Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến 2015

MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, môi trường kinh doanh rộng lớn, môi trường cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, với nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2009 là không nhỏ. Mức độ ấy có thể gây thiệt hại lớn hơn so với chúng ta nghĩ nếu các nhà quản lý, hoạch định không đi sâu phân tích những tác động, hậu quả để tìm ra giải pháp [15]. Tại Diễn đàn doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tế Việt Nam 2009, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Tôi thấy trong kinh tế vĩ mô, chúng ta chưa đi sâu phân tích các vấn đề, chưa nhận thức đủ mức tác động tới nền kinh tế trong nước, do đó sẽ khó ứng phó với những biến động khi xảy ra. Đối với doanh nghiệp thì lại càng khó khăn hơn vì họ khó dự báo được tình hình ở tầm vĩ mô” [9] và trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, Trong 6 tháng đầu năm vừa qua Việc thoát đáy (trong quý I) đã được khẳng định và nền kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi tích cực được thể hiện trên nhiều mặt. Một số chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và nhanh, duy trì tháng sau cao so với tháng trước, quý sau cao hơn so với quý trước. Cụ thể: nếu quý I, GDP chỉ tăng 3,14 % thì quý II tăng 4,46%, quý III tăng 5,76% [9]. Điều này vừa tạo cơ hội phát triển kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay không kể đến những yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn hướng đi đúng, xác định, xây dựng một chiến lựơc phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý và kịp thời. - 2 - Từ khi thành lập (2007) đến nay dưới sự quản lý, điều hành của ban giám đốc của công ty, Công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa được biết đến qua các sản phẩm tranh thư pháp chữ việt và thiết kế, với sự thay đổi và phát triển nền kinh tế đến nay cũng có nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực này, do đó đòi hỏi công ty phải nổ lực hơn nữa để đứng vững trên thị trường. Với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, với nhận thực về tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược phát triển công ty và mong muốn góp phần vào sự phát triển công ty tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015” nhằm đưa kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh, để làm bài báo cáo. 2. Mục đích đề tài Nhiệm vụ của đề tài là thực hiện một số mục đích cụ thể như sau. ¾ Tìm hiểu về lịch sử phát triển tranh thư pháp của một số nước có nền thư pháp lâu đời. ¾ Đánh giá rõ thực trạng của công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa. ¾ Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa trong lĩnh vực tranh thư pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và Miền đông Nam bộ, tập trung phân tích thực trạng giai đoạn 2007 đến 2008. Đề xuất giải pháp và kiến nghị tập trung giai đoạn 2010-2015. 4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong nước hiện có Viện Nghiên Cứu Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững, và các bộ ngành cũng thực hiện - 3 - các công trình nghiên cứu chiến lược phát triển, các đề tài, dự án chiến lược phát triển. Tổng cục du lịch Việt Nam: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030” được tập trung vào các vấn đề: Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch [10]. Từ nay đến cuối năm 2009, Tổng cục Du lịch đưa ra 7 nội dung và là mục tiêu hướng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã được phân bổ, tăng cường xúc tiến tại thị trường lớn Trung Quốc, lập đề án thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cường bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới [10]. “Dự án xây dựng chiến lược phát triển tài ngành tài nguyên và môi trường” Mục tiêu: nghiên cứu sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, các kịch bản phát triển cũng như các giải pháp đột phá của ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2020 (trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đồng thời góp phần xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 [10]. Nhiệm vụ: (1)Phân tích, đánh giá tổng quan việc thực hiện các chiến lược 10 năm (2001-2010), kế hoạch 5 năm (2006-2010) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; (2)Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản phát triển của ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020; (3)Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành tài nguyên và môi trường của một số nước trên thế giới; (4)Nhận dạng cơ hội, thách thức và đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020 và (5)Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài - 4 - nguyên và môi trường 2011-2020 và Kế hoạch phát triển ngành giai đoạn 2011- 2011 [10]. Quyết định Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ ký ngày (6/5/2009) [13] gồm có: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch văn hoá 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển văn hoá và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược này vào năm 2015 và tổng kết vào đầu năm 2021 [13]. Tổ chức các hình thức thích hợp để học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, di sản văn hoá dân tộc, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử - văn hoá. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các ngành và các địa phương đưa kế hoạch phát triển văn hoá vào kế hoạch định kỳ của ngành, địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển văn hoá. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho văn hoá; xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho văn hoá [13]. Xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành văn hoá, trí thức, văn nghệ sĩ, đối với các tập thể, cá nhân tham gia xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Cũng trong phê duyệt của thủ tướng chính phủ “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010” ký ngày (31/12/2003) chiến lược được phân công cho các ban ngành và bộ thực hiện bao gồm [13]: - 5 - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu trong công tác giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa học và công nghệ, đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm. Xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học và công nghệ. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho khoa học và công nghệ [13]. Tình hình nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh: Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trường cao đẳng, đại học và các trường đó có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh, bên cạnh những luận văn thạc sĩ còn có các đề tài tốt nghiệp liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển, như đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2015”[19] Hay đề tài “Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015”[5] đề tài đưa ra Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp - 6 - thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất, Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015, cho đến thời điểm hiện tại ở Thành Phố Hồ Chí Minh chưa có một đề tài nào để xây dựng chiến lược phát triển cho công ty TNHH Thăng Hoa, hiện nay trong công ty cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu có liên quan và đây cũng là một lý do hình thành đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa, sách tham khảo, mạng internet. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này gồm: Hệ thống hoá lý luận, tìm hiểu lịch sử phát triển thư pháp của các nước Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của báo cáo. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa. Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài, xây dựng ma trận SWOT hình thành ma trận QSPM, tổng hợp các chiến lược và lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM. Các phương pháp cụ thể gồm: Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Ý nghĩa khoa học đối với kết quả nghiên cứu của luận án này là: ¾ Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thăng Hoa. ¾ Đưa ra những kết luận từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của công ty Thăng Hoa ở địa bàn TP Hồ Chí Minh. - 7 - ¾ Xây dựng các quan điểm và kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường phát triển công ty TNHH Thăng Hoa tại TP Hồ Chí Minh bền vững. 7. Những đóng góp mới của báo cáo nghiên cứu Báo cáo tìm hiểu lịch sử phát triển tranh thư pháp của các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua, và xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015. 8. Kết cấu của báo cáo: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo báo cáo có 63 trang, 2 sơ đồ, 13 bảng và được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về phát triển doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng và xu hướng xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015. Chương 3 : Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến 2015.

pdf63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được giảng dạy trong thư viện, trong vương thất hay trong các học đường chính thống do quốc gia lập nên. Lịch sử Thư pháp có thể coi như bắt đầu từ đó mà phát triển, và rất nhiều thế hệ các nhà Thư pháp qua các triều đại, các thời kỳ lịch sử đã không ngừng nỗ lực cống hiến cho sự hưng thịnh của Thư pháp Hàn Quốc [16]. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Thư pháp ở Hàn quốc có một quan hệ mật thiết gắn bó với hội họa, thậm chí có người cho rằng, từ góc độ mạnh mẽ mà uyển chuyển hài hòa trong bút pháp, chính hội họa Hàn Quốc lại chịu ảnh hưởng rất lớn của Thư pháp. Cho nên người ta thường treo một bức Thư pháp trên tường hay trong phòng mà thưởng thức giống như thưởng thức một bức tranh Một bức tranh chữ đẹp ngoài việc được tạo nên từ sự bố trí các nét, các chữ hài hòa một cách có quy luật; còn toát lên sự đan xen, giao hòa của bút lực, của chất liệu, của các kỹ thuật viết như hành trú, đình đề, đốn tỏa trên cơ sở sự vi diệu của cảm giác từ đôi tay với tinh thần và tình cảm nghệ thuật của tác giả. Tất cả tạo nên một bức Thư pháp với mỹ cảm trong sự hài hòa tinh tế[16]. Từ góc độ kỹ thuật, nghệ thuật Thư pháp được quyết định bởi kỹ xảo được vận dụng và thần vận qua đầu ngọn bút từ sự rung cảm của người viết. Việc đưa ra những kết cấu trên cơ sở bố trí tổ hợp các nét với những thần thái khác nhau, hay sau khi khởi bút và đã đi bút thành nét không được tô thêm hay bổ sung, hoặc quan trọng nhất là sự chú trọng vào phân gian bố bạch hợp - 32 - . . lý, hài hòa mà thậm chí phải kinh qua nhiều năm mới đạt được là yêu cầu cơ bản của việc viết một tác phẩm Thư pháp thực sự. Để đạt được điều đó, sự thành thục về kỹ pháp, thẩm mỹ và rèn luyện về tinh thần là những điều không thể thiếu. Và chính vì thế, việc học Thư pháp ở Hàn Quốc xưa chỉ tồn tại trong tầng lớp thượng lưu, thì nay đã trở nên phổ biến và được coi như một việc có thể bồi dưỡng nhân tài; hay rèn luyện phẩm chất tinh thần, tình cảm cho những ai muốn truy cầu nghệ thuật này. Thư pháp ban đầu cũng chỉ là viết chữ đơn thuần nhằm trao đổi thông tin trong giao tế, nhưng sau đó tách xa dần với việc viết lách thông thường và được nâng cao thành một nghệ thuật đẳng cấp bao hàm nhiều ý nghĩa, kiến thức, tư tưởng và triết lý nhân sinh Cũng giống như những bộ môn nghệ thuật khác, năng khiếu, độ mẫn cảm trong Thư pháp đến một cách tự nhiên. Mỗi điểm, mỗi nét trong một chữ tượng trưng cho hình thức của một vật trong tự nhiên. Các Thư pháp gia xưa của Hàn Quốc cũng như các nhà Thư pháp trong lịch sử Trung Quốc đều ý thức được một điều giống nhau, mỗi cái cây có một sinh mệnh riêng, mỗi cành cũng có một sinh mệnh của nó, mỗi một điểm một nét khi viết của một bức Thư pháp đẹp, bản thân nó cũng đã tồn tại một sức sống riêng. Điều này chính là sự khác biệt cơ bản giữa chữ viết tay và chữ ấn loát, và đó cũng chính là khởi điểm của sự khác biệt giữa một Thư pháp gia thực sự với một người thợ viết đơn thuần. Ở các họa gia trong hội họa cũng vậy [16]. Thư pháp Nhật bản: Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp [22]. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ - 33 - . . xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản [18]. Cũng như thư pháp của các nước Á Đông (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Hàn Quốc), thư pháp Nhật Bản là "nghệ thuật biểu hiện chữ mang tính mĩ học" thông qua mực tàu và bút lông. Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được biểu hiện một cách thuần tuý, nguyên vẹn và cách sống, cách suy nghĩ của tác giả cũng được phản ánh trong đó. Thư pháp đòi hỏi người viết cũng như người xem một lối sống nhân bản. Theo Akahira Taisho (một trong những đại diện xuất sắc của Thư pháp hiện đại Nhật Bản), đối với thư pháp, yếu tố chính để nó trở thành một loại hình nghệ thuật là do cấu trúc chữ. Từ việc dùng chữ làm chất liệu, thư pháp đã "tạo hình hoá", gây ấn tượng cho người xem. Thư pháp cũng được coi là nghệ thuật của đường nét. Từ những đường nét khác nhau như đậm - nhạt, lớn - mảnh, mạnh - yếu, nặng - nhẹ, thong thả - cấp tốc, thư pháp vừa hiển hiện, lộ phát, vừa ẩn giấu tâm trạng và những rung động trong tâm hồn con người. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, thư pháp còn là nghệ thuật của tâm linh. - 34 - . . CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THĂNG HOA ĐẾN NĂM 2015 2.1. Thực trạng và xu hướng xây dựng chiến lược phát triển công ty thăng hoa 2.1.1. Giới Thiệu chung về công ty Công ty TNHH Thăng Hoa được thành lập ngày 10 tháng 8 năm 2007. Ngành nghề kinh doanh: đồ thủ công mỹ nghệ, tranh thư pháp chữ việt, thiệp thư pháp, thiết kế và các lĩnh vực liên quan đến thư pháp. Sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là: Tranh thư pháp Thiệp thư pháp sTổ chức sự kiện và thiết kế sân khấu Các sản phẩm liên quan: thư pháp trên đá, thư pháp trên gỗ, quà lưu niệm… Sản phẩm của công ty mang tính chất trang trí nội thất, và cũng là một nét văn hóa việt, nó đem lại cho khách hàng một cảm giác thư giãn, an lành hơn với cuộc sống bận rộn hàng ngày. 2.1.1.1. Thực Trạng chiến lược phát triển của công ty Hiện nay công ty đang hướng đến thị trường nội địa là chủ yếu và một phần giới thiệu nét văn hóa việt đến các nước khác trên thế giới. Sản phẩm của công ty được phân phối trong các nhà sách, siêu thị và các công ty du lịch (dùng làm quà lưu niệm) Công ty thường tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua các gian hàng mang màu sắc văn hóa Việt Nam, với các sản phẩm đặc trưng của mình, từ đó đưa vào thị trường, người tiêu dùng bản sắc văn hóa dân tộc. - 35 - . . Hiện nay công ty vẫn chưa có một chiến lược phát triển của mình trong thời gian tới, nguồn nhân lực, vật lực của công ty còn yếu, công ty vẫn hoạt động một cách lý tính, chưa đưa ra kế hoạch phát triển cho mình trong tương lai. 2.1.1.2. Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công ty Công ty mới thành lập năm 2007 và đi vào hoạt động được 2 năm, cơ cấu công ty quá nhỏ, nguồn nhân lực không đủ mạnh để xây dựng chiến lược phát triển công ty. Với nguồn nhân lực yếu, thưa và chưa có kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh nên phương pháp quản lý chưa thật sự đạt hiệu quả. 2.2. Giới thiệu lịch sử hình thành thư pháp chữ Việt. Thư pháp chữ Việt được hình thành với sự kết hợp giữa bút lông và mực tàu của phương đông kèm theo ký tự la tinh của phương tây, nó tạo nên cho thư pháp Việt một nét đặc trưng riêng, và nó cũng trở thành một nét văn hóa mang đậm bản sắc Việt. Từ khi hình thành và phát triển đến nay (khoảng hơn 30 năm) thư pháp Việt chỉ là mới sơ khai, so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản thì thư Pháp Việt sinh sau đẻ muộn rất nhiều. Nhà thơ Đông Hồ (1906-1969), ông là một trong những người tiên phong khởi xướng cho phong trào dùng bút lông mực Tàu viết chữ Quốc ngữ. Qua nhiều năm âm thầm phát triển và định hình, khi đó thư pháp Việt chỉ là thú chơi của một số cá nhân như nhà thơ Nam Giang, nhà thơ Trụ Vũ, hoạ sĩ Vũ Hối... Giai đoạn này thư pháp được hình thành mang tính chất tự phát, mỗi người một lối viết, một phong cách riêng. Theo thời gian phát triển, thư pháp Việt đã dần trở thành một phong trào được một số ít người biết đến và đam mê, phải kể đến như: Họa sĩ Chính Văn, Nguyễn Thiên Chương, Nhà thơ Song Nguyên, Sư Minh Đức Triều Tâm - 36 - . . Ảnh, Bùi Hiến, Thanh Sơn, Nhà thơ Nguyệt Đình…Những nhóm nhỏ hoạt động học hỏi giao lưu thư pháp bắt đầu ra đời [12]. Điểm mốc cho sự nở rộ phong trào thư pháp Việt là khoảng vào năm 2000 với hai cuộc triển lãm thành công của Bùi Hiến tại Đầm Sen và nhiều địa điểm khác, triển lãm của KTS Nguyễn Thanh Sơn tại Nhà thiếu nhi thành phố. Đã gây tiếng vang không ngừng, khiến công chúng biết nhiều hơn và phong trào bắt đầu trở nên sôi nổi. Tiếp theo là những cuộc triển lãm liên tục tại các lễ hội lớn của thành phố và khi ấy một nhóm nhỏ những người yêu thích thư pháp Việt tại nhà KTS Thanh Sơn đã dời ra quán cơm chay trên đường Nguyễn Du để hoạt động cũng như để đáp ứng nhu cầu học thư pháp việt ngày càng đông. Sau đó chúng ta ghi nhận sự ra đời chính thức của các câu lạc bộ như câu lạc bộ (viết tắt CLB) yêu thích thư pháp Q1, CLB thư hoạ báo Giác Ngộ, CLB thư pháp Q8, CLB thư pháp Q Bình Thạnh, CLB thư pháp Q10 và CLB thư pháp NVH Thanh Niên…Giai đoạn này báo chí và truyền thông bắt đầu đưa tin khiến công chúng biết đến thư pháp Việt nhiều hơn. Chữ thư pháp cũng bắt đầu xuất hiện trên các sản phẩm in ấn như Lịch, thiệp, banô quảng cáo…Người ta bắt đầu tạo ra font chữ vi tính bằng thư pháp và xuất hiện ngày càng nhiều. Giai đoạn này xuất hiện thêm nhiều tên tuổi khác như Lãng Nhân, Tắc Hồng, Lê Lân, Tuấn Hải, Văn Hải, Thiện Dũng, Trần Quốc Ẩn, Hồ Công Khanh, Hiếu Tín, Lưu Thanh Hải, Đăng Học…Thư pháp Việt bắt đầu xuất hiện trên mạng internet qua những diễn đàn như www.ttvnol.com, www.honchuviet.com, www.thuhoavietnam.com [1] Kể từ điểm mốc năm 2000 đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm cũng như đả kích của những người có định kiến và không đồng tình với sự phát triển của thư pháp Việt, bộ môn nghệ thuật này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang hoàn thiện dần hệ thống lý luận để chính thức trở thành một bộ môn nghệ thuật bài bản được công nhận hẳn hoi. Ngày càng nhiều người tìm đến với thư pháp Việt để học tập, tìm hiểu hoặc chỉ để mua thư pháp về treo đó là lý do mà những phòng tranh thư pháp, sản phầm thư pháp xuất hiện nhiều trong nhà - 37 - . . sách, siêu thị và hơn hết là những công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm thư pháp ra đời [1]. 2.3. Phân tích môi trường nội bộ 2.3.1. Nguồn nhân lực Hiện nay nguồn nhân lực của công ty có một người chuyên trách làm sản phẩm, đóng gói, một người chuyên thiết kế tạo mẫu sáng tác tác phẩm thư pháp, nghiên cứu sản phẩm mới, một người ngoại giao, kinh doanh. về trình độ lao động của công ty chỉ là lao động phổ thông, người thiết kế tốt nghiệp trường mỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, người điều hành công ty tốt nghiệp trường Ngoại Ngữ, nhìn chung nguồn nhân lực của công ty rất yếu, chưa thể đưa công ty phát triển với một cơ cấu nhỏ như hiện nay. Quy mô và cơ cấu của công ty hiện nay rất nhỏ chưa thể đưa công ty phát triển được và cũng chưa thể phát huy hết tiềm năng của công ty được. 2.3.2. Tài chánh: Nguồn tài chánh của công ty không mạnh, chủ yếu hoạt động sản xuất lựa trên nguồn vốn tự có, công ty chưa đưa ra chiến lược huy động hoặc vay vốn để phát triển trong tương lai. Bảng 2.1 So sánh Tài Sản - Nguồn Vốn (2007-2008) (ĐVT: đ) So sánh KHOẢN MỤC 2007 2008 ±Ì % TÀI SẢN 476,152,910 400,155,349 -75,997,561 -16 NGUỒN VỐN 490,521,192 449,018,808 -41,502,384 -8 Nguồn: Phòng kế toán [23] Qua bảng trên ta thấy tài sản của công ty năm sau giảm hơn năm trước là -75,997,561 đồng tương đương giảm 16% từ đó cho ta thấy rằng công ty chưa đầu tư vào tài sản cố định, công ty chưa thể phát triển được nếu không có chính sách thích hợp trong tương lai, nguồn vốn của công ty cũng giảm hơn so với năm trước là - 41,502,384 đồng tương đương giảm 8%, từ đó cho - 38 - . . ta thấy nguồn vốn của công ty không tăng lên mà còn giảm xuống. qua đó ta nhận thấy việc hoạt động kinh doanh của công ty không đạt kết quả tốt. Bảng 2.2 So sánh Tài sản ngắn hạn-Tài sản dài hạn (ĐVT: đ) SO SÁNH KHOẢN MỤC 2007 2008 ±Ì % TÀI SẢN NGẮN HẠN 476,152,910 400,155,349 -75,997,561 -16 TÀI SẢN DÀI HẠN 14,368,282 50,830,376 36,462,094 253,77 Nguồn: Phòng kế toán [23] Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2008 không những không tăng lên mà còn giảm xuống 75,997,561 đ tương ứng giảm 16%, như vậy việc phát triển hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định. Tài sản dài hạn của công ty thì tăng lên so với năm 2007 là 36,462,094 đ, tương ứng tăng 253,77% qua đó ta có thể nhận thấy công ty có đầu tư một số máy móc thiết bị mới cho sản xuất, nhưng giá trị không lớn lắm. - 39 - . . Bảng 2.3 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT đơn vị: đồng Quan hệ kết cấu (%) khoản mục 2008 2007 2008 2007 Biến động A. TSNH 400,155,394 476,152,910 88.7290599 97.0708132 (8.341753318) Tiền và các khoản tương đương tiền 361,810,095 452,982,947 80.22650717 92.34727355 (12.12076638) Phải thu ngắn hạn 20,285,997 8,573,250 4.498146144 1.747783814 2.75036233 Hàng tồn kho 17,919,586 14,372,635 3.973426432 2.930074222 1.04335221 Tài Sản NH khác 139,671 224,087 0.03097016 0.045683449 (0.014713289) B. TSDH 50,830,376 