Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử của loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới loài động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ (hình thức sơ khai của gia đình). Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thành viên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng các con, cháu (giai đình mẫu hệ). Sau đó gì được mở rộng bao gồm thêm các thành viên khác có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùng huyết thống. Về quy mô ga đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đối đông có khi lên tới hàng trăm người. Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viên gia đình giảm dần. Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ 1 - 3. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thời các quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau.
Theo từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay.
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 0
Sinh viên thực hiện : 0
Phần 1. 1
GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI GIA ĐÌNH 1
I. KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH 1
1. Một số quan niệm chung về gia đình hiện nay. 1
2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lê Nin về gia đình trong xã hội 2
II. VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH 3
1. Gia đình là “tế bào xã hội”. 3
2. Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội 3
3. Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội 3
III. CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 4
1. Chức năng tái sản xuất ra con người 4
2. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình. 5
3. Chức năng giáo dục của gia đình. 5
4. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm của gia đình. 5
Phần 2. 5
THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5
1. Nhìn nhận vấn đề gia đình ở Việt nam 5
a. Những mặt tốt 5
b. Những hạn chế còn tồn tại 8
2. Những đối mặt của gia đình hiện nay. 10
4. Những sai lầm thường thấy trong các gia đình: 11
Phần 3. 12
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI 12
Phần 4. 16
NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM . 16
I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 16
1. Gia đình mới hiện đại ra đời trên sự kế thừa những truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình mới hiện đại 16
2. Thực hiện hôn nhân tiến bộ là một trong những phương hướng quan trọng để hình thành gia đình mới hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc. 17
II. Một số quan điểm quán triệt của Đảng và Nhà nước trong việc gia đình xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng hạnh phúc. 20
III. Định hướng xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010. 21
Tài liệu tham khảo: 23
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14336 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................
Sinh viên thực hiện : ....................................
Lớp : ....................................
Hà nội 2009
Phần 1
GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI GIA ĐÌNH
I. KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH
1. Một số quan niệm chung về gia đình hiện nay
Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử của loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới loài động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ (hình thức sơ khai của gia đình). Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thành viên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng các con, cháu (giai đình mẫu hệ). Sau đó gì được mở rộng bao gồm thêm các thành viên khác có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùng huyết thống. Về quy mô ga đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đối đông có khi lên tới hàng trăm người. Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viên gia đình giảm dần. Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ 1 - 3. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thời các quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau.
Theo từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay.
Nho giáo cho rằng: gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu “một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhả lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng. Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn” . Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo. Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng.
Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy:
+ Hôn nhân
+ Quan hệ hôn nhân
+ Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia dinh.
Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung.
2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lê Nin về gia đình trong xã hội
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biết, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Đúng như C.Mac đã từng nói: “ … Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nãy nở – đó là quan hệ giữa chồng, và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Cho nên yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất của gia đình. Nhưng xét rộng ra và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý, mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng ( sở hữu, sản xuất, thu nhập và chi tiêu…), một môi trường giáo dục – văn hóa ( văn hóa gia đình và cộng đồng), một cơ cấu – thiết chế xã hội ( có cơ chế và cách thức vận động riêng)…
Tóm lại: Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.
II. VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH
Gia đình là “tế bào xã hội”.
Điều này trước hết chỉ ra rằng, gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong mối quan hệ mật thiết ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô gia đình. CMac nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo, gia đình, Nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật… chi là những hình thức đặc thù của sản xuất.
Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế cơ sở, đầu tiên, nhỏ nhất. Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình mỗi cá nhân tiếp nhận, chịu tác động và “phản ứng” lại đối với những tác động của xã hội, thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách…của xã hội.
Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội
Từ lúc sinh ra cho đến khi kết thúc cuôc đời, mỗi thành viên được nuôi dưỡng, chăm sóc để trở thành công dân của xã hội. Sự hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Muốn xây dựng xã hội thì phải chú ý xây dựng gia đình. Đây là trách nhiệm, bộ phận trong toàn bộ chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội.
