Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO ba năm về trước, nhất là khi Việt Nam là một nước đang phát triển, vì thế khi gia nhập phải đối đầu với những thách thức mới, những chướng ngại vô cùng khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt, song với những thách thức đó Việt Nam cũng đã tìm thấy đước những cơ hội mới để phát triển, vì thế cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO là một đề tài nóng bỏng được mọi công dân Việt Nam và cả thế giới đều rất mực quan tâm, trên internet cũng như trên báo chí và trong các quyển sách kinh tế, những vị lãnh đạo những giáo sư kinh tế cũng đã nói nhiều về đề tài này. Có thể nói một cơ hội mới đã mở ra cho nhóm Rubic khi nhận đề tài này, bên cạnh đó nhóm cũng phải đối mặt với vô số những thách thức. với tất cả sự cố gắng và quyết tâm nhóm Rubic sẽ hoàn thành suất sắc đề tài đã được giao. Nửa tháng- một khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, cùng làm việc với nhau, những thành viên của nhóm rubic đã rút ra được nhiều điều trong môi trường đại học.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu WTO là tổ chức thương mại thế giới, từ khi ra đời nó đã không ngừng lớn mạnh và có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TO, những cơ hội và thách thức khi nước ta gia nhập WTO. Thông qua đó đưa ra các giải pháp nhằm tạo thêm nhìu cơ hội hơn nữa, đông thời đối phó với các thách thức mà Việt Nam phải đương đầu.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích thống kê số liệu hệ thống chính sách, môi trường kinh tế. Đề tài được nghiên cứu dựa trên nguyên lý Triết học:”Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”.
Phạm vi nghiên cứu: các chính sách liên quan tới quá trình gia nhập WTO của Việt Nam và sử dụng số liệu chủ yếu trong giai đoạn từ sau khi bắt đầu quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam cuối năm 1986.
Kết cấu đề tài:
Ngoài các phần: mở đầu, phụ lục và kết luận thì đề tài được chia thành ba chương sau:
Phần I:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI WTO
Phần II: QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO
PhầnIII: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Phần IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHẦN V: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
PHẦN VI: KẾT LUẬN
Lời Cảm Ơn
Nhóm rubic xin chân thành cảm ơn trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cơ sở, vật chất cho chúng em học tập, tìm hiểu để có kiến thức hoàn thành bài tiểu luận. chúng em cũng xin cảm ơn thư viện trường đã cung cấp tài liệu, điều kiện để nhóm rubic hoàn thành bài tiểu luận.xin cảm ơn khoa lí luận chính trị của trường đã cung cấp giáo trình để chúng em học tập. và đặc biệt nhóm rubic xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn Lâm Thanh Hoàng đã trực tiếp đứng lớp để giảng dạy, giải thích, hướng dẫn chi tiết để cho chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, nhưng do bị hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Để đề tài được hoàn chỉnh, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc. Chúng em xin chân thành cảm ơn !!!
PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1. Lịch sử hình thành, mục tiêu và chức năng của WTO
1.1. Lịch sử hình thành
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). GATT là một công cụ đa biên duy nhất điều chỉnh nền thương mại quốc tế từ năm 1948 cho tới khi thành lập WTO.
1.2. Mục tiêu và chức năng
Như vậy mục tiêu của WTO là mục tiêu của GATT. Trong đó cụ thể có 3 mục tiêu: Thứ nhất là mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; Thứ hai là thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế. Bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng đó là: thứ nhất, thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ của họ; Thứ hai, là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của hội nghị bộ trưởng WTO; Thứ ba, là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; Thứ tư, là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO; Thứ năm, thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF và WB trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về nhữmg xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
2. Những nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng sau:
Thứ nhất là: Nguyên tắc “tối huệ quốc” (MFN), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác. Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT (1947) chỉ áp dụng đối với hàng hoá thì trong WTO được mơ rộng sang thương mại dịnh vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).
Thứ hai là: Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT), quy định tại Điều 3 hiệp định GATT, điều17 GATS và điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obiligation).
Thứ ba là: Nguyên tắc “Mở cửa thị trường” hay còn gọi là “Tiếp cận thị trường” (Market access) thực chất là mở của thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, nguyên tắc này thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, nó thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO .
Thứ bốn là: Nguyên tắc “cạnh tranh công bằng” (fair competition) tức là tự do cạnh tranh trong những điêu kiện bình đẳng như nhau.
3. Sơ lược các hiệp định của WTO.
Các hiệp định và thoả thuận của WTO chứa đựng một hệ thống quy định bao trùm toàn bộ các lĩnh vực Kinh tế – Thương mại quốc tế, từ hàng hoá, dịch vụ đến quyền sở hữu trí tuệ. Chúng là những nguyên lý của sự tự do hoá và những cam kết được chấp nhận. Những cam kết của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện giảm thuế hải quan và những rào cản thương mại khác nhằm mở ra và giữ một thị trường mở. Nó cũng đưa ra phương thức đối sử đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.
Trên thực tế nội dung của các hiệp định không cố định mà được thay đổi bổ sung hoàn thiện qua các cuộc họp hội nghị bộ trưởng. Hiệp định vòng Uruguay là cơ sở của hệ thống WTO hiên nay, là kết quả của những quyết định được đưa ra tại hội nghị bộ trưởng họp tại Doha tháng 11-2001.