14,368,282 11.2709501 2.9291868 8.341763296 TSCĐ 19,318,181 4.283546004 0 4.283546004 Phải thu dài hạn 31,512,195 14,368,282 6.987404091 2.929186799 4.058217293 Tổng TS 450,985,725 490,521,192 100 100 0 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 1,966,917 0 0.436137308 0 0.436137308 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 Thuế và các khoảnnộp nhà nước 1,966,917 0 0.436137308 0 0.436137308 B.Vốn chủ sổ hữu 449,018,808 490,521,192 99.56386269 100 (0.436137308) Vốn CSH 449,018,808 99.5638627 0 99.56386269 Vốn KD 500,000,000 110.868254 0 110.8682542 LN chưa phân phối (50,981,192) (9,478,808) (11.3043915) (1.9323952) (9.371996302) Tổng Nguồn Vốn 450,985,725 490,521,192 100 100 0 Nguồn: Phòng kế toán [23] - 40 - . . Nhận Xét: Qua bảng phân tích cho thấy: Về tài sản: Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, từ 97,0708132 % vào năm 2007 xuống còn 88,7290599% vào năm 2008, tức giảm 8,341753318% tất cả các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều tăng, nhưng có một khoản mục giảm nhiều làm cho tài sản ngắn hạn giảm là “Tiền và các khoản tương đương tiền”. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng từ 0 % lên 4.283546004 % tức tăng 4,283546004 % điều này chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã thêm vào tài sản cố định. Về nguồn vốn: Nợ phải trả có xu hướng tăng từ 0% lên 0.436137308 % chủ yếu là do thuế và các khoản đóng cho nhà nước tăng, sự gia tăng này không nói lên được việc doanh nghiệp phát triển, công ty đã không có một đầu tư nào về nguồn vốn để mở rộng phát triển công ty. - 41 - . . Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 đvt: đồng So sanh Chæ tieâu 2008 2007 ±Ì % Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vu ï 105,127 18,493,864 (18,388,737) (17491.9) Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu - - Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 105,127 18,493,864 (18,388,737) (17491.9) Giaù voán haøng baùn 54,915,805 5,825,450 49,090,355 89.39203 Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (54,810,678) 12,668,414 (67,479,092) 123.113 Doanh thu hoaït ñoäng taøi chaùnh - - - Chi phí quaûn lyù kinh doanh 137,084,298 22,158,125 114,926,173 83.83613 Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh (191,894,976) (9,489,711) (182,405,265) 95.05474 Thu nhaäp khaùc - 10,903 (10,903) Chi phí khaùc 20,502,374.00 - 20,502,374 100 Lôïi nhuaän khaùc (20,502,374) 10,903 (20,513,277) 100.0532 Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá (212,397,350) (9,478,808) (202,918,542) 95.53723 Chi phí thueá thu nhaäp doanh nghieäp (47,324,300) (47,324,300) 100 Lôïi nhuaän sau thueá thu nhaäp doanh nghieäp (121,691,058) (9,478,808) (112,212,250) 92.21076 Nguồn: Phòng kế toán [24] - 42 - . . Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta có thể nhận thấy hầu như các hoạt động kinh doanh của công ty đều yếu, lợi nhuận sau thuế năm nay so với năm trước là (112,212,250) đ tương đương 92.21076%. Chi phí quản lý có tăng lên từ 22,158,125đ đến 137,084,298 đ điều này chứng tỏ công ty có đầu tư vào hoạt động quản lý nhưng không nhiều, và hoạt động cũng không đạt kết quả như mong muốn, doanh thu bán hàng giảm sút nhiều (18,338,737)đ tương đương giảm 17491,9%. 2.3.3. Hoạt động Marketting. Hoạt động marketting là một hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp, nó gắn liền với sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay công ty chưa có một chiến lược cho hoạt động marketting, công ty vẫn hoạt động chỉ một phần của marketting là bán hàng cổ điển. đây cũng chính là điểm yếu của công ty và cũng là yếu tố làm cho công ty chưa phát huy hết khả năng của mình. 2.3.4. Hoạt động quản trị: Cơ cấu tổ chức, quản lý là một trong những hoạt động quan trọng giúp cho công ty phát triển và đi vào hoạt động ổn định hơn, qua đó cũng cho ta thấy hoạt động quản trị là rất quan trọng. Hiện nay Công ty Thăng Hoa hoạt động như một hộ gia đình chưa có hoạt động quản trị một cách chuyên nghiệp và đi vào hoạt động đều đặn như một công ty thực sự. như vậy cũng cho ta thấy rằng muốn phát triển công ty chúng ta cần hoàn thiện hoạt động quản trị một cách chuyên nghiệp hơn. - 43 - . . 2.3.5. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ Bảng 2.5 Ma trận đánh giá nội bộ Các yếu tố bên trong Mứcđộ quan trọng Phân loại Tổngđiểm quan trọng Uy tín công ty 0.11 3 0.33 Trình độ tay nghề 0.15 4 0.6 Chất lượng sản phẩm 0.13 3 0.39 Thị trường mục tiêu rộng 0.12 3 0.36 Nguồn nhân lực 0.04 1 0.04 Khả năng tài chánh 0.05 1 0.05 Quản lý 0.07 2 0.14 Nghiệp vụ marketing 0.03 1 0.03 Định hướng phát triển 0.07 2 0.14 Thị phần nhỏ 0.1 1 0.1 Khả năng sản xuất 0.1 1 0.1 1 2.31 Nguồn: Xử lý và hệ thống của tác giả Nhận xét: Số điểm quan trong tổng cộng bằng 2.31 cho thấy công ty phản ứng ở mức yếu với các điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường nội bộ, hiện nay công ty có điểm mạnh là nghệ nhân có tay nghề cao tuy nhiên như vậy cũng chưa thể đưa công ty phát triển được, với nguồn nhân lực yếu với phân loại là 1 cộng với khả năng tài chính cũng không khá hơn, chính vì vậy để công ty tồn tại và phát triển trong tương lai thì công ty cần phải tái cấu trúc lại môi trường nội bộ, đồng thời phải tận dụng các nguồn vốn hiện có thì công ty mới đủ sức đứng vững trên thị trường trong thời gian tới. 2.4. Phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường bên ngoài 2.4.1. Môi trường vĩ mô 2.4.1.1. Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chất hộ gia đình, chưa vay vốn ngân hàng để phát triển nên công ty không chịu ảnh hưởng của lãi xuất ngân hàng, công ty cũng chưa tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài nên không ảnh hưởng tới cán cân thanh toán cũng như các điều kiện khác, tuy - 44 - . . nhiên trong tình hình thị trường đang dần hồi phục như hiện nay, lãi xuất ngân hàng giảm cùng với nhiều động thái kích cầu của chính phủ cũng tạo cơ hội cho công ty phát triển. Trong tình hình như vậy công ty có nhiều cơ hội vay tiền ngân hàng nhằm mở rộng phát triển công ty nhiều hơn trong lĩnh vực thư pháp chữ việt 2.4.1.2. Các yếu tố về chính trị và chính phủ. Các yếu tố về chính trị và chính phủ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến công ty, vì công ty muốn hoạt động và phát triển cần tuân thủ các quy định của chính phủ như thuê mặt bằng, bảo vệ môi trường, cho vay, thuê mướn… Các yếu tố về chính trị và chính phủ cũng tạo nhiều cơ hội cho công ty nhưng trong tình hình hiện nay của chính phủ cũng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của, công ty, công ty hiện nay vẫn chưa phát triển một phòng trưng bày sản phẩm riêng nên các yếu tố như thuê mướn, cho vay… cũng không tác động đến công ty nhiều. Qua tình hình trên ta có thể nhận thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhỏ chưa mở rộng phát triển nên những biến cố của thị trường không ảnh hưởng đến công ty và nó cũng là một dự báo không tốt cho công ty nếu không có biện pháp khắc phục. 2.4.1.3. Các yếu tố xã hội Các yếu tố xã hôi ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty vì công ty kinh doanh sản phẩm tranh thư pháp nó là một yếu tố văn hóa, nó gắn liền với đời sông tinh thần của dân cư, từ nhận thức của lối sống cộng đồng dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm của công ty. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội để đưa công ty phát triển thì đó cũng chính là con dao hai lưỡi, là mối đe dọa cho công ty vì những thay đổi của xã hội xảy ra chậm và khó nhận biết. - 45 - . . 2.4.1.4. Các yếu tố tự nhiên Với yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến công ty là nguồn nguyên liệu như các loại giấy dùng để viết thư pháp, hiện nay trong nước vẫn không có một nhà máy giấy nào sản xuất giấy chuyên dùng cho viết thư pháp( giấy xuyến chỉ), và loại giấy đó hiện nay vẫn nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên trong nước vẫn có nhiều loại sản phẩn thay thế khác như giấy mỹ thuật và giấy dó, nó cũng tạo nhiều điều kiện cho việc sáng tác tác phẩm. 2.4.1.5. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay ít có công ty nào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại và công ty TNHH Thăng Hoa cũng không ngoài lệ. Tuy công ty Thăng Hoa chỉ là một công ty nhỏ chưa phát triển nhưng sự sáng tạo của nhân viên trong công ty là không phủ nhận được bên cạnh đó công ty còn trang bị máy vi tính thuộc dạng tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu công việc, cũng nhờ sự sáng tạo và công nghệ nên công ty có những sản phẩm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực liên quan đến thư pháp chữ việt, tuy nhiên nếu trong thời gian tới công ty không có chiến lược phát triển thì những sản phẩm khác biệt của công ty cũng bị cạnh tranh. 2.4.2 Môi trường vi mô 2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh Với công ty TNHH Thăng Hoa thì đối thủ cạnh tranh chính trong ngành là các mặt hàng tranh thư pháp và một vài sản phẩm có liên quan, các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay có những công ty nhỏ: công ty TNHH Nét Việt (www.thuphapnetviet.com), công ty TNHH Mỹ Thuật Thanh Sơn (www.thuphapthanhsơn.com) hay các cơ sở nhỏ, phòng tranh của các cá nhân viết thư pháp việt như: thư pháp Quang Lĩnh (www.thuphapquanglinh.com), - 46 - . . trang www.Vietthuphap.com…, các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay đã sử dụng các dịch vụ bán hàng trên mạng, các chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần ngày các nhiều, các đối thủ cạnh tranh hoạt động khá ổn định cũng như chiến lược phát triển cũng được thực hiện tốt. Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh khá quyết liệt của các đối thủ cho nên hiện nay công ty cần thực hiện một số biện pháp nhằm tìm kiếm thêm thị phần, ổn định sự phát triển của công ty. 2.4.2.2. Các khách hàng Đối với công ty khách hàng là một phần của công ty, tuy nhiên khách hàng cũng chính là yếu tố làm cho công ty giảm lợi nhuận do khách hàng ép giá xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng tốt hơn, dịch vụ tốt hơn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng. Hiện nay nền kinh tế đang phục hồi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thư pháp cũng phát triển vì vậy công ty cần tạo ra sản phẩm khác biệt và có một chiến lược giá cả hợp lý, nhằm thu hút khach hàng về phía mình, tạo cho công ty phát triển ổn định vững chắc. 2.4.2.3. Các nhà cung cấp Nguồn đầu vào cùa công ty bao gồm: vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nguồn lao động, tài chính … Trong điều kiện hiện nay nguồn lao động tương đối dồi dào, giá nguồn nhân công cũng rẽ cho nên sức ép của nguồn nhân công không đáng kể Nguồn cung cấp vật tư thiết bị: công ty định hướng là sẽ sử dụng các nguồn cung ứng từ các hội người mù, người khuyết tật nhằm tạo điều kiện cho những nơi cung cấp nguyên vật liệu, công ty thường sử dụng là: mành tre, tre nhỏ, các sản phẩm thủ công, đá hoa cương. - 47 - . . Tổ chức cung cấp tài chính: khi mới thành lập công ty chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển mà chỉ phát triển trong nguồn vốn tự có, đây là một điểm yếu của công ty làm cho công ty không có cơ hội phát triển. 2.4.2.4. Các đối thủ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh thu của công ty do các đối thủ này đưa vào khai thác tiềm lực mới, với mong muốn giành thị phần, bên cạnh công ty còn nhỏ yếu cũng là điều kiện tốt cho các đối thủ tiềm ẩn cạnh tranh. Tuy vậy không phải là khi nào công ty cũng gặp phải đối thủ tiềm ẩn, để bảo vệ chính mình công ty cần phải đa dạng hóa sản phẩm tạo ra nhiều sự khác biệt về sản phẩm. 2.4.2.5. Các sản phẩm thay thế. Hầu hết các mặt hàng sản phẩm của công ty chịu sức ép từ các sản phẩm tranh thêu, tranh sơn dầu, tranh dân gian, ngoài ra còn có các công ty chuyên in tranh thư pháp Việt bán với giá rẻ trên thị trường. Các sản phẩm thay thế chủ yếu là những bức tranh lớn, và giá trị thấp hơn tranh thư pháp điều này cũng làm giảm doanh thu của doanh nghiệp - 48 - . . 2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai. Bảng 2.6 Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Vị trí địa lý 0.1 3 0.3 Môi trường kinh doanh 0.1 3 0.3 Tham gia hội chợ 0.11 4 0.44 Nhu cầu về nghệ thuật 0.07 2 0.14 Thương mai điện tử 0.05 2 0.1 Chính sách của chính phủ 0.12 1 0.12 Cơ hội vay vốn 0.11 3 0.33 Tiềm năng thị trường 0.11 3 0.33 Nguồn nguyên vật liệu 0.09 2 0.18 Bị cạnh tranh gay gắt 0.16 1 0.16 Tổng điểm 1 2.34 Nguồn: Xử lý và hệ thống của tác giả Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng bằng 2.34 cho thấy công ty hiện nay phản ứng yếu với các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài, tận dụng môi trường kinh doanh của Việt Nam, công ty xây dựng thành một nét văn hóa Việt giới thiệu đến mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó công ty cũng đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng in sẵn trong nước, và các đối thủ cạnh tranh, chính vì thế trong thời gian tới công ty cần phải có chiến lược phát triển để không bị tổn thương khi phải cạnh tranh với các mặt hàng in sẵn với giá rẻ. - 49 - . . 2.4.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Thăng Hoa Thanh sơn Nét việt Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Hiểu biết thị trường nội địa 0.08 2 0.16 2 0.16 3 0.24 Thị phần cạnh tranh 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.3 Khả năng tài chính 0.12 1 0.12 4 0.48 3 0.36 Mạng lưới phân phối 0.08 2 0.16 2 0.16 4 0.32 Sự linh hoạt của tổ chức 0.04 1 0.04 2 0.08 3 0.12 Nhu cầu về nghệ thuật 0.08 2 0.16 2 0.16 2 0.16 Thương mai điện tử 0.05 2 0.1 3 0.15 4 0.2 Khả năng cạnh tranh về giá 0.14 3 0.42 1 0.14 2 0.28 Hiệu quả quảng cáo 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 Tham gia hội chợ triển lãm 0.15 4 0.6 3 0.45 3 0.45 Cơ hội vay vốn 0.06 2 0.12 3 0.18 3 0.18 Tổng cộng 1 2.38 2.56 2.91 Nguồn : Xử lý và tổng hợp của tác giả Nhận xét : Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau : Công ty TNHH Nét Việt đứng vị trí thứ nhất, sau đó đến công ty TNHH Mỹ Thuật Thanh sơn, rồi mới đến công ty TNHH Thăng Hoa. Tổng số điểm quan trọng của công ty TNHH Nét Việt là 2.91 cho thấy công ty TNHH Nét Việt là một đối thủ cạnh tranh rất mạnh, nếu xét về chiến lược thì công ty TNHH Nét Việt ứng phó tốt với môi trường bên trong và bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh thứ hai là công ty TNHH Mỹ Thuật Thanh Sơn có tổng số điểm quan trọng là 2.56, có ưu thế hơn công ty TNHH Thăng Hoa trong hiện tại và là một đối thủ rất đáng lo ngại. Do vậy việc xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Thăng Hoa cần hướng đến việc hoàn thiện những điểm yếu của mình. - 50 - . . CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THĂNG HOA ĐẾN NĂM 2015 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển công ty TNHH Thăng Hoa đến năm 2015 3.1.1. Mục tiêu phát triển công ty Là một công ty kinh doanh mặt hàng thư pháp, một sản phẩm mang tính chất văn hóa việt, công ty đặt ra cho mình mục tiêu phát triển về thương hiệu công ty, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng cho công ty một chiến lược đúng trong quá trình phát triển đến 2015. Với mong muốn nâng cao chữ việt lên tầm nghệ thuật nên công ty cũng xác định sản phẩm của công ty phải đạt các yếu tố thẩm mỹ cũng như chất lượng về nghệ thuật. Thành lập một nhóm hội thư pháp phát triển như một làng nghề truyền thống. 