Xử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

Đề tài: Xử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nhgiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - lý luận và thực tiễn (22 trang) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I - Những vấn đề về sở hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành 1. Các khái niệm trong sở hữu công nghiệp 2. Các yếu tố vi phạm trong sở hữu công nghiệp II- Pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp 1. Pháp luật về xử lý hành chính trong sở hữu công nghiệp 2. Pháp luật hình sự về xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp III- Thực tế áp dụng xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp ở Việt Nam IV- Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp tại Việt nam 1. Đòi hỏi khách quan của việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi hạm sở hữu công nghiệp 2. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật Nước tavề sở hữu công nghiệp 3. Các kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp PHẦN KẾT LUẬN

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề bảo hộ quyền sơ hữu trí tuệ từ lâu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của tác giả sáng tạo ra các đối tượng sở hữu chí tuệ, của các chủ sở hữu các đối tượng đó à còn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới,đặc biệt ở những nơi những khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Sở dĩ như vậy là vì các đối tuợng sở hữu công nghiệp là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh, không phảI chỉ là những tàI sản có giá trị lớn mà còn tạo cho người sử dụng nó sức mạnh, ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phảI tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo hổ sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân nước mình cũng như của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, xoá bỏ tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, bất hợp pháp thành quả lao động của nhau. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001- 2010 cũng như phương hướng nhiện vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001- 2005 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khảng định một trong những động lực tăng cường tiềm lực và đống góp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội là phải bảo đảm quyền sỡ hữu trí tuệ, quyền công tố, trao đổi, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật . Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cần phải có những biệnpháp hữu hiệu thúc đẩy tài năng khoa học công nghệ trong nứơc và từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên chỉ hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh mới có thể tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình này. Bên cạnh đó việc thực hiện hiệu quả hệ thống pháp luật quyền sỡ hữu trí tuệ cũng phảI được tôn thủ. Sở hữu trí tuệ là một vấn đề rộng lớn, phong phú, đa dạng với mục đích nhằm làm sáng tỏ những phía cạnh pháp lý về vi phạm sở hữu công nghiệp đồng thời trên cơ sở đó dưa ra những định hướng tham khảo để hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực cập nhật này vì vậy em đã chọn đề tài : “Xử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nhgiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - lý luận và thực tiễn” Bài viết này bao gồm: I - Những vấn đề chung về sở hữu công nghiệp 1- Các khái niệm trong sở hữu công nghiệp 2- Các yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp II -pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp Pháp luật về xử lý hành chính trong sở hữu công nghiệp 1.1- Các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt 1.2- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp 2 - Pháp luật Hình sự về xử phạt vi phạm trong sở hữu công nghiệp 1.1- Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.2- Tọi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp III -Thực tiễn áp dụng xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp ở Việt Nam IV - Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp tại Việt Nam - Đòi hỏi khách quan của việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp -Những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về sở hữu công nghiệp - Các kiến nghị, giảI pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp Phần kết luận. I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1- Các khái niệm trong sở hữu công nghiệp Đối tượng của sở hữu công nghiệp được hiểu là sáng chế , giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Chủ sở hữu công nghiệp dược hiểu: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sỡ hữu đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ Văn bàng bảo hộ được hiểu là: bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá 2 - Các yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp a. Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp Các yếu tố vi phạm : Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ Dấu hiệu chỉ dãn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộquyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích . Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoàI là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bbộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang dược bảo hộ phạm xâm ph b. Tội phạm sở hữu công nghiệp trong pháp luật hình sự Các tội xâm phạm sở hữu công nghiệp trong pháp luật hình sự là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sơ hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi II - PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM SỞ HỮU NGHIỆP NGHIỆP 1 - Pháp luật về xử lý hành chính trong sở hữu công nghiệp. Theo Nghị Định của Chính phủ số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 1.1- Các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xac lậ, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2000000 đồng đến 1000000 đồng đối với tổ chức cá nhân có một trong những hành vi sau đây. Tiến hành thủ tục xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp để lẩn tránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấm hoặc hạn chế. Tiến hành thủ tục xác lập thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, dộc quyền, khống chế thị trường một cách hợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thương mại của cơ sở kinh doanh khác Cung cấp thông tin chứng cứ sai lệnh trong thủ tục khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đói với tổ chức cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận về quuyền sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn sửa đổi văn bằng bảo hộ, đè nghị phê duyệt, đăng kí hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, xin cấp li xăng không tự nguyện nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn giấy chứng nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhT iệm hình sự 3. Hình thức phạt bổ xung Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh tù 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 điều này Tịch thu giấy tờ tàI liệu, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa hoặc giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 2 điều này Tịch thu văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại diểm a,b khoản 1 điều này Điều 6: Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đông đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây Chỉ dẫn sai chỉ dẫn sai về chủ sở hữu công nghiệp Chỉ dẫn sai về sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ sở hữu công nghiệp Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp không giống như mẫu đã được đăng kínhưng chỉ dẫn rằng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đó đã được đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Chỉ dẫn saivề sản phẩm được sản xuất, dịch vụ dược thực hiện theo li xăng Chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. 2. Cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ1.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sauđây: Không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm,thực hiện dịch vụ theo li xăng đối với các sản phẩm,dịch vụ được sản xuất, thực hiện theo li xăng Không ghi hoặc ghi không rõ, đầy đủ trên sản phẩm cụm từ ”sản xuất tại Việt Nam” đối với các sản phẩm dược sản xuất tại Việt Nam theo li xăng của nước ngoài; sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu hàng hoá gây hiểu sai lệnh rằng hàng hoá là của nước ngoàI hoặc có nguồn gốc từ nước ngoài. 3. hình thức phạt bổ xung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 điều này Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1,2 điều này Buộc loại bổ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá,phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này Buộc bổ xung chỉ dẫn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn, đại diện sở hữu công nghiệp. 1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đòng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây: Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp; Cản chở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp Tư vấn, chỉ dẫn sai gây nhầm lẫn, hiểu sai về chức năng, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng theo quyền định Lừa dối ép buộc khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đậi diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đền mức truy cứu trách nhiệm hình sự Đại diện đồng thời cho các bên tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp Cho mượn thẻ, sử dụng thẻ vào những công việc không đúng chức năng, sử dụng giấy phép, thẻ không có hiệu lực Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cung cấp thông tin sai lệnhvề các vấn đề liên quan đến hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp mà không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với tổ chức cá nhân có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền han được phép. Mạo danh cơ quan quản lý nhà nước, người của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đén mức truy cứu trách nhiệm hình sự 5. Hình thức phạt bổ xung Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt đọng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 1 đền 3 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 6 tháng đén một năm hoặc không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này Buộc cải chính thông tin sai lệnh đối với các hành vi quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này Buộc bồi thường thiệt hạido vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này Điều8. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ sở hữu công nghiệp 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có trong các hành vi sau đây: Không thực hiện nghĩa vụ lập hợp đồng, đăng kí hợp đồng cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp với hình thức, nội dung, thủ tục theo quy định pháp luật sở hữu công nghiệp Không thực hiện nghĩa vụ đăng kí nhãn hiệu hàng hoá đối với các sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực có quy định bắt buộc phảI đăng kí nhãn hiệu hàng hoá 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức,cá nhân sử dụng những dấu hiệu làm hiểu sai lệnh, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, côngdụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hoá 3. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp li xăng không tự nguyện. 4. Hình thức phạt bổ xung Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhđối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này Buộc thực hiện các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp đói với các hành vi quy định tại các điểm a,b khoản 1 và điểm 3 Điều này; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định ai khoản 2 Điều này Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này Điêu9. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không phảI là chủ sở hữu công nghiệp, người có quyền sử dụng trước thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm mục đích kinh doanh, mà không được chủ sở hữu công nghiệp cho phép hoặc Bộ trưởngBộ Khoa học, Công nghệ và môI trường cấp giấy phép sử dụng Sản xuất sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; áp dụng quy trình đang được bảo hộ là áng chế, giải pháp hữu ích Khai thác sản phẩm bộ phậ sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữư ích Đưa vào lưu thông, qảng cáo nhằm để bán, chào bán, tàng trữđẻ bán các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang dược bả hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích ; Nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩmđang được bảo hộ là sáng chế,giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Đưa vào lưu thông, quảg cáo, nhằm để bán, chào bán, tàng trữđể bán các loại sản phẩm sau: - Sản phẩm, bộ phận sản phẩm có hình dạng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đangdược nbảo hộ; - Sản phẩm, bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang dược bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó, kể cả trường hợp dùng tên gọi xuất xứ hàng hoá đang dịch sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ tương tự như vậy Nhập khẩu, xuất khẩu các loại sản phẩm quy định tại khoản g Điều này Gắn lên sản phẩm,baonbì sản phẩm dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó Tiến hành dịch vụ dưới tên gọi, biểu tượng hoặc gán trên phương tiện dịch vụ dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dịch vụ đang dược bảo hộ cho dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với dịch vụ đó 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm và và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10..000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi : sản xuất, buôn bàn, vận chuyển,tàng trữ để buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu đè can, nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ 4. Hình thức xử phạt bổ xung Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 6 tháng đối với các hành vi quy định tại các khoản 1,3; từ 6 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hc quy định tại khoản 2 Điều này Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hàn chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trren sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm dối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này; buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻ con người đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. 1.2 - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp a. Thẩm quyền xử phạt của uỷ ban nhân dân các cấp Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xẩy ra trong phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 6,7,8 và 9 của Nghị định này. Cụ thể thẩm quyền đó thuộc - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương b. Thẩm quyền xử phạt của thanh chuyên ngành sở hữu công nghiệp Tranh tra chuyên nghành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong phạm vi cả nướ. Thanh tra chuyên ngàng sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệvà MôI trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm xẩy ra trongđịa phương thuộc phạm vi quản lý. c. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan cảnh sát, cơ quan hảI quan, cơ quan quản lý thị trường. Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Giám định Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan cửa khẩu, Giám đốcHảI quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền được quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 của Điều 9 Nghị định nàyvà các Điều 29, 30, 33 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính d. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về sở hữu công nghiệp trong việc xử lý vi phạm hành chính. Cục sở hữu công nghiệp thực hiện chức năng quảm lý nhà nước về sở hữu công nghiệp theo pháp luật và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác ở trung ương và địa phương có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khi các cơ quan này yêu cầu 2. Pháp luật hình sự về xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp 2.1 Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà vi phạm các quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi nay mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. có tổ chức phạm tội nhiều lần gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất điịnh từ 1 năm đến 5 năm 2.2 - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Người nào vì mục đích kinh doanh sử dụng bất hợp pháp sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả rất nghiem trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đến 200.000.000 hoặc cảI tạo không giam giữ. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: có tổ chức phạm tội nhiều lần gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức, vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm III - THỰC TẾ ÁP DỤNG XỬ LÝ VI PHẠM SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ở nước ta công tác bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp bắt đầu được thực hiện kể từ khi Điều lệ về sáng tác cảI tiến kỹ thuật, hợp lý hoã sản xuất, sáng chế và Đ iều lệ về nhãn hiệu hàng hoá (1982) được Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành. Trong những năm cho đén ngày Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành thêm gần 60 văn bảnvề hoặc liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việc ban hành các văn bản pháp luật về hoặc liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nêu trứng tỏ ngay trước khi bắt đàu công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã quan tâm và ngày càng quan tâm nhiều tới vấn đè bảo hộ quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, cho công tác đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, góp phànn quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộ của đất nước Bộ luật Dân sự ngày 28/ 10/ 1995 dành một chương cho vấn đè bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bộ luật dân sự khẳng định quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với đối tượng sở hữu công nghiệp. Năm đối tượng sở hữu công nghiệp được bộ luật bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên goi xuất xứ hàng hoá. Bộ luật dân sự cũng quy định việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo vănbằng bảo hộ, quyền ưu tiên, thời hạn bảo hộ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, quyền nộp đơn văn bằng bảo hộ, quyền yêu tiên thời hạn bảo hộ việc đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ; chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp; quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp; quyền hạn của người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá; nghĩa vụ của các chủ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp ; tác giả và quyền tác giả sán chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp ; việc sử dụng hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, các hành vi được coi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đối với các chủ thể nước ngoài, Bộ luật dân sự khẳng định nguyên tắc các đối tượng sở hữu công nghiệp của họ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằngbảo hộ thì được bảp hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tếmà Việt Nam kí kết hoặc tham gia Sau khi ban hành Bộ luật dân sự các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số các vă bản dưới luật để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự. Cụ thể nghị định 63/ CP ngày 26/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; thông tư số 3055/ TT - SHCN ngày 31/12 /1996 hướng dẫn thi hành nghị định số 63 này; Nghị định số 60/ CP ngày 6/6/ 1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thong tư số 23/ TC- TCT ngày 9/5/1997 hướng dẫn thu và nộp, quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ; Nghị định số 12/1999/ NĐ- CP ngày 6/3/ 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Bên cạnh việc cụ thể hoá các quy định của pháp luật của Bộ luật dân sự về sở hữu công nghiệp, các vă bản dưới luật nêu trên đặc biệt chú trọng quy định cụ thể các vấn đề như: trình tự, thủ tục nộp, xét nghiệm đơnyêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp; việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các chể thể nước ngoài; việc áp dụng hiệp ước hợp tác sáng chế(PTC) và thoả ước Madrid năm 1891-1979 về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hoá;xác định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, thẩm quyền và thủ tục phạt vi phạm trong sở hữu công nghiệp. Ngoài các băn bản nêu trên, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn đựơc đề cập ở những mức độ khác nhau trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Hình sự 1995( Điều 70, 71); Luật đầu tư nước ngoàI tại Việt Nam1996(Điều 7); Luật thương mại Việt Nam năm 1997(Điều136); Luật khuyến khích đầu tư nước ngoàI 1998(Điều 3, 6, 15); Nghị định số 7/CP ngày 5/2/ 1996 về quản lý giông cây trồng; Nghị định số 14/ CP ngày 19/3/1996 về quản lý giống vật nuôi; Nghị định số 12/CP ngày 18/12/1997quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 57/ NĐ- CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công về đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài(Điều15); Nghị định số 51/NĐ- CP ngày 18/2 1999quy đinh chi tiết luật khuyến khích đầu trong nước.. Với hệ thống văn bản pháp luật này và đăc biệt Nghị địng 12/1999/NĐ-CP ngày 16/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Bộ luật Hình sự 1999 đã giúp cho việc xử lý vi phạm trong lĩh vực sở hữu công nghiệp đạt dược những kết quả nhất định. Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước nói chung và hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp nói riên. Bằng việc quy định một hệ thống các biện pháp xử phạt cũng như hình phạt về sở hữu công nghiệp khiến cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế không thể không quan tâm đến pháp luật sở hữu công nghiệp họ biết được mình không được làm gì xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của người khác, mặt khác họ có thể yêu cầc bảo vệ quyền lợi khi bị người khác xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Thứ hai: tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng kí, bảo hộ thực thi các quyền sở hữu công nghiệp. Với các biện pháp xử lý, xử phạt các cá nhân, tổ chức sẽ nâng cao ý thức trong việc đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để hưởng những quyền và gách chịu những hậu quả nhất định khi vi phạm đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp cũng sẽ nâng cao trách nhiệm của mình để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ về thủ tục sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Thứ ba: tạo cơ sở pháp lý của nhà nước ta thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh mặt tích cực nêu trên phải thừa nhận rằng pháp luật về xử phạt hành chính, hình sự trong sở hữu công nghiệp vẫn còn những bất cập yếu kém. Thứ nhất: sự chồng chéo về chức năng thẩm quyền xét sử giữa các ngành các cấp . Thứ hai: Mức phạt phạt tiền trong sử phạt hành chính thực tế quá thấp so với những thiệt hai thực tế gây ra cho chủ sở hữu các đối tương sở hữu công nghiệp Thứ ba: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phần lớn chưa nhận biết được lợi ích của việc đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thứ tư: Về cơ chế bảo đảm thi hành, nhìn chung, trên thực tế, cơ chế bảo hộ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa bảo đảm thực thi có hiệu quả. Việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp chưa đủ mức răn đe. Hơn nữa ở Việt Nam, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thông qua toà án là rất ít và chưa chở thành thông lệ. Cho đến bây giờ, các Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước mới hành thành ý thức đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sau một loạt bài học đáng nhớ về nhãn hiệu hàng hoá như của Cà phê Trung Nguyên, Thuốc lá VINATABA … Những khuyết điển nêu trên là do một số nguyên nhân sau: ở nước ta, lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực mớ(chỉ mới bắt đầu hình thành từ năm1976 ở cấp Nghị định và Pháp lệnh ). Bên cạnh đó đây lại là lĩnh vực phức tạp và do đó chúng ta chưa có đủ điều kiện và thời gian để tiếp cận vấn đề một cách sâu sắc nên nhìn chung hiểu biết của chúng ta về vấn đề này cả về lý luận cũng như thực tiễn còn nhiều hạn chế so với thế giới Khi tiến hành xây dựng các quy phạm để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chúng ta còn chưa tham gia đầy đủ vào những công ước quốc tế quan trọng nên trong các quy định về quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều ước quốc tế. Khi tiến hành xây dựng các quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chúng ta còn chưa quan tâm đúng mức đế các quy định về bảo đảm thực thi. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp phảI khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sở hữu công nghiệp. IV - ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1.Đòi hỏi khách quan của việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là: ‘’tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộngkt đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phát huy nhân tố con người ‘’. Đây là một nhận định vô cùng quan trọng của Đảng, có ý nghĩa chỉ đạo trong thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế nước ta bởi Đảng ta luôn nhận định được vai trò của khoa học và công nghệ là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá thành công chúng ta phải khuyến khích toàn bộ xã hội phát huy tài năng trí tuệ, sáng tạo công nghệ trên mọi lĩnh vực, khuyến khích việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam tạo điề kiện để thị trường công nghệ phát triển trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế Việt Nam theo đà phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, bảo đảm xây dựng thành công nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Muốn đạt được điều đó chúng ta nhất thiết phải đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp nói riêng. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 của Đảng ta đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hình thành từng bước vững chắc thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường sở hữu trí tuệ và các loại thị trường khác của nền kinh tế theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Về sơ hữu trí tuệ, chiến lược nhấn mạnh việc thực hiện chính sách bảo hộ thích đáng, coi sức lao đông, trí tuệ là loại hàng hoá đặc biệt trong kinh tế thị trường phải được trả giá tương xứng. Việc nâng cao hiệu quả của xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp là một động lực hữu hiệu nhất thúc đẩy sở hữu công nghiệp cũng như sở hữu trí tuệ được hoàn thiện. 2. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về sở hữu công nghiệp Để tiếp tục hoàn thiệ pháp luật về sở hữu công nghiệp, theo quan điểm của tôi cần quán triệt các tư tưởng cơ bản có tính chất chỉ đạo sau đây. Thứ nhất: cần bảo đảm tính thống nhất, tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân một các thực sự có hiệu quả, ngăn chặn hậu quả một cách hữu hiệu, xử lý thật nghiêm khắc, các hành vi giả mạo, ăn cắp chiếm đoạt bất hợp pháp kết quả đầu tư sáng tạo của các chủ thể, lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp . Về mặt lý luận cũng như thực tiễn xây dựng và tổ chức thực hiện các vă bản quy phạm pháp luật, không ai có thể phủ nhận rằng, hiệu quả điều chỉnh pháp lý các quan hệ xã hội, hiệu lực thực tế của văn bản quy phạm pháp luật trước hết phụ thuộc vào tính thống nhất, tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràngvà cụ thể của nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Thực tiễn thi hành pháp luật về sở hữu công nghiệp những năm vừa qua cho thấy rằng do thiếu tính thống nhất, tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và cụ thể của nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cho nên không chỉ các cơ quan có thẩm quyền không có đầy đủ các că cứ pháp luật hoặc lúng túng trong việc xử lý các hiện tượng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp mà chính các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thương trường cũng hết sức lúng túng, khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Điều đáng lưu ý không phải không có các tổ chức, cá nhân lợi dụng khiếm khuyến nêu trên của pháp luật để vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác nhằm mục đích trục lợi. Tình trạng này của pháp luật nước ta ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong thời gian qua Thứ hai: Cần kế thừa phát huy hơn nữa các tác dụng tích cực của các quy định về sở hữu công nghiệp trong pháp luật hiện hành còn phù hợp sớm khắc phục những điểm bất cập so với yêu cầu nâng cao hiệu quả việc bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp trong điều kiện xây dừng nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thành tựu đã đạt được trong việc nhoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng như pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp thời gian qua tạo cơ sở và tiền đề cho chúng ta tiếp tục hoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp trong thời gian trước mắt và những năm tới. Những thành tựu đó là thực tế khách quan không ai có thể phủ nhận. Vì vậy ở đây chúng ta chỉ đặt vấn đề tiệp tục hoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp chứ không phảI xoá bỏ toàn bộ những quy định hiện hành để xây dựng một hệ thống các quy định mới về sở hữu công nghiệp. Nói cách khác việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp phảI được thực hiện bằng cách duy trì, kế thừa phát huy hơn nữa tác dụng tích cực cả các quy định về sở hữu công nghiệp trong pháp luật hiện hành còn phù hợp nhưng sớm tiến hành sửa đổi các quy định tỏ ra không hợp lý, không thống nhất, không cụ thể hay không rõ ràng khắc phục những điểm bất cập so với yêu cầu nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong tình hình mới. Thứ ba: Mở rông hiệp tác quốc tế, tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về bảo hộ quyền sơ hữu công nghiệp, bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh các quy định của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia. Đứng ở góc đọ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam là nước đi sau nhiều nước trên thế giới.Vì vậy kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật về sở hữu công nghiệp của các nước trong lĩnh vực này rất bổ ích đối với chúng ta tránh sự mò mẫm khong cần thiết, tránh được sự vấp váp mà các nước đi trước vấp phải. Tuy nhiên không thể áp dụng kinh nghiêm nước ngoài một cách máy móc mà phải có sự cân nhắc và chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nước ta. Việc mở rộng hợp tác quốc tế với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng rất quan trọng trong việc tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, về đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm hoàn thiên hệ thống các quy định về sơ hữu công nghiệp và xây dựng hệ thống sở hữu công nghiệp đạt trinnhf độ quốc tế phục vụ yêu cầu hội nhập của nước ta với khu vực và quốc tế. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp phải bám sát yêu cầu thực hiện nghiêm túc nôi dung các cam kết quốc tế của Việt Nam ghi trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia. Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc trong quan hệ quốc tế. NgoàI ra cũng phảI tính đén các quy định của các điều ước quốc tếvề sở hữu công nghiệp mà nước ta sẽ tham gia trong thời gian tới đặc biệt các quy định trong hiệp định TRIPS của WTO. Chính việc thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi, thúc đẩy chúng ta điều chỉnh nội dung cơ chế, chính sách và pháp luật về sở hữu công nghiệp 3- Các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp Về vấn đề tiếp tục hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp bảo đảm cho pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp thực sự có tính thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, đầy đủ và cụ thể tiến kịp trình độ phát triển của pháp luật các nước trong khu vực và thế giới. TôI cho rằng cần phảI thực hiện một ssố giảI pháp cụ thể sau. 3.1- Tiếp tục sửa đổi bổ xung chương quyền sở hữu công nghiệp trong phần thứ sáu của Bộ luật dân sự, đặc biệt là bổ xung các quy định về một số vấn đề mới mà pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh như cách tính giá trị quyền sở hữu công nghiệp, phương pháp xác định thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra ... Trong điều Điều 805-Bộ luật dân sự 1996 nên bổ xung quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mới như nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, bí mật kinh doanh, tên thương mại. 3.2- Sửa đổi bổ xng Nghị định số 63/CP quy đinh chi tiết về sở hữu công nghiệp và