Vấn đề nước sạch ở Hưng Yên - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC A. Lời mở đầu B. NỘI DUNG: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH HIỆN NAY. 1. Khái niệm tài nguyên nước, nước sạch. 2. Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. 3. Sự cần thiết khách quan về Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch ở một số Tỉnh, Thành phố khác. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH CỦA HƯNG YÊN HIỆN NAY. 1.Cơ sở pháp lý: 2. Thực trạng chung về vấn đề nước sạch ở nước ta. 3. Thực trạng vấn đề nước sạch tại Tỉnh hưng Yên hiện nay. 4. Nguyên nhân của những thực trạng trên. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Một số giải pháp chung. 2. Một số kiến nghị cụ thể dối với tỉnh Hưng Yên. C.KẾT LUẬN

docx14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nước sạch ở Hưng Yên - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. Lời mở đầu B. NỘI DUNG: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH HIỆN NAY. 1. Khái niệm tài nguyên nước, nước sạch. 2. Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. 3. Sự cần thiết khách quan về Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch ở một số Tỉnh, Thành phố khác. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH CỦA HƯNG YÊN HIỆN NAY. 1.Cơ sở pháp lý: 2. Thực trạng chung về vấn đề nước sạch ở nước ta. 3. Thực trạng vấn đề nước sạch tại Tỉnh hưng Yên hiện nay. 4. Nguyên nhân của những thực trạng trên. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Một số giải pháp chung. 2. Một số kiến nghị cụ thể dối với tỉnh Hưng Yên. C.KẾT LUẬN A.LỜI MỞ ĐẦU Trong những thập niên qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về lĩnh vực kinh tế. Phải kể tới đó là sự đi lên không ngừng của Việt Nam, tỷ trọng GDP không ngừng tăng (cho dù trong năm qua nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng thì nền kinh tế nước ta vẫn tự hào là ít có biến động, và có sự ổn định khá lớn so với các nước trên thế giới), đời sống của người dân được nâng cao đáng kể so với trước đây ( thu nhập quốc dân với hơn 800USD/người)…Với những thành tựu đó chúng ta tự hào vì những gì mà chúng ta đạt được dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước ta, sự nghiệp đổi mới đã thành công rực rỡ. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây lại là, chính do sự phát triển kinh tế do con người dựng nên lại vô hình dung đang làm cạn kiệt tài nguyên nước sạch của chúng ta. Nước từ xưa tới nay luôn luôn là một phần tất yếu của cuộc sống, nó dường như có sẵn trong tự nhiên nhưng hiện nay nó càng ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt là nước sạch cung cấp cho con người. Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh có chỉ số phát triển kinh tế rất cao do có nhiều những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và con người, nhưng hiện nay Nước là một vấn đề nhức nhối của Hưng Yên. Làm thế nào để bảo vệ được tài nguyên nước trước vấn đề ô nhiễm? làm thế nào để có trữ lượng nước đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh? Đây luôn là câu hỏi làm trăn trở không chỉ lãnh đạo chính quyền tỉnh mà còn là mong mỏi của người dân Hưng Yên. Đề tài của chúng em tập trung vào luận điểm “ Vấn đề nước sạch ở Hưng Yên, thực trạng và giải pháp”. Do kiến thức chuyên sâu còn có hạn, thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên cho dù rất cố gắng nhưng bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến từ cô, để chúng em có thể hoàn thiện được bài viết của mình hơn.  Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! B. NỘI DUNG: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH HIỆN NAY. 1. Khái niệm tài nguyên nước, nước sạch. a. Khái niệm tài nguyên nước. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước vừa là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô hạn. Nước là một tài nguyên vô hạn. Nước trên Trái đất có số lượng rất lớn, với trữ lượng nước là 1,45 tỷ km3 bao phủ 71% diện tích trên Trái đất tương đương với một lớp nước dày 2700m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất. Tổng sản lượng nước trên Trái đất gồm 97,5% nước biển và chỉ có 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt đó, có: 0,4% nước mặt gồm sông ngòi (1,6%), ao hồ (67,4%), và hơi nước trong không khí (9,5%); 30,1% nước ngầm; phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Hiện nay, sự suy thoái của các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến nguồn nước sạch ngày càng giảm sút nhanh chóng tại nhiều nơi, đẫn đến tài nguyên nước trở nên hữu hạn và cần phải sử dụng một cách tiết kiệm. Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm. b. Khái niệm nước sạch. Theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 1998: " Nước sạch" là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam. c. Vai trò của nước sạch. Nước sạch có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, với môi trường và với sự phát triển của kinh tế xã hội. Như vậy, nguồn nước mà đặc biệt là tài nguyên nước sạch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. - Nước sạch có vai trò quan trọng đến sự sống của con người. 