Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống

DANH SÁCH NHÓM 8 – GIẢNG ĐƯỜNG G2 Lớp 49 TÀI CHÍNH 2 Khóa 49 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN 1 TỪ QUANG HÒA 4913056130 2 TRẦN THỊ PHƯƠNG NGÂN 4913056158 3 TRẦN HOÀNG NHÂN 4913056166 4 ĐẶNG TÚ OANH 4913056171 5 VƯƠNG TÚ OANH 4913056172 6 NGUYỄN NGỌC THIỆN 4913056188 7 LÊ VIỆT TIỆP 4913056193 BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH I. NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH: Từ số liệu thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam, với yêu cầu danh mục trên 20 chứng khoán và với ít nhất 40 kỳ quan sát, hãy thực hiện những yêu cầu sau: Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống. II. CÁCH LẤY SỐ LIỆU: Số liệu được nhóm lấy từ trang web: http://www.cophieu68.com bao gồm các cổ phiếu: AGF, BBC, BVH, CTG, DHG, DQC, DMC, FPT, GMD, HCM, KDC, LAF, MPC, PVT, REE, SAM, SSI, STB, VNE, VPL, LSS, PJT, TRA, VSC. Tất cả các cổ phiếu này được niêm yết trên HOSE Số liệu là giá đóng cửa phiên cuối cùng của tuần của các cổ phiếu nói trên, trong suốt thời kì từ 01/09/2009 đến 18/06/2010 tương đương với 40 tuần (40 kì). III. LÝ DO CHỌN CÁC CHỨNG KHOÁN ĐỂ ĐƯA VÀO DANH MỤC: Có tất cả 24 chứng khoán được chọn để đưa vào danh mục. Chúng được chọn dựa trên các tiêu chí sau đây: Khối lượng giao dịch hàng ngày lớn, có thể kéo cả thị trường đi lên hoặc đi xuống, như các mã: STB, SAM, REE, v.v .Có mức tăng trưởng đầy ấn tượng trong thời gian gần đây, như: AGF, KDC, v.v .Có những chỉ số P/E và P/BV thấp, chứng tỏ các mã này đang rất tiềm năng nếu đầu tư: KDC, BBC, LAF, v.v .Thu nhập ròng sau thuế luôn giữ ở xu hướng tăng trưởng ổn định như: STB, v.v . Những mã cổ phiếu còn lại được đưa vào danh mục do có đủ 40 kỳ quan sát theo yêu cầu của đề tài. Tất cả giá của 24 chứng khoán thể hiện trên “Sheet GIA” của bài Excel cùng với thông tin chi tiết về 24 chứng khoán.

doc157 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
724.860) 250.540.237.498 11 Thu nhập khác 259.667.847.898 9.276.209.259 12 Chi phí khác 211.460.026.828 9.168.040.443 13 Lợi nhuận khác 48.207.821.070 108.168.816 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (31.785.903.790) 250.648.406.314 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 5.185.207.408 15.342.866.574 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 1.125.761.931 (5.779.514.752) 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (38.096.873.129) 241.085.054.492 17.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 3.617.742.161 5.235.049.803 17.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ (41.714.615.290) 235.850.004.689 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Số CP thường đang lưu thông: 70.000.000 CP) (596) 3.369 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY MPC NĂM 2008-2009: STT Chỉ tiêu Công thức Đvt 2008 2009 I ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN: 1 Tỷ suất đầu tư TSDH % 28 37 2 Tỷ suất đầu tư TSNH % 72 63 Nhận xét: Chỉ số đầu tư TSDH và TSNH phản ánh tỉ lệ TSDH và TSNH trong tổng tài sản của công ty. Từ năm 2008 đến 2009, tỷ suất đầu tư TSDH tăng từ 28% lên 37% tương ứng với một tỉ lệ giảm của tỷ suất đầu tư ngắn hạn. Trên thực tế, năm 2009 TSDH của công ty tăng lên là do: cải tiến, nâng công suất của các nhà máy cũ thêm 25%, từ 16.000 tấn tôm thành phẩm/năm lên 20.000 tấn/năm, đồng thời công ty cũng đầu tư mở rộng vùng nuôi tôm để tự tăng cường khả năng chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến. II PHÂN TÍCH ĐỒN BẨY TÀI CHÍNH: 1 Hệ số nợ 0,56 0,49 2 Hệ số nợ/VCSH 1,36 1,00 3 Hệ số tự tài trợ 0,41 0,49 Nhận xét: Năm 2008 có tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tương đối cao (56%) do Công ty tăng cường bán hàng trả chậm sang Mỹ với giá tốt nên đã tăng cường vay nợ ngân hàng, nhưng chưa đến mức nguy hiểm, công ty vẫn giữ một tỉ lệ vốn CSH nhất định để đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính. Trong năm 2009 công ty đẩy mạnh bán hàng sang các thị trường có quay vòng vốn nhanh để làm giảm nợ vay xuống mức an toàn và giảm chi phí lãi vay để tăng hiệu quả kinh doanh. III PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN: 1 Hệ số thanh toán hiện hành 1,77 2,04 Nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành cả 2 năm đều >1, công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ của mình. Hệ số này có tăng từ năm 2008 đền 2009, cho thấy khả năng trả nợ của công ty càng được đảm bảo. 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,54 1,65 Nhận xét: Chỉ số thanh toán ngắn hạn qua 2 năm là 1,54 và 1,65 (>1), cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty đảm bảo nhưng không cao. 3 Hệ số thanh toán nhanh 0,09 0,18 Nhận xét: Chỉ số này cho biết 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,09đ tiền đối với năm 2008 và 0,18đ tiền đối với năm 2009. Tỷ số này cả 2 năm đều không cao, công ty gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. 4 Hệ số thanh toán lãi vay 0,82 3,90 Nhận xét: Từ năm 2008 đến 2009 có sự tăng đột biến của hệ số lãi vay từ 0,82 lên 3,9. Sự tăng trưởng này giúp công ty giữ được uy tín với các nhà cung cấp tín dụng, mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty. IV PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG: 1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,85 3,57 Hàng tồn kho bình quân Đồng 488.870.930.196,50 733.778.484.652,50 Nhận xét: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của MPC cả 2 năm 2008, 2009 đều cao, cho thấy hàng hóa công ty được tiêu thụ nhanh, và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. 2 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,29 1,37 Tổng tài sản bình quân Đồng 2.193.839.230.353,00 2.244.638.010.725,00 Nhận xét: Chỉ số này cho biết trong kỳ kinh doanh, bình quân 1đ tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra 1,29đ doanh thu đối với năm 2008 và 1,37đ doanh thu đối với năm 2009. Công ty có chỉ số vòng quay tổng tài sản đạt mức trung bình trong 2 năm. 3 Vòng quay khoản phải thu Vòng 3,79 6,42 Khoản phải thu bình quân Đồng 744.932.621.344,50 478.170.542.878,50 Nhận xét: Chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng từ 3,79 lên 6,42, cho thấy công ty chú trọng hơn đối với chính sách tín dụng với khách hàng. Công ty đã đấy mạnh hiệu quả công tác thu hồi nợ từ khách hàng, giảm thiểu nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng trong kinh doanh. 