Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (fta): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫn tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp song phương và đa phương, các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng sẽ có nhiều cơ hội từ việc phát triển thương mại theo cách ít bị bảo hộ (thường là méo mó) nhất. Tuy nhiên, những cơ hội ấy chỉ tận dụng được hiệu quả nếu doanh nghiệp xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập. Để tận dụng được cơ hội và xử lý được thách thức, các doanh nghiệp trước hết cần được cung cấp thông tin liên quan đến sự phát triển của ngành. Nghiên cứu này được thực hiện trước hết nhằm đưa ra những thông tin chung và cơ bản nhất về các cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong các hiệp định thương mại. Cùng với việc trình bày một số đánh giá triển vọng và các vấn đề, thách thức, nghiên cứu sẽ có một số khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành dệt may. Nghiên cứu này được chuẩn bị chủ yếu cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may, mặc dù có thể sử dụng để tham khảo cho các đối tượng thuộc Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, và các cơ quan nghiên cứu khác. Ngoài phần Giới thiệu, báo cáo còn có 04 phần. Phần II tóm tắt các cam kết thương mại của Việt Nam trong ngành dệt may trong khung khổ WTO. Tiếp đó, phần III đánh giá lại diễn biến và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, có tính đến khả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua các hiệp định thương mại. Phần III cũng nhìn nhận lại vai trò của Chính phủ và Hiệp hội Dệt May Việt Nam trong công tác phát triển ngành dệt may nói chung và thúc đẩy xuất khẩu dệt may nói riêng. Phần IV nêu lên những vấn đề và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may, nhìn từ góc độ các hiệp định thương mại. Cuối cùng, phần V rút ra một số kết luận chính, và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, và các doanh nghiệp trong ngành dệt may. I. Giới thiệu chung. 4 II. Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp định thương mại 5 A. WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may. 5 B. Cam kết thuế quan của một số thị trường chính. 10 C. Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam 12 III. Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng. 15 A. Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từ khi gia nhập WTO 15 B. Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam 18 C. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới 21 D. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 24 E. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. 27 1. Các biện pháp chung. 27 2. Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 30 IV. Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam 31 V. Kết luận và khuyến nghị 37 A. Kết luận. 37 B. Khuyến nghị 38 C. Đề xuất một số chương trình hành động. 41 Tài liệu tham khảo. 44

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (fta): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đồng châu Âu Nhật Bản Hoa Kỳ 50 4,98 7,45 0,85 51 4,59 2,87 6,57 52 6,44 5,79 8,54 53 2,80 2,82 1,61 54 5,95 6,06 10,16 55 6,36 6,73 10,99 56 6,11 3,21 4,26 57 7,55 7,55 2,80 58 7,30 5,93 6,96 59 6,25 4,07 3,00 60 7,95 7,41 9,86 61 11,66 9,20 10,96 62 11,56 9,42 9,79 63 10,04 6,15 6,72 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của WTO. Với việc Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào tháng 12/2008, rất nhiều dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản cũng được miễn thuế. Đồng thời, Nhật Bản vẫn dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chính vì vậy, thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng dệt may của Việt Nam là kết hợp của các biểu thuế ưu đãi theo VJEPA, GSP, và WTO. Bảng 6: Thuế suất (kết hợp) Bảng thuế này áp dụng từ 01/06/2009, với kết hợp của các mức thuế WTO, GSP và VJEPA. của Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Đơn vị tính: % Số dòng Trung bình Thuế suất nhỏ nhất Thuế suất lớn nhất 50 50 1,5 0 14,0 51 47 0 0 0,0 52 84 0,7 0 2,3 53 39 0,2 0 7,9 54 259 0,9 0 7,0 55 65 0,0 0 0,0 56 107 0,1 0 3,0 57 46 0,8 0 7,9 58 113 0,6 0 6,4 59 45 0,1 0 3,9 60 124 0,6 0 7,9 61 349 0,4 0 0,9 62 264 0,2 0 9,0 63 117 0,6 0 6,4 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả. Để được hưởng ưu đãi thuế GSP của Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu của GSP về xuất xứ. Quy định thứ nhất là về vận tải, theo đó hàng hóa phải giữ nguyên xuất xứ, không được thay đổi hoặc xử lý thêm trong quá trình vận chuyển. Cụ thể, sản phẩm phải được vận chuyển trực tiếp đến Nhật Bản, không qua một vùng lãnh thổ nào khác (trừ khi chỉ được chuyển tàu hoặc cất trữ tạm thời theo yêu cầu vận chuyển ở một khu vực được bao bọc, có sự giám sát của cơ quan hải quan bản xứ). Hàng dệt may được coi là xuất xứ ở Việt Nam nếu được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, hoặc sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên phụ liệu từ nhập khẩu nhưng sản phẩm cuối cùng được phân loại (theo HS ở cấp độ 4 chữ số) khác so với các nguyên liệu nhập khẩu. Có hai ngoại lệ: (i) một số quy trình xử lý không được coi là đủ ngay cả khi có thay đổi về phân loại HS ở cấp 4 chữ số so với nguyên liệu nhập khẩu; (ii) một số sản phẩm còn phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể khác để được công nhận xuất xứ ở Việt Nam (theo GSP, xem Phụ lục 1). Trong trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản hoặc sử dụng nguyên phụ liệu của Việt Nam và Nhật Bản thì sẽ được coi là có xuất xứ từ Việt Nam. Ngoài ra, hàng dệt may có thể được coi là có xuất xứ từ Việt Nam nếu đáp ứng quy định về xuất xứ gộp. Theo đó, 5 nước - Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam - được coi như một quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi GSP nhằm áp dụng các quy tắc xuất xứ nêu trên. Doanh nghiệp cần có: bằng chứng liên quan đến xuất xứ của hàng hóa như các văn bản cần thiết để được hưởng ưu đãi theo GSP (bao gồm cả Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A nộp cho cơ quan hải quan của Nhật Bản), văn bản chứng nhận nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, hoặc văn bản chứng nhận đáp ứng yêu cầu xuất xứ gộp; các bằng chứng liên quan đến vận chuyển như hóa đơn chất hàng lên tàu, giấy chứng nhận của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chính phủ khác ở nơi hàng hóa quá cảnh và các văn bản quan trọng khác. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam vẫn còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu: Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động dư thừa còn lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may; Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài; Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, báo cáo mới đây của tổ chức Theo dõi Tình hình kinh doanh Quốc tế (Business Monitor International - BMI) vào tháng 7/2009, triển vọng của ngành dệt may Việt Nam là khá sáng sủa. Đây là một đánh giá rất đáng ghi nhận bởi tại thời điểm tháng 7/2009, Việt Nam chưa có nhiều dấu hiệu của việc phục hồi tăng trưởng kinh tế. Một số đánh giá về triển vọng của ngành dệt may Việt Nam được trình bày trong Bảng 7Bảng 7. Theo đó, triển vọng của ngành may mặc sẽ là sáng sủa hơn một chút so với ngành dệt, do có quy mô lớn hơn, mức độ linh hoạt cao hơn, và có nhiều lựa chọn thay thế ngay cả trong thời kỳ suy thoái (chẳng hạn, phát triển thị trường xuất khẩu mới). Giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009 và 2010. Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 2003-2008 (11,9%). Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ thấp hơn so với mức trong giai đoạn 2006-2008 (Bảng 7Bảng 7). Tương tự, giá trị gia tăng của ngành dệt cũng giảm nhẹ từ mức gần 403 triệu USD vào năm 2008 xuống còn xấp xỉ 391 triệu USD và hơn 387 triệu USD lần lượt vào các năm 2009-2010, trước khi tăng liên tục lên khoảng 500 triệu USD vào năm 2013. Bảng 7: Bảng số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013 Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 4.764,5 5.721,1 6.847,6 7.759,3 Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 4,9 5,0 5,0 5,1 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, % 13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9 9,8 9,2 9,0 Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ 325,0 368,9 402,8 390,7 387,2 423,2 460,0 499,2 Thương mại quốc tế  Kim ngạch XK hàng dệt, triệu USD 1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 1.453,5 1.598,8 1.742,7 1.912,7 Kim ngạch NK hàng dệt, triệu USD 3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt, triệu USD -2.930,0 -3.588,0 -4.184,8 -3.381,6 -3.603,4 -3.568,0 -3.247,9 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc, triệu USD 5.579,0 7.186,0 9.054,4 7.424,6 8.335,4 8.898,6 8.929,0 9.505,3 Kim ngạch NK hàng may mặc, triệu USD 271,0 426,0 449,8 337,3 379,8 414,0 451,3 497,3 Cán cân thương mại ngành may mặc, triệu USD 5.308,0 6.760,0 8.604,6 7.087,2 7.955,6 8.484,6 8.477,7 9.008,0 Nguồn: BMI (tháng 7/2009). Tuy giá trị gia tăng có giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may chỉ giảm trong năm 2009, và sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2013. Theo BMI (2009), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng liên tục từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2009 lên hơn 1,9 tỷ USD vào năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng 9,8%/năm trong 2010-2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng từ mức hơn 7,4 tỷ USD lên hơn 9,5 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2013. Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu này cũng đi kèm những diễn biến đáng lo ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm hụt đã giảm mạnh trong năm 2009 và trong giai đoạn 2011-2013 (Bảng 7Bảng 7). Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu của mình. Triển vọng nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc cũng được trình bày trong Bảng 8Bảng 8. Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu. Bảng 8: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2005-2020 Mặt hàng Đơn vị 2005 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông 1000 tấn 11 165 154 20 255 235 60 430 370 Sợi nhân tạo 1000 tấn 140 140 260 220 600 370 Chỉ và filamen 1000 tấn 260 510 250 350 790 440 650 1.350 700 Vải Triệu m2 618 2.280 1.662 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950 Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng Các biện pháp chung Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đã đề ra một số biện pháp như: (i) Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạn như quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xử lý nước thải, v.v.; (ii) Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất; (iii) Bảo lãnh, cấp tiền thu sử dụng vốn trong 2001-2005 để tái đầu tư, cấp bổ sung vốn lưu động với một số doanh nghiệp nhà nước trong ngành; và (iv) Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhằm hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may trong giai đoạn 2001-2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001. Cùng với quá trình cải cách thể chế và xây dựng luật nhằm chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các biện pháp trên cũng đã được điều chỉnh và thay thế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện pháp khác nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Chẳng hạn, Việt Nam có thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đánh giá việc vay vốn theo các hợp đồng này là không dễ. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9. Bảng 9: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70 Nguồn: Bộ Công Thương. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chiến lược cũng đề ra một số giải pháp cụ thể như: Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư; Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành; Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu; Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Chú trọng công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Các biện pháp của Hiệp hội Dệt May Việt Nam Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tích cực vào công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển dệt may, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành Dệt may Việt Nam phát triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, AFTEX, thông qua đó rút ngắn thời gian đưa các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đóng vai trò tích cực trong công tác đào tạo cho nguồn nhân lực ngành. Hiệp hội cũng đại diện cho Hội viên tham gia các hoạt động với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập như Liên đoàn các nhà sản xuất dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn dệt may các nước châu Á, v.v. Qua đó trao đổi, Hiệp hội có học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển ngành dệt may ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói riêng và hàng dệt may của khu vực ASEAN nói chung. Gần đây nhất, Việt Nam mới gia nhập Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF) qua đó giúp cho các nhà thiết kế thời trang, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi, học hỏi và góp phần tạo ra những bộ sưu tập riêng của Việt Nam, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của Dệt May Việt Nam. Hiệp hội không chỉ tập hợp các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn kết nạp thêm các doanh nghiệp hội viên liên kết (Amcharm, Kotra, hiệp hội dệt may Đài Loan…) để có tiếng nói chung của các doanh nghiệp trong ngành nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển ngành, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (một doanh nghiệp nòng cốt của Hiệp hội) và một số doanh nghiệp hội viên đã triển khai xây dựng trung tâm giao dịch vật tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may tăng các đơn hàng FOB, tăng sức cạnh tranh. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã tích cực khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, là đơn vị tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia (Quyết định 279), giúp các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam khuếch trương sản phẩm và thương hiệu. Chính nhờ các hội chợ này mà các doanh nghiệp đã tiếp cận tốt hơn với các khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm kiếm được các đối tác trong ngành để hợp tác hiệu quả. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Đề án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các Doanh nghiệp trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Việt Nam không có giải pháp nào riêng cho ngành dệt may trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Các giải pháp đều được thực hiện chung cho nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, Việt Nam có đưa ra các biện pháp bảo hiểm xuất khẩu. Chương trình đưa hàng về nông thôn cũng đã được triển khai. Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp dệt may cũng nhận được hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn được ký kết và giải ngân trong năm 2009 để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh (theo quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2009), và đối với các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư mới sản xuất kinh doanh (theo quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2009). Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế, qua đó giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu, tìm khách hàng và đơn hàng mới. Thông qua các hoạt động của mình, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào hoạt động của mình, đồng thời định hướng tăng thị phân trên phân khúc thị trường với thu nhập cao hơn, cảnh báo các doanh nghiệp chủ động phòng, chống với nguy cơ bị áp dụng chống phá giá từ các nước nhập khẩu đặc biệt là Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng xúc tiến các hoạt động xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may, Hiệp hội và doanh nghiệp đã chung tay hành động nhằm chuyển hướng sang thị trường nội địa. Đây chính là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng, mà cả trong điều kiện kinh tế bình thường. Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam Vấn đề 1: Hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu nhìn chung còn hạn chế. Điều này trước hết là do các sản phẩm xuất khẩu có mức độ đa dạng hóa chưa cao, và có chất lượng thấp. Mức độ áp dụng tiến bộ công nghệ và kiến thức quản lý, thiết kế và marketing còn chưa nhiều. Các doanh nghiệp đang chủ yếu làm theo phương thức gia công hoặc nếu thực hiện phương thức FOB thì cũng đang sử dụng mẫu mã của khách hàng. Trong phân khúc thị trường đối với các sản phẩm này, mức độ cạnh tranh cao, giá cả thấp. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu cũng hạn chế giá trị gia tăng từ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề 2: Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa, không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, trong khi lại khó tìm kiếm được nguồn tín dụng chính thức. Tình trạng này là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược và/hoặc kế hoạch kinh doanh đủ thuyết phục, trong khi các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng còn khó khăn, ngặt nghèo, và đôi khi còn chưa đủ rõ ràng. Vấn đề 3: Chi phí sản xuất ở Việt Nam cũng chưa đạt mức cạnh tranh cần thiết. Trong nhiều ngành, xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế do chi phí sản xuất cao. Chi phí sản xuất cao chủ yếu do hai nguồn: chi phí lao động trên một sản phẩm ở mức cao do năng suất lao động còn thấp, và các chi phí khác như chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và vận tải. Trong khi đó, do nguồn lao động có kỹ năng còn hạn chế, chi phí cho các lao động này cũng cao hơn so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp dệt may cũng gặp phải chi phí sản xuất cao do các dịch vụ hạ tầng ở Việt Nam còn chưa được cung ứng hiệu quả. Thị trường điện lực vẫn còn nhiều bất cập, gây ra cả chi phí trực tiếp (tiền điện cao) và gián tiếp (mất điện không báo trước) đối với doanh nghiệp. Mặc dù đã có tính cạnh tranh cao hơn và giá cả thấp hơn, thị trường viễn thông vẫn cần được cải thiện rất nhiều. Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng chi phí sản xuất tăng, trong khi lạm phát luôn ở mức cao hơn mức trung bình của châu Á. Chẳng hạn, chi phí cho giao thông của ngành may mặc ở Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với ở Thái Lan và Trung Quốc (Freudenberg 2005). Vấn đề 4: Doanh nghiệp còn hiểu biết hạn chế về thị trường nước ngoài và các vấn đề thương mại và phi thương mại quốc tế. Nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng chưa hiểu biết nhiều về các thị trường này và thường phải có trung gian. Trong khi đó, quá trình tự do hóa thương mại ngày một sâu rộng của Việt Nam cũng tạo tiếp cận thị trường tốt hơn cho các doanh nghiệp, nhưng thông tin về thị trường, về các hàng rào kỹ thuật đối với Dệt may nhập khẩu, các đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp dường như chưa được cung cấp đầy đủ và/hoặc các doanh nghiệp chưa thu thập và xử lý thông tin thị trường một cách hiệu quả nhất. Vấn đề 5: Bản thân các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng cũng chưa được thuận lợi hóa đáng kể. Các loại thủ tục hành chính như thuế, hải quan, dù đã được cải thiện, song các doanh nghiệp vẫn còn quá vất vả. Mặc dù thủ tục xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên các quy trình, thủ tục nhập khẩu các đầu vào và nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu còn khá rườm rà. Theo khảo sát của Võ Trí Thành và cộng sự (2007) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, 50% số doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận các thông tin về quy định, quy chế, chính sách mới ban hành, trong khi hơn 64% số doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính còn cồng kềnh, phức tạp. Bên cạnh đó những hoạt động trợ giúp cho các đơn vị xuất khẩu còn rất thiếu và rất yếu. Cũng trong khảo sát nói trên, hơn 44% số doanh nghiệp cảm thấy các cơ quan công quyền còn quan liêu, sách nhiễu doanh nghiệp. Thực tế này cho thấy những hạn chế về nguồn nhân lực (cả lao động có kỹ năng và cán bộ quản lý) và các quy định hành chính cồng kềnh vẫn là những bất cập cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề 6: Trong một chừng mực nhất định, chính sách thương mại, đặc biệt là thuế quan, của Việt Nam vẫn còn hay thay đổi, và khó tiên liệu trước được. Đây không phải là vấn đề lớn đối với ngành dệt may vì mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này không được điều chỉnh nhiều (ngoại trừ vào cuối năm 2006 khi Việt Nam ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO). Vấn đề chủ yếu là Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết và thực thi ngày một nhiều FTA, với các mức độ tiếp cận thị trường khác nhau. Ít nhất là khi quá trình này còn diễn ra, các doanh nghiệp sẽ gặp thách thức từ việc thay đổi mức độ hấp dẫn tương đối của các thị trường xuất khẩu. Trong khi không phải doanh nghiệp dệt may nào cũng đủ quy mô để phục vụ hai hoặc nhiều thị trường khác nhau, và chi phí điều chỉnh (bao gồm chi phí tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường, v.v.) lớn, môi trường này cũng gây ra những bất định đối với hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Vấn đề 7: Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn gặp vấn đề từ quy chế kinh tế phi thị trường mà các thị trường xuất khẩu chính áp đặt đối với Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu chính còn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường. Khi cảm thấy thua thiệt trong thương mại, họ sẽ áp dụng các biện pháp tự vệ làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khó tiếp cận hơn. Quy chế nền kinh tế phi thị trường tạo thuận lợi để các doanh nghiệp của họ dễ dàng thắng các vụ kiện về bán phá giá và áp đặt thuế chống bán giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU quy định việc vận dụng phương pháp nền kinh tế thị trường thay thế cho các nền kinh tế phi thị trường để đánh giá việc bán phá giá và do đó mức thuế chống bán phá giá. Song phương pháp này không dựa trên chi phí sản xuất và giá trong nước của nền kinh tế phi thị trường để tính giá bán của sản phẩm tại thị trường nước này mà sử dụng giá và chi phí của một nền kinh tế thị trường được chọn lựa để thay thế. Do đó, giá bán sản phẩm tại thị trường trong nước của các nền kinh tế phi thị trường thường bị đánh giá cao hơn nhiều so với giá thực tế và do đó bị áp thuế chống bán phá giá ở mức cao. Hiện tại, Việt Nam đã có các Tổ công tác thực hiện đàm phán với các đối tác để được công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải ứng phó với vấn đề này cho đến khi Việt Nam nhận được quy chế kinh tế thị trường từ các thị trường xuất khẩu chính. Vấn đề 8: Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước có xu hướng thực thi bảo hộ kiểu mới. Xu hướng này đặc biệt nổi bật khi hầu hết các thị trường chính của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đều