70% cơ thể người là nước, nếu không có đủ lượng nước sạch cung cấp thì con người khó có thể duy trì được sự sống.  - Đối với phát triển kinh tế, nước sạch là người bạn không thể thiếu của nông nghiệp nông thôn. Những cây trồng lương thực thực phẩm khi không được cung cấp nguồn nước sạch thì khó có thể đảm bảo được chất lượng cây trồng, không thể có sản phẩm an toàn phục vụ cho người dân và để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngoài ra, nguồn nước sạch còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động y tế và nhiều hoạt động khác như các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch dịch vụ,... - Đối với môi trường, nước là một phần tất yếu của môi trường. Bởi vậy, môi trường tự nhiên chỉ có thể được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch. Nguồn nước được đảm bảo trong sạch chính là các dòng sông, ao hồ...không bị ô nhiễm, khiến cho không khí, đất đai không bị ảnh hưởng, các loài sinh vật có thể sinh sống bình thường... 2. Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên nước sạch là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, đoàn thể , tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền, thay mặt nhà nước để tiến hành hoạt động quản lý về tài nguyên nước. Theo đó, chúng ta có các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương và địa phương để quản lý tài nguyên nước. Ở Trung ương, Bộ tài nguyên và môi trường thay mặt Nhà nước quản lý những vấn đề liên quan tới tài nguyên và môi trường, trong đó có tài nguyên nước. Ở Cấp tỉnh có sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Ở huyện có phòng tài nguyên và môi trường. Ở cấp xã có cán bộ phụ trách vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn xã. 3. Sự cần thiết khách quan về Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. a. Sự cần thiết khách quan phải quản lý vấn đề nước sạch. - Quản lý Nhà nước về mọi mặt là một chức năng quan trọng của Nhà nước, trong đó có quản lý nguồn tài nguyên nước sạch. Các bộ phận, cơ quan chuyên trách Quản lý Nhà nước về nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng cần phải thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. - Nước sạch có vai trò quan trọng không chỉ với con người mà còn quan trọng đối với toàn bộ hệ thống sinh thái tự nhiên và sự phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ và hợp lý để đảm bào phát huy hiệu quả vai trò của nguồn nước sạch đối với sự phát triển bền vững của đất nước cũng như để bảo vệ nguồn nước sạch hữu hạn. Trên thực tế, đây là vấn đề cần thiết không chỉ ở tầm vĩ mô cả nước mà còn cấp thiết ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Hưng Yên. - Tài nguyên nước vừa là vô hạn nhưng cũng là hữu hạn nếu chúng ta không biết khai thác và sử dụng hợp lý. Tỉnh Hưng Yên được bao bọc bởi sông Hồng (64km) và sông Luộc (28km) nên có nguồn nước ngọt dồi dào, nguồn nước mặt phong phú, chưa kể đến các sông địa phương do Đoạn đường sông Hung Yên quản lý và hệ thống ao hồ, kênh rạch chằng chịt. Trên địa bàn tỉnh cũng có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp khối lượng lớn cho các địa phương lân cận. Nguồn tài nguyên nước của Tỉnh có thể thấy là rất phong phú nhưng nếu không biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nước sạch sẽ mau chóng trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn trong quản lý của các cơ quan tỉnh Hưng Yên. - Tài nguyên nước là tài sản thuộc sỏ hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Bởi vậy các cơ quan quản lý của Hưng Yên cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm và người dân có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cũng như để phát triển sản xuất. - Công tác bảo vệ tài nguyên nước sạch là sự nghiệp của toàn dân, mang tính toàn diện và lâu dài, cần sự tham gia phối hợp của nhiều Bộ, Ngành, của các Cấp và các thế hệ. Vậy nên cần có Nhà nước đứng ra tổ chức, quản lý và điều hành những hoạt động to lớn đó. b. Vai trò của quản lý Nhà nước về vấn đề nước sạch. - Quản lý Nhà nước đối với nước sạch là biện pháp chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đặc biệt là nước sạch thông qua những việc làm sau: Xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về tài nguyên nước, các tiêu chuẩn về chất lượng nước. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nước, nâng cao ý thức trong khai thác và sử dụng nguồn nước sạch; đồng thời hướng dẫn mọi người dân thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Các cơ quan nhà nước còn có vai trò quan trọng trong định hướng và điều tiết quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước nói chung và nguồn nước sạch nói riêng. - Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước sạch hiệu quả còn góp phần quan trọng vào sử dụng và khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nước mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hoạt động quản lý Nhà nước giúp huy động nguồn nước đúng mức và hiệu quả; giúp huy động được các nguồn lực khác vào các hoạt động nhằm duy trì và phát triển, phục hồi hoặc cải thiện nguồn tài nguyên nước. - Quản lý nhà nước với nguồn nước là một cách thức quan trọng nhằm phân