Vấn đề ô nhiễm ở môi trường nông thôn Việt Nam

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Qua đề tài này sẽ mang đến cho mọi người một cái nhìn khái quát về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề ô nhiễm ở môi trường nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được. Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v... cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,... Những hoá chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người. Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Yêu cầu phải có cuộc sống tốt hơn, và vấn đề sức khoẻ được đặt ra trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành mối lo ngại trên khắp hành tinh, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Buộc lòng chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp làm sạch môi trường sống một cách tốt nhất để đảm bảo vấn đề sức khoẻ cho chúng ta. Có rất nhiều phương pháp làm giảm thiểu sự ô nhiễm nhưng phương pháp hiện nay được nhiều người chú trọng nhiều nhất là trồng cây xanh. khái niệm "chất lượng không khí trong nhà", gọi tắt là IAQ (Indoor Air Quality), là một chỉ số quan trọng cho ngôi nhà hiện nay. 1.2 Lý do chọn đề tài Trong khoảng 30 năm trở lại đây, người ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc giảm ô nhiễm trong nhà, nhưng chỉ gần đây cộng đồng khoa học quốc tế lo lắng về việc giảm ô nhiễm không khí của những môi trường khép kín. Các nghiên cứu của Mỹ và châu Âu cho thấy, con người ở các nước công nghiệp dành hơn 90% thời gian của họ ở trong nhà. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng, nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần so với nồng độ ngoài trời. Để cải thiện môi trường sinh hoạt hằng ngày, nhóm chúng tôi nghĩ đến một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả: trồng thử nghiệm cây Lục thảo trổ trong nhà. Để có một văn phòng làm việc thoải mái hay một căn phòng trong lành không có các chất độc do chính những dụng cụ trong nhà tạo ra, việc lựa chọn một loại cây thích hợp đặt trong nhà là một điều hết sức đúng đắn, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa trang trí cho căn phòng. Nhưng một điều đặc biệt là giá thành rẽ và tính thực tiễn cao. 1.3 Tổng quan tóm lược đề tài 1.3.1 Ô nhiễm không khí xung quanh "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi. 1.3.2 Ô nhiễm không khí trong nhà 1.3.2.1 Khái quát Chúng ta thường nghĩ rằng ô nhiễm không khí cục bộ là vấn đề gây ra bởi công nghiệp hoặc giao thông – điều đó đúng – nhưng còn vấn đề ô nhiễm trong nhà. Ô nhiễm trong nhà là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái” (Bộ Môi trường Ý, 1991). Ô nhiễm không khí trong nhà là do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe. Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự ô nhiễm trong nhà ở, phòng làm việc, lớp học, nhà xưởng... Ô nhiễm không khí trong nhà thường không được để ý và khó nhận biết. Điều này có thể do ngôi nhà được làm kín, ít thông thoáng nên các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ làm nồng độ ngày càng cao. Con người ở trong môi trường đó đã quen dần nên khó cảm nhận được những mối nguy hại đang gặp phải. Sinh sống và làm việc thường xuyên trong bầu không khí ô nhiễm làm cho con người không thoải mái, mệt mỏi, sức khỏe dần giảm sút. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây tổn thương đến đường hô hấp, niêm mạc hoặc tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh đối với gan và các bộ phận khác. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, ô nhiễm không khí trong nhà được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ là nhóm người bị tổn thương nhiều nhất vì họ có nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Năm 1992, Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà ở các nước đang phát triển là một trong bốn vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất toàn cầu. Trung bình mỗi ngày mức ô nhiễm phát ra từ trong nhà thường vượt hơn so với những số liệu mà tổ chức WHO chỉ ra và đã được thừa nhận. 1.3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà Trong khoảng 500 điều tra chất lượng không khí trong nhà trong thập kỷ qua, Viện Quốc gia về an toàn lao động và Y tế (NIOSH) nhận thấy rằng các nguồn chính của vấn đề chất lượng không khí trong nhà là:  • Thiếu thông gió 52% • Ô nhiễm từ bên trong xây dựng 16% • Ô nhiễm từ bên ngoài tòa nhà 10% • Ô nhiễm vi sinh   5% • Ô nhiễm từ vải xây dựng   4% • Không rõ nguồn 13%  Nhà là một khối không khí đóng, nhiều người cùng thở, toát ra hơi người và chia sẻ bầu không khí nhỏ đó; nhiều đồ đạc chất trong khoảng không gian đó; nhiều hoạt động diễn ra trong bốn bức tường đó (nấu ăn, làm việc, bài tiết…); nhiều thiết bị hoạt động tại đó (tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy vi tính, máy in, đèn chiếu sáng…). Mỗi căn nhà với vài chục mét vuông hoặc may mắn là hơn trăm mét vuông, nên chắc chắn, bầu không khí sau bốn bức tường ấy, sẽ đặc hơn khoảng không lồng lộng bên ngoài! Ngoài những chất gây ô nhiễm cổ điển ai cũng biết như: hút thuốc lá, các chất nhiễm do đun nấu, sưởi, máy lạnh không sạch, khói xe, bụi từ bên ngoài, cống rãnh rò rỉ…; hiện người ta đang rất lưu ý đến những chất mới phát sinh từ nhu cầu sống hiện đại, từ các vật liệu dùng trong nội thất: đó là các hợp chất hữu cơ không bền, gọi là VOC (Volatile Organic Compounds) có trong một số loại sơn, vẹc-ni, chất nhuộm, đánh bóng…; hoặc các formaldehyde có trong các sản phẩm gỗ nhân tạo, ván ép, bàn ghế, các loại thảm sợi nhân tạo, các loại màn cửa… Dĩ nhiên góp phần không nhỏ vào việc này phải kể đến các tác nhân ô nhiễm sinh học như các loại vi sinh, nấm, mốc, con mạt sống trong bụi, phân gián… Tất cả hình thành một loại "bụi nhà" (khác với bụi ngoài đường bay vào) mà chúng ta có thể hít vào. Khói thuốc lá Thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 6.000 chất ở dạng khí và hạt được phát thải. Nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ở người và động vật. Các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị nuốt vào và có thể bị giữ lại trong phổi nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc.   Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt, mũi, và cổ họng, khói thuốc lá còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ở người không hút thuốc; tăng bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Phụ nữ không hút thuốc có rủi ro cao hơn về ung thư phổi nếu chồng họ hút thuốc. Hợp chất hữu cơ bay hơi Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu xây dựng, đồ đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... Quần áo giặt khô có thể còn chứa dư lượng dung môi. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy nhược hệ thần kinh tự gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được trong nhà có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Formaldehyde   Là một khí cay không màu, phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm từ hạt nhựa urê kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò sưởi, những vật dụng trang trí nội thất như bông cách nhiệt, vải, thảm, và vật liệu trải sàn nhà; sản phẩm giấy và mỹ phẩm. Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở. Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư. Ô nhiễm có bản chất sinh học   Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, dịch vụ thông cống thoát nước… đến chậm hơn thời gian lịch hẹn, làm không sạch, có thể gây nên tình trạng ô nhiễm có bản chất sinh học từ vi khuẩn, nấm, virus và bụi. Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi, viêm mũi, và bệnh hen suyễn, biểu hiện ở hắt hơi, chảy nước mắt, ho, khó thở, chóng mặt, hôn mê sốt và rối loạn tiêu hoá. Trẻ em, người có tuổi, và những người đã có vấn đề về hô hấp, dị ứng, và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn. Khí hiếm Khí hiếm tự nhiên phát thải từ đất, đá hoặc từ các vật liệu xây dựng như bê tông làm từ đá granit… Phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về ung thư phổi. Các loại hóa chất tẩy rửa   Thực tế thì hầu hết các ngôi nhà đều chứa đầy những mối nguy hiểm tiềm tàng. Đó là lò vi sóng, bột giặt, nước lau sàn, sơn tường và cả thuốc trừ sâu. Thậm chí các bức tranh nghệ thuật, các sản phẩm thủ công và cả các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ. Rất nhiều đồ dùng trong nhà có thể gây hại cho trẻ nhỏ, vật nuôi và môi trường nếu không sử dụng hoặc tích trữ. Các chất độc trong các sản phẩm này sẽ gây hại nếu nuốt, hít phải hoặc phơi nhiễm qua da. Phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm độc rất khác nhau. Nếu nhiễm độc nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sự sinh sản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác, thậm chí là tử vong. Để tránh những rắc rối không đáng có này, cần để sản phẩm ở những vị trí thích hợp, và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Cần tới cơ sở y tế ngay nếu hít, nuốt hoặc để các loại hóa chất này tiếp xúc với da. Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại… Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi các vi khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử dụng các chất này, hãy tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn trên sản phẩm, đặc biệt cẩn thận khi trong nhà có trẻ nhỏ. Chất phóng xạ radon Không thể nhìn, ngửi hay cảm nhận được sự có mặt của chất radon nhưng nó hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà đang sống. Radon sinh ra từ sự phân rã phân tử uranium ở trong đất, sỏi và nước. Radon đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở Mỹ. Nồng độ chất radon ở ngoài trời thường thấp hơn trong nhà. Radon có thể xâm nhập vào các ngôi nhà, căn hộ qua các vết nứt ở sàn, tường…. Radon cũng có mặt ở trong nước, đặt biệt là nước ngọt. Xét nghiệm là cách duy nhất cho biết nồng độ chất radon trong nhà. Cacbon monoxide Cacbon monoxide (CO) là chất khí không màu, không mùi nhưng cực kỳ độc hại. Có thể gây bệnh và tử vong ngay lập tức, tùy nồng độ. CO được tìm thấy trong quá khói thải từ ô tô, xe tải, đèn lồng, lò nướng, các loại thiết bị dùng gaz và hệ thống sưởi. Con người sẽ bị ngộ độc khi hít phải chúng với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực, rố loạn nhận thức. Tuy nhiên, rất khó để nói rằng ai đó đang bị ngộ độc khí CO bởi vì các triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Những người đang ngủ hay say rượu có thể tử vong vì ngộ độc CO trước khi có các triệu chứng. Một máy dò CO sẽ cảnh báo cho bạn về mức độ C) trong nhà. Ami-ăng   A-mi-ăng dạng sợi nhỏ đến mức bạn có thể không nhìn thấy chúng. Các a-mi-ăng sợi này có thể trôi nổi trong không khí và con người dễ dàng hít phải chúng. Phần lớn lượng a-mi-ăng sẽ được thải ra nhưng một số sẽ mắc lại trong phổi. Theo thời gian, chúng sẽ gây viêm và đe dọa chức năng của 2 lá phổi, gây ra các bệnh tật như bệnh phổi do hít phải a-mi-ăng (gây khó thở); u trung biểu mô (1 dạng ung thư hiếm ảnh hưởng tới phổi hay vùng bụng); ung thư phổi (diễn tiến của bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và hút thuốc làm tăng nguy cơ). Nhiễm độc chì   Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng của trái đất nhưng con người cũng góp phần thải nó vào môi trường thông qua việc sử dụng sơn và dầu mỏ. Chì cũng tìm thấy trong đất ô nhiễm, bụi nhà, nước uống, men gốm và một số nữ trang kim loại. Hít thở, uống ước, ăn các thực phẩm, tiếp xúc với các đồ vật chứa chì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ở người lớn, chì có thể làm tăng huyết áp và gây vô sinh, rối loạn thần kinh, đau cơ khớp. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung và ghi nhớ. Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ nuốt phải lượng lớn chì có thể bị bệnh tiếu máu, đau đầu dữ dội, yếu cơ và liệt não. Nếu bị nhiễm 1 lượng chì nhỏ thì có thể ảnh hưởng tới chỉ số IQ. 1.3.2.3 Tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà Ô nhiễm không khí trong nhà sẽ gây ra các căn bệnh như sau: Hội chứng bệnh trong nhà (SBS) - Sick Building Syndrome - được biết đến từ những năm 80, là loại hiện tượng mà người ta cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác bệnh khi ở lâu trong nhà, các biểu hiện thường không rõ ràng là bệnh gì, có thể là nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngứa ngáy…, và các triệu chứng thường giảm khi rời khỏi nhà. Ngoài ra, các loại bệnh gây ra từ căn nhà (BRI) - Building-related Illness - như: Bệnh viêm phổi Legionnaire có liên quan đến loại vi khuẩn tìm thấy trong máy điều hòa hay máy nước nóng. Tiếp đó, là các loại vấn đề sức khỏe mãn tính liên quan đến không khí trong nhà như bệnh suyễn, dị ứng và thậm chí là ung thư. Theo Hiệp hội Kỹ sư về sưởi và điều hòa không khí Mỹ ASHRAE (American Society For Heating, Refrigerating and Air-conditioning Engineers) thì một chất lượng IAQ gọi là có thể chấp nhận được phải thể hiện ở hai yếu tố: Một bầu không khí không tập trung cao các chất gây nhiễm và phải có hơn 80% số người cảm thấy dễ chịu khi sống bên trong đó. Phòng ngủ Trong phòng ngủ của chúng ta chắc chắn có bàn trang điểm và trên đó bày không ít đồ mỹ phẩm. Nếu chúng có formaldehyde sẽ gây tổn thương cho mắt, nếu có hoạt thạch sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.  Trong tủ quần áo của chúng ta cũng có không ít quần áo chun bó, các loại quần áo làm từ vải có ni-lon. Chất “nhựa” trong ni-lon sẽ được giải phóng khi được làm nóng bởi thân nhiệt. Các chất làm mềm, keo dính và chất chống tĩnh điện... đều gây nguy hại tiềm tàng cho cơ thể. Phòng đọc sách   Bút tẩy xóa, chất làm sạch mực, mực in… khi dùng thì rất thuận tiện nhưng chúng cũng hàm chứa các chất độc hại như benzene và thủy ngân, những chất này sẽ kích thích hooc-môn tuyến thượng thận bài tiết quá độ, đồng thời nâng cao mức độ nhạy cảm của tuyến thượng thận đối với tim mạch, làm cho nhịp tim đập nhanh, không có quy luật, người có bệnh mãn tính có thể bị đột quỵ, thậm chí tử vong. Nhà bếp   Trong nhà bếp thường có không ít các chất tẩy rửa, nên thay nước rửa bát hoặc đi găng bởi trong nước tẩy rửa có chất tẩy và các chất phụ gia khác có thể phá hỏng tầng chất dầu bảo vệ trên bề mặt da, gây tổn thương và ăn mòn da. Thành phần hóa học trong nước tẩy rửa gây nguy hại cho tóc và các bộ phận khác ở nhiều mức độ. Nước rửa chén bát còn lưu lại trên bát, đĩa cũng là một mối đe dọa cho sức khỏe.    Ngoài ra, các chất ô ô nhiễm độc hại như khí đốt gas, khí gas, hơi dầu chiên rán, hydrocarbons, halogen vv cũng là các nhân tố gây ra ung thư. Nhà vệ sinh   Trong nhà vệ sinh thường xuyên thuốc diệt côn trùng, nước tẩy rửa nhà vệ sinh và chất thanh lọc không khí. Nếu đặt các thuốc diệt côn trùng xong mà cảm thấy tinh thần mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt hoặc có triệu chứng tương tự như bị cảm thì hãy nghĩ đến khả năng bạn đã bị trúng độc. Nếu cảm thấy tức ngực, mất sức, mắt mũi đau nhức thì ngay lập tức lấy lọ thanh lọc không khí vứt đi, vì có thể nó chính là nguyên nhân. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Trung Quốc công bố một báo cáo về tác động của tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà trên cả nước cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.Có khoảng 2,2 triệu người Trung Quốc, trong đó gần một nửa dưới 5 tuổi, mất mạng mỗi năm do các vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu gây ra bởi việc đốt nhiên liệu rắn, được ước tính làm chết hơn 50.000 trẻ em hằng năm (dưới 4 tuổi) tại châu Âu. Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài môi trường tại Việt Nam là rất cao, điều này được lý giải bằng việc bệnh lý có liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng, ảnh hưởng đến hô hấp, sự phát triển của thai nhi, làm chậm phát triển thần kinh, trí não, tâm thần vận động ở trẻ em. 1.3.2.4 Tình hình ô nhiễm không khí hiện nay 1.3.2.4.1Tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau. TT Ngành sản xuất CO NO2 SO2 VOCs 1 Nhiệt điện 4.562 57.263 123.665 1.389 3 Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt 54,004 151,031 272,497 854 4 Giao thông vận tải 301.779 92.728 18.928 47.462 Cộng 360.345 301.022 415.090 49.705 Nguồn: Cục BVMT, 2006 Bảng 1 Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm) Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau. Xe máy là nguồn đóng góp chính các khí như CO, HmCn và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx. Nguồn: Cục BVMT, 2006 Biểu đồ 1. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam Ô nhiễm bụi Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m3). So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3), Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm dọc hai bên các đường giao thông chính của đô thị. Không chỉ ở các tuyến đường giao thông đường phố mà các khu vực dân cư của các đô thị cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là các khu vực dân cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng hoặc gần đường có mật độ xe . Ô nhiễm một số khí độc hại Các khí CO, SO2, NO2 trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho phép. Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO2 ở gần các trục đường giao thông cao hơn hẳn các khu vực khác. Đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao như TP. Hồ Chí Minh, nồng độ NO2 trong không khí cao. Điều này chứng tỏ NO2 được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động giao thông trong thành phố. Tại những nơi có mật độ giao thông cao, nồng độ CO cao hơn hẳn. Tại các đô thị phía Nam,nồng độ CO tại các đường giao thông các năm 2005-2009 đều vượt QCVN. Nồng độ khí benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố. Tại Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) cao nhất ở dọc hai bên các tuyến đường giao thông và có giảm đi ở các khu dân cư nằm xa các trục đường lớn . Điều này chứng tỏ nguồn gốc của những khí này chủ yếu từ các phương tiện giao thông. 1.3.2.4.2 Tình hình ô nhiễm trên thế giới Ô nhiễm không khí đang là hiểm hoạ lớn đối với con người, hàng năm có khoảng 800.000 người chết có liên quan tới ô nhiễm không khí. Tổ chức “Sáng kiến không khí sạch” (CAI), một dự án của ADP và WB cho biết không khí tại nhiều thành phố lớn ở châu Á đang bị ô nhiễm nặng, không đạt tiêu chuẩn do Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề ra. 2/3 trong số người chết hàng năm vì ô nhiễm không khí là ở châu Á. Không khí bị ô nhiễm do lượng chì trong xăng và lượng lưu huỳnh trong dầu diese thải ra quá cao. Quá trình đô thị hoá diễn ra chóng mặt, số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng nhiều đã làm giảm chất lượng không khí. Qua khảo sát, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng nồng độ tập trung chất PM10 (có hại cho sức khỏe và cuộc sống của con người) sản sinh từ khói xe máy trong không khí ở một số thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia) hay New Delhi (Ấn Độ) đã lên tới mức báo động. Theo tác giả công trình nghiên cứu Dieter Schwela, nồng độ tập trung chất PM10 ở các thành phố châu Á cao hơn nhiều so với châu Âu và Mỹ. Do vậy, 22 nước châu Á là đối tượng nghiên cứu cần có biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do chất PM10. AFP cho biết, đại sứ quán Mỹ tại thành phố Bắc Kinh vừa tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm không khí tại đây. Kết quả cho thấy chất lượng không khí tại Bắc Kinh thấp đến nỗi nó nằm ngoài bảng chỉ số ô nhiễm không khí của Mỹ.Sở Môi trường Bắc Kinh cũng thông báo chất lượng không khí tại phần lớn thành phố đang ở cấp độ 5 - mức tồi tệ nhất trong lịch sử.Một báo cáo của Sở Môi trường cho thấy, những hạt siêu nhỏ, sự tăng nhiệt độ và thiếu gió khiến mức độ ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh tăng vọt, làm giảm tầm nhìn trong thành phố xuống mức 200 m.Bắc Kinh luôn được coi là một trong những thành phố có mức ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. 1.3.2.4.3 Tình hình ô nhiễm không khí trong nhà Theo Tổ chức Y tế Thế giới (Chương trình của WHO về Ô nhiễm không khí trong nhà. 2002) mỗi năm, ô nhiễm không khí trong nhà có trách nhiệm hơn 1.600.000 người chết hàng năm và 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Bầu không khí ô nhiễm bên trong các hộ gia đình là nguyên nhân tử vong của gần 5% trường hợp tại 21 nước, chủ yếu ở châu Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong này có thể dễ dàng phòng tránh được khi sử dụng các loại chất đốt khác. Theo báo cáo công bố ngày 30-4 của WHO, những nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng có thể loại trừ và khoảng 1,5 triệu người sẽ thoát chết nếu người dân các nước nghèo nhất từ bỏ việc sử dụng các loại chất đốt rắn như than củi trong nhà. Các chuyên viên của WHO khẳng định sự phụ thuộc vào các loại chất đốt rắn là một một những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng, khi đây là tác nhân dễ gây ra các bệnh về phổi ở trẻ nhỏ và các nhiễm khuẩn hô hấp mãn tính ở người lớn. WHO kêu gọi chính quyền các nước cần có những chính sách khuyến khích người dân sử dụng các loại chất đốt hiện đại, sạch hơn và hiệu quả hơn như biogaz, dầu hóa lỏng, dầu thắp bên cạnh việc cải tạo các lò đun nấu và ống thông khói trong các hộ gia đình. Theo các số liệu thống kê của WHO, trong năm 2006, có 800.000 trẻ em và 500.000 phụ nữ tử vong vì "kẻ giết người trong gian bếp" tại 19 nước châu Phi, Afghanistan và Pakistan. Thạc sĩ Nguyễn Trinh Hương thuộc Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam cho biết nếu xét về mức độ tác động về sức khỏe con người so với các loại ô nhiễm khác, thì ô nhiễm không khí trong nhà có tỷ lệ tử vong cao nhất. Phát biểu