Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ thông tin. Xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”, con người vừa là mục đích vừa là mục tiêu - động lực của sự phát triển tế - xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện - hài hòa - cân đối, đủ cả đức và tài. Đặc biệt trong giáo dục, thế giới đã và đang quan tâm đến giáo dục - lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu và làm nền tảng của đất nước. Mỗi một quốc gia đều có những khía cạnh khác nhau, nhưng xu thế chung của thế giới là đào tạo con người có tri thức - kỹ năng sống, hay chính con người toàn diện. Để con người có thể tồn tại – phát triển và thích ứng với mọi tình huống trong cuộc sống. Nền giáo dục của Việt Nam cũng thực hiện việc nâng cao nền giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam, đã đề cập tới nhiệm vụ của giáo dục là phát triển con người toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt giáo dục tiểu học - bậc học nhỏ nhất và cũng là bậc học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người , đã chú trọng đến việc: giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn- lâu dài về đạo đức - trí tuệ - thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh vào kỹ năng: tự tin - bạo dạn thể hiện mình trước học sinh tiểu học. Quyết định số 2994/QĐ - BGD ĐT ngày 20-07-2010 của Bộ GD ĐT đã ban hành và triển khai cho giáo viên được tập huấn giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học, và hoạt động giáo dục của các cấp học, đặc biệt chú ý đến bậc tiểu học. Là bậc học nèn tảng, cần cung cấp - rèn luyên - hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản về đạo đức- tiếng việt - khoa học và tự nhiên xã hội. Kỹ năng sống được hiểu chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác - với xã hội và khả năng ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống. Học sinh Việt Nam nói chung từ các cấp bậc: mẫu giáo - tiểu học - trung học cơ sở - phổ thông - đại học và sau đại học, có đặc điểm là: khả năng giao tiếp - thể hiện mình trước đám đông rất kém. Một phần là do đặc tính của người Việt Nam là thích giao tiếp nhưng lại rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Đó cũng chính là thực trạng chung của học sinh Việt Nam. Khi học mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi. Các em được tiếp xúc - sử dụng các loại đồ chơi ở trường, và biết cách chơi cùng bạn cùng lớp trong một loại trò chơi cụ thể. Nhưng ở bậc học này, các em chưa tiếp xúc với tri thức cụ thể mà chỉ là sự nhận biết các sự vật - hiên tượng đơn giản qua mô hình đồ chơi, hoặc qua tranh ảnh và những câu chuyện kể của cô giáo. Bước sang bậc tiểu học, các em phải trải qua những biến đổi to lớn, bắt đầu làm quen với học đường tiểu học, không còn xích đu - cầu trượt - gấu bông - thỏ trắng - búp bê như ở mẫu giáo nữa. Các em phải làm quen với trường mới - lớp mới và bắt đầu nhận tri thức ở mức sơ giản - đơn giản nhất, như: tập viết, tập đọc, tập nghe, tập nói qua các môn học cơ bản như: tiếng việt, đạo đức, toán, tiếng anh. Đặc biệt học sinh lớp 1 vừa kết thúc bậc học mẫu giáo và bước đầu chuyểN sang tiểu học. Nhu cầu vui chơi của các em còn rất lớn, nên các môn học ở trường tiểu học cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy sinh động - thu hút và lôi cuốn các em. Tạo cho các em điều kiện thích nghi dần với việc học tập và tiếp nhận tri thức. Trong chương trình của bộ GD đề ra cho bậc tiểu học - đặc biệt là lớp 1, có thể kết hợp giữa học và chơi. Các môn học cần kết hợp với các trò chơi cụ thể, nhất là môn đạo đức môn học giúp các em hình thành các chuẩn mực đạo đức - hành vi đạo đức, đồng thời hình thành kỹ năng sống cho các em ngay từ ban đầu. Việc tổ chức các phương pháp trò chơi như: kể chuyện - phân vai nhân vật cho các em trong môn đạo đức và một số môn khác, để góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi của các em đang còn dư âm của bậc mẫu giáo. Đồng thời tạo hứng thú cho các em trong học tập – tiếp nhận tri thức và thích đến trường. Trong qua trình học tập của các em ở lớp 1, các em rất thích giờ ra chơi để vui đùa với bạn cùng lớp, những trò mà trẻ đã chơi ở mẫu giáo. Trẻ tự sắp xếp và chơi với nhau, nhưng khi vào lớp học đặc biệt là có người dự giờ thì các em tỏ ra rụt rè - e ngại - không muốn giơ tay phát biểu, lúng túng và thiếu tự tin khi được gọi lên trả lời câu hỏi, nói lắp bắp không lưu loát. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng quên không nhớ mình nên nói những gì. Các em thường ngại phát biểu trước thầy cô giáo lạ. Khi nhà trường tổ chức một số hoạt động như: văn nghệ - thể thao - hoạt động ngoài giờ lên lớp, thì số học sinh tích cực – tự nguyện tham gia là rất ít. Đa phần các em các em không dám tham gia hoặc ngại đứng trước nơi đông người “bạn bè – thầy cô”. Vậy tại sao học sinh tiểu học nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 1 lại không thể tự tin bạo dạn thể hiện mình như vậy? Phải chăng là do các em chưa được chuẩn bị tâm lý và điều kiện để hình thành và sẵn sàng thực hiện kỹ năng sống cơ bản đó. Các thói quen và kỹ năng sống của mỗi con người được rèn luyện và hình thành trong thời gian dài, và cần có các biện pháp cụ thể để giúp trẻ hình thành kỹ năng đó qua cá môn học. Trò chơi phân vai là một trong những phương pháp giáo dục của môn đạo đức cho học sinh tiểu học. Đó là phương pháp đã có trong chương trình giáo dục của bộ, yêu cầu giáo viên cần xác định được tên trò chơi. Sử dụng các câu chuyện về đạo đức trong sách đạo đức hoặc sách kể chuyện để làm nội dung và phân vai cho các em ứng vơi các nhân vật trong truyện. Mỗi một trò chơi ứng với một câu chuyện riêng về đạo đức, để các em có cơ hội tiếp xúc với các tình huống xay ra trong cuộc sống và cách xử lý tình huống đó. Trò chơi phân vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận diễn ra sau phần diễn ấy. Trò chơi phân vai là một phương pháp đạo đức mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình hình thành kỹ năng của các em. Nhưng trên thực tế các trường tiểu học ở Việt Nam thực hiện không đồng đều. Các trường tiểu học ở miền núi – vùng sâu vùng xa do nghiệp vụ của giáo viên còn kém, cơ sở vật chất thiếu thốn không đủ điều kiện cho các em thực hiện trò chơi này. Các trường ở thị trấn - thị xã – thành thị có cơ sở vật chất đầy đủ, giáo viên có nghiệp vụ cũng cao hơn, nhưng việc thực hiện trò chơi phân vai cho các em chưa được quan tâm nhiều. Vậy nên một phần học sinh thì rất tự tin thể hiện mình và thành công trong học tập, còn lại đa số các em nhút nhát và thiếu tự tin. Dẫn đến một thực trạng chung cho học sinh Việt Nam nói chung là rụt rè – không bạo dạn trước đám đông như hiện nay. Đặc biệt là học sinh nông thôn thì vấn đề này càng hạn chế. Hiện nay trò chơi trẻ em ngày càng đa dạng và sinh động, nhưng trò chơi phân vai là trò chơi tạo hứng thú cho trẻ và đáp ứng nhu cầu của xã hội thu nhỏ xung quanh trẻ: gia đình – hàng xóm. Bên cạnh đó trò chơi phân vai còn là phương tiện để trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn, nhu cầu tham gia vào xã hội của người lớn trong khi khả năng của trẻ lại không đáp ứng được nhu cầu đó. Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động vui chơi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ hình thành khả năng chơi mà còn đặt nền tảng vững chắc để phát triển những kỹ năng sống đó. Cũng đã có nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc tạo cơ hội cho trẻ vui chơi nhiều hơn ngoài trời sẽ làm trẻ tự tin – bạo dạn – năng động và tích cực hơn. Rõ ràng là khi được tiếp cận với thế giới, khi được khám phá thế giới trẻ sẽ vượt qua sự nhút nhát của mình. Bằng những kinh nghiệm có được khi vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh thật gần gũi và như một phần của cuộc sống. Thực tế cho thấy việc giáo dục trẻ tiểu học hiện nay ở trường cũng như ở nhà, các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo chưa thực sự chú trọng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ khi tổ chức vui chơi cho trẻ. Đó là những điều đáng tiếc khi cơ hội của các em bị bỏ qua, và những yếu tố đầu tiên đặt nền móng cho việc xác lập kỹ năng sống của trẻ cũng chưa được quan tâm. Các trường tiểu học trong cả nước cũng chưa thực hiện việc tổ chức trò chơi phân vai cho trẻ 1 cách phổ biến. Một phần do điều kiện vật chất phục vụ việc học tập của các trường trong cả nước là khác nhau, chất lượng đội ngũ giáo viên ở các vùng miền trong cả nước cũng khác nhau. VÌ vậy mà trò chơi phân vai cho trẻ tiểu học trong cả nước, đặc biệt là trẻ lớp 1 chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có hiệu quả cao trong việc hình thành kỹ năng sống cho các em, quan trọng nhất là kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Việc vận dụng trò chơi phân vai cho hoc sinh lớp 1 để giúp các em hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các em là thế hệ tương lai của đất nước sau này, và cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay từ khi còn bé các em phải được giáo dục đào tạo cẩn thận, vì nếu các em không được giáo dục tốt thì sẽ ảnh hưởng tới tương lai của các em một cách sâu sắc, và sẽ gây hậu quả không tốt về các hành vi đạo đức trong xã hội – cộng đồng. Để giúp các em hình thành được các kỹ năng sống cơ bản – đặc biệt là kỹ năng tự tin, bạo dạn trước đám đông, cần phải có thời gian và nó là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên – tích cực. Chúng ta phải uốn nắn – rèn luyện ngay từ đầu, từ lớp học đầu tiên và bậc học đầu tiên trong quá trình học tập của con người. Học tập và rèn luyện là quá trình liên tục diễn ra trong cuộc đời mỗ chúng ta. Kỹ năng tự tin bạo dạn trước đám đông giúp đỡ các em học sinh lớp 1 thích nghi với học đường tiểu học, tiếp xúc dần với sách vở - tiếp nhận tri thức một cách thoải mái tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần có những phương pháp hoạt động thực tiễn để giúp trẻ hoàn thiện mình, cụ thể là: thông qua trò chơi phân vai ở học sinh lớp 1 để giải quyết thực trạng chung của học sinh Việt Nam nói chung và bậc tiều học nói riêng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi những người giáo viên tiểu học tương lai đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ”, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông” làm đề tài nghiên cứu.

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hơn 50 50 2 Hình thành sự tự tin - bạo dạn trước đám đông 40 40 3 Phát huy tính tự lập - sáng tạo 10 10 4 Tất cả các tác dụng trên 0 0 Tổng số 100 100 Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy: - 50% học sinh cho rằng hứng thú với việc học tập và thích đến trường hơn. - 40% học sinh cho rằng khi tham gia trò chơi các em thấy tự tin – bạo dạn hơn trước thầy cô, bạn bè. - 10% các em cho rằng khi chơi TCPV các em tự lập và sáng tạo hơn. Như vậy có thể thấy rằng TCPV mang lại rất nhiều tác dụng tích cực đối với học sinh. Các em không những thích thú học tập và đến trường hơn mà còn tự tin – bạo dạn hơn, không sợ sệt và rụt rè, e ngại trước bạn bè, thầy cô nữa. Vậy tại sao chúng ta không thể vận dụng TCPV một cách thường xuyên, tích cực hơn để đạt được hiệu quả tối ưu của PPTCPV với học sinh. Chính học sinh cũng đã nhận thức được TCPV là một trò chơi tích cực và lôi cuốn các em tới trường, làm cho các em thích đến trường và hứng thú học tập hơn. Qua đó thấy được quan điểm nghiên cứu về TCPV của chúng tôi là đúng đắn. Vì các em nhận thức được TCPV mang lại niềm vui, hứng thú cho các em nên các em rất thích tham gia TCPV. Tìm hiểu thái độ của học sinh với TCPV so với các giờ học khác, chúng tôi sử dụng câu hỏi sô 4 (phụ lục 2) Bảng 4: Thái độ của học sinh trong giờ tham gia PPTCPV. STT Thái độ Số phiếu Tỉ lệ 1 Tham gia rất tích cực 10 10 2 Say mê, hứng thú hơn các giờ học khác 60 60 3 Tham gia bình thường 20 20 4 Không dám tham gia 10 10 5 Không hứng thú với TCPV 0 0 Tổng số 100 100 Từ bảng số liệu cho ta thấy: - 60% học sinh cho rằng các em say mê và hứng thú với TCPV hơn là các giờ học khác. - 20% tham gia bình thường. - 10% các em tham gia rất tích cực. - 10% các em không dám tham gia. Số học sinh say mê và hứng thú với TCPV là rất lớn. Thế nhưng vẫn còn tương đối nhiều học sinh vì lý do nào đó mà không dám tham gia. Nếu như tất cả học sinh đều say mê và hứng thú tham gia TCPV thì chắc chắn tất cả các em đều được rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Nhưng con số đó chỉ nằm ở mức 60%. Vậy còn lại, số học sinh còn lại sẽ rơi vào tình trạng thụ động về kỹ năng sống. Và sau này khi vào đời, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý các tình huống trong cuộc sống. Chính vì vậy giáo viên cần có những biện pháp hợp lý nhất để xây dựng TCPV có thể luôn cuốn tất cả các em. Có như vậy thì học sinh mới phát huy được tính tự lập, tích cực, chủ động và khả năng thể hiện mình trước đám đông. Tìm hiểu những khó khăn mà học sinh thường hay gặp phải trong khi chơi, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 2) Bảng 5: Những khó khăn khi chơi TCPV của học sinh. STT Những khó khăn Mức độ Thường xuyên Thi thoảng Chưa bao giờ 1 Vật liệu và đồ để chơi 50 30 20 2 Thời gian chơi 70 20 10 3 Người tham gia chơi 30 60 10 4 Giáo viên hướng dẫn 10 80 10 5 Chủ đề chơi không có trong thực tiễn 0 70 20 6 Thiếu chủ đề chơi 10 30 60 Bảng kết quả cho thấy: - 70% học sinh cho rằng thời gian chơi thường xuyên không đủ. - 50% học sinh cho rằng vật liệu và đồ chơi của các em thường xuyên thiếu. Đó là hai khó khăn cơ bản nhất và học sinh thường xuyên gặp khi chơi. Và không chỉ có học sinh mà khó khăn này cũng là khó khăn của giáo viên khi tiến hành vận dụng TCPV cho các em. Như vậy để các em có điều kiện về thời gian và vật chất tốt nhất thì chỉ có thể tổ chức vào giờ ngoại khóa, còn vật liệu và đồ để chơi thì có thể tận dụng tất cả những gì đơn giản nhất để biến thành đồ chơi cho các em. Trong TCPV rất cần nhiều thời gian từ chuẩn bị cho tới khi tiến hành chơi. Vì vậy giáo viên cần chú ý điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý và các em có thể lần lượt chơi, ai cũng được chơi. Có như vậy học sinh mới phát huy được hết khả năng của mình. Như vậy học sinh đã có hứng thú rất lớn khi chơi TCPV. Giáo viên cũng đã sử dụng TCPV trong quá trình giáo dục. Nhưng khó khăn mà tất cả giáo viên và học sinh gặp phải khi sử dụng TCPV đều là thời gian chơi và đồ chơi, vật liệu chơi. Để thấy được hiệu quả thật sự mà TCPV mang lại cho học sinh thì cả giáo viên và nhà giáo dục cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn. Để tìm hiểu về biểu hiện tự tin – bạo dạn của học sinh khi chơi TCPV, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 2). Bảng 6: Biểu hiện tự tin - bạo dạn của học sinh khi tham gia PPTCPV. STT Biểu hiện Số phiếu Tỉ lệ 1 Rất tốt 10 10 2 Tốt 30 30 3 Bình thường 40 40 4 Không tốt 20 20 Tổng số 100 100 Kết quả từ bảng thống kê cho thấy: -40% học sinh cho rằng các em thể hiện sự tự tin – bạo dạn ở mức bình thường. - 30% học sinh cho rằng các em thể hiện sự tự tin – bạo dạn ở mức tốt. - 10% học sinh cho rằng các em thể hiện sự tự tin – bạo dạn ở mức rất tốt. - 20% học sinh cho rằng các em thể hiện sự tự tin – bạo dạn là không tốt. Như vậy chỉ có một phần nhỏ học sinh biểu hiện rất tốt và tốt sự tự tin – bạo dạn của mình. Còn lại đa số là các em bình thường và thể hiện