phối nguồn tài sản chung của toàn dân tới cho mọi người dân, đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền được hưởng những lợi ích chung từ nguồn tài nguyên chung mà không gây hại cho người khác hay cho các thế hệ sau. - Hiện nay, vấn đề nước sạch là vấn đề được mọi địa phương trên cả nước quan tâm. không chỉ bởi vai trò quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người, mà còn vì thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước của chúng ta hiện nay còn nhiều bất cập và lãng phí. Quản lý của các cơ quan nhà nước là để bảo vệ nguồn tài nguyên nước vừa vô hạn vừa hữu hạn của cả nước và của từng địa phương. - Vấn đề về tài nguyên nước không chỉ là vấn đề mà các địa phương có thể giải quyết một mình, riêng lẻ. Để quản lý hiệu quả, cần sự bắt tay của người dân và chính quyền của nhiều địa phương. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước sạch vì vậy có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động giữa các điạ phương, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng nhau tiếp thu những kinh nghiệm hay trên thế giới. c. Nội dung quản lý Nhà nước về nước sạch. Thực hiện các nội dung của quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật nói chung chính là việc cơ quan quản lý của tỉnh Hung Yên thực hiện công tác quản lý về nước sạch trên địa bàn tỉnh. Theo quy định tại điều 57 Luật tài nguyên nước thì “Nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên nước” bao gồm:  - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; - Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; - Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước; - Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; - Quyết định biện pháp, huy động lực lượng để xử lý, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, sự cố công trình thủy lợi và các tác hại khác do nước gây ra; - Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;  - Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; - Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài ngyên nước. 4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch ở một số Tỉnh, Thành phố khác. - Phú Thọ là một trỉnh miền núi, có diện tích 3.857,2 km2 với số dân một triệu 288 nghìn người, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc. Nhiều năm qua, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được nâng lên rõ rệt. Song, bên cạnh đó, tình trạng nhân dân sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm,cùng với một số nhà máy sản xuất xả nước thải trái phép ra sông hồ dẫn đến các chất thải chưa được xử lý triệt để, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, ảnh hưởng xấu đối với cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong tỉnh thực hiện tốt các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Được Nhà nước đầu tư, sự trợ giúp của tổ chức UNICEF và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, bốn năm qua (2000-2003) tỉnh Phú Thọ đã khoan, đào hàng nghìn giếng, xây dựng hàng trăm bể chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt, hơn 300 công trình cấp nước sạch được tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng đã hoàn thành và phát huy tác dụng, trong đó có 20 công trình cấp nước tập trung, năm công trình nước tự chảy cho các thôn, bản vùng cao thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, 300 công trình cấp nước nhỏ phục vụ nhu cầu cho hơn 50 nghìn người dân có nước sạch sinh hoạt, xây dựng thí điểm 90 nhà xí hợp vệ sinh. Vấn đề đáp ứng nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp nhân dân thấy rõ hiệu quả của chương trình. Họ đã có nước sạch sinh hoạt, phục vụ sản xuất, làm kinh tế VAC, từ đó đã thay đổi nhận thức và nếp sống trong sinh hoạt nông thôn. Năm 2003 cũng là năm có nhiều dự án được đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước, các công trình đã và đang thi công ở một số xã vùng cao, vùng có môi trường ô niễm nặng thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Lâm Thao, Hạ Hoà... Nhằm nâng cao kiến thức và trách nhiệm cho toàn dân trong việc phòng, chống bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương phối hợp chặt chẽ các ban, ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gắn tiêu chuẩn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào tiêu chuẩn xây dựng làng, xã văn hoá. Đồng thời, thông qua các đội chiếu bóng miền núi, thông tin lưu động tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như pa-nô, áp phích, tranh ảnh cổ động... Đến nay, hơn 300 cán bộ cơ sở được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, ở một số xã như Xuân Đài, Tân Lập (Thanh Sơn); Cao Xá, Thạch Sơn (Lâm Thao) với các tiết mục kịch ngắn, kịch vui, hỏi đáp đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người. Để tiếp tục triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực hiện ba giải pháp sau: Thường xuyên phối hợp các cơ quan chuyên môn trung ương, các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tìm giải pháp tối ưu nhất, từng bước xử lý triệt để các chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước; kết hợp chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với