4 Vòng quay vốn NH vòng 3,44 2,02 Vốn NH bình quân Đồng 821.822.161.818,50 1.521.773.880.625,00 Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh bình quân 1đ vốn ngắn hạn đưa vào kinh doanh tạo ra 3,42đ doanh thu đối với năm 2008 và 2,02đ doanh thu đối với năm 2009. V PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI: 1 Doanh lợi VCSH (Return on Equity-ROE) % -4,05 22,16 Nhận xét: Năm 2008, công ty kinh doanh bị thua lỗ nên ROE<0 Năm 2009, ROE của công ty tăng lên đến 22,16% ( cứ 100đ VCSH đưa vào hoạt đông sản xuất kinh doanh thì thu được 22,16đ lợi nhuận sau thuế). ROE tăng cao chứng tỏ công ty đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng để bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới. 2 Doanh lợi tổng vốn (Return on Assets) % -1,68 10,85 Nhận xét: Năm 2008, ROA<0 do công ty kinh doanh thua lỗ Năm 2009, ROA đạt 10,85% cao hơn ROA trung bình của ngành chế biến thủy sản (6,7%) 3 Lãi gộp biên (Gross Profit Margin) % 16,11 14,54 Nhận xét: Năm 2008, công ty tạo ra được 16đ thu nhập trên 100đ doanh thu bán hang. Năm 2009, con số này giảm nhẹ còn 14đ thu nhập trên 100đ doanh thu bán hàng. 4 Lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin) % -1,13 8,17 Nhận xét: Năm 2008, LNTT cuả công ty <0 làm cho lợi nhuận hoạt động bị âm. Năm 2009, lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 8,17 phản ánh tính hiệu quả cao trong quản lý tất cả chi phí hoạt động (bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp). 5 Lãi ròng biên (Net Profit Margin-NMP) % -1,35 7,85 Nhận xét: Hệ số biên lợi nhuận ròng tăng do mức tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. VI ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY: 1 EPS Đồng -596 3.369 Nhận xét: EPS là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi CP thường đang lưu hành trên thị trường. Từ mức EPS âm năm 2008, EPS công ty MPC đã tăng lên mức 3.369đ/CP, mức EPS này của công ty gần bằng với EPS trung bình cùa ngành (3.217đ/CP). 2 P/E -19,30 9,82 P Giá trị thị trường của CP Đồng 11.500 33.100 Nhận xét: P/E năm 2009 cho thấy giá cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó gần 10 lần, hay nhà đầu tư có thể trả giá gấp 10 lần so với thu nhập thật từ cổ phiếu MPC, tức là nhà đầuv tư rất kỳ vọng vào cổ phiếu MPC. 3 BV 13431,91 15542,18 Giá trị vốn CPUD Đồng 0 0 Nhận xét: Qua chỉ số này, ta thấy có sự tăng lên của giá trị cổ phiếu thường sau 1 năm hoạt động (từ 2008 đến 2009), đồng thời giá trị sổ sách BV cũng là cho thấy số thu nhập kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu của người nắm giữ cổ phiếu thường khi công ty thanh lý, phá sản. 4 P/B 0,86 2,13 Nhận xét: Hệ số P/BV được sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Hệ số P/B năm 2008 bằng 0,86 cho thấy cổ phiếu MPC được định giá thấp. Nhưng đến năm 2009, hệ số P/B tăng lên tới 2,13 cho thấy kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu này đã tăng lên đáng kể. 5 SPS Đồng 40.334 43.848 Nhận xét: SPS đo lường doanh thu tạo ra được trên mỗi cổ phiếu. Từ năm 2008 đến 2009 có sự tăng trưởng của SPS thêm 3.514đ. 6 P/S 0,29 0,75 Nhận xét: Năm 2008, nhà đầu tư chỉ bằng lòng trả 0,29đ cho mỗi đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2009, nhà đầu tư sẵn lòng chi 0,75đ cho mỗi đồng doanh thu, gần gấp 3 lần so với năm 2008. 7 DIV - 0,42 DPS Cổ tức mỗi CP Đồng Không chia cổ tức (vì LNTT<0) 1400 Nhận xét: Chỉ số thanh toán cổ tức DIV thể hiện chính sách chia cổ tức của công ty. Năm 2008, công ty không có lợi nhuận nên không chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2009, DIV=0,42 tức là lợi ích của cổ đông chiếm 42% trong thu nhập từ cổ phiếu. 8 Tỷ lệ thu nhập giữ lại 1-DIV - 0,58 9 G Tỷ lệ thu nhập giữ lại x ROE % - 12,85 Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng của công ty đạt 12,85% trong năm 2009. 10 PEG - 0,76 Nhận xét: Qua tính toán, ta thấy hệ số PEG năm 2009 của MPC là 0,76<1. Thị trường đang định giá thấp cổ phiếu MPC, hay PEG<1 cho thấy ta nên đầu tư vào MPC. PHẦN 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM (VNE) Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để kiểm soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành này qua các năm không nhiều. Tuy nhiên, với P/E trung bình ngành ở mức ~7 lần, cổ phiếu ngành điện, CTCK Hà Thành (HASC) cho rằng việc đầu tư vào ngành này trong thời gian dài hạn được xem là ý tưởng hay và an toàn. Hiện tại, với mức vốn hoá chiếm 2.6% tổng vốn hoá thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý được xem là điểm mạnh của ngành này trên 2 sàn niêm yết. Trong báo cáo ngoài việc phân tích chung toàn ngành điện, CTCK Hà Thành cũng phân tích chuyên sâu một số mã cổ phiếu được cho là tiêu biểu nhất để NĐT tiện theo dõi. I. Tình hình hoạt động kinh doanh các DNNY trong nhóm ngành từ 2008 đến nay : Hiện nay TTCK Niêm yết Việt Nam có 9 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và phân phối điện. Theo BCTC chưa kiểm toán 2008 của nhóm công ty này thì chỉ có CTCP Nhiệt điện Phả Lại – PPC có kết quả kinh doanh âm. Các công ty còn lại đều có lợi nhuận dương, tuy nhiên có 3 công ty có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2007 là CTCP Thủy điện Cần Đơn – SJD, CTCP Thủy điện Ry Ninh – RHC và CTCP Điện lực Khánh Hòa - KHP. Các công ty có lợi nhuận giảm so với năm 2007 đều có chi phí tài chính tăng (đặc biệt tăng rất mạnh đối với KHP và PPC), trong khi đó mức tăng doanh thu khá thấp. Chi phí tài chính ở đây chủ yếu là lãi vay từ các khoản vay ngắn và dài hạn (ngoại trừ VSH đầu tư tài chính hơn 846 tỷ, tương đương 61% Vốn chủ sở hữu). Việc sử dụng đòn cân nợ cao sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên trong năm 2008 lãi suất tăng quá cao đã gây không ít khó khăn cho các công ty sử dụng đòn bẩy nợ lớn. Chi phí tài chính tăng cao đối với 4 công ty tương ứng với các mã cổ phiếu KHP, PPC, RHC, SJD trong khi doanh thu tăng chậm, thậm chí giảm đã tạo ra “gánh nặng” lớn đến nhóm công ty này. Đây là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận của 4 công ty giảm sút so với năm 2007. Các công ty sản xuất thủy điện có hiệu suất hoạt động rất cao và đồng đều với chỉ tiêu Lợi nhuận gộp biên (GPM) đều trên 60% (ngoại trừ CTCP Đầu tư và Phát triển điện Miền Trung – SEB do hoạt động trong cả lĩnh vực xây dựng và bất động sản). Đây cũng là đặc trưng của ngành thủy điện vì sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ là nước. PPC và KHP có GPM thấp hơn nhiều so với các công ty thủy điện, do PPC sản xuất nhiệt điện chạy than, KHP chủ yếu kinh doanh điện năng. II. Ngành trong tương quan với toàn thị trường : Thu nhập trên mỗi cổ phần bình quân của nhóm ngành giảm mạnh, nguyên nhân cũng không ngoài sự tác động từ PPC. Chỉ tiêu này tăng mạnh