có những thâm hụt thương mại lớn với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Ngay cả khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu chưa xảy ra thì khả năng giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ. Cơ chế này tạo ra những bất định khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, và gây sức ép hạn chế động lực đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành và Hiệp hội đã nỗ lực chống lại cơ chế này và thường xuyên tiếp xúc, giải thích, vận động để các khách hàng Hoa Kỳ yên tâm đặt hàng tại Việt Nam nhưng một số bạn hàng vẫn rút toàn bộ đơn hàng tại Việt Nam để chuyển sang nước khác. Hơn nữa, cơ chế này còn tạo sức ép khiến cho nhiều công ty Việt Nam, công ty nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may nữa do sợ rủi ro. Hình 2: Ảnh hưởng của các vấn đề đến chuỗi giá trị ngành dệt may Nguồn Sự chuyển dịch của sản phẩm Sự chuyển dịch của thông tin Sợi Vải Cotton thô Máy móc Phụ kiện Nhuộm Hoá chất Vận chuyển nguyên liệu thô VP bán nguyên liệu nước ngoài Hậu cần Hải quan Sản xuất Đóng gói Xe chỉ Dệt Tạo mẫu Pha chế Thiết kế hàng hoá Thành phần mới Trung gian Đ.lý trong nước Nhà sx nguyên liệu trong nước Đ.lý mua Đ.lý mua hàng VP mua hàng Hậu cần Hải quan Bán lẻ Nhập khẩu Bán buôn C.ty p.triển thương hiệu Khách hàng quốc tế Vận chuyển 6 5 3 3 5 1 3 1 Vốn 2 4 5 7 8 Xuất khẩu từ nước khác 9 10 11 12 13 14 14 14 4 Nguồn: Đánh giá của nhóm tác giả. Ghi chú: Các hình nền màu thể hiện vấn đề số mấy ảnh hưởng đến liên hết trong chuỗi giá trị. Vấn đề 9: Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EC được dỡ bỏ từ năm 2008. Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp dụng các biện pháp hạn chế mang tính tự vệ khi hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đủ lớn để gây xáo trộn ở các thị trường này. Điều này sẽ khiến hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc có tiếp cận thị trường lớn hơn đối với thị trường này. Với triển vọng hàng dệt may Trung Quốc sẽ có thị phần lớn hơn, sức ép cạnh tranh đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ở Hoa Kỳ và EC – các thị trường xuất khẩu chính – sẽ lớn hơn. Tương tự, Hoa Kỳ được dự báo sẽ nhập khẩu hàng dệt may từ Ben-gan nhiều hơn. Điều này cho thấy thị phần hàng dệt may của các nước nghèo có chi phí sản xuất thấp sẽ tăng tại Hoa Kỳ. Vấn đề 10: Doanh nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình trên thị trường nước ngoài Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp được thực hiện riêng theo cách của từng doanh nghiệp, chứ chưa được thực hiện bài bản (ngoại trừ ở một số ít doanh nghiệp). Ở đây đặt ra vai trò của Hiệp hội, cũng như định hướng phát triển ngành dịch vụ tư vấn phát triển thương hiệu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều thông tin và kinh nghiệm liên quan đến bảo vệ thương hiệu ở các thị trường nước ngoài. Đây là bất lợi với doanh nghiệp một khi có tranh chấp thương hiệu xảy ra ở thị trường nước ngoài. Vấn đề 11: Cơ cấu bảo hộ thực tế theo chuỗi giá trị hiện vẫn ít bảo hộ các sản phẩm dệt mà bảo hộ các sản phẩm may nhiều hơn Điều này cho thấy hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm dệt hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp. Trong khi đó, việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng có thể cũng khiến các doanh nghiệp gặp một số rủi ro. Thứ nhất, diễn biến giá nguyên liệu trên thị trường thế giới có thể ảnh hưởng bất lợi đến chi phí và lợi nhuận có doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc bố trí ngoại tệ để thanh toán cho nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gặp thâm hụt thương mại lớn và kéo dài. Vấn đề 12: Rào cản về đầu tư đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Mặc dù đã có Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến 2010, và Thông tư số 106/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn đối với việc thực hiện đầu tư. Trước hết, các doanh nghiệp dệt may gặp một số khó khăn trong tiếp cận mặt bằng sản xuất. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp dệt gặp phải các yêu cầu về bảo vệ môi trường (xử lý nước thải) và ngay cả khi đáp ứng được các yêu cầu này thì vẫn chưa được khuyến khích đầu tư. Vấn đề 13: Bất cập từ chính sách lao động và tiền lương của Việt Nam. Chẳng hạn, việc điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu một cách hành chính trong khi không gắn với tăng năng suất lao động làm tăng chi tiền lương ở các doanh nghiệp dệt may - vốn sử dụng nhiều lao động. Các quy định về tiền lương làm thêm ngoài giờ cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, trong khi không tạo được động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động. Các cuộc đình công, bãi công trái pháp luật vẫn diễn ra mà lao động không bị xử phạt (hoặc doanh nghiệp không dám xử phạt vì cần lao động cho hợp đồng), mặc dù không theo đúng quy định. Vấn đề 14: Các doanh nghiệp dệt may còn gặp khó khăn do chưa tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một mặt, các dịch vụ này còn chưa phát triển, và có chi phí cao. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này. Kết quả là các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới, với nhiều quy định hay phương thức kinh doanh khác so với Việt Nam. Chẳng hạn, các doanh nghiệp chỉ thuê tư vấn pháp luật khi có tranh chấp thương mại xảy ra, chứ ít chú trọng thuê tư vấn ngay từ đầu để đáp ứng tốt nhất các quy định của thị trường xuất khẩu. Kết quả là các doanh nghiệp thường vướng vào các tranh chấp và, với quy mô còn hạn chế, các doanh nghiệp này thường lâm vào cảnh “được vạ thì má đã sưng”. Trong một trường hợp khác, dịch vụ phát triển thương hiệu cũng chưa phát triển, và các doanh nghiệp phải vừa làm vừa tự mầy mò phát triển thương hiệu của mình. Hiện tại, theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được tiếp cận thị trường Việt Nam, mặc dù còn có hạn chế. Đây chính là cơ hội mà các doanh nghiệp dệt may có thể tận dụng. Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với khá nhiều vấn đề đối với phát triển xuất khẩu, nhằm tận dụng các cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các hiệp định FTA. Những vấn đề này không chỉ nằm ở môi trường chính sách còn nhiều bất cập trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi, mà còn ở nội tại doanh nghiệp. Việc xử lý các vấn đề này cần được thực hiện nhanh, kiên quyết, và hiệu quả để các doanh nghiệp dệt may có thể hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xử lý các vấn đề không phải là trách nhiệm của riêng Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, hay của riêng doanh nghiệp Việt Nam, mà cần có sự phối hợp và nỗ lực của tất cả các bên. Kết luận và khuyến nghị Kết luận Dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, ngành này đã có những bước tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ làm cho xuất khẩu của nhóm hàng này giảm nhẹ, nhưng không nhiều như các hàng hóa xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam. Những thành tựu xuất khẩu dệt may trong thời gian vừa qua có một phần nguyên nhân từ việc Việt Nam chủ động tự do hóa thương mại thông qua quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mà điểm quan trọng nhất là gia nhập WTO. Nhờ quá trình này, các doanh nghiệp dệt may đã có tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường xuất khẩu, và được bảo vệ tốt hơn theo các quy định của WTO cũng như của các hiệp định thương mại. Sự phát triển của ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng một phần nhờ các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, cũng như nỗ lực của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Hiện tại, Chính phủ cũng đã có Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020. Trong khi đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Triển vọng của ngành dệt may cũng đang sáng dần, khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Ngành may mặc được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, cả về doanh thu xuất khẩu và giá trị gia tăng. Trong khi đó, ngành dệt được dự báo tăng trưởng chậm hơn. Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất xuất khẩu. Triển vọng của ngành dệt may còn được củng cố bởi việc Việt Nam đang và sẽ tham gia ký kết nhiều hiệp định FTA khác, qua đó mở rộng tiếp cận thị trường. Tuy vậy, ngành dệt may vẫn phải giải quyết một số vấn đề để có thể tận dụng tốt hơn cơ hội tăng xuất khẩu dệt may. Các doanh nghiệp dệt may chỉ thu được ít giá trị gia tăng hạn chế từ sản phẩm xuất khẩu, trong khi chi phí sản xuất chưa đạt mức cạnh tranh cần thiết. Doanh nghiệp còn hiểu biết hạn chế về thị trường nước ngoài và các vấn đề thương mại quốc tế. Trong khi đó, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng cũng chưa được thuận lợi hóa đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn gặp vấn đề từ quy chế kinh tế phi thị trường mà các thị trường xuất khẩu chính áp đặt đối với Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng, các thị trường xuất khẩu lớn có xu hướng thực thi bảo hộ kiểu mới để giảm thâm hụt thương mại, trong đó dệt may là một nhóm ngành dễ bị tổn thương. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EC được dỡ bỏ từ năm 2008, qua đó gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cơ cấu bảo hộ thực tế theo chuỗi giá trị vẫn ít bảo hộ các sản phẩm dệt mà bảo hộ các sản phẩm may nhiều hơn. Các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều rào cản về đầu tư trong lĩnh vực này, trong khi còn gặp khó khăn do chưa tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Khuyến nghị Khuyến nghị về phía Chính phủ Để doanh nghiệp yên tâm với hoạt động đầu tư, cũng như xây dựng và thực thi chiến lược sản xuất – kinh doanh hiệu quả, một trong những điều kiện cần là môi trường chính sách cần được hoàn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả. Ở cấp độ vĩ mô, các thông tin về thay đổi chính sách thương mại nói chung cần được công bố một cách công khai, và có thể giải trình được. Chẳng hạn, các thay đổi chính sách nhằm thực thi các cam kết theo các hiệp định FTA và/hoặc WTO cần được công khai về lộ trình và thời hạn thực hiện, và lộ trình và thời hạn cần được xác định “cứng” chứ không thể thay đổi được. Lộ trình “cứng” sẽ khiến chính sách có độ tin cậy cao hơn, và doanh nghiệp có thể yên tâm thực hiện chiến lược sản xuất - kinh doanh dài hạn. Với định hướng thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam cần có các biện pháp cải thiện năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp để giảm thâm hụt thương mại, qua đó giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm làm giảm gánh nặng từ các thủ tục, quy định cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các thủ tục hải quan cần được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản và hiệu quả hơn, qua đó tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Cần nhận thức rằng cải cách hành chính không chỉ là thực hiện qui trình ‘một cửa’, đấu tranh chống tham nhũng, mà sâu xa hơn là xây dựng được hình ảnh một Chính phủ thật sự chuyên nghiệp, minh bạch, có tính giải trình cao, và tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch. Đối với ngành dệt may, Chính phủ trước hết cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp hơn. Hiện tại, hàng rào thuế quan đã tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan và các hàng rào khác cần được liên tục được theo dõi, nhằm tạo đủ bảo hộ và động lực cho doanh nghiệp trong ngành phát triển, nhưng vẫn không vi phạm cam kết theo các hiệp định quốc tế. Các thông tin về thuế quan và các công cụ thương mại khác trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam và của các đối tác thương mại chính cần được cung cấp đầy đủ theo cách dễ tiếp cận nhất. Chính phủ cũng cần nghiên cứu các chính sách có tính định hướng tốt hơn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị của khu vực. Mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngoài cũng cần làm tốt công tác xúc tiến thương mại, đồng thời cần làm tốt vai trò thu thập và cung cấp thông tin về tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Các doanh nghiệp đang mong mỏi Chính phủ có những cải cách thực sự cải thiện môi trường kinh doanh (bao gồm cả quy trình, thủ tục hành chính), và việc tiếp cận các nguồn lực (lao động có kỹ năng, vốn và mặt bằng kinh doanh). Lưu ý là WTO vẫn cho phép sử dụng một số biện pháp hỗ trợ của chính phủ. Hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ cung cấp thông tin về sản phẩm, thị trường, và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng là những lĩnh vực thường nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp nhất. Để có tiếp cận tốt hơn với một số thị trường trọng điểm, Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp. Với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều giữa Bộ Công Thương và Hải quan, đồng thời triển khai hoạt động của Tổ kiểm tra cơ động. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn (đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng trong diện giám sát) để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế chủ động và đưa kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp, vừa có sự kế thừa vừa có tính phát triển. Các cơ quan liên quan của Việt Nam cũng cần tích cực làm việc với phía Hoa Kỳ để thị trường này không áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Đối với thị trường EU, Việt Nam cần chú ý đến việc EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc kể từ năm 2008 do điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Vì vậy, cần nghiên cứu tác động của việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, cả về thị trường EU và đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Đối với thị trường Nhật Bản, các bộ ngành liên quan của Việt Nam cần phối hợp liên kết với Nhật Bản hỗ trợ trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành này và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao, cán bộ thiết kế thời trang cho ngành. Khuyến nghị về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam Trước hết, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp và mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngoài để thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập các thị trường này. Tích cực hợp tác với các tổ chức ngành nghề, xã hội khu vực và quốc tế nhằm duy trì hệ thống thông tin nhiều chiều đáng tin cậy và thực hiện vận động các nhà xây dựng và thực thi chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập thị trường quốc tế. Để công tác này được thực hiện hiệu quả, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan liên quan để tìm hiểu thông tin về nhu cầu của thị trường, chính sách thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, v.v. để từ đó phổ biến lại cho doanh nghiệp. Để bảo đảm việc đàm phán FTA có hiệu quả thực tiễn cao nhất, quá trình chuẩn bị thông tin cho đàm phán cần có sự đối thoại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, với số lượng lớn các doanh nghiệp trong ngành dệt may như hiện nay, việc đối thoại và trao đổi thông tin với tất cả các doanh nghiệp này hầu như là không khả thi. Ngược lại, nếu đối thoại chỉ diễn ra với một số doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may thì sẽ gây ra quan ngại về bất bình đẳng thông tin giữa các doanh nghiệp. Chính ở đây, vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần được thể hiện qua việc tìm hiểu thông tin, yêu cầu của phía doanh nghiệp để đề đạt với cơ quan đàm phán, đồng thời tìm hiểu các thông tin trong quá trình đàm phán có liên quan để phổ biến lại cho các doanh nghiệp. Khuyến nghị về phía doanh nghiệp Doanh nghiệp cần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng dệt may truyền thống với nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với nâng cao khả năng cạnh tranh không qua giá. Đây là chiến lược tận dụng tốt nhất ‘cái hiện có’ cùng chuẩn bị các điều kiện cho cuộc cạnh tranh mới. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường EU. Việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng truyền thống phải đi kèm với các nỗ lực hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những hàng rào kỹ thuật tại các thị trường phát triển. Thay vì tư thế bị động, doanh nghiệp cần chủ động để có thể kiểm soát được sản phẩm của mình ngay từ đầu. Thông tin về chính sách, thị trường được Chính phủ và Hiệp hội cung cấp chính là nền tảng cho sự chủ động ấy. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt triển vọng tiếp cận các thị trường khi Việt Nam đang đàm phán các hiệp định FTA. Về dài hạn, doanh nghiệp cần nhận thức rằng chỉ có đa dạng hóa sản phẩm dệt may (bao gồm cả tạo sự khác biệt) và nâng cao khả năng cạnh tranh không qua giá mới đảm bảo xuất khẩu bền vững. Về thực chất, đây chính là quá trình tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong các mặt hàng xuất khẩu thông qua đầu tư có hiệu quả vào con người, vốn và công nghệ. Quá trình này cần thời gian, song doanh nghiệp cần bắt đầu thực hiện ngay với những chương trình hành động cụ thể. Khả năng cạnh tranh xuất khẩu trong dài hạn của doanh nghiệp chỉ có thể được tăng cường khi doanh nghiệp đánh giá đúng bản thân, nỗ lực ‘vừa làm vừa học’ qua cạnh tranh, liên kết. và có hiểu biết sâu sắc về thị trường. Phạm vi hiểu biết trước hết là hệ thống ưu đãi tổng quan (GSP), qui định chống bán phá giá, và các rào