Xây dựng một tình huống liên quan đến hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo lãnh. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Chỉ ra biện pháp giải quyết tranh chấp đó có sự vi phạm

Bài làm ã Xây dựng tình huống: Vì sắp cưới con gái, gia đình không đủ khả năng lo toan cho con, nào là tiền muốn cho con của hồi môn khi con về nhà chồng, nào là tiền cỗ cưới, . ông A đã đi vay mượn khắp nơi mà chỉ được có chút ít tiền. Ngày 22/1/2010 ông A đã quyết định đi vay tiền của một người (ông B) ở xóm bên cạnh. Thấy nhà ông A khó khăn, khó có thể trả nợ được. Ông B mới yêu cầu ông A phải có người đứng ra bảo lãnh cho mình là trong thời hạn 1 năm, nếu ông A không trả được khoản tiền đã vay kia thì người bảo lãnh cho ông A phải có nghĩa vụ trả thay cho ông. Ông A đã nhờ ông C là người bạn cùng làng đứng ra bảo lãnh cho mình .

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5221 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống liên quan đến hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo lãnh. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Chỉ ra biện pháp giải quyết tranh chấp đó có sự vi phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài (số 1): Xây dựng một tình huống liên quan đến hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo lãnh. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Chỉ ra biện pháp giải quyết tranh chấp đó có sự vi phạm hợp đồng này. Bài làm Xây dựng tình huống: Vì sắp cưới con gái, gia đình không đủ khả năng lo toan cho con, nào là tiền muốn cho con của hồi môn khi con về nhà chồng, nào là tiền cỗ cưới,... ông A đã đi vay mượn khắp nơi mà chỉ được có chút ít tiền. Ngày 22/1/2010 ông A đã quyết định đi vay tiền của một người (ông B) ở xóm bên cạnh. Thấy nhà ông A khó khăn, khó có thể trả nợ được. Ông B mới yêu cầu ông A phải có người đứng ra bảo lãnh cho mình là trong thời hạn 1 năm, nếu ông A không trả được khoản tiền đã vay kia thì người bảo lãnh cho ông A phải có nghĩa vụ trả thay cho ông. Ông A đã nhờ ông C là người bạn cùng làng đứng ra bảo lãnh cho mình. Ông A và ông B đã làm hợp đồng vay tài sản xong với điều kiện trong vòng 1 năm tức là ngày 22/1/2011 phải trả số tiền đã vay là 100 triệu đồng. Ông C đã đồng ý làm người bảo lãnh cho ông A mà không có điều kiện hay thỏa thuận gì khác và ông B cũng đã đồng ý cho ông C là người bảo lãnh cho ông A (đã được ghi trong hợp đồng chính). Sau khi hết hạn trả nợ, ông A vẫn không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với ông B đó là trả đủ được số tiền đã vay mà ông A mới trả cho ông B được một nửa số tiền (50.000.000 đồng). Ông B đã yêu cầu ông C phải thực hiện nốt nghĩa vụ cho ông A vì ông C đã chấp nhận làm người bảo lãnh cho ông A. Và sau đó, ông C đã phải bán một đàn bò của mình đi để lấy tiền thực hiện nghĩa vụ thay cho ông A. Khi thực hiện xong nghĩa vụ cho ông A, ông C có đi đến gặp ông A để ông A thực hiện nghĩa vụ hoàn lại đối với mình nhưng ông A đã nhiều lần hẹn trả mà vẫn không trả nợ được. Bực mình vì giá cả ngày càng đắt đỏ, nếu đàn bò của ông mà còn giữ thì bây giờ sẽ có giá trị hơn nhiều nên ông C đã viết đơn đi kiện ông A vì không thanh toán phần tài sản mà mình đã đứng ra bảo lãnh trả cho ông A. Các mối quan hệ trong tình huống: Điều 361, BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ...” Quan hệ bảo lãnh thực chất là một quan hệ tay ba giữa người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ ba. Do vậy, biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau: Quan hệ giữa bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảo đảm. Trong tình huống này, A là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và B là bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảo đảm (xuất hiện biện pháp bảo đảm ở đây là bảo lãnh). Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu như đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm. Trong tình huống này, C là bên bảo lãnh và B là bên nhận bảo lãnh. Nếu khi đến hạn, A (bên được bảo lãnh) mà thực hiện không đúng, không có khả năng thực hiện được thì C (bên bảo lãnh) phải có nghĩa vụ thay C thực hiện nghĩa vụ này cho B (là bên nhận bảo lãnh). Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giá trị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình. Trong tình huống này, C là bên bảo lãnh với bên có nghĩa vụ là A cam kết về việc khi A không thực hiện đúng, không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì C sẽ thay A thực hiện nghĩa vụ này và Sau đó A phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình. Thông thường, trong bảo lãnh, cả ba mối quan hệ trên cùng tồn tại song song, nhưng cũng có thể chỉ là hai quan hệ trên thôi. Quan hệ thứ ba không cùng tồn tại vì có thể quan hệ đó được tách thành cam kết riêng giữa hai bên căn cứ vào một văn bản pháp luật cụ thể nào đó hay thực hiện đường lối chính sách của nhà nước mà không nhất thiết phải lập hợp đồng riêng; hoặc có thể bên bảo lãnh tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không biết và bên bảo lãnh cũng không yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại. Biện pháp giải quyết tranh chấp đó có sự vi phạm hợp đồng này. Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại đói với mình, nếu không có thỏa thuận khác. Có nghĩa là sau khi C đã hoàn thành nghĩa vụ của mình là đã trả số tiền vay còn lại của A cho B thì ông A phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền đó cho ông B. Tuy nhiên, ông A đã không hoàn trả được số tiền kia cho ông C cho nên, ông A đã có sự vi phạm hợp đồng này. Do vậy, ông A phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà ông C đã trả cho mình (theo Điều 367 BLDS 2005). Còn đàn bò mà theo ông C nói là giá cả tăng nếu để lại bây giờ sẽ có giá hơn thì dù đàn bò đó có đáng giá đến bao nhiêu đi chăng nữa thì ông A cũng không phải chịu trách nhiệm vì ông C đã nhận là người bảo lãnh cho ông A, dù ông C có bán gì đi hay làm gì thì trách nhiệm của ông C vẫn là trách nhiệm thực hiện thay cho ông A và lúc nhận bảo lãnh cho A thì C không có điều kiện thỏa thuận gì khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một tình huống liên quan đến hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo lãnh Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó Chỉ ra biện p.doc