Đáp ứng được nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng cao theo yêu cầu đến 2020 chắc chắn và bền vững. Đồng thời đưa nền khoa học công nghệ cao của nước ta ngang tầm khu vực vào 2020.
Đáp ứng nhu cầu xã hội đào tạo ngày càng tăng về Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản Chế biến Nông sản.
Tạo ra bước phát triển mới trong khoa học CNSH Thực phẩm ở Việt Nam.
Tạo ra các sản phẩm công nghệ cao góp phần vào sự phát triển Kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai.
Nâng cao vị thế của trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng cơ cở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tào thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, trường đại học nông lâm Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
Tên của dự án:
XÂY DỰNG CƠ CỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, ĐÀO TÀO THUỘC LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
I. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN
1.1. Tên của dự án:
“Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Cơ quan chủ quản đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.3. Cơ quan chủ đầu tư: Đại học Thái Nguyên
1.4. Đơn vị hưởng lợi: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.5. Tổng kinh phí của dự án: 50.000.000.000 VNĐ
Trong đó:
- Từ nguồn ngân sách: 50.000.000.000 VNĐ
- Vốn đối ứng: 0 VNĐ
- Từ nguồn khác: 0 VNĐ
II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
2.1. Những căn cứ pháp lý
Chinh phủ đã khẳng định phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách giúp thúc đẩy phát triển về KHCN như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung Ương 6 khoá IX, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X…
Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010 nêu rõ: “Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cần tập trung phát triển có chọn lọc một số công nghệ trọng điểm bao gồm: những công nghệ tiên tiến, có tác động to lớn tới việc hiện đại hoá các ngành kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện hình thành và phát triển một số ngành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; những công nghệ phát huy được lợi thế nước ta về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và việc làm có thu nhập cho các tầng lớp dân cư”.
Ngày 11/03/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18/CP về phát triển Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đến năm 2010 đã khẳng định mục tiêu: “Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sống”
Ngày 04 tháng 3 năm 2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương đó, ngày 22/01/2008, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả Công nghệ Sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với Công nghệ Sinh học, hình thành và phát triển thị trường Công nghệ Sinh học để đến năm 2020 Công nghệ Sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế” (Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008).
Tháng 01/2006 Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát như sau: “Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm Công nghệ Sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu” (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006).
Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao Lĩnh vực hoạt động của dự án phải thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu Công nghệ cao, bao gồm: a) Công nghệ thông tin, truyền thông và Công nghệ phần mềm tin học; b) Công nghệ Sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; c) Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hóa; d) Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; đ) Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; e) Một số công nghệ đặc biệt khác.
Tháng 01/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 với mục tiệu tổng quát: “Nghiên cứu tạo ra các Công nghệ Sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các Công nghệ Sinh học hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.” (Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007)
Tháng 06/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020 với mục tiệu tổng quát: “Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm Công nghệ Sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ sản. Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng Công nghệ Sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.” (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/06/2007)
Tháng 11/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiệu tổng quát: “Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.” (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007).
Theo Quyết định 14/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2008 về việc phê duyệt Đề án Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công nghệ sinh học, hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học để đến năm 2020 công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã khẳng định: “Lĩnh vực Công nghệ Bảo quản và Chế biến Nông sản, thực phẩm cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm”.
Tiếp theo đó, trong Luật Công nghệ cao (2008) đã xác định rõ 04 hướng công nghệ cao được ưu tiên phát triển là: Công nghệ Thông tin truyền thông, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu mới và Công nghệ Tự động hóa.
Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêt danh mục các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia giai đoạn 2000 - 2005, trong lĩnh vực CNSH bao gồm Phòng thí nghiệm Công nghệ gene, Phòng thí nghiệm Công nghệ enzym và protein, Phòng thí nghiệm Công nghệ văcxin và các chế phẩm y sinh học, Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào động vật, Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật.
Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, trong lĩnh vực CNSH các lĩnh vực được phát triển bao gồm ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến, trong sản xuất các protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp xử lý môi trường, vắc xin ADN tái tổ hợp, vắc xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản, nhiên liệu sinnh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải…
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm là lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật, các sản phẩm Nông - Lâm - Ngư nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ nông nghiệp nhiệt đới, việc ứng dụng Công nghệ Sinh học Thực phẩm trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế Nông - Lâm nghiệp.
2.2. Tính cấp thiết của dự án
Công nghệ Sinh học (CNSH) là một trong các ngành khoa học mũi nhọn hiện đang được cả thế giới quan tâm. CNSH đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học công nghệ có tính đột phá không chỉ trong nông nghiệp và y dược mà đang dần làm thay đổi một cách sâu sắc phương thức sản xuất trong các ngành công nghiệp thực phẩm, vật liệu mới, năng lượng, khai khoáng và bảo vệ môi trường. Sự phát triển của công nghệ sinh học đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay, nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực CNSH, CNTP và ứng dụng của CNSH trong CNTP có có ý nghĩa quan trọng đến nhiều ngành kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực về lĩnh vực CNSH còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được với mục tiêu phát triển và thực tế nguồn nhân lực cho quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh ở các địa phương, các doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai. Hiện tại ở nước ta, tỷ lệ các nhà nghiên cứu và cán bộ có độ CNSH vào loại thấp nhất so với thế giới. Những nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội về nguồn lực công nghệ sinh học đã và đang thực sự là áp lực đối với cơ sở đào tạo, đòi hỏi sự thay đổi thích ứng về: (1) nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, (2) cấp và loại hình đào tạo, và (3) chương đào tạo cập nhật để đáp ứng tiến phát triển của nhà trường và xã hội.
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên gồm 16 tỉnh, có diện tích 10.313.876 ha (chiếm 31% diện tích toàn quốc), dân số 13.291.000 người (trong đó 40% là dân tộc thiểu số gồm hơn 30 dân tộc khác nhau). Vùng miền núi phía Bắc được coi là một trong ba vùng khó khăn nhất của đất nước, tổng GDP bằng 9,6% GDP toàn quốc, mức sống hiện tại của cư dân trong vùng chỉ bằng 50% so với mức sống bình quân cả nước. Đặc thù của vùng miền núi phía Bắc: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp (trừ một số tỉnh có thương mại, dịch vụ và công nghiệp phát triển như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc). Trong những năm gần đây chính phủ đã tập trung nhiều chương phát triển khu vực miền núi nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có độ cao còn thiếu, nhất là cán bộ kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp và lĩnh vực liên quan. Sự thiếu hụt nhân lực có độ là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của khu vực. Phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu dựa vào phát triển nông lâm nghiệp. Các sản phẩm tạo ra phần nhiều theo phương thức truyền thống và hầu như không có sự trợ giúp của các kỹ thuật công nghệ cao.