Bảng nội dung của văn bản pháp luật là một danh sách gồm 60 hiệp định, phụ lục, những quyết định và những chú thích. Trên thực tế, bản hiệp định này đưa ra cấu trúc với sáu khu vực chính: Một hiệp định trung ương hay là bản hiệp định thành lập WTO (Umbrella agreement); Hiệp định bao trùm lên ba lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ (Goods, Services and Intellectual Propery); Giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement); Và sự kiểm điểm lại các chính sách thương mại (Reviews of Governments’ Trade Policies).
Bản hiệp định cho hai lĩnh vực rộng nhất là hàng hoá và dịch vụ, có quá trình hình thành: Bắt đầu, bằng những nuyên tắc chung như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) (đối với hàng hoá), và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Sau đó, Hiệp định mở rộng và bổ sung thêm những yêu cầu đặc biệt của những ngành hoặc sản phẩm đặc biệt. Cuối cùng, có một bản dài và chi tiết những cam kết được đưa ra bởi các quốc gia cho phép sản phẩm hoặc dịch vụ của quốc gia khác tham gia vào thị trường của họ. Chẳng hạn như GATT, đưa ra hình thức cam kết ràng buộc về thuế quan cho hàng hoá nói chung, và sự kết hợp giữa thuế quan và hạn ngạch đối với sản phẩm nông nghiệp. Đối với GATS, sự cam kết nói rõ có bao nhiêu cách nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép đối với những ngành riêng biệt, và bao gồm cả dịch vụ mà quốc gia đó nói là họ không áp dụng nguyên tắc tối hụê quốc. Trên cơ sở đó có cơ chế giải quyết các tranh chấp, được xây dựng trên những hiệp định và cam kết, và sự suy tính lại chính sách thương mại, một sự áp dụng minh bạch rõ ràng.
Phần lớn vòng Uruguay xem xét những nguyên lý chung và những nguyên lý cho những ngành đặc thù. Cũng trong thời gian đó việc đàm phán gia nhập thị trường là có thể đối với hàng hoá công nghiệp. Một nguyên tắc vừa trình bày có thể tiến hành đàm phán dựa trên những cam kết đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên còn một nhóm những hiệp định khác không được đề cập (trong bản phụ lục) cũng có phần quan trọng đó là hai hiệp định không được kí bởi tất cả các thành viên: hàng không dân dụng và sự thu mua của chính phủ. Ngoài ra còn có những vấn đề thay đổi sẽ xảy ra mà thỉnh thoảng nó vẫn được đem ra đàm phán tại chương trình nghị sự Doha và có thể nó sẽ được đưa vào thực hiện.
4. Quy định về việc gia nhập WTO.
Theo “hiệp định WTO” thành viên chủ yếu có hai loại, một là “thành viên sáng lập”, một loại khác là “thành viên gia nhập”. Nhưng trên thực tế “thành viên sáng lập WTO” và “thành viên gia nhập sau”, về mặt quyện lợi và nghĩa vụ không có sự khác biệt.
PHẦN II
QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO
Khái quát về tiến trình gia nhập WTO.
Sự giao thoa giữa các nền kinh tế là một xu thế khách quan, đó là sự đan xen giữa các nền kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thương mại là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhờ có thương mại mà việc mua bán, trao đổi giữa các quốc gia được dễ dàng và cũng nhờ đó mà mối quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập ngày càng chặt chẽ. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ bé, muốn vươn lên trở thành một nước phát triển phải lựa chọn cho mình một con đường đi thật vững vàng. “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, muốn hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới”, điều đó nó thể hiện rất rõ thông qua việc Việt Nam xin gia nhập WTO năm 1995. Quá trình xin gia nhập WTO của Việt Nam được khái quát như sau:
Giai đoạn đầu:
Ngày 4/1/1995 Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập tổ chức này. Một năm sau ngày 31/1/1996 Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập đã xem xét chi tiết của bản báo cáo và đó là phần chủ chốt của phiên đàm phán. Tai Geneva - Thuỵ Sĩ. Ban công tác được thành lập gồm 38 người đại diện cho 38 thành viên của WTO, đại diện cho các nước đang phát triển. Sự đồng thuận của họ là chủ yếu để xem xét 149 quốc gia gia nhập tổ chức WTO. Nhiều cuộc đàm phán đa phương nhưng trong đó có 27 nước đòi hỏi Việt Nam phải phải đàm phán song phương ( Argentina, Brazill, Bulgaria, Canada, Chile, Trung quốc, Đài Loan, Colombia, Cuba, Liên minh châu Âu, Elsalvador, Icelan, ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Nauy, Paraguay, Singapore, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay và các nước Úc, Honduras, Pominique, Mexico, Newzealan và Mỹ.
Ngày 24/9/1996 Việt Nam nộp bản “bị vong lục” là văn bản giải trình đầy đủ các chính sách về thương mại kèm theo là tài liệu cần thiết liên quan tới WTO.
Từ năm 1996 đến tháng 6/1998 qua hai năm Việt Nam đã tiến hành trả lời gần 2000 câu hỏi của các thành viên công tác nhằm làm rõ những chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam. Trong bản bị vong lục có các cam kết đa phương và song phương mà Việt Nam phải thực hiện đó là: không phân biệt đối xử. Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện đầy đủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO và cam kết thực hiện Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu liên quan đến Thương mại. Việt Nam sẽ phải cam kết tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ và sỡ hữu công nghiệp, cam kết thực hiện hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, cam kết thực hiện các quy định về trợ cấp, cam kết thực hiện các quy định về rào cản kỹ thuật.