Thực tế lịch sử cho thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Theo Ăngghen, trong xã hội công xã nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt… đã tạo nên hình thức gia đình tập thể – quần hôn. Mỗi bước tiến của xã hội cộng đồng nguyên thủy và kết quả do đào thải tự nhiên lại đưa đến những dạng mới, mang sắc thái tiến bộ hơn cho hình thái gia đình này. Giai đoạn đầu của xã hội cộng đồng nguyên thủy có gia đình cùng dòng máu ( huyết thống ), các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ. Đến giai đoạn giữa của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ xuất hiện gia đình punaluna ( bạn thân), trong đó quan hệ tỉnh giao giữa anh ẹm trai với chị em gái đã bị hủy bỏ. và giai đoạn cuối cùng của xã hội này đã hình thành gia đình cặp đôi ( đối ngẫu), trong đó kết hôn từng cặp đã tồn tại ( tuy còn lõng lẻo); trong số vợ rất đông của mình, người đàn ông có một người vợ chính, và trong số nhiều người chồng khác, anh ta lại là người chồng chính của người đàn bà ấy. Những kiểu trên cúa gia đình tập thể – quần hôn đều có đặc trưng là: tính giao tập thể, kinh tế cộng đồng nguyên thủy, chế độ mẫu hệ, không có áp lực và bất bình đẳng giữa các thành viên.
Bước sang chế độ nô lệ, trong xã hội nãy sinh hình thức gia đình cá thể – một vợ một chồng. Đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành chế độ sở hữu tư nhân và sự phân hóa giai cấp. Gia đình cá thể là “ hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đố với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát ( tất nhiên, kết quả vẫn do tác động của quy luật đào thải tự nhiên, ngoài ra còn có thêm một nguyên nhân nữa là nguyên nhân tình cảm, thể hiện ở người đàn ông nhất định).
Như vậy gia đình là sản phẩm của lịch sử. Nhưng với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội. Ph. Ăngghen nhận định: “ Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt; thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.”
Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau ( dân tộc, giai cấp, giới…); nhiều thiết chế lớn nhỏ ( Nhà nước, ngành, đoàn thể…) với tính là tế bào của xã hội, gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thiết chế nhỏ nhất. Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này lại đa dạng phong phú; trong quá trình vận động, vừa tuân thủ theo những quy luật của cơ chế chung vừa theo tính quy định và tổ chức riêng của mình.
III. CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
Chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Chức năng giáo dục của gia đình
Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm của gia đình
Trong thực tế, vị trí vai trò to lớn của gia đình với tính các là tế bào xã hội được thể hiện ở các chức năng cơ bản như chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giáo dục và chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý của các thành viên trong gia đình.
Như vậy, gia đình là thiết chế đa chức năng. Trên đây là những chức năng cơ bản nhất. Thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đình vẫn tồn tại và phát triển, đồng thời tác động đến tiến bộ chung của xã hội. Các chức năng được thực hiện trong sự thúc đẩy, hổ trợ lẫn nhau. Việc phân chia những nội dung của chúng chỉ là tương đối. Nhiều khi, các chức năng được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình. Ở từng nơi và các giai đoạn lịch sử khác nhau nội dung và vị trí của mỗi chức năng có sự biến đổi phù hợp
Phần 2
THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhìn nhận vấn đề gia đình ở Việt nam
Những biến đổi của gia đình Việt Nam thời gian qua đang tạo ra những băn khoăn, lo lắng cho không ít người về sự tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình và văn hóa gia đình. Tuy nhiên, các nghiên cứu về gia đình cho thấy, mặc dù có những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và sớm có giải pháp điều chỉnh, nhưng những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay vẫn trong khung cảnh tôn vinh và làm mới những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp nhận một cách chủ động những giá trị văn hóa của gia đình hiện đại.
Những mặt tốt
Vào những năm đầu đổi mới, “mở cửa”, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường và sự du nhập ồ ạt lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây vào nước ta, trên các phương tiện thông tin đại chúng và diễn đàn khoa học, không ít người đã lên tiếng báo động về nguy cơ “khủng hoảng” của gia đình Việt Nam. Sự lo ngại ở thời điểm ấy không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 20 năm đổi mới, gia đình Việt Nam không những không bị khủng hoảng mà ngày càng được củng cố và phát triển. Đó là một thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo.