Miền núi phía Bắc Việt Nam có 03 cơ sở đào tạo bậc đại học (Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Hùng Vương) và 01 cơ sở nghiên cứu (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Đông Bắc). Trong 4 cơ sở nêu trên, duy nhất có Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) có các ngành đào tạo: (i)Kỹ sư Công nghệ Sinh học (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2006; (ii) Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2007); (iii) và Kỹ sư Chế biến Bảo quản (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2007). Cả 3 ngành đào tạo trên trực thuộc Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ sinh học (CNSH và CNTP) -Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Khác hẳn với các ngành đào tạo truyền thống, ba ngành trên đòi hỏi việc đào tạo có các nghiên cứu khoa học ở độ cao, lý thuyết phải gắn liền với thực hành, thực tập và sự trợ giúp của hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thiết bị tiên tiến. Vì vậy việc “Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội khu vực miền núi phía Bắc.
2.3. Thực trạng về nguồn lực của phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông Lâm TN được thành lập năm 2010, chịu trách nhiệm xây dựng khung chương đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo cho ba ngành đào tạo bậc đại học: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Là Khoa được xây dựng mới từ đầu, nguồn cán bộ giảng dạy, nghiên cứu được tập hợp từ một số ngành học, bộ môn liên quan và tuyển mới. Cho đến nay, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà trường, nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong quá đào tạo, Khoa đã không ngừng tăng cường, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tính đến năm 2012, số cán bộ giảng dạy có độ thạc sỹ trở lên của bộ môn đạt trên 70% tổng số cán bộ giảng dạy.
Hàng năm có gần 1000 thí sinh đăng ký theo học ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch nhưng nhà trường chưa có khả năng mở rộng. Hiện tại, số lượng sinh viên thường xuyên của Khoa là 499 sinh viên và số lượng cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của Khoa là 31 người (trên 70 % có độ từ thạc sĩ trở lên).
Khoa CNSH-CNTP đã xây dựng 03 phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm CNTP và Công nghệ sau thu hoạch (100m2), phòng thí nghiệm kỹ thuật di truyền (110m2) và phòng thí nghiệm kỹ thuật Vi sinh (80m2). Tuy nhiên, trang thiết bị thí nghiệm còn nghèo nàn (hầu như chưa có) nên cả ba phòng thí nghiệm trên chưa thể thực hiện được các nghiên cứu và thực hành chuyên môn.
2.4. Giới thiệu chung về cơ quan chủ đầu tư và hưởng lợi
2.4.1. Đại học Thái Nguyên (chủ đầu tư)
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) là đại học đa cấp đa ngành được thành lập năm 1994 theo NĐ 31/CP của thủ tướng chính phủ. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có tổng số 20 đơn vị thành viên, trong đó có 7 Trường đại học, 01 Trường cao đẳng; 02 khoa trực thuộc và 11 đơn vị nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo. Các trường Đại học và Cao đẳng trực thuộc Đại học Thái Nguyên bao gồm:
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Y – Dược
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Khoa học
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
Đại học Thái Nguyên là Đại học trọng điểm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, gần 3600 người, trong đó cán bộ giảng dạy gần 2400 người. Trong đó có 106 GS và PGS; 320 tiến sĩ và 1135 thạc sĩ, và 472 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh , 636 người đang học thạc sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Trong Đại học Thái Nguyên, đội ngũ cán bộ giảng dạy là đội ngũ chung, tham gia giảng dạy ở các trường, đơn vị thành viên theo nhu cầu giảng dạy ở mỗi đơn vị. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong quá đào tạo, Đại học Thái Nguyên, các trường và đơn vị thành viên đã không ngừng tăng cường, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…; Phương hướng chung của Đại học Thái Nguyên từ nay tới năm 2020 là thực hiện thắng lợi " Đề án quy hoạch phát triển Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm; trung tâm đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020" đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt. Có thể khẳng định, chất lượng đào tạo của Đại học đã được Chính phủ, các tổ chức xã hội công nhận và thực sự, Đại học Thái Nguyên đã trở thành một trong các Đại học trọng điểm của Việt Nam.
Đến năm 2011, ĐH đã tổ chức tuyển sinh 122 chuyên ngành đào tạo đại học, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy là 10.850, và cao đẳng chính quy là 1.165 chỉ tiêu. Công tác tuyển sinh Sau đại học cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng qua các năm, năm 2011, Đại học Thái Nguyên đã tuyển sinh ở cả 41 chuyên ngành đào tạo độ thạc sĩ với 1570 chỉ tiêu, 19 chuyên ngành đào tạo độ tiến sĩ với 50 chỉ tiêu; 320 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú.
2.4.2. Trường Đại học Nông Lâm (cơ quan hưởng lợi của dự án)
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập theo quyết định 56/TTg ngày 25/02/1971 của thủ tướng chính phủ, được xác định nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay trường có 8 khoa và 4 trung tâm:
Khoa Nông học: Đào tạo ngành Nông học, Hoa viên cây cảnh, Trồng trọt.
Khoa Chăn nuôi thú y: Đào tạo ngành Chăn nuôi, Thú y, Thuỷ sản.
Khoa Lâm Nghiệp: Đào tạo ngành Lâm sinh, Nông Lâm kết hợp
Khoa Tài Nguyên môi trường: Đào tạo ngành quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường.
Khoa Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp: Đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn: Đào tạo ngành khuyến nông phát triển nông thôn và ngành Công – Nông.
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm: Đào tạo ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch.
Khoa Sau đại học: Tiến sĩ đào tạo 2 ngành là Nông học và Chăn nuôi thú y, Thạc sĩ đào tạo 04 ngành: Nông học, Chăn nuôi, Thú y và Lâm sinh.
Ngoài các hệ chính qui đại học, ở các khoa chuyên môn đào tạo thêm hệ Cao Đẳng, Trung cấp và đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ. Hiện nay trường Đại học Nông Lâm có gần 400 cán bộ giảng dạy chuyên ngành, trong đó có 23 phó giáo sư, 71 tiến sĩ, 107 thạc sĩ và trên 60 người đang được đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, tổng số học sinh của trường năm 2010 xấp xỉ 10.000 người.
2.4.3. Khoa CNSH-CNTP (đơn vị trực tiếp hưởng lợi của dự án)
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm được tách từ khoa Nông học năm 2010. Khoa gồm 3 Bộ môn:
Bộ môn Công nghệ sinh học
Bộ môn Công nghệ thực phẩm
Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch.
Khoa có 41 cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy, trong đó có 03 phó giáo sư, 05 tiến sĩ; 25 thạc sỹ; 10 kỹ sư …, hiện nay khoa CNSH-CNTP đang đào tạo 03 ngành học bậc đại học với 700 sinh viên.
2.4.4. Một số kết quả nghiên cứu và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bắt đầu nghiên cứu và hợp tác về Công nghệ sinh học nông nghiệp và Chế biến Bảo quản từ năm 1992. Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy” do chính phủ Thái Lan tài trợ (1992 -1995), hơn 10 cán bộ giảng dạy của nhà trường được nghiên cứu, học tập tại Thái Lan về công nghệ tế bào và Công nghệ sau thu hoạch. Số cán bộ này hiện đang công tác tại các khoa chuyên môn, phát huy có hiệu quả kiến thức được học tập. Nhờ đó, trường đã làm chủ trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật về công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân nhanh giống cây trồng (chuối, dứa, phong lan, các loại cây lâm nghiệp, cây dược liệu …vv) và Công nghệ sau thu hoạch – một lĩnh vực của Công nghệ chế biến Bảo quản.
Trên cơ sở kết quả ban đầu, trường tiếp tục mở rộng hợp tác với nước ngoài: Dự án về bảo tồn nguồn gen bản địa trên cây lúa cạn với Viện lúa quốc tế IRRI (1994 – 2004); Dự án nghiên cứu vacxin và dịch cúm gia cầm với tổ chức RDA Hàn Quốc (2004-2006); Dự án bảo tồn đa dạng sinh học và công nghệ gen với Viện NHRI Hàn Quốc (2004 -2007); Dự án trao đổi đào tạo (giảng viên và sinh viên) về Công nghệ sinh nông nghiệp với Đại học Shyunkynwan Hàn Quốc (2004-2007); Dự án về bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Bể do UNDP tài trợ (1995-2000). Thông qua hợp tác nghiên cứu, đội ngũ cán bộ chuyên môn của nhà trường có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao khả năng nghiên cứu và giảng dạy. Hiện tại có thể đủ khả năng đảm nhận giảng dạy hầu hết các môn chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ Thực phẩm và Chế biến Bảo quản. Đồng thời nhà trường tiến hành chương trình hợp tác nghiên cứu với các Viện có uy tín về Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ Thực phẩm và Chế biến bảo quản trong nước như: Viện di truyền, Viện Công nghệ sinh học, Viện Rau quả, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Viện Công nghệ sau thu hoạch…vv. Khối Viện Trường sẽ là nguồn chia sẻ kinh nghiệm quí giá cho Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về hai lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở vật chất thiết bị, việc nghiên cứu và giảng dạy còn nhiều hạn chế, chưa có các nghiên cứu mang tính đột phá.
2.4.4. Một số kết quả nghiên cứu và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bắt đầu nghiên cứu và hợp tác về Công nghệ sinh học nông nghiệp và Chế biến Bảo quản từ năm 1992. Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy” do chính phủ Thái Lan tài trợ (1992 -1995), hơn 10 cán bộ giảng dạy của nhà trường được nghiên cứu, học tập tại Thái Lan về công nghệ tế bào và Công nghệ sau thu hoạch. Số cán bộ này hiện đang công tác tại các khoa chuyên môn, phát huy có hiệu quả kiến thức được học tập. Nhờ đó, trường đã làm chủ trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật về công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân nhanh giống cây trồng (chuối, dứa, phong lan, các loại cây lâm nghiệp, cây dược liệu …vv) và Công nghệ sau thu hoạch – một lĩnh vực của Công nghệ chế biến Bảo quản.
Trên cơ sở kết quả ban đầu, trường tiếp tục mở rộng hợp tác với nước ngoài: Dự án về bảo tồn nguồn gen bản địa trên cây lúa cạn với Viện lúa quốc tế IRRI (1994 – 2004); Dự án nghiên cứu vacxin và dịch cúm gia cầm với tổ chức RDA Hàn Quốc (2004-2006); Dự án bảo tồn đa dạng sinh học và công nghệ gen với Viện NHRI Hàn Quốc (2004 -2007); Dự án trao đổi đào tạo (giảng viên và sinh viên) về Công nghệ sinh học nông nghiệp với Đại học Shyunkynwan Hàn Quốc (2004-2007); Dự án về bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Bể do UNDP tài trợ (1995-2000). Thông qua hợp tác nghiên cứu, đội ngũ cán bộ chuyên môn của nhà trường có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao khả năng nghiên cứu và giảng dạy. Hiện tại có thể đủ khả năng đảm nhận giảng dạy hầu hết các môn chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch. Đồng thời nhà trường tiến hành chương trình hợp tác nghiên cứu với các Viện có uy tín về Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ Thực phẩm và Chế biến bảo quản trong nước như: Viện di truyền, Viện Công nghệ sinh học, Viện Rau quả, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Viện Công nghệ sau thu hoạch…vv. Khối Viện Trường sẽ là nguồn chia sẻ kinh nghiệm quí giá cho Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về hai lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở vật chất thiết bị, việc nghiên cứu và giảng dạy còn nhiều hạn chế, chưa có các nghiên cứu mang tính đột phá.
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng phòng thí nghiệm về Công nghệ Sinh học Thực phẩm phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, thực nghiệm và ứng dụng Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ chế biến và bảo quản cho cán bộ giảng dạy nghiên cứu và sinh viên thuộc 3 ngành Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ Sinh học...
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đầu tư xây dựng mới khu văn phòng và phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Công nghệ thực phẩm trực thuộc Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, để có thể đảm bảo làm việc, học tập, nghiên cứu và thực hành các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong chọn tạo giống và nhân nhanh giống cây trồng trên một số loại cây quan trong của miền núi phía Bắc như: Cây lương thực (lúa), Cây rau, quả (cà chua, chuối, dứa…); Cây hoa (phong lan, lily, cúc, đồng tiền…vv).
Nghiên cứu và ứng Công nghệ chuyển gen trong lĩnh vực cây trồng như: :Lúa, Ngô, Rau, Cây hoa và cây ăn quả…
Nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quí hiếm….
Các nghiên cứu về lĩnh vực sinh học phân tử như: phân tích ADN, phân tích protein, enzyme, lập bản đồ gen, các chỉ thị phân tử.
Hoàn thiện qui bảo quản và chế biến một số nông sản như: bảo quản Vải, Nhãn, Hồng, Rau Hoa Quả tươi…vv.