không tốt. Chính học sinh cũng đã quan sát và nhận thấy các bạn xung quanh mình ai thể hiện mình trước mọi người. Như vậy giúp cho chúng tôi nắm bắt được là có khoảng bao nhiêu % học sinh còn thiếu tự tin – rụt rè – e ngại trước đám đông và làm thế nào để khắc phục tốt hơn. 2.4.3. Đánh giá khái quát về kết quả điều tra thực trạng. Sau khi tìm hiểu ý kiến của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hà Lộc 2 về thực trạng vận dụng PPTCPV trong dạy học nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Nhìn chung cả giáo viên và học sinh nhận thức và đánh giá cao về PPTCPV trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Nhưng việc vận dụng PPTCPV còn nhiều hạn chế và chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. - Toàn bộ giáo viên và học sinh nói chung là đều có hứng thú, hưởng ứng việc vận dụng PPTCPV trong dạy học. Nhưng trong quá trình vận dụng còn gặp một số khó khăn cơ bản. Vì vậy, hiệu quả của PPTCPV, đặc biệt là hiệu quả trong việc rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh còn thấp. - Khó khăn cơ bản mà giáo viên và học sinh gặp phải khi tham gia TCPV đó là thời gian và vật liệu (đồ chơi) để chơi. Chính vì thế mà việc tổ chức TCPV còn hạn chế, học sinh không được thường xuyên chơi và làm gián đoạn quá trình rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của các em. - Tuy gặp khó khăn nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy hiệu quả mà TCPV đem lại rất rõ rệt. Đặc biệt là sự tự tin – bạo dạn của học sinh. Vì vậy, chúng ta cần khắc phục những khó khăn cơ bản đó và đưa ra những giải pháp mới để góp phần nâng cao hiệu quả của PPTCPV trong dạy học. Tóm lại: Chúng ta không chỉ trang bị cho học sinh tri thức, mà còn trong bị cho các em về kỹ năng sống để sau này các em vào đời sẽ không bị bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng sống. Muốn làm được điều đó chúng ta cần quan tâm và thúc đẩy các em trong học tập, đồng thời giúp các em tích cực rèn luyện, hình thành những kỹ năng cơ bản trong đời sống. Một trong những phương pháp giúp học sinh hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn đó là PPTCPV. Việc vận dụng PPTCPV cho học sinh là một trong những giải pháp tích cực giúp các em tự tin – bạo dạn hơn. CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM. 3.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm. 3.1.1. Mục đích thử nghiệm. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm nhằm làm sáng tỏ lý luận và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết. Bên cạnh đó để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng PPTCPV trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh lớp 1. 3.1.2. Nội dung thử nghiệm. Chúng tôi tiến hành sử dụng PPTCPV trong một số buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp của các em học sinh lớp 1. 3.1.3. Nhiệm vụ thử nghiệm. Các nhiệm vụ của quá trình thử nghiệm được xác định cụ thể là: - Nghiên cứu chương trình chơi và lập kế hoạch tổ chức TCPV. - Sử dụng PPTCPV để tiến hành. - Kiểm tra, đánh giá kết quả việc hình thành kỹ năng tự tin, bạo dạn tại lớp thử nghiệm sau khi tham gia TCPV. - Sử lý số liệu, phân tích kết quả thử nghiệm sau đó đưa ra kết luận về hiệu quả của việc vận dụng PPTCPV trong quá trình hình thành kỹ năng tự tin, bạo dạn của học sinh lớp 1. 3.1.4. Đối tượng thử nghiệm. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lớp 1A gồm 30 học sinh và lớp so sánh (đối chứng) 1C gồm 30 học sinh của trường Tiểu học Hà Lộc II – Thị xã Phú Thọ. Lớp thử nghiệm sẽ thực hiện theo hình thức sử dụng PPTCPV trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp. Còn lớp đối chứng sẽ học bình thường và chơi bình thường như mọi ngày. 3.1.5. Quy trình thử nghiệm Để tiến hành thử nghiệm chúng tôi tiến hành theo 3 bước: - Bước 1: Chuẩn bị Thiết kế và triển khai PPTCPV với học sinh lớp thử nghiệm 1A trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường về ưu điểm và nhược điểm của PPTCPV trong dạy học. - Bước 2: Tiến hành thử nghiệm ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi tiến hành vận dụng PPTCPV ở cả 2 lớp thử nghiệm và đối chứng. Lớp thử nghiệm vận dụng PPTCPV theo các tài liệu đã được áp dụng và có đổi mới. Còn lớp đối chứng thì vận dụng theo cách cũ, tức là cách truyền thống. Trước khi làm thử nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ thể hiện sự tự tin, bạo dạn của các em bằng một cuộc thi đố vui, để kiểm tra mức độ tự tin, bạo dạn của các em qua cuộc thi đó. Qua cách ghi nhận lại các biểu hiện tự tin, bạo dạn của các em. Sau khi thử nghiệm, để đánh giá tính khả thi của PPTCPV và các tài liệu có liên quan. Chúng tôi tiến hành khảo sát ở cả 2 lớp cùng một nội dung qua cuộc thi “kể chuyện theo nhân vật trong tranh” tại cùng một địa điểm, cùng một thời gian và 2 giáo viên quan sát, đánh giá qua thang điểm chung. Thu thập tất cả các kết quả, chúng tôi tiến hành đánh giá theo tiêu chí và thang đánh giá đã đề ra. Sau đó tiến hành sử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học. - Bước 3: Đánh giá kết quả theo nội dung thử nghiệm và so sánh kết quả giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. 3.1.6 Xây dựng tiêu chí đánh giá. 3.1.6.1. Cở sở để xây dựng tiêu chí đánh giá. Chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học, căn cứ và biểu hiện của học sinh sau khi tham gia TCPV đối với học sinh lớp 1. 3.1.6.2. Các tiêu chí đánh giá. Dựa vào cơ sở trên, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả của PPTCPV đối với học sinh trong việc rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin, bạo dạn trước đám đông. Chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí như sau: + Tiêu chí 1: Biết thể hiện khả năng của bản thân một cách tự nhiên, vô tư trước mọi người (3 điểm). + Tiêu chí 2: Hiểu về sự tự tin - bạo dạn (4 điểm) + Tiêu chí 3: Vận dụng kỹ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông (4 điểm) Hiệu quả hoạt động của học sinh được đánh giá qua 2 lần tổ chức trò chơi. Đó là 1 lần trước thử nghiệm và 1 lần sau thử nghiệm. 3.1.6.3. Thang đánh giá mức độ tự tin, bạo dạn của học sinh. Chúng tôi chia ra làm 4 mức độ, dựa trên cơ sở 3 tiêu chí ở trên để đánh giá. - Rất tốt: Mức này đánh giá những học sinh có khả năng thể hiện khả năng bản thân một cách tự nhiên – vô tư, không ngại trước mọi người trong khi tham gia trò chơi. - Loại tốt: Mức độ này để đánh giá những học sinh đã tham gia và trò chơi và đã xuất hiện trước đám đông với một vai cụ thể nào đó trong trò chơi. - Loại bình thường: Mức độ này để đánh giá những học sinh dám tham gia chơi. Nhưng thể hiện khả năng bản thân còn kém. Không thể hiện được sự tự nhiên – vẫn còn e ngại trước mọi người. - Loại không tốt: Để đánh giá những học sinh không dám tham gia và trò chơi, và chưa bao giờ tham gia chơi. 3.2. Kết quả thử nghiệm. 3.2.1. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm. Trước thử nghiệm, chúng tôi tiến hành tổ chức một trò chơi phân vai có chủ đề cụ thể (phụ lục 3) cho 2 lớp gồm: 30 học sinh lớp đối chứng 1C và 30 học sinh lớp thử nghiệm 1A. Và đánh giá mức độ tự tin - bạo dạn của các em theo thang đánh giá mức độ tự tin – bạo dạn của các em theo thang đánh giá ở 4 mức độ. Kết quả đó cụ thể là: Bảng 1: Kết quả đánh giá lớp ĐC và TN trước thử nghiệm (đơn vị %) Lớp Số HS Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % TN 30 3 10 9 30 12 40 6 20 ĐC 30 2 6,6 10 33,3 14 46,6 4 13,5 Biểu đồ đánh giá trước thử nghiệm Qua bảng kết quả đánh giá trước thử nghiệm ở hai lớp ĐC và TN chúng ta thấy mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn của học sinh ở hai lớp là gần như tương đương, tỷ lệ chênh lệch rất ít, không đáng kể. Lớp TN có 10% học sinh ở mức rất tốt 30% học sinh ở mức tốt Lớp ĐC có 6,6% học sinh ở mức rất tốt 10% học sinh ở mức tốt Như vậy tỷ lệ học sinh ở mức độ rất tốt là ít và số học sinh ở mức độ tốt cũng chỉ ở mức thấp, chưa đạt tỷ lệ trung bình. Lớp TN có 40% học sinh ở mức bình thường 20% học sinh ở mức không tốt Lớp ĐC có 46,6% học sinh ở mức bình thường 14,5% học sinh ở mức không tốt Nếu như tỷ lệ học sinh ở mức tốt và rất tốt là thấp thì tỷ lệ học sinh ở mức bình thường và không tốt lại khá cao, cho thấy học sinh chỉ dừng lại ở mức độ bình thường, tức là đa số các em rất hứng thú tham gia trò chơi. Nhưng các em còn thiếu tự tin và rụt rè, e ngại không dám tham gia. Từ việc đánh giá ban đầu về mức độ tự tin – bạo dạn của học sinh trước thử nghiệm bằng cách dạy học truyền thống thì kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh ở hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau. Tức là việc dạy học theo cách truyền thống chỉ cung cấp cho các em tri thức, còn hạn chế về kỹ năng sống cho các em thì còn hạn chế, hay nói cách khác các em chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng sống, cụ thể là sự tự tin – bạo dạn cho các em. Đánh giá các tiêu chí sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ hơn về biểu hiện tự tin – bạo dạn của học sinh ở hai lớp TN và ĐC trương thử nghiệm. Bảng 2: Đánh giá theo tiêu chí lớp ĐC và TN trước thử nghiệm Lớp Số HS Tiêu chí (điểm) Biết Hiểu Vận dụng Kết quả chung TN 30 2,50 2,0 1,01 5,51 ĐC 30 2,48 2,1 1,0 5,58 Biểu đồ đánh giá trước thử nghiệm Kết quả cho thấy điểm trong bình chung của hai lớp là tương đương nhau, và cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình. Đa số các em biết thể hiện khả năng của bản thân một cách tự nhiên – vô tư là như thế nào. Lớp TN đạt 2,50 điểm, lớp ĐC đạt 2,48 điểm. Khả năng hiểu biết thế nào là tự tin – bạo dạn: lớp TN đạt 2,0 điểm, lớp ĐC đạt 2,1 điểm. Khả năng vận dụng kỹ năng tự tin – bạo dạn: lớp TN đạt 1,01 điểm, lớp ĐC đạt 1,0 điểm. Qua biểu đồ đánh giá các em qua 3 tiêu chí cho thấy: ở hai lớp có sự chênh lệch nhau giữa các tiêu chí: biết – hiểu và vận dụng kỹ năng tự tin – bạo dạn. Hầu hết các em đều biết và hiểu thế nào là tự tin – bạo dạn. Nhưng khi vận dụng và trong thực tế trò chơi hay thực tế cuộc sống thì các em lại chưa làm tốt vấn đề này, thể hiện qua điểm đánh giá rất thấp. Và trình độ nhận thức của các em về sự tự tin – bạo dạn mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, khả năng vận dụng sự tự tin – bạo dạn còn hạn chế. Học sinh có thể hiểu một cách máy móc – bắt trước bạn về sự tự tin – bạo dạn chứ chưa biết thật sự có được kỹ năng đó. Chính vì thế, khi tham gia vào những hành động có thật và trước nhiều người thì các em lại không phát huy được khả năng đó. Giáo viên chưa tích cực trong việc vận dụng PPTCPV và chưa áp dụng thường xuyên TCPV trong quá trình dạy học. Vì thế mà khả năng nhận thức của học sinh mới chỉ dừng lại ở sự hiểu biết mang tính chất hình thức bề ngoài, chứ chưa có được bản chất bên trong, chưa vận dụng được trong thực tế mọi lúc – mọi nơi – mọi tình huống. Do đó học sinh rất lúng túng – mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. Chẳng hạn như trong buổi biểu diễn văn nghệ, buổi dự giờ có nhiều thầy cô tới dự. Nguyên nhân chính là do các em chưa được trang bị về kỹ năng tự tin – bạo dạn trước khi bước vào bậc Tiểu học. 3.2.2. Kết quả của khảo sát sau thử nghiệm. Bảng 1: Kết quả đánh giá lớp ĐC và TN trước thử nghiệm (đơn vị %) Lớp Số HS Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % TN 30 10 33,3 15 50 5 16,6 0 0 ĐC 30 3 10 11 36,63 15 50 1 3,3 Biểu đồ kết quả đánh giá sau thử nghiệm Sau quá trình thử nghiệm, kết quả đánh giá các mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn của 2 lớp TN và ĐC đã có sự thay đổi và chênh lệch khá lớn. Số học sinh đạt mức độ rất tốt và tốt ở lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Và ngược lại số học sinh đạt mức bình thường và không tốt ở lớp ĐC lại cao hơn rất nhiều so với lớp TN. Cụ thể là: Số học sinh đạt mức rất tốt ở lớp TN chiếm 33,3% cao hơn hẳn tỷ lệ lớp ĐC chỉ có 10%. Tỷ lệ học sinh đạt mức tốt ở lớp TN là 50% trong khi đó ở lớp ĐC chỉ có 36,6% Đặc biệt số học sinh ở mức bình thường của lớp TN giảm xuống rất mạnh chỉ còn 16,6% nhưng ở lớp ĐC tỷ lệ đó lại tăng 50%. Tỷ lệ học sinh ở mức không tốt ở lớp TN đã không còn em nào, nhưng ở mức này lớp ĐC vẫn còn 1 em. Từ bảng số liệu thu được sau thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh đạt mức độ rất tốt và tốt ở lớp TN chiếm rất lớn 83,3% trong khi đó ở lớp ĐC tỷ lệ đó chỉ có 46,6% chưa đạt đến mức trung bình. Như vậy ta có thể kết luận, khi chúng ta áp dụng PPTCPV tích cực và thường xuyên thì mức độ biểu hiện của sự tự tin – bạo dạn cũng tốt hơn. Hay nói cách khác việc vận dụng PPTCPV thường xuyên thì quá trình rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh không còn bị gián đoạn và mang lại hiệu quả tích cực hơn. Từ đó chứng minh một điều là học sinh lớp TN tích cực và mạnh dạn hơn lớp ĐC. Lớp ĐC vẫn áp dụng cách học thông thường còn lớp TN áp dụng PPTCPV vào dạy học thường xuyên hơn và thấy hiệu quả rõ nét hơn. Qua đó cũng khẳng định tính hiệu quả của lớp TN. Sau khi có tác động thử nghiệm sư phạm đã mang lại hiệu quả. Học sinh lớp TN đã thể hiện được khả năng của bản thân mình cao hơn lớp ĐC và có thể nói các em đã hình thành bước đầu kỹ năng sống cơ bản nhất, kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Điều đó chứng tỏ lớp TN có tác động của thử nghiệm sư phạm là hiệu quả hơn hẳn lớp ĐC. Hay nói cách khác việc vận dụng PPTCPV trong dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng của việc rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh lớp 1. Để có thể nhận thấy sự thay đổi của chênh lệch về mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn của 2 lớp sau thử nghiệm và trước thử nghiệm, chúng tôi lập bảng so sánh. Bảng 2: So sánh kết quả đánh giá trước và sau thử nghiệm (tính theo %) Lớp Số HS Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % TN 30 TTN 3 10 9 30 12 40 6 20 STN 10 33,3 15 50 5 16,6 0 0 %CL 23,3% 20% -23,4% -20% ĐC 30 TTN 2 6,6 10 33,3 14 46,6 4 13,5 STN 3 10 11 36,6 14 50 1 3,3 %CL 3,4% 3,3% 3,4% -10,2% Kết quả từ bảng so sánh cho thấy mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn của học sinh lớp TN là tốt hơn và tiến bộ hơn lớp ĐC rất nhiều. Có thể thấy rõ sự chênh lệch đó cụ thể là: + Mức rất tốt: trước TN: 10% sau TN: 33,3% (tăng 23,3%) + Mức tốt: trước TN: 30% sau TN: 50% (tăng 20%) + Mức b. thường: trước TN: 40% sau TN: 16,6% (giảm 23,4%) + Mức không tốt: trước TN: 20% sau TN: 0% (giảm 20%) Từ số liệu qua 2 lần đánh giá trước TN và sau TN, chúng tôi nhận thấy lần đánh giá thứ 2 sau TN có sự tác động sư phạm làm cho mức độ hình thành và biểu hiện kỹ năng tự tin – bạo dạn có sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Số lượng học sinh đạt mức độ rất tốt và tốt tăng lên rõ rệt và bên cạnh đó lượng học sinh ở mức bình thường và không tốt cũng đã giảm đáng kể (trên 20%). Và điều đặc biệt là sau TN đã không có học sinh nào ở mức độ biểu hiện không tốt. Bên cạnh đó, lớp ĐC thì sự chuyển biến lại không lớn lắm và có chiều hướng đi xuống so với lớp TN. Tỷ lệ học sinh ở mức rất tốt và tốt có tăng nhưng rất thấp không đáng kể, và tỷ lệ học sinh ở mức bình thường không những giảm mà còn tăng lên (50%). Cụ thể là: + Mức rất tốt: trước TN: 6,6% sau TN: 10% (tăng 3,4%) + Mức tốt: trước TN: 33,3% sau TN: 36,6% (tăng 3,3%) + Mức b.thường: trước TN: 46,6% sau TN: 50% (tăng 3,4%) + Mức không tốt: trước TN: 13,5% sau TN: 3,3% (giảm 10,2%) Như