Vào thời điểm hiện nay, con người Việt Nam vẫn coi hôn nhân là sự kiện trọng đại, thiêng liêng và gia đình là phương thức sinh sống quan trọng nhất của hầu như tất cả mọi người. Gia đình là một thiết chế xã hội. Nó là sản phẩm của lịch sử. Vì thế, gia đình bị quy định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo… của một xã hội nhất định. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tôn giáo, lối sống, phong tục, tập quán và tín ngưỡng… Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, mọi thành viên cùng chung sống và có chung ngân sách.
Mặc dù chịu tác động nhiều chiều của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, nhưng hiện tại, gia đình Việt Nam vẫn là một giá trị bền vững và có sức sống mạnh mẽ. Nó vẫn là nền tảng, là tế bào của xã hội. Với tư cách là đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng của xã hội, một mặt, gia đình trực tiếp tham gia thúc đẩy sự phát triển của các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông của đời sống kinh tế; mặt khác, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, nương tựa của mỗi con người trong suốt cuộc đời. Gia đình cũng là nơi lưu giữ, truyền thụ, chuyển giao và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng và vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, trước hết, được thể hiện trong biến đổi cơ cấu gia đình. Loại hình gia đình rất phong phú, nhưng gia đình hạt nhân - loại hình gia đình tiên tiến, phù hợp với xã hội hiện đại - mang tính phổ biến. Quy mô của gia đình rất đa dạng, nhưng số gia đình hai thế hệ chiếm tỷ lệ cao nhất với số người trong gia đình trung bình là trên/dưới 4 người. Trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân về cơ bản do tình yêu của đôi nam - nữ quyết định. Hôn nhân được sự đồng ý của cha mẹ, sự công nhận của pháp luật và được tổ chức cưới theo nghi thức đời sống mới. Tuổi kết hôn của cả nam và nữ đều có xu hướng tăng cao và sau khi kết hôn, đôi vợ chồng thường có nơi ở riêng và số con của mỗi cặp vợ chồng đa số chỉ là trên/dưới 2 con. Mặc dù trong gia đình người đàn ông vẫn thường được đề cao và cha mẹ vẫn có nhiều quyền uy với con cái nhưng nhìn chung, các mối quan hệ trong gia đình hiện nay đã mang tính chất tự do, dân chủ và bình đẳng.
Gia đình Việt Nam hiện nay, về cơ bản, vẫn là mô hình gia đình truyền thống đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình như: chức năng kinh tế; chức năng tái sản xuất con người và sức lao động; chức năng giáo dục - xã hội hóa; chức năng tâm - sinh lý, tình cảm… được phục hồi, có điều kiện thực hiện tốt hơn và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với từng thành viên gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Chức năng của gia đình được đề cao cũng có nghĩa gia đình đang có vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Bình đẳng giới trong gia đình là một nét mới trong biến đổi của gia đình Việt Nam và đã thu hút sự quan tâm, đồng tình thực hiện của cả xã hội. Đó là người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình; đồng thời, các thành viên gia đình và các dịch vụ xã hội cũng từng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình đối với người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển.
Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, gia đình Việt Nam đã biến đổi một cách toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện - năng động phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Sự biến đổi ấy chính là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị tiên tiến, những tinh hóa của gia đình hiện đại. Có thể nói, gia đình Việt Nam hiện nay chính là sản phẩm của sự hiện đại hóa các giá trị cao quý của gia đình Việt Nam truyền thống và truyền thống hóa những giá trị, tinh hoa gia đình của các xã hội hiện đại.
Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu lứa đôi trong sáng; lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên; tình yêu thương, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng; đề cao lợi ích chung của gia đình; tự hào truyền thống gia đình, dòng họ. Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi người; tôn trọng lợi ích cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ; bình đẳng trong nghĩa vụ và trách nhiệm; bình đẳng trong thừa kế; không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai và con gái, giữa anh và em... Đó chính là cùng với những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát huy, gia đình Việt Nam hiện nay đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hóa: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ.
Những hạn chế còn tồn tại
Cùng với những cơ hội và những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều biến động và bất trắc: đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; sống chung không kết hôn; tình trạng trẻ em nghiện hút; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; trẻ em lang thang; buôn bán phụ nữ qua biên giới; bạo lực trong gia đình; bất bình đẳng giới; ngoại tình; xu hướng đề cao tiền bạc trong quan hệ giữa người và người... đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau.
