Vấn đề về việc tách bảo hiểm y tế ra khỏi tổ chức bảo hiểm xã hội

NỘI DUNG Kể từ khi thành lập năm 1992 cho đến nay, Bảo hiểm y tế đã qua ba lần thay đổi mô hình tổ chức, trong đó hai lần trực thuộc Bộ Y tế và lần thứ ba tách ra khỏi Bộ Y tế, sáp nhập với Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành một đầu mối, quản lý theo hướng tập trung, thống nhất. Hiện có quan điểm cho rằng, cần tách Tổ chức Bảo hiểm y tế từ Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa trở về Bộ Y tế để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng mất ổn định của Quỹ bảo hiểm y tế. Quan điểm này cần được nhìn nhận dưới góc độ khoa học trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổng kết, đánh giá hoạt động của Tổ chức Bảo hiểm y tế Việt Nam và Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm y tế từ năm 2002 đến nay. 1. Tính hợp lý của việc sáp nhập Tổ chức Bảo hiểm y tế Việt Nam vào Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đề cập đến tính hợp lý này cũng có nghĩa là thấy được những hạn chế của việc tách Tổ chức Bảo hiểm y tế (BHYT) ra khỏi Tổ chức Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Việc tách tổ chức BHYT độc lập với cơ quan quản lý nhà nước về BHYT (Bộ Y tế) là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, tách chức năng quản lý nhà nước của các Bộ với chức năng của các đơn vị sự nghiệp, nhằm giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để đảm bảo tính khách quan và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài chính, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp. Đó cũng là cách làm cho khu vực dịch vụ công năng động hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Hơn nữa, nó bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHYT, tránh được tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Có thể nói, Tổ chức BHYT Việt Nam sáp nhập vào Tổ chức BHXH Việt Nam là kết quả của một quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu lại tách Tổ chức BHYT ra khỏi Tổ chức BHXH để sáp nhập về Bộ Y tế thì quỹ bảo hiểm dài hạn trước đây do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và quỹ BHXH ngắn hạn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý sẽ có xu hướng lại đề nghị trở lại thời kỳ trước khi cải cách chính sách BHXH những năm 1990 của thế kỷ XX và như thế là đi ngược với các Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. Đây cũng là cách tập trung một đầu mối thống nhất tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ BHYT và Quỹ BHXH để thực hiện chính sách, chế độ BHYT, BHXH phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, không làm tăng đầu mối và phình to bộ máy. Hơn nữa, nó còn giúp cho sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành chức năng về BHXH, BHYT được tập trung thống nhất vào một đầu mối. Mang những ý nghĩa tích cực trên, nên việc sáp nhập Tổ chức BHYT Việt Nam vào Tổ chức BHXH Việt Nam bảo đảm được quyền lợi của người tham gia BHYT. Việc này còn giúp giảm bớt các chi phí quản lý. Theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP thì chi phí quản lý được trích từ Quỹ BHYT là 8%. Từ khi tách Tổ chức BHYT Việt Nam về Tổ chức BHXH Việt Nam thì chi phí quản lý được lấy từ nguồn đầu tư, tăng trưởng của Quỹ. Nếu đưa Quỹ BHYT trở về trực thuộc Bộ Y tế thì chi phí quản lý do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc trích từ Quỹ BHYT. Với bản chất là Quỹ ngắn hạn (1 năm), nguồn dự trữ của Quỹ BHYT cho đến nay hầu như không có, do đó, khả năng chi phí quản lý được trích từ nguồn đầu tư tăng trưởng của Quỹ là thiếu tính khả thi trong thực tiễn.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4113 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề về việc tách bảo hiểm y tế ra khỏi tổ chức bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về việc tách bảo hiểm y tế ra khỏi tổ chức bảo hiểm xã hội Kể từ khi thành lập năm 1992 cho đến nay, Bảo hiểm y tế đã qua ba lần thay đổi mô hình tổ chức, trong đó hai lần trực thuộc Bộ Y tế và lần thứ ba tách ra khỏi Bộ Y tế, sáp nhập với Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành một đầu mối, quản lý theo hướng tập trung, thống nhất. Kể từ khi thành lập năm 1992 cho đến nay, Bảo hiểm y tế đã qua ba lần thay đổi mô hình tổ chức, trong đó hai lần trực thuộc Bộ Y tế và lần thứ ba tách ra khỏi Bộ Y tế, sáp nhập với Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành một đầu mối, quản lý theo hướng tập trung, thống nhất. Hiện có quan điểm cho rằng, cần tách Tổ chức Bảo hiểm y tế từ Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa trở về Bộ Y tế để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng mất ổn định của Quỹ bảo hiểm y tế. Quan điểm này cần được nhìn nhận dưới góc độ khoa học trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổng kết, đánh giá hoạt động của Tổ chức Bảo hiểm y tế Việt Nam và Tổ chức Bảo hiểm xã hội  Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm y tế từ năm 2002 đến nay. 1. Tính hợp lý của việc sáp nhập Tổ chức Bảo hiểm y tế Việt Nam vào Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đề cập đến tính hợp lý này cũng có nghĩa là thấy được những hạn chế của việc tách Tổ chức Bảo hiểm y tế (BHYT) ra khỏi Tổ chức Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Việc tách tổ chức BHYT độc lập với cơ quan quản lý nhà nước về BHYT (Bộ Y tế) là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, tách chức năng quản lý nhà nước của các Bộ với chức năng của các đơn vị sự nghiệp, nhằm giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để đảm bảo tính khách quan và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài chính, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp. Đó cũng là cách làm cho khu vực dịch vụ công năng động hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Hơn nữa, nó bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHYT, tránh được tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Có thể nói, Tổ chức BHYT Việt Nam sáp nhập vào Tổ chức BHXH Việt Nam là kết quả của một quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu lại tách Tổ chức BHYT ra khỏi Tổ chức BHXH để sáp nhập về Bộ Y tế thì quỹ bảo hiểm dài hạn trước đây do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và quỹ BHXH ngắn hạn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý sẽ có xu hướng lại đề nghị trở lại thời kỳ trước khi cải cách chính sách BHXH những năm 1990 của thế kỷ XX và như thế là đi ngược với các Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. Đây cũng là cách tập trung một đầu mối thống nhất tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ BHYT và Quỹ BHXH để thực hiện chính sách, chế độ BHYT, BHXH phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, không làm tăng đầu mối và phình to bộ máy. Hơn nữa, nó còn giúp cho sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành chức năng về BHXH, BHYT được tập trung thống nhất vào một đầu mối. Mang những ý nghĩa tích cực trên, nên việc sáp nhập Tổ chức BHYT Việt Nam vào Tổ chức BHXH Việt Nam bảo đảm được quyền lợi của người tham gia BHYT. Việc này còn giúp giảm bớt các chi phí quản lý. Theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP thì chi phí quản lý được trích từ Quỹ BHYT là 8%. Từ khi tách Tổ chức BHYT Việt Nam về Tổ chức BHXH Việt Nam thì chi phí quản lý được lấy từ nguồn đầu tư, tăng trưởng của Quỹ. Nếu đưa Quỹ BHYT trở về trực thuộc Bộ Y tế thì chi phí quản lý do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc trích từ Quỹ BHYT. Với bản chất là Quỹ ngắn hạn (1 năm), nguồn dự trữ của Quỹ BHYT cho đến nay hầu như không có, do đó, khả năng chi phí quản lý được trích từ nguồn đầu tư tăng trưởng của Quỹ là thiếu tính khả thi trong thực tiễn. Nguồn ngân sách nhà nước được tập đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phát triển công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của hệ thống BHYT và BHXH từ trung ương xuống địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Nếu Quỹ BHYT trở về trực thuộc Bộ Y tế thì ngân sách nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn và đòi hỏi thời gian tương đối dài, ít nhất từ 3-5 năm để đầu tư xây dựng trụ sở mới và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT cho việc hình thành một tổ chức BHYT độc lập. Việc hình thành một tổ chức BHYT độc lập sẽ làm “phình to bộ máy”, tăng biên chế đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác BHYT không phù hợp với tinh thần cải cách hành chính của Chính phủ như đã nói ở trên. Ngoài ra, để Tổ chức BHYT Việt Nam trở về trực thuộc Bộ Y tế sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của các quỹ khác và là tiền đề cho việc chia sẻ hệ thống Quỹ an sinh xã hội. Quỹ BHXH sẽ trở về Bộ lao động - Thương binh và xã hội; hậu quả sẽ hình thành nhiều Hội đồng quản lý quỹ nhưng cơ cấu thành viên của các Hội đồng là như nhau (Đại diện Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). BHYT và Tổ chức BHXH Việt Nam có cùng nhiệm vụ chủ yếu là thu, chi, quản lý quỹ; nếu tách thành hai tổ chức độc lập tạo ra sự trùng lặp, chồng chéo trong việc thu, chi các chế độ BHXH, BHYT và gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị và người lao động. Việc nhập Tổ chức BHYT vào Tổ chức BHXH Việt Nam tập trung được đầu mối thu, chi BHXH và BHYT; đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc đóng và thực hiện các quyền lợi về BHXH và BHYT. Ngoài ra, các quỹ được quản lý tập trung, thống nhất; có thể điều tiết linh hoạt, kịp thời giữa Quỹ BHXH với Quỹ BHYT trong trường hợp Quỹ BHYT bị thiếu hụt mà ngân sách nhà nước chưa có khả năng hỗ trợ kịp thời. Trường hợp Quỹ BHYT trực thuộc Bộ Y tế thì khi Quỹ BHYT thiếu hụt sẽ không có sự điều tiết linh hoạt, kịp thời giữa Quỹ BHXH với Quỹ BHYT và lúc này, Quỹ BHYT chỉ trông chờ vào