Trung Quốc trong những năm gần đây được biết đến như một cường quốc với tốc độ
tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Nhưng cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tình trạng ô nhiễm
nói chung và ô nhiễm tại các đô thị, KCN, KCXở TQ cũng tăng đến mức báo động. Trong
danh sách 20 đô thịô nhiễm nhất thế giới (điều tra năm 2006), TQ đã chiếm đến 16. Mặc dù
Chính phủ TQđã tiến hành nhiều biện pháp nhưng môi trường tại một số khu vực vẫn tiếp tục
xấu đi, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, tình trạng ô nhiễm môi trường từ cácKCN, KCX ngày
càng tồi tệ. Năm 2003, lượng CTCN tại đây đã lên đến 68 tấn/người, so với 56 tấn/người ở
Giang Tô và Chiết Giang, 27 tấn/người ở Sơn Đông. Mưa axit - hậu quả của lượng khí sulfuric
thải ra từ than đốt của các nhà máy điện công nghiệp – ngày càng nhiều và đậm đặc hơn. Đến
năm 2005, ước tính thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước và không khí – 2 nguồn ô nhiễm chính ở
TQ mất từ 8-15% GDP của nước này (GDP-2005 là 1.800 tỷ USD), chưa kể đến thiệt hại đối
với sức khỏe. Nhìn chung, ngân sách cho công tác làm sạch môi trường ở TQngày càng tăng
lên. Chi phí cho môi trường năm 2003 tăng gần 20% so với năm 2002, đạt 20,1 tỷ USD, chiếm
1,4% GDP của nước này. Năm 2006, Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới
175 tỷ USD, tương đương khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí
tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất. Cũng trong năm này, TQ phải bỏ
ra khoảng 135 tỉ đô la Mỹ (tương đương với 7% GDP, 2006) để đầu tư vào các công nghệ
kiểm soát ô nhiễm tiên tiến nhất. (Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 2/12/2004, tr.53)
393 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc
phân tích mẫu.
Thành lập nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn
Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn. Khi thực
hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành viên trong nhóm cần có một số quyền
hạn, kỹ năng và thời gian cần thiết để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
Cấp lãnh dạo;
Kế toán hoặc thủ kho;
Khu vực sản xuất; và
Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận cấp hơi hay bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về sản xuất sạch hơn
từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ có thêm một tiếp cận qua mắt nhìn thứ ba.
Liệt kê các công đoạn / quá trình sản xuất
Về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn nên có một tổng quan về toàn bộ hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu
ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể (hoặc sơ đồ của các động
tác) để có thể có một khái quát và hiểu biết đúng về quá trình sản xuất.
Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch hoặc tái sinh
vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.
Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên phù hợp để làm tài liệu đối chứng sau
này.
281
282
Xác dịnh và chọn các công đoạn lãng phí
Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm dánh giá sản xuất sạch
hơn cần xác định được các công đoạn gây lãng phí.
Cùng với các thông tin hiện có về lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ, công việc này
là cơ sở cho việc quyết định phạm vi đánh giá sản xuất sạch hơn.
Phạm vi đánh giá cần được chọn sao cho thể hiện tính hấp dẫn về kinh tế khi giải
pháp sản xuất sạch hơn được xác dịnh. Như vậy, các công đoạn gây ra tổn thất nguyên
liệu/sản phẩm lớn hoặc những công đoạn có tỷ lệ xử lý lại cao cần được ưu tiên đưa vào
trong phạm vi đánh giá.
6.2. Bước 2: Phân tích các công đoạn
Cân bằng vật liệu
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượng cần được thực hiện nhằm
định lượng các chất thải được phát sinh, chi phí và các nguyên nhân của dòng thải. Các cân
bằng sẽ còn là cơ sở cho biết lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh trước khi
thực hiện sản xuất sạch hơn.
Làm cân bằng vật liệu như thế nào ?
Hãy xác định các thông số đầu vào và đầu ra được đo đạc như thế nào. Hãy
lập kế hoạch đo đạc cho một ngày sản xuất, hoặc ghi lại lượng tiêu thụ/các
dòng thải cho một thời gian dài.
Trong trường hợp không thể đo dược, hãy ước tính một cách chính xác nhất.
Cân bằng vật liệu cần dược dựa trên các số liệu thực. Các số liệu dược lấy từ
lý thuyết công việc, mô tả thiết bị, hay các số liệu "cần phải thế" là những số
liệu không thể sử dụng dược.
Cân bằng vật liệu
Công đoạn
Đầu vào Đầu ra Dòng thải
Tên Lượng Tên Lượng Lỏng Rắn Khí
1
2
3
283
Với (những) phạm vi được chọn dể thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn, (các) sơ
đồ công nghệ cần phải dược cụ thể hoá hơn để dảm bảo mô tả đủ tất cả các công đoạn/các
dộng tác và có đầy đủ các đầu vào và đầu ra trong sơ dồ.
Tiếp theo, cần phải thu thập các thông tin dể làm cân bằng. Có thể sẽ có rất nhiều
việc phải làm và đo đạc. Các đồng hồ để xác định lượng nước và điện tiêu thụ có thể sẽ rất
hữu ích và cần thiết.
Định lượng dầu vào và đầu ra là cách duy nhất dể xác định các tổn thất mà bình
thường không được nhận dạng.
Cân bằng năng lượng
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân bằng vật liệu. Thay vì
việc lập cân bằng thực, việc diều tra để ghi lại lượng vào và mất mát cũng có thể là rất có
ích.
Đối với hệ thống cấp hơi, bạn cần đo được lượng nhiên liệu sử dụng, tổn thất của nồi hơi
và ước tính các tổn thất nhiệt do bề mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng.
Xác dịnh tính chất dòng thải
Việc xác dịnh tính chất dòng thải gồm 3 phần:
Định lượng dòng thải (các số liệu cần dược lấy từ phần cân bằng vật liệu);
Định lượng tác động môi trường bằng cách đo đạc/ước tính, ví dụ BOD và
COD của nước thải; và
Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá
trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.
