MỞ ĐẦU
Lãnh thổ Việt Nam nằm gần nơi tiếp xúc giữa 2 vành đai hoạt động địa chấn lớn nhất trên Trái đất: Vành đai động đất Thái Bình Dương và vành đai Địa Trung Hải – Hymalaya. Vì vậy, nó chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo của hai vành đai này. Các tài liệu lịch sử cùng với các tài liệu điều tra thực địa và quan sát bằng máy móc cho thấy trên lãnh thổ nghiên cứu đã xảy ra những trận động đất mạnh như: trận động đất cấp 8 xảy ra vào năm 114 ở bắc Đồng Hới; các trận động đất cấp 7, cấp 8 xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285; động đất cấp 8 ở khu vực Nho Quan vào năm 1635; động đất cấp 8 vào năm 1821 ở Nghệ An, cấp 7 ở Phan Thiết vào các năm 1882, 1887. Từ năm 1900 đến nay, đã có hai trận động đất cấp 8 ở Điện Biên (1935) và Tuần Giáo (1983), 17 trận động đất cấp 7 và 115 trận cấp 6-7 ở khắp các vùng miền [2]. Với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, khi mà dân số gia tăng đáng kể trong phạm vi cả nước, nhà cửa bằng tre, gỗ dần được thay bằng gạch vữa là những vật liệu có phạm vi biến dạng đàn hồi hẹp, dễ bị nứt nẻ, đổ vỡ khi bị chấn động mạnh thì nguy cơ động đất ngày càng trở nên đáng lo ngại. Chính vì thế mà nghiên cứu dự báo động đất trở thành nhiệm vụ thiết thực và cấp bách. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi nghiên cứu dự báo động đất là phải tìm ra vùng phát sinh động đất mạnh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều phương pháp nghiên cứu dự báo vùng phát sinh động đất mạnh như: xác định vùng nguy hiểm động đất theo dị thường đẳng tĩnh, theo ngoại suy địa chấn, theo kiến tạo vật lý hay bằng cách đánh giá cấp năng lượng Kmax ,vv . Nhưng nói chung thì việc xác định và phân vùng phát sinh động đất mạnh không liên quan đơn trị tới một dấu hiệu riêng nào nên việc dự báo theo một trong những phương pháp trên đều chưa tối ưu. Vì vậy việc tìm và áp dụng một phương pháp dự báo ưu việt hơn là cần thiết, và phương pháp phân loại vỏ Trái đất đáp ứng được yêu cầu này . Ý tưởng khởi nguồn của phương pháp này được kế thừa từ ý tưởng của ngoại suy địa chấn nhưng nó lại được thực hiện bởi những quy tắc tính toán chính xác hơn. Trong phương pháp này, tất cả các yếu tố địa chất, địa vật lý liên quan đến đặc trưng địa chấn đều được liên kết lại để tạo thành các dấu hiệu nhận biết đặc điểm riêng của từng kiểu vỏ Trái đất. Trên cơ sở phân loại các kiểu vỏ Trái đất như thế, có thể đưa ra dự báo động đất cực đại cho mỗi khu vực có cùng một kiểu vỏ. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là khả năng dự báo động đất theo các dấu hiệu đặc trưng của vỏ Trái đất cả ở những nơi thiếu số liệu địa chấn. Tuy nhiên, để dự báo động đất một cách thành công theo phương pháp này, trước hết cần giải quyết bài toán phân loại các kiểu vỏ Trái đất khu vực nghiên cứu một cách khoa hoc và chính xác. Đó chính là lý do đề tài: “Xây dựng sơ đồ khối và chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại lãnh thổ Việt Nam” được chúng tôi lựa chọn khi giải quyết một trong các nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Việt – Nga cấp nhà nước giai đoạn 2008-2010. Để phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ Nghị định thư và thực trạng số liệu hiện có của Việt Nam, chúng tôi chọn khu vực nghiên cứu giới hạn bởi các tọa độ: φ = 4° - 24°N, λ = 100° - 117°E.
Mục tiêu của luận án
1. Xây dựng thuật toán mới và thiết lập chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại.
2. Áp dụng thử nghiệm chương trình được thiết lập đối với lãnh thổ Việt Nam và lân cận để kiểm tra khả năng ứng dụng của nó.
Nhiệm vụ của luận án
1. Tìm hiểu phương pháp dự báo động đất cực đại (Mmax ) bằng cách phân loại vỏ Trái đất trên cơ sở tổ hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chấn.
2. Thu thập các tài liệu liệu địa chất, địa vật lý và địa chấn có được đến hết năm 2008 đối với khu vực nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và chỉnh lý số liệu phục vụ nghiên cứu.
3. Nghiên cứu, cải biến thuật toán phân loại vỏ Trái đất.
4. Xây dựng sơ đồ khối, lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp và thiết lập chương trình phân loại vỏ Trái đất trên máy tính điện tử.
5. Áp dụng thử nghiệm chương trình đã được thiết lập đối với khu vực nghiên cứu, nhận xét và đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1. Đã chuyển giao, áp dụng một cách sáng tạo phương pháp phân loại vỏ Trái đất góp phần giải quyết nhiệm vụ dự báo động đất cực đại trong thực tế địa chấn Việt Nam.
2. Những nội dung đã được thực hiện trong luận văn này góp phần thiết thực vào việc giải quyết một trong các nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Việt – Nga cấp nhà nước.
Những điểm mới của luận án
1. Lần đầu tiên ở Việt Nam phương pháp phân loại vỏ Trái đất được thực hiện bằng cách cải biến thuật toán và xây dựng chương trình tự động, cho phép liên kết, tổ hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chấn phục vụ dự báo động đất cực đại.
2. Các kết quả nhận được không những khẳng định khả năng sáng tạo của tác giả luận án và tập thể cán bộ thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng địa chấn lãnh thổ Việt Nam theo tổ hợp các tài liệu địa chất - địa vật lý và địa chấn” mà còn khẳng định ý nghĩa quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ.
Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Toàn bộ nội dung được trình bày trên 60 trang đánh máy khổ A4, với 14 hình vẽ và 2 bảng biểu.
Phần mở đầu gồm 4 trang trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: “Xây dựng sơ đồ khối và chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại lãnh thổ Việt Nam”. Trong phần này còn trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, các kết quả nhận được, các điểm mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng sơ đồ khối và chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại lãnh thổ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ nguyên lý sau: chấn động ở mỗi địa điểm là do động đất trong những vùng nguồn (vùng phát sinh động đất) địa phương và xung quanh gây ra. Cường độ và tần suất lặp lại động đất tại một điểm phụ thuộc vào độ lớn và tần suất lặp lại động đất của các vùng nguồn và vào khoảng cách từ điểm đó đến nguồn.
Trước đây một số tác giả đã xây dựng một vài sơ đồ phân vùng động đất cho từng phần và toàn phần của lãnh thổ Việt Nam. Sơ đồ phân vùng động đất phần phía Bắc lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên được công bố bởi Nha Khí Tượng năm 1968, (hình 1.2) [13]. Trên cơ sở các số liệu lần đầu tiên được hệ thống hoá từ nhiều nguồn khác nhau, các tác giả của [13] đã nghiên cứu các qui luật cơ bản của tính địa chấn miền Bắc Việt Nam và đưa ra những kết luận về tính địa đới và sự khác biệt của động đất ở các vùng khác nhau. Sau đó các tác giả đã nghiên cứu mối liên hệ giữa tính động đất và đặc điểm địa chấn kiến tạo để đưa ra kết luận rằng hoạt động động đất liên quan chặt chẽ với bình đồ kiến tạo, đặc biệt là kiến tạo trẻ.
Sơ đồ phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam được một trong các tác giả của nó, Nguyễn Khắc Mão hiệu chỉnh lại vào năm 1979, sau khi tác giả này tiến hành phân vùng động đất nước Lào [14]. Năm 1980, Lê Minh Triết và những người khác đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ hơn về phân vùng động đất miền Nam Việt Nam [23]. Các tác giả đã tiến hành những cuộc khảo sát thực địa, tìm kiếm thông tin về động đất mạnh và động đất cảm thấy, đã sưu tầm những số liệu động đất ghi được bằng máy ở trạm Nha Trang. Trên cơ sở đó, lần đầu tiên các tác giả đã lập được một danh mục đầy đủ hơn về động đất phần phía Nam lãnh thổ Việt Nam và nghiên cứu quy luật biểu hiện động đất ở khu vực này.
Đến năm 1983, bản đồ phân vùng động đất Việt Nam (phần đất liền) đã được thành lập bởi nhóm tác giả của công trình [19] (hình 1.3).
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các tác giả của công trình [20] đã thành lập được bản đồ phân vùng động đất biển Đông Việt Nam và ven bờ vào năm 2003( hình 1.4).
Hình 1.2: Sơ đồ phân vùng động đất phần phía Bắc lãnh thổ Việt Nam (1968) [13].