vậy lớp ĐC, không có tác động thử nghiệm sư phạm có kết quả mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn thấp hơn lớp TN rất nhiều. Bảng 3: Kết quả đánh giá lớp TN và ĐC sau thử nghiệm. (theo tiêu chí) Lớp Số HS Tiêu chí (điểm) Biết Hiểu Vận dụng Kết quả TN 30 2,65 2,3 1,35 6,3 ĐC 30 2,7 2,18 1,06 5,94 Biểu đồ kết quả đánh giá sau thử nghiệm Sau khi khảo sát theo tiêu chí đánh giá mức độ vận dụng của học sinh về kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông. Mỗi tiêu chí ứng với một mức điểm cụ thể. Và kết quả thu được rất khả quan, tiêu chí thứ nhất có tăng nhưng ít, chênh lệch 0,15 diểm so với chương thử nghiệm, tiêu chí thứ 2 và 3 tăng lên rất nhiều và đặc biệt là tiêu chí thứ 3 chênh lệch 0,34 điểm. Đó là kết quả của lớp TN. Còn lớp ĐC, sau thử nghiệm tiêu chí 1 tăng rất cao, chênh lệch 0,22 điểm. Như vậy đa số học sinh lớp ĐC biết thể hiện bản thân mình nhưng khi vận dụng vào thực tế thì lại không thể hiện được. Vậy cái biết ở đây chỉ là về hình thức chứ không có bản chất, chỉ có thể bắt chước bạn bè chứ trong từng hoàn cảnh cụ thể thì không tự mình vận đụng linh hoạt sự tự tin – bạo dạn ấy, mà cứ trông chờ vào người khác. Đồng thời tiêu chí 2 và 3 có tăng nhưng rất thấp và chênh lệch không đáng kể. Điều đó chứng tỏ khi chúng tôi áp dụng PPTCPV trong dạy học thì hiệu quả trong việc rèn luyện, hình thành sử tự tin – bạo dạn tăng lên rõ rệt. So sánh điểm theo TBC theo tiêu chí sau thử nghiệm ở lớp TN đã tăng lên tới 6,3 điểm tức là trên mức trung bình. Còn lớp ĐC cũng tăng nhưng chỉ đạt 5,94 điểm. Từ đó chúng ta thấy ban đầu trước khi thử nghiệm thì kết quả khảo sát cho thấy mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn ở 2 lớp là tương đương nhau. Nhưng sau thời gian thử nghiệm bằng PPTCPV thì lớp TN đã đạt hiệu quả rõ rệt trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh, tỷ lệ chênh lệch rất cao giữa 2 lớp là 0,36 điểm. Đặc biệt là sự tiến bộ trong tiêu chí vận dụng kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh. Đó là kết quả mà chúng tôi thấy khả quan nhất, vì nếu các em có được kỹ năng rồi thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, trường hợp nào các em đều có thể hoàn thành tốt khả năng thể hiện mình một cách tự tin – bạo dạn nhất. Như vậy việc vận dụng PPTCPV bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực đối với việc rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh. Để duy trì quá trình hình thành kỹ năng đó cho các em và không bị gián đoạn, phát huy cao hơn nữa hiệu quả của PPTCPV thì giáo viên cần vận dụng thường xuyên hơn nữa PPTCPV và có những phương hướng giúp đỡ các em có điều kiện phát huy khả năng của bản thân. Bảng 4: So sánh kết quả đánh giá trước và sau thử nghiệm (theo tiêu chí) Lớp Số HS Tiêu chí (điểm) Biết Hiểu Vận dụng Kết quả TN TTN 2,5 2,0 1,01 5,51 STN 2,65 2,3 1,35 6,3 ĐCL 0,15 0,3 0,34 0,79 ĐC TTN 2,48 2,1 1,0 5,58 STN 2,7 2,18 1,06 5,94 ĐCL 0,22 0,08 0,06 0,36 Cả 2 lớp TN và ĐC số điểm đều tăng so với trước thử nghiệm. Nhưng ở lớp TN thì tiêu chí 1 tăng ít, tiêu chí 2, 3 tăng mạnh. Lớp ĐC thì ngược lại tiêu chí 1 tăng mạnh, tiêu chí 2, 3 tăng chậm. Đó là kết quả khả quan, vì khi vận dụng PPTCPV vào dạy học thì học sinh hiểu được bản chất và rèn luyện, hình thành được kỹ năng tự tin – bạo dạn chứ không phải là sự bắt chước máy móc như trước. Mà các em có thể vận dụng kỹ năng này trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. 3.2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm. Bảng 1: Kết quả đánh giá lớp TN trong 2 lần TTN và STN (tính theo %) Lần đánh giá Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % TTN 3 10 9 30 12 40 6 20 STN 10 33,3 15 50 5 16,6 0 0 Biểu đồ mức độ biểu hiện của học sinh sau 2 lần đánh giá Biểu đồ cho thấy sự thay đổi và chuyển biến rõ rệt của lớp TN về mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn. Đó là sự tiến bộ tích cực của học sinh lớp TN. Số học sinh ở mức bình thường giảm rõ rệt và không có học sinh nào ở mức không tốt. Bảng 2: Kết quả sau 2 lần đánh giá theo tiêu chí ở lớp TN Lần đánh giá Tiêu chí (điểm) Biết Hiểu Vận dụng Kết quả TTN 2,5 2,0 1,01 5,51 STN 2,65 2,3 1,35 6,3 Biểu đồ mức độ nhận thức của học sinh theo tiêu chí sau 2 lần đánh giá Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy sự tiến bộ tích cực trong nhận thức về PPTCPV và đặc biệt là quá trình vận dụng kỹ năng tự tin – bạo dạn. Tiêu chí biết và hiểu đã có sự thay đổi rõ rệt chứng tỏ học sinh ở lớp TN đã bước đầu hình thành sự hiểu biết của mình về sự tự tin – bạo dạn. Đặc biệt tiêu chí vận dụng kỹ năng này đã tăng rất mạnh sau khi thử nghiệm. Từ đó ta có thể khẳng định, qua TCPV học sinh đã rèn luyện và hình thành được kỹ năng tự tin – bạo dạn, và các em có thẻ chủ động, linh hoạt vận dụng trong mọi hoàn cảnh của đời sống cũng như trong học tập Dưới tác động của việc vận dụng PPTCPV mức độ vận dụng kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh cũng phát triển rất cao. Chính vì thế, chúng ta cần tích cực, thường xuyên phát huy khả năng đó của học sinh bằng việc vận dụng PPTCPV trong dạy học. 3.3. Kết luận chương. Sau khi khảo sát với kết quả ban đầu mức độ biểu hiện tự tin – bạo dạn của 2 lớp là tương đương nhau. Nhưng sau khi có tác động thử nghiệm sư pham chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có hiệu quả cao hơn lớp đối chiếu. Học sinh lớp thử nghiệm biết cách thể hiện khả năng bản thân tốt và rèn luyện được kỹ năng tự tin – bạo dạn, có thể vận dụng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Và học sinh lớp thử nghiệm sử lý các tình huống trong trò chơi cũng như ngoài cuộc sống nhanh hơn học sinh đối chiếu. Học sinh lớp thử nghiệm đã quen dần với PPTCPV và có thể chơi, diễn xuất một cách tự nhiên, vô tư không rụt rè, e ngại. Các giờ thử nghiệm học sinh rất hứng thú, say mê, tích cực hoạt động. Qua phân tích và sử lý số liệu, cũng như trò chuyện với các em, thì các em cho rằng rất thích thú khi tham gia trò chơi này và rất muốn giáo viên thường xuyên áp dụng TCPV trong giờ ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Các em thấy thích đến trường hơn và tích cực học tập hơn. Tất cả những kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra. Việc vận dụng PPTCPV vào dạy học ở Tiểu học đã có tác dụng rõ rệt với quá trình rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh lớp 1 nói riêng và Tiểu học nói chung. Từ đó chúng ta có thể khẳng định tính khả thi của việc vận dụng PPTCPV vào trong dạy học Tiểu học. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Những kết luận. Các Nghị quyết của Đảng về giáo dục đều nhấn mạnh đến việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đặc biệt là giáo dục con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã quan tâm và chú ý đến việc sử dụng các phương pháp trò chơi trong học tập nhằm mang lại kết quả giáo dục tích cực cho người học. Không những về việc tiếp nhận tri thức một cách tích cực mà còn giúp rèn luyện, hình thành các thói quen, kỹ năng sống cơ bản cho học sinh. Hiện nay với những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thêm về vấn đề sử dụng PPTCPV trong dạy học nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn cho học sinh cả về lý luận và thực tiễn. Về cở sở lý luận của đề tài thì chúng tôi đã hệ thống, khái quát toàn bộ những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước về PPTCPV và kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh. Chúng tôi đã hệ thống và làm rõ các khái niệm có liên quan: trò chơi, trò chơi phân vai, kỹ năng tự tin – bạo dạn… Thông qua trò chơi phân vai học sinh sẽ tự rèn luyện cho minh sự tự tin – bạo dạn trước đám đông. Tổ chức hoạt động bằng PPTCPV là quá trình hoạt động giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh cùng lớp hay khác lớp với nhau trong môi trường giáo dục, nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động, lôi cuốn học sinh vào các vai chơi, tạo cơ hội cho các em có khả năng và cơ hội để thể hiện bản thân minh, giao lưu với bạn bè, thầy cô, giúp các em hoàn thiện bản thân, khắc phục nhược điểm và hoàn thành mục tiêu học tập, trở thành con người phát triển toàn diện. Qua kết quả khảo sát thực trọng việc vận dung PPTCPV trong dạy học và thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh lớp 1 cho thấy rằng: Đa số học sinh có hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi phân vai nhưng các em còn chưa chủ động, tự nguyện, tích cực tham gia mà chỉ khi giáo viên tổ chức trò chơi và phân công từng vai cụ thể cho từng em thì lúc đó các em mới thực hiện. Như vậy kết quả cho việc rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của các em còn thấp. Đồng thời về phía giáo viên cũng gặp một số khó khăn trong quá trình tổ chức trò chơi cho các em: thời gian, vật liệu chơi… việc vận dụng TCPV còn chưa diễn ra thường xuyên. Vì vậy hiệu quả thực sự của PPTCPV còn chưa cao. Để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số buổi vận dụng PPTCPV trong giờ học ngoại khóa của các em. Thu được kết quả như bảng thống kê cho thấy hiệu quả việc sử dụng PPTCPV trong dạy học tại lớp thử nghiệm đạt kết quả cao hơn hản so với lớp đối chiếu sử dụng các phương pháp trò chơi truyền thống. Từ việc phân tích kết quả trước và sau thử nghiệm cho thấy. Lớp thử nghiệm có mức độ hứng thú, tích cực và đạt mức biểu hiện tự tin – bạo dạn cao hơn hẳn lớp đối chiếu trong TCPV. Điều này đã khẳng định tác dụng của việc tiến hành thử nghiệm sư phạm là có mang lại hiệu quả tích cực và việc vận dụng PPTCPV trong dạy học nhằm hình thành sự tự tin – bạo dạn cho học sinh là cần thiết và có tính khả thi. Từ các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (thực nghiệm) đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra ban đầu. Nhưng đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là: Thời gian tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm sư phạm còn ít, chỉ dừng lại ở một số buổi tổ chức trò chơi phân vai cho học sinh, chứ chưa được thực hiện thường xuyên. Quá trình khảo sát thực trọng việc vận dụng PPTCPV chỉ mới có 10 giáo viên khối lớp 1 và Hiệu trưởng. Vì vậy mà chưa phản ánh được, bao quát được toàn bộ thực trọng của việc vận dụng PPTCPV trong dạy học Tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng. Việc rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông cho học sinh mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Vì đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên các em mới chỉ kịp làm quen và gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi thể hiện khả năng của riêng mình trước đám đông. Trên đây là một số hạn chế mà chúng tôi nhận thức được trong quá trình thử nghiệm. Và từ đó giúp chúng tôi có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tốt hơn PPTCPV khi ra trường và giảng dạy học sinh sau này. 3.2. Những kiến nghị. Dựa trên cơ sở những kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau. 3.2.1. Đối với công tác khoa học. Tiếp tục nghiên cứu để mở rộng phạm vi vận dụng PPTCPV trong dạy học và góp phần tích cực đối với quá trình rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh. Nghiên cứu để đưa ra những giải pháp giúp khắc phục khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình vận dụng PPTCPV. Nghiên cứu và tổ chức TCPV theo cách hợp lý nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh trong việc rèn luyện, hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của các em. Cần nghiên cứu và đưa ra những cách thức xây dựng, tổ chức TCPV hiệu quả nhất đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời áp dụng thường xuyên vào quá trình dạy học. 3.2.2. Đối với nhà trường. Tiếp tục nghiên cứu vận dụng PPTCPV vào quá trình giáo dục. Triển khai theo từng bước để cho giáo viên và học sinh làm quen, thích nghi với PPTCPV trong dạy học một cách tích cực, thường xuyên. Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức và điều khiển TCPV cho học sinh. 3.2.3. Đối với giáo viên. Giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, học hỏi, nâng cao kinh nghiệm tổ chức trò chơi cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng tổ chức thiết kế TCPV trong dạy học giờ ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp để có thể vận dụng có hiệu quả PPTCPV này. Thường xuyên tích cực vận dụng PPTCPV trong quá trình dạy học, khắc phục những khó khăn của bản thân nói riêng và khó khăn chung của đồng nghiệp, học sinh. Có như vậy thì quá trình rèn luyện và hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn của học sinh mới diễn ra liên tục, có hiệu và không bị gián đoạn. Khuyến khích, động viên học sinh tích cực tham giá TCPV và hướng dẫn các em vận dụng những thói quen, kỹ năng tốt trong trò chơi và thực tế cuộc sống của mình. Giúp học sinh có thể biểu hiện tốt nhất khả năng bản thân trước mọi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng – Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học, NXB Hà Nội 1998. Nguyễn Hữu Hợp, Lưu Thu Thủy – Phương pháp giáo dục đạo đức. Ngô Công Hoàn – Tâm lý học trẻ em, Bộ GD&ĐT Hà Nội 1995. Nguyễn Như Mai – Tâm lý học trẻ em, NXB ĐHQG Hà Nội 2002. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang – Giáo dục học trẻ em – Tập III, NXB ĐHQG Hà Nội 1997. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt – Giáo dục học - Tập II, NXB Giáo dục Hà Nội 1987. Nguyễn sinh Huy, Nguyễn Hữu Dũng – Giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội 1998. Nguyễn Ánh Tuyết – Tâm lý học trẻ em trước tuổi học, NXB Giáo dục Hà Nội 1998. Tâm lý học Liên Xô – Mátcơva 1979. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai – Tâm lý học đại cương. Phạm Viết Vương – Lý luận dạy học ở Tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội 2001. Roi Raja Singh – Giáo dục học cho thế kỷ XXI, Viện KHGD Hà Nội 1994. Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học, xuất bản 2007. Tài liệu tại một số webside: Diễn đàn hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 1. PPTCPV : Phương pháp trò chơi phân vai. 2. TCPV: Trò chơi phân vai. 3. TN: Thử nghiệm. 4. ĐC: Đối chứng. 5. SP: Số phiếu. 6. TL: Tỉ lệ. 7. TTN: Trước thử nghiệm. 8. STN: Sau thử nghiệm. 9. %CL: Phần trăm chênh lệch. 10. ĐCL: Độ chênh lệch. 11. SL: Số lượng. 12. TBC: Trung bình chung. 13. HS: Học sinh. 14. GV: Giáo viên. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIÊN GIÁO VIÊN Xin thầy cô đánh dấu (x) vào ô mà mình cho là thích hợp nhất. Câu 1: Thầy cô hãy cho biết suy nghĩ của mình về PPTCPV? PPTCPV là một dạng của trò chơi đóng kịch £ PPTCPV là trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng sống £ PPTCPV là hoạt động tự nguyện và mang tính tự lập £ PPTCPV là trò chơi có tính tập thể £ PPTCPV mang tính chất ký hiệu, tượng trưng £ Tấy cả các cách hiểu đó đều đúng £ Câu 2: Mức độ sử dụng PPTCPV của các thầy, cô trong quá trình dạy học như thế nào? 1- Thường xuyên £ 2- Đôi khi £ 3- Ít khi £ 4- Chưa sử dụng bao giờ £ Câu 3: Theo thầy, cô PPTCPV có vai trò như thế nào trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông của học sinh. 1- Rất quan trọng £ 2- Quan trọng £ 3- Bình thường £ 4- Không quan trọng £ Câu 4: Theo thầy, cô phạm vi vận dụng PPTCPV trong dạy học như thế nào? 1- Tất cả các môn học trong trương trình £ 2- Chỉ trong giờ học đạo đức £ 3- Chỉ trong giờ vui chơi £ 4- Chỉ trong giờ học ngoài giờ lên lớp £ Câu 5: Trong các loại bài học thì mức độ sử dụng PPTCPV của các thầy cô là như thế nào? STT Lọai bài học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thi thoảng Ít khi Chưa bao giờ 1 Lĩnh hội tri thức 2 Thực hành 3 Thảo luận nhóm 4 Ngoài giờ lên lớp Câu 6: Nhận xét của các thầy cô về thái độ của học sinh khi tham gia PPTCPV như thế nào 1- Rất thích £ 2- Thích £ 3- Bình thường £ 4- Không thích £ Câu 7: Thầy, cô thấy thái độ tham gia PPTCPV của học sinh như thế nào? 1- Rất tích cực £ 2- Tích cực £ 3- Bình thường £ 4- Không tham gia £ Câu 8: Những khó khăn mà các thầy cô gặp phải khi vận dụng PPTCPV là gì? STT Những khó khăn Mức độ Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ 1 Xây dựng chủ đề 2 Thời gian chuẩn bị 3 Phương tiện, vật liệu chơi 4 Học sinh không hứng thú chơi 5 Tổ chức cho học sinh chơi Câu 9: Lời khuyên của thầy, cô về việc vận dụng PPTCPV trong dạy học nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông nên làm gì? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Các em đánh dấu (x) vào ô trống mà các em cho là thích hợp nhất. Câu 1: Các em có thích PPTCPV không? 1- Rất thích £ 2- Thích £ 3- Bình thường £ 4- Không hề thích £ Câu 2: Khi học ở trường, các em thấy thầy, cô có sử dụng PPTCPV không? 1- Rất hay sử dụng £ 2- Thường xuyên £ 3- Thỉnh thoảng £ 4- Không sử dụng £ Câu 3: Khi chơi TCPV các em thấy có tách dụng gì? 1- Hứng thú học tập, thích đến trường hơn £ 2- Giúp tự tin – bạo dạn hơn £ 3- Giúp tự lập – sáng tạo £ 4- Tất cả cá ý kiến trên đều đúng £ Câu 4: Các em thấy trong lớp khi tham gia chơi theo PPTCPV thì thái độ của các bạn như thế nảo? 1- Tham gia rất tích cực £ 2- Say mê, hứng thú hơn các giờ học khác £ 3- Tham gia bình thường £ 4- Không hứng thú với TCPV £ Câu 5: Khi chơi TCPV các em thấy có khó khăn gì? STT Những khó khăn Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Vật liệu và đồ chơi 2 Thời gian không đủ 3 Không đủ người chơi 4 Không có giáo viên hướng dẫn 5 Thiếu chủ đề chơi 6 Chủ đề chơi không có trong thực tế Câu 6: Khi chơi TCPV các em thấy các bạn trong lớp có tự tin – bạo dạn hơn không? 1- Rất tốt £ 2- Tốt £ 3- Bình thường £ 4- Không tốt £ PHỤ LỤC 3: CÁC TRÒ CHƠI PHÂN VAI CÓ CHỦ ĐỀ Trò chơi trước thử nghiệm: - Tên trò chơi: Tập làm cô giáo. - Thời gian chơi: 1 tiết học (45 phút). - Mục đích: Qua trò chơi giúp học sinh hiểu thêm về công việc của các thầy cô và công ơn của cô giáo trong việc dạy dỗ và dìu dắt các em. Đồng thời giúp các em có cơ hội mơ ước và làm thử nếu các em muốn trở thành cô giáo sau này.Việc đóng vai làm cô giáo sẽ giúp các em có thể nói và diễn đạt tự tin hơn khi tiếp xúc với các thầy cô sau này. - Đồ dùng, đồ chơi: Bàn, ghế giáo viên, học sinh. Có thể tiến hành ngay tại lớp học. Phấn, thước, bút, sách, vở, cặp sách… - Đối tượng chơi: 5 học sinh thành một nhóm. Trong nhóm đó lần lượt từng em sẽ đóng vai trò làm giáo viên , các em còn lại là học sinh. - Luật chơi: - Học sinh nào đóng vai giáo viên sẽ có trách nhiệm đưa ra các câu hỏi, câu đố với các bạn còn lại là học sinh. - Các em đóng vai trò là học sinh sẽ có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của bạn đóng vai trò giáo viên. - Nếu trả lời đúng sẽ được thưởng 1 cái kẹo. - Trả lời sai hoặc không trả lời được sẽ bị phạt bằng hình thức hát, múa 1 bài, nhảy cóc, nhảy lò cò… - Cách chơi: - Giáo viên sẽ sắp xếp cho học sinh của 2 lớp TN và ĐC chia thành 6 nhóm mỗi lớp để các em chơi cùng nhau. - Trong mỗi nhóm sẽ chia làm 2 loại nhân vật gồm + 1 em làm giáo viên. + 4 em còn lại làm học sinh. - Nêu rõ luật chơi cho các nhóm cụ thể và tất cả học sinh đều phải chấp hành luật chơi đó. - Mỗi học sinh đều có 1 phiếu gồm 3 câu hỏi để tiến hành chơi khi tới lượt mình làm giáo viên. Hoặc yêu cầu các ạn trong vai học sinh lên bảng viết 1 số chữ cụ thể nào đó đúng chính tả, viết sai sẽ bị phạt. Chúng tôi sẽ tiến hành quan sát và đánh giá mức độ thể hiện khả năng của mình trong vai trò giáo viên bằng 4 mức độ tự tin – bạo dạn: Rất tốt – Tốt – Bình thường – Không tốt ở cả 2 lớp ĐC và TN. Trò chơi sau thử nghiệm: - Tên trò chơi: Kể chuyện. - Thời gian chơi: 1 tiết học (45 phút). - Chủ đề: Câu chuyện “Cô bé quàng khăng đỏ”. - Mục đích: Sau khi chơi trò chơi này giúp các em nhận biết đâu là người tốt và đâu là người xấu, để sau này trong cuộc sống các em có thể phân biệt được, đồng thời các em học được cách xử lí tình huống khi gặp phải kẻ xấu. Cũng từ đó các em học cách giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn nguy hiểm. Hình thành cho các em kĩ năng sống cơ bản và cách thể hiện vai trong khi chơi. - Đồ dùng, đồ chơi: Bàn, ghế, giỏ đựng trái cây, hoa, bánh, chai nước, khăn đỏ, kính mắt… - Đối tượng chơi: - Chia mỗi lớp 30 học sinh ra làm 6 nhóm, 1 nhóm là 5 nhân vật. Gồm: + 1 em đóng vai cô bé quàng khăn đỏ. + 1 em đóng vai mẹ cô bé. + 1 em đóng vai bà của cô bé. + 1 em đóng vai sói. + 1 em đóng vai bác thợ săn. - Mỗi nhóm sẽ có 3 học sinh nữ và 2 học sinh nam. - Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh nghe nội dung câu chuyện qua 1 lần kể. Sau đó để học sinh tự đọc cho nhớ nội dung câu chuyện. - Phân vai cụ thể cho từng nhóm học sinh. - Mỗi nhóm sẽ lần lượt tiến hành chơi. - Mỗi nhân vật sẽ có trách nhiệm nhớ nội dung mà mình phải thể hiện, diễn xuất trong vai mình được giao. - Các nhân vật sẽ có trách nhiệm hoàn thành nội dung hoàn chỉnh của câu chuyện. Trò chơi trong quá trình thử nghiệm: Trò chơi 1: - Tên trò chơi: Tập làm bác sĩ. - Thời gian chơi: 1 tiết học (45 phút). - Chủ đề chơi: Đóng giả làm bác sĩ. - Mục đích : Giúp các em có thể hiểu được sự vất vả và vai trò của người thầy thuốc trong chữa bệnh cứu người, từ đó cũng giúp các em có thể hiểu và không sợ phải đi khám bệnh hay chữa bệnh. Đồng thời còn giúp các em định hướng nghề nghiệp sau này nếu các em muốn làm bác sĩ và các em sẽ cố gắng hơn trong học tập. - Đồ dùng, đồ chơi: Bàn, ghế, kính giả, kim tiêm giả, tai nghe nhịp tim, thuốc giả (viên kẹo C…), mũ… - Đối tượng chơi: Chia lớp TN ra làm 10 nhóm. Mỗi nhóm 3 học sinh. Gồm: + 1 học sinh đóng vai bác sĩ. + 1 học sinh đóng vai bệnh nhân. + 1 học sinh đóng ai người nhà bệnh nhân. - Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu học sinh chia ra thành 10 nhóm và phát đồ chơi cho các nhóm đầy đủ. - Học sinh sẽ được chơi tự do nội dung khám bệnh giả làm bác sĩ của mình. Miễn sao các em thể hiện được đúng khả năng làm bác sĩ hay làm bệnh nhân của mình. - Giáo viên sẽ để cho học sinh tự do thể hiện ý tưởng làm bác sĩ của mình. Không bắt các em phải chơi theo 1 chủ đề cụ thể. - Giáo viên hướng dẫn các em khám và hỏi bệnh nhân như thế nào cho giống với 1 người bác sĩ thật sự. Chúng tôi sẽ tiến hành quan sát và đánh giá khả năng thể hiện của các em trong trò chơi này. Những học sinh nào thể hiện tốt khả năng của mình làm bác sĩ hay làm bệnh nhân của mình thì sau này trong cuộc sống nếu các em bị ốm, bị bệnh phải đi khám bác sĩ thì các em cũng không sợ sệt, sợ hãi khi bị tiêm và phải uống thuốc. Như vậy chúng ta đang trang bị cho các em kỹ năng sống cơ bản nhất và quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của các em sau này. Trò chơi 2: - Tên trò chơi: Đi chợ - Thời gian chơi: 1 tiết học (45 phút). - Chủ đề chơi: Giúp mẹ đi chợ. - Mục đích: Các em trong vai bà hoặc mẹ đi chợ sẽ hiểu được sự vất vả của bà và mẹ hằng ngày khi chăm sóc các em, từ đó có thể giúp đỡ mẹ những công việc mà các em có thể tự làm như: quét nhà, tự mặc đồ, chơi với em,.... Và các em cũng biết ơn cha mẹ nuôi dưỡng mình như thế nào? - Đồ dùng, đồ chơi: Tiền, giỏ đựng đồ, rau, củ, quả, cá, thịt (tất cả đều là đồ chơi giả) - Đối tượng chơi: Chia lớp TN ra làm 6 nhóm. Mỗi nhóm 5 học sinh. Gồm: + 1 học sinh đóng vai người đi chợ. + 1 học sinh đóng vai mẹ hoặc bà của bạn đi chợ. + 1 học sinh đóng vai người bán rau, củ, quả. + 1 học sinh đóng vai người bán thịt. + 1 học sinh đóng vai người bán cá, tôm... - Cách chơi: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khi đi chợ: hàng ngày thì mẹ (bà) thường mua những gì để nấu ăn. - Sau đó sẽ hướng dẫn cho các em mua hàng như thế nào. - Cuối cùng là để các em tự chơi theo từng nhóm. Chúng tôi tiên hành quan sát và đánh giá khả năng của mỗi em trong từng nhóm chơi. Qua trò chơi này, các em sẽ hiểu thêm về công lao của mẹ, của bà khi chăm sóc các em hàng ngày. Và sau này khi vào đời, bà hoặc mẹ bị ốm các em có thể tự đi chợ thay và giúp đỡ bà (mẹ) sẵn sàng và tự tin là các em có thể làm được điều đó. Phụ lục 4: DANH SÁCH GIÁO VIÊN TRƯỜNG HÀ LỘC II STT Họ và tên Chức vụ 1 Bùi Thị Kim Oanh Hiệu trưởng 2 Nguyễn Thị Kim Bằng Phó Hiệu trưởng 3 Nguyễn Thị Hải GV chủ nhiệm lớp TN 4 Dương Thị Hồng Giáo viên 5 Phạm Huy Thái Giáo viên 6 Nguyễn Thị Hồng Nhung Giáo viên 7 Nguyễn Thị Ngân Giáo viên 8 Trần Thu Hương Giáo viên 9 Đỗ Thị Kim Hoa Giáo viên 10 Bùi Lan Ngọc Giáo viên Phụ lục 5 DANH SÁCH HỌC SINH LỚP THỬ NGHIỆM STT Hä vµ tªn Ngµy sinh N÷ §Þa chØ th­êng tró Hä, tªn cha NghÒ nghiÖp Hä, tªn mÑ NghÒ nghiÖp Ghi chó 1 Hµ Qu¶ng An 25/08/2003 K.14.L.¢n - H. Léc Hµ T­ Vò T.trät D­¬ng T. Ph­¬ng T.trät 2 TrÇn Quèc An 18/09/2003 K.14.L.¢n - H. Léc TrÇn Kim S¬n T.trät D­¬ng T. Lan T.trät 3 D­¬ng §øc B¾c 24/06/2003 K.13 L.¢n - H. léc D­¬ng V. Hµ T.trät TrÇn T. Quý T.trät 4 NguyÔn Träng B×nh 19/04/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Ng. V. H÷u T.trät T¨ng T. Chanh T.trät 5 Hµ T. Linh Chi 01/07/2003 N÷ K.12 L.¢n - H. Léc Hµ V. DËu T.trät TrÇn T. NhÉn T.trät 6 D­¬ng Minh Dòng 25/08/2003 K.14.L.¢n - H. Léc D V. C­êng T.trät Lï ThÞ Hiªn T.trät 7 D­¬ng V¨n Dòng 06/11/2003 K.14.L.¢n - H. Léc D. V Thä T.trät Ng T. Thµnh T.trät 8 Hµ TiÕn Dòng 22/10/2003 K.14.L.¢n - H. Léc Hµ §. TuÊn T.trät TrÇn T B¾c T.trät 9 TrÇn Thu Hµ 22/06/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc TrÇn Tr. Kiªn T.trät Ng. T. Phóc T.trät 10 T¨ng T Thanh Hoa 08/08/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc T¨ng H. V¨n T.trät TrÇn T. Liªn T.trät 11 NguyÔn Huy Hång 17/08/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Ng. M. Hïng T.trät TrÇn T. Thuý T.trät 12 TrÇn Hïng 18/11/2003 TrÇn Ng. Lan T.trät Ng T. Thu Hµ G. viªn 13 NguyÔn ThÞ HuyÒn 01/04/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc Ng. V. §øc T.trät TrÇn T Loan T.trät 14 Hµ §øc L­¬ng 06/08/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Hµ §øc Qu©n T.trät Ng. H»ng Nga T.trät 15 TrÇn ThÞ Linh 12/06/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc TrÇn V. Th¾ng T.trät Ng T. Thuý Nga T.trät 16 TrÇn TuyÕt Mai 11/10/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc TrÇn Q. Dòng T.trät D­¬ng T. B×nh T.trät 17 D­¬ng Minh QuyÒn 23/06/2003 K.14.L.¢n - H. Léc D. Ng. Quúnh T.trät TrÇn T. Oanh T.trät 18 Hµ ThÞ Thanh T©m 20/07/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc Hµ M. Th¾ng T.trät Ng T. TÝnh T.trät 19 Ph¹m NhËt T©n 14/01/2003 K.13 L.¢n - H. léc Ph¹m T.H.Huy T.trät T¨ng T TuyÕt T.trät 20 Hµ Quang Th¶o 12/10/2003 K.13 L.¢n - H. léc Hµ V. B×nh T.trät Ph¹m T. T×nh T.trät 21 Hµ ThÞ TuyÕt 16/08/2003 N÷ K.14.L.¢n - H. Léc Hµ T. Dòng T.trät Lª T. Hoa T.trät 22 NguyÔn T. Minh Thu 24/08/2003 N÷ K.12 L.¢n - H. Léc Ng M. TuÊn T.trät TrÇn T Thu Hµ T.trät 23 NguyÔn T Thu Thoan 22/07/2003 N÷ K.12 L.¢n - H. Léc Ng. V Hoµn T.trät Hµ T L¹i T.trät 24 Phan §øc TiÕn 20/04/2003 K.14.L.¢n - H. Léc Phan V. M¹nh T.trät Hµ T. HiÒn T.trät 25 D­¬ng Ngäc ThÞnh 05/12/2003 K.14.L.¢n - H. Léc D­¬ng V. B»ng T.trät TrÇn T. ViÖn T.trät 26 TrÇn Thu Ph­¬ng 04/12/2003 N÷ K.13 L.¢n - H. léc TrÇn V. TuÊn T.trät Ng T. Th¶o T.trät 27 NguyÔn TiÕn ViÖt 20/10/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Ng.V. D­¬ng T.trät TrÇn T. T×nh T.trät 28 Hµ ThÞ Nga 21/01/2002 N÷ K.13 L.¢n - H. léc Hµ V Trung T.trät D­¬ng T. S¬n T.trät K. t©t. L.ban 29 NguyÔn Anh Hoµng 05/12/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Ng. M. Hïng T.trät TrÇn T Thu Hµ T.trät 30 Lª V¨n TuÊn 01/07/2003 K.12 L.¢n - H. Léc Lª V¨n M¹nh T.trät NguyÔn ThÞ T©m T.trät MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU. 01 1. Lí do chọn đề tài 01 2. Mục đích nghiên cứu 05 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 05 4. Phạm vi nghiên cứu 05 5. Giả thuyết khoa học 05 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 05 7. Phương pháp nghiên cứu 06 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 07 Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 07 1.1. Một số vấn đề về phương pháp trò chơi phân vai 07 1.1.1. Khái niệm phương pháp trò chơi phân vai 07 1.1.1.1. Khái niệm phương pháp 07 1.1.1.2. Khái niệm trò chơi 08 1.1.1.3. Khái niệm trò chơi phân vai 09 1.1.1.4. Phân loại các trò chơi 10 1.1.1.5. Mục đích của trò chơi 11 1.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của trò chơi phân vai đến cuộc sống 13 1.1.3. Những đặc trưng của trò chơi phân vai 15 1.1.3.1. Những đặc điểm của hoạt động vui chơi ở trẻ (Đặc thù của TCPV) 15 1.1.3.2. Cấu trúc của trò chơi phân vai 16 1.1.4. Những cách xây dựng PPTCPV 18 1.2. Một số khái niệm về kĩ năng tự tin - bạo dạn 20 1.2.1. Khái niệm về kĩ năng sống 20 1.2.2. Phân loại kĩ năng 21 1.2.3. Sự hình thành kĩ năng ở học sinh tiểu học 22 1.2.4. Khái niệm tự tin 22 1.2.5. Khái niệm bạo dạn 23 1.2.6. Biểu hiện của tự tin - bạo dạn 23 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: Thực trạng việc vận dụng PPTCPV đối với việc hình thành kĩ năng tự tin - bạo dạn của học sinh lớp 1 24 2.1. Đặc điểm của trò chơi phân vai ở trường tiểu học 24 2.2. Một số đặc điểm về kĩ năng tự tin - bạo dạn của học sinh lớp 1 trường Hà Lộc II 24 2.3. Sơ lược về tiến hành nghiên cứu thực trạng 25 2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng 25 2.3.2. Các phương pháp khảo sát thực trạng 25 2.3.3. Xây dựng phiếu điều tra( Mẫu An-két ) 25 2.3.4. Đối tượng điều tra 26 2.3.5. Thu thập và xử lí số liệu 26 2.4. Kết quả về việc điều tra thực trạng 26 2.4.1. Kết quả từ phiếu điều tra với giáo viên 26 2.4.2. Kết quả phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra với học sinh 35 2.4.3. Đánh giá khái quát về kết quả điều tra thực trạng 40 Chương 3: Tổ chức thử nghiệm sư phạm 42 3.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm 42 3.1.1. Mục đích thử nghiệm 42 3.1.2. Nội dung thử nghiệm 42 3.1.3. Nhiệm vụ thử nghiệm 42 3.1.4. Đối tượng thử nghiệm 42 3.1.5. Quy trình thử nghiệm 42 3.1.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá 43 3.1.6.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá 43 3.1.6.2. Các tiêu chí đánh giá 43 3.1.6.3. Thang đánh giá mức độ tự tin - bạo dạn của học sinh 44 3.2. Kết quả thử nghiệm 44 3.2.1. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm 44 3.2.2. Kết quả khảo sát sau thử nghiệm 47 3.3. Kết luận chương 3 52 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 3.1. Những kết luận 56 3.2. Những kiến nghị 57 3.2.1. Đối với công tác khoa học 57 3.2.2. Đối với nhà trường 58 3.2.3. Đối với giáo viên 58 Tài liệu tham khảo 59 PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN 60 PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH 64 PHỤ LỤC 3: CÁC TRÒ CHƠI PHÂN VAI CÓ CHỦ ĐỀ 66 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH GIÁO VIÊN TRƯỜNG HÀ LỘC II 70 PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP THƯ NGHIỆM 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám.doc