Hoàn thiện qui trình chế biến một số nông sản, thực phẩm như: nước hoa quả, sản xuất chè, thức ăn gia súc, rượu bia…vv.
Các nghiên cứu về nhiên liệu và năng lượng sinh học.
3.3. Các hoạt động và phân bổ kinh phí
Bảng 1. Tổng hợp nội dung hoạt động và dự kiến kinh phí
Stt
Nội dung
Kinh phí dự kiến (VNĐ)
I
Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng
10.000.000.000
II
Trang thiết bị cho phòng thí nghiệm
35.000.000.000
2.1
Thiết bị thí nghiệm ngành CNSH
15.000.000.000
2.2
Thiết bị thí nghiệm ngành CNTP
15.000.000.000
2.4
Pilot chế biến
5.000.000.000
III
Chi phí mua hoá chất, dụng cụ
3.700.000.000
IV
Đào tạo kỹ thuật viên
300.000.000
V
Dự phòng
1.000.000.000
Tổng số kinh phí
50.000.000.000
3.3.1. Nội dung 1: Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng
Kinh phí khu nhà văn phòng và thí nghiệm Công nghệ sinh học- Công nghệ thực phẩm là: 10.000.000.000 VNĐ
Nhà văn phòng và khu phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Công nghệ thực phẩm được xây 2 tầng, diện tích mặt bằng 430 m2, tổng diện tích sàn là 860 m2 gồm 2 phần:
Phần 1. Khu văn phòng (260 m2), bao gồm:
01 Văn phòng khoa: 25 m2/phòng x 1 = 25 m2
03 Phòng Ban chủ nhiệm khoa: 25 m2/phòng x 3 = 75 m2
01 Phòng khảo thí và tài vụ: : 25 m2/phòng x 1 = 25 m2
01 Phòng họp khoa: 50 m2/phòng x 1 = 50 m2
03 Các phòng bộ môn: 25 m2/phòng x 3 = 75 m2
Khu công trình phụ: 5 m2/phòng x 2 = 10 m2
Phần 2. Khu thí nghiệm và nhà xưởng (200 m2) bao gồm:
01 Xưởng chế biến thực phẩm: 200 m2/phòng x1 = 200 m2
Phần 3: Phòng thí nghiệm (325 m2) bao gồm:
01 lớp học dành sinh viên học tập lý thuyết trước khi thực hành, đảm bảo cho 40 - 70 sinh viên học tập: 60 m2/phòng x1 = 60 m2
01 phòng hội thảo: 80 m2/phòng x1 = 80 m2
02 phòng SHPT & KTDT 25 m2/phòng x 2 = 50 m2
01 phòng nuôi cấy mô 25 m2/phòng x 1 = 25 m2
02 phòng vi sinh 25 m2/phòng x 2 = 50 m2
01 phòng hóa sinh 25 m2/phòng x 1 = 25 m2
01 kho 25 m2/phòng x 1 = 25 m2
Khu công trình phụ: 5 m2 x 2 = 10 m2
3.3.2. Nội dụng 2: Trang thiết bị thí nghiệm cho phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực phẩm
Tổng kinh phí: 35.000.000.000 VNĐ
(Chi tiết danh mục thiết bị xem ở phụ lục 1).
3.3.3. Nội dung 3: Chi phí mua hoá chất và vật liệu thí nghiệm
Tổng kinh phí: 3.700.000.000 VNĐ
Các loại hoá chất đặt mua có thể đủ sử dụng năm đầu tiên kể từ khi phòng thí nghiệm bắt đầu đưa vào sử dụng. Các loại hoá sử dụng trong thí nghiệm sinh học phân tử, phân tích ADN, hóa chất cho máy PCR, bảo quản chế biến nông sản phẩm.
Kinh phí được phân bổ như sau:
- Phòng sinh học phân tử 1,4 tỷ VNĐ
- Phòng nuôi cấy mô tế bào 500 triệu VNĐ
- Phòng vi sinh 500 triệu VNĐ
- Phòng hóa sinh 400 triệu VNĐ
- Xưởng công nghệ thực phẩm 400 triệu VNĐ
(Danh mục hóa chất và vật liệu thí nghiệm được trình bày trong phụ lục 2 và phụ lục 3).
3.3.4. Đào tạo Kỹ thuật viên
Kinh phí: 300.000.000 VNĐ
3.3.4.1. Sự cần thiết phải đào tạo kỹ thuật viên và giáo viên thực hành
Đội ngũ cán bộ giảng dạy trong biên chế của bộ môn và kiêm nhiệm về cơ bản có trình độ cao, được đào tạo bài bản tại nước ngoài. Tuy nhiên để đáp ứng việc đào tào, nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ vào sản xuất của 03 ngành đào tạo bậc đại học, việc đào tạo đội ngũ giáo viên thực hành, kỹ thuật viên chuyên nghiệp là yêu cầu câp thiết. Các giáo viên thực hành, kỹ thuật viên phải đảm bảo có khả năng làm chủ qui trình công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiêm, dây chuyền công nghệ phục vụ giảng dạy và thực hành. Đội ngũ giáo viên thực hành và kỹ thuật viên được tuyển từ sinh viên đã tốt nghiệp đại học có chuyên ngành phù hợp.
3.3.4.2. Nội dung đào tạo (bảng 2)
Bảng 2. Nội dung và địa điểm đào tạo
Lĩnh vực
Nội dung đào tạo
Thời gian
(tháng)
Số người tham gia
Địa điểm đào tạo
Dự kiến kinh phí
(triệu đồng)
Kỹ thuật di truyền
- Tinh triết ADN, chuẩn bị phân tích ADN
- Điện di
- Đọc kêt quả điện di
- Kỹ thuật chuyển gen
06
05
Viên Công nghệ Sinh học
100
Kỹ thuật vi sinh
- Vận hành sử dụng trang thiết bị.