sự nỗ lực duy nhất từ nguồn ngân sách nhà nước. Hơn nữa, Quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, lợi nhuận đầu tư từ Quỹ BHYT hầu như không có, do đó, chi phí quản lý của Tổ chức BHYT không thể lấy từ lợi nhuận từ tăng trưởng của Quỹ BHYT mà phải lấy từ ngân sách nhà nước. 2. Hiệu quả hoạt động của bảo hiểm y tế kể từ sau khi hoà nhập vào Tổ chức BHXH Việt Nam đến nay Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, ngày 6/12/2002, Chính phủ có Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó, nội dung chủ yếu là hai hệ thống BHXH, BHYT được hoà nhập và được tổ chức lại trong một tổ chức chung, thống nhất. Sau sáu năm được tổ chức lại trong một tổ chức chung thống nhất, việc thực hiện BHYT đã thu được nhiều kết quả: BHXH Việt Nam đã tổ chức thực hiện tốt việc hoà nhập hai hệ thống BHXH và BHYT, bảo đảm hoạt động của các đơn vị liên tục, không bị ách tắc, quyền và lợi ích của người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT được bảo đảm. Về chức năng, nhiệm vụ: ở cấp trung ương đã hoà nhập tất cả các đơn vị Ban tổ chức cán bộ, Văn phòng, Chế độ chính sách, Kế hoạch - tài chính, Thu, Chi, Tuyên truyền, Tạp chí và các Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, Công nghệ - thông tin... Các địa phương cũng đã hoà nhập các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ giống nhau. Tất cả 2.949 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng của hệ thống BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH đã được sắp xếp công việc phù hợp, ổn định, đặc biệt là hơn 700 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ trung ương xuống các địa phương đều được bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý thích hợp, tạo thành một khối thống nhất. Cán bộ yên tâm công tác, tin tưởng vào sự ổn định và phát triển của ngành, đoàn kết, hợp tác, sớm hoà nhập để cùng gánh vác nhiệm vụ chung. Mọi vấn đề tồn tại về tài chính của BHYT (cũ) đã được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam giải quyết. Hiện nay, về cơ bản, toàn thể trên 16.000 cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đã đoàn kết, yên tâm phấn khởi công tác trong một tổ chức chung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc thực hiện chế độ BHXH và BHYT không còn có những vướng mắc. Đối tượng tham gia BHYT tăng từ 12 triệu người năm 2002 lên 37 triệu người năm 2006 (tăng hơn 3 lần). Số thu tăng nhanh qua từng năm, từ gần 1.300 tỷ đồng năm 2002 lên hơn 5.000 tỷ đồng năm 2006 (tăng 4 lần); đã đầu tư sửa chữa, xây dựng trụ sở làm việc từ trung ương xuống cấp quận, huyện. Trụ sở nào dư thừa thì bàn giao cho các tỉnh, thành phố hoặc Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Chính phủ. Các chế độ BHYT cho mọi người dần được thực hiện thống nhất; quyền lợi khám chữa bệnh của người dân được bảo đảm kịp thời, ngày càng cải thiện. Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chế độ BHYT được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết chế độ BHYT, xét duyệt hồ sơ cấp sổ, thẻ, phiếu khám chữa bệnh, chi trả trợ cấp BHYT. Nếu như trước đây đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT phải đến hai cơ quan, thì nay chỉ phải đến một cơ quan để đề nghị giải quyết; thời hạn của thẻ BHYT trước đây chỉ có giá trị 1 năm, từ khi hoà nhập đến nay, BHXH Việt Nam đã cải tiến, đổi mới kéo dài giá trị của thẻ lên 5 năm đối với đối tượng hưu trí, mất sức lao động và 3 năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều công việc về thu và chi BHXH, BHYT đã có chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hoạt động nhanh, chính xác, công khai được các cơ quan, đơn vị và các cơ sở khám chữa bệnh hoan nghênh. Biên chế, tổ chức bộ máy được gọn, nhẹ và tinh giảm; khắc phục được sự chồng chép, trùng lặp, chia cắt về chức năng, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất và chi phí quản lý bộ máy bảo đảm được yếu tố tiết kiệm, hiệu quả. Do tách được quỹ BHYT ra khỏi Bộ Y tế, nên việc chi cho công tác khám chữa bệnh được thực hiện khách quan, tăng cường sự kiểm soát Quỹ nhằm hạn chế việc sử dụng Quỹ tuỳ tiện, không đúng mục đích. Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, quyết định của Chính phủ tách BHYT ra khỏi Bộ Y tế để hoà nhập vào BHXH Việt Nam thành một hệ thống chung thống nhất là phù hợp cả trên phương diện cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Thực tế hoạt động 5 năm qua của BHYT đã mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Việc nhập BHYT vào Tổ chức BHXH ở nước ta đã được các tổ chức BHXH của các nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước khác như Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, … đánh giá cao. Vì vậy, đề nghị cân nhắc kỹ việc tách Tổ chức BHYT ra khỏi Tổ chức BHXH Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề về việc tách bảo hiểm y tế ra khỏi tổ chức bảo hiểm xã hội.doc
Luận văn liên quan