Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Ước lượng mô hình hàm cầu và độ co dãn là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô nhằm củng cố lý thuyết về cầu hàng hóa. Đối với các Nhà quản lý vĩ mô, các Nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết.
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu
Sau khi hoàn thành, đề tài sẽ cung cấp thông tin và lý giải được những vấn đề:
- Những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu
- Phân tích được thực trạng, thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Đề xuất giải pháp kiến nghị
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong đề tài của nhóm, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac của Vinamilk.
- Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu trên thị trường toàn quốc.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát thực tế từ năm 2008 đến 2010
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu
Số liệu được lấy từ các nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, trên các kênh thông tin
1.5 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu
1.5 Kết cấu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo cầu
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Chương 3: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2 Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam
3.3 Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em.
3.4 Kết quả phân tích qua mô hình ước lượng
Chương 4: Các kết luận và đề suất
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu
4.3 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình dự báo cầu về sản phẩm sữa bột của vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản trị doanh nghiệp tại trường Đại học Thương Mại, chúng em được tiếp cận và trang bị cho mình những kiến thức lý luận về lĩnh vực kinh tế học. Đây chính là cơ hội để chúng em tiếp cận với thực tế tại một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Do sự hạn chế về thời gian và kiến thức thực tế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Ninh Thị Hoàng Lan. Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Ước lượng mô hình hàm cầu và độ co dãn là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô nhằm củng cố lý thuyết về cầu hàng hóa. Đối với các Nhà quản lý vĩ mô, các Nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết.
Các mục tiêu nghiên cứu
Sau khi hoàn thành, đề tài sẽ cung cấp thông tin và lý giải được những vấn đề:
- Những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu
- Phân tích được thực trạng, thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Đề xuất giải pháp kiến nghị
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong đề tài của nhóm, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac của Vinamilk.
- Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu trên thị trường toàn quốc.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát thực tế từ năm 2008 đến 2010
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu
Số liệu được lấy từ các nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, trên các kênh thông tin
1.5 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu
1.5 Kết cấu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo cầu
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Chương 3: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2 Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam
3.3 Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em.
3.4 Kết quả phân tích qua mô hình ước lượng
Chương 4: Các kết luận và đề suất
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu
4.3 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Cầu (D): Phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác là không thay đổi.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau.
2.2 Một số lý thuyết về ước lượng cầu và dự báo cầu
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu
* Giá cả hàng hóa hay dịch vụ
Luật cầu :
Giả định tất cả các yếu tố đều không đổi nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại
Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch
P => QD
P => Q D
*Số lượng người mua
Số lượng người mua ↑(↓) => cầu ↑(↓)
Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân
*Thị hiếu, sở thích
*Thu nhập
Đối với hàng hóa thông thường và cao cấp :
Thu nhập ↑(↓) => Cầu về hàng hóa ↑(↓)
Đối với hàng hóa thứ cấp
Thu nhập ↑(↓) => cầu về hàng hóa ↓(↑)
* Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng
* Các chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp
* Kỳ vọng về thu nhập
Kỳ vọng thu nhập trong tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng
Kỳ vọng thu nhập trong tương lại giảm => Cầu hiện tại giảm
* Kỳ vọng về giá cả
Kỳ vọng giá tăng =>Cầu hiện tại tăng
Kỳ vọng giá giảm => Cầu hiện tại giảm
* Các yếu tố khác: thời tiết, quảng cáo….
Phân tích độ co dãn của cầu:
Độ co giãn của cầu theo giá( E )
Phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu một mặt hàng khi giá của mặt hàng đó thay đổi 1%.
Công thức:E=%∆Q%∆P
Do luật cầu nên E luôn là một số âm
Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì người mua càng phản ứng nhiều trước sự thay đổi của giá cả
Các độ co dãn:
| E | >1=>%∆Q>%∆P:cầu co dãn
| E | |%∆Q| <|%∆P|: cầu kém co dãn
| E | = 1 => |%∆Q| = |%∆P|: cầu co dãn đơn vị
* Các yếu tố tác động đến E
- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế
Các hàng thay thế đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó càng co dãn.