Hình 1.3: Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam(phần đất liền) – 1983[19]
Hình 1.4: Bản đồ phân vùng động đất biển Đông Việt Nam và ven bờ
năm 2003 [20].
Từ các kết quả đã trình bày, rõ ràng rằng để nghiên cứu, đánh giá tiềm năng địa chấn hoặc phân vùng dự báo động đất đối với một lãnh thổ bất kỳ thì nhiệm vụ quan trọng là xác định các vùng nguồn (các đới phát sinh động đất mạnh) trên lãnh thổ đó. Dưới đây sẽ trình bày một số phương pháp cơ bản xác định vùng phát sinh động đất mạnh đã và đang được áp dụng ở Việt Nam.
Các phương pháp xác định vùng phát sinh động đất mạnh
Có nhiều phương pháp xác định các vùng phát sinh động đất đã được đề xuất trên thế giới.
Phương pháp địa chấn kiến tạo quan niệm rằng, động đất mạnh không xảy ra khắp mọi nơi mà tập trung trong những đới hẹp, đặc trưng bởi sự phân dị cao của chuyển động kiến tạo. Đó là những đới phá hủy kiến tạo, là nơi tiếp xúc của những khối có chuyển động hoặc là ngược chiều nhau hoặc là với vận tốc khác nhau. Mức độ chuyển động, tính chất và kích thước của đới xác định năng lượng của động đất cực đại và tần suất lặp lại động đất. Khi xác định các vùng phát sinh động đất người ta dựa vào các đặc trưng đó của các vùng. Còn để đánh giá mức độ nguy hiểm của động đất người ta sử dụng số liệu về động đất mạnh xảy ra ở đâu đó trong đới, động đất như thế có thể xảy ra ở những phần khác trong cùng một đới và cả những đới khác có đặc trưng kiến tạo tương tự. Phương pháp này có thể ứng dụng thuận lợi với những vùng lãnh thổ mà động đất có chấn tiêu nông. Độ tin cậy của kết quả phụ thuộc vào số liệu động đất và mức độ hiểu biết về các đặc trưng của các đới phá hủy kiến tạo ở vùng nghiên cứu.
Phương pháp định lượng đánh giá cấp năng lượng Kmax của động đất cực đại có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của lãnh thổ dựa vào độ hoạt động A (tức là mật độ động đất với cấp năng lượng K nhất định), thường được xác định theo số liệu thống kê về động đất yếu, quan trắc trong thời gian ngắn. Nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng phương pháp này. Một là, có nhiều thí dụ chứng tỏ bản đồ Kmax không hoàn toàn phù hợp với thực tế: động đất rất mạnh tới cấp 9 đã xảy ra ở những nơi có độ hoạt động A thấp. Hai là A biến động trong không gian và thời gian nên việc sử dụng A xác định theo số liệu quan trắc trong một thời gian ngắn có thể dẫn tới sai lầm trong việc đánh giá Kmax. Tóm lại, bản đồ Kmax xác định theo A không phải trong trường hợp nào cũng phản ánh khách quan khả năng phát sinh động đất mạnh trên một lãnh thổ.
Phương pháp kiến tạo vật lý cho rằng, vị trí, năng lượng của động đất mạnh cực đại của mỗi vùng phụ thuộc vào gradient vận tốc chuyển động kiến tạo thẳng đứng trong thời kì tân kiến tạo. Trong đó nếu gradient vận tốc lớn hơn 10-8/năm thì trên diện tích 1000 km2 có thể xảy ra động đất cấp 7 một lần trong 1000 năm. Sau đó gradient vận tốc cứ tăng lên 3 lần thì độ mạnh động đất tăng lên 1-2 cấp. Song cần lưu ý rằng, động đất trước hết là hệ quả của các chuyển động hiện đại mà gradient vận tốc trung bình trong cả chu kỳ tân kiến tạo có thể không phản ánh được, do đó có thể gradient của vận tốc ấy không phản ánh mức độ nguy hiểm động đất hiện nay. Thêm nữa động đất mạnh không chỉ là hệ quả của chuyển động thẳng đứng mà thường là hệ quả của các chuyển động ngang. Trong trường hợp đó gradient vận tốc chuyển động thẳng đứng không nói lên điều quan trọng nhất.
Ngoài các phương pháp trên, người ta cũng thử xác định mức độ nguy hiểm động đất theo lịch sử, cấu trúc, theo dị thường đẳng tĩnh, theo sự phân bố động đất theo chiều sâu,….Nhưng nói chung thì việc tìm kiếm và phân vùng phát sinh động đất mạnh nhất định không liên quan đơn trị với một dấu hiệu riêng nào. Gần đây đã phát triển phương pháp định lượng xác định các vùng phát sinh động đất theo tập hợp các số liệu địa chất và địa vật lý bằng máy tính điện tử [8, 11, 15, 27, 36, 48] . Trong phương pháp này tất cả các dấu hiệu địa chất và địa vật lý có chứa thông tin về động đất đều được định lượng hoá bằng cách phân bậc. Sau đó xác định magnitude Mmax của động đất trên cơ sở mối tương quan của nó với các đặc trưng nói trên. Phương pháp này thực sự kết hợp tất cả các phương pháp khác trừ đặc trưng của hoạt động kiến tạo dưới sâu.
Đồng thời với việc xác định các vùng phát sinh động đất mạnh là xác định giá trị magnitude cực đại của động đất trong vùng đó. Có nhiều phương pháp đã được áp dụng để tính Mmax như là phương pháp tính theo quy mô vùng phát sinh động đất, phương pháp hợp lý cực đại và áp dụng hàm phân bố cực trị Gumbel, phương pháp ngoại suy địa chấn…
Trong phương pháp tính Mmax theo quy mô vùng phát sinh động đất thì người ta dựa vào sự liên hệ giữa kích thước của đoạn đứt gãy sinh chấn (L) cũng như bề dày tầng sinh chấn (H) với Mmax động đất [31, 32]:
Mmax ≤ 2lg L(km) + 1.77
Mmax ≤ 4lg H(km) + 0.48
Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào độ chính xác của việc xác định kích thước đoạn đứt gãy sinh chấn và bề dày tầng sinh chấn. Phương pháp này áp dụng tốt cho vùng có đứt gãy hoạt động nhưng nó lại không thể dự báo được Mmax cho những vùng khác không có đứt gãy hoạt động.
Phương pháp hợp lý cực đại [2, 18] có thể tính được giới hạn chặn hai phía của dãy những trận động đất chính và hoạt động địa chấn theo luật phân bố Poisson và biểu thức Gutenberg-Richter. Phương trình biểu diễn quan hệ giữa tần suất xuất hiện động đất NM và chấn cấp M là phương trình nổi tiếng Gutenberg-Richter [37]:
lg NM = a - bM
Quy luật xuất hiện động đất tuân theo quy luật phân bố Poisson. Trong mỗi vùng nguồn, coi động đất là các sự kiện độc lập (loại bỏ tiền chấn và dư chấn), xác suất P xảy ra N trận động đất có chấn cấp M ≥ m0, gây ra cường độ chấn động I lớn hơn mức i nào đó, trên toàn vùng nguồn trong khoảng thời gian t năm thỏa mãn phương trình:
P= P [ = n ] = n = 0, 1, 2 ...
Trong đó, n là vận tốc trung bình xuất hiện động đất có chấn cấp M ≥ m0. Nếu xem pi là xác suất xuất hiện một trận động đất có chấn cấp M ≥ m0, thì xác suất để xuất hiện N trận động đất sẽ là:
= P [ = n ] = n = 0, 1, 2 ...
Trong trường hợp đặc biệt, phân bố xác suất của cường độ chấn động cực đại trong khoảng thời gian t năm được xem như:
P [ I£ i ] = P [ N = 0 ] = e
trong đó Ilà cường độ chấn động cực đại trong khoảng thời gian t năm đối với vùng nguồn.
Phương pháp cũng thường xuyên được sử dụng để tính Mmax là phương pháp tính theo hàm phân bố cực trị của Gumbel. Cơ sở lý thuyết các hàm phân bố cực trị của Gumbel đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới [16, 17, 35].
Nếu ta coi X là các biến ngẫu nhiên có hàm phân bố là F(X)
F(X) = P{X £ x} thì xác suất để cho x là lớn nhất trong n sự kiện độc lập sẽ là:
G(x) = P{ X1 £ x, X2 £ x,..., Xn £ x } = Fn (x)
G(x) chính là hàm phân bố của các cực trị. Nếu như ta biết được hàm phân bố ban đầu F(X) thì sẽ rất đơn giản để nhận được chính xác phân bố của các cực trị. Nhưng thông thường ta không biết được hàm phân bố ban đầu, nên cần phải xem xét dạng tiệm cận của sự phân bố các cực trị. Khi áp dụng lý thuyết phân bố cực trị Gumbel để đánh giá độ nguy hiểm động đất luôn phải tuân thủ 2 giả thiết sau đây [2]:
- Các cực trị quan sát được trong một khoảng thời gian cho trước độc lập đối với nhau.
