Vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh

Trong kinh doanh,dự tiệc cũng là 1 yếu tố cấu thành nên thành công của các doanh nhân.Trong thương thảo,kinh doanh,làm ăn ,tiệc tùng không những giúp chúng ta thư giãn mà còn giúp các đối tác trò chuyện cởi mở,thoải mái và tạo cái nhìn than thiện trong mắt đối phương,từ đó các hợp đồng có thể được kí kết ,đem lại thành công cho các nhà đầu tư .

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3190 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG KINH DOANH Có vô số nhân tố ảnh hưởng đến sự nghiệp như thói quen làm việc, vận may, thời cơ, đối thủ cạnh tranh, tính cách, người ủng hộ... Giới chuyên môn cho rằng yếu tố khả quan trọng để đạt được thành công là ngôn ngữ cơ thể. I. Dẫn nhập: Có bao giờ bạn tự hỏi: Ấn tượng bạn để lại với cấp trên như thế nào? Bạn có nên tin vào những điều cấp trên đã hứa không? Bạn đang nuôi dưỡng mối quan hệ với một khách hàng tiềm năng, hay đang lãng phí thời gian của bản thân? Liệu các thành viên trong nhóm có hiểu những gì bạn nói hay không? Làm thế nào để biết rằng anh ấy thật sự ủng hộ ý kiến của bạn?... Lời đáp cho những câu hỏi trên không chỉ ở những lời nói, hành động bạn nhận được mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cử chỉ, thái độ của những người xung quanh. Chính ngôn ngữ là phương tiện được dùng để chuyển tải thông điệp trong công việc cũng như trong giao tiếp thường ngày. Tuy nhiên, có những điều không phải lúc nào cũng được nói ra bằng ngôn ngữ. Chẳng hạn, cấp trên của bạn nói rằng cô ấy sẽ xem xét việc thăng chức cho bạn, nhưng trong khi nói, cô ấy lại khoanh tay và mỉm cười gượng gạo. Rõ ràng hai thông điệp mà cô ấy đưa ra hoàn toàn trái ngược nhau. Tương tự, nếu một khách hàng nói với bạn rằng ông ấy không quan tâm tới chuyện mua xe mới, nhưng ánh mắt ông ấy lại không rời bản hợp đồng trên bàn thì điều đó nghĩa là ông ấy thực sự muốn có một chiếc xe mới. Dấu hiệu của giao tiếp không lời thường tiết lộ những động cơ và cảm xúc ẩn chứa bên trong như sự sợ hãi, lòng trung thực, niềm vui, sự do dự, nỗi thất vọng và hơn thế nữa… Những cử chỉ nhỏ nhặt nhất, như cách đồng nghiệp của bạn đứng hoặc bước vào phòng cũng cho thấy sự tự tin, thận trọng hoặc độ tin cậy nơi họ. Rồi, cách bạn ngồi, đứng hoặc cách bạn nhìn người khác cũng hé lộ phần nào trạng thái cảm xúc trong con người bạn. Bạn là một chuyên gia ngôn ngữ hình thể Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về điều này. Nhưng, thật sự bạn là một chuyên gia ngôn ngữ hình thể. Khi còn là trẻ sơ sinh, chúng ta đã biết biểu lộ nhiều nét mặt khác nhau để thể hiện tâm trạng và nhu cầu của bản thân. Chúng ta biết chỉ đúng những vật mình thích, biết kết nối với mẹ qua ánh mắt yêu thương. Lớn hơn một chút, chúng ta biết tiếp thu những cử chỉ và biểu hiện phù hợp với truyền thống văn hóa trong gia đình. Rồi khi trưởng thành, chúng ta học cách chọn lọc (và che đậy) những dấu hiệu mình muốn hoặc không muốn. Tất cả những điều đó được thực hiện một cách vô thức. Ngôn ngữ hình thể nơi công sở Hiểu rõ vai trò của ngôn ngữ hình thể trong các hoạt động thường ngày là việc hết sức quan trọng. Rất nhiều nhân viên, nhà quản lý chỉ vì không đọc được dấu hiệu ngôn ngữ cử chỉ của đối phương, hoặc không nhận ra sự khác biệt về văn hóa khi đưa ra cử chỉ, khiến cho mọi nỗ lực trong mối quan hệ hai bên bị đổ vỡ. Như vậy rõ ràng chúng ta nên đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp, đặc biệt là trong môi trường công sở. Khi nắm vững một số kỹ năng ngôn ngữ hình thể thông dụng, bạn sẽ không chỉ đọc chính xác các dấu hiệu không lời từ đối phương, mà còn biết sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả, nhờ đó đạt được lợi thế cạnh tranh trong đàm phán. Và điều này có thể áp dụng vào bất cứ lĩnh vực nào. Thực tế cho thấy, thành công trong công việc gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể. Những ví dụ sau sẽ minh chứng minh rất rõ điều ấy. 1.1. Khả năng lãnh đạo Vào cuối Thời đại Công nghiệp (Industrial Age), hiệu quả của lối quản lý mệnh lệnh và kiểm soát đang suy giảm mạnh. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo (từ các thành viên ban quản trị cấp cao đến các tổ trưởng sản xuất) đều phải tìm cách lãnh đạo cấp dưới thông qua ảnh hưởng của mình hơn là dựa vào quyền hành từ chức vụ. Ảnh hưởng đó có được nhờ vào hai khả năng sau: - Hiểu tâm lý nhân viên, biết lắng nghe những gì họ nói và biết đọc những thông điệp không lời mà họ thể hiện. - Cử chỉ và lời nói phải đồng bộ. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ hình thể phải phù hợp với lời nói để từ đó củng cố nội dung muốn truyền đạt thay vì phá hỏng nó. 1.2. Giáo dục Ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên là nhân tố quan trọng thúc đẩy học sinh hoàn thành bài tập về nhà. Nghiên cứu ở các nhóm học sinh tiểu học, trung học và đại học cho thấy, ở mọi lứa tuổi khác nhau, học sinh đều có thiện cảm với những giáo viên hay sử dụng cử chỉ thân thiện hơn, như giao tiếp bằng mắt, gật đầu, hướng người về trước, mỉm cười… Việc phát huy những cử chỉ này ở giáo viên sẽ giúp học sinh có thêm động lực học tập, các em sẽ yêu thích giờ học hơn và sẵn sàng nghe theo lời thầy cô giáo. 1.3. Bán hàng Khi một nhân viên bán hàng gặp gỡ khách hàng tiềm năng, khách hàng sẽ đánh giá nhân viên ấy dựa vào vẻ ngoài và cách cư xử của họ. Quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng bảy giây nhưng ấn tượng đó lại kéo dài. Việc bán hàng được hay không tùy thuộc vào những hành vi không lời được thể hiện ngay trong lần gặp đầu tiên. Trang điểm, tư thế, tác phong, nét mặt và ánh mắt là những yếu tố mà các nhân viên bán hàng thành công cần nắm vững và biết cách vận dụng. 1.4. Đàm phán Một cuộc đàm phán thành công có thể nhờ vào khả năng nắm bắt những ẩn ý sau lời nói của đối phương. Để có được điều này, bạn cần hiểu được ngôn ngữ hình thể. Nhà đàm phán tài ba là người nhận ra khi nào nên trì hoãn hoặc thúc đẩy quá trình đàm phán. Họ biết cách xoa dịu và bình ổn những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, thay vì chỉ căn cứ vào lời nói, cách chủ yếu họ sử dụng để đánh giá diễn biến xung quanh là quan sát những cử chỉ không lời vốn bộc lộ những động cơ vô thức và dễ bị bỏ qua. 1.5. Các lĩnh vực khác: Y tế, Pháp luật 1.7. Dịch vụ khách hàng Nhiều người cho rằng thái độ phục vụ tận tình của nhân viên chính là chìa khóa đem lại thành công cho dịch vụ khách hàng. Nghiên cứu cho thấy khả năng nhận biết các dấu hiệu không lời của nhân viên cũng quan trọng không kém. Việc nắm bắt ngôn ngữ hình thể một cách tinh tế sẽ giúp nhân viên hiểu rõ khách hàng thật sự đang nghĩ gì hoặc cảm nhận được gì. 1.8. Xây dựng kỹ năng Vận dụng kỹ năng giao tiếp không lời nghĩa là bạn đi vào tìm hiểu và áp dụng những cử chỉ gần như vô thức trước đó. Thay vì chỉ cảm nhận về một ai đó, bạn có thể nhìn vào dấu hiệu hình thể để đọc suy nghĩ của họ. Thay vì chỉ hy vọng rằng bản thân tạo được ấn tượng tốt thì bạn có thể biết cử chỉ nào giúp bạn có được sự tự tin và lấy được thiện cảm từ đối phương. Nắm được các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết này không chỉ giúp bạn học hỏi những điều mới mẻ mà còn giúp bạn nhận thức được sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ để từ đó phát huy hơn nữa năng lực của bản thân. Bạn sẽ biết cách tạo ấn tượng tốt đẹp ngay từ lần gặp đầu tiên. Bạn cũng sẽ biết cách giải mã một ánh mắt, một nét mặt hay cử chỉ nào đó và nhanh chóng xây dựng niềm tin với khách hàng cũng như các thành viên trong nhóm. Một điều thú vị khác là bạn có thể rèn luyện kỹ năng này ở bất cứ đâu: ngoài sân bay, trong các cuộc họp, tại bữa ăn tối cùng gia đình hoặc trong một bữa tiệc bạn bè. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nắm bắt được những thông điệp từ ngôn ngữ cử chỉ của người khác. Và khi áp dụng những hiểu biết mới mẻ này vào các mối quan hệ trong công việc, bạn sẽ thấy ngôn ngữ hình thể trở thành một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trên bước đường thành công của bạn. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến việc vận dụng kỹ năng phi ngôn ngữ trong một vài mặt chính yếu trong kinh doanh. Đó là phi ngôn ngữ trong Marketing, thương lượng, phỏng vấn, hội họp và tiệc tùng. II. Vận dụng phi ngôn ngữ trong kinh doanh: 2.1 Phi ngôn ngữ trong Marketing: Marketing trong kinh doanh là kỹ năng giới thiệu,quảng bá,trao đổi sản phẩm,dịch vụ,có quan hệ mật thiết và là bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh.Người marketing thành công là người biết làm vừa long khách hàng,biết làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ của công ty mình,làm cho khách hàng và đối tác nhớ tới sản phẩm của mình,nhớ tới thương hiệu của công ty từ đó tạo được sự tin cậy, uy tín,và lợi nhuận trong kinh doanh. Vì vậy việc sử dụng các ngôn ngữ không lời là một phần không thể thiếu trong việc thuyết phục các khách hàng tiềm năng. 2.1.1 Yêu cầu phẩm chất: 1,Niềm đam mê cháy bỏng muốn chứng minh 1 điều gì đó. 2. Sự quan tâm tới người khác 3. Niềm tin và sức mạnh 4. Sự cảm thông 5. Hướng trọng tâm vào các mục tiêu. 6. Kiên trì và bền bỉ 7. Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất 8. Làm việc với quan điểm tích cực 9. Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc 10. Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí 2.1.2 Phân tích các ngôn ngữ không lời: Thái độ và tư thế, ra hiệu bằng tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên..v..vNhững hình thức biểu đạt này trong giao tiếp đều cần phải chú ý. Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có khi có thể biểu đạt những ý muốn nói mà lời nói không thể tả hết được. Do đó, cũng có thể dễ hiểu hơn và mang lại hiệu quả bất ngờ hơn trong dịch vụ khách hàng. Thái độ và tư thế Trong bất kì trường hợp nào, nhân viên marketing đều phải tỏ rõ thái độ thành thật, nhiệt tình, ung dung, đây là cơ sở để giao tiếp tốt với khách hàng, là tiền đề cơ bản để thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Phải chú ý tránh 4 thái độ sau đây: - Thái độ ngạo mạn, như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của khách hàng. - Thái độ lúng túng sẽ làm cho khách hàng không dám tin tưởng. - Thái độ lạnh lùng, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không thân thiện. - Thái độ tuỳ tiện sẽ làm cho khách hàng không tôn trọng bạn. Nhưng nếu chỉ có thái độ chính xác thôi vẫn chưa đầy đủ, nhân viên marketing còn phải luôn luôn chú ý đến cách ăn nói của mình, tiếp tục tạo ấn tượng tốt cho khách hàng để giúp bạn đạt được mục đích marketing. Nhân viên marketing trong quá trình giao tiếp với khách hàng cũng nên đặc biệt chú ý tránh những tư thế sau đây: - Không nên nhìn đi nơi khác, nhấp nhổm, đứng ngồi không yên, nhìn ngang nhìn dọc, tư tưởng không tập trung. - Không nên ngáp ngắn ngáp dài. - Không