Từ tháng 8/1998 đến cuối năm 2004:
Việt Nam đã tiến hành 9 phiên đàm phán đa phương với 38 thành viên công tác. Trong đó các cuộc đàm phán song phương với các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Oxtraylia, Newzealan, Thuỵ Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc rất khó khăn. Tuy nhiên các thành viên trong ban công tác ghi nhận Việt Nam thực sự tăng tốc trong năm 2004-2005 từ quá trình đàm phán. Đoàn đàm phán Việt Nam đã cung cấp thông tin cập nhật về xây dựng luật của Việt Nam trong cuộc đàm phán lần thứ 10 tại phiên họp thứ 7 của Quốc hội Việt Nam vào tháng 5 thì có 615 bộ luật đã được thông qua bao gồm các bộ luật dân sự luật thương mại sửa đổi, luật kiểm toán nhà nước… Quốc hội cũng thông qua ban hành luật để hoàn thành mục tiêu ban hành luật lệ quan trọng trong năm 2005 liên quan WTO. Đánh giá về phiên đàm phán lần thứ 8 ngày 15/6/2004 Ban công tác và ban thư ký của WTO cho rằng Việt Nam đã cải thiện một cách đáng kể các bản chào. Về mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ cũng như chương trình hành động thực thi các hiệp định của WTO. Họ cũng ghi nhận động thái tích cực về phía Việt Nam. Việc cam kết mở cửa thị trường và thuế quan áp dụng ở mức 18% đối với hàng hoá nhập khẩu giảm 4% so với các bản chào trước đó. Đồng thời cam kết mở cửa thị trường cho 10 ngành, 92 phân ngành của thương mại dịch vụ. Tuy vậy các thành viên của WTO cũng đòi hỏi những cải thiện mạnh mẽ mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ và những giải thích rõ ràng cụ thể hơn nữa về hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế nhất là về lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Như vậy mở cửa thương mại dịch vụ là vấn đề thảo luận chủ chốt trong các phiên đàm phán. Cũng tại phiên đàm phán thứ 8 này Ban công tác đã thảo luận dự thảo báo cáo ban công tác. Đây là văn bản hết sức quan trọng đệ trình lên đại hội đồng WTO thông qua tại phiên họp chính thức mỗi khi kết nạp thành viên mới. Tại phiên đàm phán thứ 9 (15/12/2004) Việt Nam đã thông báo với ban công tác những tiến triển trong việc thực hiện chương trình xây dựng các đạo luật liên quan đến các quy định của WTO. Cũng tại phiên đàm phán này chúng ta cũng đã kết thúc đàm phán song phương với 6/27 nước thành viên có yêu cầu đàm phán song phương đó là Achentina, Braxin, Chile, Cuba, EU và Singapo. Đồng thời ban công tác đã báo cáo về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Bản báo cáo đã tổng kết tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam từ ngày đê trình đơn xin gia nhập đến cuối năm 2004. Bản báo cáo đã nêu ra những cải cách mở cửa của Việt Nam và phương hướng trong thời gian tới. Như vậy đây là một động thái tích cực và rất thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.
Từ đầu năm 2005 đến 2006
Tổng báo cáo 10 năm gia nhập WTO từ những thành tựu đã đạt được rất khả quan nhưng bên cạnh đó kế hoạch đàm phán năm 2005 đặt ra rất khó khăn vì chúng ta phải đàm phán song phương với các nước còn lại. Trong năm 2005 chúng ta đã tiến hành 15 cuộc đàm phán song phương với các thành viên khác là: Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada, Oxtraylia, Newzeland, Thuỵ Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhìn chung trong cuộc đàm phán này đã thu hẹp dần khoảng cách giữa các bên dẫn tới ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương. Cũng trong năm 2005 này bốn ứng viên chạy đua gia nhập WTO là Ucraina, Liên bang Nga, Arâpxêut và Việt Nam đều có thâm niên trên 10 năm đàm phán tích cực. Trong thời gian tới còn một số vấn đề đặt ra là đàm phán song phương với các nước còn lại nhất là đàm phán với Hoa Kỳ, và các nước phát triển khác.
7-11-2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc VN được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
PHẦN III
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
I. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế tăng tốc. Việc vào WTO sẽ mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho nước ta.
1. Cơ hội khi gia nhập WTO
1.1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.
1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
1.3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
1.4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
1.5 Cơ hội về văn hóa
Sự kiện nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO chứng tỏ sự thừa hận của cộng đồng Quốc tế đối với những thay đổi tích cực, to lớn và toàn diện trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội. Khẳng định vị thế ngày càng cao của Đất nước ta trên Thế giới thể hiện rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm xây dựng một Quốc gia độc lập, tự chủ, ổn định về chính trị, đồng thuận về xã hội, xứng đáng là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng thực hiện các cam kết chung với cộng đồng Quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực Văn hóa, sự kiện này cũng có tác động thuận-nghịch to lớn, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hành động kịp thời và hiệu quả.
“Cơ hội” hay “thách thức” cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có cơ hội mà bỏ qua để tuột khỏi tay thì cơ hội cũng bằng không. Gặp thách thức mà biết chủ động đón nhận, khôn khéo và quyết tâm vượt qua thì thách thức lại trở thành cơ hội để phát triển.