- Chuẩn bị môi trường, vô trùng, nuôi cấy…
- Tiếp thu một số qui trình công nghệ nuôi cấy vi sinh vật
06
05
Viện di truyền Nông nghiệp
100
Công nghệ chế biến bảo quản
- Qui trình kỹ thuật phân tích chất lượng sản phẩm
- Sử dụng các thiêt bị thí nghiệm và dây chuyền công nghệ
- Tiếp thu một số qui trình chế biến cụ thể
06
05
Viện Công nghệ sau thu hoạch
100
Bảng 3. Danh sách cán bộ cử đào tạo giáo viên thực hành và kỹ thuật viên
Stt
Họ và tên
Lĩnh vực đào tạo
Thời gian
Địa điểm
1
Nguyễn Thị Tình
Công nghệ tế bào
2012
Viện di truyền Nông nghiệp
2
Bùi Tri Thức
Kỹ thuật di truyền
2012
Viện di truyền Nông nghiệp
3
Nguyễn Tiến Dũng
Kỹ thuật di truyền
2012
Viện di truyền Nông nghiệp
4
Nguyễn Xuân Vũ
Kỹ thuật di truyền
2012
Viện di truyền Nông nghiệp
5
Dương Hữu Lộc
Công nghệ tế bào
2012
Viên Công nghệ Sinh học
6
Vi Đại Lâm
Kỹ thuật di truyền
2012
Viên Công nghệ Sinh học
7
Nguyễn Văn Bình
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
8
Lương Hùng Tiến
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
9
Bùi Tuấn Hà
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
10
Trần Văn Hùng
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
11
Lưu Hồng Sơn
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
12
Đinh Thị Kim Hoa
Công nghệ thực phẩm
2012
Viện công nghiệp thực phẩm
13
Trịnh Thị Chung
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
14
Nguyễn Thị Đoàn
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
15
Nguyễn Thị Vinh
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
16
Vũ Thị Hạnh
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
17
Trần Thị Lý
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
18
Phạm Thị Phương
Công nghệ sau thu hoạch
2012
Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch
3.4. Kế hoạch triển khai dự án
Công việc
Thời gian thực hiện (năm)
2012
2013
2014
2015
1. Chuẩn bị viết đề án và trình đại học TN
2. Chỉnh sửa dự án trình ĐH TN phê duyệt
3. Xây dựng khu nhà thí nghiệm
4. Mua sắm thiết bị trong khuôn khổ dự án
5. Tập huấn cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị
6. Ổn định hoạt động của các thiết bị lắp đặt
7. Triển khai thực thực các qui trình thực hành thực tập
8. Nghiệm thu đánh giá kết quả
IV. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
4.1. Hiệu quả về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực phẩm được hình thành phù hợp với định hướng phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến 2020 của chính phủ. Phòng thí nghiệm sau khi hoàn thành sẽ phục vụ cho khoảng 1300 sinh viên/năm thực hành thực tập chuyên môn, trong đó đảm bảo cho sinh viên thuộc 3 ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản Chế biến Nông sản có thể tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài/khoá luận tốt nghiệp (khoảng 150 sinh viên/năm). Phòng thí nghiệm cũng có thể đảm bảo cho hơn 100 giảng viên và nghiên cứu của nhà trường có thể tiến hành các nghiên cứu thuộc 3 lĩnh vực trên. Sau khi hoàn thành, phòng thí nghiệm còn có thể tiến hành các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc, các hội thảo simena, tham quan học tập… góp phần quan trọng trong vai trò là trung tâm khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Dự án đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và thực hành của phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực phẩm - Đại học Nông Lâm Thái nguyên đào tạo nguồn lực công nghệ cao trong sản xuất nông lâm nghiệp, để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng. Việc cung cấp kịp thời cho thị trường lao động các tỉnh miền núi phía Bắc - nguồn nhân lực công nghệ cao sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp vốn còn yếu kém ở các tỉnh miền núi. Đáp ứng kịp thời sự định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ, tạo điều kiện để Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hoàn thành vai trò, nhiệm vụ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho các tỉnh miền núi.
V. PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ
5.1. Phương án bảo vệ môi trường
Xem xét dưới góc độ tác động của dự án đến môi trương, là khu vực thí nghiệm lĩnh vực công nghệ cao, tuy nhiên các chất thải hầu như không đáng kể và ít độc hại đến môi trường. Mặc dù vậy, các tác động không có lợi của dự án đến môi trường cũng được xem xét, tính toán. Nhà trường xác định xây dựng khu phòng thí nghiệm riêng biệt với hệ thống thoát nước thải theo tiêu chuẩn qui định. Thiết bị máy móc đầu tư sẽ được lắp đặt theo đúng qui định bảo vệ môi trường, điều kiện nghiên cứu, thí nghiệm của cán bộ giảng viên và sinh viên sẽ được tiến hành trong điều kiện an toàn, không độc hại.
5.2. Phương án đào tạo cán bộ vận hành, bảo dưỡng
Cán bộ kỹ thuật vận hành sử dụng thiết bị theo chương trình đào tạo được trình bày trong dự án. Khoa CNSH-CNTP bố trí sắp đặt nhân sự, ưu tiên việc đào tạo cán bộ trẻ làm công tác giảng dạy trong tương lai, kiêm thêm phần thực hành và vận hành thiết bị. Đồng thời khoa sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hành và kỹ thuật viên hàng năm đảm bảo cập nhật kiến thức và đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của nhà trường.
5.3. Phương án phối hợp sử dụng chung
Để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị của phòng thí nghiệm, nhà trường sẽ xây dựng qui chế, đảm bảo tạo điều kiện cho tất cả cán bộ giáo viên thuộc lĩnh vực liên quan có thể nghiên cứu, thực hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm với hiệu quả cao nhất.
VI. ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Bảng 4. Danh sách ban điều hành dự án
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
TS. Trần Văn Điền
Hiệu trưởng Trường ĐHNông Lâm
Chủ nhiệm đề án
2
PGS.TS. Phan Đình Thắm
Trưởng phòng QT-PV, Trường Đại học Nông Lâm
Phó chủ nhiệm đề án
3
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Trưởng khoa CNSH & CNTP
Thư ký đề án
4
TS. Nguyễn Hưng Quang
P. trưởng phòng QT-PV
Ủy viên
5
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Trưởng phòng QLKH & QHQT
Ủy viên
VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
7.1. Kết luận
Để thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát triển CNSH Việt Nam đến 2020 đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực, đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là rất cần thiết:
Đáp ứng được nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng cao theo yêu cầu đến 2020 chắc chắn và bền vững. Đồng thời đưa nền khoa học công nghệ cao của nước ta ngang tầm khu vực vào 2020.
Đáp ứng nhu cầu xã hội đào tạo ngày càng tăng về Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản Chế biến Nông sản.
Tạo ra bước phát triển mới trong khoa học CNSH Thực phẩm ở Việt Nam.
Tạo ra các sản phẩm công nghệ cao góp phần vào sự phát triển Kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai.
Nâng cao vị thế của trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
7.2. Đề nghị
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương nghiên cứu đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm CNSH Thực phẩm của trường.
