Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và luận cứ khoa học về bối
cảnh, quan điểm, nội dung cải cách tư pháp và yêu cầu cải cách Tòa án nhân dân; xác định cơ
sở thiết lập và tính ưu việt của mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Trên cơ sở đó, luận
văn đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn để
xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, hi vọng rằng luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, những người làm thực
tiễn và công tác nghiên cứu, giảng dạy.
9 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến
trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
Hà Tiến Dũng
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số 60 38 01 01
Người hướng dẫn: TS. Đặng Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Cải cách tư pháp; Tòa án; Pháp luật Việt Nam.
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách Tòa án nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ
máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị và Đảng ta đã có một số Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
và Pháp luật, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân như Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII); Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII),
Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp trong thời gian tới” [1]. Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ Chính trị ngày 02/06/2005
ban hành về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng một
nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ
nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Bộ Chính trị chỉ rõ phải:
Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị
hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn
vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử
phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo
khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ
tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát
triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. [2, mục 2.2]
Trên cơ sở chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, ngày 28/7/2010 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 79-
KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra
[3]. Kế thừa Kết luận số 79-KL/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2014 Bộ chính trị đã có Kết luận số
92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp đến năm 2020,
theo đó, Ban chấp hành Trung ương khẳng định:
Tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân theo
cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án nhân dân được tổ
chức 4 cấp như Kết luận số 79-KL/TW, ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Đối
với tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và Tòa án nhân dân tương ứng, cần tiếp tục
nghiên cứu xây dựng 2 phương án (Phương án 1, tổ chức theo khu vực như Kết
luận số 70-KL/TW; phương án 2, tổ chức tòa án nhân dân sơ thẩm đặt tại các
đơn vị hành chính cấp huyện), báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi trình
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). [4, mục 2.3]
Trong đó, việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là nội dung quan trọng
nhất trong phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án vì đây là cấp trực tiếp giải
quyết số lượng chủ yếu các vụ việc theo thủ tục tư pháp và đây cũng là vấn đề phức tạp, có
tác động rất lớn đến hiệu quả của cải cách tư pháp trong thời gian tới.
Những tư tưởng mới quan trọng nêu trên của nhà nước pháp quyền cùng với quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người là cơ sở quan trọng cho việc quy định cụ
thể trong các chương khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, trong quy định về
Tòa án nhân dân nói riêng.
Bằng việc quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [5, khoản 1 Điều 102], Hiến pháp (sửa đổi)
xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước.
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử;
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các
tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết
các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì vậy, quy định
của Hiến pháp (sửa đổi) là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét
xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền.
Hiến pháp (sửa đổi) khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, vị
trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp.
Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thực sự là một chủ trương lớn của Đảng
đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải được
quan tâm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời. Vấn đề cấp thiết đặt ra là tổ chức Tòa án nhân
dân sơ thẩm khu vực phải đáp ứng mục tiêu chung của việc đổi mới các cơ quan tư pháp, đó
là đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của
từng cơ quan và các chức danh tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng; góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời
phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành, là nguyên tắc tổ chức và
hoạt động đặc thù của Tòa án nhân dân.
Với lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến
trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận
lịch sử nhà nước và pháp luật. Đây là vấn đề có tính thời sự, cần thiết và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhằm góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tư pháp, thời gian qua Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều chương trình trao đổi
và hợp tác với các cơ quan ở các nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc,
Canada... và các tổ chức quốc tế như SIDA, JICA, UNDP... về hoạt động tư pháp. Trong đó
có nhiều Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm... trong và ngoài nước đã cho chúng ta một bức tranh
nhiều màu sắc về tổ chức và hoạt động hệ thống cơ quan tư pháp của các nước. Đây là những
kinh nghiệm quý giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về hệ thống tư pháp của các nước trên thế
giới để từ đó lựa chọn một mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Những định hướng lớn về cải cách tư pháp nói riêng và cải cách bộ máy nhà nước nói
chung liên tục được đề cập qua các kỳ Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX là nền tảng tư tưởng
vững chắc cho công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta.
Trong những năm gần đây đã có một số công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, các luận
án tiến sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tư pháp Việt Nam có liên quan đến cải
cách tư pháp như: Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội: Đổi mới tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền của tác giả Trần
Huy Liệu năm 2003; Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp (góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1992), Đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thế
Liên; Sách chuyên khảo Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của GS.TSKH. Đào Trí Úc, NXB Tư pháp năm 2006; Một số vấn đề về Hiến
pháp và bộ máy Nhà nước của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, NXB Giao thông vận tải năm
2002; Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay của tập thể các tác giả do
GS.TS. Đào Trí Úc chủ biên, NXB Khoa học xã hội năm 2002; Đại hội VII Đảng cộng sản
Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật của Giáo sư Tiến
sĩ khoa học Đào Trí Úc, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997. Những công trình khoa học
nghiên cứu về Tòa án nhân dân ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình cơ
bản sau: Vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, PGS.TS Phạm Hồng Hải,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 05 năm 2001; Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường năng lực xét
xử của tòa án nhân dân cấp huyện, Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Hiện, năm 2001...
