Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác–Lê nin, quan điểm của Đảng, Nhà nước về tổ chức hoạt động tư pháp, về xét xử án hành chính. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể: tổng hợp, phân tích khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn xét xử án hành chính, so sánh việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Luật tố tụng hành chính. Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn, tổng kết số liệu từ năm 2010 đến nay trong hoạt động xét xử án hành chính của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai.

pdf9 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai Nguyễn Thị Hoàng Liên Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật hành chính; Pháp luật Việt Nam; Án hành chính; Xét xử. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiến pháp 2013 khẳng định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [27], quy định này đã xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước. Lần đầu tiên Hiến pháp 2013 ghi nhận Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp – nhánh quyền lực ngang bằng với quyền lập pháp và hành pháp. Tòa án nhân dân là một trong các cơ quan có quyền ra phán quyết về các tranh chấp theo quy định của pháp luật và các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, quy định của Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, trong đó có xét xử án hành chính. Với tính chất phức tạp của các khiếu kiện hành chính và thực tiễn giải quyết các khiếu kiện hành chính cho thấy hoạt động xét xử các vụ án hành chính rất cần thiết trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, giữ gìn kỷ cương trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất cần một cơ chế hữu hiệu giải quyết các khiếu kiện hành chính trong đó trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án có thẩm quyền phán quyết tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước, khi những quyết định và hành vi đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đây cũng chính là một chủ trương lớn của Đảng ta gắn liền với công cuộc đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách hệ thống tư pháp. Với những yêu cầu đã đặt ra đó, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng mức thể hiện đầy đủ nhất chủ trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: Mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án. Từng bước thực hiện việc công khai hóa các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục. Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành [7]. Sau khi hệ thống Toà hành chính được thành lập, ngày 21/5/1996 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam, quyền khởi kiện vụ án hành chính của người dân để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã được ghi nhận tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Đây là văn bản đầu tiên đã ghi nhận Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính và qua những lần sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính đã liên tục được mở rộng. Quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại hành chính và giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp. Tuy nhiên qua 14 năm áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã bộc lộ những hạn chế bất cập. Một số quy định trong Pháp lệnh mâu thuẫn với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai, một số quy định không phù hợp, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế thì việc cụ thể hóa quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể hóa các cam kết của Việt Nam là rất cần thiết. Ngày 24/11/2010, Quốc hội khoá XII, Kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Tố tụng hành chính (TTHC), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011. Sau khi Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật, số vụ án hành chính tăng lên nhanh chóng so với trước đây – một trong những nguyên nhân là do những đổi mới của Luật TTHC. Luật TTHC đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Luật TTHC đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho người dân trong việc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong thực tiễn, việc giải quyết các vụ án hành chính đã có rất nhiều điểm tiến bộ, các quy định của Luật TTHC đã thể hiện tính ưu việt hơn hẳn Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong việc khiếu nại và khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính. Ở các Tòa án vẫn có sự lúng túng và có nhiều cách hiểu không thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật khi xét xử vụ án hành chính, nhất là đối với các địa phương miền núi, biên giới đang trong quá trình phát triển mạnh như tỉnh Lào Cai. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết các vụ án hành chính còn gặp không ít khó khăn như: vấn đề xác định đối tượng khởi kiện, xác định người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính; về thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính, về căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, về cơ chế đảm bảo thi hành bản án còn nhiều bất cập... Bản thân là người đang công tác trong ngành Tòa án nên tôi lựa chọn đề tài “Xét xử án hành chính - Qua thực tiễn tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn luật học, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về khoa học luật hành chính, đặc biệt là những quy định của pháp luật về việc xét xử các vụ án hành chính của Tòa án. Quá trình nghiên cứu tài liệu và viết luận văn sẽ giúp tôi có thể sẽ tích lũy được những kiến thức cần thiết phục vụ công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử vụ án hành chính ở địa phương nói riêng cũng như đóng góp vào công cuộc nghiên cứu khoa học luật hành chính nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trước khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ra đời cũng như hiện tại đã có rất nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu liên quan đến tài phán hành chính và thực tế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam như: “Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta” – GS.TS Nguyễn Duy Gia (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1995 – tác giả phân tích những vấn đề lý luận, các quan điểm, nguyên tắc tổ chức Toà án hành chính ở Việt Nam; “Một số vấn đề về tài phán hành chính ở Việt Nam”- PTS. Lê Bình Vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tác giả phân tích vị trí của tài phán hành chính trong nền hành chính quốc gia và sự cần thiết phải thiết lập hệ thống toà án hành chính ở Việt Nam; “Tài phán hành chính ở Việt Nam”- PTS. Đinh Văn Mậu và PTS. Phạm Hồng Thái, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, các tác giả phân tích những vấn đề chung về tài phán hành chính và vấn đề xác định thẩm quyền của toà án hành chính; “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam”- TS. Nguyễn Văn Thanh và LG. Đinh Văn Minh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, nghiên cứu về vị trí, vai trò của thiết chế toà hành chính trong cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay; “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhâp quốc tế ở Việt Nam hiên nay” –Nguyễn Cảnh Hợp, chủ biên PGS.TS Nguyễn Như Phát, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 2010; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Bình về “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”; Luận văn Tiến sĩ Luật học của tác giả Hoàng Quốc Hồng “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng về “Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân”. Những công trình nói trên tập trung nghiên cứu ở khía cạnh có liên quan tới những vấn đề chung về tài phán hành chính, thẩm quyền xét xử án hành chính của Tòa án, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính. Kết quả các công trình nghiên cứu trên được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho luận văn. Tuy nhiên kể từ khi Luật Tố tụng hành chính ra đời cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu thực sự cập nhật những vấn đề liên quan đến xét xử án hành chính và đặc biệt là thông qua thực tế một địa phương. Việc nghiên cứu chuyên sâu về xét xử án hành chính là rất cần thiết bởi từ khi Luật TTHC ra đời đã đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhất là trong bối cảnh một địa bàn cụ thể như tỉnh Lào Cai. Đối với Tòa án các địa phương, hoạt động xét xử án hành chính cũng đang gặp nhiều vấn đề bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như thiếu nguồn lực và các phương tiện vật chất khác, đặt ra những thách thức cần được quan tâm, giải quyết kịp thời. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn: Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật hiện hành về xét xử án hành chính, luận văn đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá hoạt động xét xử án hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả xét xử án hành chính. Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ đưa ra và giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành về xét xử án hành chính, có sự so sánh giữa quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan. - Phân tích và đánh giá thực trạng xét xử án hành chính tại tỉnh Lào Cai – từ đó rút ra những điểm thành công, nêu lên những hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn xét xử án hành chính, cũng như lý giải nguyên nhân của thực trạng này. - Từ thực tiễn đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xét xử án hành chính cũng như nâng cao chất lượng của xét xử vụ án hành chính, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nâng cao vị thế, uy tín của Tòa án theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ luật học, luận văn tập trung nghiên cứu quy định cụ thể của pháp luật về xét xử án hành chính, chủ yếu là các quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2010 và thực tiễn xét xử án hành chính của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. 5. Điểm mới của luận văn: Luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về xét xử án hành chính một cách cập nhật nhất; Phân tích và đánh giá thực tế giải quyết án hành chính thông qua các vụ án cụ thể đã giải quyết tại địa bàn tỉnh Lào Cai, trên cơ sở những quy định của Luật TTHC 2010 và các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng trong hoạt động xét xử vụ án hành chính. Luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng xét xử án hành chính trong bối cảnh hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác–Lê nin, quan điểm của Đảng, Nhà nước về tổ chức hoạt động tư pháp, về xét xử án hành chính. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể: tổng hợp, phân tích khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn xét xử án hành chính, so sánh việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Luật tố tụng hành chính. Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn, tổng kết số liệu từ năm 2010 đến nay trong hoạt động xét xử án hành chính của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai. 7. Kết cấu của luận văn: Nội dung luận văn gồm phần mở đầu; 03 chương; kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xét xử án hành chính. Chương 2: Pháp luật về xét xử án hành chính và thực trạng xét xử án hành chính ở tỉnh Lào Cai. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng xét xử án hành chính ở tỉnh Lào Cai. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng Anh (2005), “Những căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính trong xét xử hành chính ở Cộng hòa Pháp và Vương quốc Bỉ”, Tạp chí Tòa án nhân dân (tháng 02). 2. Nguyễn Hoàng Anh (2010) “Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ án hành chính và vấn đề độc lập xét xử”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (tháng 3). 3. Nguyễn Hoàng Anh (2011), “Công khai quyết định hành chính – sự đảm bảo quyền công dân”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (tháng 10). 4. Nguyễn Thanh Bình (2003), Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 5. Bộ chính trị (2002), Báo cáo tóm tắt kết quả 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 6. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 7. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 8. Nguyễn Đăng Dung (2005) Thể chế Tư pháp trong nhà nước pháp quyền. NXB Tư pháp, Hà Nội. 9. Nguyễn Đăng Dung (2007), Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp hiện nay là bảo đảm cho nguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 178). 10. Nguyễn Đăng Dung (2012), Tư pháp độc lập: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 11. Đặng Xuân Đào (2005), Việc giải quyết các vụ án hành chính liên quan, Tạp chí Tòa án, (số 16). 12. Võ Trí Hảo (2003), Vai trò giải thích pháp luật của Tòa án, Tạp chí khoa học pháp luật, (số 3). 13. Học viện Hành chính quốc gia (1995), Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Học viện tư pháp (2012), Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, NXB công an nhân dân, Hà Nội. 15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2011), Nghị quyết 01/2011/NQ- HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 về thi hành Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội. 16. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2011), Nghị quyết 02/2011/NQ- HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội. 17. Hoàng Quốc Hồng (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 18. Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 19. Phan Công Luận (2006), Uy tín của người thẩm phán, Tạp chí Luật học, (số 01). 20. Đinh Văn Minh (2005), Tài phán hành chính một số nước trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (tháng 5). 21. Nguyễn Thị Phượng (2013), Tài phán hành chính (Chuyên đề tố tụng hành chính – xét xử hành chính). 22. Phạm Hồng Quang (2010), Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của một số nước trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 21). 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hà Nội. 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật tố tụng hành chính 2010, Hà Nội. 26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai (2010), Báo cáo tổng kết 14 năm thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,( số 125/TAND). 29. Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai (2013), Bản án hành chính từ 2010 đến 2013. 30. Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai (2013), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2010- 2013. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết thực tiễn 12 năm hoaṭ đôṇg giải quyết các vu ̣án hành chính của ngành Tòa án nhân dân, (số 210/TANDTC). 32. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo công tác ngành toà án năm 2010-2013, Hà Nội. 33. Trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 34. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 36. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Từ điển thuật ngữ luật học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 37. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 38. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội. 39. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính đã sửa đổi, bổ sung, Hà Nội. 40. Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Viện nghiên cứu lập pháp (2010), Pháp luật về tố tụng hành chính một số nước và kinh nghiệm tham khảo đối với pháp luật Việt Nam, Hà Nội. . 41. Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Ý. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng việt, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. Các website: 44. tien-nguyen-dang-dung/ 45. 46.http//www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite mID=26491 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004393_3887.pdf
Luận văn liên quan