Song song đó, khi mà cơ chế thị trường vận hành xã hội thì khả năng thu nhập và giá trị của đồng tiền được đề cao. Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình, thu hút các thành viên theo dòng chảy xã hội. Người ta bị hấp dẫn theo chiều hướng cực đoan, say sưa làm ăn để kiếm ra thật nhiều tiền, giá trị gia đình bị coi nhẹ, đạo đức truyền thống bị lung lay trước sức ép của cuộc sống tiêu thụ đô thị. Việc giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc giữa các thế hệ bị xao lãng và đặt xuống dưới nhu cầu kinh tế. Sự thủy chung vợ chồng, lòng hiếu thảo đã bị phủ nhận. Hậu quả là nhiều nơi đã xảy ra những xung đột trong quan niệm cũng như đụng độ trong ứng xử giữa các thành viên; không ít gia đình phải ly tán, cha mẹ con cái phải chia tay nhau.
Bên cạnh đó, cũng không tài nào tránh khỏi được những tai họa vô cùng to lớn đang dần dần xâm phạm và kích thích một cách tiêu cực nhất vào bản tính con người. Và đặc biệt nhất vẫn là tác động làm ảnh hưởng đến sự lơi lỏng trong quan hệ “phạm vi gia đình” mà từ xưa nay vốn có truyền thống yêu thương gần gũi, đùm bọc che chở nhau, là tính chất cơ động chưa từng thấy trong đời sống hiện đại, là sự quan hệ của con người thuộc mọi lứa tuổi.
Năm 2008, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ nhi đồng LHQ cùng đứng tên công bố một bản báo cáo kết quả điều tra Gia đình Việt Nam cho thấy những mặt còn tồn tại của gia đình ở Việt nam:
Cha mẹ không có đủ thời gian cho con
Kết quả điều tra cho thấy, có tới 80% trẻ em trong độ tuổi 15-17 khi được hỏi đã nói rằng cha mẹ cho phép chúng tự đưa ra quyết định về mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống của mình. Vì nhiều lý do, trong đó có việc bận kiếm sống, 1/5 số ông bố và 7% số bà mẹ hoàn toàn không dành thời gian cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, sự thờ ơ của người lớn gây hậu quả xấu đối với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần của trẻ em và không phải bao giờ, không phải ai cũng nhận thấy ngay được hậu quả ấy.
Các cuộc điều tra dẫn đến sự nhìn nhận về vai trò của người phụ nữ đối với vấn đề chăm sóc những đứa con dưới 15 tuổi: họ dành khoảng thời gian cho con nhiều gấp 6 lần so với các ông bố. Nỗi lo thường xuyên của các ông bố, bà mẹ hiện nay là việc trẻ hỗn láo, bỏ học, cờ bạc, sử dụng ma túy và đi chơi qua đêm nhưng có đến 8,8% trong số họ làm ngơ trước lỗi lầm của con mình và 0,5% cảm thấy hoàn toàn bất lực.
Tỷ lệ ly hôn và mâu thuẫn gia đình
Bản thông tin tóm lược về kết quả điều tra viết: “Hầu hết những người trả lời phỏng vấn đã kết hôn và có con nhưng hiện tượng ly hôn đang tăng lên. Tỷ lệ ly hôn theo kết quả điều tra là 2,6% số người trong độ tuổi 18-60, và số phụ nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em, sau khi cha mẹ ly hôn, thường sống với mẹ”.
Mặc dù trong số đã ly hôn, 27,7% cho biết lý do dẫn đến ly hôn là “mâu thuẫn về lối sống” và 25,9% đổ cho việc ngoại tình nhưng người ta nói rằng nguyên nhân của việc ly hôn có nhiều hơn thế. Mối quan hệ vợ chồng ở Việt Nam, nơi được đánh giá là có sự cải thiện rõ rệt về bình đẳng giới, vẫn tiềm ẩn nguy cơ ly hôn dù hơn 90% số người được hỏi nói rằng họ hài lòng với cuộc hôn nhân của mình. Mối nguy có từ sự bất hòa trong ứng xử, do khó khăn kinh tế và bạo lực gia đình. Căn cứ theo các điều luật về phòng chống bạo lực gia đình, đã có 21,2% số cặp vợ chồng cho rằng họ đã trải qua hình thức bạo lực gia đình - từ đánh, mắng, nhục mạ đến buộc phải chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu - chưa kể số trường hợp “bạo lực trong hòa bình”, kiểu giận dỗi và chọn cách im lặng vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực, bởi chỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng so với 3,4% số nam giới đánh vợ.
