Xác định các giá trị nghề nghiệp cần giáo dục cho sinh viên sư phạm tiểu học hiện nay

Giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm nói chung, SVSPTH nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhờ giáo dục GTNN mà người sinh viên tạo dựng được nền tảng cho sự hình thành và phát triển ở bản thân mình nhân cách của nhà giáo dục. Vì vậy, giáo dục GTNN chính là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, và do đó, nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường phổ thông. Để giáo dục GTNN cho SVSPTH, trước hết phải xác định được một hệ thống các giá trị phù hợp. Ở đây, một hệ thống GTNN phù hợp có nghĩa là hệ thống đó phải bao gồm các giá trị quy định mục đích lao động sư phạm của người sinh viên ở nhà trường tiểu học sau này và các giá trị mà người sinh viên cần có để đạt được mục đích ấy. Các giá trị này chỉ có thể tìm thấy được trong Mục đích giáo dục và Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học. Trên cơ sở phân tích Mục đích giáo dục và khái quát hóa Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học, chúng tôi đã xác định được một hệ thống các GTNN để giáo dục cho SVSPTH nước ta hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định các giá trị nghề nghiệp cần giáo dục cho sinh viên sư phạm tiểu học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 87 XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CẦN GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TIỂU HỌC HIỆN NAY DEFINING A CAREER’S ESSETIAL VALUES TO TRAIN STUDENTS OF PRIMARY EDCUATION NGUYỄN HOÀNG HẢI Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Giáo dục giá trị nghề nghiệp là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong thực tiễn đào tạo giáo viên tiểu học, việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên còn có nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa định hình được một cách cụ thể nội dung giáo dục giá trị nghề nghiệp. Bài báo này thực hiện việc xác định hệ thống các giá trị nghề nghiệp cần phải giáo dục cho sinh viên sư phạm tiểu học ở nước ta hiện nay. ABSTRACT One of the basic ways to improve training quality at colleges of education is to teach a career’s essential values to students. Equipped with this knowledge, students are definitely becoming qualified teachers to meet the high demand of educational innovation in the period of industrialization, modernization and international integration. However, our primary education programs are having some limitations because these necessary values have not been specified properly. This article will then discover and define them to apply to primary education programs in Vietnam. 1. Đặt vấn đề Giáo dục giá trị được hiểu là quá trình tổ chức và hướng dẫn hoạt động của người học để họ chiếm lĩnh được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của bản thân phù hợp với sự mong đợi và yêu cầu chung của toàn xã hội. Giáo dục giá trị, với cách hiểu như vậy, là bộ phận cốt yếu của mọi chương trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người. Bởi lẽ, “nhân cách chính là mối quan hệ - mức độ phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị của chủ thể với thang giá trị và thước đo giá trị của nhóm, cộng đồng, xã hội, nhân loại. Mức độ và phạm vi phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn.” [3; tr 130] Đào tạo giáo viên, về bản chất, là quá trình hình thành ở người sinh viên nhân cách của nhà giáo dục, có những phẩm chất cao đẹp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Đó là một nhân cách thực sự mẫu mực cả về đạo đức, lối sống lẫn tài năng sư phạm, là tấm gương sáng cho học sinh và cho cả cộng đồng. Nhân cách đó chỉ có thể hình thành ở người sinh viên khi họ lĩnh hội được nền văn hóa chung của nhân loại, mà TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 88 trước hết là văn hóa sư phạm cùng những giá trị tinh thần cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của họ. Vì thế, trong quá trình đào tạo giáo viên, giáo dục giá trị nghề nghiệp (GTNN) chính là con đường cơ bản để bảo đảm cho người sinh viên hình thành được ở bản thân mình nhân cách của nhà giáo dục. Để giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm, cần phải có một hệ thống các giá trị phù hợp. Đây là vấn đề có tính then chốt trong giáo dục GTNN cũng như trong toàn bộ quá trình đào tạo giáo viên của nhà trường sư phạm. Bởi lẽ, nếu có một hệ thống giá trị cụ thể và rõ ràng, nhà trường