Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự
Đề bài đầy đủ: Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu, và chỉ ra những trường hợp loại trừ không thể chuyển giao quyền yêu cầu.
Ngày 1/2/2008, anh Nguyễn Văn S sống tại Hà Nội có đến nhà anh Phạm Văn Đ là đồng nghiệp cùng cơ quan để vay anh Đ 300 triệu đồng. Anh S nói với anh Đ là sẽ trả số tiền vay 300 triệu đồng vào cùng thời điểm này năm sau. Tuy nhiên, trong thời gian gần tới anh Đ lại cần tiền để chuẩn bị cưới vợ nên nếu anh Đ cho anh S vay tiền thì 8 tháng sau anh Sơn phải hoàn trả số tiền đã vay cho anh Đ. Vì đang cần tiền gấp nên anh S đã chấp nhận đề nghị của anh Đ.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG
Ngày 5/7/2008, anh Nguyễn Văn Sơn sống tại Hà Nội có đến nhà anh Phạm Văn Đức là đồng nghiệp cùng cơ quan để vay anh Đức 200 triệu đồng. Anh Sơn nói với anh Đức là sẽ trả số tiền vay 200 triệu đồng vào cùng thời điểm này năm sau. Tuy nhiên, trong thời gian gần tới anh Đức lại cần tiền để chuẩn bị cưới vợ nên nếu anh Đức cho anh Sơn vay tiền thì 8 tháng sau anh Sơn phải hoàn trả số tiền đã vay cho anh Đức. Vì đang cần tiền gấp nên anh Sơn đã chấp nhận đề nghị của anh Đức.
Theo như thỏa thuận giữa anh Sơn và anh Đức, trong giấy vay nợ có ghi rõ vào hồi 14h00 ngày 5/2/2009 anh Sơn phải hoàn trả số tiền đã vay (cả gốc lẫn lãi) cho anh Đức, lãi suất 2%/1 tháng. Nhưng do được lãnh đạo cơ quan phân công đi công tác trong TP. HCM nên anh Đức phải rời Hà Nội từ tháng 10/2008. Do vậy, trước khi đi công tác, anh Đức đã chuyển giao quyền yêu cầu trả nợ đối với anh Sơn sang cho chị Phạm Ngọc Hoa là chị gái của mình, đồng thời anh Đức cũng chuyển lại giấy vay nợ của anh Sơn sang cho chị Hoa.
Để thuận tiện cho việc trả nợ anh Đức trong khi anh Đức không có mặt tại Hà Nội, ngày 12/9/2008, anh Sơn, anh Đức và chị Hoa đã gặp mặt nhau trực tiếp cùng thỏa thuận và tất cả đi đến thống nhất là anh Đức chuyển giao quyền yêu cầu trả nợ đối với anh Sơn sang cho chị Hoa. Trong giấy chuyển giao quyền yêu cầu trả nợ có ghi rõ: “Anh Phạm Văn Đức chính thức chuyển giao quyền yêu cầu trả nợ của mình cho chị Phạm Ngọc Hoa. Qua đó, anh Nguyễn Văn Sơn sẽ phải trả cho anh Phạm Văn Đức số tiền đã vay (cả gốc lẫn lãi) vào hồi 14h00 ngày 5/2/2009, người nhận tiền là chị Phạm Ngọc Hoa”.
PHÂN TÍCH
1. Nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong tình huống
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó.
Người thứ ba gọi là người thế quyền. Trong tình huống này, người thế quyền là chị Phạm Ngọc Hoa. Thực chất của việc chuyển giao quyền yêu cầu là chị Hoa (người thế quyền) thay thế anh Đức (người có quyền) tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn mới với tư cách là một chủ thể.
Anh Nguyễn Văn Sơn – người có nghĩa vụ trong quan hệ dân sự này
Việc chuyển quyền yêu cầu trả nợ của anh Đức cho chị Hoa đã được anh Sơn đồng ý. Như vậy, anh Sơn có nghĩa vụ trả số tiền vay gốc 200 triệu đồng cùng tiền lãi (lãi suất 2%/1 tháng) cho chị Hoa. Chị Hoa là người nhận thay tiền cho anh Đức.
Anh Phạm Văn Đức – người có quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự này
Anh Đức đã thực hiện quyền yêu cầu trả nợ của mình đối với anh Sơn trong thời gian từ 5/7/2008 đến 5/2/2009. Nhưng do hoàn cảnh đột xuất, anh Đức không thể tiếp tục thực hiện quyền đó được nên đã chuyển quyền yêu cầu sang cho chị Hoa là chị gái của mình. Như vậy, anh Đức đã chấm dứt quyền yêu cầu trả nợ đối với anh Sơn. Bên cạnh đó, anh Đức cũng đã thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết và chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền là chị Hoa.
Chị Phạm Ngọc Hoa – người thế quyền trong quan hệ dân sự này
Để giúp em trai mình là anh Đức nhận số tiền nợ từ anh Sơn, chị Hoa đã chấp nhận quyền yêu cầu trả nợ từ anh Đức sang cho mình. Như vậy, chị Hoa có quyền yêu cầu anh Sơn trả nợ số tiền vay gốc 200 triệu đồng cùng tiền lãi (lãi suất 2%/1 tháng) vào đúng 14h00 ngày 5/2/2009.
2. Những trường hợp loại trừ không thể chuyển giao quyền yêu cầu
Những trường hợp bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự không thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận được quy định tại khoản 1 Điều 309 BLDS. Đó là 3 trường hợp sau:
Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;
Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.doc