so với năm 2007 và gần bằng mức trung bình của toàn thị trường nếu loại trừ sự tác động từ kết quả kinh doanh âm của PPC. Giá trị sổ sách của cổ phiếu ngành điện thường thấp hơn mức bình quân của ngành, cho thấy khả năng tích lũy của các công ty trong ngành không cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế hiện nay của ngành điện khi không đủ tích lũy để đầu tư cho các công trình điện. Việc tăng giá bán điện trung bình 8.92% từ tháng 3/2009 cũng không nằm ngoài mục tiêu tăng khả năng tích lũy cho ngành để có thể đầu tư vào các công trình điện, đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế. Khả năng thanh toán nhanh trung bình 2008 của toàn thị trường giảm nhẹ trong khi nhóm ngành này lại tăng khá so với năm 2007. Tuy điều này có vẻ tích cực vì nó phản ánh mức độ an toàn và ổn định cao của các công ty niêm yết trong ngành, nhưng chỉ số này quá cao cho thấy việc sử dụng vốn của các công ty trong ngành chưa đem lại hiệu quả. Thực tế, các nguồn lực tại các công ty này chưa được sử dụng. Điều này khá “nghịch lý” khi ngành điện luôn khẳng định không đủ tích lũy để đầu tư, trong khi đó các nguồn lực lại chưa được sử dụng hiệu quả. Một phần nguyên nhân của tình trạng này do sự độc quyền trong các khâu hoạt động Sản xuất – Truyền tải – Phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN. Các tỷ số Nợ/Tổng Tài sản và Nợ/VCSH trung bình của các công ty trong ngành xấp xỉ mức bình quân toàn thị trường và tương đối ổn định qua các năm. Việc sử dụng đòn cân nợ của các công ty trong nhóm ngành này không cao và tương đương với mức bình quân của toàn thị trường. Điều này có thể được xem là sự “bị động” của các doanh nghiệp khi còn có thể nâng cao đòn bẩy sử dụng, kết hợp với nguồn lực hiện có chưa được sử dụng hiệu quả để tiến hành triển khai các các công trình đầu tư lớn. Do vậy, việc tăng nguồn vốn tích lũy, giảm tỷ lệ các tài sản chưa được sử dụng hiệu quả, tăng đòn cân nợ có thể tạo ra sức bật cho các công ty trong ngành, cũng như tạo tiềm lực lớn cho ngành điện của Việt Nam. Qua một vài chỉ tiêu tài chính nhận thấy hoạt động của các công ty trong ngành trong năm 2008 không có nhiều biến động so với năm 2007. Năm 2009 được dự báo sẽ nhiều khó khăn hơn, tuy nhiên đối với các công ty trong ngành tiện ích công như điện lực thì tác động từ tình hình chung đến hoạt động kinh doanh chính rất hạn chế. Do vậy, có thể nói cổ phiếu của các công ty trong ngành mang tính ổn định cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta sẽ đi vào cụ thể khi phân tích tình hình hoat động của Tông công ty cổ phần điện lực Việt Nam (VNE) : Năm 2008 : 1.Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích cơ cấu đầu tư tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp: 1.1.Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn = == 47% Nhận xét: Trong tổng số tài sản mà doanh nghiệp hiện có,tài sản dài hạn chiếm 47%,điều này cho thấy tình hình đầu tư theo chiều sâu, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp vẫn chưa được tốt. 1.2.Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn: Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn= = = 53% Nhận xét: Trong tổng tài sản hiện có trong DN,tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản tiền và tưởng đương tiền,các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản phải thu ngắn hạn,hàng tồn kho,các TS ngắn hạn khác chiếm 53%. 1.3.Tỷ số nợ: Tỷ số nợ = = = 81% Nhận xét: Trong tổng nguồn vốn của DN có 81% giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vay nợ,điều này chứng tỏ tính rủi ro của DN rất cao. 1.4.Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số tự tài trợ = = = 16% Nhận xét: Trong tổng nguồn vốn của DN có 16% tài sản được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu,điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính, khả năng chủ động của DN thấp, mức độ rủi ro của DN cao. 1.5.Tỷ suất Nợ phải trả/Vốn CSH: Tỷ số Nợ phải trả/Vốn CSH= = = 519% Nhận xét: Cứ 1 đồng vốn sở hữu thì có 5,19 đồng Nợ phải trả,tỷ số này tương đối cao. 2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán: 2.1.Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành = = = 1,23 Nhận xét: Cứ 1 đồng nợ phải trả thì có 1,23 đồng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ,ta thấy hệ số này lớn hơn 1, từ đó ta có thể kết luận doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường. 2.2.Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn = = = 0,47 Nhận xét: Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,47 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ,như vậy công ty không có đủ năng lực thanh toán những nợ ngắn hạn,doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán. 2.3.Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn = = 0,07 Nhận xét: Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,07 đồng tiền để trả nợ,điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp.Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là không an toàn. 3.Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động: 3.1.Số vòng quay các khản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu = = = 0,56 vòng Nhận xét: Số vòng quay các khoản thu còn quá thấp,công ty vẫn còn đang bị chiếm dụng vốn nhiều. 3.2.Kỳ luân chuyển khoản phải thu: Kỳ luân chuyển khoản phải thu = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay các KPT = = 830 ngày Nhận xét: Cứ 1 vòng quay khản phải thu phải mất đến 830 ngày,như vậy là quá dài. 3.3.Số vòng quay HTK: Số vòng quay HTK = = = 2 vòng 3.4.Kỳ luân chuyển HTK: Kỳ luân chuyển HTK = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay HTK = = 183 ngày Nhận xét: Số vòng quay HTK của DN là 2 vòng và kỳ luân chuyển mất hết 180 ngày ,nghĩa là cứ 1 vòng quay của HTK phải mất đến 183 ngày, như vậy số HTK của công ty ddang ị ứ đọng rất nhiều. 3.5.Số vòng luân chuyển tổng tài sản: Số vòng luân chuyển tổng TS = = = 0,23 vòng Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh, bình quân 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,23 đồng doanh thu,như vậy khả năng đưa tài sản của DN vào sản xuất còn yếu. 3.6.Hiệu suất sử dụng TSDH: Hiệu suất sử dụng TSDH = = = 50% Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh,bình quân 1 đồng tài sản dài hạn đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,5 đồng doanh thu và thu nhập. 3.7.Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = = = 44% Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh,bình quân 1 đồng tài sản ngắn hạn đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,44 đồng doanh thu và thu nhập. 4.