Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng xuất khẩu cao Càphê là một trong những loại cây trồng đó,hiện nay ở Việt Nam,cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.Thực tế đã cho thấy,trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng,không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt Nam,điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài từ sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp,hiệp hội đến sự tác động của thị trường thế giới Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài : “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy” Nội dung công trình nghiên cứu gồm 3 chương sau : Chương I. Khái quát về thị trường cà phê thế giới Chương II. Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phề Việt Nam những năm gần đây Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế nên hoạt động xuất khẩu cà phê nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào niên vụ sản xuất do đó hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường quốc tế trong năm đó. 3.3.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu còn chưa phát huy tác dụng. Chế độ chính sách áp dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê còn có chỗ chưa hợp lý. Việc Nhà nước áp dụng chế độ phụ thu đánh vào nhà sản xuất nhưng thực chất cuối cùng nó lại có tác động như một loại thuế gián tiếp đánh vào người trồng cà phê, do họ không nắm được nguồn thông tin nhanh như các doanh nghiệp. Do vậy mà việc xác định thời điểm và mức đánh phụ thu là rất quan trọng để không ai bị thiệt hại nặng. Mặt khác phải đảm bảo phụ thu khi giá cao, đến khi giá thấp phải tiến hành hỗ trợ kịp thời. Khi Nhà nước đề ra các chính sách thì rất đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không đáp ứng được chính sách đề ra. Do vậy trong thời gian tới nhất thiết phải nhanh chóng tổ chức lại hoạt động này để người nông dân yên tâm sản xuất vì họ vốn đã rất dao động khi tham gia sản xuất cà phê, nếu 2 ba vụ liền mà đều bị thua lỗ thì họ sẽ phá bỏ diện tích cà phê đã trồng để chuyển sang trồng cây khác. Tóm lại, những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành cà phê nước ta hiện nay là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan này tạo nên. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, khắc phục những điểm bất lợi và khó khăn thì ngành cà phê Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phát triển một cách tích cực và hiệu quả hơn nữa. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 1. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC Sản xuất nông nghiệp xưa nay vốn phải chịu những rủi ro khách quan như thiên tai, dịch họa, sâu rầy, sự khắc nghiệt của thời tiết…, vì thế hơn bất cứ ngành nào khác, nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước từ nhiều mặt: 1.1.Quy hoạch, tạo đất trồng cà phê cho nông dân Chính sách đất đai là vấn đề lớn có tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Trên thực tế đã có các hoạt động kinh tế ngầm, mua bán đất đai dẫn đến sử dụng sai mục đích, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước, thất thoát nguồn thu ngân sách, nạn tham nhũng nảy sinh, cản trở quá trình tập trung để phát triển sản xuất cà phê. Do vậy, các chính sách cần tập trung là: - Giải quyết nhanh việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân để hộ yên tâm đầu tư, khai thác và sử dụng tốt tài nguyên đất. - Giải quyết ruộng đất cho những người làm nông nghiệp sống ở nông thôn để họ có đất sản xuất. - Mở rộng quyền cho chính quyền địa phương trong việc cấp đất vào mục đích sản xuất và cho thuê đất. - Tăng thời hạn sử dụng và miễn giảm thuế đối với phần vốn bị bỏ vào việc mở mang đất đai, tận dụng đất thừa, đất trống đồi trọc… để đưa vào sản xuất. - Đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. - Tạo điều kiện cho những người được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất làm nghề khác có thu nhập cao hơn để họ có thể chuyển nhượng cho các hộ khác, đồng thời khuyến khích hình thành các trang trại, tiểu điền sản xuất cà phê. 1.2. Điều chỉnh lại chính sách thuế: - Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất. - Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết. - Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nên giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị, máy móc sản xuất chế biến cà phê. - Không tính phụ thu cà phê xuất khẩu nếu giá thu mua cà phê giảm thấp hơn 17.000 đ/kg để các doanh nghiệp có khả năng mua hết sản phẩm cho nông dân với giá có lợi cho sản xuất. Phụ thu cà phê xuất khẩu