Đặc trưng dòng thải
Dòng thải
Định lượng dòng
thải
Đặc trưng dòng
thải
Chi phí
Số hoặc tên
của dòng thải
Bao nhiêu và mức
độ thường xuyên
Dòng thải bao
gồm:
Các giá trị về kinh
tế (kiềm dư...)
Các giá trị về môi
trường
(pH, BOD, COD...)
Tổn thất
nguyên liệu
Tổn thất do
xử lý lại
Chi phí xử lý
284
Việc xác dịnh chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về lượng tiền mất mát dối với
mỗi dòng thải. Bên cạnh đó, kết quả này còn tạo nên sự cam kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm
và đầu tư cần lớn bao nhiêu để có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải.
Phân tích nguyên nhân
Hỏi TẠI SAO?
Việc phân tích nguyên nhân dựa trên cơ sở hỏi các câu
hỏi tại sao. Bốn câu hỏi chính là:
Tại sao có dòng thải này ? Sao cần có công đoạn
này?
Tại sao không tiêu thụ ít nguyên liệu, hoá chất và
năng lượng hơn? Sao nhiều chất thải?
Tại sao dòng thải có tính chất này? Sao vận hành
thiết bị và quá trình ở điều kiện này?
Tại sao thải? Sao không tuần hoàn?
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân để tìm ra các nguyên
nhân tiềm ẩn của dòng thải.
Việc phân tích nguyên nhân với lý do "thiết bị cũ" hay "chất lượng thấp" là không
dủ. Bạn cần phải tìm ra các nguyên nhân thật cụ thể đối với việc phát sinh ra dòng thải, ví
dụ "nguyên liệu có hơn 2% tạp chất được chấp nhận". Việc phân tích nguyên nhân càng
chi tiết thi việc đề xuất ra cơ hội càng dễ dàng.
Như vậy, để làm dược việc phân tích nguyên nhân tốt cần phải nắm chắc quá trình
và các thông số vận hành.
6.3. Bước 3: Phát triển các cơ hội sản xuất sạch hơn
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả
các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm được.
Từ nguyên nhân đến giải pháp
Với mỗi một nguyên nhân được xác định sẽ có một, nhiều hoặc thậm chí không có
giải pháp sản xuất sạch hơn nào tương ứng. Để xác định các nguyên nhân cần phải có kiến
thức và tính sáng tạo.
285
Thảo luận và "động não" trong tranh luận có thể hỗ trợ việc phát triển các giải
pháp. Phân tích nguyên nhân tốt sẽ tạo diều kiện thuận lợi hơn nhiều trong đề xuất cơ hội.
Nên xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề xuất cơ hội sản
xuất sạch hơn.
Liệt kê các nguyên nhân và giải pháp
Dòng thải Nguyên nhân
Giải pháp sản xuất sạch
hơn
số
1. Giặt
chảy tràn 1
sau khi nấu
tẩy
1.1. Lượng nước dùng cho giặt
phụ thuộc vào công suất bơm
và thời gian một vòng vải chạy
trong máy Jet;
1.1.1. Điều chỉnh tốc độ
quay của vải trong máy
(nhanh hơn) để tăng hiệu
quả giặt, rút ngắn thời
gian;
1.1.2. Sử dụng nước nóng
từ các nguồn khác (nước
tuần hoàn);
1.1.3. Điều chỉnh lưu tốc
trong giặt chảy tràn để giữ
nhiệt độ cao của dịch.;
1
2
3
1.2. Càng nhiều nước sử dụng
cho giặt càng dễ loại bỏ các tạp
chất (pha loãng) nhưng sẽ hạ
nhiệt độ dung dịch thấp hơn;
1.2. như 1.1.1; 1
286
Lựa chọn các cơ hội có thể làm được
Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
Các cơ hội
sản xuất
sạch hơn
Hạng mục
Có thể
thực
hiện
ngay
Cần
nghiên
cứu tiếp
Loại Ghi chú / Lý do
1. Kiểm soát
nhiệt độ nấu
Giám sát
quá trình
tốt hơn
Cần thử nghiệm
2. Thay máy
Winch bằng
máy Jet
Thiết bị
mới
Đầu tư lớn
3. Chữa
dường ống
nước ngưng
Quản lý
nội vi
Cần 2 giờ làm
việc, tiết kiệm 20
kg than một ngày
Chọn lựa các cơ hội có thể làm được
Danh mục các cơ hội sản xuất sạch hơn cần được xem xét để xác định:
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp; và
Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoậc khả thi.
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ danh mục các
cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc sản xuất sạch hơn.
Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được đánh giá ở bước tiếp theo.
6.4. Bước 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
Đối với các cơ hội sản xuất sạch hơn phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi
một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
Tính khả thi về kỹ thuật
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
287
Chất lượng của sản phẩm;
Năng suất sản xuất;
Yêu cầu về diện tích;
Thời gian ngừng hoạt động;
So sánh với thiết bị hiện có;
Yêu cầu bảo dưỡng;
Nhu cầu đào tạo; và
Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
Giảm nguyên liệu tiêu thụ; và
Giảm chất thải.
Tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính.
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau nhưng chi
phí khác nhau;
So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn;
Hoàn vốn đầu tư: đưa lợi ích vào cùng mối quan hệ với vốn đầu tư;
Thời gian hoàn vốn
Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR).
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì
phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp sản xuất sạch
hơn tập trung đầu tư, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như NPV hay
IRR.
Tính khả thi về môi trường
Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi về môi trường là hiển nhiên. Mặc dù vậy,
cần phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không.
Lựa chọn để triển khai
Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường cần phải được kết hợp để
chọn ra các giải pháp tốt nhất.