các chương trình 135, định canh, định cư, trồng 5 triệu ha rừng, xoá đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng nông thôn; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để tháo gỡ những bất hợp lý trong quản lý, điều hành; phát huy kết quả các mô hình thí điểm phù hợp phong tục tập quán, nếp sống của từng vùng, để nhân ra diện rộng, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng có môi trường ô nhiềm nặng; tăng cường công tác tuyên truyền dưới mọi hình thức để dân biết, dân bàn, dân làm, dân quản lý, bảo vệ và khai thác có hiệu quả các công trình đang sử dụng, đồng thời làm rõ trách nhiệm giữa Nhà nước và nhân dân để chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn miền núi được tốt hơn. - Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người. Trong nhiều năm qua, cùng với việc phát triển các làng nghề như bánh đa Trũ, Làng Vân với nghề nấu rượu, làng nghề Phúc Lâm…cũng như đấy mạnh phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, bộ mặt của Bắc Giang đã ó nhiều khới sắc. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển kinh tế là không ít những hậu quả đối với môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sạch của Tỉnh. Để khắc phục hậu quả cũng như nhằm đảm bào nguồn nước sạch cung cấp cho người dân, những năm qua các cơ quan quản lý đã và đang có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng nước sạch. 15 năm trở lại đây, toàn tỉnh có gần 70 công trình nước sạch tập trung được xây dựng. Trong đó, 39 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 24 công trình xây dựng bằng vốn Chương trình 134 của Chính phủ, còn lại là các công trình lồng ghép bằng các nguồn vốn khác như vốn Dự án giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới, vốn Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực đặc biệt khó khăn... Nhìn chung, các công trình nước sạch đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương. Anh Phạm Trí Tuệ, thôn Phùng Hưng, xã Tư Mại (Yên Dũng) cho biết: "Trước đây các hộ dân trong thôn sử dụng nước giếng khơi nên thường thiếu nước vào mùa khô, mỗi khi có mưa to nước giếng thường đục và có dấu hiệu ô nhiễm do chất thải trong sinh hoạt và sản xuất không được thu gom cẩn thận. Do vậy, khi công trình nước sạch của địa phương hoàn thành và đưa vào sử dụng, gia đình tôi là hộ đầu tiên của thôn đăng ký sử dụng. Từ khi có nguồn nước này, người dân nơi đây không còn lo thiếu nước hoặc nước ô nhiễm như trước nữa…". Được biết, trước khi công trình nước sạch của địa phương hoàn thành, anh Tuệ đã đầu tư gần 20 triệu đồng làm mới toàn bộ hệ thống bể chứa nước sạch, nhà vệ sinh tự hoại phục vụ cho sinh hoạt của gia đình Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng tăng cường rà soát hiện trạng quản lý, khai thác các công trình nước sạch tập trung trên địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, vận hành các công trình này cho cán bộ địa phương, đồng thời đề xuất phương án quản lý sau đầu tư hợp lý hơn. Ông Mạnh Quân Phúc, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn nói: "Thời gian qua, nhiều công trình nước sạch giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý rất hiệu quả. Do vậy, chúng tôi đề nghị tỉnh cho phép thí điểm mô hình đấu thầu quản lý công trình nước sạch tại một số địa phương nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vào công tác này". Tuy nhiên từ thực tế hiện nay cho thấy nhiều công trình nước sạch ở vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên không hấp dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư vào quản lý công trình này. Do vậy để quản lý công trình nước sạch sau đầu tư hiệu quả hơn, tỉnh cần sớm ban hành khung giá nước sạch áp dụng cho khu vực nông thôn. Trên cơ sở đó, các địa phương thành lập tổ hoặc ban quản lý khai thác công trình nước sạch với quy chế hoạt động rõ ràng, quy định rõ tỷ lệ trích phần trăm kinh phí sử dụng nước sạch của các hộ dân để duy tu, sửa chữa thiết bị. Các địa phương cần có kế hoạch hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ, ban quản lý công trình nước sạch trong thời gian đầu nếu cần thiết. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ công trình công cộng, chấp hành nghiêm những quy định của Nhà nước và địa phương trong sử dụng nguồn nước này. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH CỦA HƯNG YÊN HIỆN NAY. 1.Cơ sở pháp lý: - Luật tài nguyên nước năm 1998 do Quốc Hội ban hành. - Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2002/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày 19/2/2008. - Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kĩ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước. - Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kĩ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. - Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kĩ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước. - Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kĩ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước. - Quyết định 216/QĐ-BTNMT về việc ủy quyền Cục trưởng cục quản lý tài nguyên nước kí thừa uỷ quyền - Thông tư liên tịch số 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước. - Quy định số 15/2008/QĐ-BTNMT quy định về tài nguyên nước dưới đất. - Quy định số 1035/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý tài nguyên nước. - Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của chính phủ quy đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về nước sạch. 2. Thực trạng chung về vấn đề nước sạch ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.  Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.  Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.  Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.  Hay ví dụ ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.  Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN/ vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.  Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.  Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…  Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.  Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.  Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.  Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.  Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.  Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.  Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.  Chất lượng nước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm thạch tín, là vấn đề mới nảy sinh hết sức nghiêm trọng.  3. Thực trạng vấn đề nước sạch tại Tỉnh hưng Yên hiện nay. a. Những thành tựu đạt được. - Trong năm 2008, tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước như - Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày 19/2/2008. - Theo kết quả điều tra của trung tâm nước sạch, vệ sinh và moi trường, đến nay toàn tỉnh đac có gần 80% số dân trong tỉnh được cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt. Số người được cung cấp nước sạch tập trung chủ yếu ở thị xã, các thị trấn có trạm bơm. Hiện nay có nhiều công trình cung cấp nước sạch đang hoạt động: + Nhà máy nước An Vũ – thị xã Hưng Yên: công suất 5000m3 /ngày đêm (giai đoạn 1). Nhà máy đã cung cấp nước cho hầu hết các hộ gia đình 4 phường nội thị xã Hưng Yên và một số cơ quan, trường học, bệnh viện đóng trên địa bàn thị xã với chất lượng nước tốt, chỉ riêng chỉ tiêu muối còn hơi cao (0,04mg/l). + 12 trạm cung cấp nước sạch đi vào hoạt động, cung cấp nước sạch cho trạm y tế, trường học, trụ sở của 12 xã nghèo với kinh phí nhà nước và nhân dân cùng làm. + Người dân đã xây dựng được nhiều giếng khoan và giếng khơi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cua chính mình. - Vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước sạch luôn được các cơ quan quản lý Tỉnh lồng ghép vào trong các hoạt động của địa phương. Những năm gần đây, phong trào xây dựng làng văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Một trong những tiêu chuẩn làng văn hóa là bê tông hóa đường làng ngõ xóm, gắn chặt với hệ thống thoát nước, có phong trào vệ sinh thôn xóm. Chỉ tính đến 31/12/2002, toàn tỉnh đã có 341 làng được công nhận là làng văn hóa, đạt tỷ lệ 41%. Một số làng được công nhận từ những năm 1996, 1997 đến nay vẫn là những làng văn hóa tiêu biểu và có phong trào vệ sinh môi trường tốt, như: Thiết Trụ - Bình Minh- Khoái châu, Đặng Lễ - Ân Thi, Mễ Sở - Văn Giang… Nhiều gia đình có hệ thống xử lý nước tương đối tốt và hiệu quả. Hầu hết mọi gia đình đề có nhà vệ sinh tự hoại, có hệ thống chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh kèm theo hầm xử lý biogas. - Tại các khu vực thị xã, thị trấn mô hình đội vệ sinh môi trường đã hình thành và tồn tại từ lâu. Nay, mô hình này đã và đang được nhân rộng theo quy mô xóm, làng, xã và đã phát huy hiệu quả. Những mô hình này xây dựng với các thành viên chủ yếu là đoàn viên thanh niên trong địa bàn thôn , xã với công việc: thu gom rác thải của nhân dân để tập kết đến nơi phân hủy, khơi thông và làm sạch hệ thống cống rãnh tại địa phương, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước… Nhiều địa phương như Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Lâm, Phù Cừ, các đội môi trường hoạt động rất mạnh tích cực. - Nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá đã được các cơ quan tiến hành, đem lại nhiều hiệu quả tích cực. b. Những mặt tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề nước sạch của Tỉnh vẫn còn một số những bất cập, tồn tại. - Tình trạng mương, cống thoát nước vừa thiếu vừa chất lượng kém, vệ sinh phân rác chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sông và nước ngầm. - Cùng với những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế mà các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh mang lại, thì nhiều nhà máy, xí nghiệp đã gây ra nhiều hậu quả ngiêm trọng cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước sạch Hơn 70% diện tích của khu công nghiệp Phố Nối A ở Hưng Yên lấp đầy dự án và đi vào hoạt động nhưng việc xử lý nước thải vẫn bị xem nhẹ. Các doanh nghiệp ngang nhiên xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc hiện nay. Nguồn nước thải từ khu công nghiệp Phố Nối A đang gây ô nhiễm nặng các dòng sông, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là sông Bần và sông Bắc Hưng Hải. Theo đánh giá của Bộ tài nguyên môi trường, nguồn nước trên 2 dòng sông này không đạt tiêu chuẩn B1 để dùng cho tưới tiêu thuỷ lợi vì các chỉ số BOD, COD vượt tiêu chuẩn nước mặt QCVN.  