Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài GIS ngày nay là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào. Trong lĩnh vực du lịch, việc kết hợp công nghệ GIS cùng với các thông tin chi tiết các vùng miền du lịch, các thông tin cần thiết gắn kết với hệ thống bản đồ tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có cái nhìn trực quan và toàn diện về vùng miền được cung cấp. Việc xây dựng và phát triển hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lý và khai thác du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được cho phát triển ngành du lịch. Quảng Trị - mảnh đất chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh chống Mỹ, là giới tuyến giữa hai miền Bắc – Nam. Nơi đây hiện còn lưu lại rất nhiều chiến tích của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của quân và dân Quảng Trị nói riêng và nước nhà nói chung. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc miền Trung. Với nền kinh tế thuần nông, nền công nghiệp của tỉnh nhà còn hết sức non trẻ. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ để bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt, sản xuất ruốc bột, rèn nghề, rượu, chế biến nước mắm Đây là những điều kiện thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Quảng Trị phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình, do Quảng Trị là một tỉnh nghèo, hạ tầng cơ sở chậm phát triển, chưa có điều kiện để quảng bá thu hút khách du lịch. Chính vì vậy, hệ thống GIS được coi là phương tiện hữu hiệu để quy hoạch và giới thiệu về các làng nghề, các cụm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Quảng Trị và trợ giúp cho việc đưa ra quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý du lịch trong địa bàn nghiên cứu. Xuất phát từ những nhu cầu trên đã thúc đẩy chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị”. 2.Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lí và khai thác du lịch về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống tại tỉnh Quảng Trị. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. - Đánh giá và định hướng bảo tồn, khai thác có hiệu quả giá trị của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề : + Nghiên cứu giá trị của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống với vai trò là một thành phần của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch. + Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. + Xây dựng một bản đồ tổng quát thực hiện được thông tin về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trên địa bàn nghiên cứu nhằm thuận lợi cho công tác quản lí, đầu tư, quảng bá để góp phần trong việc phát triển sản xuất và du lịch tỉnh nhà. - Về không gian: Khu vực tỉnh Quảng Trị - Về thời gian: Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm lịch sử Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển xác định. Sự hình thành của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, khi nghiên cứu đối tượng trên cần đặt chúng trong xu hướng chung của địa phương, trong nước và thế giới. Có như vậy chúng ta mới có cái nhìn khách quan, đánh giá chính xác và dự báo hướng phát triển một cách khoa học nhất. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm đặc trưng của khoa học địa lý nên khi nghiên cứu đề tài cần xác định phạm vi, giới hạn và liên kết lãnh thổ. Trong mỗi lãnh thổ,các thực thể bên trong tồn tại có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tíi bên ngoài. Do đó, việc phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường văn hoá, xã hội và các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội về mặt không gian phục vụ phát triển du lịch của địa phương. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Tự nhiên và văn hoá là những hệ thống tổng hợp hoàn chỉnh, được tạo lập từ các hợp phần khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu cơ cở sản cuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống với tư cách là một tài nguyên du lịch nhân văn trong tổng thể hệ thống các tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này ngày càng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nghiên cứu hướng phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch của địa phương cần phải đảm bảo phát triển bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, truyền thống văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu Đây là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu có lien quan đến đề tìa nhằm mục đích giảm bớt thời gian thực hiện và công sức cũng như tăng thêm tính logic của đề tài. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu ở tỉnh Quảng Trị. Từ đó hệ thống lại, tổng hợp có chọn lọc và phân tích chúng. 5.1.2. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp truyền thống của các nhà địa lý khi nghiên cứu một đơn vị lãnh thổ. Bản đồ giúp chung ta có tư duy tổng hợp về không gian. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các bản đồ về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tuyến, điểm và tài nguyên du lịch qua đó xây dựng được bản đồ các tuyến điểm du lịch tới các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trong hệ thống tuyến điểm du lịch của tỉnh Quảng Trị. 5.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập tài liệu, dữ liệu và khảo sát tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu giúp chúng ta nắm chính xác về số liệu, tư liệu một cách cập nhật và đồng thời để đánh giá, kiểm tra lại những thông tin mà ta đã thu thập ở trong phòngs. Từ đó, rút ra kết luận tổng quan và sát thực. Tiến hành điều tra thực địa về thực trạng tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Công tác này giúp ta tìm hiểu rõ hơn về lãnh thổ và đưa ra những kiến nghị, đề xuất khách quan. 5.