- Phần trăm ngân sách người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó
Phần trăm trong ngân sách tiêu dùng càng lớn cầu càng co dãn
- Giai đoạn điều chỉnh
Thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co dãn
* Độ co dãn khoảng
E=%∆PTB%∆QTB
Độ co dãn của cầu theo giá
Độ co dãn điểm khi đường cầu tuyến tính
Xét hàm cầu tuyến tính
Q = a + bP + cM + dPR
Khi thu nhập và giá hàng hóa thay thế là một giá trị xác định M và PR
đặt a’ = a + cM +dPR, ta có :
Q = a’ + bP
Trong đó b = ∆Q/∆P
Sử dụng một trong hai công thức
E=bPQ hoặc E=PP-A
Trong đó :
-P và Q là giá trị của giá và lượng tại điểm tính độ co dãn
-A (=-a’/b) là hệ số cắt đường cầu (điểm giao giữa trục giá và đường cầu)
=>Độ co dãn điểm khi đường cầu phi tuyến tính
Sử dụng một trong hai công thức sau:
E=∆Q∆P × PQ=PP-A
Trong đó :
∆Q/∆P là độ dốc của đường cầu tại điểm tính độ co dãn
P và Q là giá trị của giá và lượng tại điểm tính độ co dãn
A là điểm giao giữa trục giá và đường thẳng tiếp xúc với đường cầu tại điểm tính độ co dãn.
Độ co dãn thay đổi dọc theo đường cầu
Đối với đường cầu tuyến tính, P và |E| thay đổi cùng chiều dọc theo đường cầu tuyến tính
Giá tăng cầu càng co dãn
Giá giảm cầu càng kém co dãn
Đối với đường cầu phi tuyến, không có quy luật chung về mối quan hệ giữa giá và độ co dãn
Do cả độ dốc và tỷ lệ P/Q đều thay đổi dọc theo đường cầu
Một trường hợp đặc biệt Q = aPb, độ co dãn của cầu theo giá luôn không đổi (=b) với mọi mức giá
Độ co dãn của cầu theo thu nhập
Co dãn của cầu theo thu nhập (EM) đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập(các yếu tố khác là cố định)
EM> 0 đối với hàng hóa thông thường
EM< 0 đối với hàng hóa thứ cấp
EM = %∆Qd%∆M= ∆Qd∆M×MQd
Co dãn của cầu theo giá chéo
Co dãn của cầu theo giá chéo (Exy) đo lường phản ứng trong lượng cầu hàng hóa X khi giá của hàng hóa có liên quan Y thay đổi ( tất cả các yếu tố khác cố định)
Exy> 0 nếu hai hàng hóa thay thế
Exy< 0 nếu hai hàng hóa bổ sung
Exy= %∆Qx%∆Py= ∆Qx∆Py × PyQx
Ước lượng cầu:
Ước lượng cầu ngành với hãng chấp nhận giá
Dữ liệu quan sát được về giá và lượng được xác định một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau => vấn đề đồng thời
Vấn đề ước lượng cầu của một ngành phát sinh do sự thay đổi tong các giá rị quan sát được của giá và lượng thị trường được xác định một cách đồng thời từ sự thay đổi trong cả cung và cầu.
