễm ko khí(tất nhiên ko phải đối với thế độc quyền về điện như ở nước ta->giá điện tăng), nhà máy phân bón phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải trước khi đổ vào nguồn nước và những người đi xe máy phải trả cho loại nhiên liệu sạch và cho các đợt kiểm tra xe định kỳ. Chính phủ nên xem xét kĩ việc trợ giá, giảm hay loại bỏ những khoản trợ giá "tồi". Những ai sử dụng tài nguyên phải trả đúng giá và ko thể đc miễn phí. Nguyên nhân gây ra suy giảm , cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình lịch sử, loài người sử dụng tài nguyên môi trường để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển đời sống của mình, chúng ta biết rằng các nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên thiên nhiên đều có hạn trong khi đó việc sử dụng tài nguyên của con người có thể nói là vô hạn, chính vì thế đã đưa đến những hậu quả rất nặng nề do khai thác các dạng tài nguyên, làm suy giảm đa dạng sinh học, huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường sống. Ảnh hưởng của dân số đến tài nguyên: Dân số tăng thì nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng lên do sự phát triển của xã hội, kinh tế và kỹ thuật. Nhưng chỉ có một số tài nguyên được sử dụng và điều này gây mất cân bằng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của dân số đến sự ô nhiễm: Sự tăng dân số tác động đến quá trình ô nhiễm do chất thải công nghiệp, quá trình sinh hoạt và làm giảm chất lượng môi trường sống. Lượng tài nguyên sử dụng càng nhiều thì lượng chất thải ô nhiễm càng lớn. Ảnh hưởng của tài nguyên đến dân số: Ảnh hưởng tích cực vì do phát hiện và đưa vào sử dụng các loại nhiên liệu mới (dầu hoả, than đá, khí đốt) làm tăng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội cũng như cải thiện điều kiện sống, làm tăng tỷ lệ sinh, tăng dân số và thêm vào đó, giúp cho con người có thể sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Ảnh hưởng tiêu cực vì tăng dân số sẽ phải sử dụng quá nhiều tài nguyên. Vì vậy, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội, hơn nữa sẽ gây ra sự ô nhiễm do quá trình sử dụng tài nguyên Ảnh  hưởng  của  tài  nguyên  đến  sự  ô  nhiễm:  Khối  lượng  tài nguyên và trình độ kỹ thuật có thể làm thay đổi lượng chất ô nhiễm thải ra (do chất thải tham gia vào các chu trình trong tự nhiên và các quá trình sinh học). Ảnh  hưởng  của  ô  nhiễm  đến  dân  số:  Sự  ô  nhiễm  có  thể  ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, dến sự gia tăng dân số do có thể gia tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong. Nó làm thay đổi cách suy nghĩ, cư xử của con người đối với môi trường cũng như thay đổi luật pháp và thúc đẩy tìm ra nguồn tài nguyên và kỹ thuật mới. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm đến tài nguyên: Lượng chất ô nhiễm có trong không khí có thể phá huỷ các yếu tố tự nhiên khác. Do đó, cần ban hành các luật mới nhằm làm giảm việc khai thác cạn kiệt một số tài nguyên, thúc đẩy tìm ra các phương pháp kỹ thuật và nguồn tài nguyên mới. Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại: Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Dầu và khí đốt trong tình trạng hiện nay đang tạo ra các vấn đề môi trường: Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển). Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ. Ðốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than. Thuỷ năng được gọi là năng lượng sạch. Tổng trữ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đất kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường. Giải pháp Than đá :Với chiến lược phát triển ngành than trong giai đoạn tới đây (Chiến lược phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) đang trình Chính phủ cần có những cân nhắc, tính toán một cách đầy đủ về BVMT để tránh những xung đột trong sản xuất và BVMT. Nghị định số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ ra đời đã tạo ra nguồn lực đáng kể cho hoạt động BVMT đối với khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, với định mức hiện nay, cần xem xét để đảm bảo kinh phí tương xứng cho yêu cầu bảo vệ môi trường để giải quyết bài toán tổng thể về các vấn đề môi trường do khai thác than. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Trung ương, các Bộ, ngành và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dầu mỏ: Có rất nhiều vấn đề về môi trường có liên quan trong quá trình khai thác dầu mỏ, hệ thống thoát nước, sông suối bị ô nhiễm, sự biến mất của cá và động vật hoang dã. Do đó các công ty dầu mỏ khai thác trong vùng phải làm việc với chính quyền địa phương về vấn đề dự trữ dầu mỏ, xây dựng đường giao thông, nạo vét kênh mương, đảm bảo điều kiện sống của dân cư cũng như các sinh vật hoang dã. Các nhà khoa học của Charvon đã nhập các ảnh vệ tinh và dữ liệu quan trắc không gian vào hệ thống ArcView GIS để tạo bản đồ cơ sở của vùng. Họ kiểm tra và hiệu đính các vị trí của các đối tượng cố định như các giếng dầu và đường giao thông so với số liệu nhận được từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Những dữ liệu khác, chẳng hạn như vị trí vùng đất ngập nước, những loài bị đe doạ, dân cư, đều được thêm vào các bản đồ số. Tất cả những dữ liệu GIS này cùng với các số liệu thăm dò đã giúp xác định vị trí thích hợp nhất để tạo một giếng khoan, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các nhà quản lý tài nguyên. Quan trắc chất lượng nước: Khi dầu mỏ được khai thác từ lòng đất, nó luôn chứa một lượng khí tự nhiên, một số chất gây ô nhiễm (như lưu huỳnh) và nước. Những chất lỏng này được xử lý và sau một thời gian sẽ quay trở lại lòng đất. Kiểm soát lượng nước thải từ các giếng khoan là cần thiết để xác định các xử lý phương pháp xử lý an toàn thích hợp. Các phân tích hoá học về chất lượng nước cũng được lưu trong GIS, giúp cho các nhà quản lý xác định nhanh chóng bất kỳ sự tăng lên nào của các chất gây ô nhiễm và đưa ra những biện pháp kịp thời. Quản lý an toàn khai thác  GIS được sử dụng để tạo bản đồ về các vùng nước ngầm nhạy cảm, với sự chồng lớp dữ liệu về vị trí dàn khoan, độ sâu của nước. Những bản đồ này sẽ giúp thiết kế tuyến đường ống dẫn dầu. GIS cũng được sử dụng nếu có sự cố tràn dầu. Những dữ liệu tràn dầu được chính phủ và các công ty dầu mỏ lưu giữ và nhập vào hệ GIS và được mã hoá với những thông số như số lượng dầu tràn, thời gian, những người có liên quan. Những dữ liệu này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý rất nhiều. Khi sự cố xảy ra, GIS có thể xác định nhanh chóng những vị trí đường ống được ưu tiên và những nơi cư trú cần được bảo vệ. Thủy điện.  Phân tích hệ thống sông ngòi xây dựng mô phỏng mạng lưới sông ngòi của khu vực cùng các thông số đặc trưng cho mỗi dòng chảy và phân tích những ảnh hưởng mà chúng có thể chịu tác động.   Quản lý các lưu vực sông Lưu vực sông là một hệ thống nhạy cảm và phức tạp. Quản lý lưu vực sông đòi hỏi lưu lượng nước đầy đủ, duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái, kiểm soát lũ. đã giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận chính xác về địa hình và thổ nhưỡng của khu vực, từ đó xây dựng những quy luật diễn biến quan trọng cho toàn bộ vùng lưu vực sông.   TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam Niên giám thống kê các năm của Việt Nam. Các trang Web về các ngành kinh tế Việt Nam. Các báo cáo tổng kết năm của Chính phủ Các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn của Chính phủ Các định hướng chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề khai thác than đá, dầu khí , thuỷ điện ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan