-Về giáo dục: vấn đề giáo dục luôn được chú trọng và đề cao. Hệ thống trường công của thành phố do Sở Giáo dục Thành phố New York điều hành là hệ thống lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 1, riệu học sinh được dạy trong trên 1.200 trường trung và tiểu học. Có khoảng 900 trường, gồm cả tôn giáo và ngoài tôn giáo, tư thục khác trong thành phố, trong đó có một số trường tư thục nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Mặc dù thành phố chưa bao giờ được xem là một thị trấn đại học (college town) nhưng có khoảng 594.000 sinh viên đại học tại New York, con số cao nhất so với bất cứ thành phố nào ở Hoa Kỳ. Năm 2005, ba trong năm cư dân của quận Manhattan là sinh viên tốt nghiệp đại học và một trong bốn cư dân có các cấp bằng cao. Điều đó đã làm cho thành phố trở thành một trong những nơi tập trung cao nhất số người có giáo dục bậc cao so với bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa đô thị- Đại đô thị New York, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên phía Tây, gần quận Manhanttan. Phần phía Đông của nó bằng phẳng hơn nằm gần quận Queens và quận Long Island. Phần phía Đông của nó bằng phẳng hơn nằm gần quận Queens và quận Long Island. Tây Bronx bị sát nhập vào Thành phố New York (lúc đó phần lớn thành phố chỉ có một phần đất Manhattan) vòa năm 1874, và phần phía Đông sông Bronx vào năm 1895. The Bronx đầu tiên có chính danh riêng là khi nó trở thành một quận của Thành phố Đại New York (City of Greater New York) vào năm 1898. Trong những năm vừa qua, sự pha trộn văn hóa đã làm cho The Bronx thành một nguồn của âm nhạc Latin và Hip hop.
Mahattan, có khi Việt Nam hóa thành Mã Nhật Tân là 1 trong 5 quận của thành phố New York, chủ yếu nằm trên phần cửa sông Hudson. Có đường ranh giới trùng với khu Mahattan là nơi có mật độ dân số cao nhất Hoa Kỳ với 1.620.867 dân số trong 59.47 km2 tức là 27.255 người/km2 (số liệu năm 2007). Mahattan có số dân đông thứ 3 trong 5 khu của New York, nhưng diện tích lại nhỏ nhất. Bao gồm đảo Mahattan và một vài đảo nhỏ: đảo Roosevelt, đảo Randall’s, Ward’s, đảo Governors, đảo Liberty, một phần của đảo Ellis, và đảo U Thant; ngoài ra còn bao gồm Marble Hill, một phần nhỏ của Bronx.
Mahattan là khu vực giàu có nhất của Hoa Kỳ, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tại Mahattan là hơn 100.000 USD. Nơi đây là trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa của Hoa Kỳ và cả thế giới. Hầu hết các đài phát thanh, truyền hình, viễn thông và các công ty lớn ở Hoa Kỳ đặt trụ sở chính, cũng như nhiều báo, tạp chí, nhà xuất bản và các phương tiện truyền thông khác.
Ngoài ra là nơi đặt trụ sở đầu não của Liên Hợp Quốc. Mahattan có các trung tâm thương mại lớn nhất ở Hoa Kỳ, là nơi đặt trụ sở của cả 2 sàn giao dịch New York Stock Exchange và NASDAQ.
Brooklyn (đặt theo tên thị trấn Breukelen của Hà Lan) là một trong năm quận của thành phố New York. Quận này nằm ở tây nam quận Queens, trên mũi phía tây của Long Island. Đây là một thành phố độc lập cho đến khi nó được kết hợp vào thành phố New York năm 1898. Brooklyn là một quận đông dân nhất của thành phố New York với 2.5 triệu người, và là quận lớn thứ nhì về diện tích đất. từ năm 1986, Brooklyn có cùng địa giới với quận King (quận tiểu bang), một quận đô dân nhất của tiểu bang New York và là quận có mật độ dân số đông thứ hai tại Hoa Kỳ, sau quận New York (là quận Mahattan của thành phố New York).
Mặc dù là một phần của thành phố New York, Brooklyn có một nền văn hóa riêng biệt, nghệ thuật độc lập và di sản kiến trúc độc đáo. Nhiều khu dân cư của Brooklyn là những khu vực sắc tộc biệt lập.
Queens là quận lớn nhất tính theo diện tích, hạng nhì tính theo dân số, và nằm xa về phía đông nhất trong năm quận mà hình thành Thành phố New York. Các ranh giới của quận nằm tương đương với ranh giới của quận Queens (quận tiểu bang), một đơn vị hành chánh của tiểu bang New York. Nằm trên phần phía tây của Long Island, Queens là nơi có đến hai trong số ba phi trường lớn của Vùng đô thị New York (Phi trường Quốc tế John F.Kennedy và phi trường LaGuardia). Nó cũng là nơi có đội bóng chày New York Mets; nơi tranh giải quần vợt Mỹ Mở rộng; có công viên Flushing Meadows – Corona; Kaufman Astoria Studios; và Silvercup Studios.
Đảo Staten là một quận của thành phố New York nằm trong phần phía tây nam của thành phố. Ngăn cách Đảo Staten với tiểu bang New Jersey là hai eo biển Arthu Kill và Kill Van Kull; về hướng đông thì Vịnh New York ngăn cách đảo với phần còn lại của New York. Với dân số 487.407 người, đảo Staten là quận ít người nhất trong số năm quận nhưng là quận lớn thứ ba tính theo diện tích (153 km2). Quận Đảo Staten cùng có chung địa giới với Quận Richmond, quận cực nam của tiểu bang New York. Trước năm 1975, quận này có tên chính thức là Quận Richmond. Đảo Staten đôi khi đôi khi được cư dân gọi là “quận bị lãng quên” vì họ có cảm giác rằng chính quyền Thành phố New York đã thờ ơ với quận này.
Đảo Staten về tổng quan là quận ngoại thành nhất trong năm quận của Thành phố New York. Bờ biển phía Bắc, đặc biệt là các khu dân cư St.George, Tompkinsville, Park Hill, và Stapleton, là khu vực đô thị lớn nhất của đảo. Ở đây có nhiều nhà cửa lớn cất theo kiến trúc thời Victiria. Bờ biển phía Nam có các dân cư có vẻ ngoại ô hơn và là nơi có con đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới. Trong lịch sử các khu vực miền trung và miền nam của đảo là nơi chuyên nuôi gia cầm và bò cung cấp sữa cho thành phố. Tuy nhiên nền nông nghiệp ở đây đã dần biến mất trong thế kỷ 20.
Quận được nối với Brooklyn bằng cầu Verazano- Narows còn ba cây cầu Goethals, Outerbridge Crosing và Bayonne nối đảo với thị trấn bên New Jersey. Giao thông công cộng trên đảo Staten có xe buýt và một tuyến đường sắt tốc hành của Cơ quan Giao thông Vùng đô thị New York, Đường sắt Đảo Staten khởi hành từ bến phà ở Đường George đến Tottenville. Phà Staten nối liền đảo với Manhattan, ngoài chức năng phương tiện giao thông còn là điểm thu hút du khách vì tuyến phà băng qua vịnh cho khách nhìn thấy quang cảnh của Tượng nữ thần tự do, Đảo Elles và mũi cực nam của Manhattan chi chít những cao ốc chọc trời.
Địa hình
Sông Hudson là một con sông quan trọng trong địa hình thành phố. Vị trí nơi cửa sông có bến cảng tự nhiên kín và bên cạnh Đại Tây Dương đã giúp cho New York phát triển nổi bật trong vai trò một thành phố thương mại. Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm và tạo ra mật độ dân số cao.
Sông Hudson chảy qua thung lũng Hudson rồi đổ vào vịnh New York. Giữa Thành phố New York và thành phố Troy, con sông trở thành một cửa sông. Sông Hudson tách thành phố ra khỏi tiểu bang New Yersey. Sông East là một eo thủy triều, chảy từ vịnh Long Island, tách the Bronx và Manhattan khỏi Long Island. Sông Harlem, một eo biển thủy triều giữa sông East và sông Hudson, tách Manhattan khỏi the Bronx. Như vậy địa hình thành phố bị chia cắt bởi ba con sông chính.
Đất đai của thành phố đã bị con người biến đổi khá nhiều, nhất là những phần đất lấn sông nằm dọc theo những bến sông mặt tiền kể từ thời còn là thuộc địa của Hà Lan. Việc lấn sông đáng kể nhấtở Hạ Manhattan tạo ra các khu phát triển mới như khu dân cư Battery Park City trong thập niên 1970 và thập niên 1980. Một vài những biến đổi tự nhiên về địa hình cũng diễn ra, đặc biệt ở Manhattan.
Điểm cao nhất của thành phố là đồi Totd trên Đảo Staten cao 409,8 ft (124,9 mét) so với mặt nước biển. Đây cũng là điểm cao nhất ở vùng biển phía Đông Hoa Kỳ tính từ tiểu bang Maine. Đỉnh của khu vực này phần lớn được bao phủ bởi rừng cây thưa thớt thuộc vành đai xanh đảo Staten.
Khí hậu
Theo phân loại khí hậu Koppen, New York có có khí hậu bán nhiệt đới ẩm, trung bình có 234 ngày nắng trong năm. Đây là thành phố chính vùng cực Bắc tại Bắc Mỹ có khí hậu bán nhiệt đới ẩm.
Mùa hè ở New York có đặc điểm là nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 26 – 29 °C (79 đến 84 °F) và thấp trung bình từ 17 – 21 °C (63 đến 69 °F). Tuy nhiên trung bình cũng có đến từ 16 đến 19 ngày nhiệt độ vượt trên 32 °C (90 °F) trong mỗi mùa hè và có thể vượt trên 38 °C (100 °F) cứ mỗi 4 đến 6 năm. Vào mùa đông thời tiết lạnh và có gió thổi từ ngoài biển vào có lúc làm giảm ảnh hưởng không khí lạnh tới khu vực giúp cho thành phố ấm hơn các thành phố có cùng vĩ tuyến như Chicago, Cincinati và Pittsburgh. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1, tháng lạnh nhất thành phố là, là 0 °C (32 °F). Tuy nhiên cũng có ít ngày, nhiệt độ mùa đông xuống hàng -12 đến hàng -6 °C (10 đến 20 °F) và cũng có ít ngày nhiệt độ lên cao từ 10 đến 15 °C (50 đến 60 °F). Mùa xuân và mùa thu nhiệt độ khá thất thường, có thể lạnh cóng hoặc ấm nhưng thường dễ chịu với độ ẩm thấp.
New York có lượng mưa hàng năm khoảng 1.260 mm, trải khá đều suốt năm. Tuyết rơi vào mùa đông trung bình khoảng 62 cm, nhưng thường khá biến đổi từ năm này sang năm khác và tuyết phủ mặt đất thường rất ngắn. Tuy hiếm gặp, nhưng đôi khi vùng New York cũng phải hứng chịu những cơn bão.
Môi trường
Thành phố New York có khối lượng vận tải quá cảnh đứng đầu Hoa Kỳ. Vào thập niên 1920 tiêu thụ xăng dầu của thành phố ngang với tỉ lệ trung bình của quốc gia. Trong thời gian gần đây,việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng mức độ cao đã tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỉ gallong xăng dầu vào năm 2006, tiết kiệm được khoảng nửa số xăng dầu toàn quốc dùng cho việc chuyên chở. Do mật độ dân số cao và lượng xe ô tô sử dụng thấp, chủ yếu sử dụng vận tải công cộng, nên New York trở thành một trong những thành phố sử dụng hiệu quả năng lượng nhất tại Hoa Kỳ. Khí thải nhà kính của Thành phố New York khoảng 7,1 tấn mỗi đầu người, so với trung bình quốc gia là 24,5 tấn/năm. Người New York nói chung chỉ chịu trách nhiệm khoảng 1% khí thải nhà kính của quốc gia mặc dù chiếm tỉ lệ 2,7% dân số toàn quốc. Trung bình, một người dân New York tiêu thụ điện năng không bằng một nửa so với một người San Francisco và chỉ bằng gần 1/4 lượng điện năng mà một cư dân ở thành phố Dallas sử dụng.
Trong những năm gần đây, thành phố tập trung về việc giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Số lượng lớn chất ô nhiễm tích tụ tại thành phố đã dẫn đến bệnh hen suyễn và những triệu chứng hô hấp khác trong số cư dân ở thành phố. Chính quyền thành phố bắt buộc phải mua các trang thiết bị có hiệu quả năng lượng nhất để sử dụng trong các văn phòng và nhà cửa công cộng của thành phố. New York có đội xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên và loại chạy bằng sự kết hợp giữa dầu diesel với điện lớn nhất trên toàn quốc. Ở đây cũng có một số xe taxi đầu tiên sử dụng công nghệ hybrid. Chính quyền thành phố là một thỉnh nguyện viên trong vụ kiện bước ngoặc được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ thụ ly tên Massachusetts đối đầu Cục Bảo vệ môi trường để yêu cầu họ xếp các loại khí nhà kính vào loại những chất ô nhiễm. Thành phố cũng đi đầu trong việc xây dựng các tòa nhà văn phòng xanh trong đó có tháp Hearst.
Thành phố New York được cung cấp nước uống qua hồ chứa nước của dãy núi Caskill được bảo vệ an ninh. Vì hồ nước tinh khiết và quá trình nước được lọc một cách tự nhiên nên New York là một trong số bốn thành phố chính duy nhất của Hoa Kỳ có nước uống đủ tinh khiết mà không cần phải sử dụng các nhà máy xử lý nước để lọc nước.
Không gian kĩ thuật
Giao thông
Không như mọi thành phố lớn khác của Hoa Kỳ, chuyên chở công cộng là kiểu chuyên chở phổ biến nhất của New York. Khoảng 56,4% người dân New York ra vào thành phố làm việc trong năm 2005 sử dụng giao thong công cộng. Khoảng 1/3 số người sử dụng giao thong công cộng tại Hoa Kỳ và 2/3 số người sử dụng giao thông đường sắt trên toàn quốc trong vùng đô thị thành phố New York. Điều này trái ngược với phần còn lại của quốc gia, nơi có khoảng 90% người ra vào thành phố bằng xe hơi. New York là thành phố duy nhất tại Hoa Kì có hơn phân nửa hộ gia đình không có xe hơi. Tại Manhattan, hơn 75% dân cư không có xe hơi trong khi tỉ lệ của toàn quốc là 8%. Theo cục điều tra dân số Hoa Kì, cư dân New York bỏ ra bình quân 38,4 phút mỗi ngày để đi đến nơi làm việc- thời gian đến nơi làm việc dài nhất trong số những thành phố lớn trên toàn quốc.
Hệ thống xe lửa Amtrak phục vụ thành phố New York tại Ga Pennsylvania. Amtrak phục vụ nối đến các thành phố Boston, Philadelphia và Washington, D.C dọc theo tuyến hành lang Đông Bắc cũng như phục vụ tuyến đường dài đến các thành phố như Chicago,New Orleans,Miami, Toronto và Montreal. Ga xe bus cơ quan quản lý cảng, g axe bus chính liên thành phố của thành phố, phục vụ 7000 xe bus và 200.000 người ra vào thành phố để làm việc hang ngày. Vì thế nó trở thành ga xe bus bận rộn nhất thế giới.
New York city Subway là hệ thống trung chuyển nhanh nhất thế giới khi tính về số lượng các nhà ga hoạt động: 468 nhà ga. Nó là hệ thống lớn thứ 3khi tính về số lượng người đi xe điện hàng năm (1,5 tỉ lượt người trong năm 2006). Xe điện ngầm New York cũng nổi tieengsvif gần như toàn bộ hệ thống này phục vụ 24h/ ngày, khác với các hệ thống tại nhiều thành phố khác là thường hay ngưng phục vụ qua đêm trong số đó có London Underground, Paris Métro , Washington Metro, Madrid Metro và Tokyo Subway.Hệ thống chuyên chở tại thành phố New York rộng khắp và phức tạp. Nó gồm có cầu treo dài nhất ( cầu Verrazano-Narrows) tại Bắc Mỹ, đường hầm có hệ thống cơ học hơi đầu tiên trên thế giới ( đường hầm Holland), hơn 12.000 xe taxi màu vàng, 1 đường xe cáp chuyên chở những người ra vào làm việc giữa đảo Roosevelt và quận Manhattan với những vùng địa phương lân cận khác nhau trong phạm vi bên trong và ngoài thành phố . Phà bận rộn nhất Hoa Kỳ là phà đảo Staten, hang năm chuyên chở trên 19 triệu hành khách trên 1 lộ thủy dài 8,4 km giữa đảo Staten và Hạ Manhattan. Hệ thống trung chuyển nhanh tên Staten Island Railway chỉ phục vụ quận đảo Staten. Đường sắt PATH ( Port Authority Trans-Hudson) nối hệ thống xe điện thành phố New York dến các điểm trong Đông bắc tiểu bang New Jerjey.
Đội xe bus và hệ thống đường sắt công cộng nội thành của thành phố New York là lớn nhất Bắc Mỹ. Hệ thống đường sắt nối các khu ngoại ô trong vùng ba tiểu bang đến thành phố gồm có đường sắt Long Island, đường sắt Metro-North và New Jersey Transit. Các hệ thống kết hợp này gặp nhau tại ga Grand Central và Ga Pennsylvania và gồm có hơn 250 ga và 20 tuyến đường sắt.
Thành phố New York là cửa ngõ hàng đầu cho hành khách hàng không quốc tế đến Hoa Kỳ, khu vực có sân bay lớn phục vụ, đó là phi trường quốc tế Stewart gần Newburth, NY. Phi trường này do cơ quan quản lý Cảng New York và New Jersey trưng dụng và mở rộng để làm 1 phi trường” dự phòng” để giúp đối diện với số lượng hành khách ngày càng đông, 100 triệu hành khách sử dụng 3 phi trường trong năm 2005 và không lưu của thành phố là nơi bận rộn nhất của Hoa Kỳ. Du lịch ra nước ngoài khởi hành tại các phi trường John F. Kennedy và phi trường Newark chiếm ¼ tổng số khách du lịch Hoa Kỳ đi ra nước ngoài trong năm 2004.
Nhờ vào tỉ lệ cao số người sử dụng chuyên chở công cộng to lớn của New York, thành phố cũng có 1 hệ thống rộng khắp gồm các xa lộ tốc hành và đường công viên nối thành phố New York với phía Bắc tiểu bang New Jersey, quận Westchester, Long Island và tây nam tiểu bang Connecticut bằng nhiều cầu và đường hầm. Vì những xa lộ này phục vụ hang triệu cư dân ngoại ô ra vào New York làm việc nên chuyện người lái xe bị kẹt xe hàng giờ trên các xa lộ này là chuyện thường thấy mỗi ngày, nhất là vào giờ cao điểm. Cầu George Washington được xem là 1 trong số các cây cầu bận rộn nhất trên thế giới theo lượng xe lưu thông.
Mặc dù thành phố New York phị thuộc vào chuyên chở công cộng nhưng đường xá của thành phố cũng được xem là 1 đặc điểm đáng chú ý. Bảng quy hoạch đường phố Manhattan năm 1811 có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bề mặt thành phố như Broadway, phố Wall và đâị lộ Madison cũng được dung như 1 hình thức ngắn gọn để gọi các ngành công nghiệp quốc gia nằm ở đó: theo thứ tự vừa kể là nhà hát (Broadway), tổ chức tài chính (phố Wall) và quảng cáo (đại lộ Madison).
Các công trình kiến trúc.
Kiểu kiến trúc phổ biến nhất tại thành phố New York là những tòa nhà chọc trời. Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi ở đây, kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòa nhà của New York từ kiểu truyền thống châu Âu sang những khu thương maị vươn thẳng đứng lên cao. Tính đến tháng 8/2008, New York có 5.538 tòa nhà cao tầng, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác của Hoa Kỳ và đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hồng Kông. Hiện nay thành phố có hơn 50 nhà chọc trời xây dựng xong, cao trên 200m, bị bao quanh bởi mặt nước.Mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New Yorktrowr thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà,tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới.
New York có những tòa nhà với kiến trúc nổi bật mang nhiều phong cách khác nhau. Woolth Building tại phố Wall, hoàn thành năm 1913, là tòa nhà chọc trời mang kiến trúc Gothic Phục hưng thời kỳ đầu. Nghị quyết phân vùng năm 1916 bắt buộc các tòa nhà mới phải được xây theo kiểu chồng lên nhau( phần dưới có diện tích rộng hơn phần trên) và giới hạn các tháp bằng 1% nền đất bên dưới cho ánh nắng mặt trời chiếu xuống đường phố bên dưới. Kiểu thiết kế Art Deco của tòa nhà Chrysler năm 1930 với đỉnh thon nhỏ và hình chop bằng thép đã phản ánh những yêu cầu bắt buộc đó. Tòa nhà này được nhiều sử gia và kiến trúc sư xem như là tòa nhà đẹp nhất New York với cách trang trí rõ nét. Ví dụ như: các góc của tầng 61 có hình biểu trưng chim ó gắn trên nắp phía trước đầu xe Chrysler kiểu năm 1928 và cả mẫu đèn hình chữ V được ghép chặt bởi 1 tháp chóp bằng thép ở trên đỉnh tòa nhà.
Một ví dụ về ảnh hưởng lớn của kiến trúc” phong cách quốc tế” tại Hoa Kỳ là tòa nhà Seagram(1957), đặc biệt vì diện mạo của nó sử dụng các xà bằng thép hình chữ H được bọc đồng dễ nhìn thấy để làm nổi bật cấu trúc tòa nhà. Tòa nhà Condé Nast là 1 ví dụ điển hình cho “thiết kế bền vững” trong các tòa nhà chọc trời của Mỹ
Đặc điểm của các khu dân cư lớn của New York thường là các dãy phố (rowhouse, townhouse) đá nâu tao nhã và các tòa chung cư tồi tàn được xây dựng trong 1 thời kì mở rộng nhanh từ năm 1870 đến năm 1930). Đá và gạch trở thành các vật liệu xây dựng chọn lựa của thành phố say khi việc xây nhà gỗ bị hạn chế bởi vụ cháy lớn năm 1835. Không giống như Paris trong nhiều thể kỷ đã được xây dựng từ chính nền đá vôi của mình. New York luôn lấy đá xây dựng từ hệ thống các mỏ đá xa xôi và các tòa nhà của thành phố thì đa dạng về màu sắc và kết cấu. Một điểm nổi bật khác của các tòa nhà là sự hiện diện của những tháp nước bằng gỗ đặt trên nóc. Vào thập niên 1800, thành phố bắt buộc các tòa nhà trên 6 tầng gắn các tháp nước như vậy để không cần phải nén nước quá cao ở các cao độ thấp mà có thể làm bể các ống dẫn nước của thành phố. Những tòa nhà chung cư có vườn hoa trở nên quen thuộc suốt thập niên 1920 tại những khu ngoại ô trong đó có Jackson Heights nằm trong quận Queens. Lưu thông trong khu vực này trở nên thuận tiện với việc mở rộng đường xe điện ngầm
Không gian nhân văn
Không gian công cộng
Thành phố New York có trên 110km2 đất công viên thành phố và 23km bãi sông, bãi biển công cộng. Đất công viên được tăng lên hàng trăm mẫu từ Khu giải trí Quốc gia Gateway thuộc hệ thống công viên quốc gia Hoa Kỳ nằm trong ranh giới thành phố. Chỉ riêng khu bảo tồn hoang dã vịnh Jamaica, khu bảo tồn hoang dã duy nhất trong hệ thống công viên quốc gia, bao phủ 36km2 gồm các đảo có đầm lầy và nước chiếm phần lớn ở đây. Công viên trung tâm (Central Park) của Manhattan do Frederick Law Olmsted và Calvert Vaux thiết kế là một công viên thành phố được viếng thăm nhiều nhất tại Hoa Kỳ với con số 30 triệu lượt khách viếng thăm. Công viên Prospect tại Brooklyn cũng do Olmsted và Vaux thiết kế, có một đồng cỏ rộng 360.000 m² (90 mẫu Anh). Công viên Flushing Meadows Carona trong khu Queens, lớn thứ ba của thành phố, là nơi tổ chức triển lãm thế giới năm 1939 và 1964. Trên 1 phần 5 khu The Bronx, rộng khoảng 28 km², được dành cho không gian mở và công viên trong đó có công viên Van Cortlandt, công viên Pelham Bay, vườn thú The Bronx và các vườn thực vật New York.
Không gian giải trí
Với những tòa nhà chọc trời, những thư viện lớn hiện đại và những sân khấu hoành tráng ở Broadway, New York là thành phố có nhiều cái nhất của Mỹ và cả thế giới. Trong vô số điểm đến du lịch, top 10 mang tính biểu tượng của New York đối với du khách nước ngoài tập trung tại khu Manhattan.
Empire State Building
Được xây dựng năm 1930-1931, tòa nhà chọc trời này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của New York, là bối cảnh thuộc hàng "sao" của vô số bộ phim kinh điển của Hollywood. Tòa nhà được khánh thành ngày 1-5-1931, cao 381m (tính cả cột ăngten cao đến 448,7m) với 102 tầng. Đỉnh tòa nhà được chiếu sáng bằng nhiều màu sắc khác nhau tùy theo những sự kiện riêng biệt, từ lễ quốc khánh đến những sự kiện thể thao.
Hằng năm đài quan sát này đón khoảng 3,5 triệu du khách. Từ tầng 86, du khách sẽ phóng tầm nhìn bao quát cả thành phố nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm này.
Fifth Avenue (đại lộ số 5)
Đại lộ số 5 là sự hòa quyện tuyệt hảo của những cửa hàng sang trọng và kiến trúc đầy khát vọng. Đây cũng là một trục đường quan trọng của trung tâm Manhattan và là một trong những biểu tượng về sự giàu có của New York.
Theo nhiều du khách, nơi còn được mệnh danh là đại lộ thời trang quy tụ nhiều nhà thời trang nổi tiếng nhất thế giới này đã mang lại những niềm đam mê bất tận khi họ chìm đắm vào thế giới thời trang cao cấp nhất, dù đôi khi không thể mua được món hàng nào do giá cả cao ngất...
Rockefeller Center
Là một nét điểm xuyết giữa lòng thành phố, khu phức hợp thương mại do gia đình tỉ phú Rockefeller xây dựng này bao gồm 19 tòa nhà nguy nga với những khu vườn thơ mộng, những nhà hàng sang trọng, một hành lang thương mại ngầm, các nhà hát san sát cùng các văn phòng và hơn 100 tác phẩm nghệ thuật (tranh tường và tượng) được trưng bày.
Rockfeller Center luôn nằm trong chương trình của các công ty du lịch nhờ vô số sự kiện theo mùa được tổ chức tại đây, và đặc biệt, một nhà hàng và bar tại khu Rockefeller Plaza vào mùa hè sẽ được "hô biến" thành một sân trượt băng vào mùa thu và mùa đông.
Kể từ năm 1936 đến nay, Rockfeller Center là một trong những điểm tấp nập nhất New York khi hằng tuần trung bình 200.000 lượt khách tham quan tìm đến. Số du khách còn tăng mạnh khi cây thông khổng lồ được thắp sáng...
Tượng Nữ thần Tự Do
Pho tượng được Pháp trao tặng Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đặt tại cửa sông Hudson nhìn ra cảng New York, là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Mỹ và là một trong những hình ảnh đầu tiên được người nhập cư vào Mỹ nhìn thấy từ hướng đông.
Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6m, miệng rộng 91cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4m. Toàn thân bức tượng cao 46m, nếu tính cả phần bệ có tổng chiều cao 93m. Trong ruột tượng nữ thần có cầu thang xoáy trôn ốc, tương đương độ cao một ngôi nhà cao 12 tầng, giúp du khách leo đến vùng đầu bức tượng.
Phần vương miện của tượng mở cửa để khách ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ tháng 7-2009, sau khi tạm đóng cửa kể từ sau vụ khủng bố hai tòa tháp đôi ngày 11-9-2001.
Ellis Island Immigration Museum (Viện bảo tàng Di dân)
Viện bảo tàng nằm trên đảo Ellis Island - nơi những người nhập cư từ châu Âu đặt bước chân đầu tiên đến Mỹ vào năm 1892 để thực hiện "giấc mơ Mỹ", và cũng từ đây New York trở thành một thành phố đa chủng tộc ngày nay. Viện bảo tàng bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 9-1990, sau khi việc trùng tu các tòa nhà đón dân nhập cư trước đây hoàn tất
Times Square (quảng trường Thời Đại) và Theater District
Là một khu phố ở Manhattan và có biệt danh "Giao lộ của thế giới", Times Square là một trong những nơi nổi tiếng và nhộn nhịp nhất thế giới với dòng người như không bao giờ ngưng chảy trong một rừng đèn sáng lấp lánh. Tại đây có khoảng 365.000 người mua sắm/ngày.
Cạnh đó, khu phố kịch nghệ Broadway nổi tiếng thế giới khi quy tụ hơn 40 sân khấu hoành tráng thường xuyên trình diễn những vở nhạc kịch chất lượng cao...
Hàng năm, phần lớn người dân tại New York có thói quen đổ về Times Square để cùng đếm ngược thời gian chào năm mới. Ngày 31-12-1999, khoảng hai triệu người đã đến Times Square dự lễ chào mừng thiên niên kỷ mới.
Central Park (công viên trung tâm)
Công viên nhân tạo này rộng hơn 340 ha, là một ốc đảo xanh mướt giữa lòng thành phố bêtông hóa với một rừng nhà chọc trời, là khoảng không gian xanh lớn nhất New York. Hầu như bất kỳ du khách nào đến với New York đều một lần đặt chân đến công viên nằm ở khu Manhattan hoa lệ này.
Vào mùa hè, dàn nhạc giao hưởng của New York tổ chức những buổi trình diễn ngoài trời. Từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, liên hoan Summerstage tổ chức tại đây đã thu hút nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới tham gia những buổi diễn ngoài trời...
Theo ước tính của chính quyền địa phương, hằng năm có khoảng 25 triệu du khách ngoạn cảnh Central Park. Để đảm bảo an ninh cho du khách, ban quản lý công viên đã lập các bộ phận an ninh gồm hàng trăm cảnh sát và tình nguyện viên thường xuyên tuần tra.
Metropolitan Museum of Art
Thường được gọi tắt là viện Bảo tàng The Met, tọa lạc tại khu Manhattan, cạnh bên Central Park. Bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 2-1872, đây là một trong những viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới. Khách tham quan sẽ mất đến hàng tuần để có thể chiêm ngưỡng hơn hai triệu vật phẩm nghệ thuật đa dạng từ khắp nơi trên thế giới trưng bày tại đây.
Viện bảo tàng nghệ thuật này sở hữu nhiều bộ sưu tập đẹp nhất trong thế giới phương Tây bên cạnh những gian phòng triển lãm các nền văn minh cổ đại Hi Lạp, La Mã, đến những tác phẩm của các nghệ sĩ bậc thầy châu Âu. Khách tham quan cũng tìm thấy một kho tàng nghệ thuật đến từ Ai Cập, châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, Trung Đông, Hồi giáo...
Guggenheim Museum
Đây là địa chỉ không thể bỏ qua đối với những người đam mê nghệ thuật đương đại với tên gọi đầy đủ Solomon R. Guggenheim Museum. Vị trí tọa lạc của viện bảo tàng này khá đắc địa khi nằm trên đại lộ số 5, thuộc khu Upper East Side. Guggenheim Museum có tên gọi ban đầu là "Bảo tàng tranh vẽ không gian ba chiều" và là nơi triển lãm của các nghệ sĩ hiện đại tiên phong như Kandinsky và Piet Mondrian.
Với kiến trúc xoắn ốc, những bước chân đầu tiên của du khách tham quan ở đỉnh bảo tàng, sau đó đi dần xuống mặt đất qua một đoạn đường hơi nghiêng. Sau khi thưởng lãm nghệ thuật, du khách có thể dừng chân ở các nhà hàng, quán cà phê hay lang thang ngắm hàng hóa ở ba cửa hàng và các hiệu sách trong khuôn viên bảo tàng.
American Museum of Natural History
Nổi tiếng với những bộ xương hóa thạch của khủng long, viện bảo tàng này còn đang bước vào kỷ nguyên không gian với trung tâm Rose chuyên về Trái đất và không gian cực kỳ ấn tượng. Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất thế giới này nằm đối diện Central Park.
Mở cửa đón khách từ năm 1877, viện bảo tàng có 32 triệu cổ vật và hóa thạch được trưng bày tại 45 phòng triển lãm mở cửa thường xuyên với hơn 1.200 nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó là 47 phòng bảo quản vật phẩm và là nơi làm việc của 200 nhà nghiên cứu.
CHỦ THỂ VĂN HÓA
Dân cư:
Nói về New York ta có thê nói đây là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kì, một trong những vùng đô thị đông dân nhất thế giới. Ước tính năm 2007 thì dân số ở New York là 8. 274,527 người (tăng từ 7,3 triệu năm 1990), tương ứng với khoảng 40% dân số tiểu bang New York. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc vào năm 2010 dân số là 19,4 triệu người. Có thể nói dân số New York hiện đang tăng dần lên trong khoảng những thập niên qua. Những nhà nhân khẩu học đã dự đoán về dân số của New York vào năm 2030 sẽ tăng từ 9.2 đến 9.5 triệu người.
Với sự đa dạng trong dân số cũng như nguồn nhập cư ngày càng nhiều ở thành phố nay đã tạo nên mật độ dân số đáng kể.
New York được xem là đô thị đông dân nhất của Hoa Kì không chỉ bởi lượng dân tập trung ở trung tâm lớn mà còn do vị trí của nó, với ưu thế là một cảng biển lớn, trong suốt chiều dài lịch sử thành phố này đã đón nhận nhiều luồng dân nhập cư mới từ khắp nơi trên thế giới, tạo nên sự phát triển của liên hợp đô thị New York. Điều đặc biệt ở liên hợp đô thị New York là số lượng công nhân công nghiệp chiếm một phần không nhỏ trong tổng số dân của thành phố này, chiếm ít nhất 1 triệu công nhân, bằng 20% dân số hoạt động ở thủ phủ.
Điều này cho thấy ảnh gưởng của lượng dân nhập cư không phải nhỏ. Hiện nay, chính phủ Hoa Kì đã ban hành một số lệnh hạn chế dân nhập cư đến thành phố này. Tuy nhiên trươc đó ở đại đô thị này đã có khoảng 4/5 cư dân sinh ra ở bên ngoài nước Mỹ hoặc có cha mẹ là người nhập cư. New York cũng là thành phố có nhiều người Do Thái nhất thế giới với hơn 1 triệu người. Đây cũng là thành phố có nhiều người Irlandes nhiều nhất thế giới, gần gấp đôi so với Dublin hoặc Belfast: cũng là thành phố có đông người Ý, đứng thứ 3 sau Roma và Milan. Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung của nhiều lượng dân khác trên thế giới định cư sinh sống và làm việc tại nơi này như:
Người Do Thái: với số lượng đông cộng đồng người Do Thái lớn nhất bên ngoài Israel. Dân số khu vực phạm vi của Tel Aviv – thành phố đông dân thứ hai của Israel – còn nhỏ hơn dân số Do Thái của khu vực Thành phố New York. Vì thế New York là thành phố có cộng đồng người Do Thái lớn nhất thế giới. Khoảng 12% người New York là người Do Thái hay có nguồn gốc Do Thái. Đây cũng là nơi sinh sống của gần 1/4 người bản thổ Mỹ tại Hoa Kỳ, và cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi lớn nhất hơn bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ.
Đặc biệt nơi đây có năm nhóm sắc tộc lớn nhất theo điều tra dân số năm 2005 ước tính là: người Puerto Rico, người Ý, người vùng biển Caribe, người Dominica và người Trung Hoa. Dân số người Puerto Rico của New York là dân số lớn nhất bên ngoài Puerto Rico. Người Ý đã di cư đến thành phố với số lượng lớn trong đầu thế kỷ 20. Và người Ái Nhĩ Lan, nhóm sắc tộc lớn thứ sáu, cũng có số lượng không nhỏ. Và kết quả điều tra gần đây nhất cho thấy ngày nay có mười quốc gia gốc lớn nhất của các di dân hiện đại là Cộng hòa Dominica, Trung Quốc, Jamaica, Guyana, México, Ecuador, Haiti, Trinidad và Tobago , Colombia, và Nga với khoảng 170 ngôn ngữ được nói trong thành phố.
-Theo cuộc khảo sát cộng đồng Mỹ năm 2005-2007 do Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thực hiện thì người Mỹ da trắng chiếm 44,1% dân số Thành phố New York; trong số đó 35,1% là người da trắng không thuộc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Người da đen hay người Mỹ gốc Phi chiếm 25,2% dân số New York; trong số đó 23,7% là người da đen không thuộc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Người bản thổ Mỹ hay người da đỏ chiếm 0,4% dân số thành phố; trong số đó 0,2% là người da đỏ không thuộc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Người Mỹ gốc châu Á chiếm 11,6% dân số thành phố; trong số đó 11,5% là người gốc châu Á không thuộc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Người Mỹ gốc các đảo Thái Bình Dương chiếm ít hơn 0,1% dân số thành phố. Nhiều sắc dân còn lại chiếm 16,8% dân số thành phố; trong số đó 1.0% không thuộc nhóm người nói tiếng Tây Ban Nha. Những người có nguồn gốc từ hai hay nhiều sắc tộc chiếm 1,9% dân số thành phố; trong số đó 1.0% không phải người nói tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra, người nói tiếng Tây Ban Nha (Hispanic và Latino) chiếm 27,4% dân số Thành phố New York.
Những luồng di dân mới hiện nay vẫn còn đổ xô về và coi New York thành nơi lý tưởng để họ sinh sống, phát triển và biến NewYork thành thị trường hay nơi có thể đạt được sức hút trên toàn thế giới, nơi biến ước mơ thành sự thật. Và vì vậy mà mỗi năm, tại đây càng có nhiều người nhập quốc tịch và nhiều luồng di dân định cư hơn. Điều đó khiến cho thành phố NewYork ngày càng đa dạng hơn với các dân tộc khác nhau trên thế giới với ngôn ngữ, sắc tộc khác nhau, trên hết điều đó biến New York thành nơi phồn hoa với các lĩnh vực như giải trí, kinh tế , khoa học, nghệ thuật, xã hội,…và góp phần làm phong phú, đa dạng vốn văn hóa của cả thành phố và trên hết là Hoa Kì.
Song ảnh hưởng của nó đến sự phất triển của đại đô thị New York cũng không kém. Chính sự da dạng trong thành phần các dân tộc và ngôn ngữ mà ở đây có sự kìm chế hay rào cản sự đoàn kết giữa các dân tộc
Di sản
Với một nơi du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau từ các quốc gia trên thế giới không chỉ người bản xứ mà còn những dân tộc di dân đến đây sinh sống, thành phố New York có một nên văn hóa rất đa dạng, mang bản sắc riêng của nhiều dân tộc. Tất cả đã cung hội tụ và pha trộn nên một nền “văn hóa New York” hoàn hảo và phong phú.
-Tượng nữ thần tự do:Tượng được tạo ra tại nước Pháp và giao lại cho Đại sứ quán Mỹ như món quà cho tình hữu nghị. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ, là hình tượng biểu trưng cho nước Mỹ thể hiện ánh sáng tiến bộ đã xuất hiện ở Á Châu, giấc mơ của ngưỡi Mỹ về tự do và sự đảm bảo thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của người dân. Tượng tương đương với ngôi nhà lầu cao 12 tầng, với chiều cao 93m, nặng 229 tấn. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu di dân khi họ đến Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tượng được đặt tại đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Bức tượng không chỉ là biểu tượng rất nổi tiếng của nước Mỹ mà còn thể hiện được khát vại vọng tự do cũng như những ý nghĩa to lớn sau nhiều chặng đường chiến tranh và gian khổ của người dân nước Mỹ. Hiện tại bức tượng vẫn tồn tại đảo Liberty nhưng phần nhiều đã có sự hư hại, Những nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc cũng bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.
- Phố Wall (tiếng Anh: Wall Street) : là một tuyến phố ở hạ Manhattan. Wall Street là nơi đóng trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán New York; qua thời gian, thuật ngữ Wall Street đã trở thành tên của khu phố xung quanh nó. Wall Street cũng là cách nói tắt để đề cập đến các tầm quan trọng tài chính có ảnh hưởng của ngành tài chính Mỹ, tập trung ở khu vực Thành phố New York. Phố Wall được hoàn thành khoảng thế kỷ 17 và tới giờ, nó vẫn là nơi trung tâm tài chính của cả New York và
- Tóa tháp đôi: Không chỉ là một công trình nổi tiếng thế giới, tòa tháp đôi chính là trung tâm kinh tế của Mỹ-niềm tự hào của người dân Hoa Kì. Trong những thời kì kinnh tế khó khăn thì nó chính là một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh tiềm tàng của nước Mỹ. Tuy nhiên vào ngày 11/9/2001 tòa tháp đôi đã bị sụp đổ nhưng hình ảnh kiến trúc này luôn sống mãi trong lòng người dân nước Mỹ.
-Những tòa nhà chọc trời :là một thể loại công trình kiến trúc có chiều cao rất lớn, ít nhất khoảng chừng 800 feet, tương đương 244 mét. Nhà chọc trời là hình ảnh tượng trưng xuất sắc của trào lưu kiến trúc Hiện đại.
Công trình nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 19 trước sự kinh ngạc của công chúng ở Thành phố New York. Kết cấu của thể loại công trình này dần dần hoàn thiện dựa trên sự phát triển của công nghệ xây dựng thập niên 1880, đã cho phép phát triển cấu trúc của nhà nhiều tầng. Loại kết cấu mới này được xây dựng dựa trên hệ khung thép chịu lực, khác với kết cấu tường chịu lực truyền thống vốn đã đạt đến tới hạn chịu lực với công trình Monadnock ở Chicago. Cuối thế kỷ 19, kinh tế Mỹ cũng chứng kiến một sự thay đổi lớn trong cơ cấu các doanh nghiệp tại đây. Một loạt các tập đoàn ra đời và cùng với nó là sự sát nhập các công ty nhỏ lại với nhau khiến cho việc quản lý số lượng khổng lồ nhân viên tại trụ sở của các tập đoàn này ở New York trở nên rất bất tiện. Đây cũng là lý do khiến các tòa nhà trọc trời ra đời. Hơn thế, những tòa nhà chọc trời còn là biểu tượng cho những tập đoàn kinh tế hàng đầu, là thương hiệu khổng lồ của họ in lên trời xanh, tiêu biểu như tòa nhà Woolworths hay Metropolitant Life. Đối với người Mỹ, đặc biệt là người New York, những tòa nhà này còn là niềm tự hào và như “kỳ quan của thế giới” vì thời điểm đó chúng không có mặt ở Châu Âu và người Châu Âu đến Mỹ để có thể ngắm nhìn chúng.
- Cầu Brooklyn : Dài hơn 480m bắt qua sông Đông nối liền khu Brooklyn và Manhattan. Là cây cầu do hai cha con nhà Roebling thiết kế. Cầu Brooklyn được khởi công từ tháng 1/1870, với hai tòa tháp nằm gần phía hai bờ, xây theo kiểu kiến trúc "Tân Gô-tic" (xuất hiện tại Anh từ thập niên 1740), đỡ lấy thân cầu với những cáp treo bằng thép. Đây cũng là chiếc cầu treo bằng thép đầu tiên trên thế giới, trở thành công trình kiến trúc được trân trọng nhất New York và được công nhận là công trình lịch sử quốc gia vào năm 1964. Theo năm tháng, chiếc cầu đã được tu bổ nhiều lần, nhưng lần đại tu gần đây nhất cũng cách nay gần 10 năm. Đợt sửa chữa, tân trang lần này dự kiến sẽ hoàn tất sau bốn năm. Trước tiên là cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ, sơn lại màu vàng nâu như hiện tại và để hạn chế gây ô nhiễm không khí. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 120.000 xe hơi, hàng ngàn người đi xe đạp và khách bộ hành qua lại trên cây cầu này. Nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lịch sử của thành phố, cả trong biến cố ngày 11/09/2001: từng đoàn người mau chóng tìm cách rời khỏi Manhattan theo lối cẩu Brooklyn. Ngoài ra, hình ảnh chiếc cầu treo Brooklyn cũng trở thành đề tài của một số tác phẩm văn học, ca nhạc và điện ảnh, như phim tài liệu Brooklyn Bridge của đạo diễn người Mỹ Ken Burns được đề cử giải Oscar năm 1982, ban nhạc Johnny Maestro and The Brooklyn Bridge (1968 - 2010) với bài hát nổi tiếng The Worst That Could Happen....
Ngoài những công trình kiến trúc đồ sộ, mang giá trị văn hóa và niêm tự hào của thành phố New York nói riêng, nước Mỹ nói chung thì bên cạnh đó nó còn tồn tại nhiều nét đặc trưng khác mà trong đó không thê không nói tới nền âm nhạc và nghệ thuât của nó. New York không chỉ là thủ đô văn hóa của Hoa Kì mà còn là một trung tâm văn hóa nghệ thuật của nước Mỹ. Thành phố chính là cái nôi của nghệ thuật biểu diễn với hơn 2.000 tổ chức nghệ thuât và văn hóa. Du nhập vào thành phố từ những năm 1940, sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nhạc Jazz đã khởi xướng nên phong trào âm nhạc sau này. Theo dòng lịch sử, cùng với các phong trào nghệ thuật liên tục xuất hiên và phát triển mạnh mẽ đã góp phấn tạo nên 1 New York nổi bật của nghệ thuật múa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và mỹ thuật.
Bên cạnh đó con có những lễ hội văn hóa đáng đươc xem trọng, như:
- Lễ hội diễu hành văn hóa: Hàng năm, vào hạ tuần tháng sáu, ở thành phố New York lại tổ chức lễ hội diễu hành văn hóa của các dân tộc có nhiều người nhập cư vào nước Mỹ. Ở New York đại lộ là trục đường chính chạy dọc từ Bắc xuống Nam và được đánh số từ Đông sang Tây. Trụ sở của Liên hiệp quốc nằm ở Đại lộ 2, kéo dài từ phố 42 đến phố 48. Phố là những con đường cắt ngang, càng lên phía Bắc, tên phố càng lớn. Cuộc diễu hành được tiến hành trên Đại lộ 6, bắt đầu từ phố 34 đến tận phố 59. Các nước tham gia diễu hành được phân công tập kết theo từng con phố ngang. Đây là một cơ hội lớn không chỉ để giao lưu văn hóa mà còn học hỏi rất nhiêu từ văn háo tinh hoa của nước bạn. Các nước tham gia diễu hành đều mang trên mình trang phục, cờ hoa với màu sắc rực rỡ. Mỗi dân tộc đều mang trang phục và tạo hình tượng biểu trưng nhất cho nền văn hóa mình.
Theo phong tục, trong lần đầu tiên gặp mặt người Mỹ thường bắt tay nhau. Nếu là bạn thân thì họ có thể chào băng cách ôm nhau. Không giống như một số quốc gia khác thì việc hôn nhau để chào hỏi lại không phổ biến, đặc biệt là giữa những người nam với nhau.
-Lễ hội xúc xích ở làng Greenwich.
- Lễ tạ ơn: được tổ chức vào ngày thứ Năm cuối cung của tháng 11. Đây là một ngày lễ thường niên tại New York cũng như toàn nước Mỹ. Theo phong tục thì vào ngày này, mọi người trong gia đình hoặc bạn bè cùng tụ họp lại dùng tiệc tối thân mật như một chút thân tình giữa bộn bề, sôi động nơi đất Mỹ. Và dường như đã trở thành thói quen, một nét văn hóa đặc biệt của New York, lễ diễu hành Macy’s luôn được người dân thành phố đón chờ. Bắt đầu vào năm 1924, diễu hành lễ tạ ơndo những nhân viên của Macy’s là những người nhâp cư đầu tiên ở Mỹ tổ chức lễ hội. Từ đó lễ tạ ơn thường niên được tổ chức tại Mỹ. Diễn ra tại Manhattan, diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, nhiều hình tượng cùng những chùm bong bóng nhiều màu sắc đã tạo nên một lễ hội đầy màu sắc vui nhộn. Kết thúc lễ hội, hình ảnh ông già Noel luôn xuất hiện như một dấu hiệu về một năm mới sắp đến cùng những niềm vui mới.
Môi trường văn hóa đô thị
- New York được xem là nơi tập trung đông đa phần các dân tộc trên thế giới không chỉ dân bản xứ mà còn các dân tộc khác trên thế giới. Do vậy với số lượng dân cư tập trung đông đã tạo nên một nơi phát triển mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục mà còn cả nghành du lịch cũng phát triển không kem. Nhưng đằng sau đó là cả một vấn đề cần giải quyết. Có thể nói thành phố New York có khối lượng vạn tải quá cảnh đứng đầu toàn Hoa Kì, và với tình trạng mỗi ngày trên đường phố New York có hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau và hàng ngàn người đổ về trên đường phố đã tạo nên một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là tình trạng khói bụi và ô nhiễm không khí ngày càng nặng do hầu hết các phương tiện giao thông thải ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân nơi này. Trong những năm gần đây, thành phố tập trung về việc giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Số lượng lớn chất ô nhiễm tích tụ tại thành phố đã dẫn đến tỉ lệ cao bệnh suyễn và những triệu chứng hô hấp khác trong số cư dân của thành phố.
- New York trở thành thành phô tấp nập và bận rôn không chỉ bởi lượng dân ra vào mà nơi đây còn khá đa dạng với nhiêu loại hinh phương tiện công cộng khác nhau. Trên đường phố sẽ không hiếm khi có nhiều hệ thống xe buýt liên thành phố, các tuyến xe buýt hầu như luôn phải bận rộn cả ngày để chở khách, với khoang 7000 ngàn xe buýt luôn sẵn sàng phục vụ và 200.000 người ra vào thành phố mỗi ngày. Ngoài ra còn có nhiều phương tiên khác như: Xe điện ngầm, Hệ thống xe lửa Amtrak phục vụ Thành phố New York tại Ga Pennsylvania, các sân bay lớn với các phi trường quốc tế nổi tiêng như: Phi trường Quốc tế John F. Kennedy, Phi trường Quốc tế Newark Liberty và Phi trường LaGuardia.Và đặc biệt là việc đi xe đạp cũng khá phổ biến với khoảng 120.000 người dùng xe đạp đi lại hàng ngày[và nhiều người đi bộ để đến nơi làm việc nên Thành phố New York trở thành thành phố lớn sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất tại Hoa Kỳ. Đi bộ và đi xe đạp chiếm 21% giao thông tại thành phố; tỉ lệ trung bình cho các vùng đô thị trên toàn quốc là khoảng 8%. Tuy nhiên tình trạng bị kẹt xe hàng giờ trên các xa lộ này là chuyện thường thấy mỗi ngày, nhất là vào giờ cao điểm. Cầu George Washington được xem là một trong số các cây cầu bận rộn nhất trên thế giới tính theo lượng xe lưu thông.
-Nhưng việc tiêu thụ xăng dầu cũng cao không kém. Vào thập niên 1920 việc tiêu thụ dầu xăng ở thành phố ngang với tỉ lệ trung bình của quốc gia. Song gần đây việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng đã được thực hiện ở mức độ cao đã tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỉ gallon xăng dầu vào năm 2006, . New York đã tiết kiệm được khoảng phân nửa số xăng dầu toàn quốc mà đáng lẽ được sử dụng cho chuyên chở. Và một phần do mật độ dân số cao nhưng lượng xe ô tô sử dụng thấp, chỉ chủ yếu sử dụng vận tải công cộng, nên New York trở thành một trong những thành phố sử dụng hiệu quả năng lượng nhất tại Hoa Kỳ. Khí thải nhà kính của Thành phố New York khoảng 7,1 tấn mỗi đầu người, so với trung bình quốc gia là 24,5 tấn/năm.
- Ngoài ra vấn đề nước sạch cho người dân ở thành phố này cũng được coi trọng. Đó là việc mà các cơ quan chức năng đăt lên hàng đầu. Nước được cung cấp qua hồ chứa nước của dãy núi Catskill với sự bảo vệ an ninh cho hồ được xuyên suốt. Và vì hồ nước tinh khiết với quá trình lọc nước tự nhiên nên thành phố New York là một trong những thành phố chính duy nhất của Hoa Kì có nguồn nước uống đủ tinh khiết mà không cần phải sử dụng các nhà máy xử lý nước để lọc nước.
-Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của thành phố thì vấn đề về khoảng cách giàu nghèo càng tăng. Bằng chứng gần đây nhất là sự kiện kiện"Chiếm phố Wall" vừa qua để đòi quyền lợi của người dân Mỹ đã cho thấy hậu quả của nhiều thập kỷ bất bình đẳng đã gây ra sự bất ổn định xã hội trong lòng quốc gia này. Các cuộc biểu tình lớn bắt đầu lan rộng trong phố Wall và sau đó là nhiều thành phố khác của Mỹ. Giáo sư Robert H. Frank của Trường Đại học quản trị kinh doanh Johnson nói với tờ “New York Times” rằng chênh lệch giàu – nghèo ở Mỹ ngày càng tăng lên. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chênh lệch giàu – nghèo rất nhỏ, nhưng giờ đây tình hình đã thay đổi. Tầng lớp có thu nhập cao chiếm 1% dân số từ chỗ có tổng thu nhập chiếm 8,9% tổng thu nhập quốc dân năm 1976 thì nay tăng lên tới 23,5%. Mặc dù mức độ chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ hiện đứng thứ 171 thế giới”. Hiện tại hàng trăm người đang chịu cảnh thất nghiệp.Theo một khảo sát dự đoán ra ngày 17/1 do cơ quan Conference of Mayors (Mỹ) thực hiện, New York là thành phố đứng đầu trong danh sách các thành phố lớn của Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Cứ mỗi năm lại có hàng triệu nguời thất nghiêp. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố vào cuối tuần trước, từ mức 6,1% của tháng 9, tỷ lệ lao động không có việc làm đã tăng lên 6,5% trong tháng 10. Đến nay, nước Mỹ có khoảng 10,2 triệu nhân công mất việc. Thống kê thực tế trên là tồi hơn nhiều so với dự kiến của các nhà kinh tế, tỷ lệ không việc làm chỉ là 6,3% và số nhân công mất việc tháng 10 khoảng 200 nghìn. Lần gần đây nhất, nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện tại là tháng 3/1994. Con số của cùng kỳ năm ngoái chỉ là 4,8%. So với lần suy thoái gần đây, bắt đầu vào năm 2001, thị trường việc làm lúc này còn đáng lo ngại hơn. Năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp chỉ đạt đỉnh ở 6,3% vào tháng 6/2003.
