Vấn đề thảo luận Phân tầng xã hội
Áp dụng lý thuyết PTXH vào quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam ta
thấy:
• Thời kì bao cấp: Kinh tế Việt Nam có
tháp phân tầng hình đĩabay, mức
sống của các thành viên tương đối đều
nhau. Tuy nhiên mức sống này khá
thấp nên loại hình này không còn phù
hợp
• Hiện nay: Kinh tế VN có tháp phân
tầng hình thoi. Có nghĩa đã xuất hiện
1 bộ phận người khá giàu nhưng cũng
có 1 số người rất nghèo
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3152 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề thảo luận Phân tầng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học đại cương
Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Phương
Thành viên tham gia: Nhóm 2 – N06
Vấn đề thảo luận
Phân tầng xã hội
KẾT CẤU BÀI THẢO LUẬN
1. Khái niệm – Lý thuyết phân tầng xã hội
2. Đặc điểm PTXH
3. Phân loại PTXH
4. Hệ thống phân tầng
5. Các tháp phân tầng
6. Kết luận vấn đề
7. Áp dụng vấn đề
1.1 Khái niệm
- Tầng xã hội (tầng XH) : là tổng
thể, tập hợp các cá nhân có cùng
một hoàn cảnh xã hội, họ giống
nhau hay bằng nhau về địa vị kinh
tế(tài sản), địa vị chính trị(quyền
lực), địa vị xã hội(uy tín), về khả
năng thăng tiến cũng như giành
được những ân huệ hay vị trí trong
xã hội.
1.1 Khái niệm
- Phân tầng xã hội (PTXH): là sự phân chia,
sự sắp xếp các thành viên trong xã hội
thành các tầng xã hội khác nhau. Đó là sự
khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về
địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội
hay uy tín, cũng như khác nhau về trình độ
học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh
hoạt, ăn mặc,kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị
hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng… Nó là
một hệ thống qua đó toàn bộ các nhóm
người trong xã hội đều được phân loại
theo thứ bậc.PTXH là một cơ cấu bất bình
đẳng ổn định giữa các nhóm XH và được
duy trì bền vững qua các thế hệ.
1.2 Lý thuyết về PTXH
Nhìn chung, có thể chia lý thuyết và các quan
điểm PTXH thành 2 loại lý luận:
- Lý luận về xung đột XH (theo chủ nghĩa Mác):
- Lý thuyết chức năng (theo các nhà XHH Mỹ theo
khuynh hướng bảo thủ)
=> Lý thuyết về PTXH: Nhấn mạnh viêc nghiên cứu
hình thành các giai cấp XH, các cuộc đấu tranh giai
cấp, quy luật hình thành, chuyển hóa giai cấp. Trong
đó, tính cơ động XH là đặc điểm quan trọng của lý
thuyết
1.2 Lý thuyết về PTXH
Lưu ý:
- PTXH có nghĩa rộng hơn phân chia giai cấp XH
-Có 4 kiểu chủ yếu về hệ thống PTXH:
• Nô lệ
• Đẳng cấp
• Địa chủ
• Giai cấp XH
- Ngoài hai lý thuyết cơ bản nói trên còn có những lý
thuyết khái quát về sự phân tầng xã hội trong các xã
hội khác nhau mà tiêu biểu là lý thuyết của Max Weber,
Lenski và của các nhà lý luận về sự tiến hóa xã hội, lý
luận phân tầng xã hội khác
Vì sao lại có sự PTXH?
• Do có sự tồn tại của hiện tượng bất binh đẳng, hiểu theo
nghĩa là sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên
trong xã hội về 3 khía cạnh chính sau: Năng lực thể chất,
trí tuệ; điều kiện; cơ may.
• Do có sự phân công lao động trong xã hội biểu hiện ở 2
khía cạnh chính:
* Sự phân công về mặt vị thế xã hội chiếm ưu thế,
* Sự phân công về lao động nghề nghiệp (trong mỗi xã hội
luôn chỉ có số vị thế xã hội có ưu thế, không nhiều nghề
nghiệp mang lại uy tín, thu nhập cao...).
Kết luận: PTXH là một hiện tượng khách quan, phổ
biến, tự nhiên và sẽ còn tồn tại lâu dài với thời gian.
2. Đặc điểm
- PTXH có tính phổ quát trên phạm vi toàn
cầu.