Tham gia các thị trường lớn với tư cách một thành viên bình đẳng, không phân biệt đối xử, các hàng rào thuế quan bị xóa bỏ, xuất khẩu nước ta sẽ có điều kiện tăng nhanh từ đó nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có thêm việc làm, thu nhập của người dân tăng lên làm cho mức sống vật chất và nhu cầu hưởng thụ về văn hóa được nâng cao. Đây chính là một trong những tiền đề cần thiết thúc đẩy văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo… đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa , tham quan thắng cảnh ,di tích lịch sử,bảo tàng…Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hia văn hóa-nhân loại từ lối sống,nếp sống năng động sáng tạo,tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ,công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại. chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè khắp nam châu những vẻ đẹp độc đáo của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa chung của nhân loại, hội nhập mạnh mẽ với thế giới, chúng ta có dịp soát xét lại cơ chế, chính sách trên lĩnh vực văn hóa xem có gì lỗi thời cần sửa đổi cho phù hợp thông lệ, chuẩn mực thế giới mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc của chúng ta.
1.6.Cơ hội về giáo dục:
Tạo điền kiện hoàn thiện và phát triển bền vững hệ thống giáo dục quốc dân vớu mục tiêu nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ừng nhu cầu đẩy nạnh sự nghiệp công nghiêp hoá ,hiện đại hoá đất nước
Cơ hội mở rộng và sử dụng hợp tác quốc tế yrong giáo dục để nâng cao chat lượng giáo dục chỉ có thong qua hợp tác quốc tế mới có thể đào tạo được một nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng trực tiếp những nhu cầu trực tiếp của quá trình phát tiển kinh tế xã hội đặt ra ở nước ta
Mở rộng du học và làm giảm đi tỉ trọng du dọc ngoài nước góp phần tiết kiệm nhoại tệ
Nguồn đấu tư cho giáo dục sẽ đa dạng hơn phong phú hơn ngày càng có nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đầu tư cho giáo dục .Điều này sẽ giúp cho giáo dục có thêm nhiều điêu kiện để phát triển .Năng lực và tiềm năng hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân được khai thác triệt để ngày càng có thêm nhiều cơ hội cung cáp giáo dục cho xã hội hiậu quả
Tiếp thu chọn lọc nền giáo dục tiên tiến trên thế giới về các phương diện nội dung đào tạo ,phương pháp giáo dục ,phương tiện giáo dục quản lí giáo dục quản lí giáo dục hướng tới xây dựng đội ngủ giáo viên đội ngủ nhữnh người quản lí giáo dục hướng tới xây dựng hệ thống giáo dục học tập suốt đời trong một xã hội học tập
D9ổi mới quản lí giáo dục theo hướng quản lí bẳmh pháp luật các văn bản pháp quy va tăng cường tự chủ và tính trách nhiệm xã hộu cho các cơ sở giáo dục gia tăng tính cạnh tranh lành mạnh dưới tất cả các cơ sở giáo dục làm cho nền giáo dục nước ta ngày càng thích ứng được với xã hội với nhu cầu của nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa vqà hội nhập được với phát triển trào lưu thế giới
Tranh thủ cơ hội để nờp của giáo dục nước ta vớ khu vực và thế giới có chiến lược và kế hoạch khai thác thị trưồng giáo dục của ea ra ngoài lợi dụng sự thừa nhận của nước ngoài dưới những nghành nghề đào tạo có chat lượnh ở nước ta và những nghành học nổi trội hoặc chỉ ở nước ta mới có đồng thới với môi trướng ổn định an ninh chính trị , quốc phòng và với học phí rẻ để thu hút học sinh nước đến nước ta học tập
2. Thách thức của việc gia nhập WTO
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là:
2.1. Sức ép cạnh tranh
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với "bầu vú bao cấp" của Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. Dù không gia nhập WTO thì thách thức này sớm hay muộn cũng sẽ đến.
Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể sẽ mang lại khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp.
2.2. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn.
2.3. Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế - thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nguồn lực. Cuối cùng, những cam kết mở cửa thị trường của ta là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.
Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá. Đây là thách thức to lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân hơn nữa, khắc phục "sức ỳ" của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy, sẽ không thể tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại.
2.4. Thách thức về nguồn nhân lực
Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu.
Từ những cơ hội cũng như thách thức đó, hiện nay Việt Nam đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị gia nhập WTO. Về chuẩn bị điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ thành viên, thời gian qua Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã khẩn trương đẩy nhanh chương trình xây dựng pháp luật. Quá trình rà soát văn bản pháp luật đã tiến hành ở Trung ương. Bộ Tư pháp đang tiếp tục hướng dẫn các tỉnh rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, có đối chiếu với quy định của WTO và cam kết của nước ta. Các địa phương cũng đang khẩn trương, nghiêm túc tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy định, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại - đầu tư để đảm bảo tính thống nhất với các văn bản của Nhà nước và cam kết quốc tế. Đồng thời, chúng ta cũng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động thực hiện các hiệp định của WTO như Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs); Hiệp định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)… Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như nâng cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày…; khuyến khích các ngành hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, có tiềm năng phát triển như điện tử, tin học… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Ngoài ra, nên tiếp tục củng cố hệ thống cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài và gắn kết hoạt động của các cơ quan này với các doanh nghiệp, hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để giúp các doanh nghiệp làm quen và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử.