- Các điều kiện đã xảy ra trong quá khứ vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
Gumbel đã xây dựng được 3 loại hàm phân bố tiệm cận các cực trị, trong đó hàm phân bố cực trị loại I có dạng:
với b > 0
ở đây: u - là đặc trưng các cực trị; b- là hàm cường độ cực trị ; u và b là các tham số cần xác định.
Phân bố loại II có dạng: với k > 0, x ≥ ε , u > ε ≥ 0
Trong đó: k – là đại lượng hình dạng;
ε – là giá trị cận dưới của các cực trị,
u – đặc trưng các cực trị;
u, k, ε là các tham số cần xác định.
Phân bố loại III có dạng: với k > 0, x £ w, u < w
Trong đó: w – là giá trị cận trên của các cực trị;
u, k, w là các tham số cần xác định.
Từ 3 hàm phân bố tiệm cận trên ta thấy phân bố tiệm cận loại II có tồn tại giá trị cận dưới ε nên chúng không được sử dụng để đánh giá chấn cấp cực đại động đất. Thông thường chúng ta chỉ dùng 2 hàm còn lại để giải quyết nhiệm vụ trên.
Các tác giả Nguyễn Kim Lạp và Nguyễn Duy Nuôi [5] đã sử dụng hàm phân bố tiệm cận loại I của Gumbel để tính độ nguy hiểm động đất cho các vùng ở khu vực Đông Nam Á với chu kỳ khoảng số liệu cực trị là 6 tháng và 1 năm. Còn tác giả Nguyễn Hồng Phương lại sử dụng hàm phân bố loại III của Gumbel kết hợp với hợp lý cực đại và phân bố Bêta để tính cho các vùng nhỏ trên lãnh thổ Việt Nam [16] …
Hai phương pháp: hợp lý cực đại và sử dụng hàm phân bố Gumbel nêu trên đều mang bản chất của xác suất thống kê. Ưu điểm của các phương pháp này là áp dụng thuận tiện, dễ dàng. Nhưng nó cũng mang nhược điểm chung của phương pháp xác suất là các mô hình được xây dựng trên giả định rằng lịch sử lặp lại, độ tin cậy của kết quả phụ thuộc vào tính đầy đủ và độ chính xác của số liệu sử dụng.
Phương pháp ngoại suy địa chấn dựa trên cơ sở là động đất cực đại đã xảy ra trên một vùng nào đó tại một đoạn của đứt gãy thì nó cũng có thể xảy ra ở những đoạn khác của đứt gãy đó, hoặc ở trên những đoạn đứt gãy khác tương đương với nó về vai trò cũng như đặc trưng của chúng trong kiến tạo khu vực. Nguyên lý này có thể dẫn đến đánh giá sai về Mmax vì động đất mạnh nhất đã quan sát thấy có thể chưa phải là động đất cực đại có khả năng xảy ra, thêm vào đó, điều kiện địa chấn kiến tạo khó có thể xem là đồng nhất. Để khắc phục hạn chế thứ nhất, chúng ta cần mở rộng vùng nghiên cứu để có thể đánh giá tính tương đồng của vỏ Trái đất trên quy mô lớn hơn, điều này sẽ làm tăng tính đúng đắn khi lấy Mmax là đại diện cho những mảnh có đặc trưng kiến tạo tương đồng. Để khắc phục hạn chế thứ hai, chúng ta cần phải thu thập và sử dụng một lượng lớn các tham số liên quan đến đặc trưng địa chấn, đặc điểm kiến tạo của khu vực, ví dụ như tài liệu từ, trọng lực, móng kết tinh, các mặt gián đoạn, các đứt gãy và số liệu về động đất…Có nghĩa là, chúng ta phải sử dụng tổ hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chấn để có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất về tiềm năng địa chấn khu vực nghiên cứu. Phương pháp này đã được chúng tôi triển khai trong khuôn khổ nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Việt – Nga do TSKH. Ngô Thị Lư làm chủ nhiệm: "Đánh giá tiềm năng địa chấn lãnh thổ Việt Nam theo tổ hợp các tài liệu Địa chất - Địa vật lý và địa chấn". Luận văn này được hoàn thành trên cơ sở giải quyết một trong các nhiệm vụ của đề tài nêu trên.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VỎ VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG
2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp
Trong nghiên cứu kiến tạo người ta thường phân chia các cấu trúc có đặc trưng chế độ hoạt động tương đồng về không gian, thời gian. Cách phân chia như vậy dựa vào đặc trưng của quá trình vận động kiến tạo, quá trình hoạt động xâm nhập và phun trào xảy ra trong vỏ Trái đất. Về bản chất cách phân chia này gắn liền với các quá trình hoạt động địa nhiệt xảy ra trong manti và vỏ Trái đất. Quá trình hoạt động kiến tạo xảy ra chậm chạp và đan xen lẫn nhau theo không gian và thời gian. Kết quả của quá trình hoạt động này đã tạo ra một bức tranh phức tạp về địa chất và địa hóa gây nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại quá trình hoạt động trước đây của vỏ Trái đất. Hướng nghiên cứu đặc điểm kiến tạo-địa động lực hiện đại đang được các nhà địa chất quan tâm đặc biệt bởi vì quá trình vận động này là nguyên nhân xảy ra các tai biến địa chất trên bề mặt Trái đất. Trước năm 1985, các nhà khoa học thường sử dụng tài liệu địa chất và địa hóa để tái thiết lập chế độ hoạt động trong quá khứ. Những năm sau này người ta chủ yếu sử dụng đặc trưng cấu trúc của vỏ Trái đất và chế độ hoạt động hiện đại trong phân chia kiến tạo.
Cấu trúc vỏ Trái đất phản ánh kết quả hoạt động của một quá trình liên tục, lâu dài vì vậy nó phản ánh cả quá trình trong quá khứ và hiện tại. Mỗi một nhóm loại vỏ Trái đất vừa phản ánh đặc điểm địa chất, địa hóa, vừa phản ánh kết quả của một quá trình hoạt động kiến tạo trong lịch sử. Vì vậy phương pháp phân loại đặc điểm cấu trúc vỏ Trái đất để nghiên cứu dự báo động đất cực đại trên một lãnh thổ nào đó, vừa phải dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trúc, vừa dựa trên cơ sở đặc trưng hoạt tính kiến tạo - địa động lực. Cách phân loại như vậy sẽ đồng thời phản ánh được: sự khác biệt trong quá trình hoạt động kiến tạo; đặc điểm kiến tạo - địa động lực hiện đại; và môi trường tích lũy ứng suất và giải phóng năng lượng thông qua hoạt động động đất. Trong luận án này, chúng tôi sẽ tiến hành cải tiến thuật toán và xây dựng chương trình phân loại vỏ Trái đất theo phương pháp, được đề nghị bởi các nhà khoa học Nga [48, 49].
Để phục vụ cho việc tính toán, giải quyết nhiệm vụ phân loại vỏ Trái đất theo các đặc trưng cấu trúc của nó, trước hết cần quy chuẩn giá trị số liệu ban đầu. Trên cơ sở kinh nghiệm thực tế giải quyết nhiệm vụ này ở một loạt lãnh thổ thuộc Châu Âu, các nhà khoa học Nga đã đưa ra một số quy chuẩn sau đây:
1. Các giá trị số liệu ban đầu được chuyển về một thang điểm quy chuẩn tới 32000 đơn vị.
2. Sử dụng 20 cấp phân chia giá trị, như vậy 1/20 khoảng phân chia sẽ tương đương với 1600 đơn vị.
3. Quy chuẩn các giá trị của tài liệu ban đầu theo khoảng phân chia và giá trị chuẩn của số liệu. Ví dụ giá trị thấp nhất của số liệu là Min, giá trị cao nhất là Max ta có giá trị vật lý là (Max - Min)/ 20 = 32 000/20 = 1 600 đơn vị quy chuẩn. Chẳng hạn, đối với lục địa Châu Âu, có các giá trị tương đương quy đổi như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các giá trị tương đương của các dấu hiệu đặc trưng đối với khu vực Châu Âu [48, 49]
Dấu hiệu đặc trưng và đơn vị đo lường
Quy chuẩn thành kích thước các dấu hiệu
Giá trị vật lý
Giá trị quy chuẩn khi
phân tích
Q (mW/m2)
3,50
1 600
T (km)
1,50
1 600
R (km)
0,31
1 600
I (mgal)
9,85
1 600
F (km)
1,00
1 600
Chú giải cho bảng 2.1 : Q-là mật độ dòng nhiệt, tính bằng mW/m2; T- là bề dày vỏ Trái đất (km); R- là độ cao địa hình hay là độ sâu đáy biển (km); I - Dị thường Bouger (mgal); F - Độ sâu tới móng kết tinh hay bề dày lớp trầm tích bở rời (km).
