Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng

PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn. Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền truyền thông là một chủ đề đã từng được đề cập bởi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét trong nhiều ngữ cảnh, như trên tạp chí thời trang, trên các quảng cáo thương mại, trên các truyện tranh dành cho thiếu nhi, trên phim ảnh, tin tức thời sự Hầu hết các nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào? Những ẩn ý đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có của chúng đối với công chúng? Một số nghiên cứu có quy mô lớn như Global Media Monitoring Project (Dự án kiểm soát truyền thông toàn cầu) còn tìm hiểu về tần suất xuất hiện hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông, trong đó bao gồm cả số lượng nữ phóng viên/ biên tập viên/ phát thanh viên trong ngành truyền thông. Mặc dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh người phụ nữ vẫn còn bị đặt trong những khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp. Trong quảng cáo thương mại, phụ nữ thường gặp chủ yếu với hình ảnh người nội trợ. Đặc biệt hình ảnh phụ nữ còn được đưa ra như những biểu tượng gợi dục. Cách làm này được xem là sự hạ thấp giá trị và vị thế của người phụ nữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản ánh khách quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ. Thông qua đề tài tìm hiểu về “Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông” nhằm thấy được một số vai trò của người phụ nữ trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra tìm ra những điểm mới về sự thay đổi vai trò và vị trí của người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông hiện nay và một thực trạng sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ trong một số chương trình quảng cáo. Từ đó có được những hiểu biết và nhận định ban đầu về vấn đề bất bình đẳng giới trên một số phương tiện truyền thông hiện nay.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình quảng cáo. Đề tài liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới- một vấn đề xã hội, đồng thời cũng là vấn đề rất quan tâm của xã hội học học nói chung và Xã hội học về giới nói riêng. Thông qua đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm đưa đến cách nhìn và đánh giá bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới. 5. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. 5.1. Mục đích nghiên cứu. • Mô tả hình ảnh và vai trò của nam giới và nữ giới được biểu hiện trên truyền hình, báo in, tạp chí. • Tìm hiểu sự tác động của những hình ảnh, vai trò của nam và nữ đến quá trình xã hội hóa vai trò của các cá nhân. 55.2. Mục tiêu nghiên cứu. • Tìm hiểu tần suất xuất hiện của người phụ nữ trên truyền hình qua một số nghiên cứu. • Tìm hiểu vai trò người phụ nữ nắm giữ trong các lĩnh vực của truyền thông, đặc biệt là trên truyền hình, báo in. • Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong quảng cáo. • So sánh với tần suất xuất hiện và vai trò nắm giữ trên một số phương tiện truyền thông của nam giới. 6. Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này, do điều kiện thời gian và tính chất phức tạp của vấn đề nên chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu về vấn đề “Hình ảnh người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông”. 7. Giả thuyết nghiên cứu. • Hiện nay hình ảnh người phụ nữ trên truyền hình giữ một vai trò quan trọng và bình đẳng hơn với nam giới. • Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng đều bị hạn chế, họ thường được mô tả với vai trò là người nội trợ, gia đình hơn là những công việc xã hội. 6NỘI DUNG CHÍNH. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Các lý thuyết áp dụng. Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hóa vai trò giới là: Lý thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát triển nhận thức. • Lý thuyết phân tích tâm lý. Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud chủ yếu tập trung quan sát trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng (như nỗi lo sợ bị thiến hay sự đố kỵ về kích thước dương vật). Lý thuyết này chưa được củng cố nhiều bằng các nghiên cứu thực nghiệm. • Các lý thuyết về nhận thức xã hội. Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào sự củng cố và thiết lập các hành vi - môi trường làm con người thực hiện hành vi. • Lý thuyết phát triển nhận thức. Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng trẻ em học về giới (và các khuôn mẫu về giới) thông qua những nỗ lực tinh thần nhằm tổ chức thế giới xã hội của chúng. Một vấn đề với một số biến thể của lý thuyết này là giả thuyết rằng trẻ em học về giới là bởi đó là khía cạnh tự nhiên của thế giới nhiều hơn là bởi đó là khía cạnh quan trọng của thế giới xã hội. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tầm quan trọng mà trẻ em đánh giá giới còn phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, chủng tộc, cấu trúc gia đình, bản năng giới tính của cha mẹ… Luận điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu xã hội hóa giới là: Bởi vì các bé trai và bé gái được đối xử khác nhau và được đặt trong các môi trường học tập khác 7nhau, do đó chúng phát triển các mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng, kỹ năng và các khí chất khác nhau. Nói ngắn gọn là chúng trở thành những mẫu con người khác nhau đàn ông và đàn bà- mà hầu như chúng không bao giờ hỏi tại sao chúng lại khác nhau và vì đâu chúng lại như thế. 1.1.2. Lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson. Vị trí xã hội cơ bản của phụ nữ trong cấu trúc gia đình như là nhà sản xuất chính của các chức năng cốt yếu (xã hội hóa trẻ con và tân tạo về mặt tình cảm các thành viên trưởng thành của nó, các hoạt động chủ yếu đối với sự cấu kết xã hội và sự tái sản xuất giá trị). Trong những hoạt động đó người phụ nữ phải định hướng cách thể hiện tình cảm, tức là sự hòa hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình cảm. Các chức năng này của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiện tình cảm ảnh hưởng đến các chức năng trong mọi cấu trúc xã hội khác của họ, đặc biệt là kinh tế. Phụ nữ, ví dụ, được hướng đến những nghề nghiệp có tính chất thể hiện tình cảm điểm hình, còn trong các nghề nghiệp mà đàn ông thống trị, họ được kỳ vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng thời bị trừng phạt về định hướng này. Các kìm hãm thể chế và văn