được gãi đầu gãi tai, bẻ ngón chân, tay. - Không nên ngửa mặt lên trời, vênh vênh váo váo, không nhìn chằm chằm vào khách hàng, không nên nhìn vào khách hàng từ đầu tới chân. Tuỳ theo khách hàng và từng trường hợp khác nhau, nhân viên marketing nên áp dụng những tư thế khác nhau. Nếu đối tượng là người có thanh thế , để tỏ rõ sự tôn trọng, nhân viên marketing nên ngồi thẳng và cúi người về phía trước một chút. Nếu khách hàng là người cùng lứa tuổi và có kinh nghiệm tương đương với bạn, bạn có thể ngồi thoải mái hơn để tạo cảm giác gần gũi với khách hàng. Nếu đối tượng đi cùng với vợ hoặc chồng, tốt nhất bạn nên lịch sự một chút để tỏ thái độ tôn trọng họ. Với những trường hợp bình thường, trong giao tiếp với khách hàng, tư thế cần chính xác của nhân viên marketing là: tự nhiên, ung dung, ân cần, mắt nhìn thẳng vào khách hàng, hơi cúi người một chút và chủ động chào hỏi khách hàng. Trong thời gian giao tiếp, nếu có người mời thuốc, mời nước, nên đứng lên hoặc cúi người một chút nhận lấy để tỏ lòng cám ơn. 1. Tay Dùng tay ra hiệu là một động tác sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp với khách hàng, nếu sử dụng thích đáng, sẽ làm cho những thông tin mà bạn muốn truyền đạt ra càng rõ ràng hơn. Ra hiệu bằng tay một cách thích đáng, sẽ có tác dụng nhấn mạnh về những nội dung mà bạn đang nói. Nhưng cũng cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ tạo cảm giác khó chịu đối với khách hàng. Sử dụng động tác ra hiệu bằng tay ít, nhiều và ý nghĩa kèm theo của nó tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau và những khu vực khác nhau. Cho nên, trong quá trình khai thác thị trường marketing ở các nước khác nhau, các nơi khác nhau, biết ra hiệu bằng tay một cách thích đáng là một kỹ năng không thể thiếu của một nhân viên marketing. 2. Nét mặt Nét mặt bao gồm ánh mắt trong quá trình truyền đạt thông tin có tác dụng rất quan trọng. Đặc biệt là trong những cuộc giao lưu bằng tình cảm, tác dụng của nét mặt chiếm tỷ lệ rất lớn. Các nhà tâm lý phát hiện ra rằng, trong những cuộc giao lưu bằng tình cảm, truyền đạt thông tin cần có 12% ngôn ngữ cộng thêm 38% giọng nói và thêm 50% nét mặt, như vậy có thể thấy rõ được tính quan trọng của nét mặt. Cho nên, một nhân viên marketing nếu muốn truyền đạt tốt hơn những tư tưỏng của mình, có thể sử dụng hợp lý các cữ chỉ như đôi mắt, lông mày và đôi môiđể giúp bạn đạt được mục đích. Trong giao tiếp với khách hàng, thông thường việc sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là nét mặt tươi cười. Việc muốn cười hay không, biết cười hay không, là thể hiện năng lực của nhân viên marketing. Trong giao tiếp, cười và biết cười một cách thích đáng là biểu hiện của sự hài hước. Trong cuộc gặp lần đầu, nếu nhân viên marketing có những câu hài hước làm cho khách hàng vui vẻ, sẽ làm cho khách hàng thấy bạn dễ gần hơn. Đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn biết tự nói ra những câu nói hài hước , bạn sẽ có thể thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn một cách dễ dàng hơn. Nếu trường hợp khách hàng có sai lầm gì, một nụ cười, một câu nói hài hước cũng có thể giúp họ tránh khỏi sự bối rối. 3. Ánh mắt Trong lúc nói chuyện với khách hàng, ánh mắt chủ yếu có tác dụng tỏ ý tôn trọng, hữu hảo, quan tâm và tập trung.v..Tr tình huống quan trọng, ánh mắt có thể làm nổi bật điểm quan trọng, đó cũng là biện pháp điều chỉnh khoảng cách tâm lý với khách hàng. Trong giao tiếp với khách hàng, phải nhìn thẳng vào khách hàng, nếu không, người khác sẽ không cảm nhận được tính lịch sự của bạn, ánh mắt nhìn vào người khác phải tỏ rõ thiện ý, phải biết cách nhìn, nhìn vào chỗ nào cũng là điều cần lưu ý. Thông thường là nhìn vào đầu, chủ yếu là đôi mắt, phần giữa của cơ thể thông thường không nên nhìn, mà đặc biệt là phần dưới, bất kì là nam hay nữ, già hay trẻ, với người trên hoặc khách hàng, ánh mắt không nên nhín cúi xuống, nên nhìn thẳng thậm chí có lúc cần ngửa lên. Thời gian nhìn sang đối tượng cũng phải chú ý, theo một cách nói chuyên nghiệp, trong những cuộc giao lưu, thời gian nhìn vào khách hàng là khoàng 1/3 của tổngtg gặp gỡ khách hàng, lúc chào hỏi, nói chuyện và lúc chào tạm biệt đều phải nhìn vào khách hàng, còn những thời gian khác có thể tuỳ theo tình hình. 4. Im lặng Có khi sự im lặng mang tính chất tích cực, có khi sự im lặng còn hơn hẳn lời nói, nhưng có những sự im lặng mang tính chất tiêu cực, nó có thể tạo cho mọi người một bầu không khí khó chịu. Sự im lặng cũng là một công cụ có sức mạnh trong giao tiếp, cho nên, chúng ta cần phải hiểu biết về sự im lặng một cách chính xác và sử dụng nó một cách thoả đáng. Khi khách hàng phàn nàn về điều gì đó, sự im lặng không chỉ có thể cho họ biết rằng bạn đang nhẫn nại lắng nghe, đồng thời trong khoảng thời gian đó, bạn cũng có thể suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề. Nếu khách hàng nói sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tốt hơn mà bạn không chấp nhận thì bạn không nên phản đối ngay lời nói của khách hàng lúc này và cũng không nên nói xấy về đối thủ. Làm như vậy sẽ gây tổn thương tới tình cảm của khách hàng, đồng thời, làm xấu đi hình ảnh của bạn. Tốt nhất, bạn có thể giữ im lặng để bảo lưu ý kiến của mình. Sự im lặng có ý nghĩa là tán đồng, lắng nghe và suy nghĩ; cũng có ý nghĩa là phản đối, mất hứng thú và không muốn nói, vì vậy, có lúc giữ im lặng là một hành động sáng suốt, nhưng cũng có thể là một hành vi tiêu cực, nó sẽ trở thành một trở ngại không thể vượt qua được. Vì vậy, người ta mới nói, trong giao tiếp với khách hàng, phại biết sử dụng sự im lặng một cách linh hoạt và thận trọng. Trong giao tiếp với khách hàng, cần tránh 4 thái độ nào? - Thái độ ngạo mạn, như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của khách hàng. - Thái độ lúng túng, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy bạn không đáng tin cậy. - Thái độ lạnh lùng, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không thân thiện. - Thái độ tuỳ tiện, sẽ làm cho khách hàng không tôn trọng bạn. 2.2 Phi ngôn ngữ trong Thương lượng: Thương lượng là hoạt động của 1 vài hay nhiều cá thể,tổ chức với mục tiêu trao đổi,chia sẻ mục tiêu,quan điểm trong lĩnh vực quan tâm để mong muốn nhận được kết quả có lợi cho mình (và thường là cho cả đối tác).Hay nói dễ hiểu,thương lượng là làm việc với ai đó để đem phần có lợi về cho mình.Người thương lượng giỏi phải là người cực nhạy bén, biết cách đối thoại,trao đổi,biết nắm bắt thời cơ nhanh và tự tạo lấy cơ hội cho mình chỉ trong cuộc nói chuyện với đối tác. Họ là một bậc thầy về sử dụng các ngôn từ không lời. -Yêu cầu phẩm chất: Cần có tư duy nhạy bén, suy nghĩ giỏi, hành động nhạy bén; Phải có nghị lực và sự nhẫn nại, không nóng vội, biết kiềm chế cảm xúc; Không tự ti, không kiêu căng, có lý lẽ và khí tiết có khả năng sáng tạo cao; - Phân tích các ngôn ngữ không lời: Dù kí kết hợp đồng hay cân nhắc mức lương, người thương lượng thành công sẽ tận dụng các kĩ thuật phi ngôn ngữ để gia tăng cơ hội thành công của mình. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng khả năng thương lượng: 1. Ngôn ngữ cử chỉ Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ phải đi đôi với đọc và hiểu được nó. Hãy luyện tập thành thục hướng dẫn sau: -         Đứng hoặc ngồi thẳng. Không tựa người hay ngả nghiêng -         Khi ngồi, để 2 chân chạm sàn nhà, không vắt chéo chân hay thu vào dưới ghế -         Hơi hướng người về phía trước để thể hiện năng lượng dồi dào của bạn hoặc hơi ngả về phía sau để thể hiện sự thoải mái -         Không khoanh tay trước ngực bởi nó được coi là hành động có tính chống đối -         Không chạm tay lên mặt hay che môi -         Không chạm tay vào người đối phương, ngoại trừ khi bắt tay -         Để tăng niềm tin cho đối tác, hãy để cả 2 tay ra ngoài, không cho tay vào túi quần hay dưới bàn -         Không đi quá nhanh hoặc quá chậm 2. Mắt                  Hầu hết mọi người thể hiện cảm xúc thật sự của mình thông qua ánh mắt. Để tạo dựng sự tự tin, bạn: Nên: -         Liên lạc qua ánh mắt với người đối diện -         Mỉm cười thoải mái qua cả miệng và mắt -         Nếu có thể, hãy quan sát con ngươi của người đối diện. Đồng tử sẽ giãn ra khi người ta cảm thấy thích điều gì đó Không nên: -         Nhìn chằm chằm vào đối phương -         Nhìn ra chỗ khác khi có người nói chuyện với bạn -         Không đảo mắt liên tục -         Nháy mắt thường xuyên. Càng nháy mắt nhiều, bạn càng trông thiếu tin cậy 3. Sức mạnh của nội lực và ngoại lực Sức mạnh ngoại lực chính là vẻ ngoài mạnh mẽ, chuyên nghiệp. Còn sức mạnh bên trong là sự tự tin, khả năng của bản thân. Để tăng ngoại lực, hãy: -         Làm cho hoàn cảnh thương lượng thích hợp với tình huống -         Ăn mặc phù hợp -         Nói chậm và rõ ràng, nhấn mạnh bằng giọng đanh thép -         Lịch sự và nhã nhặn  Để tăng nội lực, hãy: -         Luyện tập cách thương lượng vài lần. Luyện tập chính là bí quyết tốt nhất của những người thương lượng xuất sắc -         Chuẩn bị kĩ lưỡng. Nắm rõ điều bạn muốn và điều bạn sẽ đưa ra. Dự đoán những điều tương tự của đối phương -         Chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để tránh sự bối rối -         Tin tưởng vào bản thân mình 4. Kỹ năng quan sát Từ quan sát diện mạo bên ngoài, những hành vi cử chỉ, lời nói của đối tác, nhà thương lượng cần nắm bắt được những thay đổi về tâm lý, những thông tin tiềm ẩn nhưng hết sức quan trọng để kịp thời điều chỉnh sách lược một cách nhanh chóng 1. Biết vị trí: Quan sát dễ dàng nhất là chỗ riêng của từng người. Tất nhiên, những người uy quyền nhất thường được dành cho những vị trí quan trọng nhất ở trong phòng. Ghế có uy lực nhất thường là ở đầu bàn.  2. Tạo ra mối liên hệ đầu tiên: Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn. Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt. Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương. Nắm chặt chứ không siết chặt tay. Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ. Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái.  Ở châu Mỹ, phụ nữ chào nhau có thể chạm cả hai tay cùng một lúc thay cho một cái bắt tay. Bắt tay không phải ở nơi nào cũng giống nơi nào. Người Đức bắt tay chỉ lắc lên xuống một lần. Người Pháp thường bắt một tay trong khi đặt tay kia lên vai người đối diện. Người Nhật có thể bắt tay trước khi cúi đầu chào.  3. Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương: Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện đối tác lĩnh hội (sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý kiến) như thế nào. Bảng sau đây sẽ thể hiện các dấu hiệu tích cực và tiêu cực cùng với việc lĩnh hội và không lĩnh hội: - Cánh tay và bàn tay  Lĩnh hội (dấu hiệu tích cực): Hai cánh tay trải rộng, bàn tay mở đặt trên bàn, thư giãn, hoặc cánh tay để trên ghế, bàn tay chạm mặt.  