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học Để có được thông tin một cách chính xác và khách quan, đề tài đã tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân, các thợ thủ công ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đang hoạt động để tìm hiểu về tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng tre gỗ. Quy trình sản xuất thủ công, tận dụng được mọi thời gian, mọi lứa tuổi trong gia đình tham gia. Ngày trước cả làng có hơn 100 khung dệt, với trên 2/3 số hộ làm nghề, hằng ngày sản xuất ra hơn 300 chiếc chiếu các khổ cung cấp cho cả vùng. Hiện tại trước cơn lốc thị trưòng với sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm chiều với nhiều chất liêu khác nhau. Thêm vào đó, sự cạn kiệt về nguyên liệu, chiếu lâm Xuân không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng chiếu ngoại vì thể mà nghề chiếu không còn phát triển như xưa, trong làng chỉ còn đôi ba hộ theo nghề và chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không trở thành sản phẩm hàng hóa. Nếu không lựa chọn hướng đi thích hợp thì làng chiếu cũng có thể sẽ biến mất vào một ngày không xa. f. Nghề đan lát Lan Đình Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống. Ngày trước, nghề đan lát ở đây rất hưng thịnh. Cả làng từ già, trẻ, gái, trai chỉ biết đến mỗi nghề đan lát. Tiêu chuẩn kén rễ, rước dâu của làng trước hết cũng phải có tay nghề đan rổ, rá. Những chiếc nan tre vàng óng, được chẻ, vót tinh tươm, qua bàn tay của các nghệ nhân đan lát trong làng trở thành chiếc rổ, chiếc rá to nhỏ đủ cỡ, chắc bền, đẹp mắt. Sau vài ngày đan, vài trăm chiếc rổ, rá được các gia đình gom lại, mang ra chợ bán đổi lấy lương thực, thực phẩm. Đã từ rất lâu, đan lát không còn đơn thuần là nghề mưu sinh mà nó đã trở thành một nét văn hóa riêng của người dân ở đây. Những đêm trăng sáng, trai gái thường hẹn nhau ở giếng nước đầu làng, vừa ca hát vừa trổ tài đan lát. Các cụ già móm mém nhai trầu cũng thoăn thoắt từng chiếc nan tre cùng con cháu đan rổ, rá dưới ánh trăng quê. Qua thời gian, nghề đan lát ở Lan Đình đã in đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống, tạo chổ đứng riêng tại thị trường địa phương. Sản phẩm đan lát của làng Lan Đình cũng tự hào đứng vững bên một số nghề truyền thống khác trong tỉnh như nghề dệt vải sợi (Lập Thạch, Đông Hà), đến nghề làm hương (Đông Định, Cam Lộ) hay nghề làm quạt giấy (Phương Ngạn, Triệu Phong)... Trước xu thế phát triển của cơ chế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mất dần. Song, những người dân Lan Đình vẫn kiên quyết khắc phục khó khăn để neo giữ nghề truyền thống ở lại với thế hệ sau. Tuy ở Lan Đình bây giờ đan lát không còn giữ vị trí độc tôn như ngày xưa nhưng nghề truyền thống này vẫn là nghề phụ quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho người nông dân trong buổi nông nhàn. Để nghề đan lát tồn tại mãi với đất Lan Đình, bên cạnh sự cố gắng bám trụ và truyền đạt nghề của những người dân, phía chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể để khuyến khích người dân duy trì làng nghề, đồng thời tìm thị trường tiêu thụ ổn định, kết hợp quảng cáo sản phẩm, tạo thương hiệu riêng để sản phẩm đan lát Phước Thị đứng vững trên thị trường luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm gia dụng công nghiệp. g. Nghề bún Cẩm Thạch thuộc huyện Cam Lô và làng Phương Lang ở Hải Lăng Cẩm Thạch là một trong tám thôn của xã Cam An, huyện Cam Lộ, có diện tích sản xuất nông nghiệp vô cùng nhỏ bé. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm và nghề làm bún, là nghiệp truyền thống gắn với quá trình hình thành phát sinh, phát triển của cư dân trong làng từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Quy trình làm bún từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, có trên 2/3 số hộ gia đình chuyên sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Chính nhờ nghề nghiệp mà đời sống người dân ở đây ngày càng giàu có, phồn thịnh. Nghề làm bún ở Phương Lang - Hải Lăng: Các công đoạn làm bún ở Phương Lang cũng giống như chế biến bún ở Cẩm Thạch, vẫn chủ yếu là phương pháp thủ công mang tính chất hộ gia đình. Sản phẩm sản xuất có mặt khắp nơi trong tỉnh, đưa lại lợi nhuận kinh tế rất cao, từng bước làm giàu nhiều hộ gia đình sản xuất trong làng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn nông nghiệp trong giai đoạn mới h. Nghề mộc ở làng Cát Sơn xã Gio Linh và ở làng Gia Độ thuộc xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc :Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi. Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào Nam bán”. Hiện trạng nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị (xem ảnh phụ lục ở luận văn). Làng Gia Độ, Triệu Phong với nghề mộc:Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị. Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng. Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tắm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay. Một thực tế chung, trong làng nghề mộc, các hộ sản xuất rất nhỏ, lẽ phân tán, Hầu hết đều là nghề phụ, nghề chính của họ vẫn là nghề trồng lúa nước. Sản phẩm làm ra cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thôn, làng chứ ít ra thị trường bên ngoài. Trong khi đó, các thợ mộc ở đây có trình độ rất cao lại được những nơi khác thuê đến tỉnh khác để làm nghề. Họ chưa có cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như tay nghề của mình vì các sản phẩm làm ra không được tiêu thụ. Mặt khác, họ cũng k đủ vốn, hay lớn hơn là chưa dám bỏ ra một nguồn vốn lớn để làm ra các sản phẩm để có thể bày bán, mà hầu hết chỉ làm theo nhu cầu , đơn đặt hàng của ai có nhu cầu. Nếu được khôi phục và phát triển nghề nghiệp để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, rất thiết thực trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị. i. Nghề nón lá ở làng Bố Liêu Bố Liêu là một làng cổ ở Quảng Trị mà Dương Văn An đã thống kê trong Ô Châu Cận Lục. Hiện nằm ở trung tâm đồng bằng huyện Triệu Phong, nhưng cũng giống Phương Ngạn, Bố Liêu có diện tích sản xuất vô cùng nhỏ hẹp. Khi làng xã đã địnhg hình và phát triển ổn định thì nghề nghiệp phát tích. Nghiên cứu điền dả thực tế, cũng như những giai thoại xung quanh nghề nghiệp cho thấy nghề chằm nón ở Bố Liêu ra đời cách đây hàng trăm năm. Nghề nón lá là công việc khá đơn giản, người nào cũng có thể làm được. Khâu đầu tiên là phải chọn lá cho tốt, đem sấy, phơi khô rồi vuốt cho phẳng phiu mà không giòn, không rách. Vòng vón làm bằng tre nứa vót nhỏ, đều, khi nối phải tròn trịa, không được chắp, không gợn. Tiếp tục xếp từng lá chồng dọc theo khuôn vào vòng nón, một lớp mo tre, một lớp lá rồi khâu". Nhưng để làm ra một chiếc nón đẹp, bền không đơn giản chút nào.. Nón làm xong được tư thương thu mua rồi phân phối đi các chợ trong tỉnh.  