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả(Sức sinh lời): 4.1.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DT&TN: Tỷ suất LNTT trên DT&TN = = = 0,09% 4.2.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT&TN: Tỷ suất LNST trên DT&TN = = = 0,55% Nhận xét: Tỷ suất LNTT trên DT&TN là 0,09% và tỷ suất LNST trên DT&TN là 0,55%.Tức là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh của công ty đem lại 0,09 đồng lợi nhuận trước thuế ( hay 0,55 đồng lợi nhuận sau thuế ).Từ đây cho thấy tình hình kinh doanh kiếm lời của công ty đang gặp bế tắc. 4.3.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản: Tỷ suất LNTT trên tổng TS = = = 0,02% 4.4.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trê tổng tài sản: Tỷ suất LNST trên tổng TS = = = 0,13% Nhận xét: Tỷ suất LNTT trên tổng tài sản là 0,02% và tỷ suất LNST trên tổng tài sản là 0,13% . Tức là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư của công ty đem lại 0,02 đồng lợi nhuận trước thuế ( hay 0,13 đồng lợi nuận sau thuế ),như vậy là quá thấp,chứng tỏ công ty đang làm ăn không có hiệu quả. 4.5.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất LNST trên VCSH = = = 0,82% Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh,bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh danh thì thu được 0,82 đồng lợi nhuận sau thuế. 5.Chỉ tiêu đánh giá giá trị thị trường: 5.1.Thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS): Thu nhập trên mỗi cổ phiếu==35 Nhận xét: Qua số liệu tính toán,ta thấy hiện tại tình hình tài chính của công ty đang khó khăn,công ty làm ăn không có hiệu quả. 5.2.Tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu(P/E): P/E==220 Năm 2009 : Qua tìm hiểu các thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty cũng như các kênh thông tin khác như ngân hàng, các nhà đầu tư, các tư liệu từ thông tin đại chúng…chúng tôi rút ra được những chỉ số tài chính sau của công ty: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty : 1.1. Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn: tỷ suất đầu tư dài han = tài sản dài hạn = 747,068 = 38% tổng tài sản 1,962,378 Tỷ số này cho biết tỷ lệ khách hàng chiếm dụng vốn dài hạn không cao, đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp còn ít. 1.2.Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn : tỷ suất đầu tư ngắn hạn = tái sản ngắn hạn = 1,215,309 = 62% tổng tài sản 1,962,378 Tỷ số này cho biết doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. DN có sự cân đối trong việc đầu tư tài sản ngắn hạn, sử dụng vốn hiệu quả và không bị ứ đọng vốn. 1.3.Tỷ số Nợ : tỷ số nợ = Nợ phải trả = 1,490,094 = 76% tổng nguồn vốn 1,962,378 Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty có 76% giá trị tài sản được hình thành bằng nguồn nợ vay, nguồn nợ vay lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu đòi hỏi công ty phải có chiến lược sử dụng vốn vay cho hiệu quả để đáp ứng khả năng trả nợ. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán : 2.1. Hệ số thanh toán hiện hành : hệ số thanh toán hiện hành = tổng tài sản = 1,962,378 = 132% nợ phải trả 1,490,094 Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của công ty, tỷ số > 1 chứng tỏ trong năm hoạt động kinh doanh của công ty bình thường. 2.2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn : hệ số thanh toán ngắn hạn = tài sản ngắn hạn = 1,215,309 = 198% nợ ngắn hạn 613,162 Tỷ số này khá lớn chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty rất tốt. Tuy nhiên, khi tỷ số này qúa lớn sẽ không hoàn toàn tốt vì nó cho biết công ty đang đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, và ứ đọng hàng hàng hóa lớn… so với nhu cầu vốn của công ty, tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu nên vốn sử dụng không có hiệu quả. Hệ số thanh toán nhanh : Hệ số thanh toán nhanh = tiền và tương đương tiền = 76,818 = 13% nợ ngắn hạn 613,162 Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn, vì thế doanh nghiệp nên có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Hệ số thanh toán dài hạn : hệ số thanh toán dài hạn = giá trị còn lại của TSDH được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn = 590,604 = 67% nợ dài hạn 876,932 Khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng các nguồn vốn khác để trả nợ. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động : 3.1. Số vòng quay các khoản phải thu : số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu và thu nhập = 941,242 = 2 (vòng) Các khoản phải thu bình quân 490,611 doanh thu và thu nhập = doanh thu thuần + doanh thu tài chính + thu nhập khác = 509,385 + 28,438 + 403,419 = 941,242 các khoản phải thu bình quân = (các khoản phài thu NH + các khoản phải thu DH)/2 = 490611 số vòng luân chuyển hàng tồn kho : số vòng quay Hàng tồn kho = giá vốn hàng bán = 441,967 = 3 (vòng) hàng tồn kho bình quân 144,062 kỳ luân chuyển hàng tồn kho = số ngày trong kỳ = 360 = 117.34433 (ngày) số vòng quay HTK 3 Bình quân 117 ngày, công ty nhập kho hàng hóa 1 lần. Vòng quay tổng tài sản : Vòng quay tổng tài sản = doanh thu và thu nhập = 941,242 = 0.479644 tổng tài sản 1,962,378 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả : tỷ suất LN/doanh thu và thu nhập = LN trước thuế = 111,012 = 12% doanh thu và thu nhập 941,242 = LN sau thuế = 87,731 = 9% doanh thu và thu nhập 941,242 tỷ suất LN/doanh thu thuần = LN trước thuế = 111,012 = 22% doanh thu thuần 509,385 = LN sau thuế = 87,731 = 17% doanh thu thuần 509,385 tỷ suất LN/tổng tài sản (ROA) = LN sau thuế = 87,731 = 4% tổng tài sản 1,962,378 Cứ 1 đồng trong tổng tài sản của công ty thì có được 4 đồng lợi nhuận sau thuế. tỷ suất LN/vốn chủ sở hữu (ROE) = LN sau thuế = 87,731 = 22% vốn chủ sở hữu 400,252 Bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 2 đồng lợi nhuận sau thuế. Một số chỉ tiêu đánh giá giá trị thị trường : EPS = tổng thu nhập ròng của cổ đông thường = 2,902 số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành P/E = giá thị trường mỗi cổ phiếu = 5 EPS PHẦN 6: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: Giới thiệu sự ra đời của ngành du lịch: Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam. Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý. Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch. Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành du lịch Việt Nam đã có gần 50 năm thời gian dài hoạt động, cùng với nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong suốt thời gian này. Hiện nay, ngành du lịch việt nam đã trở thành tiêu điểm mới của khách du lịch đến từ Mỹ, các nước phương tây và các nước á đông cũng như là một trong những ngành mũi nhọn có sự đóng góp đáng kể cho GDP của Việt Nam. Cấu trúc ngành: Theo tình hình hiện tại, ngành du lịch có thể được chia làm ba nhánh ngành chính: Kinh doanh khách sạn:. Dịch vụ khách sạn không phải là một ngành trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch nhưng cũng góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ phát triển ngành du lịch. Du lịch trong nước Đây là một trong những nhánh ngành trọng điểm đã đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho tổng doanh thu của ngành du lịch việt nam. Du lịch nội địa phát triển nhanh chóng, năm 1990 mới đón được hơn 1 triệu khách thì đến năm 2009, đã đón trên 25 triệu lượt, mở ra một hướng phát triển quan trọng cho Du lịch Việt Nam. Nguồn thu nhập từ du lịch đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia. Du lịch ngoài nước Tuy không phát triển bằng du lịch trong nước nhưng đây cũng là một nhánh ngành quan trọng đối với du lịch Viet nam khi nền kinh tế bắt đầu phát triển cũng như đời sống và nhu cầu của người dân được nâng lên một mức cao hơn.Hiện nhánh du lịch nước ngoài đang tập trung chủ yếu vào các nước lân cận như HànQuốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan ... và cũng đang phát triển các tour du lịch cao cấp hơn đến các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Úc ... Nếu như năm 1990, Du lịch Việt Nam mới đóng được 250 nghìn khách quốc tế thì đến nay đã đón được 4 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 5 trong khu vực. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Kinh tế Chính sách mở cửa và cải cách kinh tế của Chính phủ Việt Nam từ năm 1987 đến nay đã đưa nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng cao và bền vững. Vấn đề lớn được nhà nước đặt lên hàng đầu trong sản xuất là đấy mạnh công nghiêp hoá và hiện đại hoá. Do nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế đối với vị thế về chính trị và quyền độc lập, tự chủ của nước nhà trên trường quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng đã vạch rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến với mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2001-2010 là: “GDP tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; ổn định nền kinh tế vĩ mô; nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%GDP; nhịp độ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP; tỷ trọng GDP của công nghiệp từ 16-17%, công nghiệp từ 40-41%, dịch vụ (có ngành du lich nói chung) từ42-43% và tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%”. Thêm vào đó , sự kiện quan trọng và nổi bật nhất của nền chính trị cũng như kinh tế Việt Nam chính là việc Việt Nam được công nhận trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế, cung với nhiều chính sách kinh tế mở cửa được ban hành đã thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển của ngành du lịch nói riêng. Việt Nam cũng đang tăng cường đẩy mạnh và khuyến khích, kêu gọi, ủng hộ sự đầu tư mạnh mẽ từ các nước trong khu vưc cũng như Mỹ và các quốc gia có nền kinh tế tài chính giàu mạnh trên thế giới. Các nhóm nhà đầu tư chính vào Việt Nam đứng đầu là Hàn Quốc, Ấn độ, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Chính trị Sự bất ổn về chính trị, điều kiện tự nhiên của Thái Lan và một số nước lân cận đã tạo thêm điều kiện và khẳng định vị trí của ngành du lịch việt nam đối với khách du lịch đến từ quốc tế. Từ năm 2005, Việt Nam đã được cả thế giới công nhận là một trong những nước hòa bình và có nền chính trị ổn định nhất thế giới. Xã hội Với điều kiện tổng dân số khoảng 85 triệu người, thuộc 54 dân tộc anh em, cùng sống trên một khu vực có diện 329.214 km2, hơn 4.000 năm; Việt Nam đã trở thành một đất nước phong phú và đa dạng về truyền thống văn hóa cũng như lịch sử dân tộc. Đây là một điều kiện khả quan để phát triển ngành du lịch, thu hút lượng khách từ ngoài nước cũng như trong nước. Hầu hết, phần lớn doanh thu của ngành du lịch việt Nam đến từ khách du lịch nước ngoài, và số liệu này có dấu hiệu tăng trưởng đều qua các năm. Du khách đến với Việt Nam không chỉ vì lý do tham quan các di tích thắng cảnh nổi tiếng mà còn vì hầu hết họ đều qui mến nền văn hóa, truyền thống lâu đời cung như con người Việt Nam Hiền hòa hiếu khách. Không ít trong số họ đã quyết định ở lại để được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về văn hóa phong phú này. Hơn thế nữa, ngành kinh tế Việt nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Vì thế, nhu cầu du lịch, vui chơi, giải trí cũng tăng theo. Các yếu tố đặc trưng như: - Yếu tố hội nhập - Yếu tố thời gian, thời điểm - Yếu tố chất lượng dịch vụ Những hoạt động, điều kiện cũng như lợi ích từ việc gia nhập WTO góp phần thúc đẩy nền sự phát triển nền kinh tế Việt Nam cũng như gián tiếp thu hút lượng du khách trong và ngoài nước để góp phần phát triển ngành du lịch nước nhà. Hai thời điểm thu hút khách tham gia hoạt động du lịch đông nhất ở Việt Nam: Mùa xuân: từ tháng 12 đến tháng 3 , Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 8 hoặc tháng 9. Các áp lực cạnh tranh của ngành: Từ đối thủ tiềm ẩn Vấn đề cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là hoàn toàn có thế xảy ra nhưng sẽ không thật sự đáng lo ngại khi mức rào cản như vốn đầu tư, kinh nghiệm, thương hiệu, dịch vụ, khách hàng ... Đối với các doanh nghiệp mới là rất cao và khó khăn. Từ nội bộ ngành Như đã được giới thiệu ở mục phía trên, du lịch Việt Nam hiện đang là một trong những ngành được xem là mũi nhọn và mang lại lợi nhuận khá cao trong tổng GDP của Việt Nam (đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia trong năm 2010). Ngành du lịch được xem là một ngành dịch vụ có lợi nhuận cao được nhiều người biết đến. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong các năm vừa qua, đã làm gia tăng nhu cầu du lịch giải trí của người dân Việt Nam và cả nhu cầu du lịch đến Việt Nam của khách nước ngoài. Với khả năng tăng trưởng trung bình khoảng 6% mỗi năm, ngành du lịch ngày càng lớn mạnh theo sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.... Du lịch được xem là một trong những ngành có cấu trúc phân tán.Tuy nhiên, ngành du lịch hiện tại vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn cản trở trước măt như chất lượng của dịch vụ du lịch thỉnh thoảng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách nước ngoài, nghiệp vụ du lịch vẫn chưa phát triển tốt, vốn đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng vẫn chưa ổn định ... thêm vào đó, ngành du lịch hiện tại vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, những rào cản đó không là vấn đề đáng lo ngại khi ngành du lịch Việt Nam đã và đang được sự ủng hộ và quan tâm phát triển của các sở ban ngành cũng như được chính phủ xem xét như là một trong những ngành mũi nhọn mang lai lợi nhuận sự tăng trưởng của đất nước. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Du lịch là một trong những ngành phát triển dịch vụ ở Việt Nam, vì vậy việc kinh doanh, cũng như doanh thu trong ngành hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng, quy mô và nhu cầu của khách du lịch hàng năm. Chính vì thế, nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi từ phía 25 triệu khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngành du lịch năm vừa qua là một vấn đề vô cùng quan trọng, và cũng được xem như là áp lực hàng đầu của ngành du lịch. Áp lực từ nhà cung cấp Với sự cạnh tranh mạnh mẻ của khoảng 300 công ty du lịch lữ hành trong nước, quốc tế và hơn 1000 khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã tạo ra một nguồn áp lực khá lớn đối với ngành du lịch Việt Nam. Thêm vào đó, các công ty lữ hành và các công ty kinh doanh khách sạn cũng phải chịu áp lực, ảnh hưởng mạnh mẽ từ các công ty có nguồn vốn lớn và có thời gian hoạt động lâu dài như các công ty du lịch lữ hành và khách sạn được công nhận là một trong những công ty đứng đầu của ngành du lịch Việt nam như Saigontourist, Apex Việt Nam, Viet Nam Tourism tại Hà Nội, fiditouist, Viettravel, Du Lịch Hòa Bình… là các công ty đi đầu trong công tác phát triển ngành du lịch nước nhà. Tương tự như thế, ngành du lịch Việt Nam khi đối mặt với các nước trong khu vực cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty du lịch lữ hành nước ngoài với trình độ kỹ thuật tiên tiến và chất lượng dịch vụ cao cấp hơn. Vì thế, ngành du lịch Việt nam hiện tại phải đối mặt với một áp lực lớn từ các đối thủ trong nước cũng như quốc tế. PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH DU LỊCH: Điểm mạnh - Ngành du lịch việt nam đã phát triển gần 50 năm, và đạt được nhiều thành tựu, kinh nghiệm cũng như các điều kiện cần thiết cho việc phát triển - Được sự hỗ trợ, quan tâm, chỉ thị cũng như kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm kịp thời đúng đắn từ phía chính phủ, các cơ quan chức năng nhà nước và tổng cục du lịch Việt Nam - Nhiều di tich văn hóa, danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi kể cả khách nội địa cũng như quốc tế - Tài nguyên thiên nhiên phong phú, rừng vàng biển bạc ... nền văn hóa đa dạng và lâu đời Điểm yếu - Nền kinh tế vẫn còn đang phát triển, nên chưa thật sự tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành như cơ sở hạ tầng, lạm phát, thu nhập người dân không đồng đều ... - Sự thiếu hợp tác cũng như một số dịch vụ du lịch, khách sạn thiếu chất lượng từ một vài công ty du lịch cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến ngành du lịch Việt nam. - Một số các di tich văn hóa, khu du lịch có dấu hiệu bị hư hại do chưa được bảo vệ quản lí nghiêm ngặt từ các tổ chức cũng như ý thức con người. - Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp những vấn đề khó khăn về vốn, cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty. Cơ hội - Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 đã tạo thêm nhiều điều kiện phát triển cho nên kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng - Việt Nam đang được xem là một trong những điểm đến thú vị và an toàn có thể thu hút khách du lịch trong khu vực đông nam á. - Nền kinh tế đang phát triển kết hợp với nền chính trị ổn định, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều tổ chức và nhà đầu tư trên thế giới - Sự bất ổn về chính trị, kinh tế cũng như điều kiện tự nhiên của một số nước trong khu vực đã tạo thêm nhiều cơ hội phát triển cho ngành du lịch Việt nam. Thách thức - Việc gia nhập WTO cũng tạo cho Việt Nam nhiều thách thức trong nguy cơ bị mất thị trường, thị phần với các tổ chức quốc tế - Cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chất lượng chưa thật sự có thể so sánh cạnh tranh với các nước đang phát triển. Đang cần được cải thiện, nâng cấp và sửa chữa III. RỦI RO TRONG NGÀNH DU LỊCH Rủi ro về chính trị: Chính trị là một vấn đề quan trọng của một đất nước, chính trị ổn định sẽ thu hút thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển cũng như tiềm năng của ngành du lịch cũng sẽ được nâng cao. Hiện tại, Việt Nam được xem là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới, nhưng rủi ro về vấn đề này tuyệt đối không thể không được quan tâm. Rủi ro về kinh tế: Nền kinh tế Việt nam đang phát triển với tốc độ GDP trung bình khá cao từ 7 đến 8% hàng năm đã khiến mức độ lạm phát có nguy cơ gia tăng trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế chung của nước nhà cũng như sự phát triển của ngành du lịch nói riêng. Hơn thế nữa, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong khu vực đông nam á. Vì vậy, khả năng sinh ra lạm phát cao là một vấn đề không thể tránh khỏi. Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của nước nhà. Rủi ro về thiên tai: Các rủi ro về thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa ... là một rủi ro hoàn toàn không thể kiểm soát được. Rất ít khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra chúng sẽ hoàn toàn có khả năng làm giảm doanh thu cũng như sự phát triển của ngành du lịch. Các yếu tố rủi ro khác: Như chiến tranh, khủng bố ... có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đều có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành du lịch. IV. TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO Nhìn chung ngành du lịch Việt nam hiện đã và đang trên đà phát triển. Mặc dù vẫn chưa thật sự có thể so sánh cùng các quốc gia lân cận trong khu vực nhưng điểu này đã mở ra một con đường hi vọng cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam đã đón được 2,5 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được nếu ngành du lịch Việt nam vẫn giữ vững tốc độ phát triển tăng trung bình mỗi năm. Thêm vào đó lợi thế về kinh tế chính trị của Việt Nam so với các nước khác hiện tại cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công của kế hoạch trong tương lai. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai, mặc dù trước mắt ngành đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách nhưng việc phát triển của ngành và của đất nước sẽ là chuyện hoàn toàn có thể trong tương lai không xa. Giai đoạn 2011-2020, ngành Du lịch Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để Du lịch Việt Nam phát triển và thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 để triển khai thực hiện Trên cơ sở đó, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch cho giai đoạn tới phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà chiến lược đã đặt ra, cần đặc biệt chú ý quy hoạch phát triển du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. Từ những ngày đầu mới thành lập, ngành Du lịch mới chỉ dừng lại ở việc đón tiếp và phục vụ cho các đoàn chuyên gia nước ngoài. Đến nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, dự kiến đến năm 2020 chiếm 8% GDP. Nếu như năm 1990, Du lịch Việt Nam mới đóng được 250 nghìn khách quốc tế thì đến nay đã đón được 4 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 5 trong khu vực. Du lịch nội địa phát triển nhanh chóng, năm 1990 mới đón được hơn 1 triệu khách thì đến năm 2009, đã đón trên 25 triệu lượt, mở ra một hướng phát triển quan trọng cho Du lịch Việt Nam. Nguồn thu nhập từ du lịch đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia. Với đà phát triển và những thành tựu đã đạt được trong 50 năm qua, với chính sách ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, với quyết tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Du lịch Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và sớm khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. V. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH VÀ CHỈ SỐ NGÀNH Năm 2008 Sàn GDCK HOSE gồm có 5 cổ phiếu là : MÃ CK TÊN CÔNG TY CTC Công ty cổ phần Văn hóa và Du lịch Gia Lai RIC Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia SGH Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn TCT Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh VPL Công ty Cổ phần Vinpearlland Chỉ số ngành Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 37% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 99% Thanh toán hiện hành 471% Thanh toán nhanh 440% Thanh toán nợ ngắn hạn 65% Vòng quay Tổng tài sản 19% Vòng quay tài sản ngắn hạn 58% Vòng quay vốn chủ sở hữu 39% Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần 21% Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần 18% ROA 11% ROE 15% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 28% Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 58% Vốn chủ sở hữu 12% Tiền mặt 20% Năm 2009 Sàn GDCK HOSE gồm có 8 cổ phiếu là : MÃ CK TÊN CÔNG TY CTC Công ty cổ phần Văn hóa và Du lịch Gia Lai NVT Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay PDC Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông RIC Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia SGH Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn TCT Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh VNG Công ty cổ phần Du lịch Golf Việt Nam VPL Công ty Cổ phần Vinpearlland Chỉ số ngành Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 41% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 139% Thanh toán hiện hành 309% Thanh toán nhanh 295% Thanh toán nợ ngắn hạn 59% Vòng quay Tổng tài sản 16% Vòng quay tài sản ngắn hạn 54% Vòng quay vốn chủ sở hữu 40% Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần 27% Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần 22% ROA 9% ROE 12% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 1,003% Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 61% Vốn chủ sở hữu 5,701% Tiền mặt 8,149% CỔ PHIẾU VPL - Công ty Cổ phần Vinpearland I. GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHIẾU: Ngày GD đầu tiên: 31/01/2008 KLNY đầu tiên: 100.000.000 Khối lượng niêm yết : 179.905.721 Khối lượng đang lưu hành: 179.905.721 Nước ngoài được phép mua: 49,000,000 (27.24%) Nước ngoài sở hữu: 16,288,100 (9.05%) Tên công ty: Công ty Cổ phần Vinpearlland (VINPEARLLAND JSC) Vinpearlland Joint Stock Company Ngành nghề: Du lịch/Khách sạn Giới thiệu: Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl tiền thân là Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hòn Tre được thành lập vào ngày 26/07/2006 với mức vốn Điều lệ ban đầu là 290 tỷ đồng. Đến nay vốn Điều lệ của Công ty đã được nâng lên 1000 tỷ đồng, là một trong những Công ty sở hữu và kinh doanh Khu du lịch, vui chơi giải trí hiện đại nhất tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh + Kinh doanh du lịch sinh thái, làng du lịch, nhà hàng ăn uống; + Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa; + Kinh doanh vũ trường, Hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Hoạt động vui chơi giải trí khác; + Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thể thao: tennis, leo núi, lướt dù trên biển, cano, thuyền buồm, thuyền chèo, lướt ván, môtô trượt nước. + Chiếu phim điện ảnh và phim video; + Dịch vụ giặt, là; + Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (không gây chảy máu); + Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà có trang bị kỹ thuật đặc biệt; + Vận tải hành khách đường bộ; + Vận tải hành khách đường thủy; + Mua bán thực phẩm tươi sống và chế biến, bia rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, bán hàng lưu niệm và hàng bách hóa cho khách du lịch; + Mua bán vật tư ngành in, bao bì đóng gói thực phẩm; + Môi giới thương mại; + Nuôi trồng thủy sản; +Trồng rừng; + Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống; + Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; + Kinh doanh vận tải hành khách bằng cáp treo; + Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; + Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Địa chỉ: Đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: +84-(0)58-59.06.11 Website: www.vinpearlland.com II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn 2,428,063 972,946 Tiền và các khoản tương đương tiền 10,336 74,112 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,522,647 664,748 Các khoản phải thu ngắn hạn 114,385 216,766 Hàng tồn kho 11,612 12,078 Tài sản ngắn hạn khác 769,084 5,242 Tài sản dài hạn 4,757,651 2,197,014 Các khoản phải thu dài hạn 0 0 Tài sản cố định 1,946,189 1,920,636 Bất động sản đầu tư 20,916 21,480 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,730,334 166,429 Tài sản dài hạn khác 60,211 88,469 Tổng cộng tài sản 7,185,714 3,169,960 Nợ phải trả 5,702,941 1,976,314 Nợ ngắn hạn 1,219,714 438,885 Nợ dài hạn 4,483,227 1,537,429 Vốn chủ sở hữu 1,184,351 1,069,568 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 -447 Tổng cộng nguồn vốn 7,185,714 3,169,960 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SX KINH DOANH ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 485,863 471,269 Các khoản giảm trừ doanh thu 385 618 Doanh thu thuần 485,478 470,651 Giá vốn hàng bán 293,313 