cản phi thuế quan của các thị trường (đặc biệt là những quy định, yêu cầu được tiêu chuẩn hóa). Cần tiếp cận các kênh thông tin có chất lượng Chẳng hạn, với thị trường EU, và là hai trang web giới thiệu thông tin về các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mức thuế, biện pháp tự vệ nào EU đang áp dụng. , học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam. Tiếp đó là hiểu biết về nhu cầu của các thị trường, đặc biệt là các thị trường chính (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, v.v.) có sức mua lớn, đa dạng về thị hiếu, có cấu trúc dân số đặc thù và sự phân khúc thị trường tương đối rõ rệt, v.v. Ví dụ, đối với thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước ASEAN để được hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định VJEPA. Tuy nhiên, theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho giai đoạn 2008-2013, mức thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành may mặc từ các nước ASEAN chủ yếu ở mức 0-5%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cần phối hợp tốt với các cơ quan liên quan nhằm tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại tại Nhật Bản. Đề xuất một số chương trình hành động Cân nhắc mang tính chiến lược #1 Hoàn thiện môi trường chính sách theo hướng minh bạch, hiệu quả Mục tiêu 1 Thông tin về các hiệp định thương mại cho doanh nghiệp Sáng kiến A Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để cung cấp thông tin về các hiệp định thương mại cho doanh nghiệp Đơn vị chịu trách nhiệm Vietrade Nguồn lực cần thiết Ngân sách, Dự án Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu tìm chuyên gia √ Bắt đầu các khóa học √ √ √ √ √ √ √ Sáng kiến B Tô chức các buổi đối thoại chính sách để doanh nghiệp biết thêm về định hướng thay đổi chính sách, các hiệp định thương mại, v.v. Đơn vị chịu trách nhiệm Vietrade (có phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính...) Nguồn lực cần thiết Ngân sách, Dự án Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: √ √ √ Sáng kiến C Tô chức các buổi đối thoại chính sách để cơ quan nhà nước hiểu thêm nhu cầu của doanh nghiệp liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế và hải quan Đơn vị chịu trách nhiệm Vietrade (có phối hợp với Tổ Công tác thực hiện Đề án 30 về Cải cách thủ tục hành chính) Nguồn lực cần thiết Ngân sách, Dự án Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: √ √ √ Cân nhắc mang tính chiến lược #2 Xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp hơn đối với ngành dệt may Mục tiêu Tạo đủ bảo hộ và động lực cho doanh nghiệp trong ngành phát triển, nhưng vẫn không vi phạm cam kết theo các hiệp định quốc tế Sáng kiến Thực hiện nghiên cứu mô phỏng một số kịch bản thay đổi thuế quan đối với sản xuất và xuất nhập khẩu hàng dệt may ở Việt Nam Đơn vị chịu trách nhiệm Vietrade (hoặc Bộ Công Thương ) có phối hợp với Bộ Tài chính Nguồn lực cần thiết Ngân sách, Dự án Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: √ √ √ √ √ √ √ √ Cân nhắc chiến lược # 3 Cải thiện quy phạm lao động Mục tiêu Nâng cao hình ảnh ngành may mặc Việt Nam. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Nâng cao năng suất. Sáng kiến A Tiến hành đánh giá các quy phạm lao động hiện hành trong các doanhg nghiệp may mặc nhằm nắm được các vấn đền cần cải tiến và những biện pháp thích hợp. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Vietrade hoặc Dự án Nguồn lực cần thiết Vitas và chi phí chuyên gia bên ngoài Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu đánh giá √ Kết thúc việc đánh giá √ Cân nhắc chiến lược # 4 Tìm hiểu thông tin về các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Mục tiêu Nâng cao hiểu biết về thị trường, đặc biệt là tiếp cận thị trường, để có chiến lược, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Sáng kiến A Hội thảo qua mạng Internet với các tham tán thương mại tại các thị trường xuất khẩu chính Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Vietrade hoặc Dự án Nguồn lực cần thiết Ngân sách, Dự án Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: √ √ √ Tài liệu tham khảo Chính phủ Việt Nam. 2010. Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010. Cục Hải quan Nhật Bản. Trực tuyến. Truy cập tại: Cục xúc tiến thương mại. Bản tin số 113. Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Freudenberg, 2005, ‘Export Potential Assessment in Vietnam’. Không rõ nguồn. Tiếng Anh. Tài liệu xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển ngành dệt may. Không rõ nguồn. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trang chủ tại: www.wto.org Tổng cục Thống kê, 2009, Niên giám thống kê 2008. Trang chủ Thanh Hoàn. ‘Nền kinh tế phi thị trường: Rào cản bất công’ Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. 2008. ‘Tài liệu nghiên cứu ngành hàng dệt may Việt Nam’. Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Nguyễn Anh Dương, Phạm Thiên Hoàng, Trịnh Quang Long, 2007, Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU: Phương pháp và Kết quả. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội. Võ Trí Thành, Trịnh Quang Long, và Đinh Hiền Minh, 2004, ‘Các liên kết kinh tế cấp vùng và khả năng cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam: Phân tích với trường hợp của ngành dệt may, điện tử, và ô tô’ [‘Vietnam’s Regional Economic Linkages and Industrial Competitiveness: An Analysis with the Case Studies of Textile and Garment, Electronics, and Automotive Industries’]. Báo cáo quốc gia cho Dự án “Mạng lưới sản xuất, Điều chỉnh ngành, Thể chế và chính sách, và Hợp tác cấp vùng”. Tiếng Anh. Hiệp hội Dệt May Việt Nam, 2006, ‘Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2006-2010’.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)- Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Luận văn liên quan