Sau khi đã phân chia vỏ Trái đất theo các dấu hiệu đặc trưng của cấu trúc thành các ô lưới, bằng cách so sánh các ô mà tại đó đã xảy ra động đất cực đại nhưng có tính tương đồng về đặc điểm cấu trúc vỏ để cho rằng khả năng tích lũy và giải phóng năng lượng của chúng là như nhau. Quá trình phân tích được tiến hành như sau:
Chồng chập đới phân miền đặc trưng vỏ Trái đất với sơ đồ đặc điểm hoạt động động đất cực đại quan sát thấy (Mmax).
Mmax có trong ô bất kỳ sẽ được ghi nhận tại các ô khác cùng chung một đặc trưng vỏ Trái đất mà không cần quan tâm tại đó đã xảy ra động đất yếu hơn hay chưa.
. Số liệu sử dụng
Khi giải quyết bất kì bài toán thực tế nào thì việc lựa chọn số liệu ban đầu luôn là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong bài toán phân loại vỏ Trái cũng cần phải lựa chọn các tham số có mối liên hệ mật thiết tới hoạt tính địa chấn, đặc điểm kiến tạo để phù hợp với mục đích phục vụ dự báo động đất cực đại.
Quan trắc địa hình cho phép chúng ta tìm hiểu về tính tương phản và cường độ hoạt động kiến tạo trong hiện tại. Cấu trúc mặt móng kết tinh, bề dày vỏ Trái đất cũng là những dấu hiệu phản ánh tính không đồng đều trong vận động kiến tạo hiện đại. Ngoài ra, các tài liệu địa vật lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và phân loại vỏ Trái đất. Đặc điểm địa nhiệt cũng là những dấu hiệu biểu hiện rõ nét đặc điểm vận động của vỏ Trái đất. Khi phân chia vỏ Trái đất thành những kiểu vỏ khác nhau phục vụ dự báo động đất cần chú ý đặc biệt đến các đứt gãy. Đứt gãy phân chia các khối cấu trúc của thạch quyển hay nhỏ hơn nữa là các đới cấu trúc. Theo các tác giả của các công trình [2, 24] dựa trên các tài liệu trọng lực cũng có thể nhận biết được đứt gãy địa chất, chẳng hạn như, các đứt gãy thường xuất hiện ở những nơi:
Ranh giới nơi có các cấu trúc dị thường khác nhau hay tại nơi cắt chéo của các dị thường có cấu trúc đặc biệt.
Các dải dị thường cục bộ tạo thành dải tuyến tính dạng chuỗi kéo dài.
Nơi có giá trị gradient trường trọng lực trải dài hay tạo thành dạng bậc thang.
Nơi xuất hiện gấp khúc đột ngột hay các nếp oằn của các đường đồng mức hoặc của các trục dị thường.
Do vậy, khi giải bài toán phân loại các kiểu vỏ Trái đất, các nhà khoa học đã sử dụng các số liệu sau [48, 49]:
1. Mật độ dòng nhiệt (Q),
2. Bề dày vỏ Trái đất (T),
3. Độ cao địa hình hay là độ sâu đáy biển (R) ,
4. Dị thường Bouger (I),
5. Độ sâu tới móng kết tinh (F).
Ở Việt nam số liệu về mật độ dòng nhiệt (Q) thu thập được còn quá ít (chỉ có 48 điểm), nên chúng tôi tạm thời sử dụng giá trị mật độ dòng nhiệt trung bình đối với toàn vùng nghiên cứu. Dưới đây là ví dụ minh họa các số liệu này ở một số điểm (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Ví dụ về các số liệu sử dụng trong chương trình phân loại các kiểu vỏ Trái đất
STT
Vĩ độ φ
Kinh độ λ
Dị thường Bouguer i(mgal)
Độ cao địa hình r(km)
Độ sâu móng kết tinh f(km)
Bề dày vỏ Trái đất t(km)
Mật độ dòng nhiệt q(mW/m2 )
1
4
100
36.357
-0.067
3.307
0.224
88.4
2
4
100.2
45.759
-0.055
3.707
0.33
92.2
3
4
100.4
13.152
-0.046
3.784
0.322
64.2
4
4
100.6
27.235
-0.02
3.706
0.222
90.3
5
4
100.8
23.272
-0.001
3.862
0.65
83.3
6
4
101
20.317
0.008
3.879
0.497
102.1
7
4
101.2
20.922
0.045
3.837
0.526
92.9
8
4
101.4
-3.553
0.322
3.787
0.509
103.4
9
4
101.6
-60.378
0.864
3.509
0.488
115.3
10
4
101.8
15.017
0.159
3.492
0.458
87.2
11
4
102
17.215
0.106
3.402
0.378
85.9
12
4
102.2
17.581
0.095
3.818
0.239
91.8
13
4
102.4
16.974
0.122
3.576
0.154
92.3
14
4
102.6
8.142
0.213
3.565
0.029
89.1
15
4
102.8
-6.625
0.31
4.023
0.198
76.8
16
4
103
7.738
0.106
3.902
0.063
97.3
17
4
103.2
-0.254
0.1
4.074
0.432
109
18
4
103.4
6.294
0.003
4.151
0.651
38
19
4
103.6
33.341
-0.061
4.6
0.879
63.8
20
4
103.8
21.443
-0.035
4.273
1.405
76
21
4
104
28.598
-0.052
4.131
1.793
78.2
22
4
104.2
6.77
-0.046
4.528
2.424
71
23
4
104.4
7.914
-0.074
4.742
2.69
81
24
4
104.6
10.578
-0.068
4.787
3.256
40
Ngoài ra, ở các chương sau của luận án, chúng tôi sẽ xây dựng và áp dụng thử nghiệm chương trình phân loại vỏ Trái đất đối với lãnh thổ Việt Nam và lân cận. Do đó, ngoài 5 tham số đặc trưng nêu trên, chúng tôi còn sử dụng các số liệu từ danh mục động đất độc lập khu vực Đông Nam Á (ĐNA) giai đoạn 1278-2008. Danh mục này được thành lập bởi các tác giả của công trình [12] trên cơ sở thu thập, chỉnh lý và phân tích hàng loạt các tài liệu địa chấn, nhận được từ các thông báo và danh mục của các tổ chức địa chấn quốc tế và khu vực [7, 39-47, 52]. Cần chú ý rằng Danh môc ®éng ®Êt khu vực ĐNA (1278-2008) bao gåm 87569 ®éng ®Êt víi magnitude M³3.0. Tuy nhiên, khi tách các nhóm tiền chấn và dư chấn từ danh mục này, các tác giả của công trình [12] đã tiến hành chØnh lý toµn bé danh môc và chỉ sử dụng các số liệu của 57480 ®éng ®Êt víi magnitude M ³ 4.0. Trong luận án này chúng tôi cũng sử dụng số liệu của 57480 ®éng ®Êt nói trên để phân loại vỏ Trái đất lãnh thổ Việt Nam và lân cận.
Chương 3
THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI VỎ TRÁI ĐẤT
3.1. Thuật toán
Để thực hiện phương pháp nêu trên các nhà khoa học Nga đã xây dựng thuật toán phân loại vỏ Trái đất gồm các bước sau:
Bước 1: Chia lãnh thổ nghiên cứu thành lưới các ô toạ độ với kích thước là 20' x 30' và xác định giá trị trung bình của năm tham số địa chất - địa vật lý đặc trưng của vỏ Trái đất
Bước 2. Qui chuẩn số liệu: mỗi tham số đặc trưng được phân chia thành 20 bậc (cấp) đều nhau qui ước từ 1 đến 20.
Bước 3. Phân loại vỏ Trái đất:
- Tìm các ô có hiệu các tham số tương ứng nằm trong một khoảng giá trị xác định. Giá trị này được gọi là ranh giới cửa sổ. Xếp các ô này vào những nhóm khác nhau.
Bước 4. Dự báo Magnitude cực đại.
- Tìm Mmax cho từng nhóm vỏ trong các nhóm đã được phân loại ở bước
- Dự báo giá trị Magnitude cực đại Mmax cho tất cả các ô trong nhóm này.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi đã có những cải biến ở một số điểm sau trong thuật toán:
Ở bước 1, chúng tôi không cố định kích thước các ô lưới là 20' x 30' mà tạo một cửa sổ mở cho người dùng tùy chọn. Việc này giúp chương trình linh hoạt hơn khi sử dụng và phù hợp cả với những vùng có kích thước rất lớn hoặc rất nhỏ.