Nhằm nâng cao năng lực đối phó với thách thức, nước ta đang tập trung xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường nội địa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đối phó với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Kiện toàn, củng cố hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế…
Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triển nhanh. Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
2.5.Thách thức về văn hóa
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước chuyển mình, nhiều sự thay đổi ề tiến bộ kinh tế và kỹ thuật, nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề về đạo đức và văn hóa khi tham gia sân chơi WTO, những vấn đề nạn đó vẫn tiếp tục, kèm theo những thách thức lớn hơn về văn hóa. Nếu không suy nghĩ bàn luận kỹ về những vấn đề này để tìm ra giải pháp hữu hiệu thì sự phát triển về kinh tế sẽ không những không tỷ lệ thuận với chất lượng sống mà có khi ngược lại, làm suy vi cho văn hóa của cộng đồng.
Trong cơ chế thị trường thì xương sống của quan hệ tiền-hàng là qui luật giá thị vật chất được mã hóa thành lợi nhuận khi tham gia vào sân chơi WTO, sẽ có áp lực rất lớn đè lên toàn bộ các quan hệ của cả hệ thống chính trị-văn hóa-kinh tế của Việt Nam. Cái gì không có lợi, không mang lại hiệu quả kinh tế, không có sức cạnh tranh về kinh tế thì dần sẽ bị đào thải. Lĩnh vực nào sản xuất được sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất đóng góp nhiều cho xã
hội sẽ được tôn vinh, sẽ phất lên. Những mặt trái của cơ chế là: tất cả để bán, tất cả định giá qua đồng tiền, điều này có vẻ không thuận lợi với nhiều giá trị mà văn hóa đặt ra, không thải tất cả, cái gì cũng có thể qui ra tiền, dùng tiền làm thước đo, chuẩn mực, làm ra tiền bằng mọi giá.
Khi gia nhập WTO chúng ta đã tham gia một “sân chơi” bình đẳng với 150 quốc gia viên, nhưng điều gì sẽ xảy đến sau cái được bình đẳng này? Rất ít các quốc gia khi tham gia vào tổ chức này lại bị nghèo đi nhưng WTO không phải là một cây gậy thần, nhiều quốc gia đã gia nhập vào tổ chức này trước ta như Mỹ La Tinh, Châu Phi nhưng họ cũng còn đang chật vật lắm trong công cuộc mưu sinh.
Về phía đất nước ta, bên cạnh được xuất khẩu hàng hóa từ nay ẽ không bị chèn ép bởi hạn ngạch và những hàng rào thuế quan phi lý, thế nhưng để tránh được sự thua thiệt này chúng ta phải đánh đổi nhiều điều không kém phần quan trọng về thuế, văn hóa…cha ông ta từng có câu:
“Ăn cơm mắm cá thì ngáy o o
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy”
Đây là sự đúc kết chí lý, chí tình, về những vận nạn, những mặt trái của đồng tiền – một động lực của nền kinh tế thị trường “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” (Truyện kiều Nguyễn Du). Đó là cách nói diễn tả mối liên hệ giữa phát triển kinh tế vag chất lượng sống của mỗi người, liên quan đến những giá trị tinh thần, văn hóa.
Gia nhập WTO, chúng ta có nhiều nguy cơ tổn thất về văn hóa. Mất về văn hóa là cái mất lớn nhất không gì bù đắp được vì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khi bị mất đi những giá trị cơ bản trong nền móng, ngôi nhà xã hội không thể không bị lung lay. Nếu chúng ta không sớm đưa vấn đề về mặt ăn hóa của WTO ra bàn thảo, tìm ra đối sách và quốc sách để có thể biến thách thức thành lợi thế thì có khi lợi thế lại biến thành thách thức văn hóa lớn.
Chúng ta nên tạo những tiền đề vững chắc cho việc thiết lập, củng cố và tôn vinh những giá trị nhân văn truyền thống thuộc về lợi thế về sức mạnh tinh thần của dân tộc, để nó bị tàn lụi đi hay phó mặc cho sự khắc nghiệt của cơn lốc thị trường làm cho nó lung lay, bật gốc rễ, làm méo mó biến dạng thì quả thật chúng ta đã biến lợi thế về kinh tế thương mại thành những nguy cơ bào mòn những giá trị truyền thống-nhân văn của dân tộc.
Khi gia nhập WTO chúng ta chấp nhận cạnh tranh với nhiều ông lớn, đã giao lưu tất phải có chuyện đổi chác có đi có lại. Đổi chác thì chí ít phải ngang giá, không làm thiệt hại đến cái toàn cục lâu dài, không “ tham bát bỏ mâm”.
Tham gia WTO chúng ta chấp nhận trao đổi với 150 phong tục tập quán, lối sống khác được ẩn, mă hóa đằng sau những nhãn mác hàng hóa, những hợp đồng kinh tế, những đồng tiền đầu tư, vậy người Việt có câu: “đồng tiền đi liền khúc ruột”, đó là câu đúc kết thần kì về mối quan hệ khăng khít giữa đồng tiền và văn hóa, đồng tiền và nhân phẩm.