2. Những đối mặt của gia đình hiện nay
Gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người, là cấu trúc bền vững chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc góp phần tạo nên một xã hội ổn định và phát triển.Trẻ em được sống trong bầu không khí gia đình, trong tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em…với nếp sống có văn hóa, quan hệ vui tươi lành mạnh, những việc làm chuẩn mực, gương mẫu của người lớn, đó là nền tảng vững chắc giúp con trẻ noi theo và định hình nhân cách.
Mô hình gia đình truyền thống đó đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc; một thực tế là trước đây, gia đình kép được duy trì, phát triển, thì hiện nay xu hướng hình thành gia đình hạt nhân (chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái) đang ngày càng chiếm đa số. Điều này dẫn tới khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng lớn. Không ít giới trẻ hiện nay muốn thoát ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và những định chế ràng buộc về mặt đạo đức xã hội; những mối liên kết gia đình truyền thống đang bị bào mòn, phá vỡ và làm mai một đi những giá trị tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam. Trong phạm vi bài này, chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ nói về mặt trái sự vận động của nền kinh tế thị trường, đó là thiết chế gia đình có xu hướng ngày càng lỏng lẻo, thể hiện tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng. Điều đáng chú ý là tình trạng “ ly hôn xanh” ( tức độ tuổi từ 18 – 30) chiếm đa số đã đẩy hàng trăm trẻ em rơi vào hoàn cảnh thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha hoặc mẹ. Đáng tiếc, trong số đó có không ít những cặp vợ chồng trí thức ở mọi lĩnh vực, trên mọi cương vị công tác cũng đưa nhau ra tòa ly hôn vì lý do ngoại tình. Hậu quả để lại là trẻ em không được sống trong môi trường gia đình lành mạnh sẽ dẫn đến khiếm khuyết vĩnh viễn về mặt tinh thần - phần quan trọng làm nên nhân cách văn hoá của chúng sau này; có em trở thành trẻ lang thang, thất học, vi phạm pháp luật, sa đà vào cuộc sống thác loạn, mang thai ngoài ý muốn…
Vấn đề được coi là “nóng” hiện nay nữa là không ít trẻ vị thành niên bỏ học theo Game. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý, không những làm giảm thị lực, dẫn dắt chúng đến một thế giới ảo mà nghiêm trọng hơn, các cảnh bạo lực từ các trò chơi trực tuyến làm gia tăng các hành vi gây gổ, kích động, làm chúng chai lì trước bạo lực, dẫn đến các hậu quả khôn lường. Vì vậy tình trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ; theo đó tình trạng bạo lực học đường và “ly hôn xanh” do bạo lực gia đình cũng ngày càng gia tăng. Tất cả những điều đó đang gióng lên hồi chuông báo động về sự suy đồi những giá trị đạo đức, làm băng hoại các giá trị văn hoá gia đình truyền thống của gia đình Việt nam.
Những sai lầm thường thấy trong các gia đình:
Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền ít có thời gian chăm sóc tới gia đình, con cái.
Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với thanh thiếu niên, nếu không được điểm cao thì thường được cha mẹ đem ra so sánh với bạn bè, lo mắng gây nên tâm lý căng thẳng của thế hệ này
Do tính chất đặc thù của xã hội hiện đại vợ chồng thường ít có thời gian gần gủi quan tâm tới nhau hơn. Tỷ lệ các cuộc ly hôn không ngừng tăng trong những năm qua cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng gia đình Việt Nam hiện đại.
Những mâu thuẫn của vợ chồng đã ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ và hành động của con trẻ làm chúng có những khái niệm sai lệch về gia đình.
Bạo hành trong gia đình cũng làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rạn vỡ nó là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình hiện nay.
Phần 3
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. ở châu á và Đông Nam á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hóa gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hóa phương Tây. Và không chỉ có thế. Các quốc gia châu á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hóa – đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế – xã hội mạnh mẽ đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.
