Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu
Xây dựng tình huống
Ông Ba trú tại số nhà 410 Mai Dịch, Hà Nội là một hưu trí. Trong suốt thời gian công tác từ năm 1980 đến năm 2010, ông để dành được một khoản tiền khá lớn, số tiền đó ông không gửi tiết kiệm mà cho người dân xung quanh vay lấy lãi. Vào tháng 1/2011, ông có cho anh Quang vay số tiền là 200 triệu đồng để kinh doanh. Anh Quang phải viết giấy vay nợ, trong đó có ghi thời hạn trả nợ là tháng 1/2012. Dạo gần đây, thị trường chứng khoán ngày càng sôi nổi, ông Ba bắt đầu tìm hiểu, học cách chơi cổ phiếu. Mới đầu chơi thử nên ông chỉ dám chơi nhỏ
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, Xây dựng tình huống
Ông Ba trú tại số nhà 410 Mai Dịch, Hà Nội là một hưu trí. Trong suốt thời gian công tác từ năm 1980 đến năm 2010, ông để dành được một khoản tiền khá lớn, số tiền đó ông không gửi tiết kiệm mà cho người dân xung quanh vay lấy lãi. Vào tháng 1/2011, ông có cho anh Quang vay số tiền là 200 triệu đồng để kinh doanh. Anh Quang phải viết giấy vay nợ, trong đó có ghi thời hạn trả nợ là tháng 1/2012. Dạo gần đây, thị trường chứng khoán ngày càng sôi nổi, ông Ba bắt đầu tìm hiểu, học cách chơi cổ phiếu. Mới đầu chơi thử nên ông chỉ dám chơi nhỏ . Đến tháng 4/2011, công ty mà ông Ba mua cổ phiếu làm ăn phát đạt, giá trị cổ phiếu của công ty đó cũng ngày càng tăng nên ông Ba tính sẽ đầu tư hết số vốn mà mình có vào đó. Do đó, ông quyết định thu hồi lại số vốn mà ông đã cho anh Quang vay. Tuy nhiên, khoản tiền mà ông Ba cho anh Quang vay chưa hết hạn vay nợ nêu trên nên ông Ba chưa thể lấy lại được. Ông Ba thấy rằng nếu không mua ngay thì cơ hội sẽ vụt mất cũng như ông sẽ mất một khoản tiền lời lớn nên ông Ba đã thỏa thuận với bà Lan kí kết một hợp đồng với nội dung là ông Ba chuyển cho bà Lan quyền yêu cầu anh Quang trả cho bà Lan số tiền 200 triệu đồng cộng tiền lãi khi hết hạn vay và bà Lan phải đưa ngay cho ông Ba số tiền 200 triệu tương ứng với số tiền anh Quang còn thiếu ông Ba, số tiền đó cộng với tiền lãi phát sinh sẽ do anh Quang thanh toán cho bà Lan khi đến hạn.
Trong tình huống trên đã áp dụng chế định chuyển giao quyền yêu cầu với các chủ thể: ông Ba là người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự; anh Quang là người có nghĩa vụ và bà Lan là người thế quyền.
II, Nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu
Chuyển giao quyền yêu cầu được quy định tại Điều 309 đến Điều 314 BLDS năm 2005 với nội dung như sau:
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự với người thứ ba (còn gọi là người thế quyền) nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó.
Việc chuyển giao quyền yêu cầu phổ biến là các giấy tờ có giá trị thanh toán như: chuyển giao cổ phiếu, chuyển giao trái phiếu, giấy tờ đòi nợ...
Khi người có quyền yêu cầu chuyển giao quyền đó cho người thế quyền, người thế quyền trở thành người có quyền yêu cầu. Thực chất của việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ ba thay thế người có quyền trước tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn với tư cách là một chủ thể. Người đã chuyển quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ với người có nghĩa vụ. Do đó, người chuyển giao quyền yêu cầu hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự thì người thế quyền với tư cách là người có quyền mới được phép thực hiện các quyền yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật. Người chuyển quyền yêu cầu chỉ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp: quyền yêu cầu đó có đúng pháp luật hay không, thời hạn còn hay đã hết...
Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm (biện pháp cầm cố, thế chấp...) thì khi chuyển giao quyền yêu cầu, người thế quyền cũng được hưởng các biện pháp bảo đảm đó.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. Mặt khác, người đó phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thay đổi về chủ thể hưởng quyền chứ không phải là sự thay đổi nội dung của quan hệ. Vì vậy, việc chuyển giao không cần phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp do thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người có quyền yêu cầu không báo bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không xuất trình giấy tờ chứng minh về việc chuyển giao quyền yêu cầu thì người có nghĩa vụ có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ với người thế quyền.
* Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu: Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Trong trường hợp pháp luật có quy định về việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
III, Những trường hợp loại trừ không thể chuyển giao quyền yêu cầu
Theo quy định tại Điều 309 BLDS năm 2005, những trường hợp sau đây không thể chuyển giao quyền yêu cầu:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại là quyền tài sản của mỗi cá nhân. Các quyền này được phát sinh khi các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Điều 24 BLDS 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vì vậy, chúng là quyền tài sản nhưng cũng gắn liền với cá nhân người bị thiệt hại và cũng không dịch chuyển được sang cho chủ thể khác.
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu. Sự thỏa thuận này phải được ghi nhận trong hợp đồng.
c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Chuyển giao quyền yêu cầu là một trong hai trường hợp làm thay đổi chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc chuyển giao quyền yêu cầu trong thực tế có những ý nghĩa nhất định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thi hành nghĩa vụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích nội dung của việc chuyển g.doc