Ở bước 2, chúng tôi vẫn dựa trên cơ sở lý thuyết của phương pháp đã nêu, tuy nhiên, chúng tôi không chọn cách phân bậc giống như cách làm của các chuyên gia Nga. Chúng tôi đã thiết lập một cửa sổ mở cho người dùng tự chọn ranh giới cửa sổ phân chia theo thang phần trăm với mức chia nhỏ không giới hạn. Trên thực tế khi phân chia cấu trúc vỏ Trái đất để phục vụ dự báo động đất cực đại (Mmax ), mặc dù không yêu cầu ranh giới phân chia ở mức quá nhỏ, nhưng việc lập cửa sổ mở cho phép người dùng tự chọn ranh giới theo thang phần trăm lại có sự khác biệt khá lớn với cách phân bậc của các chuyên gia Nga. Đó là, cách chọn ranh giới cửa sổ theo phần trăm này giúp người dùng chủ động kiểm soát số kiểu vỏ, khi cho ngưỡng cửa sổ càng nhỏ thì số nhóm càng tăng và ngược lại. Nhưng khi đã lựa chọn một ngưỡng cửa sổ nào đó phù hợp thì đây sẽ là tiêu chuẩn cứng để một ô chỉ thuộc một kiểu vỏ Trái đất này hay kiểu khác mà thôi. Cách làm này giúp chương trình nhanh gọn hơn vì không phải giải quyết trường hợp tranh chấp nhóm khi một ô đồng thời thuộc nhiều kiểu vỏ và cũng tránh trường hợp nhiều kiểu vỏ khác nhau lại có cùng một giá trị dự báo động đất cực đại (Mmax dự báo).
Sau khi phân nhóm các ô có đặc trưng tương đồng với nhau, chúng tôi thiết kế lệnh tô đồng màu cho các ô này để thuận tiện cho việc xem xét và phân tích kết quả. Đây cũng là một bước cải biến nữa trong thuật toán so với thuật toán của các chuyên gia Nga.
3.2. Sơ đồ khối
Trên cơ sở thuật toán nêu trên, chúng tôi đã thiết lập các sơ đồ khối mô tả các khối công việc cụ thể của chương trình (hình 3.1).
Bắt đầu
Tạo mảng các điểm số liệu
Chia lưới vùng nghiên cứu
Tạo mảng các kiểu vỏ Trái đất
Tạo các ngưỡng cửa sổ
i = 0
Kết thúc
Tô màu cho các nhóm
i = i +1
i ≤ N
Tìm các ô thuộc nhóm i
Loại các ô nhóm i ra khỏi dữ liệu đầu vào
Đ
S
Hình 3.1 : Sơ đồ khối của chương trình phân loại vỏ Trái đất
Chú thích cho hình 3.1: i – là chỉ số chạy đồng thời cũng là chỉ số nhóm hay số thứ tự của kiểu vỏ Trái đất; N – là số ô lưới chưa được xếp nhóm của vòng lặp trước đó; Đ/S – tương ứng là đúng/sai trong phép toán logic.
Hình 3.2 dưới đây mô tả các lệnh cụ thể trong hộp lệnh “Tìm các ô thuộc nhóm i”:
S
Đ
S
j = i +1
Δij ≤ Δ
Ghi ô thứ j vào nhóm i
j < n
Đ
Hình 3.2: Sơ đồ khối mô tả hộp lệnh “Tìm các ô thuộc nhóm i”
Chú thích cho hình 3.2: j – là chỉ số chạy để kiểm tra lần lượt các ô lưới từ ô thứ (i + 1) đến hết (đến n); n – là số ô lưới cần kiểm tra;
Δ – là ngưỡng ranh giới cửa sổ:
Δ = ([Rmax , Fmax , Tmax , Qmax , Imax ] - [Rmin , Fmin , Tmin , Qmin , Imin ])*s
Với s là số phần trăm khi người dùng chọn ở để tính ranh giới cửa sổ ;
Rmax, Rmin : lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của R trong dữ liệu ban đầu, các kí hiệu cho F, T, Q, I tương tự như với R.
Δij – là hiệu giữa các tham số của ô lưới thứ i với các tham số tương ứng của ô lưới thứ j: Δij = ([Ri , Fi , Ti , Qi , Ii ] - [Rj , Fj , Tj , Qj , Ij ]).
3.3. Ngôn ngữ lập trình
Trên cơ sở phương pháp đã trình bày, các nhà khoa học Nga đã xây dựng chương trình phân loại vỏ Trái đất theo 5 đặc trưng cấu trúc vỏ nêu trên. Chương trình như vậy được xây dựng trên ngôn ngữ Fotran – 4 và chỉ có thể làm việc khi số liệu đầu vào có đủ 5 tham số đã nêu. Một mặt, do điều kiện của Việt Nam chưa có đầy đủ các tài liệu về mật độ dòng nhiệt Q, nên trong tính toán, chúng tôi dự định dùng hàm tương quan giữa Q với một trong các tham số còn lại để tìm giá trị Q tại các vị trí tương ứng, hoặc tìm một tham số khác có đặc trưng tương tự có thể thay thế tham số Q. Mặt khác, ngôn ngữ Fortran – 4 so với các ngôn ngữ lập trình hiện đại khác trong thời gian hiện nay đã trở nên kém ưu việt hơn, nhất là đối với dạng bài toán chỉ ra. Vì vậy, chúng tôi chọn ngôn ngữ lập trình C# (Si sap), là một trong những ngôn ngữ tính toán tiện lợi và phổ biến nhất trong khoa học hiện nay. Với lợi thế trong việc xử lý tính toán và phân tích số liệu dạng mảng kích thước lớn, C# đặc biệt phù hợp với bài toán đặt ra. Ngôn ngữ lập trình C# ngoài ưu điểm cho phép xử lý các mảng số liệu không giới hạn về bộ nhớ, còn có khả năng thiết lập giao diện tương tác với người sử dụng thân thiện, tiện ích và đơn giản hơn.
3.4. Thiết lập chương trình phân loại vỏ Trái đất
Để thực hiện phương pháp phân tích nhóm như đã nêu, ngoài việc phải tiến hành một khối lượng lớn các phép tính khác nhau, chúng ta còn phải xử lý một lượng lớn các số liệu sử dụng. Do vậy, nhất định cần có sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Trên cơ sở phương pháp đã trình bày, các nhà khoa học Nga đã xây dựng thuật toán và chương trình phân loại vỏ Trái đất cho các vùng thuộc lục địa Châu Âu. Kết quả của chương trình được hiển thị dưới dạng lưới với các vùng được phân chia trên cơ sở dấu hiệu đặc trưng của các ô chiếm tỷ lệ lớn (hình 3.3). Cách khoanh vùng như vậy vừa phức tạp, vừa thiếu khách quan. Để khắc phục hạn chế này, trong phần lập trình chúng tôi đã tiến hành thêm một bước là tự động tô đồng màu cho các ô có cùng chỉ số nhóm. Bước bổ sung này của chương trình không những cho phép nhận được kết quả một cách nhanh chóng chính xác hơn mà còn thể hiện sơ đồ phân loại vỏ Trái đất bằng hình ảnh trực quan hơn. Ch¬ng tr×nh míi được xây dựng trªn c¬ së của ph¬ng ph¸p ®· nªu cã thÓ coi nh mét biÕn thÓ cña ch¬ng tr×nh mµ c¸c nhµ khoa häc Nga ®· x©y dùng. Víi ch¬ng tr×nh nµy, chóng ta cã thÓ dÔ dµng ph©n lo¹i vá Tr¸i ®Êt và dù b¸o ®éng ®Êt cùc ®¹i ®èi víi mét khu vùc bÊt kú khi thiÕu sè liÖu vÒ mËt ®é dßng nhiÖt Q, hoÆc thËm chÝ cã thÓ thiÕu 1 trong 5 tham sè chØ ra.
Hình 3.3 Ví dụ về các kết quả phân loại vỏ Trái đất, nhận được trong công trình [48]
Dưới đây trình bày code của một vài khối cơ bản trong chương trình phân loại vỏ Trái đất do chúng tôi thiết lập:
Tạo biến:
//var
double [] Y,X,R,F,T,Q,I;
double [] Ym, Xm, M;
double[] yl, iyl, xl, ixl, rl, fl, tl, ql, il, ml,Ml/*-->M du bao max cua o trong luoi*/,Mmax;
int[] g;
int kx, ky;
Tạo mảng các điểm số liệu:
public void createArray()
{
string s = "";
int i, k = -1, j = -1, rows = 0;
int length = richTextBox1.Text.Length;
string text = richTextBox1.Text;
for (i = 0; i < length; i++)
{
if (text[i].Equals('\n')) { rows++; }
}
Y = new double[rows];
X = new double[rows];
R = new double[rows];
F = new double[rows];
T = new double[rows];
Q = new double[rows];
I = new double[rows];
for (i = 0; i < length; i++)
{
if (isNo(text[i])) s += text[i];
else
if (s != "")
{
k++;
k = k % 7;
switch (k)
{
case 0:
j++;
Y[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 1:
X[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 2:
R[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 3:
F[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 4:
T[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 5:
Q[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
case 6:
I[j] = Convert.ToDouble(s);
break;
}
s = "";
}
}
Tạo các mảng của lưới:
//gán yl,xl
double xmax= double.MinValue,xmin=double.MaxValue,
ymax=double.MinValue,ymin=double.MaxValue;
for (i = 0; i < X.Length; i++)
{
if (xmax < X[i]) xmax = X[i];
if (xmin > X[i]) xmin = X[i];
if (ymax < Y[i]) ymax = Y[i];
if (ymin > Y[i]) ymin = Y[i];
}
double dx = Convert.ToDouble(textBox6.Text) / 60.0;
double dy = Convert.ToDouble(textBox7.Text) / 60.0;
kx = (int)Math.Ceiling((xmax - xmin) / dx);
ky = (int)Math.Ceiling((ymax - ymin) / dy);
rows = kx * ky;
xl = new double[rows];
yl = new double[rows];
j = -1;
int jj = -1;
ixl = new double[rows];
iyl = new double[rows];
for (i = 0; i < rows; i++)
{
j++; j = j % kx;
if (j == 0) jj++;
xl[i] = dx * j+xmin+0.5*dx;
ixl[i] = j;
yl[i] = dy * jj + ymin + 0.5 * dy;
iyl[i] = jj;
}
//gán rl,fl,tl,ql,il
double[] n = new double[rows];
rl = new double[rows];
fl = new double[rows];
tl = new double[rows];
ql = new double[rows];
il = new double[rows];
for (i = 0; i < X.Length; i++)
{
double ix = Math.Ceiling((X[i] - xmin) / dx - 1);
if (ix == -1) ix = 0;
double iy = Math.Ceiling((Y[i] - ymin) / dy - 1);
if (iy == -1) iy = 0;
j = (int)(kx * iy + ix);
n[j]++;
rl[j] += R[i];
fl[j] += F[i];
tl[j] += T[i];
ql[j] += Q[i];
il[j] += I[i];
}
for (j = 0; j < rows; j++)
{
rl[j] = rl[j] / n[j];
fl[j] = fl[j] / n[j];
tl[j] = tl[j] / n[j];
ql[j] = ql[j] / n[j];
il[j] = il[j] / n[j];
}
//gán ml
ml = new double[rows];
for (i = 0; i < Xm.Length; i++)
{
if ((Xm[i] = xmin) &&
(Ym[i] = ymin))
{
double ix = Math.Ceiling((Xm[i] - xmin) / dx - 1);
if (ix == -1) ix = 0;
double iy = Math.Ceiling((Ym[i] - ymin) / dy - 1);
if (iy == -1) iy = 0;
j = (int)(kx * iy + ix);
if (ml[j] <= M[i]) ml[j] = M[i];
}
}
Tạo mảng thể hiện nhóm của các ô trong lưới:
g = new int[rows];
double rmax = double.MinValue, rmin = double.MaxValue, fmax = double.MinValue, fmin = double.MaxValue, tmax = double.MinValue, tmin = double.MaxValue, qmax = double.MinValue, qmin = double.MaxValue, imax = double.MinValue, imin = double.MaxValue;
for (i = 0; i < rows; i++)
{
g[i] = -1;
if (rmax < rl[i]) rmax = rl[i];
if (fmax < fl[i]) fmax = fl[i];
if (tmax < tl[i]) tmax = tl[i];
if (qmax < ql[i]) qmax = ql[i];
if (imax < il[i]) imax = il[i];
if (rmin > rl[i]) rmin = rl[i];
if (fmin > fl[i]) fmin = fl[i];
if (tmin > tl[i]) tmin = tl[i];
if (qmin > ql[i]) qmin = ql[i];
if (imin > il[i]) imin = il[i];
}
double dr, df, dt, dq, di;
dr = Convert.ToDouble(textBox1.Text) / 100.0 * (rmax - rmin);
df = Convert.ToDouble(textBox2.Text) / 100.0 * (fmax - fmin);
dt = Convert.ToDouble(textBox3.Text) / 100.0 * (tmax - tmin);
dq = Convert.ToDouble(textBox4.Text) / 100.0 * (qmax - qmin);
di = Convert.ToDouble(textBox5.Text) / 100.0 * (imax - imin);
i=-1;
for (j = 0; j < rows; j++)
{
//i là tên nhóm (tính từ 0)
//g j = -1 tức là g j chưa vào nhóm nào
if (g[j] == -1)
{
i++;
g[j]=i;
for (k = j + 1; k < rows; k++)
{
if (g[k] == -1)
{
if ((Math.Abs(rl[j] - rl[k]) <= dr) &&
(Math.Abs(fl[j] - fl[k]) <= df) &&
(Math.Abs(tl[j] - tl[k]) <= dt) &&
(Math.Abs(ql[j] - ql[k]) <= dq) &&
(Math.Abs(il[j] - il[k]) <= di))
g[k] = i;
}
}
}
}
Tô đồng màu các ô trong cùng nhóm:
public string groupColorCode(double Group)
{
int red = 0, green = 0, blue = 0;
double percent = Group / Mmax.Length;
int brightness = 255;
if ((1*Group)%3 == 1 ) brightness = 70;
if ((1 * Group) % 3 == 2) brightness = 140;
if (percent <= 1.0 / 6)
{
blue = (int)(percent * 6 * brightness);
red = brightness;
}
else if (percent <= 2.0 / 6)
{
red = (int)((percent - 1/6) * 6 * brightness);
blue = brightness;
}
else if (percent <= 3.0 / 6)
{
green = (int)((percent - 2.0 / 6) * 6 * brightness);
blue = brightness;
}
else if (percent <= 4.0 / 6)
{
blue = (int)((percent - 3.0 / 6) * 6 * brightness);
green = brightness;
}
else if (percent <= 5.0 / 6)
{
red = (int)((percent - 4 / 6) * 6 * brightness);
green = brightness;
}
else if (percent <= 1)
{
green = (int)((percent - 1) * 6 * brightness);
red = brightness;
}
return hex(red) + hex(green) + hex(blue);
}
3.5. Mô tả các bước làm việc cơ bản và hướng dẫn sử dụng chương trình
Nhập dữ liệu đầu vào:
Cửa sổ nhập dữ liệu được trình bày trên hình 3.4.
Để nhập dữ liệu, click chuột vào lệnh Nhập rồi dán dữ liệu vào khung bên dưới hàng chữ “Dữ liệu vào (φ | λ | R | T | Q | I)” theo trật tự tương ứng. Dữ liệu này có thể được lấy từ các phần mềm thông dụng như word, notepad hoặc excel vv…với format như ở bảng 2.2. Muốn lưu dữ liệu này cho lần sử dụng sau ta chọn lệnh Lưu. Lần sau khi sử dụng thay vì nạp mới dữ liệu, chúng ta chỉ cần chọn lệnh Nạp lại. Tiếp theo, chúng ta nhập các giá trị ngưỡng cửa sổ của các tham số và kích thước ô lưới vào các khung tương ứng ( hình 3.5).
Hình 3.4: Cửa sổ nhập dữ liệu
Chú thích cho hình 3.4:
φ – vĩ độ; λ – kinh độ; R- là độ cao địa hình (hay là độ sâu đáy biển) (km);
F – bề dày lớp trầm tích (km); T – bề dày vỏ Trái đất (km);
Q – mật độ dòng nhiệt (mW/m2); I – dị thường Bouger(mgal);
M – magnitude của động đất ;
ΔR, ΔF, ΔT , ΔQ, ΔI – lần lượt là ngưỡng cửa sổ đối với các tham số tương ứng R, F, T, Q, I;
Ví dụ, ta nhập vào ô ΔR số 5 thì ngưỡng cửa sổ ứng với R là :
ΔR = 5 % *( Rmax – Rmin )
Δφ, Δλ – là khích thước của ô lưới (phút * phút).
Hình 3.5: Giao diện của chương trình sau khi nhập dữ liệu
Chú thích cho hình 3.5 giống chú thích cho hình 3.4.
Xử lý dữ liệu:
Sau khi chương trình đã được nhập số liệu đầu vào, chúng ta chọn lệnh Xử lý. Với thao tác này, chương trình sẽ tìm và phân loại các nhóm kiểu vỏ Trái đất lần lượt từng ô trong bảng dữ liệu đầu vào. Để tô màu các ô cùng kiểu vỏ Trái đất trên lưới tọa độ, chúng ta chọn lệnh Tạo bản đồ . Khi chương trình đang thực hiện bất kì lệnh nào sẽ có Trạng thái ở dạng «đang xử lý… », khi chương trình hoàn tất việc xử lý, sẽ có Trạng thái « sẵn sàng ».
Xuất kết quả:
Chương trình cho phép xuất kết quả dưới 2 dạng là dạng bảng số và dạng sơ đồ tương ứng khi ta chọn lệnh Xuất dạng bảng hay lệnh Xuất dạng bản đồ. Khi chọn lệnh Xuất dạng bảng, giao diện của chương trình được minh họa trên hình 3.6.