Phối hợp nghiên cứu và giảng dạy giữa Trường với các Viện nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….năm 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHỤ LỤC 1. TRANG THIẾT BỊ CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM
TT
Tên thiết bị
Mục đích sử dụng
Xuất xứ
Số lượng
Kinh phí (VNĐ)
1
Bàn ghế làm việc
Nghiên cứu, làm viên
VN
30
150,000,000
2
Bàn ghế học
Học thực hành
VN
100
150,000,000
3
Ghế làm thí nghiệm inox
Làm thí nghiệm
VN
100
40,000,000
4
Ghế tựa
Làm thí nghiệm
VN
100
60,000,000
5
Bàn đặt thiết bị
Đặt thiết bị
EU
20
200,000,000
6
Bể siêu âm
Rửa mẫu, phá mẫu
EU
3
173,000,000
7
Cân phân tích 10^4
Cân hóa chất
EU
4
200,000,000
8
Cooler (giá lạnh) 0,5 ml
Thực hiện phản ứng
EU
4
8,000,000
9
Cooler (giá lạnh) 1,5 - 2 ml
Thực hiện phản ứng
EU
4
16,000,000
10
Điều hòa nhiệt độ 2 chiều
Ổn định nhiệt độ phòng thí nghiệm
EU
6
84,000,000
11
Giàn để cây
Đặt cây
VN
6
60,000,000
12
Máy hút ẩm
Làm khô môi trường
EU
8
159,000,000
13
Kính hiển vi kỹ thuật số
Soi mẫu vật
EU
1
360,000,000
14
Lò lai ADN
Lai axit nucleic, protein
EU
2
120,000,000
15
Lò vi sóng
Đun môi trường
VN
4
20,000,000
16
Máy rửa dụng cụ thủy tinh
Rửa dụng cụ thí nghiệm
EU
2
40,000,000
17
Máy ảnh kỹ thuật số
Chụp mẫu vật
EU
2
32,000,000
18
Máy cất nước 2 lần
Sản xuất nước cất
EU
2
180,000,000
19
Máy cố định gen lên màng lai
Cố định gel
EU
1
64,000,000
20
Máy chụp ảnh gel
Chụp ảnh điện di DNA
Eu
2
800,000,000
21
Máy điện di Agrose
Điện di DNA
Nhật
3
60,000,000
22
Máy điện di polyacrylamid
Điện di protein
EU
3
150,000,000
23
Máy đo pH
Đo pH dung dịch
EU
5
100,000,000
24
Máy hút chân không
Hút ẩm mẫu
EU
1
130,000,000
25
Máy khuấy từ gia nhiệt
Hòa tan dung dịch
EU
6
42,000,000
26
Máy khử ion
Sản xuất nước không chứa ion
EU
1
40,000,000
27
Máy làm đá
Làm đá lạnh
EU
1
40,000,000
28
Máy lắc nhuộm gel
Nhuộm màu bản gel
EU
6
167,000,000
29
Máy lọc hóa chất
Lọc vô trùng hóa chất
EU
2
60,000,000
30
Máy ly tâm lạnh
Ly tâm nhiệt độ ở thấp
EU
3
420,000,000
31
Máy ly tâm thường
Ly tâm ở nhiệt độ phòng
EU
3
120,000,000
32
Máy nghiền ADN
Phá tế bào bằng cơ học
EU
1
50,000,000
33
Máy PCR
Nhân bản axit nucleic
EU
3
540,000,000
34
Máy projecter
Hội thảo, báo cáo, hướng dẫn thực hành, thực nghiệm
EU
3
210,000,000
35
Máy quang phổ định lượng
Định lượng chất tan
EU
1
300,000,000
36
Máy Realtime PCR
Nhân bản định lượng DNA
EU
1
240,000,000
37
Máy sắc ký lỏng HPLC
Định tính, định lượng DNA
EU
1
1,000,000,000
38
Máy soi đa bội có nhiều lựa chọn
Soi tiêu bản nhiễm sắc thể
EU
1
900,000,000
39
Máy Spindown
Làm lắng dung dịch
EU
3
30,000,000
40
Máy vortex
Đảo trộn mẫu
EU
6
83,000,000
41
Micropipet 0,2 - 2 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
42
Micropipet 1 - 10 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
43
Micropipet 10 - 100 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
44
Micropipet 100 - 1000 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
45
Micropipet 2 - 20 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
46
Micropipet 20 - 200 µl
Hút mẫu
EU
20
160,000,000
47
Micropipet 500-5000 µl
Hút mẫu
EU
15
120,000,000
48
Nanodrop
Định tính, định lượng axit nucleic
EU
1
400,000,000
49
Nồi khử trùng 110 lít
Khử trùng mẫu
EU
2
220,000,000
50
Nồi khử trùng 50 lít
Khử trùng mẫu
EU
3
311,000,000
51
Tủ ấm lạnh nuôi VSV
Nuôi vi sinh vật
EU
3
180,000,000
52
Tủ cấy vi sinh
Cấy vi sinh vật
EU
4
1,840,000,000
53
Tủ cấy vô trùng cấp II
Cấy vi sinh vật
EU
6
1,560,000,000
54
Tủ đựng hóa chất
Đựng hóa chất
EU
25
250,000,000
55
Tủ hút
Pha hóa chất độc hại
EU
3
455,000,000
56
Tủ lạnh - 20
Bảo quản mẫu
Eu
5
1,800,000,000
57
Tủ lạnh -80
Lưu giữ mẫu
EU
2
1,020,000,000
58
Tủ lạnh thường
Giữ mẫu
VN
5
45,000,000
59
Tủ mát
Giữ hóa chất
EU
6
54,000,000
60
Tủ nuôi lắc
Nuôi vi sinh vật
EU
5
1,200,000,000
61
Tủ sấy
Sấy khô dụng cụ
EU
6
227,000,000
62
Tủ sinh trưởng
Nuôi tế bào, mô
EU
2
720,000,000
63
Máy phá mẫu siêu âm
Tách chiết axit nucleic
EU
2
90,000,000
64
Máy đông khô
Đông khô mẫu ở nhiệt độ thấp
EU
1
500,000,000
65
Máy ổn nhiệt eppendorf
Thực hiện phản ứng
EU
4
60,000,000
66
Máy ổn nhiệt nước
Thực hiện phản ứng
EU
1
100,000,000
67
Tủ đựng đồ
Đựng đồ
VN
10
300,000,000
68
Phòng tồn trữ nông sản
Chứa nông sản trước và sau khi bảo quản
VN
1
300,000,000
69
Kho bảo quản lạnh thường
Bảo quản lạnh nông sản
VN
1
1,500,000,000
70
Kho bảo quản lạnh đông, kho cấp đông
Bảo quản nông sản trong điều kiện lạnh sâu
EU
1
1,000,000,000
71
Máy rửa rau quả
Rửa rau quả và các sản phẩm trước chế biên, bảo quản
EU
1
137600000
72
Máy bóc vỏ hạt thóc
Bóc vỏ hạt thóc trong chế biến gạo
TQ
1
24000000
73
Máy xát trắng gạo
Đánh trắng gạo
VN
1
11200000
74
Máy đánh bóng hạt
Đánh bóng hạt gạo
TQ
1
12800000
75
Máy cắt lát mỏng
Thái mỏng thịt để làm xuc xích, băm nhỏ mọi loại nguyên liệu
TQ
1
89600000
76
Máy xay thịt kiểu vít xoáy
Xay thịt dùng trong chế biến xúc xích,
TQ
1
8000000
77
Máy nghiền bột siêu mịn
Nghiên tinh bột dùng trong chế biến bánh kẹo, kem…
EU
1
28800000
78
Máy nghiền cắt
Nghiền cắt các vật liệu
EU
1
131200000
79
Máy đồng hoá
Đồng hóa sữa
EU
1
22400000
80
Máy trộn bột kiểu cánh xoắn
Trộn nguyên liệu để chế biến
VN
1
20800000
81
Máy trộn sản phẩm dẻo trục đứng
Phối trộn nguyên liệu để chế biến
TQ
1
22400000
82
Máy cán ép bột dẻo thành sợi
Cán ép các loại bột
TQ
1
76800000
83
Máy nhồi thịt
Chế biến xúc xích.
