Vấn đề thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản

NỘI DUNG Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 với những thay đối đáng kể đã tác động rất lớn đến việc xác lập và chấm dứt hợp đồng bảo lãnh, đặc biệt là hệ quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản. Việc nghiên cứu các quy định có liên quan đến vấn đề này trong BLDS năm 2005 và Luật Phá sản năm 2004 nhằm mục đích đưa ra các kiến giải phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định có liên quan trong thực tiễn. Bản chất của bảo lãnh và quy định của Bộ luật Dân sự Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được ưa chuộng trong lĩnh vực họat động thương mại do tính hiệu quả của biện pháp này. Bản chất của bảo lãnh là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của một bên thứ ba thay vì bằng tài sản của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính như đối với các biện pháp bảo đảm đối vật. Như vậy, trong một quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh, bên có quyền có hai chủ thể để có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình, đó là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên bảo lãnh. Trong thực tế, nghĩa vụ được bảo lãnh luôn là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, hay nói cách khác, vị thế của người bảo lãnh dưới mắt chủ nợ luôn trong tư thế là một “con nợ” dự phòng. Điều này có nghĩa, chỉ khi nào bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay. Quy tắc này không được thể hiện rõ nét trong cả BLDS năm 1995 (Điều 366, Khoản 1) và BLDS năm 2005. Theo Điều 361 của BLDS năm 2005 thì, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. BLDS năm 1995 cũng quy định tương tự. Điều này có nghĩa, trong trường hợp không có thỏa thuận gì đặc biệt, nếu nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ không thực hiện dù đã có yêu cầu thì, bên nhận bảo lãnh ngay lập tức có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho bên được bảo lãnh vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã gián tiếp không thừa nhận tính chất “dự bị” về vai trò của bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết các hệ quả phát sinh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản BLDS năm 2005 đã có một thay đổi quan trọng trong phần quy định về bảo lãnh có liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp, đó là bãi bỏ Khoản 4, Điều 375 của BLDS năm 1995 rằng việc bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp “người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấm dứt”. Việc bãi bỏ này phù hợp với thực tế là một khi biện pháp bảo lãnh bằng tài sản được thiết lập (bảo lãnh không bằng tài sản chỉ tồn tại một trường hợp duy nhất là tín chấp. Tín chấp có phạm vi áp dụng rất hẹp theo quy định của pháp luật hiện hành) thì trong đại đa số các trường hợp bên nhận bảo lãnh sẽ nắm giữ về mặt thực tế hay pháp lý tài sản bảo lãnh và họ chỉ “buông tha” cho tài sản này khi nào nghĩa vụ được bảo lãnh đã được thực hiện xong hoặc chí ít, người nhận bảo lãnh cũng đánh giá được một khả năng thu hồi nợ chắc chắn nào đó.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 với những thay đối đáng kể đã tác động rất lớn đến việc xác lập và chấm dứt hợp đồng bảo lãnh, đặc biệt là hệ quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản. Việc nghiên cứu các quy định có liên quan đến vấn đề này trong BLDS năm 2005 và Luật Phá sản năm 2004 nhằm mục đích đưa ra các kiến giải phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định có liên quan trong thực tiễn. Bản chất của bảo lãnh và quy định của Bộ luật Dân sự Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được ưa chuộng trong lĩnh vực họat động thương mại do tính hiệu quả của biện pháp này. Bản chất của bảo lãnh là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của một bên thứ ba thay vì bằng tài sản của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính như đối với các biện pháp bảo đảm đối vật. Như vậy, trong một quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh, bên có quyền có hai chủ thể để có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình, đó là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên bảo lãnh. Trong thực tế, nghĩa vụ được bảo lãnh luôn là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, hay nói cách