288
Có thể tiến hành phương pháp cộng có trọng số sau đây:
Phương pháp cộng có trọng số để chọn các giải pháp sản xuất
sạch hơn
TT
Cơ hội
SXSH
Tính khả thi
Tổng
số
Xếp
hạng
Kỹ
thuật
Kinh
tế
Môi
trường
Trọng số 30% 50% 20%
1
Giải pháp
1
1 0.3 3 1.5 3 0.6 2.4 2
2
Giải pháp
2
3 0.9 5 2.5 1 0.2 3.6 1
6. 5. Bước 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
Rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí, ví dụ như sửa chữa rò rỉ,
đóng vòi đang chảy khi không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải được thực hiện ngay
từ những bước đầu của đánh giá sản xuất sạch hơn. Các giải pháp này cần được thực hiện
ngay càng sớm càng tốt.
Để có thể ghi lại thành công của đánh giá sản xuất sạch hơn, nhất thiết phải lưu giữ
danh mục của tất cả các giải pháp đã được thực hiện.
Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện theo
kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
Việc lưu giữ các giải pháp có thể sẽ cần thiết để xin phê duyệt cũng như xin các
khoản kinh phí cần thiết tương ứng.
Kế hoạch thực hiện cần nêu:
Cần làm gì;
Ai là người chịu trách nhiệm;
Bao giờ hoàn thành; và
Quan trắc hiệu quả như thế nào?
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan trắc lượng nguyên liệu tiêu
thụ mới / mức độ thải để đánh giá lợi ích của giải pháp.
289
Kế hoạch thực hiện
Cần làm
gì?
Ai là
người
chịu
trách
nhiệm?
Bao giờ hoàn
thành?
Quan trắc hiệu quả
như thế nào?
Số TT và
tên của
giải pháp
Tên
Hạn cuối cùng
để thực hiện
giải pháp
Số lượng nguyên liêu
X được sử dụng trong
một tấn sản phẩm.
Số TT và
tên của
giải pháp
Tên
Hạn cuối cùng
để thực hiện
giải pháp
Số lượng nguyên liêu
X được sử dụng trong
một tấn sản phẩm.
6.6. Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn
Nếu như sản xuất sạch hơn đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan
trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm sản xuất sạch hơn không được để mất đà sau khi đã
thực hiện được một vài giải pháp sản xuất sạch hơn.
Quan trắc và đánh giá kết quả
Duy trì sản xuất sạch hơn sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý
hàng ngày. Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất là chìa khoá
để duy trì sản xuất sạch hơn
290
Quan trắc liên tục
Nội dung?
Ai chịu
trách
nhiệm?
Thời
gian?
Phương thức?
Báo cáo với
nhân viên
Báo cáo với
lãnh đạo
Sản phẩm
(nhóm) số
1
Tên
Theo ca
(hàng
ngày)
Quản đốc theo
dõi lượng sản
xuất
Sự biến đổi
cho cả năm
Số liệu và đồ
thị sản lượng
theo ngày,
tuần
Điện Tên
Hàng
tuần
Đọc đồng hồ
Như trên và
so sánh với
sản lượng
Sự biến đổi
theo tuần so
với sản lượng
Than Tên
Hàng
tuần
Tấn vận chuyển
và ước tính
lượng trong kho
Như trên Như trên
Nước Tên
Hàng
tuần
Đọc dồng hồ Như trên Như trên
Nguyên
liệu
Tên
Hàng
tuần
Công nhân ghi
sổ lượng sử
dụng
Như trên Như trên
% loại / xử
lý lại
Tên
Hàng
tuần
Bộ phận KCS
và bán hàng
Như trên Như trên
Báo cáo các kết quả sản xuất sạch hơn
Để duy trì các cam kết, các kết quả sản xuất sạch hơn cần được báo cáo lại với ban
lãnh đạo và các nhân viên.
Chuẩn bị cho một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn
Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn cần được bắt đầu để đảm
272
PHỤ LỤC 25: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1. Khái niệm
UNEP dịnh nghĩa sản xuất sạch hơn là
... việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình
sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho
con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của
tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ.
Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong
thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị
thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt
được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như
thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:
Giảm thiểu chất thải;
Phòng ngừa ô nhiễm; và
Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý
tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:
Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi
là kiểm soát nội vi;
Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm,
sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;
Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu
thay thế khác;
Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;
273
Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và
Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
2. Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải,
nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm
nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường
ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi
ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm
thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ
thống quản lý môi trường như ISO14000
3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu
thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có
tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% !
Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích
kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
Cải thiện hiệu suất sản xuất;
Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
Giảm ô nhiễm;
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; và
Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
3.1. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày
càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài
nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với
các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.
3.2. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại
môi trường và hienẹ dadng nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà
trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động
274
về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiêpj của bạn tới
các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài
chính.
3.3. Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến
sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có
những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị
trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao
hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.
Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý
môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.
3.4. Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn
Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn.
Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các cơ
quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
3.5. Môi trường làm việc tốt hơn
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn
đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc
thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán
bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho
doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.
3.6. Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên
nagỳ một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ
thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các
dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn
giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và
thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.
4. Các ví dụ về giải pháp sản xuất sạch hơn
275
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ dơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là
các thay dổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch
hơn có thể dược chia thành các nhóm sau:
Giảm chất thải tại nguồn;
Tuần hoàn; và
Cải tiến sản phẩm.
4.1. Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.
Quản lý nội vi là một loại giải pháp dơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý
nội vi không dòi hỏi chi phí dầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác dịnh dược
các giải phápCác ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các diểm rò rỉ, dóng van
nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là dơn giản
nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh dạo cũng như việc dào tạo nhân viên.
Kiểm soát quá trình tốt hơn để dảm bảo các diều kiện sản xuất dược tối ưu hoá về
mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản
xuất như nhiệt dộ, thời gian, áp suất, pH, tốc dộ... cần dược giám sát và duy trì càng gần
với diều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn
dòi hỏi các quan tâm của ban lãnh dạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Thay dổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu dang sử dụng bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay dổi nguyên liệu còn có thể là việc
mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn dể dạt dược hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông
276
thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan
hệ trực tiếp với nhau.