322,120 Lợi nhuận gộp 192,165 148,531 Doanh thu hoạt động tài chính 213,271 153,648 Chi phí tài chính 336,864 198,065 Chi phí bán hàng 27,651 42,505 Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,758 36,471 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,163 25,138 Thu nhập khác 28,271 3,529 Chi phí khác 3,531 415 Lợi nhuận khác 24,740 3,114 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 73,312 28,252 Chi phí thuế TNDN 2,925 -7,467 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 85,293 41,689 EPS 521 407 P/E 92 162 Giá giao dịch cuối quý 48 66 Khối lương 100,000,000 100,000,000 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2008 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 0.03 0.18 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 0.16 0.34 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 0.34 0.31 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 0.66 0.69 Thanh toán hiện hành Lần 1.99 2.22 Thanh toán nhanh Lần 1.98 2.19 Thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.01 0.17 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Lần 0.79 0.62 EBIT/Doanh thu thuần % 0.24 5.34 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần % 39.58 31.56 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần % 15.1 6.00 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 17.57 8.86 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu % 4.82 1.85 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) % 0.01 0.01 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 0.07 0.04 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) % 0.29 0.13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần % 0.15 0.06 Vòng quay Tổng tài sản Vòng 0.02 0.05 Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng 0.07 0.19 Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 0.11 0.11 Vòng quay Hàng tồn kho Vòng 0 0 Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ: Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh và đặc biệt là các chỉ số tài chính đã cho chúng ta thấy được tiềm năng của cổ phiếu VPL. Sau đây là ý nghĩa và một vài nhận xét về triển vọng công ty trong năm 2010 và tương lai: Về tổng tài sản/ tổng nguồn vốn công ty: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tổng cộng tài sản 7,185,714 3,169,960 Sự tăng lên của Tổng tài sản/tổng nguồn vốn của công ty cho ta thấy sự phát triển vượt bậc trong việc mở rộng đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ mới đồng thời việc quan tâm đầu tư đến các tài sản tài chính và mở rộng tín dụng vay vốn đã giúp cho VPL phát triển mạnh mẽ và tăng lên gấp 2 lần so với cùng kỳ Về tổng doanh thu công ty: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 485,863 471,269 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) 0.03 0.18 Tuy doanh thu cũng có tăng lên nhưng không đáng kể chỉ có 0.03%. Có thể giải thích lý do bởi vì sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế 2008 khiến cho ngàng du lịch và dịch vụ phục hồi chậm bên cạnh đó do phải đầu tư nhiều để mở rộng loại hình dịch vụ thu hút khách du lịch. Do đó doanh thu có phần tăng chậm hơn. Về lợi nhuận sau thuế của công ty: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 85,293 41,689 Tuy doanh thu chỉ tăng 0.03% nhưng LNST của công ty năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2008 bởi vì tất cả các khoản chi phí của công ty đều đã giảm đi rất nhiều so với năm 2008. Điều này thể hiện sự thành công trong việc áp dụng các chính sách mới của công ty. d.Về khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2008 Thanh toán hiện hành Lần 1.99 2.22 Thanh toán nhanh Lần 1.98 2.19 Thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.01 0.17 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Lần 0.79 0.62 Ta thấy chỉ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn rất lớn cho thấy chính sách chiếm dụng vốn của công ty . Tuy nhiên do chỉ số thanh toán hiện hàng và chỉ số thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ hiện tại nhưng công ty cũng nên có những chính sách mới để không quá lệ thuộc vào nợ phải trả nếu không phải điều chỉnh để tăng các chỉ số lên như năm 2008. Về các chỉ số doanh lợi Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2008 EBIT/Doanh thu thuần % 0.24 5.34 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần % 39.58 31.56 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần % 15.1 6.00 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS) % 17.57 8.86 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu % 4.82 1.85 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) % 0.01 0.01 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 0.07 0.04 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) % 0.29 0.13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần % 0.15 0.06 Đây là nhóm chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ. Đây chính là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cổ phiếu. Ta thấy tất cả các chỉ số đều tăng lên so với năm 2008 thể hiện doanh lợi thu về trên tổng vốn là rất lớn. Điều đó đã được minh chứng rất rõ trên bảng CĐKT và BCKQSXKD. Từ 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 17.57 đồng doanh thu cho thấy được doanh lợi của VPL. Về chỉ số triển vọng phát triển công ty Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 EPS 521 407 P/E 92 162 Từ doanh lợi lớn dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phiếu VPL rất cao tăng so với năm 2008. Tuy P/E tỉ số giá trên thu nhập còn giảm so với năm 2008 nhưng hi vọng với EPS cao và tiềm năng phát triển của ngành du lịch thì VPL sẽ rất phát triển trong tương lai. KẾT LUẬN: Sự lựa chọn ngành du lịch cùng với cổ phiếu VPL của nhóm là vì những lý do như sau: Sự phát triển của ngành du lịch dịch vụ hiện nay đã góp phần rất lớn vào GDP của Việt Nam. Nguồn thu nhập từ du lịch đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia. Là một ngành quảng bá nền văn hóa Việt Nam ra khắp thế giới sâu sắc và mạnh mẽ góp phần thay đổi cách nhìn của bạn bè thế giới đối với Việt Nam. Hiện nay trên sàn HOSE có rất ít công ty du lịch niêm yết vì vậy tiềm năng thu lợi ích lớn từ việc đầu tưu vào các cổ phiếu trong ngành sẽ dễ dàng. VPL là cổ phiếu của công ty du lịch VINPEARLLAND, là một công ty rất nổi tiếng hiện nay trong ngành du lịch dịch vụ, với những thành tựu VPL mang lại cho đất nước ta cũng đử thấy được tiềm lực tài chính mạnh mẽ của công ty. Vì vậy đầu tư và lựa chon VPL là một sự đúng đắn và thông minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
Luận văn liên quan