Vấn đề phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU Thời kỳ mà chúng ta đang sống là thời kỳ mà quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề tự nhiên xã hội ngày càng có tính chất toàn cầu. Những năm trước đây, chúng ta còn nhắc đến toàn cầu hóa như một sự kiện đặc biệt hay là nói đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội sau tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu .v.v thì nay chúng ta đã xây dựng được nhiều kế hoạch và biện pháp để đón nhận những biến động này. Chủ nghĩa tư bản đang từng bước thay đổi, hạn chế những khuyết điểm và phát huy hơn nữa những ưu điểm để thực hiện âm mưu toàn cầu hóa. Tuy nhiên, xã hội tư bản vẫn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn sâu sắc mà sớm muộn sẽ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã bước qua khủng hoảng sau sự kiện chấn động tan rã thể chế xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu và đổi mới, khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ củaViệt Nam, Cuba, Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đã mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ cổ vũ cho phong trào hội nhập của mọi quốc gia dân tộc vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, Việt Nam đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. “ Chánh cương và sách lược vắn tắt ”của Đảng khi Đảng ra đời năm 1930 và “Luận cương chính trị” của Đảng đã vạch ra con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh cho sự lựa chọn đúng đắn của chúng ta. Cách mạng Việt Nam khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới củng cố nền độc lập dân tộc mới mang lại tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đứng trước thời kỳ mới, Việt Nam cần có sự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của toàn nhân loại nhưng không vì thế mà chúng ta xa rời con đường con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn để đi theo chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện được điều này, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng được mặt tích cực của toàn cầu hóa với các nước. Toàn cầu hóa kinh tế là một hiện tượng khách quan và sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới bởi các cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Chúng ta một mặt dựa vào sức mình là chính, một mặt thúc đẩy mạnh hợp tác giao lưu quốc tế. Với đường lối như vậy, chúng ta cần phải kết hợp được một cách hiệu quả phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh ngoại lực trong quá trình xây dựng đất nước. Đề tài: Vấn đề phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam hiện nay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNXH037 - Vấn đề phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam hiện nay.pdf