việc sửa đổi Nghị định này theo hướng. Sửa đổi các quy định về khiếu nại, thời hạn khiếu nại, tố cáo; bỏ việc giới hạn thời hạn sử dụng tên xuất xứ hàng hoá ; sửa quy định về quyền sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích,kiểu dáng công nghiệp cho phù hợp với Bộ luật dân sự; lược bỏ thủ tục phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ cho phù hợp đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 38 và khoản Điều 63 của Nghị định về thông qua việc đăng kí hợp đồng cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể quản lý được việc chuyển giao công nghệ. Bổ xung vào Nghị định một số quy định về: bảo hộ quy trình mang tính bản chất sinh học để sản xuất thực vật mà quy trình đó không phải là quy trình vi sinh; bảo hộ phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh cho thực vật; các điều kiện phân biệt một nhãn hiệu đăng kí với chỉ dẫn nguồn gốc hàng hoá được bảo hộ. Các quy định đặc thù để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng; các quy định đặc thù để bảo hộ và đăng kí nhãn hiệu hàng hoá liên kết; các quy định về nội dung quản lý nhà nwowcs đối với hoạt động sở hữu công nghiệp. 3.3- Bàn hành riêng một Nghị định của Chính phủ cụ thể hoá’’ ...các đối tượng khác do pháp luật quy định ‘’ nêu tại Điều 780- Bộ luật dân sự và quy định việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tương này. Các đối tượng đó chính là các bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá. Nghị định này cũng nêu quy định luôn cảviệc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. 3.4 - Ban hành thông tư hướng dấn một loạt nội dung cần hướng dẫn thi hành nêu trong Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999về xủ lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 3.5- Tăng cường hơn nữa công thức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên theo dõi xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp kể cả các cán bộ làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như toà án, viện kiểm soát. Để thực hiện công tác xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp trước hết công tác này cần phải nắm vững pháp luật và nhiệm vụ. Gần đây chúng ta đã chú trọng và triển khai tương đối mạnh mẽ công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các cán bộ công chức theo dõi vấn đề sở hữu công nghiệp, các tranh tra viên sở hữu công nghiệp ở các cơ quan Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp trung ương và địa phương dưới hình thức các lớp tập huấn, các cuộc toạ đàm hội thảo…Song những kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ được bồi dưỡng đã đầy đủ hay chưa và được vận dụng ra sao cũng còn là vấn đề phải bàn luận. Theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP nêu trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Trưởng công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục Cảnh sát kinh tế, Đội trưởng Kiểm soát hải quan cửa khẩu, Giám đốc hải quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường cũng có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Song rất tiếc lâu nay công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho các đối tượng này chưa được chú trọng thậm chí nhiều nơi chưa tiến hành. chính vì yếu điểm nay mà các Bộ có thẩm quyền hết sức lúng túng hoặc xẩy ra sai sót trong việc giải thích, vận dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có quyền khới kiện tại toà àn Dân sự đẻ bảo quyền của mình; Trường hợp các yếu tố cấu thành tội phạm thì bên vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song thực tiễn xét xử các vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp thời gian qua cho thấy các vụ án về sở hữu công nghiệp đếu rất phức tạp, nhưng các thẩm phán của chúng ta chưa được đào tạo sâu về kiến thức pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng như nhgiệp vụ công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho nên rất rễ nhận thấy tình trạng lúng túng sơ suất kéo dài thời gian, gây tốn kém cho các bên đương sự. 3.6- Tăng mức phạt hành chính về các hàh vi vi phạm sở hữu công nghiệp theo nghị định 12/1999/NĐ-CP. Bởi mức phạt hiên nay là quá thấp so với thiêt hai thực tế gây ra cho các chủ sở hữu công nghiệp nên chưa khuyến khích mọi cá nhân,pháp nhân, tổ chức đăng kí bảo hộ, đồng thời những người có hành vi vi phạm cũng chưa hoặc không muốn nâng cao nhận thưc của mình về việc vi phạm. việc tăng mức phạt một mặt giúp mọi người đăng kí để được bảo hộ sở hữu công nghiệp đồng thời nó giúp người khác cũng nâng cao hơn ý thức về chấp hành pháp luật. Nghiêm cứu bổ xung các tội danh, nâng cao mức hình phạt đối với các tội phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999. Các cơ quan lập pháp nên và cần bổ xung vào Bộ luật Hình sự một chương riêng về xử phạt vi phạm sở hữu công nghiệp bởi sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa quyết định tới xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay. Hơn nữa nước ta là nước nghèo, nước kém phát triển muốn đi tắt đón đầu để phát triển, thì việc chuyển giao công nghệ, tiếp thu những kinh nghiệm của nước ngoài thì chỉ khi hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp được hoàn thiện, cũng như pháp luật xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp có hệ thống chặt chẽ. Là một yếu tố quyết định thành công. 3.7 - Cần có những biện pháp chặt chẽ, nghiêm khắc để lập lại trật tự trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nướccác cấp nhằmbảo đảm hiệu quả