hóa đòi hỏi phụ nữ phải yếu ớt và phục tùng trong mối quan hệ với chồng của họ, người thông qua phương tiện trung gian cạnh tranh về kinh tế mang lại cho gia đình mình sự an toàn ở cấp độ kinh tế. Nhìn nhận mẹ chúng trong vai trò “người vợ yếu đuối”, bọn trẻ học cách tôn sùng chế độ gia trưởng và hạ thấp giá trị của sự biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ quan hệ đi ngược lại phương tiện mạnh mẽ và dường như có giá trị hơn. Sự đánh giá tính chất phương tiện của nam giới là có tính hiệu quả hơn biểu cảm của nữ giới lan rộng và phổ biến trong nền văn hóa. 1.1.3. Lý thuyết phân tích xung đột trong các khía cạnh về giới của Chanet Chafetz. Chanet thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội ảnh hưởng đến cường độ của sự phân tầng giới tính – hay các bất lợi của phụ nữ - trong mọi xã hội và mọi nền văn 8hóa. Các cấu trúc và điều kiện này bao gồm các yếu tố phân biệt giới tính về vai trò, ý thức hệ gia trưởng, gia đình và tổ chức lao động, các điều kiện định khuôn như các khuôn mẫu sinh sản, sự phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng dư kinh tế, tính chất phức tạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt về môi trường- tất cả được nhận thức như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến số này quyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn các cấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà các phụ nữ di động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafet là phụ nữ chịu đựng sự bất lợi ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các trách nhiệm nội trợ với các vai trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuất thị trường. Nội trợ/gia đình được xem không phải là một lĩnh vực nằm ngoài lao động, một khu vực của sự tình cảm và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vực trong sự lao động diễn ra- sự chăm sóc trẻ, công việc nhà và đôi khi cũng là lao động (khi ở gia đình nông trại) mà đối với chúng có những ban thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội trợ. Sự tiếp nhận của phụ nữ đối với các ban thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ hoặc thông qua sự sản xuất thị trường trở thành sự giảm nhẹ các yếu tố bất lợi xã hội và hình thái của sự nội trợ là cấu trúc chủ yếu tạo sự thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tiếp nhận này. 1.2. Các khái niệm công cụ. 1.2.1. Xã hội hóa. • Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội. Xã hội hóa nghiên cứu xem với tư cách là điều kiện và các yếu tố cấu thành, cơ cấu và quá trình xã hội, văn hóa, kinh tế và sinh thái có tác dụng bằng cách nào và ở mức độ nào đạt tới sự phát triển nhân cách con người. (Từ điển xã hội học) 9• Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình. ( Neli Selser) Hay một cách định nghĩa khác liên quan đến quá trình phát triển nhân cách của con người: • “Xã hội hóa là quá trình trong đó trước hết các giá trị và chuẩn mực, và cả năng lực nhận thức cũng được nội tâm hóa, nghĩa là thấm sâu vào nhân cách của các cá nhân hành động”. (G. Ritzer; 1999) Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ xã hội hóa để mô tả quá trình mà nhờ đó con người học được sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội, một quá trình mà tạo ra khả năng có thể kéo dài xã hội và sự chuyển giao văn hóa của xã hội giữa các thế hệ. 1.2.2. Giới tính và giới. Giới tính: Theo Ann Oakley, được xem là người đầu tiên đưa thuật ngữ giới vào trong xã hội học những năm 1970: giới tính là những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến yếu tố sinh học và gen trong khi định nghĩa “giới tính là những đặc điểm sinh học của phụ nữ và nam giới được xác định bởi gen”. Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa “giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”. Còn các nhà nhân học xã hội sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam và một người nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất sinh học của con người. Một điều khác biệt rõ ràng nhất giữa hai giới tính là phụ nữ có thai và sinh con còn nam giới thì không. Đàn ông và đàn bà còn khác nhau ở hoocmon, kích thước bộ não, các đặc điểm giới tính thứ cấp (là những đặc điểm cơ thể khác biệt giữa nam và nữ không liên quan trực tiếp với sinh sản). 10 Giới. • Một nữ giáo sư xã hội học định nghĩa như sau: “Giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi “con trai” hay “con gái” là những yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá trình văn hóa”.1 • Nếu định nghĩa trên nhấn mạnh đến giới là cấu trúc văn hóa- xã hội thì có một định nghĩa khác nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới. • “Giới là những khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong cùng hộ gia đình, trong và giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hội- văn hóa có thể biến đổi theo thời gian. Những khác biệt này được phản ánh trong các vai trò, trách nhiệm, khả năng tiếp cận các nguồn lực, những sức ép, những ưu tiên, các nhu cầu, nhận thức và quan điểm…được thấy trong cả hai giới. Do vậy, giới không đồng nhất với phụ nữ mà được xem là cả nữ giới và nam giới cùng những mối quan hệ tương tác của họ”. (World Food Programme: Gender Glossary, 1996, tr.26-27). • Luật bình đẳng giới định nghĩa: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. Giới do vậy là một thuật ngữ chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Là một phạm trù xã hội, giới cũng giống như chủng tộc, tộc người và đẳng cấp, trong một mức độ lớn, sẽ quyết định cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của chúng ta trong xã hội và trong nền kinh tế. Từ những phân tích đó, có thể khái quát định nghĩa về giới như sau: • Giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, chính trị và 1 M.L. Andersen: Thinking about Women, p. 20. 11 tôn giáo. Do vậy nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian. (Hoàng Bá Thịnh, 2005) • Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của người phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau, ví dụ: Phụ nữ có thể làm bộ trưởng bộ quốc phòng, nam giới có thể làm người nuôi dạy trẻ. Giới không bất biến mà thay đổi tùy theo sự biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội, chính tri, văn hóa, tập quán…Ví dụ: Địa vị xã hội của phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác so với phụ nữ thời phong kiến. Ngay như ở thời nay thì địa vị người phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn giống với phụ nữ ở đô thị. Vì vậy khi nói tới quan hệ giới thì cần phải xem xét đến các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của họ. ( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên hiện nay) 1.2.3. Vai trò giới. Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quy gán cho đàn ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hội nhất định. Theo cách phân tích của Khoa học xã hội, nó có thể là một dạng của phân công lao động theo giới. Giới là một thành phần của một hệ thống giới/ giới tính có liên quan đến “hệ thống sắp xếp mà qua đó một xã hội chuyển giao bản năng giới tính thành những sản phẩm của hoạt động con người”.(Reiter 1975:159) ( Nguồn: http:// en.wikipedia.org/wiki/ Gender role ) • Vai trò giới là những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giới thực tế đang làm. Những công việc này xuất phát từ những mong đợi/ trông chờ của xã hội đối với mỗi giới. 12 ( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên hiện nay) • Vai trò giới là những hành vi được học trong bất kỳ một cộng đồng xã hội nào hay một nhóm mà quy định những hành động, nhiệm vụ và trách nhiệm của nam giới và nữ giới. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, và bởi môi trường địa lý, kinh tế, chính trị. Những biến đổi trong vai trò giới thường xảy ra tương ứng với sự biến đổi kinh tế, điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả những hoạt động phát triển. ( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo giới- truyền thông và phát triển) 1.2.4. Xã hội hóa vai trò giới. Theo Heslin: “Một phần quan trọng của xã hội hóa là việc học tập cách thể hiện một cách văn hóa vai trò giới”. Do vậy xã hội hóa vai trò giới chính là việc học các hành vi và thái độ phù hợp với một giới tính nhất định. Các cậu bé học cách làm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé. Việc học này xảy ra ở nhiều kênh trung gian của quá trình xã hội hóa như gia đình, nhà trường, bạn bè, công việc và truyền thông đại chúng. ( Nguồn: Dịch từ socialization) Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình… 1.2.5. Truyền thông đại chúng. Khái niệm “truyền thông đại chúng” chủ yếu dùng để chỉ quá trình giao tiếp, thông tin trên quy mô rộng lớn, đại chúng cả về nội dung bản tin, nguồn phát, triueenr tin và người tiếp nhận, sử dụng thông tin. Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những tiến bộ kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để thực hiện sự giao lưu tư tưởng, những mục đích 13 thông tin, giải trí, và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dù bằng báo chí, truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí hay bất cứ gì đó” ( Nguồn: Tonybilton và các cộng sự, “Nhập môn xã hội học”, tr.381) Truyền thông đại chúng là một cách truyền tín hiệu bằng radio, internet hay tivi tới một đại chúng (thính giả, độc giả hay khán giả). ( Nguồn: Từ điển wikipedia) 1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Xã hội hóa vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một đề tài khá mới ở Việt Nam. Mặc dù vậy nó lại có một nển tảng khá vững vàng bởi có những tác phẩm nghiên cứu về giới và truyền hình, nhưng đa số vẫn là các nghiên cứu ở nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nhóm chúng tôi cũng đã tiếp cận với một số tác phẩm liên quan đến vấn đề về giới, vai trò giới và truyền thông. • Nghiên cứu “Television and Gender role” (Daniel Chandler). Trong tác phẩm tác giả đã phân tích và đưa ra một vài số liệu cho thấy sự khác biệt trong việc mô tả giới nam và nữ trên truyền hình và phần nào ông khẳng định vai trò của truyền hình trong việc củng cố nên những khuôn mẫu vai trò giới cho trẻ em. • Nghiên cứu mang tên “Media and the gender” (John. K. Simon): Tác phẩm nêu ra số liệu và một số đặc điểm của nam giới và nữ giới trên truyền hình, chân dung của nhà truyền thông theo góc độ giới. Chương 2: Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông. Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình 14 ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn. Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam - nữ trên truyền thông, truyền thông đại chúng thường rập khuôn trong sự trình bày các vai trò giới. So với phụ nữ, nam giới thường theo mẫu hình năng động, quyết đoán, thông minh, tháo vát. Ngày nay, sự thể hiện vai trò giới đã đa dạng hơn và bớt đi tính khuôn mẫu so với quá khứ. Phụ nữ và nam giới nhìn chung đã bình đẳng hơn trên tivi và phim ảnh cho dù các nhân vật nam có thể vẫn ở địa vị lãnh đạo. ( Nghiên cứu của David Gauntlett, 2003). Hình ảnh nam – nữ trên truyền thông cũng là vấn đề quan tâm ở Việt Nam trong 10 năm trở lại được. Phần lớn các nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông hiện nay như thế nào? Có hay không những hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ trên truyền thông? Các phát hiện cho thấy, hình ảnh nam- nữ trên các phương tiện truyền thông vẫn được thể hiện trong những khuôn mẫu truyền thống. Trong các quảng cáo thương mại, hình ảnh người phụ nữ vẫn được giới thiệu như những bà nội trợ thuần túy hoặc như những biểu tượng gợi dục nhằm gây sự chú ý đối với người tiêu dùng. 2.1. Xã hội hóa vai trò giới trên truyền hình. Số lượng nam giới và nữ giới xuất hiện trên truyền hình. Số lượng phụ nữ xuất hiện trên tuyền hình ít hơn là nam giới rất nhiều. Tỉ lệ nam giới xuất hiện trên truyền hình nhìn chung so với nữ giới là 3 đến 4 nam trên 1 nữ, 70 – 80 % những nhân vật xuất hiện trong các chương trình thiếu nhi là nam giới và trên các bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ là 10 nam trên 1 nữ. Thậm chí là trong các phim truyền hình dài tập thì tỉ lệ này cũng là 7 nam trên 3 nữ. Số lượng nam giới cũng đông hơn nữ giới trong các bảng phân vai. Trái với thực tế sự thống trị của nam giới trên truyền 15 hình, ta nhận thấy trong đời sống hàng ngày phụ nữ đông hơn rất nhiều so với nam giới. Ở góc độ này truyền hình không phản ánh được thực tế nhân khẩu học quan sát được, tuy nhiên nó lại phản ánh khá rõ sự phân phối quyền lực và các giá trị của người nắm giữ nó. Giới và nghề nghiệp. Vai trò của phụ nữ trên truyền hình đa số đều bị hạn chế. Bên cạnh đó vai trò của nam giới rộng hơn và thú vị hơn. Phụ nữ thường xuất hiện trên truyền hình với các vai trò như người nội trợ, người mẹ, thư ký và y tá; người đàn ông không chỉ xuất hiện với vai trò của người chồng, người cha mà còn là vận động viên, người nổi tiếng và các trùm tư bản. Khi nói đến phụ nữ trên truyền hình thường nhắc đến tình trạng hôn nhân hơn đàn ông. Đàn ông trên truyền hình thường được miêu tả như những người đi làm, có xu hướng địa vị cao hơn trong xã hội và ít khi họ được mô tả khi ở nhà. Phụ nữ thì thường được mô tả thành công trên các lĩnh vực như công việc nội trợ trong khi đó không được hạnh phúc lắm trong đời sống cá nhân của họ. Đây thực sự là phân phối vai trò nghề nghiệp trên truyền hình chậm hơn so với thực tế tại các công sở. Giới và các sản phẩm truyền hình Truyền hình hiện vẫn duy trì các khuôn mẫu giới bởi nó phản ánh các giá trị xã hội ưu trội. Truyền hình không chỉ phản ánh mà còn củng cố và thể hiện các giá trị xã hội này như là cái tự nhiên vốn dĩ phải như vây. Khi một người mong đợi vào một xã hội vẫn do đàn ông thống trị, đàn ông thống trị các sản phẩm truyền hình và bị ảnh hưởng bởi các khuôn mẫu đó thì một cách vô thức sẽ tái sản xuất ra cách nhìn của nam giới, duy trì các khuôn mẫu giới ưu trội. Một số chương trình truyền hình tường thuật thực chất được thiết kế để truyền tải cái nhìn của nam giới. Người xem thường bị lôi cuồn vào việc bị đồng nhát hóa bằng cái nhìn của nam giới (cái nhìn lấy nam giới làm trung tâm). Trong những năm gần đây có sự tăng đáng kể về số lượng phát thanh viên thời sự là nữ giới. Trước đây các đạo diễn tryền hình ( phần lớn là nam giới) đã cho rằng 16 khán giả ít xem trọng phụ nữ hơn. Tuy nhiên, có người cũng cho rằng sự hấp dẫn về ngoại hình có thể đóng vai trò nhiều hơn trong việc họ lựa chọn hơn chỉ vì phát thanh vên đó là nam giới. Phụ nữ trong các bản tin và chương trình truyền hình. Tin tức được coi là tấm gương phản chiếu thế giới. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của Dự án kiểm soát truyền thông toàn cầu trên khoảng 13000 bản tin của các báo, đài phát thanh và đài truyền hình ở 76 quốc gia dường như không chứng minh được điều đó. Phụ nữ hiện chiếm khoảng 52% dân số thế giới, chỉ chiếm 21% trong số các chủ đề hay được nhắc đến trong thông tin. Trong khi đó tỷ lệ này là 79% ở nam giới. Điều đó có nghĩa cứ 5 nam giới được phỏng vấn hay nhắc đến trong các bản tin thì mới có 1 phụ nữ. Cũng theo báo cáo, phụ nữ là trung tâm của 10% tin tức trên thế giới. Thông tin về phụ nữ trên truyền thông chủ yếu giới hạn ở những ngôi sao trong lĩnh vực nghệ thuật, những nhà quyền quý hay các chuyên gia và đại diện chính quyền. Chỉ có 29% nội dung thông tin trên các phương tiện truyền thông là do phóng viên nữ viết. Trên truyền hình, phát thanh viên nữ và phóng viên nữ có xu hướng “biến mất” khi họ nhiều tuổi hơn. Hai chủ mục có phóng viên nữ nhiều hơn phóng viên nam là bản tin thời tiết trên đài phát thanh và truyền hình; tin tức về nạn đói, nhà ở và phúc lợi xã hội. Như vậy phụ nữ đang đứng cách khá xa so với vị trí của nam giới trong lĩnh vực truyền thông và thông tin. Đứng ở góc độ của người xem truyền hình, không có gì ngạc nhiên khi nhiều phụ nữ được hỏi đã tỏ ra không hài lòng với các phương tiện truyền thông. Một nghiên cứu tiến hành năm 1994 ở Anh cho biết phụ nữ cảm thấy chưa hài lòng với khái niệm “các vấn đề phụ nữ” và dường như những vấn đề này không được chú trọng trên các phương tiện truyền thông, trong khi phụ nữ rất cần được quan tâm. Vấn đề giới được thể hiện rõ qua việc trình bày cá hình ảnh phụ nữ và nam giới trên phương tiện truyền thông đại chúng. Một nghiên cứu về các thông tin quảng 17 cáo đăng trên báo và tạp chí cuối thập niên 1970 cho thấy hình ảnh nam giới thường đứng cao hơn nữ giới, điều này ngụ ý ưu thế xã hội nổi trội của nam giới so với phụ nữ. Trong khi đó, nữ giới thường xuất hiện trong tư thế nằm, ngồi (trên ghế, trên giường) nhiều hơn nam. Các tư thế của nam thường biểu lộ năng lực tháo vát, hiểu biết, mạnh mẽ. Còn phụ nữ biểu lộ sự mềm mại, tự vệ hoặc thụ động, phụ thuộc2. Ở Việt Nam, qua lăng kính truyền hình, hình ảnh người phụ nữ trong các bản tin truyền hình, các gameshow… không chỉ với tư cách là những người được nhắc đến hay những người chơi mà còn là những người dẫn dắt các chương trình. Tần số lên hình của các MC nữ đang ngày càng gia tăng, không chỉ vậy, các MC nữ còn luôn giành thế “thượng phong” khi xuất hiện trong các chương trình mà số người dẫn từ 2 trở lên. Khán giả rất dễ dàng nhận cặp đôi 1 nam 1 nữ hoặc cả 2 đều là nữ dẫn dắt chương trình, nhưng nếu cả 2 MC đều là phái mạnh thì lập tức chương trình bỗng trở nên không thuận lợi lắm. Như vậy, trong những trường hợp này vị trí của người phụ nữ rất quan trọng. Không dừng lại ở đó, khía cạnh người dẫn chương trình, ngay cả việc lựa chọn các đề tài giữa thời buổi bùng nổ phim truyền hình, hầu như lúc nào phái đẹp cũng được ưu tiên làm nhân vật chính, vấn đề chính. Những câu chuyện về các kiều nữ, cô gái xấu xí, các nàng lọ lem thời hiện đại hay những cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu… luôn là đề tài được giới làm phim quan tâm và khai thác quanh năm suốt tháng. Trong các chương trình như thời trang và cuộc sống, các chương trình về làm đẹp dành riêng cho phụ nữ cũng được các nhà đài quan tâm. Trong các chương trình này hình ảnh người phụ nữ xuất hiện với tư cách là những người đẹp, những người cần được nâng niu, tôn trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó hình ảnh người phụ nữ trên truyền hình chủ yếu vẫn được khắc họa như người chăm sóc gia đình và làm các công việc nội trợ. Hình ảnh phụ 2 Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 , tr 154. 18 nữ là lãnh đạo hoặc tham gia hoạt động thể thao mặc dù có nhưng xuất hiện với tần suất rất thấp. Có 16.7% số khán giả nữ được hỏi cho biết họ thấy nữ giới xuất hiện trên truyền hình với vai trò lãnh đạo, trong khi 87.7% nhìn thấy nam giới xuất hiện trên truyền hình với vai trò này. Phụ nữ thường gắn với công việc nhà và hiếm khi xuất hiện như những người năng động, quyết đoán và có lý trí. Đây được coi là sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên các phương tiện và nội dung truyền thông. Trên truyền hình, phụ nữ thường được nhắc đến như những người cần phải có tính dịu dàng. Hình ảnh “người đàn ông mạnh mẽ và người phụ nữ dịu dàng” là sự khác biệt giới có thể chấp nhận được nếu nó không gây ra những đối xử bất bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế, những quan điểm như vậy có thể khiến nhiều phụ nữ bị hạn chế cơ hội thể hiện năng lực của mình chỉ vì muốn giữ hình ảnh dịu dàng, nữ tính trước con mắt của cộng đồng và xã hội. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống riêng của người của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của gia đình và toàn xã hội khi giới nữ không phát huy hết vai trò và năng lực của mình. Theo dõi dòng phim truyện nhựa, phim truyền hình, kịch nói hay chương trình phóng sự, điều dễ dàng nhận thấy là hình ảnh phụ nữ thành đạt còn quá ít ỏi so với hình ảnh người phụ nữ là người mẹ, người mẹ, người yêu… có hoàn cảnh éo le. Trong trường hợp ngược lại, hình ảnh người phụ nữ thành đạt trong công việc thường đi liền hoặc được nhấn mạnh với sự thất bại (một cách đáng thương hoặc đáng chê trách) trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa3. Điều này góp phần vào việc thúc đảy người phụ nữ chấp nhận vai trò gia đình và gây thêm những định kiến đối với phụ nữ phấn đấu cho sự nghiệp. Trước đây, trên VTV3 có chiếu bộ phim Hướng nghiệp, chủ yếu tập trung vào đối tượng thanh niên, những người trẻ tuổi. Tuyến nhân vật là những sinh viên mới ra 3 Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoảng – Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006, tr 151. 19 trường đang trên con đường phát triển sự nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy, đa phần các nhân vật nữ đều xuất hiện với tính cách nhu mỳ, ngoan ngoãn và có vị thế trong xã hội khá khiêm tốn. Đặc biệt, xuất hiện nhân vật Thư với tính cách khác biệt. Đây là nhân vật nữ “nổi loạn” nhất trong bộ phim. Cô tự mình quyết định nghề nghiệp tương lai của mình, mạo hiểm gây dựng sự nghiệp và đã có những thành công lớn trong công việc. Tuy nhiên, nhân vật này ngay lập tức chịu những éo le trong cuộc sống như: công ty phá sản, vào tù, hạnh phúc lứa đôi tan vỡ do người chồng – người bạn thời đại học không chấp nhận được một người vợ giỏi hơn mình. Và như vậy, một cách vô hình, các nhà làm phim đã đưa đến một thông điệp ngầm về giới: Những phụ nữ nhu mỳ, ngoan ngoãn với vai trò làm vợ, làm mẹ, làm người yêu sẽ có kết quả tốt đẹp. Trong khi đó, những phụ nữ có quyết tâm vươn lên, thăng tiến trong sự nghiệp sẽ lãnh những hậu quả khôn lường. Và khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, thì người phụ nữ là người có lỗi lớn hơn cả. Bên cạnh đó, phim truyền hình ngày nay đang có một xu hướng đưa yếu tố sex, những cảnh quay tình cảm nghệ thuật vào phim, và coi đó là những cảnh quay nghệ thuật nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, cũng có những điều đáng bản ở đây. Thứ nhất, sử dụng những cảnh quay có yếu tố sex, vô hình chung là sử dụng thân thể phụ nữ cho mục đích của nhà làm phim. Thứ hai, có thể dễ dàng nhận thấy một điều: Các nhà làm phim thường đưa ra hình ảnh sex để lôi kéo người xem, nhưng đó không phải là thân thể của nhà làm phim, dư luận xã hội thì có nhiều luồng ý kiến khác nhau và họ bình phẩm, nhận xét lại là trên thân thể của người diễn viên – mà ở đây chủ yếu là người phụ nữ. Có thể để ý trên một số trang web, khi các nhà làm phim đưa ra trailer bộ phim có xuất hiện những hình ảnh nhạy cảm, sex, ngay lập tức, có ý kiến phản hồi, nhận xét từ phía khán giả. Khen – chê đều có. Nhưng tất cả, đều là nhận xét trên thân thể diễn viên – đại diện cho phụ nữ chứ không phải là nhận xét trên thân thể của ông đạo diễn. 20 Như vậy, người đạo diễn vô hình chung đã lạm dụng hình ảnh, thân thể người phụ nữ cho mục đích của mình. Và qua đó, tạo ra những định kiến về vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Đặc biệt, nếu cho tần suất xuất hiện trên phim những cảnh quay nhạy cảm của nam và nữ là như nhau. Thì nữ giới bao giờ cũng phải nhận sự đánh giá, nhận xét và chủ yếu là chỉ trích nhiều hơn nam giới. Tính cách ưa mạo hiểm, khát khao chiến thắng của nam giới cũng được các chương trình truyền hình góp phần khẳng định rất nhiều. Trong các chương trình “Tôi yêu thể thao”, “7 ngày công nghệ”… hình ảnh nam giới luôn được thể hiện là những người năng động, tự chủ. Họ có thể tập hợp thành nhóm cùng đi thám hiểm (Ví dụ chương trình “xe và đời sống”). Họ là những người giỏi lái xe, đam mê khám phá…Ngược lại, hình ảnh người phụ nữ luôn xuất hiện bên cạnh máy giặt, tủ lạnh, bếp núc… Không chỉ góp phần duy trì các khuôn mẫu về tính cách, các khuôn mẫu giới liên quan đến nghề nghiệp, vai trò của nam - nữ, và quan hệ vợ chồng cũng được củng cố trong các chương trình truyền hình, kể cả các chương trình được coi là dành cho phụ nữ. Thứ nhất, khuôn mẫu giới liên quan đến nghề nghiệp: người xem dễ dàng nhận thấy hình ảnh người phụ nữ trong các công việc nhẹ nhàng hoặc những công việc bị xã hội cho rằng không cần nhiều đến sự uyên bác. Chẳng hạn chương trình “Sức sống mới” ngày 20/11/2007 cho thấy một thực tế là càng ở cấp thấp càng ít giáo viên nam, đặc biệt là cấp tiểu học khi giáo viên phải vừa dạy, vừa chăm sóc học sinh. Khách mời của chương trình là 3 thầy cô đến từ các bậc dạy từ tiểu học đến đại học, nhưng dạy tiểu học là cô giáo, hiệu trưởng trung học là cô giáo, còn dạy đại học là thầy giáo. Thứ hai, khuôn mẫu giới liên quan đến vai trò và trách nhiệm: Thông qua việc ca ngợi vai trò tái sản xuất của người phụ nữ, nhiều chương trình truyền hình đã góp phần củng cố quan niệm cho rằng việc bếp núc, chăm sóc con cái và các công việc trong gia đình là của người phụ nữ. 21 Phụ nữ dường như là những người phi thường với gánh nặng trên vai của nhiều loại vai trò khác nhau: Làm đẹp cho cuộc sống, có ích cho xã hội và quan tâm, chăm sóc cho gia đình. Hình ảnh này rất dễ tác động đến nhận thức và duy trì những mong đợi của xã hội, đặc biệt là nam giới. Có thể cả nam và nữ đều lấy đó làm hình mẫu cho người vợ và người phụ nữ nói chung. Những mong đợi này luôn có trong cuộc sống thường ngày, tuy nhiên khi được đưa lên truyền hình thì lại có sức mạnh lớn hơn rất nhiều trong việc khẳng định đó là những mong đợi chính đáng. Thứ ba là những khuôn mẫu trong quan hệ vợ chồng: liên quan tới vấn đề tình dục, phụ nữ luôn được mong đợi là người phải chiều chồng, phải biết chăm sóc bản thân để trở nên quyến rũ. Trái ngược với luồng ý kiến trên, tác giả Vũ Thị Gái (2003) trong tham luận của mình tại Hội thảo về giới, truyền thông và phát triển, cho rằng truyền thông, cụ thể là truyền hình đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hình ảnh người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ không bị giới hạn, họ có mặt trên truyền hình với những tấm gương là một giám đốc giỏi, một cô giáo hết lòng vì học