thực chất là một loại thuế xuất khẩu bổ xung đánh vào thu nhập của người trồng cà phê thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, song điều đáng nói là khoản thu này không được sử dụng trở lại để đầu tư phát triển sản xuất cà phê. Do đó ngoài việc đóng góp phụ thu xuất khẩu cho quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê, tất cả các khoản phụ thu khác (ngoài các sắc thuế hiện có) đều nên loại bỏ. 1.3. Xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Nhà nước cần đầu tư xây dựng những hạng mục công trình quan trọng, bức thiết, hiệu quả. Các hạng mục công trình này có tác dụng lớn trên cả một vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu, các cơ sở cơ bản, hệ thống giao thông, kho tàng bảo quản sản xuất …Nguồn vốn ngân sách là nguồn vốn chính để đầu tư, ngoài ra Nhà nước có thể đi vay hoặc huy động vốn trong dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Giao những công trình đã được hoàn thành cho các cơ quan chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà nước. Các cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua các dịch vụ sản xuất. 1.4. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Hiện nay tình hình tiêu thụ cà phê rất phức tạp. Lượng cà phê sản xuất hàng năm rất lớn và không tiêu thụ hết. Mặt khác, hiện tượng tranh mua tranh bán không có sự quản lý gây nên tình trạng tiêu cực. Có quá nhiều đầu mối thu mua cũng như xuất khẩu cà phê. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, giá cả, khối lượng chưa đảm bảo, làm giảm uy tín của ngành. Để phát huy hiệu quả xuất khẩu và tạo uy tín đối với khách hàng cần có những giải pháp sau: - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hết mọi sản phẩm nhân dân làm ra. Việc thu mua cà phê của dân phải thường xuyên, đặc biệt chú trọng vào thời kỳ sau thu hoạch. Muốn vậy, các tổ chức có chức năng thu mua cần phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng cho thu mua, tránh hiện tượng khi dân cần bán thì Nhà nước chưa có tiền, dẫn đến các cơ quan, tổ chức không có chức năng thu mua tung tiền ra ép giá người sản xuất. - Nhà nước cần tiến hành tổ chức và hoàn thiện hệ thống các công ty thu mua chuyên tư vấn, kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chặt sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng cà phê là một việc cần phải làm ngay. - Có chính sách giá cả hợp lý nhằm ổn định sản xuất cà phê. Giá thu mua nguyên liệu được định giá từ giá FOB xuất khẩu và Nhà nước cần thống nhất một giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. - Xây dựng giá bảo hiểm: Dựa vào nguồn lợi thu từ thuế vào những năm giá thị trường thế giới lên cao để hỗ trợ giá thu mua nguyên liệu của người sản xuất trong những năm biến động mạnh về giá cà phê. Cụ thể là nên lấy giá trung bình của thị trường thế giới trong nhiều năm để qui về giá thu mua nguyên liệu trong nước. Ngoài ra có thể quy định giá sàn cho nông dân khi giá cà phê trê thị trường thế giới xuống thấp để tránh nảy sinh tâm lý chán cây cà phê, dẫn đến bỏ không chăm sóc, thậm chí chặt phá vườn cây cà phê để trồng cây khác như mấy tháng qua. Trong trường hợp do quy định giá sàn mua của nông dân mà các nhà xuất khẩu bị thua thiệt thì Nhà nước có thể thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu bù lỗ cho nhà xuất khẩu. Đây cũng chính là kinh nghiệm của Venezuela. 1.5. Thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước * Đối với đầu tư trong nước: - Huy động nguồn vốn trong nước theo hình thức góp vốn cổ phần xây dựng các cơ sở chế biến và các cơ sở thu mua xuất khẩu. - Tìm các đối tác liên doanh nhằm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cà phê. - Nguồn vốn của Nhà nước theo cách lồng ghép các chương trình cùng đầu tư xây dựng trên từng địa bàn. - Bản thân Tổng công ty cà phê Việt Nam và các đơn vị thành viên phải tự tích luỹ vốn tự có để ngành càng lớn mạnh về khả năng tài chính và đầu tư cho sản xuất. - Huy động nguồn vốn, sức lao động, cơ sở vật chất cho người trồng, thu gom xuất khẩu. Nguồn vốn phải được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm, đầu tư đúng mục tiêu, đối tượng. * Đối với đầu tư nước ngoài: - Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài để phát triển sản xuất cà phê. - Khuyến khích đầu tư nước ngoài với sự ưu đãi hấp dẫn theo mô hình liên doanh. - Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để học hỏi, tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. - Tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư, hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư. 1.6. Hỗ trợ về