của công tác thi hành pháp luật nói chung và thi hành pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sở dĩ phải nêu vấn đè này là vì hiên nay có nhiều cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phươngliên quan trực tiếp đến công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường và cả các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành y tế giáo dục, công nghiệp…thực tiễn công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thời gian qua cho thấy nhiều cơ quan Nhà nước chưa quan tâm đến vấn đề này; sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chưa tốt. Tăng cường cường hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt đọng của các cơ quan Nhà nước chuyên trách trong quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp, đồng thời phải có chính sáchvà biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và mọi chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình; khuyến khích mạnh mẽ hoạt động của các tổ chức làm dịch vụ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân 3.8 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyến, phổ biến giáo dục pháp luật về sở hữu công nghiệp trong nhà trường, trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, đồng thời phải có chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các Doanh nghiệp tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình; khuyến khích mạnh mẽ hoạt động của các tổ chức làm dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm dấp ứng yêu cầungày càng cao của Doang nghiệp và các tổ chức , cá nhân. 3.9 - Xúc tiến các bước đàm phán, gia nhập công ước về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam chưa tham gia, đặc biệt là các công ước của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); công ước Berne, hiệp định TRIPS … PHẦN KÊT LUÂN Từ những phân tích ta nhận thấy hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp đã đang là một công cụ tích cực trong việc góp phần quản lý kinh tế của nhà nước cũng như óp phần ổn định nền kinh tế, xã hội. Song trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế nước ta cũng như thế giới đã đang đặt ra những vấn đề mà cần phải sửa đổi hoàn thiện để cho hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp ngày càng thực thi có hiẹu quảhơn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần các văn bản pháp luật Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 Bộ luật Dân sự 28/12/1995 Bộ luật hình sự Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam1999 Luật Doanh nghiệp12/6/1996 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 hướng dẫn thực hiệncác quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu công nghiệp Nghị định 60/CP ngày 06/6/1997 hướng dẫn thực hiện các quy địnhcủa Bộ luật Dân sự về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài Nghị định ssố12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 về xử lý phạt hành chínhtrong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranhpkhông lành mạnh liên quan đén quyền sở hữu công nghiệp Nghị định số06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định 63/CP Phần các tài liệu tham khảo khác Văn kiện Đại hộ Đảng tàon quốc lần thứ ĩ của Đảng Cộng sảnViêt Nam- NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2001 Tạp chí pháp luật và dân chủ số 12(144)tháng 12/2003 Bài viết: Hoàn thiệ pháp luật sở hữu trí tuệ trong lộ trình Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) T.S :Đặng Vũ Huân 3. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2000 Bài viết: Về thực trạng và phương hướng tiếp túc hoàn thiện pháp luật ,về bảo mhộ quyền sở hữu công nghiệp ở Nước ta Đoàn Năng 4. Tạp chí Nhà nước và Pháp luất số 4/2004 Bài viết: Pháp luật Dân sư Việt Nam về sở hữu trí tuệ Bùi Thị Thanh Hằng 5. Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật số 4/2001 Bài viết: Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế Nguyễn Bá Diến XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM SỠ HỮU CÔNG NHGIỆP TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Xử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nhgiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - lý luận và thực tiễn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I - Những vấn đề về sở hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành 3 1. Các khái niệm trong sở hữu công nghiệp 3 2. Các yếu tố vi phạm trong sở hữu công nghiệp 3 II- Pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp 3 1. Pháp luật về xử lý hành chính trong sở hữu công nghiệp 3 1.1- Các hành vi vi phạm, hình thức, và mức phạt 3 1.2- THẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp 8 2. Pháp luật hình sự về xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp 9 2.1- Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ 9 2.2- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 9 III- Thực tế áp dụng xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp ở Việt Nam 9 IV- Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp tại Việt nam 12 1. Đòi hỏi khách quan của việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi hạm sở hữu công nghiệp 12 2. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật Nước tavề sở hữu công nghiệp. 13 3. Các kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trong sở hữu công nghiệp 14 PHẦN KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXử lý hành vi vi phạm sỡ hữu công nhgiệp trong pháp luật Việt Nam hiện hành - lý luận và thực tiễn.doc