TQ
1
16000000
84
Máy ép dịch quả
Sản xuất nước quả uống có chất lượng cao
TQ
1
97600000
85
Máy lọc ép kiểu khung bản
nghiên cứu quá trình lọc, tách chất rắn
TQ
1
107200000
86
Máy Phân ly sữa kiểu ly tâm
Phân ly cream và nước sữa
EU
1
68800000
87
Máy ly tâm lọc
Lọc dung dịch bằng cách ly tâm
EU
1
46400000
88
Máy sấy “ tầng sôi
nghiên cứu việc sản xuất các vật liệu hóa lỏng
TQ
1
145600000
89
Máy sấy phun
sấy khô với phun hơi không bị biến chất
TQ
1
144000000
90
Thiết bị trích ly chất béo
Trích ly chất béo
TQ
1
161600000
81
Thiết bị chưng cất đạm Kjeldahl
chưng cất đạm
EU
1
225600000
92
Thiết bị thanh trùng
Tiệt trùng hoàn toàn các loại thực phẩm
TQ
1
288000000
93
Nồi hơi điện
Cấp hơi
TQ
1
156800000
94
Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm không khí
Đo nhiệt độ và độ ẩm không khí
EU
1
8000000
95
Máy chiết chai, đóng nắp tự động
Đóng bao tất cả các dạng sản phẩm
TQ
1
139200000
96
Máy tự động định lượng, đóng gói vật liệu rời
loại sản phẩm dạng hạt , bột, đường, muối… vào bao bì mềm, ghép kín và nhán nhãn
TQ
1
166400000
97
Máy ghép kín bao bì mềm chân không
Ghép kín bao bì mềm
TQ
1
17600000
98
Máy so màu digital
Xác định nồng độ thực phẩm
EU
1
9600000
99
Hệ thống sản xuất bia qui mô pilot
Sản xuất bia qui mô pilot
TQ
1
100
Hệ thống sản xuất rượu qui mô pilot
Sản xuất rượu qui mô pilot
TQ
1
350000000
101
Hệ thống sản xuất sữa đậu nành
Sản xuất sữa đậu nành
TQ
1
175000000
102
Hệ thống sản xuất nước chè qui mô pilot
Sản xuất nước chè và nước giải khát
TQ
1
650000000
103
Hệ thống lò nướng bánh qui mô nhỏ
Sản xuất bánh qui mô nhỏ
TQ
1
650000000
104
Hệ thống lên men sản xuất chế phẩm vi sinh qui mô pilot
Sản xuất chế phẩm vi sinh
TQ
1
1500000000
105
Tủ hút khí độc
Hút khí độc khi pha hoá chất, khi phản ứng
EU
3
100000000
106
Bình đựng nitơ lỏng
Quan sát tế bào, mô bằng ánh sáng thường
EU
1
50000000
107
Kính hiển vi quang học kèm máy ảnh
EU
1
180000000
108
Bể rửa siêu âm
EU
1
50000000
109
Bộ cất Kjeldhal nhiều bình
EU
1
30000000
110
Máy so màu , UV- VIS
EU
1
200000000
111
Cuvét thạch anh ¼’’, ½’’, 1’’
EU
20000000
112
Hệ thống máy lọc chân không
EU
5000000
113
Nồi cách thủy ổn nhiệt (kích thước 60 x 40 x 30 cm; Có kèm cánh khuấy ngoài)
EU
60000000
114
Bộ Soxhlet cất dầu nhiều bình
EU
20000000
115
Ống sinh hàn nước
EU
300000
116
Ống sinh hàn Khí
EU
300000
117
Tủ lạnh ( tủ đông -20)
EU
12000000
118
Tủ mát
EU
4000000
119
Máy đo cường độ màu vỏ quả
EU
20000000
120
Máy đo độ cứng
EU
2000000
121
Máy đo cường độ hô hấp (có kèm bình đo)
EU
35000000
122
Cân kỹ thuật chính xác từ 0,0001g-0,01g
EU
25000000
123
Lò vi sóng 22 l (Sharp)
EU
2000000
124
Giá inox để đồ thí nghiệm
VN
7
14000000
125
Tủ ấm 5 – 95oC ( 100lit)
EU
2
50000000
126
Nồi hấp vô trùng HV 30
EU
25000000
127
Máy điều chỉnh nhiết độ phòng thí nghiệm
EU
1
12000000
128
Lọc chân không
EU
1
5000000
129
Ly tâm Lạnh cho falcon 50; 15
EU
100000000
130
Tủ sấy dụng cụ và sấy mẫu
EU
2
160000000
131
Máy đo độ ẩm hạt ( 12 chỉ tiêu)
EU
20000000
132
Máy khuấy từ gia nhiệt
EU
2
40000000
133
Bộ cất cồn
EU
5
15000000
134
Máy đo pH Han na
EU
2
40000000
135
Box cấy Class 2
EU
2
275000000
136
Nồi hấp vô trùng HV 110
EU
1
100000000
137
Cất nước 2 lần
EU
1
50000000
138
Máy lọc nước khử ion
EU
1
400000000
139
Tủ ấm 5 – 95oC ( 250lit)
EU
2
200000000
140
Tủ ấm CO2 (100l)
EU
1
120000000
141
Máy hút ẩm
EU
3
36000000
142
Ly tâm lạnh 250 ml; 500 ml
EU
1
200000000
143
Nhiệt kế
Đo nhiệt độ môi trường
EU
5
2500000
144
Âm kế
Đo độ ẩm môi trường
EU
5
25000000
145
Hệ thống khử trùng phòng
Dùng khử trùng phòng nuôi cấy
EU
2
25000000
146
Máy tính Notebook
Phục vụ đào tạo kỹ thuật viên và nghiên cứu khoa học
EU
2
30000000
147
Máy chiếu Projector