vốn: Vốn là vấn đề muôn thuở cho sự phát triển của bất kỳ ngành nghề nào. Chúng ta liên tục hô khẩu hiệu cần nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới… nhưng vấn đề là vốn ở đâu và sử dụng như thế nào cho hợp lý. Đất nước ta đang chuyển mình để vươn lên, mọi ngành mọi nghề đều cần vốn để phát triển. Do đó, việc phân bổ và hỗ trợ tài chính cho phù hợp là yếu tố quyết định thắng lợi. Mục tiêu của chính sách vốn trong ngành cà phê là giúp các doanh nghiệp có thêm vốn để có thể găm hàng cho đến khi giá lên, mua thiết bị để đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo định hướng xuất khẩu hàng chế biến có chất lượng cao thay cho xuất khẩu hàng thô chưa chế biến, bù lỗ khi huỷ cà phê xấu theo nghị quyết của ICO vì khi huỷ bỏ cà phê doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản lỗ không nhỏ, cần được Nhà nước hỗ trợ. Để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê cần hai nhóm giải pháp: + Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn, có hiệu quả: - Giảm bớt thủ tục vay vốn: mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động, khuyến khích cạnh tranh hợp pháp - Phát triển quỹ tín dụng nhân dân - Phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung và dài hạn. - Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu. + Giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê: ngoài chính sách vốn chung cho các doanh nghiệp như trên, cần phải có những ưu đãi vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển được bình thường. Để hỗ trợ vốn có hiệu quả, cần thiết phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng ưu đãi lãi suất và khuyến khích thành lập trung tâm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê. Ưu đãi lãi suất: lãi suất tiền vay hiện nay là khá cao đối với các doanh nghiệp và càng cao đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Nhưng số lượng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nói riêng trong nền kinh tế khá lớn mà nguồn vốn tài chính để hỗ trợ thì có hạn nên không thể ưu đãi tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng, kinh doanh hiệu quả. Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê: quỹ này có thể được xây dựng theo phương thức thu một phần chênh lệch giá khi xuất khẩu được giá hoặc cả người sản xuất và kinh doanh cùng thực hiện chế độ đóng bảo hiểm để lập quỹ. Quỹ sẽ hỗ trợ khi thị trường có những tác động bất lợi gây hậu quả thua thiệt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giữ vững diện tích cà phê, tránh tự chặt phá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng không hợp lý khi thu nhập của người trồng cà phê bị giảm xuống. Thành lập trung tâm bảo lãnh: đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê, một trong những khó khăn là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó rất cần tổ chức trung gian làm đầu mối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong những hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay, người cho vay, tổ chức trung gian và Nhà nước, nhờ đó mà giảm bớt mức độ rủi ro khi vay vốn. 1.7. Tăng cường quản lý xuất khẩu cà phê: 1.7.1. Cải tiến công tác thu mua Xây dựng một hệ thống công ty có đủ điều kiện, vốn, chuyên thu mua, chế biến đúng thời vụ, trả tiền ngay tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh cho người sản xuất. Không nên có quá nhiều công ty tham gia thu mua, tham gia xuất khẩu, gây tình trạng lộn xộn, khó quản lý. Nhưng nếu có quá ít công ty được xuất khẩu trực tiếp thì sẽ gây ra độc quyền, ép giá, gây thiệt hại đến người sản xuất. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cần xem xét lại danh sách các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp để biết nên khai thác vào thị trường nào, với khối lượng bao nhiêu, xuất khẩu vào thời điểm nào là thích hợp, và đơn vị nào hoạt động có hiệu quả nhất. Từ đó lựa chọn ra một số công ty có đủ khả năng,lựa chọn theo năng lực không phân biệt thành phần kinh tế. Yêu cầu tối thiểu đối với một đơn vị xuất khẩu cà phê là: - Có 5 năm liên tục kinh doanh xuất khẩu và xuất khẩu mỗi niên vụ trên 15.000 tấn. Yêu cầu này để đảm bảo đơn vị chung thuỷ với xuất khẩu cà phê, không mang tính chất đánh quả, thấy giá lên có lãi thì tham gia vào thị trường, đến khi tình hình khó khăn thì bỏ mặc. - Có kinh nghiệm buôn bán với nước ngoài, hiểu biết và có kinh nghiệm về nghiệp vụ để tránh những tranh chấp, thiệt hại sau này. Các điều khoản của hợp đồng đầy đủ, chính xác, không gây thua thiệt. Niên vụ vừa qua cho thấy nhiều công ty không biết xác định đúng độ ẩm cà phê thực tế, không