mới có căn cứ để xây dựng kế hoạch, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục giá trị cho sinh viên. Hơn nữa, việc lựa chọn GTNN nào để giáo dục lại có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất và chiều hướng phát triển nhân cách nghề nghiệp của sinh viên trong suốt quá trình công tác ở trường phổ thông sau này. Thực tiễn đào tạo giáo viên ở nước ta từ trước đến nay cho thấy, nhà trường sư phạm vẫn luôn chú ý giáo dục cho giáo sinh các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa cùng các phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo, còn ít thấy đề cập đến các GTNN có tính đặc trưng của người giáo viên hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống GTNN cần giáo dục cho sinh viên cũng chưa được xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt những định hướng GTNN cần thiết trong nhân cách của người sinh viên khi họ bước vào nghề, và do vậy, làm hạn chế khả năng của họ trong việc tự hoàn thiện bản thân để có thể theo kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội. Trên thực tế, đội ngũ nhà giáo nước ta cũng đang bộc lộ nhiều điểm bất cập khi đứng trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục hiện nay. Đặc biệt, trong đội ngũ giáo viên tiểu học (GVTH), nhiều người còn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò cũng như trách nhiệm to lớn của mình, chỉ coi dạy học là dạy chữ chứ chưa phải là dạy người theo nghĩa đầy đủ nhất. Thực trạng đó đặt ra đòi hỏi bức bách là phải xác định được hệ thống GTNN phù hợp để giáo dục cho sinh viên sư phạm, trước hết là sinh viên sư phạm tiểu học (SVSPTH). 2. Về khái niệm giá trị nghề nghiệp giáo viên tiểu học Giá trị là phạm trù cơ bản của triết học, giờ đây được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thông thường, khi nói đến giá trị là nói đến tính ích lợi, tính có ý nghĩa của các đối tượng trong hiện thực khách quan đối với cuộc sống của cá nhân, của nhóm và xã hội. Tính ích lợi, tính có ý nghĩa của đối tượng có thể bao hàm cả mặt tích cực và tiêu cực. Song, quan niệm chung về giá trị vẫn luôn khẳng định mặt chính diện, tính có ý nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của các đối tượng đối với chủ thể. Nhà xã hội học J. H. Fichter cho rằng: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị” [5; tr 173-174]. Như vậy, khái niệm giá trị cần được hiểu một cách tường minh bao gồm cả kinh nghiệm, tri thức, vốn sống, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ lao động. Giá trị là cái dùng để chỉ các phẩm chất và đức tính cao quý của con người, là cái được đa số người trong xã hội ao ước và cùng nhau chia sẻ. Giá trị gắn liền với cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hành động để vươn tới lý tưởng chân, thiện, mỹ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 89 Nguồn gốc của giá trị nằm trong hiện thực khách quan, nó vốn là đặc tính của một đối tượng nhất định. Đặc tính này trở thành giá trị khi nó được chủ thể phát hiện, đánh giá và chấp nhận. Nhà giáo dục học Nhật Bản T. Makiguchi đã khẳng định: “Giá trị là sự thể hiện có tính định lượng của mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá” [6; tr 104]. Giá trị thông qua đánh giá mà có, nhờ đánh giá mà chủ thể tìm ra được cái có ý nghĩa, cái mà mình quan tâm tới, có ước muốn đạt được để thực hiện một mục đích nào đấy. Giá trị và mục đích của hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau. Bằng cách tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng: “ mục đích của hoạt động bao giờ cũng là làm sao đạt tới cái mà mình cho là có giá trị đối với bản thân. Từ đó, có thể đi tới định nghĩa giá trị là cái quy định mục đ ích của hoạt động”. Theo ông: “Dưới góc độ của giá trị học, đời người là tổng các giá trị do người đó tạo nên, tiếp thu, chấp nhận, lấy làm chuẩn mực bằng dòng hoạt động của bản thân. Tổng các giá trị này là văn hóa của người đó” [4; tr 106]. Ở đây, tổng thể các giá trị do con người tạo ra được coi là văn hóa, vì thế giá trị cũng mang các chức năng của văn hóa, trong đó có chức năng giáo dục và làm phát triển con người. Khái niệm “giá trị”, qua những phân tích trên, có các dấu hiệu bản chất sau: − Giá trị là sự thể hiện mối quan hệ lợi ích, đánh giá của chủ thể với tồn tại xung quanh. Trong giá trị bao giờ cũng hàm chứa những đặc tính ích lợi, có ý nghĩa tốt đẹp đối với chủ thể. − Giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động, là cái mà chủ thể cần có để