Cải tiến thiết bị là việc thay dổi thiết bị dã có dể nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc
cải tiến thiết bị có thể là diều chỉnh tốc dộ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo
ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ
của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp dặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví
dụ như lắp dặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp dặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp
hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí dầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do dó
cần phải dược nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất
lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
4.2. Tuần hoàn
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh dược trong khu vực sản xuất
hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá
trình sản xuất. Một ví dụ dơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá
trình cho quá trình giặt khác.
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có thể trở
thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa
có thể dược sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất dộn thực phẩm.
4.3. Thay dổi sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm dể làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản
của sản xuất sạch hơn.
Thay dổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu dối với sản phẩm
dó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại dã dược sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa
cho một số sản phẩm nhất dịnh thì dã tránh dược các vấn dề về môi trường cũng như các
chi phí dể sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể dem lại tiết kiệm
về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất dộc hại sử dụng.
Các thay dổi về bao bì có thể là quan trọng. Vấn dề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử
dụng, dồng thời bảo vệ dược sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa
cac-tông cũ thay cho các loại xốp dể bảo vệ các vật dễ vỡ.
5. Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn
277
Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam đã hỗ trợ Cục Môi trường, thuộc Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường trong việc phổ biến và chuẩn bị cho lễ ký Tuyên ngôn Quốc tế
về Sản xuất sạch hơn ngày 22 tháng 9 năm 1999. Thay mặt chính phủ Việt nam, Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Tuấn Nhạ đã ký vào tuyên ngôn này.
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Chúng tôi nhận thức được rằng đạt được sự phát triển bền vững là trách nhiệm
chung của cộng đồng. Hành động để bảo vệ môi trường toàn cầu phải bao gồm việc áp
dụng hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được cải thiện.
Chúng tôi tin tưởng rằng Sản xuất sạch hơn và các chiến lược phòng ngừa
khác như Hiệu suất Sinh thái, Năng suất Xanh và Phòng ngừa Ô nhiễm là những lựa chọn
được ưu tiên. Các chiến lược này đòi hỏi sự phát triển, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp
phù hợp.
Chúng tôi hiểu rằng Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng
ngừa tổng hợp đối với các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ vì lợi ích kinh tế, xã hội, sức
khoẻ, an toàn và môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi cam kết:
Cấp Lãnh đạo Dựa vào ảnh hưởng của mình để
khuyến khích áp dụng hoạt động sản xuất và tiêu dùng
bền vững thông qua mối quan hệ với các bên tham
gia.
Nâng cao nhận
thức, giáo dục
và đào tạo
Xây dựng năng lực thông qua
phát triển và thực hiện các chương trình nâng cao
nhận thức, giáo dục và đào tạo trong các tổ chức của
mình;
khuyến khích đưa các khái niệm và nguyên tắc của
Sản xuất sạch hơn vào giáo trình giảng dạy ở tất cả
các cấp.
Chương trình
lồng ghép
Khuyến khích lồng ghép các chiến lược phòng ngừa
ở tất cả các cấp trong tổ chức của mình;
278
trong các hệ thống quản lý môi trường;
thông qua việc sử dụng các công cụ như đánh giá hoạt
động môi trường, hạch toán môi trường và các đánh
giá tác động môi trường, vòng đời sản phẩm và sản
xuất sạch hơn.
Nghiên cứu và
phát triển
Xây dựng các giải pháp đổi mới thông qua
thúc đẩy chuyển đổi từ ưu tiên dùng phương thức xử
lý cuối đường ống sang chiến lược phòng ngừa trong
chính sách và hoạt động nghiên cứu và phát triển của
mình;
hỗ trợ phát triển các sản phẩm và dịch vụ đạt hiệu quả
môi trường và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng.
Truyền thông Chia sẻ các kinh nghiệm thông qua
tăng cường đối thoại về thực hiện các chiến lược
phòng ngừa và cung cấp thông tin cho các bên tham
gia về những lợi ích của nó.
Thực hiện Thực thi áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn thông qua
đặt ra các mục tiêu có tính thách thức và báo cáo định
kỳ các tiến bộ đạt được từ các hệ thống quản lý đã
thiết lập;
khuyến khích hỗ trợ tài chính, đầu tư mới và bổ sung
cho các lựa chọn công nghệ có tính phòng ngừa, thúc
đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ có hiệu quả về
mặt môi trường giữa các quốc gia;
hợp tác với UNEP cùng các đối tác và các bên tham
gia khác trong việc hỗ trợ tuyên ngôn này và đánh giá
các thành công của việc thực hiện tuyên ngôn.
279
6. Đánh giá sản xuất sạch hơn
Đánh giá sản xuất sạch hơn là một công cụ có hệ thống để trả lời các câu hỏi sau:
Ở ĐÂU sinh ra các chất thải và phát thải;
TẠI SAO các chất thải và phát thải được phát sinh; và
LÀM THẾ NÀO để giảm thiểu các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp.
Cam kết của lãnh đạo
Một chương trình sản xuất sạch hơn thành công là chương trình có sự cam kết
mạnh mẽ từ phía lãnh đạo. Chương trình này yêu cầu sự tham gia và giám sát trực tiếp
cũng như thái độ nghiêm túc đưoc phản ánh qua hành động, chứ không chỉ trong lời nói.
Sự tham gia của công nhân
Cán bộ giám sát và vận hành cần phải tham gia một cách tích cực ngay từ thời điểm
ban đầu của chương trình sản xuất sạch hơn. Công nhân là những người đóng góp đáng kể
trong việc xác định và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Tiếp cận có hệ thống
Để sản xuất sạch hơn trở nên có hiệu quả và bền vững, cần phải xây dựng và đưa
vào áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số phần cơ bản có thể
sẽ là hấp dẫn vì sẽ đem lại ngay các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ nhanh
chóng nguội đi nếu như không có các lợi ích bền vững lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có
thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận được thực hiện là có hệ thóng và có tổ chức.
Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn như thế nào ?
Đánh giá sản xuất sạch hơn được chia thành sáu bước đặc trưng sau:
280
Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục. Khi đánh giá sản xuất sạch hơn kết
thúc, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp
tục với phạm vi được chọn khác.