- PTXH tồn tại dai dẳng theo thời gian,
năm tháng.
- PTXH được duy trì một cách bền vững do
điều kiện vật chất và do thế lực chính trị.
- PTXH tồn tại trong tất cả các dân cư, các
giai cấp, các tầng lớp thể chế chính trị.
- PTXH được các mẫu niềm tin ủng hộ.
3. Phân loại
3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG XÃ HỘI
• Các pp đo lường
- Phương pháp khách quan:giúp cho nhà nghiên cứu có
thể nhận biết được sự phân bố của các thành viên xã hội
trong các nhóm phân tầng ở xã hội
- Phương pháp nghiên cứu chủ quan:các nhà nghiên cứu
quan tâm tới sự tự đánh giá về vị trí của mình trong xã hội
- Phương pháp xếp hạng theo danh tiếng:giúp nhận biết
thứ bậc của từng thành viên trong cộng đồng.
• Kết hợp các chỉ báo trong đo lường
3. Phân loại
3.2 PTXH dựa trên các tiêu chí
- Về kinh tế: Dựa trên thu nhập, chi tiêu, tài sản, sở hữu.
- Về mặt XH : Dựa trên học vấn, nghề nghiệp, uy tín.
- Về mặt quyền lực: Dựa trên sự tham gia vào hệ
thống chính trị, quyền quyết định.
20% thu nhập hộ giàu
20% thu nhập hộ nghèo
=8,4 lần
3. Phân loại
Nội
dung
PTXH hợp thức PTXH ko hợp thức
Khái
niệm
Là PTXH được hình thành một
cách tự nhiên, nảy sinh chủ yếu
trên cơ sở của sự khác biệt về tài,
đức và sự đóng góp, cống hiến
thực tế của mỗi cá nhân cho XH
Là PTXH được hình
thành một cách không tự
nhiên, do tham nhũng, làm
ăn phi pháp, thủ đoạn
mánh khóe
Đánh
giá
PTXH hợp thức như vậy có thể
đựợc hiểu là công bằng XH , là
cái cần thiết phải có, nên chúng
ta cần đẩy mạnh việc tuyên
truyền, vận động và quảng bá
cho những người khác cùng hiểu
và thừa nhận nó
Cần phải ngăn chặn kiểm
soát và trừng phạt vì nó là
bộ mặt bất công bằng của
XH , thủ tiêu động lực
thúc đẩy phát triển XH .
4. Các hệ thống PTXH trong lịch sử
4.1 Hệ thống PTXH “đóng”
+ Là hệ thống phân tầng trong XH
đẳng cấp. Trong hệ thống phân tầng này,
ranh giới giữa các tầng XH hết sức rõ rệt và
được duy trì nghiêm ngặt, địa vị của mỗi
người bị quy định ngay từ lúc mới sinh bởi
nguồn gốc, dòng dõi của cha mẹ mình. Một
người nào đó sinh ra ở đẳng cấp nào thì mãi
mãi ở lại trong đẳng cấp ấy, khó có cách nào
có thể thay đổi được than phận của mình.
+ Hệ thống phân tầng “ đóng” này
được coi là đêm trường trung cổ đã kìm hăm
níu kéo sự phát triển của XH
4. Các hệ thống PTXH trong lịch sử
4.2 Hệ thống PTXH “mở”
+ Là hệ thống phân tầng trong XH có giai cấp. Hầu
hết các XH trên thế giới hiện nay thuộc hệ thống
phân tầng này. Đặc trưng chủ yếu của hệ thống phân
tầng “ mở” là địa vị con người chủ yếu phụ thuộc
vào địa vị kinh tế. Trong hệ thống phân tầng nay,
ranh giới giữa các tầng không quá cứng nhắc và cách
biệt như trong XH đẳng cấp mà mềm dẻo, uyển
chuyển hơn.Một người nào đó từ một tầng lớp thấp
có thể chuyển lên đứng vào vị trí của một tầng XH
cao hơn. Địa vị của cá nhân thường phụ thuộc trực
tiếp vào nghề nghiệp và thu nhập
+ Trong một chừng mực nhất định vị thế XH mà
người ta đạt được là do chủ quan ( khả năng, cơ may,
ý chí) chứ không phải là vị thế tự nhiên như trong
XH đẳng cấp
5. Các tháp PTXH
5.1 Tháp PTXH hình chóp nón