này được đưa ra tại một hội nghị khoa học về ô nhiễm không khí đô thị Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Trong các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe người lao động như bụi, hơi khí độc, hóa chất, vi sinh, tiếng ồn, rung động, gánh nặng, và tư thế lao động… thì nhóm yếu tố gây ô nhiễm môi trường nơi làm việc ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Nhóm yếu tố này gồm bụi, hơi khí hộc, hơi hóa chất. Kết quả điều tra tại 10 chung cư Hà Nội của Trung tâm khoa học môi trường và phát triển Bền vững cho thấy, hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở. Tiến hành điều tra tại hai tòa cao ốc ở Việt Nam thập niên 2000, thấy nhiều người có triệu chứng mần ngứa, mệt mỏi. Các triệu chứng này mất đi nếu những người làm việc trong đó nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ phép dài ngày. Thông thường, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ngoài trời, theo một nghiên cứu của Mỹ. Gần đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Trung Quốc vừa công bố một báo cáo về tác động của tình trạng ô nhiễm không khí, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thậm chí còn lớn gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Tại môi trường lao động công nghiệp, ô nhiễm không khí có thể gây ra một số bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic, bụi phổi bông, lao phổi, trong đó bệnh bụi phổi silic có thể chiếm tới 74,5% số tích lũy bệnh. 1.3.3 Vai trò của cây xanh trong việc làm sạch không khí trong nhà Từ lâu con người và cây xanh có mối quan hệ hỗ tương, cây xanh cung cấp cho chúng ta khí O2 để thở và hấp thụ khí CO2 do quá trình hoạt động của chúng ta thải ra. Cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho chúng sống bằng cách lọc tất cả bụi có hại cho phổi chúng ta. Khoảng ½ ha cây xanh có thể cung cấp một lượng O2 đủ cho 18 người . Những năm gần đây, các nghiên cứu về lâm nghiệp đô thị cho thấy rằng cây xanh đô thị có giá trị gấp nhiều lần không những vật chất hữu hình mà còn vật chất vô hình so với chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ. Các chuyên gia về lâm nghiệp đô thị cho biết: Cây xanh có khả năng làm sạch môi trường: Trong quá trình tổng hợp dinh dưỡng, cây xanh hấp thụ khí CO2 và một số loại bụi có hại khác thải ra môi trường do quá trình hoạt động của con người và biến đổi thành khí O2 cho chúng ta thở. Giảm nhiệt độ và tiếng ồn: Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa. Cây xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn ( theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ). Cải thiện sức khỏe: Cuộc sống ở thành thị luôn đòi hỏi con người hoạt động như một cổ máy, công việc và cuộc sống chịu nhiều áp lực nặng nề. Do đó, sau những giờ căng thẳng được thư giản trong công viên, vườn cây hoặc các nhà hàng có cây xanh sẽ làm cho mọi người giảm bớt đi sức nặng về thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu y học mới đây cho thấy rằng, bệnh nhân điều trị trong phòng cây xanh hoặc các khoảng không xanh thì bệnh có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn. Và một số lợi ích khác: Cây xanh tôn tạo thêm nét thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc. Chống xói mòn và điều tiết nước (tán lá ngăn cảng mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất và hệ thống rễ là những con đập nhỏ ly ty có nhiệm vụ giữ và điều tiết nước) Tăng giá trị kinh tế: Qua khảo sát cho thấy rằng, đối với những con đường có cây xanh thì việc cho thuê văn phòng sẽ de dàng và giá sẽ cao hơn hoặc các cửa hàng buôn bán sẽ tấp nập hơn những nơi không có cây xanh. Tác dụng như vành đai bảo vệ các khu công nghiệp, khu dân cư… nhằm hạng chế sức tàn phá của các cơn gió mạnh và lốc xoáy trong múa mưa bảo. Làm nơi trú ngụ cho một số động vật và con trùng.  Vì vậy trồng cây xanh trong nhà là phương thức an toàn và hiệu quả để loại bỏ các độc tố từ không khí trong môi trường sống, theo các nghiên cứu của NASA đã chỉ ra rằng cây trồng trong nhà là cách thức loại bỏ độc tố trong không khí hiệu quả nhất. Cây trong nhà không chỉ chuyển đổi carbon dioxide thành oxy mà còn bẫy và hấp thụ nhiều chất gây ô nhiễm khác. Rất nhiều các hợp chất hóa học được thả vào không khí của chúng ta từ các vật dụng và các loại cây cảnh rất có lợi cho cuộc sống của chúng ta đặc biệt là trong các văn phòng, nơi làm việc... Các cây cảnh này làm sạch và đổi mới không khí cũ trong nhà hoặc văn phòng  bằng cách lọc ra các độc tố, chất gây ô nhiễm khí các-bon mà chúng ta thở ra và thay thế chúng bằng khí oxy cần thiết cho sự sống và may mắn cho chúng ta là một số những cây trồng trong nhà có khả năng làm sạch không khí tốt nhất lại rất dễ dàng để trồng và chăm sóc. 1.3.4 Cây Lục thảo trổ Chorolophytum elatum họ Liliceae 1.3.4.1 Khái quát Hình 1: Cây Lục thảo trổ Chorolophytum elatum Cây Lục Thảo Trổ còn có tên gọi là mẫu tử, cỏ mệnh môn,cỏ nhện.Có nguồn gốc từ Nam Phi. Cây thân cỏ mọc bụi nhỏ, cao 30-40cm, rễ phình thành củ nhỏ nằm dưới đất, thường được trồng trên các chậu treo, lá mọc sát đất. là loại cây dễ trồng và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thích hợp đặt ở bàn làm việc, cửa sổ hay trong phòng. Là một trong những loại cây xếp hàng đầu trong việc loại bỏ các chất độc và làm sạch không khí 1.3.4.2 Đặc tính sinh học Là loài thực vật hạt kín một lá mầm. Ánh sáng: phát triển được trong ánh sáng hay bóng tối sáng một phần, có thể chịu được ánh sáng mặt trời buổi sáng trực tiếp. Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ phòng, dễ thích nghi với nơi có điều kiện khô hoặc ẩm ướt, lá sẽ bị nâu lại nếu đất quá khô hoặc quá mặn. Đất: thích ứng với bất kì loại vườn hoặc loại chậu nào, nhưng phát triển mạnh nhất trong hỗn hợp đất bao gồm: rêu, than bùn, một phần đất sét trộn với một phần cát. Nhân giống: phân chia rễ và thân của chúng rồi trồng trong chậu, trên mặt đất hoặc trong nước. Ngoài ra, có thể gieo bằng hạt nhưng ít khi thực hiện được. 1.3.3.3 Quá trình xử lý độc tố của cây Mỗi loại cây lại có khả năng hút các loại khí độc khác nhau. Khả năng hút độc của chúng phụ thuộc vào kích thước cây, nhiệt độ, độ ô nhiễm của không khí, chất lượng cây… Cây làm sạch không khí bằng hai cách : hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ. Cây hấp thụ chất ô nhiễm độc hại như cacbonic, anhidric sunfua, fuo, clo, amoniac và trả lại cho không khí nhiều dưỡng khí thông qua quá trình trao đổi chất phức tạp trong thực vật. Ban đầu do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng thông qua hệ rễ làm trong sạch môi trường Cây thoát hơi nước từ lá vào không khí rồi kéo theo các chất trong không khí xuống quanh rễ của nó. Bất kỳ chất gây ô nhiễm không khí cũng được kéo xuống xung quanh rễ thực vật.   Vi khuẩn, sống trên và xung quanh rễ cây trong một khu vực gọi là vùng rễ, phân tích và phá hủy các hóa chất.   Vi khuẩn chuyển đổi các hóa chất này thành một nguồn thực phẩm và năng lượng cho cây và bản thân mình. Chẳng hạn như vi khuẩn, có thể nhanh chóng thích ứng với một số chất ô nhiễm hoá học bằng cách sinh ra môi trường mới có khả năng kháng hoá chất. Kết quả là cây trở thành nơi lý tưởng để hấp thu các hoá chất. 1.4 Những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước 1.4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài Ý nghĩ dùng cây xanh thanh lọc không khí đã có từ thập niên 70, sang thập niên 80 (của thế kỷ 20) thì có những công bố rất thuyết phục. Tiêu biểu có nghiên cứu của William Wolverton (Mỹ) nghiên cứu trên những loại cây dùng trang hoàng trong các phòng làm việc và nhà ở. Từ nhiều lần thí nghiệm, ông xác định được là mỗi loài cây có khả năng hấp thu được một số hóa chất gây ô nhiễm Bản báo cáo, "Nguy cơ từ trên trời: Ô nhiễm không khí tác động đến Hệ sinh thái và đa dạng hóa sinh học ở miền Đông Hoa Kỳ", là phân tích trên quy mô lớn đầu tiên về ảnh hưởng của 4 loại chất gây ô nhiễm đối với nhiều loại môi trường sống. Hầu hết các cuộc nghiên cứu gần đây chỉ tập trung vào một chất gây ô nhiễm. Trên 32 chuyên gia đã góp phần vào nỗ lực này; tuy nhiên dự đoán về tình hình không khả quan. Tiến sĩ Gary M. Lovett, nhà sinh thái học tại học viện Cary đồng thời là tác giả chính của bản báo cáo, nhận xét: “Bất cứ nơi đâu chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng về việc ô nhiễm không khí gây tổn hại đến tài nguyên tự nhiên. Những hành động quyết đoán cần được thực hiện nếu chúng ta thực sự muốn bảo tồn các hệ sinh thái chức năng cho thế hệ tương lai”. Trong cuốn sách làm thế nào để không khí sạch (Penguin 1997), ông Bill Wolverton đã kê ra 50 cây kiểng nội thất làm sạch không khí nhà chúng ta ở hay nơi chúng ta làm việc. Ông Wolverton đã cộng tác 20 năm với Cơ quan Không gian – NASA Hoa Kỳ, nghiên cứu phát triển kỹ thuật giúp cho người sống được bên trong bầu không khí đóng kín trên Mặt trăng hay trên Hỏa tinh. Ông khám phá ra là một số cây kiểng để trong nhà là những máy lọc chất ô nhiễm không khí bình thường hay nguy hiểm rất hữu hiệu và mau lẹ nhất.  Giáo sư Stanley Kays, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm khả năng hấp thụ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí đối với 28 loại cây mà người dân thường trồng trong nhà. Hai nhà thiết kế Harvard Mathieu Lehanneur và David Edwards đã cùng chế tạo loại máy sử dụng cây xanh để làm sạch không khí. Các loại không khí độc hại sẽ được hấp thu qua lá và rễ của cây xanh còn không khí trong lành sẽ được “ thổi” ra căn phòng Một nhóm các chuyên gia ở đại học tổng hợp Washington Mỹ (UOW) đứng đầu là bà Sharon Doty nghiên cứu này dùng cây trồng để làm sạch các chất ô nhiễm thông qua kỹ thuật phytoremediation, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA-Environmental Protection Agency) nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần và đôi khi cao hơn 100 lần so với nồng độ ngoài trời. Các nhà khoa học, thuộc Trường Đại học Georgia - Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của một số loại cây cảnh trong việc giảm các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm 28 loài thực vật phổ biến được trồng làm cảnh trong nhà về khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm dễ bay hơi năm trong nhà. 1.4.2 Nghiên cứu ở trong nước Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu có thì rất ít ỏi, chủ yếu là những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng. Trong khuôn khổ các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (VCAP), được tổ chức Fredskorpset (FK) của Chính phủ Na Uy tài trợ, chủ trì tổ chức hội thảo “Ô nhiễm không khí, các ảnh hưởng sức khỏe và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” ở Hà Nội.Hội thảo giới thiệu tổng quan về hiện trạng ô nhiễm không khí và quản lý chất lượng không khí ở Việt  Nam; Hiện trạng ô nhiễm không khí công nghiệp và các giải pháp kiểm