Trước khi tìm hiểu về gia đình Việt Nam truyền thống hay gia đình Việt Nam hiện đại, chúng ta hãy thống nhất với nhau về khái niệm gia đình. Nói như thế là bởi vì có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình ở các hệ thống chính trị – xã hội và văn hóa khác nhau và có rất nhiều định nghĩa về gia đình đã được đưa ra. Đối với người á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ – chồng – con cái. Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam, có thể tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống. Họ có trách nhiệm đạo đức đối với nhau, có chung tài sản và cùng có trách nhiệm xã hội hóa thế hệ mai sau. Đó là các quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, anh chị em ruột.
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không tồn tại kiểu gia đình truyền thống. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền".
Nhân đây, cũng cần phải nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khi được hiểu là "gia đình nho giáo". Về căn bản, điều này không sai. Song có lẽ mỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào đó và cho dù phần lớn nội hàm hai khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là hai khái niệm đồng nhất. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị ViệtNam.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay.
Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện đại? Chúng tôi cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo – khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8%. Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân – kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Cá nhân tính được đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc. Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đang cần đến.
Cố nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết thuyết minh giảm sút và sự ngăn cách không gian, giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. ảnh hưởng của thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp – đô thị phát triển. Có nghĩa – đó cũng là kiểu gia đình của tương lai.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, đã đặt gia đình vào tiêu điểm quan trọng, phấn đấu sao cho "xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người"
Phần 4
NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Gia đình mới hiện đại ra đời trên sự kế thừa những truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình mới hiện đại
Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bước vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. do vậy Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa các ban ngành lên quan phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích: đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Tất nhiên, kết thừa không phải là “ phục cổ” . Nhưng những gì tiếp thu của gia đình quá khứ đều nhằm bổ sung và làm phong phú thêm gia đình mới hiện nay.
Gia đình còn liên quan và chịu ảnh hưởng của tình hình quốc tế, nhất là ngày nay, khi có những phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng giao lưu quốc tế. Nhiều hiện tượng tiêu cực khắp các châu lục đang diễn ra, những lo lắng cho mọi người và tác hại đến sự phát triển gia đình lành mạnh của gia đình ở nhiều quốc gia, như tính thực dụng trong tình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng… nhưng, xã hội mới cũng mang lại nhiều nội dung tiến bộ đến cho gia đình như: dân chủ hóa các quan hệ trong gia đình, sự tôn trọng nhân cách của các thành viên khác, hiện đại hóa nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình, cộng đồng hổ trợ gia đình phát triển, hình thức gia đình hạt nhân tăng lên, thu hẹp quy mô gia đình …
Để xây dựng gia đình mới phải ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, mạnh dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nãy sinh, và quan trọng hơn, là biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại. Xử lý và tiếp thu những vấn đề của thời đại không phải là cách tân đơn giản mà phải phù hợp với truyền thống của dân tộc, của gia đình và sự phát triển chung của xã hội.
2. Thực hiện hôn nhân tiến bộ là một trong những phương hướng quan trọng để hình thành gia đình mới hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc.
Hôn nhân tiến bộ coi tình yêu là cơ sở tinh thần chủ yếu, là yếu tố quyết định nhất của hôn nhân. Tình yêu là phạm lớn của vấn đề hôn nhân và gia đình. Những yếu tố cơ bản về một tình yêu chân chính đã được Ph. Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”. Theo Ăngghen, tình yêu là trạng thái say mê rất hiện thực nhưng không rơi vào tầm thường, dung tục. Nó khác hẳn với tình dục đơn thuần. Tình yêu thực sự phải phù hợp với đạo đức, có trách nhiệm và nồng nhiệt với cả hai phía của lứa đôi. Tình yêu lành mạnh phải tíến tới hôn nhân, với Ph.Ăngghen cho rằng việc yêu và lấy nhau – hình thành gia đình là một nghĩa vụ chân chính. Còn khi nói về bản chất của tình yêu, Người nhấn mạnh hơn cả đến sự chung thủy… Bởi vậy, những quy định phong kiến quá khắt khe, cũng như kiểu tự do tư sản trong quan hệ nam nữ đã hạn chế và ngăn cản tình yêu chân chính.