Vấn đề đồng thời
Do các giá trị quan sát được của giá và lượng(giá và sản lượng cân bằng) được xác định một cách đồng thời bởi cung và cầu nên
PE=fM ,PI'edes vàQE=gM,PI'edes
Như vậy
Mỗi giá trị quan sát được của P và Q dược xác định bởi tất cả các biến ngoại sinh và các sai số ngẫu nhiên trong cả phương trình cầu và phương trình cung
Các giá trị quan sát được của giá tương quan với các sai số ngẫu nhiên trong cả cầu và cung
Phương pháp 2SLS
Bước 1: Tạo một biến đại diện cho biến này tương quan với biến nội sinh nhưng không tương quan với SSNN
Bước 2: Thay thế biến nội sinh bằng biến đại diện và áp dụng phương pháp OLS để ước lượng các tham số của hàm hồi quy
Các bước ước lượng cầu của ngành
Bước 1: xác định phương trình cung và cầu của ngành
Bước 2: kiểm tra về định dạng cầu của ngành
Bước 3:thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu
Bước 4: ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS
Phải xác định rõ biến nội sinh và biến ngoại sinh
Hãng định giá
Bước 1: xác định hàm cầu của hãng định giá
Bước 2: thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu của hãng
Bước 3: ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS
Phương pháp dự đoán cầu
Dự đoán theo chuỗi thời gian
Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b
Qt=a+bt
Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được xác định bằng cách thực hiện kiểm định t hoặc xem xét p-value
Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ
Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc tính chu kỳ qua thời gian
Sử dụng biến giả để tính đến sự biến động này
Dự đoán và doanh số bán của ngành trong tương lai
Bước 1: ước lượng các phương trình cầu của ngành
Bước 2: định vị cung và cầu của ngành trong giai đoạn dự đoán
Bước 3: xác định giá của cung và cầu trong tương lai
Dự đoán cầu tương lai cho hãng định giá
Bước 1:ước lượng hàm cầu của hãng
Bước 2: dự đoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu
Bước 3: tính toán vị trí của hàm cầu trong tương lai
Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Trên thực tế những công trình nghiên cứu ước lượng cầu về sữa bột tại thị trường Việt Nam là rất ít và chưa được quan tâm đúng mức, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm đã phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới cầu về sữa bột Vinamilk trên thị trường Việt Nam và dự báo được nhu cầu cảu sản phẩm này trong giai đoạn tiếp theo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập.
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong tổ chức như các báo cáo về doanh thu bán hàng, báo cáo về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk.
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài tổ chức như các niên giám thống kê, các ấn phẩm thương mại, các trang web điện tử.
Nguồn dư liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được qua xử lý
Trong bài nhóm chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để phán tích dữ liệu như: SPSS, Excel, Sdata, Eviews,… Nhóm chọn phần mềm Eviews5.1 để phân tích dữ liệu do ưu điểm chính của Eviews là có thể cho kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho cac dữ liệu chép, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng.
3.2. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Các loại Sữa bột dành cho trẻ em:
Với Công thức độc quyền Alpha bổ sung sữa non Colostrum, DHA, Choline, Omega 3, Omega 6, Vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác nhằm cung cấp cho bé một năng lượng sống và sức đề kháng mạnh mẽ
Dielac Alpha Step 1: 0 – 6 tháng tuổi
Dielac Alpha Step 2: 7 – 12 tháng tuổi
Dielac Alpha 123: 1 – 3 tuổi
Dielac Alpha 456: 4 – 6 tuổi
Nhóm quyết định lựa chọn sản phẩm Dielac Alpha 123 để tiến hành ước lượng và dự đoán cầu.
3.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em
Sự kiện trẻ mắc bệnh sỏi tiết niệu do dùng sữa bột Sanlu (Tam Lộc) có chứa chất melamin xảy ra ở Trung Quốc không chỉ làm người tiêu dùng Trung Quốc chấn động mà còn khiến nhiều quốc gia khác bị ảnh hưởng. Sữa bột Vinamilk của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không ít.
Tại Việt Nam liên tiếp sau đó, nhiều sản phẩm đã được xác định là "dính" melamine, đều có liên quan với nguyên liệu từ Trung Quốc, trong đó có những tên tuổi lớn như HanoiMilk, An Co…tuy sản phẩm của Vinamilk không có chất melamine nhưng cũng bị ảnh hưởng do tâm lý hoang mang lo ngại về các sản phẩm sữa bột trên thị trường.
Chính vì trong nước không có nhà cung cấp nguyên liệu sữa, hiện các hàng sữa VN hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nên khi thị trường thế giới biến động đã tác động ngay đến thị trường trong nước.