Với kết quả dạng bảng như minh họa ở trên, chúng ta có thể truy cập vào từng ô trong bảng ngay trên giao diện của chương trình giống như trong excel. Chúng ta cũng có thể sao chép một phần hay toàn bộ bảng kết quả này để dán sang một phần mềm bất kì. Khi chọn lệnh Xuất dạng bản đồ, kết quả của chương trình được minh họa trên hình 3.7. Khi ta đặt con chỏ của chuột máy tính vào bất kỳ ô nào trên giao diện kết quả ở dạng màu như trên hình 3.7 thì tại vị trí đó xuất hiện hộp thoại chứa thông tin về tọa độ, magnitude động đất đã quan sát thấy và magnitude động đất cực đại mà chương trình dự báo cho ô lưới đó. Chức năng này của chương trình giúp người dùng truy cập thông tin của từng ô lưới một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Cần lưu ý rằng mặc dù bản đồ được tạo ra nhờ chương trình chỉ được thể hiện dưới dạng Web, tuy nhiên chương trình vẫn tạo ra file số liệu ở đầu ra cho phép xử lý thuận tiện trên Mapinfo trong quá trình chồng chập và liên kết với các loại bản đồ khác.
Trước khi thoát chương trình nếu muốn lưu lại tất cả kết quả vừa nhận được, hãy tích vào hộp thoại Lưu dữ liệu khi thoát.
Hình 3.6 : Giao diện biểu diễn kết quả của chương trình
ở dạng bảng số liệu
Chú thích cho hình 3.6 giống chú thích của hình 3.4. Ngoài ra, cột “nhóm” là cột thể hiện số nhóm hay thứ tự kiểu vỏ Trái đất của điểm có tọa độ (φ, λ) tương ứng. Cột “m” là cột ghi magnitude cực đại đã ghi nhận được trên ô lưới có tâm là tọa độ (φ, λ).
Hình 3.7: Kết quả của chương trình phân loại vỏ Trái đất
( biểu diễn dưới dạng sơ đồ)
Như vậy, trên cơ sở phương pháp phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại của các nhà khoa học Nga, chúng tôi đã cải biến thuật toán, xây dựng sơ đồ khối và thiết lập chương trình trên máy tính điện tử. Với cách thiết kế các cửa sổ mở, chương trình của chúng tôi đảm bảo tính chính xác cao và linh hoạt khi sử dụng.
Chương 4
KẾT QUẢ ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI VỎ TRÁI ĐẤT ĐỐI VỚI LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN
Dựa vào những số liệu thu thập được chúng tôi áp dụng thử nghiệm chương trình đã lập để phân loại vỏ Trái đất đối với lãnh thổ Việt Nam và lân cận.
Đầu tiên, chúng tôi chọn ngưỡng cửa sổ 15% đối với các tham số R, F, T, I và 100% cho Q (vì thiếu số liệu Q). Kết quả xuất dạng bảng của chương trình phân loại được là 35 kiểu cho toàn khu vực và 11 kiểu cho phần đất liền Việt Nam. Kết quả xuất dạng sơ đồ phân loại các kiểu vỏ Trái đất đối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận được chỉ ra trên hình 4.1. Từ hình 4.1, chúng ta thấy rằng kết quả phân loại các kiểu vỏ Trái đất biểu diễn bằng hình ảnh màu cho phép phân biệt một cách trực quan hơn về các dạng vỏ Trái đất cũng như ranh giới phân chia giữa chúng. Tiếp theo chúng tôi tăng ngưỡng cửa sổ lên thành 10% đối với các tham số R, F, T, I và 100% cho Q, chương trình đã phân chia được 80 kiểu vỏ Trái đất (từ 0 đến 79), riêng trên lãnh thổ Việt Nam có 22 kiểu vỏ Trái đất. Kết quả chương trình ở dạng hình ảnh được chỉ ra trên hình 4.2. Sau cùng, khi chúng tôi chọn ngưỡng cửa sổ 5% đối với các tham số R, F, T, I và 100% cho Q, chương trình đã phân chia được 115 kiểu vỏ Trái đất (từ 0 đến 114), riêng trên lãnh thổ Việt Nam có 42 kiểu vỏ Trái đất. Kết quả của chương trình ở dạng hình ảnh được chỉ ra trên hình 4.3.
Hình 4.1: Kết quả của chương trình phân loại vỏ Trái đất ở dạng hình ảnh (ứng với ngưỡng cửa sổ 15%)
Hình 4.2: Kết quả của chương trình ở dạng hình ảnh
( với ngưỡng cửa sổ 10%)
Hình 4.3: Kết quả của chương trình ở dạng hình ảnh
(ứng với ngưỡng cửa sổ 5%)
Từ các kết quả nhận được, chúng ta thấy rằng khi giảm ngưỡng cửa sổ (tức là điều kiện phân chia nhóm khắt khe hơn) thì số kiểu vỏ Trái đất tăng lên. Kết quả của chương trình dưới dạng sơ đồ màu cho phép chúng ta phân biệt một cách dễ dàng và trực quan hơn những khu vực có kiểu vỏ giống hoặc gần giống nhau theo màu sắc trên từng ô lưới. Ngoài ra, chương trình còn cho phép truy cập vào từng ô lưới ngay trên giao diện hiển thị kết quả của nó bằng cách đưa con trỏ chuột vào ô cần truy cập. Khi đó sẽ xuất hiện một hộp thoại thông báo về tọa độ, magnitude cực đại đã quan sát (m) và magnitude được chương trình dự báo tại ô này (mp). Ví dụ, trên hình 4.3 sau khi di chuột vào ô với ký hiệu “26”, trên giao diện đã xuất hiện hộp thoại cho biết các thông tin về ô này như sau: φ = 21.75°N, λ = 111.17°E; m = 0; mp = 6 (Hình 4.3).
Những kết quả trình bày ở trên chính là các ưu điểm nổi trội của chương trình so với cách phân loại của các chuyên gia Nga như đã đưa ra ở hình 3.3.
Trong phần áp dụng thử nghiệm chương trình phân loại vỏ Trái đất đối với lãnh thổ Việt Nam và lân cận, do thiếu số liệu về mật độ dòng nhiệt (Q) nên chúng tôi đã sử dụng ngưỡng cửa sổ cho tham số này là 100%. Nghĩa là, trong trường hợp này, Q không đóng góp vai trò trong việc phân loại vỏ Trái đất. Tuy nhiên, khi có đủ số liệu về mật độ dòng nhiệt Q, chắc chắn chương trình sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng thu thập đầy đủ số liệu về mật độ dòng nhiệt để tiếp tục phát triển các nghiên cứu theo hướng này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phương pháp phân loại vỏ Trái đất theo tổ hợp tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chấn là một phương pháp có tính định lượng cao và cho phép liên kết tổ hợp các yếu tố địa chất, địa vật lý và địa chấn phục vụ dự báo động đất cực đại.
Với thực trạng số liệu địa chấn ở nước ta còn thiếu và chưa đạt độ chính xác đủ cao thì phương pháp phân loại vỏ Trái đất này nổi trội hơn hẳn các phương pháp dự báo động đất cực đại khác ở khả năng dự báo được động đất cả ở những nơi chưa có tài liệu địa chấn.
Trên cơ sở phương pháp và thuật toán của các nhà khoa học Nga, nhóm tác giả đã có những chỉnh sửa và cải biến bổ sung để xây dựng được thuật toán mới ưu việt hơn. Từ đó, đã thiết lập thành công chương trình phân loại vỏ Trái đất, cho phép thực hiện khối lượng lớn các công việc phức tạp trên máy tính điện tử với tốc độ cao hơn và đảm bảo chính xác.
Chương trình phân loại vỏ Trái đất đã lập có những ưu điểm sau:
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng,
Chương trình cho phép lựa chọn tùy biến kích thước ô lưới phân chia và ranh giới cửa sổ phân đổi tùy thuộc vào các đặc điểm đặc trưng của từng tham số.
Chương trình có thể làm việc ngay cả khi thiếu một trong năm tham số, hoặc nếu chúng ta thu thập được các số liệu khác liên quan đến đặc trưng vỏ thì cũng có thể thay thế cho một trong năm tham số này mà chương trình vẫn làm việc bình thường.
Kết quả của chương trình không những được hiển thị dưới dạng bảng số liệu mà còn hiển thị dưới dạng hình ảnh màu giúp chúng ta có những đánh giá trực quan và dễ dàng so sánh, đối chiếu chúng với các kết quả khác đã công bố.
Áp dụng thử nghiệm chương trình này đối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận bước đầu đã cho phép phân chia vỏ Trái đất khu vực nghiên cứu thành những kiểu vỏ với những tính chất đặc trưng khác nhau làm cơ sở cho công tác dự báo động đất cực đại.
Khó khăn nhất khi áp dụng phương pháp nghiên cứu này đối với điều kiện Việt Nam lá sự thiếu vắng số liệu về mật độ dòng nhiệt Q. Hiện chúng tôi mới chỉ thu thập được 48 điểm có số liệu về giá trị mật độ dòng nhiệt Q, chưa đủ để sử dụng trong chương trình, nên thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng thu thập thêm các số liệu này. Trong tương lai nhóm tác giả dự kiến sẽ tìm một tham số đặc trưng khác của vỏ Trái đất có ý nghĩa vật lý tương tự hoặc có quan hệ tương hỗ với giá trị mật độ dòng nhiệt Q để thay thế nhằm đạt kết quả chính xác hơn.