thống nhất được với bạn hàng về các tiêu chuẩn chất lượng nên sản phẩm bị từ chối. Sản phẩm xuất khẩu đảm bảo không bị đối tác nước ngoài ép giá, chênh lệch giá FOB Việt Nam và giá quốc tế không quá lớn. Tổng công ty cà phê Việt Nam và Hiệp hội cà phê ca cao VICOFA cũng đề nghị chỉ các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu mới được đặt đại lý thu mua trực tiếp từ các vùng sản xuất. Nếu không đủ tiêu chuẩn trên mà tranh mua của đơn vị xuất khẩu trực tiếp, gây biến động thị trường thì sẽ phải chịu chế tài để bảo vệ lợi ích chung của toàn hiệp hội. Hình thức phạt là nộp phạt 10% giá FOB của doanh nghiệp vào quỹ bình ổn giá, hoặc chịu hình thức hạn chế do hiệp hội quy định. 1.7.2. Cải thiện công tác quản lý chất lượng: Về lâu dài, các tổ chức xuất khẩu phải quan tâm hàng đầu đến việc đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Muốn vậy, cần làm tốt công tác quản lý chất lượng. Công tác quản lý chất lượng bao gồm nhiều nội dung, tuy nhiên từ thực tế hiện nay nên chú trọng một số vấn đề sau: - Nâng cao tiêu chuẩn xuất khẩu và kiểm tra chặt chẽ chất lượng xuất khẩu. - Thống nhất quản lý giám định hàng xuất khẩu: để nâng cao chất lượng giám định, đảm bảo quyền lợi đúng đắn cho mỗi khách hàng và góp phần nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, về phía Nhà nước cần tăng cường quản lý các mặt: năng lực hoạt động của từng đơn vị theo tiêu chuẩn của Uỷ ban KHKT Nhà nước quy định trong thông tư 1708 ngày 12/12/1989 và NQ86/CP ngày 8/12/1999 của Chính phủ, đồng thời thường xuyên kiểm tra để thống nhất quản lý thiết bị đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.8. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất. 1.8.1. Chính sách thuế nông nghiệp. - Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới giảm xuống thấp. Vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt, nguyên nhân cơ bản là do sự quản lý vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành). - Đối với vùng đất trống, đồi trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lương cà phê xuất khẩu. Cụ thể là: sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế. 1.8.2. Chính sách hỗ trợ về vốn: * Đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Chỉ thực hiện đầu tư với các đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư này cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau: - Cần đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, có tác dụng lớn trên cả vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết coi trọng khâu đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho tàng bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm. - Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác Nhà nước cho vay hoặc phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân. - Mọi công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng. Những cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn vốn nâng cấp. * Đối với tư nhân, hộ gia đình. Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích cà phê và cho vay ngắn hạn đối với cà phê thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường cà phê mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. 2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT CÀ PHÊ 2.1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt, năng suất cao. Những công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số nước. Những năm gần đây, với việc hợp tác khoa học kỹ thuật với Cu Ba, chúng ta đã nhập nội được một số giống cây cà phê cao sản như: Banbon, Caturra, Amerello, Catuar rogio,... bước đầu nhân giống một số ra đại trà có kết quả. Đặc biệt là giống cà phê Caturra cho năng suất cao và phù hợp với nhiều địa phương chịu rét giỏi, chịu hạn giỏi. Một tập đoàn 29 chủng loại cà phê không bệnh cao cũng được theo dõi để chọn và đưa ra sản xuất. Việc tuyển chọn và lai tạo giống không những đòi hỏi giống mới phải có năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi đặc tính di truyền tốt. Như vậy, chọn và lai tạo giống tốt là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có thể nói, công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viên EAKMAT, các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, một mặt sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực. 2.