6.1. Bước 1: Khởi động
Khởi động
Trước tiên, ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương trình sản xuất sạch hơn.
Đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin và phát
triển các giải pháp. Hơn nữa, có thể cần một số chi phí như lắp đặt đồng hồ nước hoặc
phân tích mẫu.
Thành lập nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn
Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn. Khi thực
hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành viên trong nhóm cần có một số quyền
hạn, kỹ năng và thời gian cần thiết để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
Cấp lãnh dạo;
Kế toán hoặc thủ kho;
Khu vực sản xuất; và
Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận cấp hơi hay bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về sản xuất sạch hơn
từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ có thêm một tiếp cận qua mắt nhìn thứ ba.
Liệt kê các công đoạn / quá trình sản xuất
Về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn nên có một tổng quan về toàn bộ hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu
ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể (hoặc sơ đồ của các động
tác) để có thể có một khái quát và hiểu biết đúng về quá trình sản xuất.
Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch hoặc tái sinh
vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.
Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên phù hợp để làm tài liệu đối chứng sau
này.
281
282
Xác dịnh và chọn các công đoạn lãng phí
Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm dánh giá sản xuất sạch
hơn cần xác định được các công đoạn gây lãng phí.
Cùng với các thông tin hiện có về lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ, công việc này
là cơ sở cho việc quyết định phạm vi đánh giá sản xuất sạch hơn.
Phạm vi đánh giá cần được chọn sao cho thể hiện tính hấp dẫn về kinh tế khi giải
pháp sản xuất sạch hơn được xác dịnh. Như vậy, các công đoạn gây ra tổn thất nguyên
liệu/sản phẩm lớn hoặc những công đoạn có tỷ lệ xử lý lại cao cần được ưu tiên đưa vào
trong phạm vi đánh giá.
6.2. Bước 2: Phân tích các công đoạn
Cân bằng vật liệu
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượng cần được thực hiện nhằm
định lượng các chất thải được phát sinh, chi phí và các nguyên nhân của dòng thải. Các cân
bằng sẽ còn là cơ sở cho biết lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh trước khi
thực hiện sản xuất sạch hơn.
Làm cân bằng vật liệu như thế nào ?
Hãy xác định các thông số đầu vào và đầu ra được đo đạc như thế nào. Hãy
lập kế hoạch đo đạc cho một ngày sản xuất, hoặc ghi lại lượng tiêu thụ/các
dòng thải cho một thời gian dài.
Trong trường hợp không thể đo dược, hãy ước tính một cách chính xác nhất.
Cân bằng vật liệu cần dược dựa trên các số liệu thực. Các số liệu dược lấy từ
lý thuyết công việc, mô tả thiết bị, hay các số liệu "cần phải thế" là những số
liệu không thể sử dụng dược.
Cân bằng vật liệu
Công đoạn
Đầu vào Đầu ra Dòng thải
Tên Lượng Tên Lượng Lỏng Rắn Khí
1
2
3
283
Với (những) phạm vi được chọn dể thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn, (các) sơ
đồ công nghệ cần phải dược cụ thể hoá hơn để dảm bảo mô tả đủ tất cả các công đoạn/các
dộng tác và có đầy đủ các đầu vào và đầu ra trong sơ dồ.
Tiếp theo, cần phải thu thập các thông tin dể làm cân bằng. Có thể sẽ có rất nhiều
việc phải làm và đo đạc. Các đồng hồ để xác định lượng nước và điện tiêu thụ có thể sẽ rất
hữu ích và cần thiết.
Định lượng dầu vào và đầu ra là cách duy nhất dể xác định các tổn thất mà bình
thường không được nhận dạng.
Cân bằng năng lượng
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân bằng vật liệu. Thay vì
việc lập cân bằng thực, việc diều tra để ghi lại lượng vào và mất mát cũng có thể là rất có
ích.
Đối với hệ thống cấp hơi, bạn cần đo được lượng nhiên liệu sử dụng, tổn thất của nồi hơi
và ước tính các tổn thất nhiệt do bề mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng.
Xác dịnh tính chất dòng thải
Việc xác dịnh tính chất dòng thải gồm 3 phần:
Định lượng dòng thải (các số liệu cần dược lấy từ phần cân bằng vật liệu);
Định lượng tác động môi trường bằng cách đo đạc/ước tính, ví dụ BOD và
COD của nước thải; và
Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá
trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.
Đặc trưng dòng thải
Dòng thải
Định lượng dòng
thải
Đặc trưng dòng
thải
Chi phí
Số hoặc tên
của dòng thải
Bao nhiêu và mức
độ thường xuyên
Dòng thải bao
gồm:
Các giá trị về kinh
tế (kiềm dư...)
Các giá trị về môi
trường
(pH, BOD, COD...)
Tổn thất
nguyên liệu
Tổn thất do
xử lý lại
Chi phí xử lý
284
Việc xác dịnh chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về lượng tiền mất mát dối với
mỗi dòng thải. Bên cạnh đó, kết quả này còn tạo nên sự cam kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm
và đầu tư cần lớn bao nhiêu để có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải.
Phân tích nguyên nhân
Hỏi TẠI SAO?
Việc phân tích nguyên nhân dựa trên cơ sở hỏi các câu
hỏi tại sao. Bốn câu hỏi chính là:
Tại sao có dòng thải này ? Sao cần có công đoạn
này?
Tại sao không tiêu thụ ít nguyên liệu, hoá chất và
năng lượng hơn? Sao nhiều chất thải?
Tại sao dòng thải có tính chất này? Sao vận hành
thiết bị và quá trình ở điều kiện này?
Tại sao thải? Sao không tuần hoàn?
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân để tìm ra các nguyên
nhân tiềm ẩn của dòng thải.
Việc phân tích nguyên nhân với lý do "thiết bị cũ" hay "chất lượng thấp" là không
dủ. Bạn cần phải tìm ra các nguyên nhân thật cụ thể đối với việc phát sinh ra dòng thải, ví
dụ "nguyên liệu có hơn 2% tạp chất được chấp nhận". Việc phân tích nguyên nhân càng
chi tiết thi việc đề xuất ra cơ hội càng dễ dàng.
Như vậy, để làm dược việc phân tích nguyên nhân tốt cần phải nắm chắc quá trình
và các thông số vận hành.
6.3. Bước 3: Phát triển các cơ hội sản xuất sạch hơn
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả
các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm được.
Từ nguyên nhân đến giải pháp
Với mỗi một nguyên nhân được xác định sẽ có một, nhiều hoặc thậm chí không có
giải pháp sản xuất sạch hơn nào tương ứng. Để xác định các nguyên nhân cần phải có kiến
thức và tính sáng tạo.
285
Thảo luận và "động não" trong tranh luận có thể hỗ trợ việc phát triển các giải
pháp. Phân tích nguyên nhân tốt sẽ tạo diều kiện thuận lợi hơn nhiều trong đề xuất cơ hội.
Nên xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề xuất cơ hội sản
xuất sạch hơn.
Liệt kê các nguyên nhân và giải pháp
Dòng thải Nguyên nhân
Giải pháp sản xuất sạch
hơn
số
1. Giặt
chảy tràn 1
sau khi nấu
tẩy
1.1. Lượng nước dùng cho giặt
phụ thuộc vào công suất bơm
và thời gian một vòng vải chạy
trong máy Jet;
1.1.1. Điều chỉnh tốc độ
quay của vải trong máy
(nhanh hơn) để tăng hiệu
quả giặt, rút ngắn thời
gian;
1.1.2. Sử dụng nước nóng
từ các nguồn khác (nước
tuần hoàn);
1.1.3. Điều chỉnh lưu tốc
trong giặt chảy tràn để giữ
nhiệt độ cao của dịch.;
1
2
3
1.2. Càng nhiều nước sử dụng
cho giặt càng dễ loại bỏ các tạp
chất (pha loãng) nhưng sẽ hạ
nhiệt độ dung dịch thấp hơn;
1.2. như 1.1.1; 1
286
Lựa chọn các cơ hội có thể làm được
Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
Các cơ hội
sản xuất
sạch hơn
Hạng mục
Có thể
thực
hiện
ngay
Cần
nghiên
cứu tiếp
Loại Ghi chú / Lý do
1. Kiểm soát
nhiệt độ nấu
Giám sát
quá trình
tốt hơn
Cần thử nghiệm
2. Thay máy
Winch bằng
máy Jet
Thiết bị
mới
Đầu tư lớn
3. Chữa
dường ống
nước ngưng
Quản lý
nội vi
Cần 2 giờ làm
việc, tiết kiệm 20
kg than một ngày
Chọn lựa các cơ hội có thể làm được
Danh mục các cơ hội sản xuất sạch hơn cần được xem xét để xác định:
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp; và
Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoậc khả thi.
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ danh mục các
cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc sản xuất sạch hơn.
Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được đánh giá ở bước tiếp theo.
6.4. Bước 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
Đối với các cơ hội sản xuất sạch hơn phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi
một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
Tính khả thi về kỹ thuật
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
287
Chất lượng của sản phẩm;
Năng suất sản xuất;
Yêu cầu về diện tích;
Thời gian ngừng hoạt động;
So sánh với thiết bị hiện có;
Yêu cầu bảo dưỡng;
Nhu cầu đào tạo; và
Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
Giảm nguyên liệu tiêu thụ; và
Giảm chất thải.
Tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính.
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau nhưng chi
phí khác nhau;
So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn;
Hoàn vốn đầu tư: đưa lợi ích vào cùng mối quan hệ với vốn đầu tư;
Thời gian hoàn vốn
Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR).
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì
phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp sản xuất sạch
hơn tập trung đầu tư, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như NPV hay
IRR.
Tính khả thi về môi trường
Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi về môi trường là hiển nhiên. Mặc dù vậy,
cần phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không.
Lựa chọn để triển khai
Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường cần phải được kết hợp để
chọn ra các giải pháp tốt nhất.
288
Có thể tiến hành phương pháp cộng có trọng số sau đây:
Phương pháp cộng có trọng số để chọn các giải pháp sản xuất
sạch hơn
TT
Cơ hội
SXSH
Tính khả thi
Tổng
số
Xếp
hạng
Kỹ
thuật
Kinh
tế
Môi
trường
Trọng số 30% 50% 20%
1
Giải pháp
1
1 0.3 3 1.5 3 0.6 2.4 2
2
Giải pháp
2
3 0.9 5 2.5 1 0.2 3.6 1
6. 5. Bước 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
Rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí, ví dụ như sửa chữa rò rỉ,
đóng vòi đang chảy khi không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải được thực hiện ngay
từ những bước đầu của đánh giá sản xuất sạch hơn. Các giải pháp này cần được thực hiện
ngay càng sớm càng tốt.
Để có thể ghi lại thành công của đánh giá sản xuất sạch hơn, nhất thiết phải lưu giữ
danh mục của tất cả các giải pháp đã được thực hiện.
Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện theo
kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
Việc lưu giữ các giải pháp có thể sẽ cần thiết để xin phê duyệt cũng như xin các
khoản kinh phí cần thiết tương ứng.
Kế hoạch thực hiện cần nêu:
Cần làm gì;
Ai là người chịu trách nhiệm;
Bao giờ hoàn thành; và
Quan trắc hiệu quả như thế nào?
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan trắc lượng nguyên liệu tiêu
thụ mới / mức độ thải để đánh giá lợi ích của giải pháp.
289
Kế hoạch thực hiện
Cần làm
gì?
Ai là
người
chịu
trách
nhiệm?
Bao giờ hoàn
thành?
Quan trắc hiệu quả
như thế nào?
Số TT và
tên của
giải pháp
Tên
Hạn cuối cùng
để thực hiện
giải pháp
Số lượng nguyên liêu
X được sử dụng trong
một tấn sản phẩm.
Số TT và
tên của
giải pháp
Tên
Hạn cuối cùng
để thực hiện
giải pháp
Số lượng nguyên liêu
X được sử dụng trong
một tấn sản phẩm.