Phục vụ đào tạo kỹ thuật viên và nghiên cứu khoa học
EU
2
30000000
148
Phông máy chiếu
Phục vụ đào tạo kỹ thuật viên và nghiên cứu khoa học
EU
1
3000000
149
Thiết bị lưu điện
5
600000000
150
Máy phát điện dự phòng
Nhật
1
400000000
Tổng số
35,000,000,000
PHỤ LỤC 2. DANH MỤC VẬT TƯ THÍ NGHIỆM
STT
Mô tả hàng hóa
Xuất sứ
Đơn vị tính
Số lượng
11
Đĩa petri Ø 9 cm
EU
chiếc
1000
12
Đĩa petri Ø10 cm
Việt Nam
cái
2000
13
Giấy lọc Ø18cm
Trung Quốc
hộp
20
14
Giấy lọc Ø9 cm
TQ
hộp
10
16
Ống nghiệm có nắp xoáy (Đức)
Việt Nam
cái
200
Que trang nhựa
Việt Nam
cái
200
17
Que trang thủy tinh
Việt Nam
cái
100
19
Đèn cồn inox
Việt Nam
cái
10
24
Bông không thấm nước
Trung Quốc
kg
15
25
Đầu côn 10ul
EU
túi 1000c
100
26
Đầu côn 200 ul
EU
túi 1000c
500
27
Đầu côn 1000 ul
EU
túi 500c
500
28
Eppendorf 2 ml (chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
túi 1000c
500
29
Eppendorf 0.2(chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
túi 1000c
500
Hộp đựng ống lưu chủng vi sinh vật (Corning)
EU
Hộp
10
30
Eppendorf 1.5 ml (chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
túi 1000c
500
31
Hộp đựng đầu côn 10ul(chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
hôp
50
32
Hộp đựng đầu côn 200ul(chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
hôp
50
33
Hộp đựng đầu côn 1000ul(chịu được nhiệt độ và áp suất cao)
EU
hôp
50
34
Ống ly tâm 50 ml (đóng gói 50 cái/túi)
Mỹ
túi
50
35
Dao cấy số 7
Việt Nam
hộp
100
36
Dao cấy số 10
Việt Nam
hộp
100
37
Bình tam giác 250 ml
Trung Quốc
chiếc
500
38
Cốc đong 250 ml
EU
chiếc
50
39
Cốc đong 500 ml
EU
chiếc
50
40
Cốc đong có vạch định mức 1000 ml
EU
chiếc
50
41
Găng tay y tế (50 đôi/hộp)
EU
hộp
500
42
Chai trung tính chịu nhiệt 50 ml
EU
Chai
500
43
Chai trung tính chịu nhiệt 100 ml
EU
Chai
500
44
Chai trung tính chịu nhiệt 250 ml
EU
Chai
500
45
Chai trung tính chịu nhiệt 500 ml
EU
Chai
200
46
Chai trung tính chịu nhiệt 1000 ml
EU
Chai
200
47
Chai trung tính chịu nhiệt 2000 ml
EU
Chai
100
48
Giá eppendorf
EU
Cái
10
49
Cryotube 2ML (túi 500 cái)
Mỹ
túi
100
PHỤ LỤC 3. DANH MỤC HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM
STT
Mô tả hàng hóa
Xuất sứ
STT
Mô tả hàng hóa
Xuất sứ
1
SDS
MERCK
31
Amonium acetate
MERCK
2
CTAB
MERCK
32
CH3COONa
MERCK
3
Tris-HCl
MERCK
33
Isoamine alchol
MERCK
4
Beta mercapto ethanol
MERCK
34
NaOH
MERCK
5
EDTA
MERCK
35
HCl
MERCK
6
Axit acetic
MERCK
36
Agarose
MERCK
7
Ethidium bromide
MERCK
37
Cồn các loại
MERCK
8
Chloroform
MERCK
38
Glicine
MERCK
9
Phenol
MERCK
39
Comsine brillant blue G25
MERCK
10
NaCl
MERCK
40
Glycerol
MERCK
11
CH3COOK
MERCK
41
Tween 80
MERCK
12
Ethanol
MERCK
42
Tween 20
MERCK
13
Các loại enzym cắt giới hạn
Fermentas
43
Xylene cyanol
MERCK
14
Hóa chất PCR
Fermentas
44
Bromophenol blue
MERCK
15
Polyacryamide
MERCK
45
Agar
MERCK
16
Proteinase K
Fermentas
46
NaOCl
MERCK
17
Lysozyme
Fermentas
47
Viên sủi khử trùng
VN
18
Rnase
Fermentas
48
KMnO4
Trung Quốc
19
Loading dye
Fermentas
49
Thiamine hydrochloride
Trung Quốc
20
DNA ladder
Fermentas
50
Pyridoxine HCl (Pyridoxine hydrochloride)
Trung Quốc
21
Protein ladder
Fermentas
51
Nicotinic acide
Trung Quốc
22
Peptone
MERCK
52
GeneJET™ Plasmid Miniprep Kit (50 phản ứng / hộp)
Fermentas
23
Triptone
MERCK
53
GeneJET™ Gel Extraction Kit (50 phản ứng / hộp)
Fermentas
24
Yeast extract
MERCK
54
X-gal
Fermentas
25
MgCl2
MERCK
55
IPTG
Fermentas
26
Natri citrate
MERCK
56
T4 ligase
Fermentas
27
Na2HPO4
MERCK
57
NBT
Fermentas
28
NaH2PO4
MERCK
58
BICP
Fermentas
29
Blocking reagent
Roche
59
Hóa chất nghiên cứu thực phẩm
30
Methanol
MERCK
60
Hóa chất bảo quản chế biến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_tang_cuong_nang_luc_phong_thi_nghiem_cnshtp_bo_ke_hoach_dau_tu_8989.doc