khác, vị thế của người bảo lãnh dưới mắt chủ nợ luôn trong tư thế là một “con nợ” dự phòng. Điều này có nghĩa, chỉ khi nào bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay. Quy tắc này không được thể hiện rõ nét trong cả BLDS năm 1995 (Điều 366, Khoản 1) và BLDS năm 2005. Theo Điều 361 của BLDS năm 2005 thì, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. BLDS năm 1995 cũng quy định tương tự. Điều này có nghĩa, trong trường hợp không có thỏa thuận gì đặc biệt, nếu nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ không thực hiện dù đã có yêu cầu thì, bên nhận bảo lãnh ngay lập tức có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho bên được bảo lãnh vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã gián tiếp không thừa nhận tính chất “dự bị” về vai trò của bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết các hệ quả phát sinh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản BLDS năm 2005 đã có một thay đổi quan trọng trong phần quy định về bảo lãnh có liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp, đó là bãi bỏ Khoản 4, Điều 375 của BLDS năm 1995 rằng việc bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp “người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấm dứt”. Việc bãi bỏ này phù hợp với thực tế là một khi biện pháp bảo lãnh bằng tài sản được thiết lập (bảo lãnh không bằng tài sản chỉ tồn tại một trường hợp duy nhất là tín chấp. Tín chấp có phạm vi áp dụng rất hẹp theo quy định của pháp luật hiện hành) thì trong đại đa số các trường hợp bên nhận bảo lãnh sẽ nắm giữ về mặt thực tế hay pháp lý tài sản bảo lãnh và họ chỉ “buông tha” cho tài sản này khi nào nghĩa vụ được bảo lãnh đã được thực hiện xong hoặc chí ít, người nhận bảo lãnh cũng đánh giá được một khả năng thu hồi nợ chắc chắn nào đó. Liên quan đến việc bên bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, Luật Phá sản năm 2004 quy định hai trường hợp cụ thể như sau: - Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên nhận bảo lãnh (Khoản 2, Điều 39). - Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (Khoản 3, Điều 39). Nhằm bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh khả năng thu hồi nợ, Khoản 2, Điều 39 của Luật Phá sản năm 2004 đã “quy” trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên được bảo lãnh. Trong bối cảnh của quy định này thì khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chắc chắn sẽ cao hơn bên bảo lãnh vì bên bảo lãnh đã lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này của Luật Phá sản được hướng dẫn cụ thể bằng Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Nghị định 163 chia các vấn đề được nêu trong Khoản 2, Điều 39 của Luật Phá sản năm 2004 thành hai trường hợp cụ thể: thứ nhất, nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh (tức chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh), bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thoả thuận khác (điểm b, khoản 1, Điều 48); thứ hai, nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu (điểm a, Khoản 1, Điều 48). Trong trường hợp thứ hai, nếu bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh sẽ tiếp tục yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu, dĩ nhiên là với tư cách là một món nợ không có bảo đảm. Như vậy, có thể nhận thấy, trong trường hợp bên bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, họ cũng vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ (ngay cả trong trường hợp bên được bảo lãnh không lâm vào tình trạng tài chính tương tự, hoặc có thể nói bên được bảo lãnh có tình trạng tài chính tốt hơn bên bảo lãnh) ngoại trừ trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 của Luật Phá sản năm 2004, nếu bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, bên bảo lãnh cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Cả hai quy định thể hiện rõ ràng ý chí của người làm luật là bảo đảm cho quyền đòi nợ của bên nhận bảo lãnh có thể được thực thi một cách tốt nhất trong các trường hợp nói trên. Cũng theo quy định của Khoản 3, Điều 39 của Luật Phá sản năm 2004, khi cả bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì, bên bảo lãnh cũng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên nhận bảo lãnh. Nói cách khác, đây là trường hợp mà khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh là “bi đát” như nhau; tuy nhiên, rủi ro không thu hồi hay thu hồi không đủ số nợ của bên nhận bảo lãnh đối với cả hai bên là không giống nhau. Trường hợp này, nhà làm luật lại tiếp tục quán triệt nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bằng cách tiếp tục quy trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên bảo lãnh. Trong quan hệ nghĩa vụ có bảo đảm bằng bảo lãnh đối vật (là việc bảo lãnh bằng các tài sản cụ thể được đưa ra bởi bên bảo lãnh), xét về bản chất, nghĩa vụ là của người được bảo lãnh; tuy nhiên, như đã phân tích, tư thế “con nợ dự bị” của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh không được thừa nhận một cách rõ ràng trong luật Việt Nam (1). Do đó, về nguyên tắc, nghĩa vụ được bảo lãnh cũng chính là nghĩa vụ của bên bảo lãnh; và ở khía cạnh này, bên nhận bảo lãnh sẽ có tư cách là một chủ nợ có bảo đảm. Trong khi đó, nếu tham gia vào việc thanh toán nợ của bên được bảo lãnh trong điều kiện bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, bên nhận bảo lãnh lại là một chủ nợ thường như tất cả các chủ nợ thường khác. Từ việc phân tích các khả năng trên cho thấy, rõ ràng là việc quy định cho người bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ khi cả bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản là quy định có ý nghĩa bảo vệ tối đa khả năng thu hồi nợ của bên nhận bảo lãnh. Và một cách hợp lý, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong, bên bảo lãnh sẽ trở thành chủ nợ (có bảo đảm hoặc không, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên) và sẽ tham gia vào việc thanh toán nợ tổ chức ở doanh nghiệp được bảo lãnh. Kiến nghị Tinh thần chung của các quy định trong BLDS lẫn các quy định của Luật Phá sản  năm 2004 đều nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu bên nhận bảo lãnh, tức bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính. Đây là một xu hướng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi mà phần lớn các giao dịch bảo lãnh vẫn được giao kết trên cơ sở có mối quan hệ quen biết lẫn nhau giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh, hay nói cách khác, không phải tất cả các hợp đồng bảo lãnh đều được giao kết trên cơ sở có thu phí như trong hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp của các tổ chức tín dụng, thì việc quy định quá nhiều bất lợi về phía người bảo lãnh sẽ gây tâm lý e ngại và không muốn đứng ra làm người bảo lãnh. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm hạn chế việc xác lập giao dịch bảo lãnh. Do đó, nên chăng BLDS năm 2005 và Luật Phá sản năm 2004 cần có các sửa đổi theo hướng bớt đi phần nào trách nhiệm quá nặng nề của bên bảo lãnh như trong các quy định hiện hành. Cụ thể như cho phép họ có một thời hạn ưu đãi hơn các chủ nợ khác trong việc khai báo nợ nếu bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản vì có khả năng là sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong thì đã hết thời hạn khai báo nợ thông thường. Mặc dù Luật Phá sản năm 2004 không quy định cụ thể về quyền được hưởng một thời hạn ưu đãi của các chủ nợ; tuy nhiên, Khoản 2, Điều 51 của Luật này có quy định: thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn cần gửi giấy đòi nợ. Cần coi trường hợp này là trở ngại khách quan nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bảo lãnh. Ngoài ra, trong trường hợp “người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản mà nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh”, theo quy định của Nghị định 163 nói trên, bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác. Với quy định này cần hướng dẫn cụ thể thêm “hợp đồng bảo lãnh chấm dứt và bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản bảo lãnh”. (1) Vấn đề này được quy định tại Điều 2021, 2022, 2023 BLDS Pháp. Theo đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh phải kê biên và bán các tài sản của người được bảo lãnh trước, thậm chí tự mình kê biên và bán hoặc chỉ ra cho bên nhận bảo lãnh các tài sản của bên được bảo lãnh có thể dùng vào việc trả nợ. Với các quy định này, có thể hiểu là muốn yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thì gần như phải chứng minh được rằng bên được bảo lãnh đã lâm vào tình trạng không thể thực hiện nghĩa vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản.doc
Luận văn liên quan