3.1.2. Phương hướng ¾ Công ty tiếp tục khai thác tiền năng của mình một cách khoa học. ¾ Hoạch định lộ trình từng bước hoàn thành chiến lược phát triển của mình. ¾ Tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và hoàn chỉnh lý luận thư pháp Việt. 3.2. Quan điểm và cách thức xây dựng chiến lược phát triển công ty Thăng Hoa đến năm 2015 3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận Swot 3.2.1.1. Các yếu tố bên trong ¾ Điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh - 51 - . . - Công ty có ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh là có nghệ nhân tay nghề cao với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thư pháp, có khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động nghệ thuật, hiện tại công ty có trang web riêng nhưng không dùng cho hoạt động kinh doanh, trang web nhằm giới thiệu về thư pháp việt đến với mọi người. - Ưu thế tiếp theo của công ty là sản phẩm liên quan đến thư pháp của công ty rất đa dạng và phong phú, các sản phẩm của công ty chủ yếu do sáng kiến của nghệ nhân và có chất lượng nghệ thuật thẩm mỹ cao. - Công ty có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu ¾ Điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh - Vốn đầu tư ít: do công ty mới thành lập nên nguồn vốn đầu tư ít, chủ yếu hoạt động trong nguồn vốn tự có, hiện nay công ty chưa đưa ra được kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài, đây cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc phát triển công ty trong tương lai. - Nhân công ít : hiện nay công ty rất nhỏ và hoạt động như một gia đình sản xuất thủ công nhỏ lẻ, chưa phát triển và công ty không có nguồn lao động phục vụ cho những lúc cần thiết và đưa công ty xâm nhập thị trường - Công ty nhỏ, nhà quản trị không có kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động của công ty từ đó dẫn đến việc công ty không có kế hoạch phát triển một cách bài bản và có định hướng. (hoạt động quản lý yếu ) - Thị phần ít: từ những yếu tố trên dẫn đến việc công ty có nhiều điều kiện phát triển nhưng thị phần của công ty hiện tại ít chỉ chiếm một số lượng nhò trong thành phố và cả miền đông nam bộ - Chưa có phòng trưng bày cũng như giới thiệu sản phẩm riêng. - Chưa có chiến lược marketting - 52 - . . 3.2.1.2. Các nhân tố bên ngoài ¾ Cơ Hội: - Đối thủ cạnh tranh là những cơ sở nhỏ: tuy thư pháp việt không còn xa lạ đối với mọi người nữa nhưng hiện tại trên thị trường chưa có một công ty nào kinh doanh về các mặt hàng thư pháp lớn cả, các cơ sở kinh doanh thư pháp trên thị trường hiện nay là những cơ sở nhỏ, hoặc các công ty kinh doanh về thư pháp nhưng cũng không lớn và đây cũng là cơ hội cho công ty phát triển. - Thị trường mục tiêu lớn: hiện nay thư pháp việt đang trong giai đoạn phát triển nên tạo ra rất nhiều cơ hội cho công ty thâm nhập thị trường, và thị trường hướng đến rất lớn, tạo ra nhiều cơ hội cho công ty phát triển trong tương lai ¾ Nguy Cơ: - Sản phẩm tranh thư pháp việt chưa có một chuẩn mực nhất định để đánh giá chất lượng nghệ thuật cũng như mỹ thuật, dễ đem đến những hiểu lầm đáng tiếc cho thư pháp việt do những người không có tâm huyết trong lĩnh vực thư pháp gây nên, làm ảnh hưởng khá lớn đến uy tin và tên tuổi của thư pháp việt. - Sản phẩm thay thế nhiều và đa dạng như tranh thêu, tranh thư pháp chữ hán, và các tranh thư pháp in sẵn và được bán hàng loạt trên thị trường với giá rẻ. - 53 - . . 3.2.1.3. Hình thành Ma trận SWOT Bảng 3.1 : Ma trận Swot Các cơ hội (O) 1. Đối thủ cạnh tranh là những cơ sở nhỏ 2. Thị trường mục tiêu lớn 3. Vị trí địa lý 4.Cơ hội vay vốn 5. Tham gia hội chợ, triển lãm Các nguy cơ (T) 1. sản phẩm tranh thư pháp việt chưa có mộtchuẩn mực nhất định 2. sản phẩm thay thế nhiều và đa dạng 3. Nhiều đối thủ tiềm ẩn. 4. Bị cạnh tranh gay gắt 5. Nhu cầu về nghệ thuật Các điểm mạnh (S) 1. Có nghệ nhân tay nghề cao 2. Sản phẩm liên quan đến thư pháp rất đa dạng và phong phú, sản phẩm khác biệt 3. Công ty có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu 4. Công ty có uy tín Kết hợp S-O S1,S2,S3+O1,O2 Giải pháp chiến lược phát triển thị trường, ngoài các nhà sách ở TPHCM công ty cần phát triển thêm các nhà sách ở Bình Dương, Biên Hòa, và các nhà sách còn lại trong thành phố S1,S4+O2 Giải pháp chiến lược xâm nhập thị trường, chủ yếu bằng chất lượng sản phẩm và sản phẩm khác biệt của công ty và những nổ lực tiếp thị táo bạo hơn Kết hợp S-T S1,S2,S4+T1,T2,T3 Giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao, với sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế và nhiều đối thủ tiềm ẩn công ty đưa ra chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội: chiến lược sản phẩm, uy tín, thương hiệu, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của công ty. S1,S4+T2,T4,T6 Giải pháp chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để hạn chế rủi ro từ các sản phẩm thay thế. Các điểm yếu (W) 1. Vốn đầu tư ít 2. Nhân công ít 3. nhà quản trị không có kinh nghiệm 4. Thị phần ít 5. chưa có phòng trưng bày cũng như giới thiệu sản phẩm riêng 6. chưa có chiến lược marketting Kết hợp W-O W1,W2,W3,W4,W6+O1,O2, O3 Giải pháp chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối, công ty thực hiện chiến lược này để tận dụng cơ hội thị trường đối với vị trí địa lý nhằm khắc phục điểm yếu và khả năng tài chính, hoạt động maketting W1,W5+O1 Giải pháp chiến lược cạnh tranh về giá, để tăng sản lượng tiêu thụ lên, mục đích tăng doanh thu thì công ty nên áp dụng chiến lược giá linh hoạt Kết hợp W-T W1,W4,W5,W6+T2,T3 Giải pháp chiến lược tăng cường quảng cáo, với lượng hàng và mặt hàng tràn lan hiện nay. Những chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh thì công ty cần nỗ lực hơn nữa. nhằm tăng cường quảng cáo để lôi kéo tìm khách hàng từ các đối thủ trong nước. W3,W7+T3,T4,T6 Giải pháp chiến lược tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức, để hoạt động ổn định hơn về bố trí nhân sự để chủ động trong kinh doanh Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả - 54 - . . 3.2.2 lựa chọn giải pháp qua ma trận định lượng QSPM 3.2.2.1. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm S-O. Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm S-O Chiến lược có thể thay thế Phân loại xâm nhập thị trường Phát triển thị trường Các yếu tố quan trọng AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Nguồn nhân lực 1 2 2 2 2 Khả năng tài chánh 1 2 2 2 2 Quản lý 2 2 4 2 4 Nghiệp vụmarketing 1 1 1 2 2 Định hướng P.triển 2 2 4 2 4 Trình độ tay nghề 4 4 16 4 16 Chất lượng Sphẩm 3 4 12 3 9 Thị trường mục tiêu 3 3 9 4 12 Thị phần nhỏ 1 2 2 2 2 Uy tín công ty 3 3 9 3 9 Khả năng sản xuất 1 1 1 2 2 Các yếu tố bên ngoài Tiềm năng T trường 3 4 12 4 12 Cơ hội vay vốn 1 3 3 3 3 Môi trường KD 3 3 9 3 9 hội chợ triển lãm 4 4 16 3 12 Nguồn Nvật liệu 2 1 2 2 4 Bị cạnh tranh gaygắt 1 1 1 1 1 Vị trí địa lý 3 2 6 2 6 Chính sách của CP 1 2 2 1 1 Nhu cầu về Nt 2 1 2 2 4 Thương mai điện tử 2 1 2 2 4 Tổngcộng số điểmhấp dẫn 120 123 Nguồn: Tổng hợp và Xử lý của tác giả Nhận xét: Qua phân tích ma trận QSPM – nhóm SO ta thấy: chiến lược phát triển thị trường có tổng số điểm hấp dẫn là 123 trong khi đó chiến lược xâm nhập thị trường là 120. trong giai đoạn này chúng ta nên ưu tiên tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường trong dài hạn và chiến lược xâm nhập thị trường trong ngắn hạn - 55 - . . 3.2.2.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm W-O Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm W-O Chiến lược có thể thay thế Phân loại Mở rộng mạng lưới phân phối Cạnh tranh về giá Các yếu tố quan trọng AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Nguồn nhân lực 1 2 2 1 1 Khả năng tài chánh 1 2 2 2 2 Quản lý 2 2 4 2 4 N.vụ marketing 1 2 2 1 1 Định hướng PT 2 2 4 2 4 Trình độ tay nghề 4 4 16 4 16 Chất lượng SP 3 3 9 3 9 Thị trường mụctiêu 3 3 9 3 9 Thị phần nhỏ 1 2 2 1 1 Uy tín công ty 3 3 9 3 9 Khả năng sản xuất 1 1 1 1 1 Các yếu tố bên ngoài Tiềm năngT.trường 3 3 9 3 9 Cơ hội vay vốn 3 3 9 3 9 Môi trường Kdoanh 3 3 9 3 9 hội chợ triển lãm 4 4 16 4 16 Nguồn N vật liệu 2 2 4 2 4 Bị cạnh tranh 1 1 1 2 2 Vị trí địa lý 3 2 6 2 6 Chính sách của CP 1 2 2 1 1 Nhu cầu về NT 2 1 2 1 2 Thương mai điện tử 2 2 4 2 4 Tổngcộng sốđiểm hấp dẫn 122 119 Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả Nhận xét: Qua phân tích ma trận QSPM – nhóm WO ta thấy chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối có tổng điểm hấp dẫn là 122, trong khi đó chiến lược cạnh tranh về giá có tổng điểm hấp dẫn là 119 trong trường hợp này chúng ta lựa chọn chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối trong dài hạn và chiến lược về giá trong ngắn hạn - 56 - . . 3.2.2.3. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm S-T Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm S-T Chiến lược có thể thay thế Phân loại Phát triển sản phẩm chất lượng cao Đa dạng hóa sản phẩm Các yếu tố quan trọng AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Nguồn nhân lực 1 2 2 2 2 Khả năng tài chánh 1 2 2 2 2 Quản lý 2 2 4 2 4 Nghiệp vụ marketing 1 2 2 2 2 Định hướng phát triển 2 2 4 2 4 Trình độ tay nghề 4 4 16 4 16 Chất lượng sản phẩm 3 4 12 3 9 Thị trường mục tiêu rộng 3 3 9 3 9 Thị phần nhỏ 1 1 1 2 2 Uy tín công ty 3 3 9 3 9 Khả năng sản xuất 1 1 1 1 1 Các yếu tố bên ngoài Tiềm năng thị trường 3 3 9 3 9 Cơ hội vay vốn 3 3 9 3 9 Môi trường kinh doanh 3 3 9 3 9 Thamgia hội chợ triển lãm 4 4 16 4 16 Nguồn nguyên vật liệu 2 2 4 2 4 Bị cạnh tranh gay gắt 1 1 1 2 2 Vị trí địa lý 3 2 6 3 9 Chính sách của chính phủ 1 1 1 1 1 Nhu cầu về nghệ thuật 2 1 2 1 2 Thương mai điện tử 2 1 2 2 4 Tổngcộng sốđiểm hấp dẫn 121 125 Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả Nhận xét: Qua phân tích ma trận QSPM – nhóm WT ta thấy chiến lược đa dạng hóa sản phẩm có tổng điểm hấp dẫn là 125 trong khi đó chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao có tổng điểm là 121 nên ta lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. - 57 - . . 3.2.2.4. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm W-T Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm W-T Chiến lược có thể thay thế Phân loại Chiến lược tăng cường quảng cáo chiến lược tái cấu trúc lại tổ chức Các yếu tố quan Trọng AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Nguồn nhân lực 1 1 1 2 2 Khả năng tài chánh 1 2 2 2 2 Quản lý 2 2 4 2 4 Nghiệp vụ marketing 1 2 2 2 2 Định hướng phát triển 2 2 4 2 4 Trình độ tay nghề 4 4 16 4 16 Chất lượng sản phẩm 3 3 9 3 9 Thị trường mục tiêu rộng 3 3 9 3 9 Thị phần nhỏ 1 1 1 2 2 Uy tín công ty 3 3 9 3 9 Khả năng sản xuất 1 1 1 2 2 Các yếu tố bên ngoài Tiềm năng thị trường 3 3 9 4 12 Cơ hội vay vốn 3 3 9 3 9 Môi trường kinh doanh 3 3 9 3 9 Tham gia hội chợ triển lãm 4 4 16 3 12 Nguồn nguyên vật liệu 2 1 2 2 4 Bị cạnh tranh gay gắt 1 2 2 2 2 Vị trí địa lý 3 3 9 2 6 Chính sách của chính phủ 1 2 2 1 1 Nhu cầu về nghệ thuật 2 1 2 2 4 Thương mai điện tử 2 1 2 2 4 Tổng cộng số điểm hấp dẫn 120 124 Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả - Nhận xét: Qua phân tích ma trận QSPM – nhóm WT ta nhận thấy chiến lược tái cấu trúc lại tổ chức có tổng điểm hấp là 124 vậy ta sẽ lựa chọn chiến lược này còn chiến lược tăng cường quảng cáo chỉ có tổng điểm 120. - 58 - . . 3.2.2.5 Tổng hợp kết quả các ma trận định lượng QSPM Bảng 3.6 Tổng hợp Ma trận QSPM Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả Nhận xét: Ưu tiên thực hiện: Đa dạng hóa sản phẩm, Tái cấu trúc lại tổ chức, phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối 3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược 3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực Để thực hiện chiến lược phát triển thị trường thì cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu tạo ra con người làm việc cần mẫn, trung thành, nhiệt huyết và có đạo đức kinh doanh: Công ty cần xây dựng những chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc tuyển chọn, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho các nhà quản lý và người lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ người lao động có tay nghề cao nhằm thực hiện những sản phẩm của công ty có chất lượng tốt nhất. Tên giải pháp chiến lược Các kết hợp Điểm hấp dẫn Nhận xét Đa dạng hóa sản phẩm S1,S4+T2,T4,T6 125 Ưu tiên lựa chon Chiến lược tái cấu trúc lại tổ chức W3,W7+T3,T4,T6 124 Ưu tiên lựa chon Phát triển thị trường S1,S2,S4+T1,T2,T3 123 Ưu tiên lựa chon Mở rộng mạng lưới phân phối W1,W2,W3,W4,W6+O1,O2,O3 122 Ưu tiên lựa chon Phát triển sản phẩm chất lượng cao S1,S2,S4+T1,T2,T3 121 Cân nhắc lựa chọn Xâm nhập thị trường S1,S4+O2 120 Cân nhắc lựa chọn Chiến lược tăng cường quảng cáo W1,W4,W5,W6+T2,T3 120 Cân nhắc lựa chọn Cạnh tranh về giá W3,W7+T3,T4,T6 119 Không lựa chọn - 59 - . . Nâng cao chất lượng của người quản lý công ty thông qua việc đào tạo nhằm tạo bộ mặt mới cho công ty. Khi làm tốt những việc trên thì công ty sẽ có những lợi ích Động viên nhân viên, cải thiện điều kiện sống và làm việc để người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Tăng hiệu quả giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động của công ty trong việc cung cấp sản phấm. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. 