Là một vùng thuần nông, từ bao đời nay, nghề nón lá ở đây chỉ được xem là nghề phụ. Nhưng nghề phụ này đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn, giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập khá, đảm bảo đủ cho chi tiêu các khoản hằng ngày. Sản phẩm nón Bố Liêu được người tiêu dùng tín nhiệm - nhất là những người nông dân lao động ở các làng quê. Trước cơn lốc thị trường hôm nay, nghề nón đang chao đảo, số hộ theo nghề ngày càng giảm, thành phẩm làm ra ngày một ít đi, thị trường tiêu thụ thu hẹp...song người dân nơi đây vẫn không thể bỏ nghề - từng bước khắc phục khó khăn niú kéo gìn giữ nghề nghiệp  tạo công ăn việc làm cho con em nhằm tăng thu nhập , ổn định đời sống. j. Nghề nấu rượu Kim Long thuộc huyện Hải Lăng Rượu gạo Kim Long được đánh giá là ngon nhất khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 41 đến hơn 45 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu . Rượu Kim Long luôn được nấu ở độ rượu cao, vì nếu nấu với độ rượu thấp thì nước đục như nước mã, không thơm, không ngọt. Rượu Kim Long phải nấu ở ngay tại làng Kim Long, sử dụng nguồn nước cốt , chất men truyền thống, và loại gạo ngay tại làng. Rượu được nấu bằng củi dương, không sử dụng Ga hoặc than vì như vậy sẽ làm rượu sẽ không đều và ngon. Do cách nấu như vậy nên mỗi lần nấu chỉ ra được 01 lít, và chất lượng được đảm bảo rất cao ( độ trong, độ thơm đặc biệt, và có độ nồng đặc trưng ). Đặc biệt rượu được nấu theo phương pháp truyền thông nên hoàn toàn không có độc tố, để càng lâu uống càng ngon. Quy mô sản xuất được phát triển qua hai giai đoạn chủ yếu đó là giai đoạn sản xuất thủ công truyền thống trước đây và công nghệ thời thuộc Pháp hôm qua, công nghệ mới trong cơ chế thị trường hôm nay. - Thời Pháp thuộc: Có Thương hiệu Sikar nguồn gốc của hãng Rượu nổi tiếng của Pháp sản Phẩm chỉ đựơc sử dụng cho quân lính Pháp vùng Đông Dương. - Xika đựơc ra đời trên nền tảng của lịch sử có thương hiệu nổi tiếng qua các thời kỳ lịch sử đã chứng minh. Sản phẩm mang tính đặc thù do nguồn nứơc thiên nhiên ban tặng tạo nên hương vị : Đậm đà - dịu ngọt, hương vị đăc thù mà duy nhất chỉ có làng Kim Long sản xuất được. Sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước và lưu truyền khắp thiên hạ được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Xika là thương hiệu của sản phẩm làng nghề truyền thống Rượu Kim Long của Xã Hải Quế, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. Sản phẩm đã lịch sử lâu đời từ thời vua chúa có thương hiệu Kim Long (Rồng Vàng) sản phẩm chỉ dùng phục vụ cho triều đình k. Các CCSX TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Trên địa bàn của tỉnh hiện đang phát triển mạnh các CCSX TTCN ở thành phố Đông Hà đó là: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương; Cụm công nghiệp Đông Lễ, Cụm công nghiệp quốc lộ 9D thuộc phường IV. Ngoài ra ở các huyện như Cam Lộ, Vĩnh Linh cũng nổi lên các cụm sản xuất công nghiệp. Do tính chất về địa bàn sản xuất, mức tập trung dân cư, khả năng tiêu thụ sản phẩm nên các CSSX ở thành phố Đông Hà có quy mô lớn hơn so với những nơi khác. Các mặt hàng chủ yếu là hàng mỹ nghệ, tôn ván nhựa, gạch tuynel, hàng dệt may mặc.... Tuy nhiên các CSSX TTCN hầu hết đã sử dụng dây chuyền sản xuất tự động, hoạt động chủ yếu bằng máy móc nên tính chất tiểu thủ công nghiệp chiếm một phần rất nhỏ. Các sản phẩm làm ra hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và một ít có nhập hàng đi những tỉnh khác, còn sản phẩm chưa đi ra khỏi thị trường trong nước. Thực trạng ở một số CSSX là dây chuyền sản cuất cũng tương đối hoàn thiện, đội ngũ công nhân cũng đảm bảo về chất lượng và số lượng, vấn đề đặt ra là họ chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, việc tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm còn rất ít, gây dựng được thương hiệu lại càng khó khăn hơn. 2.1.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình phát triển của các CSSX TTCN và LNTT - Vốn là vấn đề quan trọng. Các cơ sở sản xuất và làng nghề có vốn ít, muốn vay ngân hàng nhưng lại hiểu biết hạn chế về thủ tục vay vốn, nhiều người không thể tự viết được dự án vay vốn nên càng khó khăn tiếp cận nguồn vay vốn của Nhà nước. Lao động chủ yếu sử dụng lao động nông nhàn, có nhiều khâu của quá trình sản xuất như thêu tranh, đúc tượng…mất nhiều thời gian nhiều tháng đến cả năm, dẫn đến vòng quay vốn chậm. Từ hạn chế về vốn lại càng khó khăn tìm kiếm mặt bằng sản xuất, không giám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. - Phần lớn các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp có qui mô nhỏ, chủ yếu thành lập trên cơ sở góp vốn của nhiều người trong gia đình hay mạnh ai nấy làm. Trong các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn tồn tại ý thức chưa muốn cung cấp thông tin về sản phẩm và những bí quyết gia truyền. Người chủ sở hữu thường đồng thời là nguời quản lí, giám đốc, quản đốc...Do vậy hình thức quản trị, điều hành còn mang nặng tính gia đình, tập trung vào một vài người. Và hệ quả không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của nghệ nhân. - Phát triển kiểu phong trào, chưa có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. Đa phần là tận dụng thời gian nông nhàn để hoạt động sản xuất kiếm thêm thu nhập. Đồng thời tận dụng được các nhân lực là người già và trẻ em. Nên vấn đề đào tạo một đội ngũ chuyên sâu, lành nghề là khó khăn. - Xây dựng thương hiệu là một vấn đề rất quan trọng. Đây cũng là một điểm yếu quan trọng dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một kênh quảng bá thương hiệu khá hiệu quả là mang sản phẩm đến trưng bày tại các hội chợ, trung tâm thương mại. Song việc làm này tốn khá nhiều chi phí nên có rất ít các doanh nghiệp thực hiện. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ. Tại tỉnh Quảng Trị, tính đến nay chỉ có Làng nghề Diên Sanh đã xây dựng được thương hiệu cho mình, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn của tỉnh và khu vực. - Đối với các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp thi thông tin thị trường tiêu thụ còn quá hạn hẹp, chưa có đầu ra. Mặt khác nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, còn phụ thuộc nhiều nên chi phí và giá thành sản phẩm cao gây khó khăn trong việc tiêu thụ nên việc sản xuất bị gián đoạn, gặp không ít khó khăn. Còn với các làng nghề, sản phẩm làm ra chủ yếu là do tự phát, làm theo mùa vụ, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán tại các chợ trong vùng. Sản phẩm làm ra nếu được bán đi ở các nơi khác thì cũng phải qua nhiều khâu trung gian nên lợi nhuận thu lại rất thấp. - Sản phẩm tại các làng nghề do ít đầu tư nên còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã, tính cạnh tranh kém dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần. Thêm vào đó, sản phẩm của họ không dùng để xuất khẩu được, trong khi đó trong nước và trong tỉnh lại không có nhu cầu cao. Những điều này làm cho các làng nghề bị mai một dần. - Có một thực trạng là ở nông thôn bây giờ phần lớn là các người đứng tuổi, trong làng nghề cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ đang dời bỏ làng để ra thành thị tìm kiếm một cuộc sống hiện đại với thu nhập cao hơn. - Phát triển các tiểu thủ công nghiệp và làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Hầu hết, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da... Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. - Nhiều địa phương chưa tích cực vào cuộc tìm nghề cho dân nên không có định hướng và biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể nên làng nghề, xã nghề không phát triển. Các cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư hỗ trợ cho làng nghề, xã nghề còn hạn chế, việc  quyết mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm, điểm công nghiệp còn chậm đã hạn chế việc thu hút đầu tư vào các làng nghề, xã nghề. Thu nhập cho người làm nghề ở các địa phương còn thấp, người lao động lại chưa quen với sản xuất công nghiệp, làm việc tuỳ tiện, nay làm, mai bỏ nên đã gây thiệt hại  không ít cho cơ sở, doanh nghiệp. 2.2. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VỀ CÁC CSSX TTCN VÀ LNTT 2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở sữ liệu GIS Hiện nay, công nghệ GIS trở thành xu hướng chủ yếu của việc xử lý thông tin, một công cụ hữu hiệu trong quản lý thông tin, trợ giúp cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu. Phần mềm GIS đang hướng tới một hệ thống cấu trúc bản đồ và xử lý dữ liệu với phương tiện cao cấp, hệ chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và hướng tới các đối tượng như: đất đai, nguồn nước, rừng, tài nguyên, môi trường… Trong những năm gần đây, GIS đẫ mở trong ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Do sự hoàn thiện về khả năng mô phỏng, mô hình hóa thông tin không gian, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp, quyết định trong công tác quy hoạch lãnh thổ và dự báo các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như đánh giá quản lý các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính phục vụ nghành du lịch. Tùy theo yêu cầu và đặc diểm của từng ngành việc ứng dụng công nghệ GIS thể hiện ở từng mức độ khác nhau. Sau đây là một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS. Hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng thành phố, thị xã, … Hệ thống thông tin tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch Hệ thống thông tin tài nguyên môi trường Hệ thống thông tin đất đai Hệ thông thông tin quản lý khác Ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ du lịch là một trong những ứng dụng rộng rãi và hiệu quả của ngành địa lý. Nhờ có GIS và tính ưu việt của nó mà các quản lý hoàn thành công việc của minh một cách hiệu quả và nhanh chóng. GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các dữ liệu thông thường và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay với sự phát triển của ngành du lịch, các dịch vụ du lịch được khai thác một cách có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của ngành và trở thành một hướng đi quan trong sự phát triển kinh tế - xã hội. GIS đã ra đời đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Có thể nói rằng GIS đã và đang ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc nghiên cứu, quản lý các cơ sở và các dịch vụ du lịch. Với việc ứng dụng vào hoạt động du lịch tỉnh Quảng Trị, GIS sẽ hỗ trợ tích cực và hiệu quả cao trong việc quản lý và cung cấp thông tin về hiện trạng phát triển du lịch, kiểm kê tài nguyên, quản lý và cung cấp các thông tin về môi trường du lịch và cả việc quản lý và cung cấp thông tin trợ giúp. Bên cạnh đó, công nghệ GIS với công tác quản lý với công tác quản lý môi trường du lịch nhằm kiểm soát trạng thái, cung cấp kịp thời các thông tin của các cơ sở du lịch. GIS sẽ là công cụ đắc lực cho việc xây dựng một hệ thống thông tin về các làng nghề và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các cơ sỏ dữ liệu thuộc tính, bản đồ tổng quát thể hiện được các thông tin về các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Công nghệ GIS là ứng dụng có hiệu quả cho việc xây dựng hệ thống tra cứu thông tin phục vụ quản lí và khai thác du lịch về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống tại tỉnh Quảng Trị. Các liên kết cơ sở bản đồ với các cơ sỏ dữ liệu thuộc tính sẽ được ứng dụng trên công nghệ GIS một cách khoa học, nhanh chóng và chính xác. Công nghệ GIS hỗ trợ cho việc tra cứu thông tin, phục vụ quản lí và khai thác du lịch về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống tại tỉnh Quảng Trị và phục vụ cho công tác quản lý, đầu tư, quảng bá để góp phần trong việc phát triển sản xuất và du lịch tỉnh nhà. 2.2.2. Chuẩn cơ sở dữ liệu GIS Nội dung dữ liệu nền và cơ sở toán học *Cơ sở toán học của dữ liệu Bản đồ tổng quát thể hiện được các thông tin về các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu ở hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia VN2000 với các thông số như sau: Elip - xô – ít quy chiếu WSG-84 với kích thước: Bán kính trục lớn: 6.378.137 m Độ det: 298,257223563 Lưới chiếu bản đồ: Áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 Tỷ lệ bản đồ: 1:500 000 * Nội dung dữ liệu nền Các đối tượng dữ liệu nền được thể hiện thành các lớp thông tin, bao gồm: - Lớp ranh giới hành chính - Lớp giao thông - Lớp thủy văn -Lớp khung và cơ sở toán học của bản đồ b. Nội dung chuyên đề Nội dung về không gian: Các số liệu không gian được lưu trữ ở dạng Vector hoặc Raster. Các cơ sở dữ liệu bản đồ được quản lý ở dạng các lớp đối tượng. Các CSSXTTCN và LNTT được xác định tọa độ bằng việc sử dung máy định vị GPS và được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu điểm nhằm xác định chính xác vị trí của các làng nghề, giúp cho bản đồ gọn nhẹ, không gian không bị chiếm nhiều phù hợp với tỉ lệ bản đồ thành lập cho toàn tỉnh, tỉ lệ 1: 500 000. Nội dung thuộc tính: Dữ liệu thuộc tính diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ giữa các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Dữ liệu thuộc tính của các điểm LNTT và CSSXTTCN được mô tả ở cac trường dữ liệu: Tên làng nghề Vị trí Kinh độ, vĩ độ Lịch sử hình thành Tình hình sản xuất Các sản phẩm làm được Thị trường Loại hình sản xuất Mức độ hấp dẫn Phương tiện để đến các điểm 2.2.3. Mô tả chi tiết cơ sở dữ liệu GIS về các CSSX TTCN và LNTT a.. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Từ các số liệu thu thập được về tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và các CSSXTTCN&LNTT chúng tôi xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính về như sau: Bảng 3.1. Giải thích ý nghĩa tên trường dữ liệu thuộc tính làng nghề STT Tên trường thông tin Mô tả chi tiết Ý nghĩa 1 Ten_lang_nghe Tên làng nghề Tên của làng nghề 2 Vi_tri Vị trí Vị trí của làng nghề 3 Kinh_do Kinh độ Kinh độ 4 Vi_do Vĩ độ Vĩ độ 5 Lich_su_hinh_thanh Lịch sử hình thành Lịch sử hình thành của làng nghề 6 Tinh_hinh_san_xuat Tình hình sản xuất Tình hình sản xuất 7 San_pham Sản phẩm Sản phẩm làm ra 8 Thi_truong Thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm 9 Loai_hinh_san_xuat Loại hình sản xuất Các loại hình sản xuất 10 Muc_do_hap_dan Mức độ hấp dẫn Mức độ hấp dẫn 11 Phuong_tien_den Phương tiện để đến các điểm Các phương tiện có thể đến được. Sau khi tổng hợp các thông tin cần phải tra cứu, chúng tôi xây dựng bộ dữ liệu tổng hợp về hệ thống các CSSX TTCN và LNTT trên phần mềm Excel. (Bảng dữ liệu Exel với đầy đủ các thông tin:Tên làng nghề, vị trí, kinh độ, vĩ độ, lịch sử hình thành, tình hình sản xuất, các sản phẩm làm được, thị trường, loại hình sản xuất, mức độ hấp dẫn, phương tiện để đến các điểm để khớp với dữ liệu BĐ). 3.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Từ dữ liệu bản đồ nền, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa và cập nhật thông tin phù hợp với yêu cầu và lãnh thổ nghiên cứu. Bản đồ các CSSXTTCN&LNTT được thiết kế bao gồm các lớp thông tin (Layer) sau: TT Lớp thông tin (Layler) Mô tả Đối tượng không gian 1 Ranh gioi Ranh giới các cấp Đường (lpolyline) 2 Duong_bien Đường biển Đường 3 Thuy_van Hệ thống thủy văn Đường, vùng 4 Vung_huyen Vùng huyện Vùng 5 Uy_ban Ủy ban huyện Điểm 6 Chu_giai Chú giải Kí tự 7 Khung Khung bản đồ Đường 8 Cac_lang_nghe Các làng nghề Điểm Sau khi chuẩn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, tiến hành liên kết các cơ sở dữ liệu này với nhau bằng cửa sổ Window New Browzer và thực hiên bằng lệnh Infotool. Hình 3.4a Hình 3.4b b. Các sản phẩm đạt được -  Báo cáo về nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS xây dựng bản đồ tổng quát về các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. -  Quy trình công nghệ thành lập bộ bản đồ tổng quát về các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS. -  Thành lập bản đồ tổng quát về các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. - Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề. -  Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo bảo vệ các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 2.2.4. Quy trình xây dựng CSDL và thành lập bản đồ bằng phần mềm Mapinfo * Giới thiệu phần mềm MapInfo Phần mềm MapInfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý CSDL. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một HTTĐL, phục vị cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức kinh tế - xã hội, các ngành và địa phương. MapInfo tổ chức tất cả các thông tin bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính dưới dạng bảng CSDL (Table). Các thông tin không gian và thuộc tính này được MapInfo liên kết với nhâu một cách chặt chẽ, không thể tách rời thông qua chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại dữ liệu. * Quy trình xây dựng CSDL và thành lập bản đồ các CSSXTTCN&LNTT Quy trình xây dựng CSDL gồm các bước sau đây: Mục đích, yêu cầu, tỉ lệ của bản đồ cần thành lập Số liệu điều tra, khảo sát Bản đồ Ảnh Tài liệu liên quan khác Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu Khảo sát dữ liệu Xây dựng CSDL GIS Nhập dữ liệu Chuẩn hóa CSDLGIS chuẩn CSDLGIS chuẩn Lưu trữ và thành lập bản đồ chuyên đề Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng CSDLGIS về các CSSXTTCN&LNTT 2.3.4. Thành lập bản đồ hiện trạng các CSSXTTCN&LNTT ở tỉnh Quảng Trị a. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn... - Thu thập các số liệu về kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... cũng như tình hình sản xuất của các ngành này, tình hình an ninh, quốc phòng và cơ sở hạ tầng của địa phương. b. Quá trình khảo sát thực địa Chúng tôi tiến hành khảo sát các làng nghề và kết hợp điều tra nhanh các hộ ngia đình về các điều kiện sản xuất, lịch sử hình thành... Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan trong suốt thời gian đi thực địa vào tháng 8 năm 2010. c. Hoàn thiện và chuẩn hóa dữ liệu *Chuẩn về nội dung dữ liệu Dữ liệu số lưu trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác, tính đúng đắn. Nội dung dữ liệu bao gồm các phân lớp thông tin, cách đặt mã cho từng loại thông tin được quản lý trong cơ sở dữ liệu. *Chuẩn về phương pháp thể hiện dữ liệu Các đối tượng hiển thị trên bản đồ phải tuân thủ đúng các quy định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ trong quy phạm. Dữ liệu bản đồ dưới dạng số phải được thể hiện phù hợp với các khả năng hiển thị của các phần mềm sử dụng và bảo đảm tính logic của số liệu dưới dạng số. *Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu Chuẩn hóa về khuôn dạng dữ liệu là chuẩn xác định các khuôn dạng (format) file vật lý để lưu trữ bản đồ số. Chuẩn này rất quan trọng, đặc biệt hiện nay cơ sở dữ liệu phải có tính chất mở, có thể dùng chung cho nhiều đối tượng, các cơ quan khác nhau sử dụng phục vụ quản lý và quy hoạch lãnh thổ. *Chuẩn về mô hình cơ sở dữ liệu Dữ liệu địa lý được mô tả theo mô hình dữ liệu vector polygon. Mô hình này thể hiện được đầy đủ nhất dữ liệu địa lý. Nó cho phép không chỉ mô tả vị trí, hình thể của đối tượng trong không gian mà còn mô tả mối quan hệ về mặt không gian với những đối tượng khác nữa. Dữ liệu thuộc tính được lưu dữ theo mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Database Model), đây là mô hình phổ biến nhất và được nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng hiện nay sử dụng. d. Biên tập và trình bày bản đồ - Hiệu chỉnh nội dung của bản đồ sau công tác thực địa vào máy tính(là gì?) - Biên tập hoàn thiện toàn bộ nôi dung của bản đồ. - Sau khi đã chỉnh sửa hoàn thiện, tiến hành in ấn bản đồ chính thức. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CSSX TTCN VÀ LNTT Trong một vài năm trở lại đây, du lịch các CSSX TTCN và LNTT đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch, nó thể hiện rõ những nét văn hóa, đặc điểm lịch sử - xã hội đặc trưng của từng khu vực, từng ngành nghề. Tất cả là những tinh hoa được giữ gìn, lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác. Du lịch làng nghề hấp dẫn bởi chính không gian nông thôn truyền thống và sự tinh xảo của sản phẩm thủ công. Nếu để phát triển du lịch một cách tự do, tự phát và ồ ạt thì những yếu tố hấp dẫn đó sẽ mất đi, đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ thưa vắng dần đi và một thời gian sau nữa thì du lịch tại làng nghề đó cũng không còn. Thế nhưng, làm thế nào để đưa loại hình du lịch này lên tầm phát triển cao, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các tour du lịch, đồng thời góp phần đẩy mạnh các làng nghề cho phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế, điều đó vẫn đang chờ từ câu trả lời từ chúng ta. Phát triển ngành nghề ở nông thôn là một bước nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng dư thừa đông đảo ở nông thôn, thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”, hạn chế di dân tự phát ra thành phố, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa đầy đủ và phong phú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hình thành 11 cụm công nghiệp làng nghề. Một số ngành nghề truyền thống đã phục hồi như rượu Kim Long, nón Bố Liêu... được quan tâm hỗ trợ đầu tư, phát triển. Đồng thời tỉnh còn đầu tư phát triển thêm nhiều ngành mới như mây tre đan, mộc mỹ nghệ cao cấp... Tuy nhiên, các làng nghề nói chung, làng nghề truyến thống Quảng trị nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Đó là phát triển theo kiểu phong trào, chưa có qui hoạch, qui mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ lao động không đồng đều... Do vậy, cần có biện pháp để bảo tồn và phát triển các CSSX TTCN và LNTC để giữ nét bản sắc văn hóa dân tộc Quảng Trị nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Đồng thời gắn kết với du lịch để nâng cao vị thế của chúng lên tầm cao mới. Làng nghề phát triển, đồng nghĩa với việc đời sống của người dân được cải thiện, tạo việc làm ổn định. Trong số những giải pháp đưa ra để giải cứu làng nghề, kế hoạch lâu dài để phát triển làng nghề cần gắn với phát triển du lịch. Đây là điều không mới với các nước trên thế giới, thậm chí nhiều làng nghề ở trong nước cũng đã tận dụng thế mạnh về văn hoá truyền thống để làm các tour du lịch từ lâu, nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Nhiều làng nghề ở các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... phát triển được là nhờ sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Các quốc gia này không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà mục tiêu là phát triển có kế thừa các văn hóa truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời truyền lại. Mục tiêu đề ra để phục hồi và phát triển các CSSX TTCN và LNTC cụ thể là: - Tạo bước chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư vào các CSSX TTCN và LNTC trên địa bàn. Góp phần xây dựng Quảng Trị phát triển giàu mạnh. - Tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng sẵn có với công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh, có thương hiệu uy tín trên thị trường. - Chú trọng phát triển các làng nghề, công nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp về vốn đầu tư, trình độ quản lí nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng giá trị sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. 3.2. GIẢI PHÁP CHUNG Xuất phát từ thực tế, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển du lịch như sau: 3.2.1. Quản lí và tổ chức sản xuất làng nghề kết hợp phát triển du lịch - Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cần phải nỗ lực, chủ động sáng tạo, đổi quản trị điều hành cơ sở sản xuất để có thể trụ vững và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, nhất là khi nước ta đang ngày hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời tăng cường chỉ đạo trực tuyến và quản lí của nhà nước giúp địa phương phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương. - Chính quyền các địa phương, các sở ban ngành cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Xem xét các tiềm năng và lợi thế của từng cơ sở sản xuất, những mặt hàng gì hiện nay đang được ưa chuộng, so sánh với sảm phẩm cùng loại trên thị trường, kể cả về tay nghề, ngày công, năng suất, mẫu mã, thiết bị công nghệ, thị trường… để có những định hướng đúng đắn khôi phục và phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Trên cơ sở đó tiến hành đề án khôi phục, phát triển đối với từng nghề. - Cần đề ra qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài và bền vững với mục tiêu, sứ mệnh được xác định rõ ràng như tập trung, ưu tiên các nghề mũi nhọn, chú trọng phát triển các nghề truyền thống, khuyến khích mở rộng các nghề mới như thêu, thủ công mĩ nghệ... - Tỉnh nên chú ý công tác xét chọn, công nhận làng nghề truyền thống. Tuy nhiên những TTCN, làng nghề, nghệ nhân phải cùng nhau phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể như: là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của làng nghề, tính thẩm mĩ, độc đáo mang phong cách truyền thống… - Tỉnh cần có chính sách tạo việc làm thông qua chương trình khuyến nông, chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống đường giao thông, khu làng nghề tập trung... - Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Vì thế, để phát triển các làng nghề cần sớm có thương hiệu, bởi chỉ dừng lại ở nhãn hiệu thì đơn giản quá. Nhưng trước khi có thương hiệu, mỗi sản phẩm phải có bản sắc riêng biệt, phải có sức hấp dẫn với khách hàng và quan trọng là phải có độ ổn định về chất lượng sản phẩm. Bản thân các sản phẩm phải có những giá trị như thế thì người tiêu dùng mới tiếp nhận. Trong quá trình đó, nhờ tư vấn, xây dựng thương hiệu, để nhãn hiệu của mình đi vào trí nhớ của người tiêu dùng. Lúc đó, sản phẩm sẽ có thương hiệu và việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tại sao sản phẩm Chè Vằng lại rất ít người biết đến, nhưng sản phẩm trà xanh O0 lại rất nhiều người biết đến và sủ dụng rộng rãi trong khi đó chúng đều là nước giải khát bổ dưỡng. Đơn giản trà xanh O0 vừa được quảng cáo rộng rãi vừa có thương hiệu làm cho người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Do đó việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm kinh doanh là rất quan trọng. - Việc phát triển Làng nghể phải gắn với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của từng vùng, đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng. Trong đó, tập trung ưu tiên những địa bàn, ngành nghề có thế mạnh, các làng nghề có đông lao động, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng dân tộc. 3.2.2. Nguồn vốn - Cần qui hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách ưu đãi cho các cơ sở vay vốn phát triển, đầu tư trang thiết bị. - Sự thiếu liên kết giữa các công ty lữ hành với người dân làng nghề và chính quyền địa phương được xem là nguyên nhân trọng yếu khiến du lịch làng nghề bấy lâu cứ dậm chân tại chỗ. Nên phối hợp với các công ty du lịch để tuyển chọn ra người hướng dẫn