soát; Những tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà; Phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu  ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và xây dựng. 1.5 Những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết Người ta thường chú ý đến sự ô nhiễm trong không khí ngoài trời, đặc biệt do sự phát khí thải từ các phương tiện giao thông chứ rất ít chú ý đến các chất ô nhiễm trong bầu không khí trong nhà. Vì vậy tuy đã có một số nghiên cứu nói về việc trồng cây làm sạch không khí trong nhà nhưng lại không được ứng dụng rộng rãi. Trên thực tế, bầu không khí trong nhà còn bị ô nhiễm nhiều hơn cả ngoài trời. Tại các lớp học, văn phòng , nơi tập trung học sinh, các nhân viên gần như suốt ngày ở trong nhà , nơi có bầu không khí ô nhiễm rất cao. Cùng với đó, môi trường không khí quá kín hay không sạch sẽ trong gia đình cũng khiến gia tăng bệnh tật như các bệnh về hô hấp (hen suyễn, dị ứng, viêm mũi), các bệnh về tim mạch, đau đầu hay thậm chí là ung thư, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1… Trong lúc sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng và len lỏi vào từng ngóc cạnh của cuộc sống, làm hại sức khỏe con người và sinh vật từng phút một nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu sâu về khả năng hút chất độc cao của cây Lục Thảo Trổ và đem ra ứng dụng rộng rãi dựa trên khả năng thích nghi tốt với điều kiện và giá thành rẻ của cây. 2. MỤC TIÊU – PHƯƠNG ÁN 2.1 Mục tiêu công trình Đề tài góp phần tìm hiểu các nguyên nhân sau: Tìm hiển nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà Giúp cho người đọc có thể hiểu được tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà Biết được khả năng hút chất độc của cây Lục thảo trổ. Ứng dụng trồng cây Lục thảo trổ trong nhà. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về chất lượng không khí. Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa nhằm chọn ra vị trí thích hợp tại hiện trường để tiến hành thí nghiệm với chất đánh dấu và đo đạc nồng độ các chất ô nhiễm. Phương pháp thực nghiệm: Thí nghiệm và đo đạc các thông số ô nhiễm không khí trước va sau khi trồng cây thí nghiệm. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí. 2.2.1 Thời gian nghiên cứu Thời gian tiến hành thực hiện đề tài từ tháng /2011 đến tháng /2011 2.2.2 Những khó khăn và thuận lợi Thuận lợi : Nhờ sự giúp đỡ và tận tình hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Ẩn trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồng thời cô đã tạo điều kiện cho chúng em đo đạc không khí, đi tới thư viện tổng hợp, thư viện tài nguyên môi trường, thư viện trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Khó khăn: Do thời gian hạn chế nên đề tài chỉ tập trung phân tích chất được một số chất. Ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi do địa điểm và điạ hình. 2.2.3 Giới hạn đề tài Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ đo hạn chế một số chất. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu không khí trong nhà. 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1 Nội dung: 3.1.1 Lựa chọn khu vực nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm tại các hộ gia đình Địa điểm 1: Nhà ở kiểu trung cư 21/1 Thống Nhất F16 . Quận Gò Vấp. Tp .HCM Địa điểm 2: Quán Trà sữa Luky 231 Thống Nhất F16. Quận Gò Vấp. Tp .HCM Địa điểm 3: Công Ty Du Lịch TUỔI VIỆT 59/403C Phan Huy Ích .F13. Quận Gò Vấp. Tp .HCM Địa điểm 4: Nhà ở 437/13/6 Lê Đức Thọ F16. Quận Gò Vấp 3.1.2 Lựa chọn thực vật thí nghiệm: Nói chung, cây xanh nào cũng có tác dụng hút khí độc. Nhưng mức độ hút các loại khí độc của các cây là khác nhau.Thực vật được lựa chọn ở đây đòi hỏi cò khả năng hút chất độc trong không khí và chịu được nồng độ chất ô nhiễm cao và giá thành rẻ để đem đi ứng dụng rộng rãi. Cây Lục Thảo Trổ Chlorophytum elatum . Họ: Liliaceae. Hình 2: Cây Lục thảo trổ Chorolophytum elatum để hành lang Hình 3: Cây Lục thảo trổ Chorolophytum elatum để trong phòng Hình 4: Cây Lục thảo trổ Chorolophytum elatum để phòng tắm 3.1.3 Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường không khí trong nhà: 3.1.3 .1 Tiêu chuẩn Chất lượng không khí trong nhà : Thông số IDPH ASHRAE OSHA PEL * ** ACGIH TLV Độ ẩm 20% - 60% 30% - 60% N / A N / A Nhiệt độ 68 ° F- 75 ° F(mùa đông) 68 ° - 75 ° (mùa đông) N / A N / A 73 ° F- 79 ° F(mùa hè) 73 ° - 79 ° (mùa hè) Carbon Dioxide 1800 µg/m3 8 giờ 1.000 ppm 1.000 ppm 5.000 ppm 5.000 ppm (<800 ppm ưu tiên) Carbon Monoxide 10 µg/m3 8 giờ 9 ppm 9 ppm 50 ppm 25 ppm Hydrogen Sulfide 0,01 ppm N / A 20 ppm 10 ppm Ozone 100 µg/m3 8 giờ 0,08 ppm N / A 0,1 ppm 0,05 ppm Các hạt bụi 0,15 mg / m 3 (PM 10) (150 mg / m 3 ) 24 giờ 0,065 mg / m 3 (PM 2.5) (65 mg / m 3 ) 24 giờ N / A 15 mg / m 3(tổng cộng) 10 mg / m 3(tổng cộng) 5 mg / m 3(resp.) 3 mg / m 3(resp.) Formaldehyde 120 µg/m3 8h 0,1 ppm (văn phòng) N / A 0,75 ppm 0,3 ppm 0,03 ppm (nhà) Nitơ Dioxide 0,05 ppm N / A 5 ppm 3 ppm Radon 4,0 pCi / L N / A 100 pCi / L 4 WLM / năm  (mức độ làm việc tháng / năm) Bảng 2: Nồng độ cho phép không khí trong nhà ( Nguồn : Illinois Department of Public Health Guidelines for Indoor Air Quality) 3.1.3.2 Lấy mẫu và phương pháp phân tích: Chất gây ô nhiễm Tập trung  nhiều Sàng lọc  phương pháp Xác nhận  phương pháp Bioaerosols 0-1,000 cfu / m 3 Sống được lấy mẫu sinh học Carbon dioxide 0-2,000 ppm DT, IR Lấy mẫu túi xách, GC / TCD OSHA ID172 Carbon