3.3.2. Giải pháp về vốn Tạo nguồn vốn tự có Để tạo nguồn vốn tự có, công ty Thăng Hoa cần tổ chức sản xuất có hiệu quả, nhằm không ngừng tăng lợi nhuận, trích phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tái đầu tư. Cụ thể như sau - Công ty thăng hoa cần tận dụng tối đa công xuất làm việc để xâm nhập thị trường mới. - Công ty cần tận dụng các nguồn lao động của công ty và các cộng tác viên của công ty. - Công ty cần quản lý tốt nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm trên cơ sở xác định lượng tồn kho hợp lý. Tạo vốn qua vay Hiện nay hệ thống ngân hàng đang phát triển mạng mẽ nên công ty thăng hoa có dự án tốt sẽ được vay theo nhu cầu khi thỏa mãn các yêu cầu vay. Công ty cũng cần tiếp cận các tổ chức tín dụng ngay khi mới có cơ hội đầu tư. 3.3.3. Giải pháp về nghiên cứu thị trường Thị trường nội địa với khoảng trên 85 triệu dân. Với đời sống vật chất ngày càng được cải thiện thì Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trang trí tranh - 60 - . . chữ, quà tặng trên thị trường nội địa cũng rất nhiều, nhất là các tỉnh lân cận có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy công ty Thăng Hoa trên địa bàn thành phố HCM cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh một phần thị trường tuy nhiên không lớn nhưng cũng không để các đối thủ cạnh tranh "lấn sân" ngay trên sân nhà. Công ty Thăng Hoa cần thiết lập kênh phân phối rộng rãi trên thành phố HCM và các vùng lân cận. Công ty cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng và tăng tính cạnh tranh qua việc tuyên truyền quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hướng người tiêu dùng lựa chọn hàng có chất lượng. Bên cạnh đó, công ty cần đẩy mạnh năng suất lao động, đẩy mạnh công tác quản lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu… nhằm giảm bớt chi phí trong giá thành nhằm giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát triển tốt thị trường trên đại bàn Thành phố công ty cần đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như: - Thu nhập của người dân: Khi thu nhập tăng lên thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng sẽ thay đổi. Do đó nhu cầu về tinh thần ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng tốt hơn, tính nghệ thuật cao và đa dạng hơn. Phân tích được các yếu tố này ở từng thời điểm sẽ giúp công ty ày xác định rõ thị trường hấp dẫn của mình là ở đâu. - Yếu tố về dân số: Công ty phân tích thị trường nội địa theo giới tính, tuổi tác, phân bố dân số theo vùng, theo địa hình... Dân số ở vùng thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi có nhu cầu khác nhau về tiêu dùng tranh chữ và các sản phẩm trang trí nội thất. Tốc độ đô thị hóa cao ở các vùng miền, đã đẩy nhanh tốc độ tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa nói chung, tranh thư pháp nói riêng. Ở nước ta trong thời gian qua ngành nông nghiệp gặt hái được những thành công đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu về thẩm mỹ cũng như đời sống tinh thần tăng lên. Công ty thực hiện nghiên cứu và phân tích đầy đủ các yếu tố này sẽ giúp cho công ty càng có điều kiện tốt phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. - 61 - . . - Sự điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong tiêu dùng: Nền kinh tế ngày càng phát triển, giao lưu quốc tế về thương mại, văn hóa ngày càng mở rộng là các tác động làm cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm quà lưu niệm, tranh chữ tăng lên. Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cho từng thời điểm hỗ trợ cho nhiều DN trong nước phát triển và kích cầu tiêu dùng trong nước một cách phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta. - Chất lượng sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm hướng theo thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, đẩy mạnh công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm cũng đồng thời giới thiệu về văn hóa việt , hướng người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt Nam có chất lượng cùng xuôi về nguồn cội và làm tăng lên bản sắc văn hóa Việt Nam. Giảm bớt chi phí chưa hợp lý trong giá thành nhằm giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh cho công ty. - Yếu tố giá ứng với từng loại thị trường: Giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng trên thị trường, từ đó ảnh hưởng ngược trở lại đối với quá trình sản xuất. Định giá sản phẩm hợp lý cho từng loại thị trường sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng và từ đó thúc đẩy công ty Thăng Hoa phát triển. Với yếu tố này, công ty tùy theo chất lượng sản phẩm, đối tượng phục vụ... mà định giá bán một cách phù hợp và cạnh tranh để công ty có thể tồn tại và phát triển. - Yếu tố thị hiếu người tiêu dùng: công ty cần nghiên cứu kỹ thị hiếu tiêu dùng, từng đối tượng ngành nghề, từng khu vực nông thôn và thành thị, từng khu vực cạnh tranh, mức tiêu dùng mặt hàng tranh chữ, quà tặng để tổ chức lại sản xuất cho phù hợp. công ty cần đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, công ty hình thành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ khắp miền đông nam bộ, chú trọng các khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, ... Hơn nữa, tùy vào tình hình vị trí các siêu thị, cửa hàng, đại lý chuyên tiêu thụ sản phẩm quà tặng, tranh thư pháp sản xuất trong nước phù hợp với từng đối tượng. - 62 - . . 3.4. Kiến Nghị 3.3.1. Về phía công ty Với tình hình công ty như hiện nay, tình hình nội bộ yếu và sự phản ứng với môi trường bên ngoài rất chậm chạp, vì vậy tôi đề nghị Ban giám đốc công ty thực hiện các chiến lược phát triển, đặc biệt là huy động được nguồn vốn để phát triển sản xuất, sau là phải phát triển được nguồn nhân lực cho công ty, khi thực hiện được hai giải pháp trên ổn định thì công ty tiếp tục thực hiện các chiến lược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường... 3.3.2. Về phía cơ quan nhà nước Với tình hình và sự phát triển tranh thư pháp như hiện nay, tôi đề nghị bộ văn hóa thông tin thực hiện việc đưa ra một số chuẩn mực đánh giá tác phẩm tranh thư pháp bằng cách tập hợp các nhà thư pháp lại và cùng thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất cho việc đánh giá tác phẩm tranh thư pháp. Đề nghị các trường về mỹ thuật, hội họa đào tạo thêm người phê bình tranh một cách bài bản và có cơ sở, dựa trên góc độ thẩm mỹ, bố cục hay nội dung thể hiện. - 63 - . . KẾT LUẬN Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết đối với công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa trên con đường phát triển, nó giúp cho công ty ứng phó kịp thời với những biến động của môi trường kinh doanh. Thông qua xây dựng chiến lược phát triển cho công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa, công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong một môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra. Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần vào sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong điều kiện hạn chế và cũng là lần đầu làm nghiên cứu khoa học, khả năng bản thân có hạn nên đề tài này sẽ không tránh được những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của thầy cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf
Luận văn liên quan