tại chỗ dành phục vụ cho du khách, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch sau mỗi lần tham quan, lấy tiền phí đó phục vụ cho công tác phát triển làng nghề. - Ngân hàng cần có chính sách cho vay, cần cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn... 3.2.3. Sản phẩm và thị trường * Về sản phẩm - Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ sinh hoạt, khi du khách tới tham quan muốn mua sản phẩm cũng rất ngại ngùng vì nặng và cồng kềnh như bàn ghế, tủ giường, thúng, nia… Do vậy ta có thể làm thay đổi kích thước của các sản phẩm như các mô hình để làm đồ lưu niệm. - Tạo mối liên hệ giữa du lịch sinh thái với một số làng nghề, cơ sở sản xuất. Kết hợp giữa lâm nghiệp và các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp để chế biến các hàng thủ công mĩ nghệ xuất khẩu từ lâm sản. * Về thị trường Thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của các làng nghề và thủ công truyền thống. Do đó giải pháp về thị trường là rất quan trọng. - Tìm các doanh nghiệp làm “bà đỡ” để tìm cơ hội xuất khẩu sản phẩm, một mặt nhằm quảng bá sản phẩm, mặt khác thu nguồn ngoại tệ về cho đất nước. - Khảo sát thị trường để tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để hướng sản xuất của mình vào những sản phẩm ấy vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của quảng đại nhân dân và khách du lịch. 3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nòng cốt của mọi ngành nghề, do đó cần được quan tâm, chú ý để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh. - Tích cực nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân, nâng cao trình độ văn hóa. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, các buổi giao lưu để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. - Ngoài việc nâng cao tay nghề chuyên môn thì cần đào tạo về du lịch như khả năng làm hướng dẫn viên thuyết minh sản phẩm… 3.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật Phần lớn các làng nghề hiện nay nằm phân tán ở các vùng quê các xa trung tâm thành phố nên khả năng đi lại và thông tin liên lạc còn hạn chế. Nhiều nơi đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu phát triển, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng như phục vụ phát triển du lịch tại khu vực. - Cần có sự qui hoạch, bố trí sản xuất phù hợp phục vụ phát triển du lịch như xây dựng các khu sản xuất, khu trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. - Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn, liên xã tại các làng nghề để các phương tiện giao thông vận tải có thể đến tham quan. - Xây dựng sơ đồ và các bảng hướng dẫn tham quan. 3.2.6. Môi trường Hầu hết môi trường làm việc ở các làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay chưa thực sự được chú ý đến. Ô nhiễm bụi, tiếng ồn ở các xưởng mộc là chủ yếu, bên cạnh đó là phân gia súc, các lá câyrơi rụng vì phần đa các làng nghề chủ yếu ở các vùng nông thôn mà ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém. - Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản, qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, chú ý đến các chính sách phát triển bền vững các làng nghề, xây dựng các làng nghề “xanh”. - Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê các nguồn thải. - Giữ đường làng, đường phố xanh sạch đẹp. 3.2.8. Tuyên truyền và quảng bá sản phẩm - Quảng bá đến các cơ sở du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, các hội chợ triển lãm trong nước lẫn quốc tế nhằm giới thiệu các sản phẩm mĩ nghệ đến với khách du lịch trong nước lẫn quốc tế, từ đó lôi kéo các đơn đặt hàng, vốn đầu tư phát triển. - Các nghệ nhân sẵn sàng chi phí để giới thiệu sản phẩm của mình trong các buổi triễn lãm. Nhưng tiếc thay tỉnh chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Nên tổ chức các tour làng nghề, show trình diễn triễn lãm sản phẩm kết hợp trình diễn tay nghề của các nghệ nhân mang tới cho du khách trải nghiệm và cảm nhận chân thực về giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề Quảng Trị. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức về vai trò, vị trí của việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn. Từ đó có trách nhiệm trong bảo tồn và phát triển các tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. 3.3. GIẢI PHÁP RIÊNG CHO MỘT SỐ CSSX TTCN VÀ LNTC 3.3.1. Nghề bông Lập Thạch Ngày nay các sản phẩm dệt may công nghiệp ra hàng loạt với những mẫu mã bắt mắt. Nhu cầu của con người ngày càng cao về mặc, thích những các mang tính chất cổ điển, truyền thống. Nhưng các làng nghề đáp ứng nhu cầu đó ngày càng thưa dần. Nghề bông Lập Thạch là nghề truyền thống lâu đời của người dân Triệu Lễ – Đông Hà. Hiện nay nghề này đã ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ… Do đó cần có giải pháp để hướng cho nghề này phát triển tương xứng với khả năng vốn có của nó. - Với khí hậu khắc nghiệt của miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng nền nhiệt cao, khí hậu khô nóng (xem chương 1, phần khí hậu) là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh trồng bông cung ứng nguyên liệu cho làng nghề. - Tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư phát triển vừa mang lợi ích cho người được đầu tư vừa mang lợi ích cho chính người đầu tư. - Biến làng nghề thành một điểm du lịch: tham quan, tiếp thị sản phẩm và mua bán, trao đổi hàng hóa. - Tự chính bản thân người làm có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn và chính quyền địa phương nên giúp đỡ về vấn đề này. 3.3.2. Nghề mộc Trên thị trường quốc tế, Việt Nam nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mĩ nghệ như tạc tượng gỗ, chạm trổ hoa văn trên các bình hoa… Nghề mộc ở làng Cát Sơn xã Gio Linh và ở làng Gia Độ thuộc xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đang phát triển nhưng chỉ làm theo các đơn đặt hàng sẵn chưa mở rộng được hình thức kinh doanh. - Đa dạng hóa sản phẩm: ngoài làm các sản phẩm để dùng to kềnh đó nên làm các mô hình để bán cho khách du lịch. Đây cũng là một hình thức để quảng bá sản phẩm đến tay người dùng. - Ngày nay nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất này càng khan hiếm, chủ yếu là dùng gỗ ép. Do vậy ta nên tăng cường trồng rừng, ngoài mục đích lấy gỗ còn chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt… khi lũ chồng lũ liên tục ở miền Trung trong thời gian qua. 3.3.3. Rượu Kim Long Người ta thường ví thị trường như một miếng bánh, miếng bánh ngon thì tất sẽ nhiều người sẽ nhảy vào khai thác. Trong những năm gần đây, thị trường nước uống và nước giải khát tại Việt Nam phát triển rất sôi động, trong đó phân khúc trà xanh đóng chai đã có những bước tiến mà không một loại nước giải khát nào có thể làm được. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt nhãn hàng khác nhau khi thị trường đã phát triển. Cây chè Vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh và không chịu sự tác động của con người như bón phân, phun thuốc.Cây chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè Vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè và giữ ấm cho mùa đông giá lạnh. Từ cây chè Vằng, theo một phương thức sản xuất làng Kim Long đã cho ra sản phẩm nước chè Vằng nhưng rất ít người biết đến loại sản phẩm này như các loại nước uống khác như Trà xanh 00, C2, Coca-Cola, Pepsi… nên cần có chiến thuật marketing phù hợp. - Gia tăng quảng bá sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau: tờ rơi, các trang quảng cáo: báo, các trang web, gửi qua các địa chỉ gmail, nhất là kênh truyền hình – phương thức tới “mắt” người tiêu dùng nhanh nhất. Nhưng phải đưa ra được lí do thuyết phục để khách hàng lựa chọn sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác. - Liên kết với các điểm buôn bán: các sạp hàm, cơ sở buôn bán lớn, các siêu thị, các điểm du lịch… Chú ý đến các công cụ tạo "lực đẩy" để gia tăng mức độ bao phủ hàng và nhận được sự hỗ trợ từ kênh phân phối nhiều hơn nữa trong việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng. - Tạo thương hiệu cho mặt hàng kinh doanh. sSức mạnh phân phối cộng với thương hiệu là điều kiện để thâm nhập thị trường. - Về mặt giá cả: đưa ra giá cả hợp lí tương ứng với dung tích đóng chai như dao động từ 3000 – 7000 đồng/chai. - Mẫu mã của chai, bao bì cũng phải đẹp, “bắt mắt”. - Tổ chức các hoạt động như “mua có thưởng”, khuyến mãi, hạ giá trong các ngày lễ, tết, sinh nhật… KẾT LUẬN Trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu có thể rút ra một số kết luận sau: Quảng Trị là một tỉnh có tiềm năng, lợi thế về du lịch: đây là nơi có nhiều di tích nổi tiếng, nền văn hóa đặc sắc..., cơ sở hạ tầng phục vụ tương đối đầy đủ... Nhưng các lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả, không có sự gắn kết giữa các điểm du lịch và ngành nghề với nhau để tạo thành hệ thống tham quan với nhiều hình thức đa dạng. Đặc biệt là việc đưa các CSSX TTCN và LNTT vào phục vụ du lịch. Các cơ sở sản xuất và làng nghề có vốn ít, trình độ của lao động lại hạn chế, việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất lại càng khó khăn g không giám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất Hình thức quản trị, điều hành còn mang nặng tính gia đình, tập trung vào một vài người. Dẫn đến không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của nghệ nhân Phát triển kiểu phong trào, chưa có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. g Hiệu quả sản xuất thấp Công tác xây dựng thương hiệu chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Thị trường tiêu thụ các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp còn quá hạn hẹp, chưa có đầu ra ổn định; nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, g việc sản xuất gặp khó khăn, gián đoạn Sản phẩm tại các làng nghề còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã, tính cạnh tranh kém dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhiều làng nghề dần dần mai một. Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lí các CSSX TTCN và LNTT sẽ góp phần quảng bá các hình ảnh này tới mọi người dân, đồng thời thu lại nguồn lợi kinh tế cao. KIẾN NGHỊ Để các làng nghề phát triển, một giải pháp quan trọng là cần có những chính sách vĩ mô và đồng bộ về phát triển làng nghề. Bản thân các cơ sở hay các hộ sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh, theo mô hình tổ hợp tác hay các hợp tác xã và lớn hơn nữa là các doanh nghiệp, đóng vai trò như là một người đỡ đầu, giúp các làng nghề tìm đầu vào, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có tiềm lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho làng nghề. Tỉnh cần có các chương trình khuyến công mở những lớp đào tạo nghề, để đáp ứng được nhu cầu tại chỗ. Tỉnh cần hỗ trở vốn cho các cơ sở sản xuất mở rộng sản xuất, khí đó họ có thể tự đào tạo nhân công, giải quyết được lượng lao động ở nông thôn. Cần lập các dự án để triển đặc sản và sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Trị, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, Marketing cho bộ phận quản lý, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hơn nữa. Nghiên cứu đặc điểm của từng làng nghề, từ đó nhanh chóng hỗ trợ đổi mới trang thiết bị công nghệ của các làng nghề trên cơ sở chương trình khuyến công của tỉnh, sao cho giúp các làng nghề rút ngắn được các công đoạn sản xuất, nâng cao năng suất lao động mà không làm mai một đi các giá trị của các làng nghề truyền thống. Nhà Nước cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh cho các làng nghề. Tóm lại: Quảng Trị cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ và nhanh chóng để có thể đạt được kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện nay. Cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Xem xét các tiềm năng và lợi thế. Trên cơ sở đó tiến hành đề án khôi phục, phát triển đối với từng nghề Cần đề ra qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài và bền vững với mục tiêu rõ ràng như tập trung, ưu tiên các nghề mũi nhọn ... Tỉnh nên đưa ra các chỉ tiêu để xét chọn, công nhận làng nghề truyền thống. Cần có chính sách tạo việc làm thông qua chương trình khuyến nông, chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống đường giao thông, khu làng nghề tập trung... Cần qui hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách ưu đãi cho các cơ sở vay vốn phát triển, đầu tư trang thiết bị. Nên phối hợp với các công ty du lịch để tuyển chọn ra người hướng dẫn tại chỗ dành phục vụ cho du khách, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch sau mỗi lần tham quan, lấy tiền phí đó phục vụ cho công tác phát triển làng nghề. Ngân hàng cần có chính sách cho vay, cần cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn... Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ GIS hiện nay, tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích việc áp dụng công nghê GIS vào việc qui hoạch, quản lý và phát triển các nghề một cách hiệu quả hơn. Nên giúp đỡ các làng nghề thành lập các Website nhằm quảng cáo thương hiệu sản phẩm và để thu hút khách du lịch trên các trang Web.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDT NGHCUU_KH.doc
Luận văn liên quan