Hầu hết các hãng sữa đều cho biết, tình hình khan hiếm nguồn nguyên liệu sữa bột và sữa tươi đang diễn ra trên khắp các thị trường, không riêng gì VN. Hai khu vực cung cấp nguyên liệu sữa lớn của thế giới là New Zealand và Úc đang gặp khó khăn về thời tiết. Trong lúc nguồn cung hạn chế thì cầu lại tăng nhanh như lượng nhập sữa nguyên liệu của Trung Quốc tăng 60%, Ấn Độ tăng 30%...
“Giá sữa trong thời gian tới sẽ có những biến động không lường trước được, vì phụ thuộc vào giá sữa nguyên liệu trên thế giới. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp giá sữa tiếp tục tăng do nguồn cung cấp nguyên liệu sữa không thay đổi trong khi nhu cầu về sữa ở cả thị trường nội địa lẫn thế giới đều tăng. Các nhà phân tích cho rằng cho rằng việc tăng giá sữa sẽ tập trung chủ yếu ở các sản phẩm sữa bột”
Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên và thói quen tiêu thụ sữa được hình thành, thì thị trường sữa Việt Nam đang có khả năng tăng trưởng khá tốt và sữa Vinamilk cũng không phải là một ngoại lệ.
3.4. Kết quả phân tích mô hình ước lượng:
Mô hình hàm cầu được ước lượng bằng phương pháp OLS
Bảng kết quả ước lượng mô hình
Dependent Variable: Q
Method: Least Squares
Date: 05/09/11 Time: 17:32
Sample: 1 12
Included observations: 12
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
18267800
3037037.
6.015007
0.0003
P
- 192.6650
50.20505
-3.837562
0.0050
M
0.196008
0.024326
8.057627
0.0000
PD
69.14598
31.31236
2.208265
0.0582
R-squared
0.943150
Mean dependent var
9714308.
Adjusted R-squared
0.921831
S.D. dependent var
119414.2
S.E. of regression
33386.74
Akaike info criterion
23.93091
Sum squared resid
8.92E+09
Schwarz criterion
24.09254
Log likelihood
-139.5854
F-statistic
44.24005
Durbin-Watson stat
1.354402
Prob(F-statistic)
0.000025
Bảng 1: Thị trường sữa bột dielac của Vinamilk tại Việt Nam
Quan sát
P
Q
M
Pd
1
74200
9524000
3750000
69400
2
74100
9566700
4076200
69300
3
74200
9582000
4457558
69500
4
74000
9674000
4520693
69200
5
74500
9632000
4712608
69000
6
74000
9790000
4750168
69500
7
74500
9761000
4885000
70500
8
74800
9732000
5232225
70200
9
75000
9730000
5257673
70500
10
74500
9880000
5723250
70000
11
75000
9840000
5784864
70500
12
75000
9860000
6086214
70500
P: giá của sữa bột dielac của vinamilk hộp thiếc 400g (đơn vị: DVN)
Q: sản lượng tiêu thụ trong từng quý (đơn vị: hộp)
M: thu nhập bình quân theo quý (đơn vị: DVN)
Pd: giá sữa của ducth lady (đơn vị: DVN)
Mô hình hàm cầu về sữa bột dielac của vinamil k tại Việt Nam:
Q = 18267800 – 192,6650P + 0,196008M + 69,14598Pd
Giả sử với mức ý nghĩa α = 10%
Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của giá sữa bột dielac, thu nhập của hộ gia đình, lượng cầu ở thời kỳ trước, giá của sữa bột ducth lady (hàng hóa thay thế) đều có dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu:
b= - 192,6650 < 0 điều này chứng tỏ giá của sữa bột dielac tỷ lệ nghịch với lượng cầu về sữa bột dielac, điều này phù hợp với thực tế.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của sữa bột dielac tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột dielac giảm đi 192,6650 đơn vị.
Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê.
c = 0,196008 > 0 điều này chứng tỏ sữa bột dielac là hàng hóa thông thường, điều này phù hợp với thực tế.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột dielac tăng lên 0,196008 đơn vị.
Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê.
d = 69,14598 > 0, điều này chứng tỏ sữa bột dielac và sữa bột ducth lady là 2 hàng hóa thay thế cho nhau, điều này phù hợp với thực tế.
Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của sữa bột ducth lady tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột dielac tăng lên 69,14598 đơn vị.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0,943150 là khá cao điều này có nghĩa là 94,315% biến thiên của nhu cầu về sữa bột dielac được giải thích bởi các nhân tố như giá cả, thu nhập, tiêu dùng, giá của sữa bột ducth lady là hàng hóa thay thế ở thời kỳ trước. Giá trị của thống kê F = 44,24005, với Prob(F-statistic) = 0.000025 < 10%, cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu.
Độ co giãn của cầu sữa bột dielac ở Việt Nam
Các hệ số co dãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về sữa bột dielac ở Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:
Biến độc lập
Giá trị trung bình
Độ co giãn
Giá của sữa bột dielac (P)
74483,33
-1,4554
Thu nhập bình quân của hộ gia đình (M)
4936371
0,09813
Giá của sữa bột ducth lady (Pd)
69841,67
0,48974
Ep = - 1,4554 >1 điều này chứng minh rằng cầu co giãn, với các yếu tố khác không đổi khi giá của sữa bột dielac tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột dielac giảm xuống 1,4554%. Điều này rất phù hợp với thực tế do hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế cho sản phẩm sữa bột dielac như: ducth lady, nutifood, dumax, abboott,…
EM = 0,09813 < 1 điều này chứng minh rằng cầu kém co giãn, với các yếu tố khác không đổi khi thu nhập trung bình của hộ gia đình tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột dielac tăng lên 0,09813%. Vì sữa bột dielac hiện nay đã trở thành hàng hóa thiết yếu trong nhiều người tiêu dùng nên khi thu nhập thay đổi thì lượng cầu về sản phẩm này cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
EPd = 0,48974 < 1 điều này chứng minh rằng cầu kém co giãn, với các yếu tố khác không đổi khi giá của sữa bột ducth lady tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột dielac tăng lên 0,48974%. Vì trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế nên chỉ ducth lady thay đổi giá thì cầu về sữa bột dielac cũng không bị tác động nhiều.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Qua nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về sữa bột dielac của vinamilk ta nhận thấy
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua. Theo báo cáo của TNS Worldpanel Việt Nam về thị trường sữa Việt Nam năm 2007, sữa bột chiếm 51% giá trị thị trường sữa, sữa tươi chiếm 25%, sữa chua ăn và sữa nước cũng chiếm 7% giá trị thị trường, còn lại là tất cả các sản phẩm sữa khác. Sữa bột cũng là phân khúc phát triển nhanh nhất, theo sát sau đó là sữa tươi.
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu về sữa bột dielac của vinamilk như: giá, thu nhập, giá của đối thủ cạnh tranh, chính sách marketing của công ty, thị hiếu của người tiêu dùng, dân số,… Nhưng các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới lượng cầu về sữa bột dielac của vinamilk là giá của bản thân sản phẩm, thu nhập của người dân, và giá của mặt hàng thay thế chủ yếu cho sản phẩm là sữa bột ducth lady.
Qua kết quả nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về sữa bột dielac cho thấy khi thu nhập người dân tăng lên thì lượng cầu về sữa dielac cũng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế, khi thu nhập của người dân tăng lên thì xu hướng của người tiêu dùng chuyển sang dùng các loại sữa nhập ngoại nhiều hơn là dùng các sản phẩm sữa nội như sữa bột của vinamilk, ducth lady. Hiện nay trên thị trường sữa bột tại Việt Nam thì có tới 85% là sữa nhập ngoại. Lý do người tiêu dùng tin cậy sữa nhập khẩu là bởi thương hiệu sữa, sữa nhập từ Mỹ, từ Úc… được cho là có mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn, được kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Chưa kể nhìn “cảm quan” bên ngoài, các hộp sữa thành phẩm nhập khẩu có bao bì, mẫu mã, nhãn hiệu rõ ràng, bắt mắt, rất khó làm giả làm nhái. Trên thực tế ở thị trường VN chưa phát hiện hay có vụ kiện cáo nào liên quan tới sữa ngoại rởm! Dựa vào đó, người tiêu dùng có cơ sở để tin vào chất lượng sữa ngoại.
Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu, phân phối sữa đã dành những khoản chi phí khổng lồ để quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền thông, tổ chức tiếp thị và chia sẻ hoa hồng trực tiếp cho người mua sữa tại các nhà trẻ, trường tiêu học, các bác sĩ, điều dưỡng viên, y tá… tại các bệnh viện để đưa sản phẩm tới mọi đối tượng tiêu dùng.
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu
Theo dự báo của chúng tôi thì lượng cầu về sữa bột dielac trong tương lai sẽ có xu hướng tăng do các nguyên nhân sau:
Ngày 10/5, trong buổi họp về các chương trình bình ổn thị trường tại Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) đã ký cam kết không tăng giá bán ở hai dòng sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và sữa bột dành cho người cao tuổi trong năm 2011.
Thu nhập đầu người dự báo sẽ tăng 125% giai đoạn 2008-2012 (lên mức 1854 USD/năm) dẫn đến nhu cầu sữa tăng.
Xu hướng tiêu dùng trong tương lai sẽ chuyển sang các sản phẩm sữa nội nhiều hơn sữa ngoại vì 100% nguyên liệu để sản xuất sữa bột của các hãng sữa trong nước đều là nhập khẩu , do vậy hoàn toàn có thể cạnh tranh về yếu tố chất lượng với sữa ngoại. Ngoài ra, hiện giá cả của sữa bột Dielac Alpha/Vinamilk so với sữa bột ngoại chỉ bằng một phần ba, hoặc một nửa. Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp chế biến sữa bột ở Việt Nam, tuy nhiên Vinamilk chỉ chiếm hơn 10% thị phần sữa bột trên toàn quốc, 85% là sữa nhập ngoại, 5% là các hãng sữa trong nước khác. Do vậy, nếu xu hướng tiêu dùng sữa nội tăng thì lượng cầu về sữa bột của vinamilk cũng tăng cao so với các hãng trong nước khác.
Theo kết quả phân tích các hệ số co dãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về sữa bột dielac ở Việt Nam cho thấy: cầu về sữa bột co giãn so với giá. Do vậy, sự thay đổi của giá có ảnh hưởng lớn tới lượng cầu về sản phẩm này. Từ đó công ty muốn tăng nhanh lượng cầu về sản phẩm thì cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí để giảm giá cho sản phẩm này.
4.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Dữ liệu về sản lượng và giá cả là dữ liệu thương mại nên sẽ có những thiên lệch trong biến sản lượng và biến giá cả. Vì vậy khi nghiên cứu thì dự báo đưa ra có thể không chính xác so với thực tế.
Dữ liệu về biến thu nhập được tính bằng GDP bình quân đầu người được tính theo quý, nhưng trên thực tế thì cục thống kê không có các con số cụ thể về thu nhập bình quân đầu người theo tháng mà chỉ được tính theo năm thôi. Do đó, sẽ có những tác động lớn ảnh hưởng đến biến thu nhập trong nghiên cứu này.
Các mặt hàng thay thế cho sữa bột dielac trên thị trường hiện nay cũng có nhiều hãng khác chứ không phải chỉ có sữa bột ducth lady, đặc biệt là có nhiều loại sữa nhập ngoại. Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc cầu và khả năng thay thế của các sản phẩm khác trên thị trường sữa bột cho trẻ em tại Việt Nam.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc một sản phẩm nào đó có thể đứng vững trên thị trường hay không? Không chỉ cần chất lượng, giá cả mà yếu tố quan trọng không kém tác động đến lượng cầu của sản phẩm là các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, để nghiên cứu được xác thực hơn thì trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải xem xét đến vấn đề này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình dự báo cầu về sản phẩm sữa bột của vinamilk.docx