6.6. Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn
Nếu như sản xuất sạch hơn đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan
trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm sản xuất sạch hơn không được để mất đà sau khi đã
thực hiện được một vài giải pháp sản xuất sạch hơn.
Quan trắc và đánh giá kết quả
Duy trì sản xuất sạch hơn sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý
hàng ngày. Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất là chìa khoá
để duy trì sản xuất sạch hơn
290
Quan trắc liên tục
Nội dung?
Ai chịu
trách
nhiệm?
Thời
gian?
Phương thức?
Báo cáo với
nhân viên
Báo cáo với
lãnh đạo
Sản phẩm
(nhóm) số
1
Tên
Theo ca
(hàng
ngày)
Quản đốc theo
dõi lượng sản
xuất
Sự biến đổi
cho cả năm
Số liệu và đồ
thị sản lượng
theo ngày,
tuần
Điện Tên
Hàng
tuần
Đọc đồng hồ
Như trên và
so sánh với
sản lượng
Sự biến đổi
theo tuần so
với sản lượng
Than Tên
Hàng
tuần
Tấn vận chuyển
và ước tính
lượng trong kho
Như trên Như trên
Nước Tên
Hàng
tuần
Đọc dồng hồ Như trên Như trên
Nguyên
liệu
Tên
Hàng
tuần
Công nhân ghi
sổ lượng sử
dụng
Như trên Như trên
% loại / xử
lý lại
Tên
Hàng
tuần
Bộ phận KCS
và bán hàng
Như trên Như trên
Báo cáo các kết quả sản xuất sạch hơn
Để duy trì các cam kết, các kết quả sản xuất sạch hơn cần được báo cáo lại với ban
lãnh đạo và các nhân viên.
Chuẩn bị cho một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn
Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn cần được bắt đầu để đảm
292
PHỤ LỤC 26: HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO:14000
1. Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường (EMS) và ISO 14001
Hệ thống Quản lý Môi trường là một công cụ để quản lý các tác động do các hoạt
động của một tổ chức gây nên với môi trường. Hệ thống này cung cấp một tiếp cận có tổ
chức trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống này
có thể là bước đầu tiên cho một tổ chức thực hiện để tiến tới các cải thiện về môi trường do
hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức xác định được hiện trạng môi trường của
mình và đánh giá thường xuyên hiện trạng và cải thiện. Để phát triển một hệ thống quản lý
môi trường, một tổ chức cần phải đánh giá được các tác động môi trường, xác định được
các mục tiêu giảm những tác động đó và lập kế hoạch làm thế nào để đạt được những mục
tiêu này.
Các lợi ích của hệ thống quản lý môi trường:
Giảm thiểu các rủi ro hay trách nhiệm về môi trường;
Sử dụng có hiệu quả tối đa các tài nguyên;
Giảm các chất thải;
Tạo ra hình ảnh hợp tác tốt;
Xây dựng cac mối quan tâm về môi trường cho nhân viên;
Hiểu rõ các tác động môi trường của hoạt động kinh doanh; và
Tăng lợi nhuận và cải thiện hiện trạng môi trường thông qua hoạt động có
hiệu quả hơn.
Một hệ thống quản lý môi trường không phải là một qui định, nó không chỉ rõ mục
tiêu môi trường cần phải đạt được như thế nào. Hơn nữa, nó yêu cầu một tổ chức phải chủ
động trong việc xem xét thực tế thực hành của mình, và qua đó xác định việc quản lý các
tác động của họ như thế nào là tốt nhất.Tiếp cận này hỗ trợ cho các giải pháp sáng tạo và
có nghĩa cho bản thân tổ chức đó.
Cũng như sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái, một hệ thống quản lý môi
trường có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện trạng môi trường,
đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường
tạo ra những cơ hội lý tưởng để thực hiện sản xuất sạch hơn, tương tự sản xuất sạch hơn sẽ
là công cụ để tổ chức đó có thể cải thiện hiện trạng kinh tế và môi trường của mình. Như
vậy sản xuất sạch hơn là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong phần mục
đích cần đạt được của hệ thống quản lý môi trường.
293
Mặc dù việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường mang tính tự nguyện, đây cũng
là một công cụ nhà nước có hiệu quả để bảo vệ môi trường vì công cụ này hỗ trợ cho các
qui định. Ví dụ để cho các tổ chức có thể đạt được các tiêu chuẩn đề ra, các hệ thống qui
chế có thể khuyến khích việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường bằng cách đưa ra
những chế độ khích lệ với các hiện trạng môi trường tốt và tiếp tục giữ những qui định
nghiêm ngặt để đưa vào áp dụng trong tương lai.
2. Các tiêu chuẩn môi trường quốc tế
Có những tổ chức mong muốn đạt được các chứng nhận quốc tế về hệ thống quản
lý môi trường. Điều này sẽ tạo ra những ưu điểm cạnh tranh, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp có quan hệ thương mại quốc tế. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã đưa ra một
mô hình mang tính chiến lược và thực tế đối với việc quản lý môi trường trong quá trình
vận hành.
ISO đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho công tác quản lý môi trường thông
qua một bộ tiêu chuẩn ISO14000. Đây là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, vừa cung
cấp mô hình để hỗ trợ cho quan rlý môi trường, vừa là tài liệu hướng dẫn để đảm bảo các
vấn đề môi trường được quan tâm đến trong quá trình ra quyết định chính. ISO 14001 (cụ
thể hoá cho hệ thống quản lý môi trường) là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn này.