Các công trình khoa học nêu trên đã góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực
tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta, phúc đáp những
yêu cầu bức xúc của cuộc sống. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau nên những công trình
nghiên cứu trên chưa giải quyết một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về
tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân nói riêng trong
điều kiện cải cách tư pháp. Vấn đề tổ chức Tòa án nhân dân 4 cấp trong đó có việc xây dựng
Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực mới được đặt ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 và Kết luận số 92-
KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp đến
năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vì vậy, mặc dù đã có khá nhiều bài viết về
vấn đề này nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ
thống chính thức được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Làm rõ bối cảnh, quan điểm và nội dung cải cách tư pháp.
- Hiểu rõ thực trạng hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, cán
bộ của Tòa án nhân dân trong thời gian qua.
- Xác định cơ sở thiết lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực trong hệ thống Tòa án
nhân dân và tính ưu việt của mô hình này so với Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.
- Chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành Tòa án
trong việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực;
- Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình Tòa án nhân
dân sơ thẩm khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu cải cách tư pháp ở Việt Nam và yêu cầu cải cách đối với ngành Tòa án
nhân dân.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy,
cán bộ của Tòa án nhân dân trong thời gian qua.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết lập Tòa án nhân dân sơ
thẩm khu vực cũng như tính ưu việt của mô hình này.
- Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn thách thức đối với ngành Tòa án trong việc
xây dựng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Trên cơ sở đó đưa ra một số phương hướng, giải
pháp để xây dựng mô hình này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sỹ, tôi xác định phạm vi của đề tài
tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến Tòa án nhân dân sơ
thẩm khu vực; Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành; Cơ
sở thiết lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; Những thuận lợi và khó khăn, thách
thức trong việc xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, trên cơ sở đó đề
xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng có hiệu quả mô hình này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật; Các quan điểm của Đảng về từng bước hoàn thiện về tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên cứu
Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, và các văn bản pháp luật khác quy định về tổ chức
và hoạt động của Tòa án. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống,
phương pháp luật học so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên
cứu của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và luận cứ khoa học về bối
cảnh, quan điểm, nội dung cải cách tư pháp và yêu cầu cải cách Tòa án nhân dân; xác định cơ
sở thiết lập và tính ưu việt của mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Trên cơ sở đó, luận
văn đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn để
xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, hi vọng rằng luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, những người làm thực
tiễn và công tác nghiên cứu, giảng dạy.
7. Kết cấu luận văn
Về kết cấu của luận văn, ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt
Nam.
Chương 2: Xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình Tòa án nhân dân sơ thẩm
khu vực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/05/2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của về Đề án đổi mới tổ chức
hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49/NQ-TW của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Bộ chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 về việc tiếp tục thực
hiện nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Sửa đổi năm 2013), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Uông Chu Lưu (chủ nhiệm đề tài) (2006), Đề tài khoa học cấp Nhà nước: Cải cách các cơ
quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét
xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Hà Nội.
7. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,
VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
10. Hoàng Thế Liên, Nguyễn Huy Ngát, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Phương, Dương
Thiên Hương, Nguyễn Quốc Vinh (2011), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống
tư pháp của năm quốc gia: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga,
NXB Tư pháp, Việt Nam.
11.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001) Hiến pháp Việt Nam qua các
thời kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
12. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
13. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 1981, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
14. Quốc hội (1992), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày năm 1992, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân nhân dân năm 2002, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20 tháng 1 năm
2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại
Tòa án nhân dân, Hà Nội .
17. Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về hoạt động tổ chức ngành Tòa án năm
2013.
18. BCS Đảng Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo số 38-BC/BCSĐ ngày 25/04/2012
của về Công tác chuẩn bị thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Hà Nội.
19. Thái Vĩnh Thắng (2006), Thể chế chính trị các nước Châu Âu, Nhà xuất bản chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
20. Tạp chí kiểm sát (2011), Mô hình tố tụng Trung Quốc.
21. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo số 858/VKSTC-V9 ngày 30/12/2012 về
Tình hình, kết quả triển khai chuẩn bị thành lập Viện kiểm sát khu vực, Hà Nội.
22. Lê Cảm (2005), Bàn về tổ chức quyền tư pháp – nội dung cơ bản của Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, Tạp chí Kiểm sát số 23, 12/2005, Hà Nội, tr.8-15.
23. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước, NXB Giao
thông vận tải, Hà Nội.
24. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2009), Hướng dẫn số 13/HD - VKSTC-V8 hướng dẫn thực
hiện Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009.
25. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26. Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2005), Về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
27. Khuất Văn Nga (2008), Vị trí, vai trò của Tòa án trong tố tụng dân sự, NXB Tư pháp, Hà
Nội.
28. Báo Công lý (2013), Đỗ Văn Chỉnh, Ngành Tòa án nhân dân – Những bước đi lịch sử.
29. Tạp chí Tòa án nhân dân (2013), Trần Văn Tú – Nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự
các cấp, thực trạng và những đề xuất kiến nghị.
30. Nguyễn Hưng Quang và nhóm nghiên cứu, Báo cáo khảo sát thực trạng quản lý hành
chính tòa án địa phương ở Việt Nam, năm 2012.
31. Nguyễn Trọng Hải – Học viện khoa học xã hội, Vài nét về hệ thống tòa án Liên bang Nga,
năm 2012.
32. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày
16/01/2009 về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
33. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 (Sửa đổi), NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004395_7313.pdf