Chương trình phân loại vỏ Trái đất đã được thiết lập là một chương trình mở nên việc áp dụng thử nghiệm chương trình trên cơ sở sử dụng càng nhiều các yếu tố khác nhau liên quan đến tính địa chấn thì lời giải cho bài toán dự báo động đất càng được trọn vẹn.
Những nội dung đã được thực hiện trong luận văn này góp phần thiết thực vào việc giải quyết một trong các nhiệm vụ của đề tài hợp tác quốc tế Việt – Nga cấp nhà nước: “Đánh giá tiềm năng địa chấn lãnh thổ Việt Nam theo tổ hợp các tài liệu địa chất - địa vật lý và địa chấn”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
§Æng Thanh H¶i, Nguyễn Đức Vinh, Cao Đình Triều, 2002: “Dự báo dài hạn động đất khu vực Lai Châu – Điện Biên trên cơ sở mô hình Thời gian – cấp độ mạnh ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 40 (4), Hà Nội, tr.45 – 53.
§Æng Thanh H¶i, 2003: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sâu vỏ Trái đất và phân vùng địa chấn kiến tạo miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Vật lý, 170 tr, Hà Nội.
§Æng Thanh H¶i, 2006: Đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất và xác định động đất cực đại trong mỗi vùng nguồn phát sinh động đất ở Việt Nam, Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 73.03.05, 23 tr, Lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội.
§Æng Thanh H¶i, Cao Đình Triều, 2006. “Đứt gãy hoạt động và động đất ở miền Nam Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 297, tr. 11 - 23, Hà Nội.
Nguyễn Kim Lạp, Nguyễn Duy Nuôi, 1986. “ Độ nguy hiểm động đất trong khu vực Đông Nam Á”, Các công trình khoa học của Trung tâm nghiên cứu Vật lý địa cầu, Tập V(1985 - 1986), Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội, tr.7 – 13.
Nguyễn Kim Lạp, 1987. “ Tính địa chấn bán đảo Đông Dương”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.9(1), Hà Nội, tr.1 – 6.
Ngô Thị Lư, 1999. Các đặc điểm của tính địa chấn và các đặc trưng cơ bản của chấn tiêu động đất khu vực Đông Nam Á từ quan điểm làm sáng tỏ các cấu trúc kiến tạo mới. Luận án TSKH toán – lý, chuyên ngành Vật lý địa cầu. Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm khoa học Nga, Moscow, 342 tr.
Ngô Thị Lư, Rogozhin E. A, 2008. “ Đánh giá tiềm năng địa chấn khu vực Biển Đông và độ nguy hiểm sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Toàn quốc lần I: Địa Chất Biển Việt Nam& Phát Ttriển Bền Vững, TP Hạ Long, tr.520 – 528.
Ngô Thị Lư, Rogozhin E.A., 2008. “Phân tích đặc điểm địa động lực hiện đại khu vực biển Đông”. Tạp chí Địa chất số 305. 3-4/2008. Tr. 43-50.
Ngô Thị Lư, Vũ Thị Hoãn, 2008. “Xây dựng thuật toán và sơ đồ khối của chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ đánh giá tiềm năng địa chấn lãnh thổ Việt Nam”. Tạp chí Các khoa học về Trái đất,T.30, số 4. Hà Nội, 2008.Tr. 350-355.
Nguyễn Khắc Mão, Rezanop I. A., và nnk, 1969. Động đất miền Bắc Việt Nam, Nha Khí Tượng, Hà Nội.
Nguyễn Khắc Mão, 1979. Hiệu chỉnh bản đồ phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam. Tạp chí các khoa học về Trái đất, No1, Hà Nội.
Nguyễn Văn Phong, §Æng Thanh H¶i, Nguyễn Xuân Bình, 1992, “ Đánh giá độ nguy hiểm động đất theo phương pháp vecto dấu hiệu nhiều chiều”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.14(1), Hà Nội, tr. 21- 26.
Nguyễn Hồng Phương, 1997, “Đánh giá động đất cực đại cho các vùng nguồn chấn động ở Việt Nam bằng tổ hợp các phương pháp xác suất”, Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Tập III, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, tr. 48 – 65.
Trần Thị Mỹ Thành, 2002, Đánh giá độ nguy hiểm địa chấn lãnh thổ Việt Nam và lân cận, Luận án Tiến sĩ Vật lý, Hà nội, 161 tr.
Phạm Văn Thục, Nguyễn Văn Lương và nnk. Phân vùng động đất khu vực biển Đông Việt Nam và ven bờ, Báo cáo chuyên đề: Bản đồ phân vùng động đất biển Đông, thuộc đề tài KC 09-02, 2004, 105 tr.
Phạm Văn Thục, 2007. Địa chấn học và động đất tại Việt Nam, Bộ sách chuyên khảo Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Viện KH&CN Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ , 378 tr.
Nguyễn Ngọc Thủy, 1985. Đồ thị lặp lại động đất và bản đồ độ hoạt động động đất lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo khoa học, trung tâm nghiên cứu Vật lý địa cầu, viện Khoa học Việt Nam.
Lê Minh Triết, và nnk, 1980. “Phân vùng động đất miền Nam Việt Nam”. Các kết quả nghiên cứu Vật lý địa cầu 1979, Viện khoa học Việt Nam.
Cao §×nh TriÒu, 1997, Đặc trưng cấu trúc và trường ứng suất vỏ Trái đất lãnh thổ Việt Nam. Thành tựu nghiên cứu Vật lý địa cầu 1987 – 1997, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.322-354.
Cao §×nh TriÒu, 1999, “Về một số quy luật hoạt động và khả năng dự báo khu vực phát sinh động đất mạnh ở Việt Nam” Tạp chí Địa chất, loạt A, số 251, tr. 14-21, Hà Nội.
Cao Đình Triều, Nguyễn Hữu Tuyên, Thái Anh Tuấn, 2006. “ Mối quan hệ giữa đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất và hoạt động động đất Tây Bắc Việt Nam”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.28, tr 155 – 164, Hà Nội.
Cao Đình Triều, Ngô Thị Lư, Mai Xuân Bách và nnk, 2007. Dự báo cực đại động đất phần đất liền lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở phân loại dạng vỏ Trái đất. // Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt nam lần thứ 5. NXB KH&KT. Hà Nội, năm 2007. Tr. 159-171.
Cao Đình Triều, Rogozhin E.A., Yunga S.I., Ngô Thị Lư, Nguyễn Hữu Tuyên, Lê văn Dũng và nnk, 2009. Một số kết quả bước đầu khảo sát dấu vết nghi ngờ do hoạt động của động đất cổ để lại tại miền Tây Bắc Bộ, Việt Nam.//Tc. Địa chất số 311. Hà Nội, 2009. Tr. 1-10.
NguyÔn §×nh Xuyªn, 1987: “Quy luật biểu hiện của động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.9(1), tr.14-20, Hà Nội.
Nguyễn Đình Xuyên, (chñ biªn), Nguyễn Ngọc Thủy và nnk, 1996: Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước mã số KT-ĐL 92 – 07, 3 tập, Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội.
Nguyễn Đình Xuyên, 2002: Động đất và độ nguy hiểm động đất, Tài liệu nội bộ, Lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội.
Nguyễn Đình Xuyên, , Ph¹m §×nh Nguyªn, Ph¹m Quang Hïng, NguyÔn Ánh D¬ng, 2003: “Thử nghiệm dự báo động đất dài hạn theo quy luật hoạt động tiền chấn”. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T.25(3), tr. 193-200, Hµ Néi.
Gumbel E. J, 1958. Statistics of Extremes, Columbia Univ. Press.
Gubin I. E. 1950. Phương pháp kiến tạo phân vùng động đất, Các công trình của viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. No 13 (Tiếng Nga).
Gutenberg B. and Richter G. F, 1954. Seismicity of the Earth and associated phenomena. Princeton Univ. Press.
Reisner G.I., Ioganson L.I., Reisner M.G., Baranov Iu.E., 1993. Phân loại đặc trưng vỏ Trái đất và quá trình địa chất hiện đại. Nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga, Moscow-1993, 210 trang (Tiếng Nga).
Reisner G.I., Ioganson L.I., 1996. The Extraregional Seismotectonic Method for the Assessment of Seismic Potential. Natural Hazards 14 (Kluwer Academic Publishers, printed in Netherland): 3-10.
Riznichenko. Iu. V, 1964. “Phương pháp cộng động đất để nghiên cứu độ hoạt động động đất”. Tin tức viện Hàn lâm khoa học Liên xô, No 7 ( Tiếng Nga).
Riznichenko. Iu. V, 1968. “Độ hoạt động động đất và độ rung động địa chấn”. Phân vùng động đất Liên xô, Nxb Khoa học, Matxcơva, Nga.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng sơ đồ khối và chương trình phân loại vỏ Trái đất phục vụ dự báo động đất cực đại lãnh thổ Việt Nam.doc