Hậu quả đã làm cho lượng hoá chất độc hại tại các nguồn nước của khu dân cư vượt tiêu chuẩn từ 2 đến 6 lần. Hệ thống kênh mương, sông hồ đã bị ô nhiễm nặng và không còn khả năng tưới tiêu cho nông nghiệp. Hàng chục con kênh mương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước chảy đến đâu, cá tôm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thuỷ lợi sông ngòi bị ô nhiễm không thể tưới tiêu phục vụ sản xuất, hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang, không thể cấy trồng vì nguồn nước ô nhiễm nặng. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp này được xây dựng từ năm 2008, có công suất 3.000 m3/ngày đêm, trong khi đó theo quyết định 744 của Bộ Tài Nguyên&Môi trường hệ thống xử lý nước thải phải có công suất 10.200 m3/ngày đêm mới đáp ứng nhu cầu thực tế. Theo đó, việc xả nước thải như hiện nay là trái phép. Tại đây hiện còn 29 doanh nghiệp chiếm 110 ha chưa đấu nối hệ thống nước thải với nhà máy xử lý tập trung, mà được xử lý riêng rồi trực tiếp xả ra môi trường và không có sự kiểm soát. Tại các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, các cơ sở sản xuất giấy ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, chỉ tiêu BOD, COD, colifroms, riêng đối với nước thải của cơ sở bảo quản, sơ chế rau dưa thì nồng độ muối rất cao. Sự ô nhiễm chất hữu cơ do không được xử lý đạt tiêu chuẩn thường phân hủy gây ra mùi hôi thối tạo thành H2S, CH4, metylmercaptan… Các cơ sở sản xuất cơ khí, điện lạnh nước thải thường có hàm lượng cao do hệ thống xử lý nước thải hoạt động chưa cao mặc dù trong năm qua đã có đầu tư về thiết bị, nâng cao kiến thức vể xử lý chất thải. - Về chất lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt: Theo kết quả phân tích mẫu nước hàng năm khi lập hiện trạng môi trường nước của Tỉnh cho thấy: chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh có độ mặn nồng độ sắt, mangan và colifroms cao, nhiều giếng khơi có hiện tượng chua, đặc biệt khu thị xã Hưng Yên, huyện Phù Cừ và Kim Động. Không những vậy, nhiều địa phương hiện nay vẫn còn pahir dùng nước ao, nước sông để sinh hoạt, dùng nước giếng làng để ăn uống như ở xã Phú Cường huyện Kim Động. - Theo chia xẻ của ông Hoàng Nghĩa Nha, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hưng Yên thì ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề, khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh đang gây bức xúc trong nhân dân. Mặc dù Hưng Yên có tới 86 làng nghề nhưng đến nay chỉ 27 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đủ tiêu chuẩn VSMT, số còn lại vẫn trong tình trạng xả thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Ngay cả những làng nghề đã được công nhận đủ tiêu chuẩn. Ví dụ như : Thôn Nội Mai, xã An Viên (Tiên Lữ) có nghề sản xuất bún, bánh phở, thu hút nhiều hộ dân tham gia, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, do phần lớn sản xuất theo phương pháp thủ công, bán thủ công nên toàn bộ nước thải trong quá trình sản xuất đều được thải ra cống thoát nước chung của thôn, xóm. Ông Trần Văn Huân, người dân trong thôn tâm sự: “Đất của thôn chật chội, trong khi thôn lại có nhiều gia đình tham gia làm nghề đòi hỏi lượng nước lớn trong quá trình sản xuất, đồng thời lượng nước thải ra lớn và có chứa nhiều chất hữu cơ. Do cống, rãnh thoát nước nhỏ, không có nắp đậy nên cống rãnh thường xuyên có màu đen và bốc mùi rất khó chịu”. Thực trạng về ô nhiễm nước thải của thôn Nội Mai cũng là tình trạng chung của nhiều làng nghề và khu dân cư trong tỉnh. Trong khi việc đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải ít được người dân quan tâm một phần do nhận thức nhưng phần lớn là do khả năng đầu tư của người dân hạn chế. Ngoài nước thải do quá trình sản xuất, chăn nuôi thải ra, nhiều khu dân cư cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Trao đổi về vấn đề này, anh Nguyễn Viết Bân, chủ một cơ sở sản xuất tinh bột ở Khoái Châu tiết lộ, sản xuất ra tinh bột từ củ dong riềng đòi hỏi một lượng nước lớn nên nhà nào cũng khai thác triệt để nguồn nước ngầm. Để chế biến được 1 sào dong riềng phải sử dụng 40 – 45 m3 nước và thải ra khoảng 700 – 800 kg lượng bã. Vào mùa thu hoạch thì ô nhiễm môi trường khỏi phải nói. Nguồn nước ở mương máng, hồ ao do nước thải và bã dong xả ra không tiêu thoát được, ứ đọng lại, phân hủy gây nên mùi hôi thối kéo dài hàng tháng. Biết là ô nhiễm môi trường nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khoẻ nhưng vì miếng cơm manh áo nên vẫn phải bám lấy nghề. Anh Bân bộc bạchT nhưng vẫn gây ô nhiễm như tái chế nhựa Phan Bôi (Dị Sử, Mỹ Hào), chế biến thực phẩm Lỗ Xá (Nhân Hòa, Mỹ Hào)… Đây là tồn tại chưa thể giải quyết tức thì. - Trong báo cáo mới đây, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hưng Yên đã phải thừa nhận một tồn tại lớn trong năm chưa giải quyết được đó là việc quy hoạch chọn địa điểm chứa rác thải của nhiều