đạt được mục đích hoạt động của mình. − Giá trị mang chức năng của văn hóa nên bao giờ cũng có tác dụng giáo dục và làm phát triển nhân cách của chủ thể. Trong xã hội loài người, mỗi cộng đồng (nhóm xã hội hoặc giai tầng xã hội) đều có một hệ thống giá trị đặc thù đóng vai trò là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng và định hướng cho các thành viên trong cộng đồng cùng thống nhất hành động. Đội ngũ GVTH ở nước ta là một nhóm xã hội nghề nghiệp, do đó cũng có một hệ thống các giá trị đặc thù. Các giá trị này chính là giá trị nghề nghiệp GVTH. Giá trị nghề nghiệp GVTH nằm trong khái niệm giá trị và mang đầy đủ các đặc trưng bản chấ t của khái niệm giá trị. Đó là sự thu hẹp của khái niệm giá trị vào trong lĩnh vực giáo dục tiểu học. Vì thế, có thể hiểu giá trị nghề nghiệp GVTH là: − Các phẩm chất, đức tính cao đẹp, các kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được đa số GVTH thừa nhận là đáng quý, hữu ích và mong muốn đạt được. − Các yếu tố quy định mục đích lao động sư phạm của người GVTH cũng như các yếu tố mà người GVTH cần có để đạt được mục đích lao động sư phạm của mình. − Các yếu tố tạo nên văn hóa sư phạm GVTH, chúng có tác dụng giáo dục ý thức nghề nghiệp và làm phát triển nhân cách sư phạm của người GVTH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 90 3. Xác định các GTNN cần giáo dục cho SVSPTH ở nước ta hiện nay Xác định các giá trị để giáo dục cho học sinh, sinh viên là một công việc phức tạp, bởi những giá trị cần giáo dục là vô số, trong khi yêu cầu của giáo dục lại đòi hỏi phải lựa chọn một số giá trị cơ bản, tối thiểu, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa phù hợp với đối tượng giáo dục. SVSPTH là một đối tượng đặc biệt, họ đang được đào tạo để trở thành nhà giáo dục. Vì thế, việc xác định các giá trị để giáo dục cho SVSPTH cần phải dựa vào Mục đích giáo dục và Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học. Bởi lẽ, trong Mục đích giáo dục có các yếu tố quy định mục đích lao động sư phạm của người GVTH, còn trong Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học lại hàm chứa các yếu tố mà người GVTH cần có để đạt được mục đích lao động của mình. 3.1. Xác định các giá trị có trong Mục đích giáo dục Mục đích giáo dục là sản phẩm dự kiến của quá trình giáo dục, là mẫu hình lý tưởng về nhân cách con người mà xã hội mong muốn đào tạo nên. Mục đích giáo dục ở nước ta hiện nay là đào tạo ra lớp người có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng những yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đó là những con người mà trong nhân cách của họ phải bao gồm một hệ thống các giá trị vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang tính hiện đại. Hệ thống giá trị này đã được nêu trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, hệ thống giá trị này được cụ thể hóa như sau: − Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. − Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. − Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. − Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. − Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.” [1; 58-59]. Như vậy, có thể nhận rõ các giá trị mà nhà trường nước ta phải giáo dục cho học sinh, sinh viên bao gồm: 1. Tinh thần yêu nước, yêu CNXH. 2. Độc lập dân tộc (thể hiện ở tinh thần tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu). 3. Hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội (thể hiện ở tinh thần đoàn kết với nhân dân TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 91 thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội). 4. Tinh thần tập thể (thể hiện ở ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung). 5. Lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh. 6. Cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa. 7. Tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng. 8. Ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 9. Hiệu quả lao động (thể hiện ở sự lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội). 