Monoxide 2-50 ppm DT, đồng hồ Lấy mẫu túi xách, đồng hồ đo Formaldehyde 0,04-1 ppm DT Coated XAD-2, GC / NPD OSHA-52 Nitric oxide 0-25 ppm DT TEA ống với chất ôxy hóa, DPP ID190 OSHA Nitơ khí 0-5 ppm DT TEA-Molecular Sieve Tube, IC OSHA ID 182 Các hạt bụi 0-40,000 hạt / cc Ánh sáng tán xạ mét Ozone 0-0,1 ppm DT, Chemiluminescent mét Radon 4-200 pCi / L Radon Cartridge, Electrect Bảng 3 lấy mẫu và phương pháp phân tích 3.1.3.3 Nồng độ các chất ô nhiễm đo được ở trong nhà: + Formaldehyde ở nồng độ ban đầu 1808 micrograms/h + Các hợp chất dễ bay hơi hữu cơ (VOC) từ các mẫu không khí khu vực có thể đạt tới 2,90 mg / m 3. + Trong nhà Carbon dioxide (CO 2) cấp độ vượt quá 3.000 ppm, ở trường học thì cấp độ vượt quá 1.100ppm, những người trong môi trường văn phòng carbon dioxide thở ra với tốc độ khoảng 0,3 L / phút + Xylene ở nồng độ khoảng 112 -250 microgram/h 3.1.3.4 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trong nhà: Chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng đang sút giảm nghiêm trọng. Ước tính có gần 1 tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ngoài trời. Kết quả điều tra tại nhà ở có hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở. Nhiều người có triệu chứng mần ngứa, mệt mỏi. Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Cho thấy ô nhiễm không khí chủ yếu là khí CO và H2S. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được. Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v...cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,... Những hoá chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người. Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo và trồng nhiều hoa, cây cảnh sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí gây tác hại lên sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ em. 3.2 Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy một ngôi nhà không trồng cây có mức độ ô không khí nhiễm trên 50% so với một ngôi có cây trồng trong nhà. Biểu đồ 2. So sánh mức độ ô nhễm trong nhà khi trồng cây Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy cây Lục Thảo Trổ có khả năng lọc và loại thải ô nhiễm không khí trong nhà. Đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch không khí Loại được: Chất gây ô nhiễm Thời gian 0h 2h 6h 24h Carbon Monoxide 128 ppm 98ppm 68ppm <5 ppm Nitrogen dioxide 48 ppm 7ppm <0.5 ppm <0.5ppm Formaldehyde 1808 µg 668 µg 138 µg <21 µg Bảng 4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình trồng thử nghiệm cây Lục Thảo Trổ Nhà trung bình trên 167 m2 với 2,5m trần sẽ cần khoảng 15 Cây Lục Thảo Trổ để làm sạch không khí và hút chất độc một cách hiệu quả nhất Trong phòng khoảng 8-10 m2 trồng 1-2 chậu cây Lục Thảo Trổ . Trong vòng 24h cây nhả oxy và hấp thụ formaldehyde trong không khí, styrene, carbon monoxide, carbon dioxide và các chất gây ung thư. Cây Lục Thảo Trổ hấp thụ một số chất độc hại đặc biệt mạnh mẽ, chẳng hạn như khí carbon monoxide đến 96%, Xylene (268 micrograms/h) và formaldehyde được 85%(560 micrograms/h). Ước tính khoảng 2,471 cm2 cua lá thì sẽ loại bỏ được 10,378micrograms trong 24h. Ngoài ra cây Lục Thảo Trổ còn phân hủy benzen và có thể hấp thụ chất nicotine và khói thuốc lá và các chất độc hại khác trong phòng tương đối ổn định.  4. KẾT LUẬN –ĐỀ NGHỊ: 4.1 Kết luận: Đã đánh giá được hiện trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm không khí trong nhà. Như vậy trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà đang trở thành mối lo ngại trên khắp hành tinh, chúng ta cần những biện pháp có chi phí thấp nhưng dễ thực hiện để loại bỏ hoặc giảm lượng khí ô nhiễm trong môi trường. Do ô nhiễm không khí trong nhà tác động mạnh tới các nước đang phát triển, trồng cây Lục Thảo Trổ trong nhà là một trong những cách hợp lý nhất. Vì cây dễ trồng, có tác dụng trang trí cho ngôi nhà, giảm lượng bụi trong không khí và quan trọng nhất là khả năng hút chất độc. 4.2 Đề nghị: Cây Lục Thảo Trổ Chlorophytum elatum . Họ: Liliaceae đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích: -        Hút các khí độc trong không khí. -        Nâng cao sức khỏe, tạo môi trường sống trong lành hơn. -        Tạo môi trường làm việc thân thiện với môi trường. -        Giúp giảm căng thẳng, tạo không gian thoáng mát, dễ chịu, nâng cao hiệu quả làm việc. Vì vậy đem cây Lục Thảo Trổ ứng dụng trồng một cách rộng rãi như : Nhà ở, chung cư, khách sạn, công ty, văn phòng, bệnh viện, trạm xá, trường học, tiệm photocoppy…….. Trung bình cứ khoảng 9m2 diện tích nhà thì nên có ít nhất 1 cây trồng trong nhà. . Đặc biệt nên để trong bếp và nhà tắm, nhưng cũng có thể để trong các phòng khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,2006. Hệ Sinh Thái Và Môi Trường Vườn; NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học; NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,2009. Sức khoẻ Và Môi Trường; NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,2003. Sinh Thái Học Và Môi Trường; NXB Nông Nghiệp. Lê Huy Bá,2008. Độc Chất Môi Trường; NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật. Đinh Hải Hà,2010. Phương Pháp Phân Tích Các Chỉ Tiêu Môi Trường; NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan,Trịnh Thị Thanh,2009. Giáo Trình Cơ Sở Môi Trường Không Khí; NXB Giáo Dục Việt Nam. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề ô nhiễm ở môi trường nông thôn việt nam.doc
Luận văn liên quan