huyện, xã, thôn còn quá chậm. Đặc biệt là tình trạng các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thường làm chuồng trại ngay tại khu vực đất ở trong khu dân cư, chất thải và nước không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường. - Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có trên 180 cơ sở y tế, mỗi ngày thải ra lượng chất thải rắn gần 4.400 kg, trong đó có gần 55okg chất thải độc hại. Rác thải từ các bệnh viện đều chưa được phân loại triệt để từ nguồn thải, một phần được chôn lấp tại chỗ trong bệnh viện, một phần không nhỏ lẫn với rác thải sinh hoạt được chuyển đến bãi rác của thị xã làm ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh các bệnh viện. Nước thải sinh hoạt từ chữa trị bệnh cũng không được xử lý. Do hệ thống thoát nước xuống cấp, nhiều chỗ nước chảy tràn tự do trên bề mặt gây ảnh hưởng đến mỹ quan và mất vệ sinh môi trường. - Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thức vật trong sản xuất nông nghiệp bên cạnh làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cũng ít nhiều tác động đến môi trường nước. Đa phần đất sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đều có hệ thống kênh mương bao quanh, bởi vậy những chất hóa học độc hại rất dễ ngấm vào các mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. - Hàng năm, ngành tài nguyên môi trường tỉnh tổ chức các đợt thanh tra, nhưng kết quả chưa cao; hơn nữa, mức xử phạt tối đa hiện nay theo Nghị định 81/NĐ-CP chỉ vài chục triệu đồng chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp. Các địa phương chưa có biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt, cùng với đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh, y tế chưa chú trọng thỏa đáng đầu tư xử lý nước thải và chất thải rắn, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường. 4. Nguyên nhân của những thực trạng trên. - Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…  - Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. - Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp. Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. - Sự thiếu ý thức của người dân, đặc biệt chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của các bạn trẻ, nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. - Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả môi trường. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.  - Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. - Sự phối hợp giữa người dân – cơ quan quản lý – các doanh nghiệp vệ sinh môi trường – nhà khoa học còn hạn chế. - Trong nhiều trường hợp, các chế tài xử lý vi phạm chưa thật sự nghiêm và đủ mạnh để răn đe những trường hợp vi phạm. - Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quản lý nước sạch trên địa bàn tỉnh vãn chưa thực sự hiệu quả, đôi lúc thiếu nhất quán, khiến nhiều đôi tượng lợi dụng để gây ô nhiễm nguồn nước. - Chính sách khuyến khích, động viên người dân tham gia phong trào bảo vệ tài nguyên nước chưa mạnh, chưa thu hút người dân tham gia một cách tích cực III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Một số giải pháp chung. - Giải pháp về tăng cường hiệu quả pháp luật, pháp chế. +Để thực hiện tốt công tác quản lý nước sạch của Tỉnh cũng như đảm bảo nguồn tài nguyên nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, các cơ quan quản lý cần thực hiện tốt những chủ trướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên nước. + Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là một biện pháp vô cùng quan trọng để giúp cơ quan quản lý thực hiện tốt công tác của mình về nước sạch. + Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. + Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước, tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật. + Đề cao vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, giám sát thực thi pháp luật về tài nguyên nước. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng là biện pháp không thể thiếu, được thực hiện thông qua nhiều chương trình, hành động như: + Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước sạch. + Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước sạch. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước. + Tăng cường sự tham gia của các tố chức xã hội trong quá trình thành lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, các dự án về tài nguyên nước. + Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. + Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... - Hoàn thiện cơ cấu và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý. + Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả giữa quản lý và sử dụng, tránh tình trạng chồng chéo, đan xen nhau giữa haiu mặt này. + Hoàn thiện bộ máy về số lượng cũng như chất lượng cán bộ quản lý. Tăng cường cán bộ thường xuyên về làm việc tại các cấp xã để nắm rõ tình hình của địa phương. + Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quản lý nước sạch. + Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đầy đủ, chính xác, đồng bộ để tạo thuận tiện cho hoạt động quản lý. - Tăng định mức đầu tư, đảy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước. + Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chi