sinh, một nhà nghiên cứu khoa học tận tụy….chính họ đang khẳng định khả năng không thua kém của phụ nữ so với nam giới trên mọi lĩnh vực. Chương trình thiếu nhi. Có trên 85% các nhân vật trên các chương trình truyền hình thiếu nhi là nam giới, ngay cả trong các phim hoạt hình, những nhân vật động vật như khủng long, sư tử thì sự phân bố giới cũng diễn ra tương tự (Vua sư tử, Tom và Jerry, Phim hoạt hình siêu nhân…). Các phim, các chương trình truyền hình, phát thanh dành cho thiếu nhi thể hiện rất rõ vai trò giới: trẻ em trai thường được khắc họa là những 22 nhân vật nhanh nhẹn, tháo vát, dũng cảm; trẻ em gái khéo léo, nhẹ nhàng, tình cảm.4 Trẻ em trên truyền hình. Trên truyền hình nói chung, các bé trai được miêu tả với đặc điểm là hoạt bát, hiếu thắng, xử sự lý trí và hay bướng bỉnh. Do đó các bé trai cũng thường gắn với các hoạt động đặc trưng cho nam giới như thể thao, thám hiểm và gây chuyện. Trong khi các bé gái thường được miêu tả là đang đọc sách, nói chuyện điện thoại hay giúp bố mẹ việc nhà. Tóm lại, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực liên quan đến hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm cả về chất lượng và số lượng. Về số lượng, đó là việc phụ nữ cách xa so với vị trí của nam giới trong lĩnh vực truyền thông và thông tin. Cụ thể tần suất xuất hiện trên các bản tin của các báo, đài phát thanh và đài truyền hình của phụ nữ chỉ bằng 1/5 nam giới. Về chất lượng, các vấn đề của phụ nữ không phải lúc nào cũng được đề cập ở các chương trình được cho là nghiêm túc. Phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử trên truyền thông với những hình ảnh có tính khuôn mẫu về tính cách, vai trò xã hội và vai trò nghề nghiệp. 2.2. Phụ nữ trong các chương trình quảng cáo và sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ. Xuất hiện muộn hơn so với các loại hình khác, song quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, đã tỏ rõ tính vượt trội của nó. Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đã trở thành một công cụ hiệu quả để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quảng cáo trên truyền hình cũng đang xuất hiện mặt tiêu cực. “Lạm dụng hình ảnh người phụ nữ” trong quảng cáo là một trong những khía cạnh được nhiều nghiên cứu đề cập. Ở đây “lạm dụng hình ảnh người phụ nữ” được 4 Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mĩ Lộc – Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 – tr 154 23 hiểu là việc sử dụng quá mức hình ảnh người phụ nữ trong các quảng cáo theo chiều hướng không có lợi có việc cảm nhận về vị thế, vai trò của người phụ nữ. Có vô vàn những hình ảnh quảng cáo trên truyền hình chứa đựng những thông điệp giới, trong đó chủ yếu là hình ảnh chứa đựng những khuôn mẫu và định kiến giới chống lại phụ nữ. Rõ ràng với mục đích tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo sẽ nhằm tới những đối tượng là người sử dụng sản phẩm và cách tốt nhất là nhắm tới những vai trò giới sẵn có. Đây là một cách quảng cáo đã củng cố các khuôn mẫu giới sẵn có, ít nhiều đã bị lạc hậu so với thực tế. Ngay từ thập kỷ 1970, nghiên cứu về các thông tin quảng cáo đăng trên báo và tạp chí cho thấy trong ảnh, nam thường đứng cao hơn nữ, điều này ngụ ý ưu thế, vị trí xã hội nổi trội của nam so với nữ giới. Các tư thế của nam thường biểu hiện sức mạnh, ưu thế “đàn ông’, khỏe mạnh, dũng cảm, hiểu biết sâu rộng, còn phụ nữ biểu lộ sự mềm mại, tự vệ hoặc thụ động, phụ thuộc. Phụ nữ phần lớn được giới thiệu như những bà nội trợ ngoan ngoãn, biết nấu ăn ngon, biết phục vụ chồng con. Hình ảnh người phụ nữ tham gia công tác xã hội đã có nhưng vẫn còn mờ nhạt. Người ta hiếm khi được thấy năng lực của người phụ nữ trong các cương vị như giám đốc, nhà doanh nghiệp, bác sỹ…Trong khi nam giới xuất hiện trong quảng cáo thường có vai trò xã hội đa dạng như giám đốc, chủ doanh nghiệp, chuyên gia… hoặc người phụ nữ được trình bày như những người ốm đau, bệnh tật hoặc như là những người mang lại “niềm vui” nào đó (chẳng hạn sử dụng nước hoa có mùi thơm quyến rũ hay mặc bộ váy lộng lẫy) cho đồng nghiệp. Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo luôn là những người nội trợ thuần túy, người bận rộn với những bữa ăn gia đình, việc chăm sóc con cái và chỉ gắn với những sản phẩm nội trợ và chăm sóc con cái như: sữa bột, bột giặt, máy giặt, dầu ăn, nước tẩy sản nhà, nước rửa chén, dầu gội đầu, xã phòng…hầu như không thấy hình ảnh phụ nữ quảng cáo cho những sản phẩm khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ cao như máy tính, robot…Trong khi trên thực tế, phụ nữ có đã mặt ở hầu hết các lĩnh vực nghề nghiệp này. Phụ nữ với vẻ đẹp “trời cho” thường xuất 24 hiện trên các phương tiện truyền thông để gây chú ý, khêu gợi nhu cầu mua hàng, nhất là đối với những đồ dùng bếp núc, nội trợ trong gia đình. Trong khi đó, các biểu tượng vai nam được giới thiệu nhằm khích động hành vi mua sắm các đồ dùng đắt tiền hay sử dụng những mặt hàng được coi là đặc trưng cho “bản lĩnh đàn ông”, ví dụ xe hơi, bia. Có thể nói trong đời sống xã hội ngày nay, cả nam giới và nữ giới ai cũng muốn là người có tư tưởng tiến bộ, nhưng bằng một cách vô thức hay tinh vi, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông với những hình thức “tầm thướng hóa” vai trò của người phụ nữ trong việc phân biệt một cách quá rạch ròi, cứng nhắc các khuôn mẫu về vai trò giới truyền thống. Ví dụ, quảng cáo của một hãng dầu gội đầu “suôn & mượt”, hãng sản xuất dầu gội đầu nọ đã cho quảng cáo hình ảnh cô gái với mái tóc suôn mượt như vừa mới ép, đã phải thán phục đối thử của mình và thốt lên rằng “Chắc chồng cô ấy phải giầu lắm!”