2.6.Thách thức về giáo dục
Thách thức đói với giáo dục khi nước ta khi gia nhập WTO, đồng thời cũng là cơ hôi cho phát triển giáo dục.mặc dù sức cạnh tranh quốc tế của giáo dục còn yếu kém ao với giáo dục các nước WTO đây cũng chính là cơ hội buộc các cơ sở giáo dục nước ta , mà trước hết là các trường Đại học và Cao Đẳng ,các học viện các trường giáo dục chuyên nghiệp , phải nổ lực ,n6ng cao hiệu quả hoạt động đào tạo , nâng cao vị thế của mình sớm tạo được thương hiệu riêng qua năng lực cạnh tranh quốc tế .Nhìn chung thác thức đói với giáo dục cụ thể là:
Đàm bảo tháng lợi đường lối giáo dục của Đảng xây dựmh thành công nền giáo dục Việt Nam theo cơ chế thị trường , định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA . Trong trường hợp phải hiệu quả chủ quyền giáo dục ,chủ quyền giáo dục bao giò cũng lien quan với văn hóa ,kinh tế chính trị .Mỗi nhà trường Việt Nam phải là cái nôi của Đảng,của nhân dân ,lấy tư tưởng Mac-lênin ,tưtưởng Hồ Chí Minh để đảo tạo ra những con người Việt Nam kế tục xây dựng nước Việt Nam giào đẹp tự do,dân chủ ,công bằng văn minh,xã hôi chủ nghĩa.
Dù nýôn hay không thì thị trường dịch vụ giáo dục Việt Nam cũng đã và đang hình thành ở nước ta.Việt Nam sau khi trở thành thành viên của WTO, thì chính là cơ hội giúp thị trường này phát triển , trước tình hình này, nghành giáo dục trước hết là các nhà quản lí giáo dục, có chiệu chap nhận hướng dẫn, đễ quản lí và đua thị trường này phát triển theo định hướng XHCN, hay vẫn giữ tư duy cũ; mặc cảm, khó chó chịu, phê phán, bài xích và kết quả chắc chắn dẫn đến thị trường tự do dịch vụ phát triển không lành mạnh với tiêu cực vì thiếu bàn tay của những nhà quản lí.
Kinh nghiệm về quản lí và đào tạo tạo điều kiện cho một thị trường dịch vụ giáo dục phát triển đúng hướng ở nước ta còn thiếu và yếu do vậy cần tiến hành xem xét ,bổ sung các văn bản pháp luật quy hiện hành kể cả luật giáo dục sửa đỏi, đồng thời cũng ban hành những văn bản pháp quy nói để hướnh dẩn điều chỉng kiêp thời ,giúp cho yhị trường dịch vụ giáo dục ở nước ta thích hợp vói nhữmh điêù khoản tronh khuôn khổ của WTO-GATS nà lại phát triển lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Giáo dục là công ích ,phi lợi nhuận này hay có lợi nhuận cần được quy định rõ tromg pfáp luật để dảm bảo giáo dục trên phương diện chủ thể luôn phải là sự nghiệp công ích xã hội .Bản chat của giáo sục là n6ng cao tố chất và đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho nghành học
Thách thức của WTO với nền giáo dục nước ta dẽ thể hiện ở tính cạnh tranh thụ trường là gia tăng tính công bằmh trong giáo dục , không ngoại trừ xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám trong giáo dục … điều này cần được đặt ra cho các quốc sách giáo dục ở tầm vĩ mô
PHẦN IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm của kinh tế thị trường khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang, lại càng là nhân vật trung tâm trong mở cửa hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, trong rất nhiều công việc phải làm, các doanh nghiệp cần tập trung làm bốn việc chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu luật chơi của WTO, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận về việc gia nhập WTO khi được phổ biến.
Luật chơi cơ bản của WTO là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch, cấp phép xuất - nhập khẩu), xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ và bản quyền. Luật chơi đó tạo thuận lợi cho các nước thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường các nước và tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài; tham gia vào quá trình thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Những thỏa thuận về việc gia nhập WTO trong cuộc đàm phán song phương với Mỹ và đàm phán đa phương tới đây sẽ được phổ biến rộng rãi, cần được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn hậu WTO. Ngoài những điểm cơ bản như trên còn có những thỏa thuận cụ thể về ngành, lĩnh vực, sản phẩm; về tỷ lệ nắm giữ cổ phần; về lộ trình với những thời hạn cụ thể...
Thứ hai, rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp được quyết định bởi việc giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, phải đổi mới kỹ thuật, thiết bị - công nghệ, tiết giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí ngoài sản xuất, chi phí lưu thông...
Thứ ba, coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, nhất là sự biến động của thị trường thế giới, coi thông tin là lực lượng sản xuất trực tiếp. Khắc phục tình trạng chỉ chú tâm đẩy mạnh sản xuất đôi khi những sản phẩm mà thị trường không cần hoặc cần nhưng với số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, thị hiếu phù hợp hơn.
Thứ tư, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố nội lực có tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. Việt Nam có lợi thế về số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần, trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp (mới được một phần tư, còn ba phần tư chưa qua đào tạo); cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp.
PHẦN V:
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Năm 2010: Việt Nam có 3 năm gia nhập WTO, theo phó thủ tướng Vũ Khoan đánh giá khó vì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới đã bóp méo nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam, nhưng cần đánh giá lại để dự báo phát triển cho các năm sau.
Về hữu hình:
2007-2008: xuất khẩu tăng đáng kể.
2009 lại âm 9% do khủng hoảng kinh tế nhưng không hội nhập Việt Nam sẽ bị âm nhiều hơn.
Thu hút đầu tư nước ngoài: 2007 có số vốn cam kết 81 tỉ USD, 2008 60-71 tỉ USD, 2009 giảm còn 20 tỉ USD.
để hội nhập vào kinh tế thế giới đã tạo sức ép giảm khoảng 30% thủ tục hành chính.
Đánh giá: Giáo sư tiến sĩ Khoa học Nguyễn Mại- phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Nội, phó chủ nhiệm ủy ban nhân dân nhận định đến lúc Việt nam phải phá bỏ tư duy lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ tài chính và công nghệ nước ngoài, để có tư duy của một nước có vị trí quan trọng ở Đông Nam Á với tư cách là thành viên WTO.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành- viện trưởng viện nghiên cứu và quản lí kinh tế phát triển cho biết cơ hội là cải cách thể chế, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh tạo diều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và đặc biệt là dịch vụ
Tại Hội thảo chuyên gia kinh tế nước ngoài cho biết năng lực cạnh tranh quốc gia doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam còn thấp, và chưa được cải tiến hơn so với một số nước trong khu vực các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng lực thể chế trình độ năng lực còn yếu, suy ra sức cạnh tranh hàng hóa thấp
“Sau 3 năm gia nhập WTO, một trong những chuyển biến tích cực nhất là đã làm chuyển biến hẳn nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với các quốc gia trên thế giới”. Đây là nhận định được Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân đưa ra và nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực do quá trình hội nhập, gia nhập WTO đem lại, cũng cho thấy “khả năng hội nhập và ứng phó với những tác động từ nền kinh tế thế giới của chúng ta còn thấp”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan khẳng định. “Ở Việt Nam cứ nhảy xuống sông là ắt biết bơi” để dẫn chứng về tình trạng thiếu sự chỉ đạo cụ thể sau quá trình gia nhập WTO. “Chúng ta đã gia nhập WTO được 3 năm, có nghĩa là tham gia vào quá trình xây dựng “luật chơi” của WTO, thế nhưng mỗi khi có văn bản lấy ý kiến thì các cơ quan chức năng hay DN lại “im như thóc” thì làm sao có thể tham gia được”, ông Vũ Khoan than phiền.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về WTO Lê Văn Tự đưa ra nhận định: Để thực hiện những cam kết WTO trên thực tế là cả một quá trình. Ví dụ: Theo cam kết WTO, phía Mỹ cam kết mở cửa hết đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, một ngân hàng Việt Nam có một trụ sở ở Mỹ là điều quá khó khăn vì phía Mỹ sẽ đưa ra rất nhiều các quy định ngặt nghèo khác để ngăn chặn, bởi nếu không Mỹ sẽ mất đi rất nhiều nguồn lợi, cụ thể như việc Việt kiều sẽ không gửi tiền ở ngân hàng Mỹ nữa. “Ví dụ này cho thấy không phải cái gì được Nhà nước, Chính phủ cam kết đều được thực hiện. Nhà nước cam kết cứ cam kết, nhưng “mở” hay không thì ta phải bằng nhiều biện pháp mới có thể được thực hiện”, ông Tự nhấn mạnh.
Sau 3 năm hội nhập, cái thiếu nhất chúng ta vẫn là sự chủ động. Đặc biệt là trong vấn đề bảo hộ thị trường. Chúng ta “mở” theo cam kết nhưng cũng phải bằng nhiều biện pháp để bảo hộ trên cơ sở cam kết. Hướng sắp tới là phải đi theo hướng bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật chứ không thể chỉ bằng biện pháp hành chính.
Ông Ngô Quang Xuân cho rằng: Chúng ta hầu như chưa có một lộ trình đầy đủ, cụ thể cho các quá trình đàm phán, điều đó chứng tỏ sự thiếu chủ động. Chẳng hạn trong quá trình đàm phán Doha, chúng ta chưa chủ động đưa ra vụ kiện tôm. Chúng ta phải chủ động ngay trong cách thức đàm phán, quá trình, thời gian đàm phán, và quan trọng hơn nữa đó là sẽ đàm phán những gì.
Ghi nhận tác động từ việc gia nhập WTO, ông Nguyễn Hữu Từ, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng nhận định: Việc ra nhập WTO là một thước đo để thấy “sức khoẻ” của nền kinh tế chúng ta ra sao. Ngoài việc tạo ra sự thay đổi lớn về mặt nhận thức, chúng ta thấm thía hơn khả năng của chính mình. Thấy rõ sự mất cân đối, thiếu sự hài hoà trong nhiều lĩnh vực như tài chính tiền tệ, cung cầu ngoại hối... thiếu cân đối về lao động việc làm, xuất nhập khẩu. dẫn đến hiệu quả đầu tư và tận dụng lợi thế từ việc gia nhập WTO chưa cao.