Việc thực hiện ISO14001 mà cơ sở là hệ thống quản lý môi trường không nên thực
hiện nếu như phầnkết quả mong đợi về các lợi ích thấy ngay đối với môi trường hoặc cơ sở
nền vẫn chưa được xác định mang tính thực tế. Điều này cũng giống như việc xác định ra
một khoảng rộng các mục đích và mục tiêu môi trường của các doanh nghiệp và các nước
khác nhau. Nếu điều này xảy ra thì không thể trông chờ bản thân việc áp dụng ISO 14001
sẽ dẫn đến cải thiện hiện trạng môi trường.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường dựa trên ISO14001 sẽ
khuyến khích tổ chức xem xét lại việc quản lý môi trường của mình, và quan tâm đến các
công cụ để cải thiện hiện trạng. Như đã được sản xuất sạch hơn trình diễn, quá trình đánh
giá thường không chỉ xác định các lợi ích về môi trường mà cả các lợi ích về kinh tế của
việc cải thiện hiện trạng môi trường. Các tiềm năng về lợi ích kinh tế này sẽ tạo ra động cơ
cho doanh nghiệp thực sự thực hiện cải thiện môi trường.
Các khái niệm về sản xuất sạch hơn đi cùng hướng với các mục tiêu của ISO14001
là yêu cầu có sự chuyển hướng từ tập trung vào các giải pháp cuối đuường ống sang việc
khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
294
3. Lợi ích của chứng nhận quốc tế
Các lợi ích của việc đạt được chứng nhận ISO14001 thường được phần lớn các tổ
chức lớn nhận dạng, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu thấp hơn và do đó tỷ lệ
hoàn lại chi phí cho chứng nhận cũng thấp hơn.
Mặc dù được chứng nhận đầy đủ, hệ thống quản lý môi trường ISO có thể không
phù hợp với các tổ chức nhỏ. Hề thống cung cấp các hướng dẫn hỗ trợ cho tổ chức xem xét
các vấn đề có nghĩa và qua đó thu đựoc nhiều lợi ích nhất từ hệ thống quản lý môi trường,
thâm chí không cần có chứng chỉ. Do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng ISO
14001 như một mô hình để thiết kế hệ thống quản lý môi trường của mình.
Mặc dù vậy, các tổ chức lớn hơn có thể nhận thấy chứng chỉ còn có giá trị cao hơn
khi xem xét đến tiềm năng thương mại và các ưu thế thị trường của một hệ thống quản lý
môi trường được cấp chứng chỉ và được quốc tế công nhận. Đây là một yếu tố có ý nghĩa
cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm các chứng chỉ sau tiêu chuẩn về chất lượng ISO 9000,
và điều này cũng giống như một yếu tố ảnh hưỏng tới các quyết định có liên quan đến
chứng chỉ ISO 14001. Chứng chỉ ISO 14001 có các lợi ích sau:
Là một trình diễn rõ ràng với các khách hàng và các cơ quan tài chính về
quản lý môi trường có trách nhiệm;
Cải thiện hình ảnh của tổ chức; và
Cho phép tổ chức đánh giá và quản lý các tác động môi trường của mình
một cách có hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1.Kinh Tế Học Môi Trường, Tác giả: Gilles Rotillon. Philippe Bontems, Dịch giả: Nguyễn
Đôn Phước, Nhà xuất bản: NXB Trẻ
2.Kinh tế môi trường,Tác giả: PGS. TS. Hoàng Xuân Cơ, NXB: Giáo dục – H,Năm xuất
bản: 2007
3.Nghiên Cứu Thị Trường của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Mai Trang, NXB Đại Học
Quốc Gia TP HCM
4.Phát Triển Các KCN-KCX trong quá trình CNH-HĐH của VS,TS Nguyễn Chơn Trung
và PGS,TS Trương Giang long, NXB Chính Trị Quốc Gia.
Báo cáo, luận văn:
1.Tiểu luận: Thực trạng các KCN ở Việt Nam và những giải pháp- SVTH: Văn Thị Thanh
Tuyền-Trương Thị Như Hiếu, Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM.
2.Báo cáo vấn đề BVMT trong phát triển Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất ởViệt Nam.
GS.TSKH Ngô Thế Thi- Trường Đại Học Xây Dựng
3.Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN&KCX ở Việt Nam-Bộ Kế Hoạch
và Đầu Tư.
4.Báo Cáo Phát Kinh Nghiệm Phát Triển Bền Vững tại Thụy Điển- Tomas Gustafsfon-Hội
nghị toàn quốc về phát triển bền vững tại Việt Nam, 15/12/2004
5.Báo cáo Hội Nghị Quốc Tế về kinh nghiệm di dời ô nhiễm công nghiệp- môi trường
sạch, đô thị hoàn thiện, giá đất tăng- VDC’28/08/2003.
6.Báo cáo tình hình môi trường năm 2008 và kế hoạch 2009-phòng QLMT, HEPZA,
01/2009
7.Báo Cáo khác:
-Japan’s experience of overcoming environmental pollution, Shinichi ARAI, IR3F,
28/10/2008.
-Balancing Trade and Environmental Needs – Singapore’s Experience – PECK THIAN
GUAN – Director, Environmenttal Technology Center,
Báo, tạp chí
1.Tạp chí KCN Việt Nam tháng 6 năm 2006
2.Tạp chí KCN Việt Nam số 70 tháng 7 năm 2006
3.Tạp chí Quản lý Nhà nước số 135 tháng 4 năm 2007
4 Tạp chí KCN Việt Nam tháng 1 năm 2007
5.Tạp chí KCN Việt Nam tháng 2 năm 2007
6.Tạp chí KCN Việt Nam tháng 4 năm 2007
7.Tạp Chí Phát Triển KH&CN, tập 10, số 7/ 2007
8.Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 7/2007
Internet:
1. Trang web của Ban quản Lý KCN,KCX TP HCM: hepza.gov.vn
2. Trang web của Cục Cảnh Sát Môi Trường:
3.Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về KCN Việt Nam:
khucongnghiep.com.vn
&lang=vn
4. Trang web của Tổng Cục Môi Trường:
5. Trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường:
6.Trang web của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM:
7.Trang web của một số Ban Quan Lý tại các KCN, KCX tại Việt Nam
bid=7&id=7&vlang=TV
( Trang web của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai)
8.Các trang web khác:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_o_nhiem_moi_truong_trong_cac_khu_cong_nghiep_tp_hcm_thuc_trang_va_cac_giai_phap_kinh_te_6204.pdf