. Một thông điệp quảng cáo chứa đầy định kiến giới. Nó vô hình hạ thấp vị thế của phụ nữ, với ngầm ý: muốn làm đẹp người phụ nữ phải lấy chồng giầu, rằng tự bản thân phụ nữ không thể kiếm tiền để làm đẹp cho mình. Trong khi, trên thực tế, để có mái tóc như thế, người phụ nữ chỉ tốn 200.000 đồng. Điều sâu xa, ngầm ẩn hơn là quảng cáo này đã phát đi thông điệp rằng: Đàn ông mới là biểu tượng thành đạt của xã hội. Ngay cả việc quảng cáo với hình ảnh những người phụ nữ sử dụng bạo lực với nhau chỉ để có được sản phẩm nào đó, giúp cho mình đẹp hơn cũng làm xấu đi hình ảnh người phụ nữ. Đồng thời, tầm thường hóa những nhu cầu của họ, biến họ thành những con người tầm thường với những nhu cầu tầm thường và tiến hành những biện pháp tầm thường để đạt mục đích của mình. Đặc biệt, với ngay trong quảng cáo cho một dòng sản phẩm nhất định. Việc khai thác và sử dụng hình ảnh của nam giới và phụ nữ cũng mang đầy định kiến. Có thể dẫn ra đây một số quảng cáo: Dòng sản phẩm dầu gội đầu, sữa tắm dành cho nam và nữ, thì người nam giới bao giờ cũng xuất hiện với hình ảnh là người lôi cuốn, 25 hình ảnh của người hùng, thậm chí còn khiến cho nữ giới có những hành động quyến rũ, ham muốn (như trong quảng cáo dòng sản phẩm X-men, ngươi phụ nữ đã cố tình đánh rơi chiếc chìa khóa phòng để người nam giới chú ý đến)…Hay với dòng sản phẩm lăn khử mùi Rexona, người phụ nữ bao giờ cũng cảm thấy e ngại về mùi cơ thể của mình, thậm chí còn bị nam giới từ chối tình yêu chỉ vì cô ta “có mùi cơ thể”. Trong khi đó, cũng dòng sản phẩm của Rexona dành cho nam, người nam giới lại xuất hiện với hình ảnh lịch lãm, một người hùng đích thực có thể giải quyết được mọi vấn đề. Đây rõ ràng là những định kiến giới ngầm định, ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành vai trò giới một cách lành mạnh trên quảng cáo nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung. Quảng cáo đã tạo ra cho người dân, nhất là giới trẻ ảo tưởng về một cuộc sống sung sướng và ham muốn thể chất khi họ nhìn thấy hình ảnh của những cô gái trong trang phục hấp dẫn với những đôi chân dài. Hình ảnh cô gái đó trở thành hò quang, được lý tưởng hóa trong cuộc sống của giới trẻ khiến cho nhiều thanh niên hướng tới tiêu chuẩn của người mẫu. Nhiều phụ nữ tìm đến thẩm mỹ viện để giải phẫu tạo hình, sửa mũi, căng da mặt, độn ngực, cắt mi… Mong muốn làm đẹp là nguyện vọng chính đáng của phụ nữ. Tuy nhiên, cách mà các chương trình quảng cáo hướng đến chỉ là đề cao vẻ đẹp hình thể và tuyệt đối hóa vai trò nội trợ của người phụ nữ trong gia đình. Điều này làm méo mó hình ảnh thực tế về người phụ nữ. Trong khi những vấn đề với số đông phụ nữ như sức ép công việc, sự chật vật về kinh tế, những khó khăn trong nuôi dạy con trẻ… lại ít được đề cập đến. Điều này gây cảm tưởng sai lầm về một cuộc sống thuận tiền và dễ dàng đối với số đông phụ nữ. Chúng ta cũng thấy trong một số chương trình giải trí trên truyền hình, ví dụ như chương trình trò chơi Hãy chọn giá đúng, sau mỗi sản phẩm đều có những cô gái xinh đẹp, gợi cảm đứng giới thiệu. Đây là một hình thức lạm dụng hình ảnh thân thể của người phụ nữ một cách công khai. 26 Một vấn đề phát hiện và phê phán đó là sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ để quảng cáo các sản phẩm trên báo hình và báo in, nhất là trong trường hợp khai thác trắng trợn các yếu tố liên quan đến dục vọng để gây sự chú ý của người tiêu dùng. Hậu quả của hiện tượng này là tạo ra thái độ xem thường phụ nữ, coi phu nữ như đối tượng trong tưởng tượng tình dục của người nam giới. Lợi dụng hình ảnh phụ nữ nhằm mục đích kiếm lời. Có rất nhiều quảng cáo hiện nay trên truyền hình có những góc quay hình ảnh người phụ nữ hết sức “mạnh bạo”. Thí dụ, một số quảng cáo băng vệ sinh phụ nữ không ngại ngần quay cận cảnh phía sau lưng các cô gái với góc quay của camera rất kích động, hay những hình ảnh vai trần, áo trễ ngực, váy ngắn, chân trần… Những cảnh quay như vậy diễn ra hằng ngày và ngày càng trở nên quen thuộc. Trước đây, có thể có những luồng ý kiến phản đối việc có những hình ảnh quá lộ liễu về cơ thể phụ nữ xuất hiện trên truyền hình. Thì này, việc xuất hiện quá thường xuyên của những hình ảnh có tính chất tương tự đã trở nên quen thuộc và người ta dần chấp nhận nó như một việc bình thường. Vô hình chung hình tượng người phụ nữ thông qua các quảng cáo như vậy bi hạ thấp rất nhiều. Tuy chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng việc sử dụng hình ảnh nhân vật nam thay cho nhân vật nữ trong một số quảng cáo đã đem lại những cái nhìn tích cực. Chẳng hạn quảng cáo BCS “OK” trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là trên truyền hình đã có tác dụng tích cực trong việc dần dần xóa bỏ quan niệm mang nặng tư tưởng phong kiến coi tình dục là tầm thường, dung tục, đáng xấu hổ, không được bàn tới một cách công khai. Cũng cần phải nói thêm rằng, các nhà quảng cáo thường đưa lên hình ảnh người phụ nữ vạn năng, khéo léo, duyên dáng, ấm áp với con, lãng mạn với chồng. những hình ảnh thuyết phục hoàn hảo ấy là một thông điệp nói với phụ nữ rằng, chúng tôi là hàng hóa, chúng tôi giúp bạn được điều ấy. Thực ra những hình ảnh là bóp méo phụ nữ, bắt phụ nữ sống theo khuôn thước của xã hội. Để làm cho phụ nữ bình thường khi xem chỉ nhận ra rằng mình còn thua kém hình ảnh người phụ nữ 27 trong quảng cáo. Mình còn thua kém họ mặt này, mặt khác, mình muốn được như cô ấy…Vì thế mình sẽ mua sản phẩm này với mong ước làm cho mình gần hơn với hình ảnh người phụ nữ được xã hội tôn xưng kia. Và vô hình chung người phụ nữ tiêu dùng tự nguyện trở thành nô lệ của sản phẩm đó, nghiêm trọng hơn là của triết lý: phụ nữ bị định hình trong xã hội tuân theo mong ước của xã hội, là nô lệ cho dục vọng muốn được thỏa mãn yêu cầu của xã hội, chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội. 2.3. Vài nét về xã hội hóa vai trò giới trên báo in. Sự mô tả vai trò giới trên báo in cũng có vài nét tương đồng như vai trò giới trên truyền hình ở chỗ quan niệm gán cho phụ nữ một số vai trò nghề nghiệp hạn chế hơn so với nam giới. Trong nghiên cứu của John. K. Simmons có một vài số liệu đáng chú ý như sau: - 15% tin tức trên các trang nhất là về phụ nữ - 24% tin trên các báo địa phương là về phụ nữ - 14% các bài báo viết về lĩnh vực kinh doanh của phụ nữ - 65% các bài báo là do nam giới viết - Trong 54000 người làm trong các tờ báo lớn, có 375 là phụ nữ - 19.4% các tờ báo có chủ biên là phụ nữ - 8% các tờ báo là do phụ nữ lãnh đạo ( Nguồn: “Media and Gender”, John.K.Simmons) Nhìn vào số liệu trên có thể thấy báo in không đề cập nhiều đến phụ nữ, hình ảnh phụ nữ cũng xuất hiện rất ít trong các lĩnh vực kinh doanh. Điều này cho thấy nam vai trò của nam giới trong các lĩnh vực kinh doanh phần nào được coi trọng hơn trong các báo in. 28 Có một nhận định cho rằng: “Báo in: một sự duy trì định kiến giới hợp pháp”5, bởi theo nhóm tác giả này cho rằng nhiều người vẫn còn có những niềm tin sai lầm khi quá tách biệt đâu là vai trò của phụ nữ, đâu là vai trò của nam giới và nó được hợp thức hóa một cách tinh vi dưới nhiều hình thức, ngay cả hình thức được hợp pháp hóa như trên báo in. Có thể dẫn ra đây một loạt những dẫn chứng về việc phân tích vai trò của phụ nữ và nam giới chứa đựng những thông tin mang định kiến về vai trò