10. Ý thức vươn lên hoàn thiện bản thân (thể hiện qua việc thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực). Đây là các giá trị căn bản nhất, đóng vai trò nền tảng và định hướng cho sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay. Việc giáo dục các giá trị này cho học sinh, sinh viên là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Ở bậc tiểu học, người giáo viên càng có trách nhiệm to lớn hơn, bởi ở bậc học này, giáo viên là ông thầy tổng thể, là người giáo dục học sinh một cách toàn diện về mọi mặt. Trách nhiệm đó đòi hỏi mỗi người GVTH, ngay từ khi còn là sinh viên trong nhà trường sư phạm, phải lĩnh hội được một cách đầy đủ và sâu sắc các giá trị căn bản làm nền tảng cho nhân cách con người Việt Nam. Vì thế, các giá trị nêu trên chính là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các GTNN mà nhà trường cần phải giáo dục cho SVSPTH. 3.2. Xác định các giá trị có trong Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học Cùng với Mục đích giáo dục, Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học cũng là một căn cứ quan trọng để xác định các GTNN cần giáo dục cho SVSPTH. Ở nước ta, Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học được nêu trong Chương trình khung giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006 [2]. Nội dung của Bản Mục tiêu quy định những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm mà mỗi người SVSPTH cần phải đạt được khi tốt nghiệp ra trường. Những yêu cầu đó chính là sự cụ thể hóa các giá trị trong nhân cách nghề nghiệp của người GVTH. Vì thế, nếu khái quát các yêu cầu này sẽ giúp chỉ ra hệ thống GTNN cần giáo dục cho SVSPTH. Dưới đây là hệ thống giá trị đã xác định được bằng cách khái quát hóa các yêu cầu nêu trong Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học. Bảng 1: Xác định các GTNN từ Mục tiêu đào tạo cử nhân tiểu học TT Nội dung Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học Giá trị tương ứng 1 Yêu cầu (YC) 1.2.1: yêu nước, yêu CNXH Yêu nước, yêu CNXH 2 YC 1.2.1: là công dân tốt, chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Trách nhiệm công dân TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 92 3 YC 1.2.1: Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh (HS), được HS tin yêu Yêu nghề, thương yêu HS 4 YC 1.2.1: Chấp hành các chủ trương chính sách của ngành; Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, biế t vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục Trách nhiệm nghề nghiệp 5 YC 1.2.1: Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt với gia đình HS và cộng đồng Văn hóa nhà giáo 6 YC 1.2.3: Biết giao tiếp v à ứng xử th ích hợp với HS, gia đình HS, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng Khả năng giao tiếp sư phạm 7 YC 1.2.1: Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ Tự hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp 8 YC 1.2.1: Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ Sức khoẻ tốt 9 YC 1.2.2: Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng. Nắm vững các kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp cấp tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu, tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn; Có kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học, về đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, bước đầu biết vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn dạy học, giáo dục HS ở trường tiểu học Trình độ chuyên môn vững vàng 10 YC 1.2.2: Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiểu biết những chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hóa của đất nước. Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành. YC 1.2.2: Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh - quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp Hiểu biết rộng 11 YC 1.2.2: Có hiểu biết về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng Gắn bó với cộng đồng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 93 12 YC 1.2.2: Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học; YC 1.2.3: Biết lập kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở tiểu học Tinh thần đổi mới 13 YC 1.2.3: Biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của HS và địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Biết dạy cho HS phương pháp học tập, đặc biệt biết tự học, phát triển ở HS năng lực tự đánh giá ; Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho HS dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập Năng động, sáng tạo 14 YC 1.2.3: Biết sử dụng các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin, vào quá trình dạy học ở tiểu học Sử dụng tốt phương tiện công nghệ 15 YC 1.2.3: Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Có khả năng giáo dục HS cá biệt. Có khả năng tổ chức các hoạt động sư phạm 16 YC 