Xây dựng tình huống liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dung chất kích thích gây ra, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai

Bài làm: Pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng, buộc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng không buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ không nhận thức và làm chủ được hành vi khi họ gây thiệt hại. Điều này không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp pháp luật đều miễn trách nhiệm cho người thực hiện hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó. Đây chính là trường hợp người dùng chất kích thích ( rượu, bia ) gây thiệt hại. Để làm rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, ta xét trường hợp sau:

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dung chất kích thích gây ra, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm: Pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng, buộc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng không buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ không nhận thức và làm chủ được hành vi khi họ gây thiệt hại. Điều này không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp pháp luật đều miễn trách nhiệm cho người thực hiện hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó. Đây chính là trường hợp người dùng chất kích thích ( rượu, bia…) gây thiệt hại. Để làm rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, ta xét trường hợp sau: A, B và C là đồng nghiệp, cùng làm ở công ty X, sau giờ làm việc A rủ B và C ra quán bar để uống rượu. Vì làm việc căng thẳng và muốn giảm stress nên A và B rủ nhau cùng uống thuốc lắc. Và để thỏa mãn thú vui nên A và B cũng bỏ thuốc lắc vào cốc nước của C mà C không biết. Sau đó, vì nhà có chuyện nên C lấy xe của mình về trước, trên đường về do bị ngấm thuốc, không làm chủ được tốc độ nên C đã đâm vào chị D khiến chị bị thương nặng. - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai: Mặc dù người trực tiếp gây thiệt hại là C nhưng ta xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên thuộc về A và B. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại cho chị D. Theo khoản 1, Điều 615, BLDS 2005 quy định về vấn đề “Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra”: 1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Sở dĩ pháp luật dân sự quy định như vậy bởi vì trước khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người gây thiệt hại hoàn toàn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng họ lại tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức, làm chủ hành vi và gây thiệt hại, do đó họ phải bồi thường do hành vi của mình gây ra. Xét trong trường hợp đã nêu ở trên, C là người đã gây thiệt hại do dùng chất kích thích. Tuy nhiên, C không tự đặt mình vào tình trạng này mà là do A và B cố ý dùng chất kích thích làm cho C lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Nếu người gây thiệt hại do dùng chất kích thích nhưng bản thân họ không tự kiểm soát được việc dùng chất kích thích – tức là có người thứ ba cố ý dùng chất kích thích để người này gây thiệt hại – thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Theo quy định tại khoản 2, điều 615 BLDS 2005 thì : “2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.” Theo quy định này, người cố ý dùng chất kích thích (như đổ rượu, bia vào miệng, cưỡng bức tiêm vào người khác chất kích thích) làm cho người này không nhận thức và làm chủ hành vi của mình, do đó đã gây thiệt hại cho người khác. Người cố ý dùng chất kích thích đó sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác để đưa người khác vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình gây thiệt hại thì người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích này phải bồi thường thiệt hại xảy ra, không cần xét đến mục đích của việc cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác là nhằm để người kia gây thiệt hại (người bị dùng rượu hoặc chất kích thích). Trong tình huống đã nêu ở trên, A và B là những người đã bỏ thuốc lắc vào cốc nước cho C uống mà C không hề biết. Do đó, C không thể tự làm chủ được việc mình đã dùng chất kích thích, không tự đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, vì vậy C không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị D. A và B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2, điều 615 BLDS 2005. Mặc dù, A và B cố tình bỏ thuốc lắc vào cho C uống chỉ với mục đích trêu đùa mà không có ý định để cho C gây ra thiệt hại nhưng A và B vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2009. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Phùng Trung Tập, Nxb.Hà Nội, 2009. Bộ luật dân sự năm 2005. Nguồn từ một số trang web.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tình huống liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dung chất kích thích gây ra Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộ.doc
Luận văn liên quan