giới, dẫn tới sự giáo dục bất bình đẳng giới trong xã hội một cách vô thức: “Tề gia nội trợ là công việc muôn thuở của người phụ nữ. Việc chợ búa, bếp núc được gắn liền với người phụ nữ như là thiên chức, một trách nhiệm ẩn chứa trong đó là niềm kiêu hãnh chứ không phải là sự vất vả đơn thuần…Người phụ nữ toàn vẹn không thể là một người phụ nữ không biết nấu ăn”6 “Trong thời đại bình đẳng nam nữ, vai trò chủ gia đình vẫn nên là người chồng, người cha…Đàn ông đã định làm gì thường nhất định làm bằng được trong khi phụ nữ hay đắn đo, cân nhắc quá kỹ thành ra do dự”.7 “Trong gia đình, người đàn ông thường phải tập trung trí lực cho những công việc làm ăn lớn, cho sự nghiệp mà anh ta đang theo đuổi như: nghiên cứu khoa học, phát minh sáng chế…Nếu anh ta suốt ngày chìm ngập trong những công việc không tên như lau nhà, giặt tã cho con… thì làm sao có thể tập trung sức lực cho sự nghiệp lớn lao xây dựng ngôi nhà hạnh phúc được”8 “Phụ nữ biết rằng danh vị của họ dù to đến mấy mà không có một gia đình êm ấm với một người chồng hết lòng yêu thương vợ và những đứa con chăm ngoan, hiếu thuận thì cuộc đời cũng sẽ trống rỗng”9 5 Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng – Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, lý thuyết & thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2006, tr 137. 6 Tại sao nhiều bạn gái bây giờ nấu ăn kém, báo Phụ nữ thủ đô, số 20, ngày 27/10/1999. 7 Ai là chủ gia đình, báo Phụ nữ thủ đô, số 2, ngày 09/10/2002. 8 Chồng lười tại vợ, báo Phụ nữ thủ đô, ngày 30/10/2002. 9 Gia đình và xã hội, ngày 03/02/2004. 29 Có thể khi đọc xong những trích dẫn trên, mọi người đều nghĩ rằng “nó hoàn toàn hợp lý” thì rõ ràng, chính chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng của những vai trò giới rập khuôn cho người phụ nữ mà báo in đem lại. Bởi những khuôn mẫu, vai trò này là cái chúng ta được dạy dỗ tùy thuộc vào giới tính của chúng ta, và ngày được củng cố bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo in. Thực tế cho thấy, quá trình xã hội hóa trẻ em trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta cho con học gì, chơi trò gì và dạy trẻ chủ yếu phụ thuộc vào việc chúng là nam giới hay nữ giới. Nếu như những bé trai được dạy phải đi đứng nhẹ nhàng, được chơi những trò búp bê, đồ hàng, giúp đỡ bếp núc với mẹ ngay từ nhỏ; còn những em gái được học võ, đá bóng, đi đứng nói năng tự do… Thì trong 20 năm đầu của quá trình xã hội hóa, thì liệu tính cách, vai trò, vị trí của trẻ em trai và trẻ em gái có giống với những khuôn mẫu, vai trò giới như hiện nay hay không? Người phụ nữ đảm đang, người phụ nữ của gia đình, người phụ nữ biết nhẫn nhịn, dịu dàng, chịu thương chịu khó…là những đức tính luôn được ca ngợi ở người phụ nữ. Và kết quả của những thông điệp ca ngợi người phụ nữ trong gia đình đó đã hướng nhiều người phụ nữ đến những hình ảnh rập khuôn một cách máy móc. Không ít phụ nữ tin tưởng một cách sâu sắc rằng sức mạnh của phụ nữ nằm ở đức hy sinh và lý tưởng sống duy nhất của người phụ nữ là chồng và con. Và để làm được trọn vẹn những điều đó, người phụ nữ phải từ bỏ những cơ hội thăng tiến, từ bỏ ước mơ của mình chỉ để làm trọn bổn phận cao cả là làm vợ, làm mẹ. Định kiến giới không chỉ nhằm vào phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng gặp phải những bất lợi. Những người đàn ông tính cách hòa nhã, biết lắng nghe vợ, chia sẻ việc gia đình với vợ…họ thường bị quy chụp là nhu nhược, kém cỏi, đàn ông mặc váy, núp bóng đàn bà. Và nhiều người đã từ bỏ những đức tính tốt đó của mình, để làm theo định kiến về vai trò giới của xã hội. 30 KẾT LUẬN Qua tìm hiểu về xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng( trên truyền hình) có thể rút ra một số kết luận sau: • Truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới. Nó đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc gây dựng hình ảnh giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình về giới. • Các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn duy trì các khuôn mẫu giới truyền thống và áp đặt như truyền tải cách nhìn của nam giới, lấy cách nhìn của nam giới làm chuẩn mực • Số lượng nữ giới xuất hiện ít hơn nam giới • Vai trò của phụ nữ trên truyền hình thường xuất hiện với các vai trò như là người nội trợ, người mẹ, còn người chồng thường xuất hiện với tư cách là người đi làm và có địa vị cao trong xã hội. • Các vai trò giới và sự phân công lao động theo giới có thể được thay đổi. Tuy nhiên nó đòi hỏi một quá trình lâu dài. Việc thay đổi sự bất bình đẳng vai trò giới chỉ có thể thành công khi cả phụ nữ và nam giới cùng tham gia vào quá trình để hướng đến sự thay đổi này. Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông vẫn còn bị bó buộc trong những khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và vai trò nghề nghiệp. chính việc ca ngợi sự hi sinh, đảm đang, giỏi thu vén việc nhà một chiều này vô hình trung làm mất đi những cơ hội tiến bộ hay khả năng phát huy năng lực của người phụ nữ. Trong đa số các quảng cáo thương mại, hình ảnh người phụ nữ được trình bày như những người nội trợ thuần túy hoặc như những biểu tượng tình dục. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hình ảnh phụ nữ chủ yếu tập trung vào mảng truyền hình. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ ra vấn đề đã và đang xảy ra trong xã hội là vấn đề bất bình đẳng giới với phụ nữ trên các phương tiện truyền thông chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp dể hạn chế. Ngoài ra 31 các nhà nghiên cứu có xu hướng quan tâm nhiều đến các mặt tiêu cực mà ít đề cập đến mặt tích cực cần phải phát huy. Có thể nói truyền thông đại chúng có nhiều tiến bộ và sự bất bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông đối với phụ nữ đã giảm đi. Truyền thông ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với hình thức thể hiện phong phú, sống động, chứa đựng nhiều hình ảnh và thông điệp về phụ nữ và nam giới, truyền thông ngày càng tỏ rõ sức hấp dẫn đối với công chúng. Tóm lại, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực liên quan đến hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm cả về chất lượng và số lượng. 32 DANH SÁCH NHÓM 12 1. Nguyễn Thị Hồng Trâm (Nhóm trưởng) 2. Đào Hồng Ngọc 3. Lê Thị Ni Na 4. Hoàng Thị Hường 5. Lý Thị Vui 6. Phạm Thị Quỳnh 7. Lê Thị Hương Chi 8. Bùi Thị Phương 9. Trần Thị Quỳnh Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng.pdf
Luận văn liên quan