cho công tác điều tra, đánh gía và dự báo những diễn biến về số lượng, chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sạch, có quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch tại địa phương. + Huy động các nguồn đầu tư xã hội cho công tác nước sạch. + Xóa bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung ứng nước sạch. - Phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ. + Đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. + Hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, triển khai về tài nguyên nước, bao gồm các trung tâm, các viện, các trường + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 2. Một số kiến nghị cụ thể dối với tỉnh Hưng Yên. - Thực hiện tốt các biện pháp chung trong quản lý tài nguyên nước là một việc làm cần thiết để tỉnh có những bước đi hiệu quả sau này. - Đối với nước thải, việc tuyên truyền khuyến khích người dân đầu tư xây dựng các công trình nhằm thu gom, xử lý nước thải trong chăn nuôi, trồng trọt cần được các cấp, ngành triển khai mạnh mẽ hơn. Xây dựng hầm khí biogas nhằm thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi trong khu dân cư cần được khuyến khích nhằm góp phần đáng kể giảm thiểu ô nhiễm của nước thải chăn nuôi bởi một lượng lớn phân thải của gia súc, gia cầm cùng nước thải được thu gom vào hầm khí biogas để xử lý. - Bên cạnh việc đôn đốc, hỗ trợ của tỉnh và các ngành chuyên môn trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư thì việc tăng cường quản lý nhà nước với việc phân công, phân nhiệm về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, ngành trong việc bảo vệ môi trường phải được quan tâm hơn để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải. Tỉnh phải có công văn yêu cầu các huyện nghiêm túc xử lý dứt điểm các điểm tồn đọng rác thải dọc quốc lộ, tỉnh lộ và khu tập trung đông dân cư, địa phương nào để tái diễn tình trạng trên sẽ chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các địa phương với công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.  - Cần thực hiện tốt các biện pháp thu gom, xử lý chất thải. Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật như xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý chất thải thì việc tuyên truyền, phổ biến để người dân có ý thức tự thu gom, tái sử dụng nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải thải ra môi trường cũng cần được đẩy mạnh. Tuy hiệu quả thu gom, xử lý chất thải còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng với nỗ lực của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của nhân dân, môi trường nước chắc chắn sẽ được cải thiện.  - Cần nhanh chóng quy hoạch khu sản xuất, chuyển những hộ sản xuất ra 1 khu vực khác xa khu dân cư. Đẩy mạnh triển khai các dự án cấp nước cho các địa phương. - Vấn đề nước sạch và VSMTNT phải được tỉnh Hưng Yên coi là trọng tâm, đặc biệt là giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại 3 làng nghề “tai tiếng” là thuộc da, dong riềng và tái sinh kim loại mầu.  - Tuy nhiên, hiện việc xử lý môi trường từ các khu, cụm công nghiệp, làng nghề…chậm được khắc phục, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và sức khoẻ người dân. Bởi vậy cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, không để trở thành đề án “treo”, quá trình triển khai nếu cần thiết có thể bỏ qua các trình tự cứng nhắc. Theo đó, nếu huyện, xã nào có điều kiện thì hình thành ngay các cụm trang trại, khu vực làng nghề cách biệt khu dân cư.  - Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để ứng dụng một cách linh hoạt vào địa phương của mình.. - Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ngành TN&MT Hưng Yên cần phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh tuyên truyền, vận động doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp (KCN) Phố Nối với công suất 3000m3 / ngày đêm, KCN Dệt may Vinatex 10.000m3/ngày đêm, các khu xử lý chất thải rắn Đại Đồng trên diện tích 10,82 ha, khu xử lý rác thải đô thị TP. Hưng Yên có diện tích 12,54 ha, đóng cửa và xử lý triệt để môi trường tại bãi rác tạm An Vũ…,vận động nhân dân thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản. - Xử lý tốt các loại rác thải bệnh viện, rác thải trong sản xuất nông nghiệp để tránh ô nhiễm nguồn nước bằng các biện pháp thu gom, tập trung và phân loại rác… - Tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân trong bảo vệ nguồn nước sạch. - Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi nhằm khơi dậy trong người dân nhứng sáng kiến và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch quý giá của tỉnh Hưng Yên. C.KẾT LUẬN Như vậy, nước sạch đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề về tài nguyên, môi trường của cả nước cũng như từng địa phương. Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và hạn chế tối đa những tác hại xấu tới tài nguyên nước, các cơ quan quản lý của tỉnh Hưng Yên cần có những biện pháp thích hợp và hiệu quả để thực hiện mục tiêu này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVấn đề nước sạch ở Hưng Yên -Thực trạng và giải pháp.docx
Luận văn liên quan