- Đây là loại tháp phân tầng
phản ánh những XH có sự bất
bình đẳng ở mức độ cao. Phần lớn
các XH nông nghiệp lạc hậu trước
đây và một số nước phát triển
công nghiệp hiện nay thuộc tháp
phân tầng loại nay. Nhóm những
người giàu, có quyền lưc chiếm tỉ
lệ rất nhỏ; còn hầu hết các thành
viên trong XH thuộc nhóm XH
nghèo ( nằm ở đáy tháp). Đây là
loại tháp PTXH phản ánh bất bình
đẳng XH ở mức độ cao
- Tháp phân tầng hình chóp
nón thể hiện rõ ở XH Mĩ
VUA
TRUNG LƯU
NÔ LỆ
5. Các tháp PTXH
5.2 Tháp PTXH hình “ thoi” ( hình
quả trám)
- Trong tháp phân tầng loại này,
nhóm XH giàu và nghèo chiếm tỉ lệ
nhỏ và nằm ở hai đầu của hình quả
trám. Nhóm XH trung lưu chiếm đa
số nằm ở giữa (Nhật Bản thuộc loại
PTXH kiểu này)
- Loại tháp phân tần XH này có
tiến bộ hơn so với tháp PTXH hình
“chóp ”. Tuy nhiên mức độ bất
bình đẳng XH giữa tầng lớp giàu
nhất và nghèo nhất vẫn quá cao thể
hiện ở khảng cách của 2 nhóm XH
này quá xa nhau.
- Tháp hình thoi thể hiện rõ ở
xã hội Nhật Bản
5. Các tháp PTXH
5.3 Tháp PTXH hình “quả
trứng”
- Trong những XH có tháp
PTXH kiểu này, tầng lớp trung
lưu chiếm đa số (nằm ở phần
giữa hình quả trứng), bất bình
đẳng XH vẫn ở mức cao. Trong
XH vẫn còn những người quá
nghèo hoặc không còn tình
trạng một ít người nắm tuyệt đại
bộ phận tài sản của XH. Các
nước Bắc Âu như: Đan Mạch,
Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan…
thuộc nhóm XH có tháp phân
tầng XH kiểu này.
- Thể hiện rõ ở XH Nauy và
Bắc Âu
5. Các tháp PTXH
5.4 Tháp PTXH hình
“giọt nước”
- Đây là loại tháp phân
tầng của một số nước phát
triển trên thế giới như các
nước Đông Âu trước đây.
Trong tháp phân tầng này
khoảng cách giàu nghèo vẫn
còn xong không đáng kể.
Tuyệt đại thành viên trong
XH thuộc nhóm XH này có
mức sống trung bình khá.
- Thể hiện rõ ở Đông Âu
5. Các tháp PTXH
5.5 Tháp PTXH hình “ đĩa
bay”
Đây là một loại tháp phân
tầng XH đặc biệt - tháp
phân tầng lí tưởng mà nhiều
người mong muốn. Trong
loại tháp này, tầng lớp trung
lưu, khá giả chiếm tuyệt đại
bộ phận trong XH. Tuy
nhiên, trong XH vẫn còn sự
khác biệt về mức sống song
khoảng cách của sự khác
biệt đó là không đáng kể.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu PTXH
- Cho ta thấy được bản chất của giai cấp XH và
đời sống của các giai tầng khác nhau
- Cho ta thấy mức độ bất bình đẳng của XH
-Là cơ sở cho nhà nước đưa ra chính sách quản
lý XH có hiệu quả đặc biệt là các chính sách an
sinh xã hội
KÕt luËn: Đ©y chØ lµ những kiÕn gi¶i "khung" vÒ
PTXH, khi vËn dông vµo thùc tÕ cÇn xem xÐt ®Õn
những yÕu tè cô thÓ kh¸c.
7. Áp dụng vấn đề
Áp dụng lý thuyết PTXH vào quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam ta
thấy:
• Thời kì bao cấp: Kinh tế Việt Nam có
tháp phân tầng hình đĩa bay, mức
sống của các thành viên tương đối đều
nhau. Tuy nhiên mức sống này khá
thấp nên loại hình này không còn phù
hợp
• Hiện nay: Kinh tế VN có tháp phân
tầng hình thoi. Có nghĩa đã xuất hiện
1 bộ phận người khá giàu nhưng cũng
có 1 số người rất nghèo
Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tang_xa_hoi_6541.pdf