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm nguyên tắc tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện đảm bảo tối đa cho tình yêu tiến tới hôn nhân một cách hiện thực. Để cho nam nữ tự do tìm hiểu, đến với nhau có ý nghĩa là họ tự định đoạt lấy tương lai hạnh phúc Sau khi thành lập gia đình, họ có trách nhiệm với nhau trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Hôn nhân tự nguyện là điều kiện của hạnh phúc và sự vững bền của gia đình. Nhân loại ngày càng nhận thức được về hôn nhân tự nguyện như một nội dung quan trọng của nhân quyền và tiến bộ xã hội. Xây dựng gia đình mới cần khắc phục và loại trừ tệ nạn cưỡng ép và quan điểm ; “ bố mẹ đặt đâu con ngồi đó” trong hôn nhân. Tất nhiên, trong xã hội mới, hạnh phúc lứa đôi rất cần sự hướng dẫn, khuyên nhủ của người thân, bạn bè họ có thể tìm hiểu và quyết định vấn đề phù hợp nhất.
Hôn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một vợ một chồng. Bản chất của tình yêu đòi hỏi hôn nhân tất yếu phải là hôn nhân cá thể. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục duy trì tình yêu sau hôn nhân.
Điều 64 HP 1992 có quy định “ gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” trên cơ sở đó Luật Hôn nhân gia đình 2000 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên của chế độ HNGD là “ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” ( Khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Quyền về hôn nhân và gia đình biểu hiện quyền con người trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do cá nhân được xác lập chấm dứt trong quan hệ hôn nhân. Điều 4 khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2000 quy định “ cấm tảo hôn, cưởng ép kết hôn, càn trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ: cấm kết hôn giả tạo lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưởng ép ly hôn, ly thân giả tạo, cấm yêu sách trong cưới hỏi”. Việc kết hôn của nam và nữ do chính họ tự quyết định trên cơ sở tình yêu chân chính. Khi quyết định đăng ký kết hôn Luật HNGD quy định “ việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưởng ép hoặc cản trở” ( Khoản 2 Điều 9). Được coi là nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn khi sự bày tỏ ý muốn kết hôn hoàn toàn phù hợp với ý chí của họ, nghĩa là xuất phát từ nội tâm, từ nguyện vọng muốn trở thành vợ, thành chồng với người mình yêu.
Sự tự nguyện kết hôn của nam nữ là yếu tố quan trọng để hoàn thành quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, là cơ sở để duy trì hạnh phúc. Đồng thời tự nguyện kết hôn một chế độ hôn nhân và gia đình dân chủ.
Quyền tự do trong hôn nhân còn được thể hiện ở quyền tự do ly hôn. Nếu như không thể ép buộc họ tiếp trục duy trì cuộc sống vợ chồng, khi cuộc sống đã hoàn toàn là dối trá, hôn nhân của họ đã đổ vỡ gây cho họ những mất mát và đau khổ của vợ và chồng trong mọi trường hợp. Luật chỉ quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn hôn của người chồng vì bảo vệ chính đáng quyền lợi của phụ nữ và con nhỏ: “ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn ( Điều 85). Trong trường hợp hạn chế này không áp dụng đối với người vợ, nghĩa là dù trong tình trạng mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu có lý do chính đáng.
Hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội chủ nghĩa và là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững của hôn nhân. Chính vì vậy, hôn nhân một vợ một chồng được Luật Hôn nhân gia đình khẳng định là nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân và gia đình ( Điều 2). Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng Luật Hôn nhân gia đình 2000 quy định “ cấm người đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” ( Điều 4 – Luật Hôn nhân gia đình 2000)
Quan hệ vợ chồng bình đẳng: Vợ và chồng là các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo hộ, có các nghĩa vụ và quyền về nhân thân, tài sản ngang nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam và nữ kết hôn với nhau trên cơ sử tình yêu nhằm chung sống suốt đời, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững (Nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng kể từ khi việc kết hôn của họ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận bằng thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật ). Điều mà vợ chồng quan tâm nhất là lợi ích chung của gia đình, cho nên vợ chồng cùng “chung sức chung lòng” vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Vì thế vợ chồng đều có trách nhiệm như nhau trong việc xây dựng gia đình. Pháp luật không căn cứ vào giới tính để quy định nghĩa vụ và quyền riêng cho mỗi bên vợ, chồng mà chỉ quy định nghĩa vụ và quyền chung của họ. Những quy định về nghĩa vụ và quyền chung của vợ chồng là khung pháp lý cho những xử sự của vợ, chồng trong tất cả các trường hợp thực hiện quan hệ gia đình và chính là sự thể hiện sự bình đẳng có bảo đảm giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền.
Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về phải được thể hiện đầy đủ trên các mặt của đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong nhiều chế định, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định, vợ chồng bình đẳng với những nghĩa vụ về quyền nhân thân và về tài sản. Điều 19 quy định “ vợ chồng bình đẳng với nhau, có nhiệm vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”
Như vậy vợ và chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một nguyên tắc nhất quán trong quan hệ Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình đã tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, giải phóng người phụ nữ ra khỏi những tàn dư của sự kìm hảm của tư tưởng gia đình phong kiến, đồng thời bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng ( đặc biệt là vợ ) được sống và phát triển trong một gia đình dân chủ, hạnh phúc tham gia công tác chính trị, xã hội.
II. Một số quan điểm quán triệt của Đảng và Nhà nước trong việc gia đình xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng hạnh phúc.
Thứ nhất: Tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội và thực hiện xây dựng gia đình mới ở nước ta. Những quy định ấy phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang đà đổi mới toàn diện và từ từng dạng hình gia đình cụ thể khác nhau.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đặc tính như Nghị quyêts Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nêu. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, chống lại những ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại Đại hội đại biểu Quốc hội lần X của đảng đã nêu rõ ” Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thật sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi người. phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật Hôn nhân gia đình”
Trước mắt, ” no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa thể hiện tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở tiến bộ của mọi thành viên và không thể tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng, tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình là hạnh phúc không phải là cái trìu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp thường ngày của cuộc sống gia đình.
Thứ hai: Xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích của cá nhân và xã hội. Con người mới của xã hội phải có ý chí vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Từ chuẩn mực trên của gia đình, ta nhận thấy, sự nghiệp xây dựng gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc là sự cố gắng chung của mỗi người. Mỗi gia đình, của mọi lực lượng và tổ chức xã hội trong nước, và còn có sự giúp đỡ của quốc tế.
Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn với kế hoạch xây dựng và phát triển xã hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi quốc gia. Nhiều loại chính sách xã hội tác động thì gia đình mới có thể hình thành. Chính ở đây đã nói lên trọng trách của Nhà nước trong việc xây dựng gia đình. Từ thực tiễn của vấn đề gia đình Việt Nam, một mặt tiếp tục tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của nnn, mặt khác cần rà soát lại để đề nghị bổ sung, sửa đổi một số chính sách có liên quan đến gia đình, góp phần củng cố và phát triển gia đình hiện nay ở nước ta.
Thứ ba: Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa là mục tiêu vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc ở nước ta. Những quan điểm lớn về giải phóng phụ nữ đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật. Cần tích cực hơn nữa để đạt được trong tực tế là những mục tiêu mà kế hoạch này đưa ra. Qua đó phụ nữ Việt Nam có điều kiện làm tốt công việc gia đình và làm tròn nhiệm vụ xã hội.
III. Định hướng xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 với mục tiêu từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.
Đến năm 2010, việc xây dựng gia đình Việt Nam theo định hướng củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa tăng lên 80%; tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình lên 80%; tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợp người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành; tăng tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lên 90 - 100%.
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Năm 2010, tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%; giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%; giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15% ; giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.
Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2010, về cơ bản, không còn hộ gia đình nghèo; 100% gia đình liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần; tăng tỷ lệ gia đình có nhà ở lên 100%, giảm 50% gia đình ở nhà tạm; tăng tỷ lệ gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi xã hội khác lên 90%; tăng tỷ lệ dân cư ở nông thôn được dùng nước sạch lên 85%.
Tài liệu tham khảo:
1. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng 2004.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb ST, Hà Nội, 1987.
3. Dẫn theo cuốn: Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của dất nước. Nxb KHXH, Hà Nội, 1994.
4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
Ngày 28/06/2008
Ngày 12/01/2009
.20/05/2005
Và rất nhiều tài liệu tham khảo khác nữa!
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.doc