Không lĩnh hội (dấu hiệu tiêu cực): Bàn tay nắm lại, khoanh tay trước ngực, lấy tay che miệng hoặc chống tay và đặt bàn tay sau gáy - Cẳng chân và bàn chân Lĩnh hội : Ngồi hai chân để ngang với nhau hoặc chân nọ đặt trước chân kia (như khi bắt đầu một đường chạy). Đứng người nghiêng về phía người nói Không lĩnh hội: Đứng để chân chéo so với hướng người nói. Dù đứng hay ngồi: cẳng chân và bàn chân hướng ra phía cửa ra. - Thân Lĩnh hội: Ngồi ở rìa ghế, cơ thể hướng về phía người nói, không cài khuy áo khoác ngoài Không lĩnh hội: Dựa lưng vào ghế, đóng khuy áo khoác ngoài  Những người thể hiện là đang lĩnh hội trông sẽ thư giãn, với bàn tay mở, để lộ lòng bàn tay thể hiện sự sẵn sàng thảo luận. Họ nghiêng về phía trước dù họ đang đứng hay ngồi. Những nhà đàm phán lĩnh hội sẽ không cài khuy áo khoác ngoài. Đối lập lại, những người không sẵn sàng lắng nghe có thể dựa vào ghế hoặc khoanh tay trước ngực.  4. Quan sát sự thay đổi của đối phương Quan sát đối phương đứng hoặc ngồi như thế nào là bước đầu tiên để đọc ngôn ngữ cơ thể - nhưng mọi người không phải đều "bất động" như thế này. Vị trí và cử chỉ của họ sẽ thay đổi cùng với thái độ và cảm xúc. Hãy chú ý đến sự thay đổi. Khi ai đó chấp nhận ý kiến của bạn, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu: - Ngẩng đầu - Hơi nheo mắt - Tháo kính mắt - Bóp nhẹ hai sống mũi - Nghiêng về phía trước, chân không vắt chéo, ngồi ở mép ghế. - Biểu hiện bằng mắt - Đặt bàn tay lên ngực - Chống tay vào má hoặc cằm Những dấu hiệu thể hiện sự chống đối: - Đưa tay ra sau cổ - Cựa quậy, nhúc nhích không yên - Không có biểu hiện gì bằng mắt - Đặt tay sau lưng - Đặt một bàn tay che miệng - Nắm tay hoặc cổ tay - Khoanh tay trước ngực - Liếc mắt nhanh - Nắm bàn tay lại Phát hiện sự nhàm chán: Nhìn ra ngoài cửa sổ, một tay chống vào đầu, bẻ ngón tay... là các dấu hiệu chứng tỏ người nghe không còn chú ý nữa.  Bạn sẽ làm gì nếu bạn để ý thấy đối phương thể hiện dấu hiệu của sự chán nản? Đừng bắt đầu nói to hơn và nhanh hơn. Thay vì đó hãy nói "Chờ một chút, tôi cảm thấy tôi không khiến mọi người chú ý lắm. Có chuyện gì vậy?" Và hãy lắng nghe. Bạn có thể phát hiện ra điều gì thực sự giữ người này hoặc nhóm người này chấp chận ý kiến của mình.  5. Cảnh báo:  Thiếu tự tin có thể dẫn tới căng thẳng. Nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện rằng bạn đang căng thẳng, đối phương của bạn có thể cho rằng bạn không đủ đảm bảo để duy trì vị trí đàm phán. Đừng tin vào mọi điều bạn nhìn thấy. Dù bạn biết rõ về ngôn ngữ cơ thể đến đâu, cũng đừng mang chúng áp dụng cho từng người cụ thể, nhất là người mà bạn không biết rõ. Mỗi người có ngôn ngữ cơ thể riêng. Dù sự im lặng thường chỉ ra rằng ai đó đang bình tĩnh, nhưng cũng có thể khi đó họ đang giận dữ. Ngồi thẳng đứng có thể thể hiện sự cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng có thể vì người đó...đang bị đau lưng. Do đó, hãy tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và liên hệ những quan sát của mình với lời nói của người đàm phán để biết được ý nghĩa thực sự đúng đ 2.3 Phi ngôn ngữ trong phỏng vấn: Phỏng vấn là hình thức của hoạt động tuyển dụng,là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận trực tiếp thong tin từ đối tượng trả lời. Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể khi đi phỏng vấn bởi điều này giữ vai trò quan trọng quyết định bạn có vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng đó không. Giao tiếp phi lời nói có thể truyền đạt 90% thông điệp của bạn tới người phỏng vấn. Bước 1: Ngồi ngay ngắn. Ngồi ở  tư thế thẳng, nhưng thật thoải mái, nghiêng 10 hay 15 độ về phía người phỏng vấn. Tư thế này giúp bạn gửi thông điệp bạn là ứng cử viên có hứng thú với công việc. Bước 2: Kiểm soát đôi tay. Điều tốt nhất đối với đôi tay là hãy để chúng được thả lỏng trên đùi hay trên bàn. Dùng tay nghịch tóc, mặt hay cổ thể hiện sự lo lắng hay không chắc chắn. Những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đồng ý việc đặt tay lên mũi, môi hay tai có thể là dấu hiệu bạn đang nói dối. Bước 3: Không nên khoanh tay. Khoanh tay trước ngực như thể bạn đang trong tư thế tự vệ. Nó gửi thông điệp tới người tuyển dụng, ứng cử viên đang bị đe dọa hay không được thoải mái và muốn kết thúc cuộc phỏng vấn tại đó hay ứng cử viên không đồng tình những gì người phỏng vấn đang nói. Bước 4: Đặt cả hai chân lên sàn. Vắt chéo chân dưới mắt cá hoặc để hai chân dưới sàn thể hiện sự tự tin và năng lực chuyên môn vững chắc. Rung hay luôn di chuyển chân có thể kích thích sự cáu giận hay bạn đang lo lắng. Bước 5: Luôn giữ ánh mắt giao tiếp. Giữ ánh mắt thẳng hướng người phỏng vấn cho thấy bạn đang chủ động lắng nghe và rất hào hứng. Liếc mắt xung quanh khiến người đối diện có cảm giác bạn không trung thực. Nhìn xuống thể hiện bạn là người không tự tin cho công việc. Bước 6: Thật tỉnh táo với những hành động của miệng. Mắm môi hay xoắn môi qua lại nghĩa là bạn đang không tán thành những gì vừa được nghe. Nghiến môi cũng thể hiện sự lo lắng của bạn. Cố gắng giữ cho miệng được thư giãn. Bước 7: Tư thế của đầu, giữ cho đầu luôn thẳng nhìn chắc chắn và có thể tin tưởng, nó gửi thông điệp rằng bạn đang rất nghiêm túc. Để thân thiện và thư gian hơn, bạn có thể nghiêng đầu qua một bên một chút. Lời khuyên: không nên nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn quá lâu, sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và cảm giác như bạn đang áp bức. 2.4 Phi ngôn ngữ trong dự tiệc: Trong kinh doanh,dự tiệc cũng là 1 yếu tố cấu thành nên thành công của các doanh nhân.Trong thương thảo,kinh doanh,làm ăn ,tiệc tùng không những giúp chúng ta thư giãn mà còn giúp các đối tác trò chuyện cởi mở,thoải mái và tạo cái nhìn than thiện trong mắt đối phương,từ đó các hợp đồng có thể được kí kết ,đem lại thành công cho các nhà đầu tư. Sau đây là một số cử chỉ bị cho là bất lịch sự trong bữa tiệc mà bạn nên tránh:  Chơi với dao, muỗng, nĩa, đũa trong khi ăn  Nhai nhóp nhép hoặc húp nước canh to tiếng  Cúi sách đầu vào đĩa thức ăn hoặc gắp chọn lực hết miếng này sang miếng khác  Dùng muỗng chung múc canh để húp vào miệng rồi lại cho muỗng này vào tô canh  Ngốn đầy thức ăn vào miệng  Nói khi miệng còn đầy thức ăn  Dùng đầu dao cho thức ăn vào miệng hoặc mút đũa khi ăn  Vươn vai, ngáp, ho hoặc khạc nhổ bừa bãi trong bữa ăn  Xỉa răng nơi bàn ăn mà không lấy tay che miệng lại  Cãi vã to tiếng hay nói những chuyện rùng rợn, gớm ghiếc nơi bàn ăn  Không chống tay lên bàn ,không ngồi khoanh chân  Khi ăn xong thì để khăn ăn gọn trên bàn,không nên gấp khăn lại cẩn thận vì như vậy có nghĩa là lần sau sẽ không đến nữa Không nên uống quá nhiều rượi trong một bữa tiệc bạn được mời đến tham gia, nên giữ chừng mực và cư xử nhã nhặn  Không nên hỉ mũi, cầm đũa hay thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn  Tránh cấm đũa hay thìa dựng đứng trong bát  Không nên dùng thìa và muỗng cùng lúc (khi bạn cần dùng cái nào thì hãy luôn để cái kia trên bàn)  Tránh ho và hắt xì hơi bất cẩn (bạn phải quay sang chỗ không người và đặt tay lên miệng)  Cố gắng từ tốn và quan sát khi ăn, tránh ăn xong quá nhanh hoặc quá chậm so với mọi người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh.doc
Luận văn liên quan