1.2.3: Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản. Biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của HS Biết cách quản lý học sinh 3.3. Hệ thống hóa các giá trị nghề nghiệp cần giáo dục cho sinh viên sư phạm tiểu học Ở trên, việc phân tích Mục đích giáo dục đã chỉ ra được các giá trị cơ bản trong mẫu hình nhân cách con người Việt Nam và cũng là các giá trị mà người GVTH phải nhuần nhuyễn để giáo dục cho học sinh của mình. Các giá trị này mang tính chất lý tưởng và có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, chúng quy định mục đích hoạt động sư phạm của người GVTH nên được gọi là các giá trị mục đích. Bên cạnh đó, việc khái quát hóa Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học cũng đã rút ra các giá trị cơ bản mà người SVSPTH cần phải lĩnh hội được để tạo dựng nền tảng cho nhân cách nghề nghiệp của bản thân. Trong giáo dục, nhân cách người giáo viên là công cụ lao động của họ nên các giá trị này được gọi là các giá trị công cụ. Như vậy, có thể xác định một hệ thống giá trị cần giáo dục cho SVSPTH gồm hai nhóm, đó là: nhóm các giá trị mục đích và nhóm các giá trị công cụ. Hệ thống GTNN được thể hiện ở bảng 2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 94 Bảng 2: Hệ thống các GTNN cần giáo dục cho SVSPTH Các giá trị mục đích Các giá trị công cụ 1. Tinh thần yêu nước, yêu CNXH 2. Độc lập dân tộc 3. Hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội 4. Tinh thần tập thể 5. Lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh 6. Cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa 7. Tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng 8. Ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái 9. Hiệu quả lao động 10. Ý thức vươn lên hoàn thiện bản thân 1. Yêu nước, yêu CNXH 2. Trách nhiệm công dân 3. Yêu nghề, thương yêu học sinh 4. Trách nhiệm nghề nghiệp 5. Văn hóa nhà giáo 6. Khả năng giao tiếp sư phạm 7. Tự hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp 8. Sức khỏe tốt 9. Trình độ chuyên môn vững vàng 10. Hiểu biết rộng 11. Gắn bó với cộng đồng 12. Tinh thần đổi mới 13. Năng động, sáng tạo 14. Sử dụng tốt phương tiện công nghệ 15. Có khả năng tổ chức các hoạt động sư phạm 16. Biết cách quản lý học sinh 4. Kết luận Giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm nói chung, SVSPTH nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhờ giáo dục GTNN mà người sinh viên tạo dựng được nền tảng cho sự hình thành và phát triển ở bản thân mình nhân cách của nhà giáo dục. Vì vậy, giáo dục GTNN chính là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, và do đó, nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường phổ thông. Để giáo dục GTNN cho SVSPTH, trước hết phải xác định được một hệ thống các giá trị phù hợp. Ở đây, một hệ thống GTNN phù hợp có nghĩa là hệ thống đó phải bao gồm các giá trị quy định mục đích lao động sư phạm của người sinh viên ở nhà trường tiểu học sau này và các giá trị mà người sinh viên cần có để đạt được mục đích ấy. Các giá trị này chỉ có thể tìm thấy được trong Mục đích giáo dục và Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học. Trên cơ sở phân tích Mục đích giáo dục và khái quát hóa Mục tiêu đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học, chúng tôi đã xác định được một hệ thống các GTNN để giáo dục cho SVSPTH nước ta hiện nay. Đây là các giá trị cơ bản nhất trong nhân cách người GVTH. Việc lĩnh hội được các giá trị này không chỉ giúp SVSPTH có đủ khả năng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình ngay sau khi TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 95 ra trường mà còn có được tiền đề quan trọng để tiếp tục lĩnh hội các GTNN khác, tự hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của bản thân, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời đại mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình khung giáo dục đại học - Ban hành theo quyết định số 39/ 2006/ QĐ-BGDĐT, ngày 02. 10. 2006, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. [3] Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. [4] Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. [5] Joseph. H. Fichter, Xã hội học nhập môn, Bản dịch của Trần Văn Đĩnh, Sài gòn, 1974. [6] Tsunesabura Makiguchi, Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo , Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và NXB Trẻ, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_hai_hoang_pr13_nam_978.pdf
Luận văn liên quan