Chính sách văn hóa đô thị
- Về dân số: Lượng dân cư tập trung về thành phố New York ngày càng nhiều không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề việc làm, ùn tắc giao thông hay vấn đề môi trường tại thành phố mà còn gây ra nhiều vấn đề khác như ngôn ngữ, văn hóa,…nên đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm đặc biêt. Chính phủ nước nay đã ban hành lệnh giảm thiểu di đến thành phố. Tuy nhiên lệnh này vẫn chua được thực hiện triêt để nên hiện nay tai New York vẫn đón nhân nhiều dân mới sang sinh sông và lập nghiệp.
Dưới sức ép của kinh tế, hiên trạng phân biêt giàu nghèo và thất nghiệp ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây chính phủ cũng như các cơ quan chức năng Mỹ đã phải liên tục đưa ra những chính sách cải cách nhằm khắc phục tình trạng này. Theo đó đề ra một số giải pháp mà bước đầu tiên nhằm giải quyết nạn thất nghiệp là hình thành Đội Bảo tồn Dân sự (CCC), một chương trình trợ giúp thanh niên từ 18 đến 25 tuổi. Hay giảm thiểu sự gia tăng tiền tệ và mở cửa nhiều công ty, nhà mày tạo điều kiện cho người dân có thể giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
-Về văn hóa: thành phố New York nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cũng như văn hóa nghệ thuật đa dạng và phong phú, được tạo nên bởi nhiều dân tộc khác nhau không chỉ người bản xứ mà còn dân nhập cư tứ xứ, tuy vậy nét đặc trưng của nó tồn tai theo thời gian cũng lụi dần, chứng tỏ là bức tượng Nữ thần tự do đã nhiêu lần có dấu hiệu bị hủy hoại. Vì vậy, từ ngày 29/10/11 đã bắt đầu trùng tu lại.
-Về giao thông: nhiều phương tiện giao thông công cộng được sử dụng phổ biến. Nhiều nguồn năng lượng tự nhiên được sử dung để thay thế cho việc sử dụng xăng dầu làm ô nhiêm môi trường như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,..Và mặc dù Thành phố New York phụ thuộc vào chuyên chở công cộng nhưng đường xá của thành phố cũng được xem là một đặc điểm đáng chú ý của thành phố. Bảng qui hoạch đường phố Manhattan năm 1811 có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển bề mặt thành phố. Một số đường phố của thành phố như Broadway, Phố Wall và Đại lộ Madison cũng được dùng như một hình thức ngắn gọn để gọi các ngành công nghiệp quốc gia nằm ở đó: theo thứ tự vừa kể là nhà hát (Broadway), tổ chức tài chính (Phố Wall), quảng cáo (Đại lộ Madison).
-Về giáo dục: vấn đề giáo dục luôn được chú trọng và đề cao. Hệ thống trường công của thành phố do Sở Giáo dục Thành phố New York điều hành là hệ thống lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 1, riệu học sinh được dạy trong trên 1.200 trường trung và tiểu học. Có khoảng 900 trường, gồm cả tôn giáo và ngoài tôn giáo, tư thục khác trong thành phố, trong đó có một số trường tư thục nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Mặc dù thành phố chưa bao giờ được xem là một thị trấn đại học (college town) nhưng có khoảng 594.000 sinh viên đại học tại New York, con số cao nhất so với bất cứ thành phố nào ở Hoa Kỳ. Năm 2005, ba trong năm cư dân của quận Manhattan là sinh viên tốt nghiệp đại học và một trong bốn cư dân có các cấp bằng cao. Điều đó đã làm cho thành phố trở thành một trong những nơi tập trung cao nhất số người có giáo dục bậc cao so với bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ. Giáo dục công cộng sau trung học do hệ thống Đại học Thành phố New York (City University of New York, một hệ thống đại học công lớn thứ ba toàn quốc) và Viện Kỹ thuật Thời trang (Fashion Institute of Technology) thuộc Đại học Tiểu bang New York đảm trách. Thành phố New York cũng là nơi có những trường đại học tư danh tiếng như Đại học Barnard, Đại học Columbia, Cooper Union, Đại học Fordham, Đại học New York, The New School, và Đại học Yeshiva. Thành phố có hàng tá các đại học và cao đẳng tư nhỏ hơn, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện khác như Đại học St. John, Trường Juilliard và Trường Nghệ thuật Thị giác. Nhiều nghiên cứu khoa học tại thành phố được thực hiện trong các khoa đời sống và y học. Thành phố New York có số lượng bằng cấp sau đại học khoa đời sống nhiều nhất, được trao hàng năm tại Hoa Kỳ. Thành phố có 40.000 bác sĩ có bằng hành nghề và 127 người đoạt giải Nobel có nguồn gốc tốt nghiệp từ các học viện địa phương.[163] Thành phố nhận số quỹ hàng năm nhiều thứ hai từ cơ quan "Các viện Y tế Quốc gia" (National Institutes of Health) so với tất cả các thành phố Hoa Kỳ.[164] Các viện nghiên cứu y tế sinh học gồm có Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, Đại học Rockefeller, Trung tâm Y tế SUNY Downstate, Trường Y khoa Albert Einstein, Trường Y khoa Mount Sinai và Trường Y khoa Weill Cornell, Đại học Cornell. Ngoài ra còn có nhiêu thư viện lớn nổi tiêng phục vụ nhu cầu tìm kiềm và học tập của hầu hết nguời dân nước Mỹ: Thư viện Công cộng Quận Queens, hệ thống thư viện công cộng lớn thứ hai toàn quốc, phục vụ quận Queens và Thư viện Công cộng Brooklyn phục vụ quận Brooklyn. Thư viện Công cộng New York có vài thư viện nghiên cứu trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa người Da đen Arthur Schomburg.
KẾT LUẬN
Thành phố New York không chỉ là niềm tự hào của người dân thành phố New York mà còn của cả nước Mỹ. Với những kì quan nổi tiếng và biểu tượng trở thành điểm hấp dẫn của cả thế giới. Tuy còn nhiều vấn đề bất cập luôn xảy ra nhưng chính phủ nước Mỹ luôn xem đó là việc đáng được quan tâm và được đưa ra nhiều cách giải quyết. Song nhiều vấn đề vẫn là câu hỏi lớn đang được tranh cãi như: vấn đề thất nghiệp, dân số, giao thông,…. Mặc dù có nhiều hạn chế lớn nhung New York vẫn là điểm thu hút lớn đối với các công dân trong và ngoài nước.
Tài Liệu Tham khảo:
vi.wikipedia.org
24h.com.vn
Zing.vn
dulichmy.blogspot.com
nyc.vn/van-hoa
edu.go.vn
dulichhoanmy.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_do_thi_6075.docx