Từ một nước thuộc nhóm quốc gia nghèo,Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm trung bình thấp
Đổi mới tư duy để phát triển
Tiến sĩ Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng: Sau WTO, chúng ta đã duy trì sự tăng trưởng dựa quá nhiều vào tháp tài nguyên, trong khi tài nguyên chưa được đặt dưới góc độ thị trường. Chưa tận dụng được nguồn lợi ích khổng lồ do nguồn tài nguyên đem lại. Không những thế, định dạng nền công nghiệp nước ta lại phát triển theo “mô hình tháp ngược”. Có nghĩa là trong khi phát triển nền công nghiệp, thì yếu tố công nghiệp hỗ trợ không hề được phát triển tương xứng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy phát triển về số lượng nhưng không gắn liền với công nghiệp hiện đại, do vậy sự lớn mạnh của doanh nghiệp Việt Nam còn rất chậm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ: Nhìn lại 3 năm gia nhập WTO, bên cạnh nỗi vui mừng là cả sự lo lắng. “Sau hội nhập, chúng ta tăng trưởng dựa quá nhiều vào bên ngoài, thường xuyên chấp nhận nhập khẩu những thiết bị cũ, lạc hậu của nhiều quốc gia. Tụt giảm về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh kéo theo sự hạn chế về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì đặt vấn đề: Cần phải có sự đánh giá một cách toàn diện về 3 niềm hy vọng trước khi hội nhập WTO, cụ thể về môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật và phương thức điều hành. “3 niềm hy vọng này giờ ra sao”. Ông Huỳnh cho rằng, thế giới đang nhìn chúng ta tụt hạng. Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân vì sao khả năng cạnh tranh của chúng ta thấp. Có phải chúng ta còn “thật thà” quá, nên chưa tận dụng được những thế mạnh
Giáo sư Nguyễn Mại: Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh: Với việc Việt Nam gia nhập WTO 3 năm trước và thu nhập bình quân đầu người lên tới 1000USD/năm đã đem lại một cái nhìn khác về Việt Nam trên thế giới. Từ một nước thuộc nhóm quốc gia nghèo, chúng ta đã vươn lên thuộc nhóm trung bình thấp. Cũng từ kết quả này, thế giới đã đối xử với chúng ta khác. Do vậy cần phải thay đổi tư duy đổi mới đất nước. Cần điều chỉnh chính sách nói chung, đặc biệt là chính sách hội nhập trên cơ sở đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, chứ không thể để tình trạng: nước nào cũng đàm phán, nội dung, lĩnh vực gì cũng đàm phán...
Riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, lâu nay đã kéo dài quá lâu chính sách thu hút đầu tư quá chú trọng vào số lượng mà không quan tâm tới chất lượng. Phải kiên quyết từ bỏ những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, lĩnh vực làm hại môi trường... Phải lựa chọn những lĩnh vực đầu tư ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước, sử dụng nhiều lao động, có công nghệ hiện đại. Đất nước chúng ta không chỉ cần vốn mà cần cả trình độ khoa học kỹ thuật và hơn thế nữa đó là cần sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước.
PHẦN VI
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nhất là khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Thì vấn đề kinh tế đã và đang được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là giới trẻ bởi trong thời kì đất nước hội nhập với vận mênh là những chủ nhân tương lai của đất nước thì việc quan tâm đến nền kinh tế nước nhà là vấn đề thiết thực mỗi công dân Việt Nam nên làm.
Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO ba năm về trước, nhất là khi Việt Nam là một nước đang phát triển, vì thế khi gia nhập phải đối đầu với những thách thức mới, những chướng ngại vô cùng khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt, song với những thách thức đó Việt Nam cũng đã tìm thấy đước những cơ hội mới để phát triển, vì thế cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO là một đề tài nóng bỏng được mọi công dân Việt Nam và cả thế giới đều rất mực quan tâm, trên internet cũng như trên báo chí và trong các quyển sách kinh tế, những vị lãnh đạo những giáo sư kinh tế cũng đã nói nhiều về đề tài này. Có thể nói một cơ hội mới đã mở ra cho nhóm Rubic khi nhận đề tài này, bên cạnh đó nhóm cũng phải đối mặt với vô số những thách thức. với tất cả sự cố gắng và quyết tâm nhóm Rubic sẽ hoàn thành suất sắc đề tài đã được giao. Nửa tháng- một khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, cùng làm việc với nhau, những thành viên của nhóm rubic đã rút ra được nhiều điều trong môi trường đại học.
thứ nhất:chúng em đã được thầy rèn luyện tính tự giác và tính tự lập trong học tập tự tím thấy những khó khăn và những yếu kém của chính mình để tự hoàn thiện giúp nâng cao tình độ bản thân
thứ hai: chúng em cũng đã hiểu được sức mạnh tập thể nhóm, đó chính là sức mạnh tiêu biểu của dân tộc Việt Nam- sức mạnh đoàn kết của dân tộc. chúng em hiểu được tầm quan trọng của việc học nhóm, việc học nhóm sẽ mang lại cho chúng em nhiều điều mà sau này mỗi sinh viên, nhất là sinh viên ngành quản trị của chúng em rất cần khi bước chân ra ngoài xã hội đó cũng chính là:
+Kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp của mọi người, khả năng làm việc nhóm
+Tinh thần tập thể biết quan tâm đến lợi ích của mọi người xung quanh.
+Biết lắng nghe ý kiến của nhiều phía
+Rèn luyện kĩ năng ứng biến nhanh nhạy trong công việc
-Vì thế khi thực hiện đề tài tiểu luận này chúng em đã trưởng thành hơn vì không những hiểu rõ về quá trình, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO,hiểu về nền kinh tế của nước nhà mà còn thực sự hiểu kĩ năng sống trong một tập thể và sức mạnh của tập thể. Đó cũng chính là phần thưởng là sự khích lệ mà đề tài này đã thực sự mang lại cho nhóm Rubic chúng em.
-------------------------------------------------------------------
Mục lục:
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Giới thiệu tổng quan về tổ chức thương mại thế giới 3
1. Lịch sử hình thành, mục tiêu và chức năng của WTO 3
2. Những nguyên tắc hoạt động của WTO 4
3. Sơ lược các hiệp định của WTO 5
4. Quy định về việc gia nhập WTO 7
Phần II: Quá trình gia nhập WTO 7
Phần III: Cơ hội và thách thức 10
1.Cơ hội khi gia nhập WTO 10
2. Thách thức của việc gia nhập WTO 14
Phần IV: Một số giải pháp 20
Phần V: Nhận xét và đánh giá 22
Phần VI: Kết luận 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình gia nhập WTO cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.doc