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có. So với khả năng thực tế thì mức năng suất ở nước ta chưa cao và còn không đồng đều. Hơn nữa việc mở rộng diện tích cà phê mang tính chất phong trào, tự phát nên không ít diện tích cà phê đã trồng nhưng kém hiệu quả. Chính vì vậy ta phải tiến hành đánh giá lại chất lượng vường cây cà phê, thanh lý những diện tích kém hiệu quả, tập trung đầu tư trên số diện tích cà phê có hiệu quả hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau: - Tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh bởi vì cây cà phê không yêu cầu chi phí hàng năm rất lớn. - Tập trung giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu về phân bón cho thâm canh. Theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh cứ hai năm phải bón một lần phân hữu cơ với khối lượng từ 12-15tấn/ha và hàng năm mỗi ha cà phê cần bón khoảng 200kg đạm nguyên chất 100kg Kali và 200kg lân. - Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cà phê. Tưới nước cho cà phê là vấn đề khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tiễn cho thấy dù đã đầu tư vào khâu này rất lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cây cà phê. Nguồn nước mạnh hiện nay đang rất thiếu do nạn phá rừng. Nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác, nước ngầm rừng bị phá nặng nề. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho máy tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp sau: + Trồng rừng là biện pháp quan trọng, có tác dụng lâu dài. + Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia. + Cung cấp đầy đủ các thiết bị dùng cho việc tưới nước. - Cần chú ý đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê. Thực tế cho thấy rằng sự phá hoại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất. Khi quy mô sản xuất được mở rộng thì vấn đề sâu bệnh, cỏ dại càng cần được chú ý. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp phần vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. - Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích cà phê ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất, bởi vì hiện nay, cà phê ngoài quốc doanh đã chiếm ngoài 30% diện tích cà phê cả nước. - Mở rộng diện tích cây cà phê chè giảm sự chênh lệch về chủng loại cà phê. Sản xuất cà phê nước ta thời gian qua chủ yếu là cà phê vối chiếm tỷ trọng khoảng 90% về diện tích cà phê chè chỉ 10% diện tích. Điều này gây thiệt hại cho chúng ta vì cà phê chè được ưa chuộng hơn và giá cũng cao hơn từ 20-30%, thậm chí có lúc cao hơn 42,5%. + Cà phê chè được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp. + Cà phê trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ sung thấp đầu tư thuỷ lợi thấp. + Cà phê chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn. 2.3. Giải pháp về chế biến: Đây là khâu bức xúc nhất trong sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Chất lượng tự nhiên của cà phê Việt Nam được ưa chuộng nhưng thị trường thế giới không đánh giá cao cà phê Việt Nam, đặc biệt là về ngoại quan. Có giải pháp đúng về chế biến sẽ tạo động lực lớn cho sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Giải pháp về chế biến là một giải pháp đồng bộ, bao gồm từ khâu thu hái, công nghệ chế biến đến bảo quản sản phẩm. 2.3.1. Thu hái cà phê đúng kỹ thuật. Cà phê là loại sản phẩm dễ uống, vì vậy cần cẩn thận khi thu hoạch để đảm bảo cà phê sạch sẽ, có chất lượng tốt. Nhưng người trồng cà phê nước ta từ trước đến nay vẫn có thói quen tuốt cả cành, hái cả quả non. Cà phê xanh non là thủ phạm hạt đen, nước uống có vị đắng chát. Khi hái, cần tuân thủ những quy định sau: * Quả đúng độ chín: Quả cà phê chín là quả cà phê tươi có màu đỏ chín tự nhiên trên cây mà phần chín của quả không nhỏ hơn 2/3 diện tích quả (thử bằng cách bóp quả cà phê chín giữa hai ngón tay cái và trỏ, thấy quả cà phê mềm và 2 nhân cà phê vọt ra khỏi vỏ một cách dễ dàng, nếu còn cứng và nhân chưa vọt ra khỏi vỏ thì chưa đúng độ chín). * Tỷ lệ các loại quả như sau: - Tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên - Tỷ lệ quả xanh già và ương, quả khô không quá 10 %-20% - Tỷ lệ quả chùm không quá 1% - Không được hái cà phê xanh non * Cà phê hái không được lẫn tạp chất như đất đá, cành lá..., tỷ lệ tạp chất dưới 0,5% (đầu và giữa vụ), 1% tận thu cuối vụ. * Loại cà phê tận thu không được quá 10% tổng sản lượng cả vụ. Trong quá trình thu hoạch cần phải thực hiện: - Thu hoạch làm nhiều đợt trong vụ, chín đến đâu thu hoạch đến đó, không được thu theo kiểu "cuốn chiếu" nghĩa là tuốt cả vườn một lần (gồm cả quả xanh non, xanh già, ương chín, chín khô trên cây), không để quả chín khô trên cây và rụng. - Thu hoạch quả chín không được tuốt cả chùm, không được làm gãy cành, rụng lá, hoa, nụ ảnh hưởng tới vụ sau. - Trước và sau khi hoa nở 3 ngày phải ngừng hái. 2.3.2. Vận chuyển và bảo quản Cà phê quả sau khi thu hoạch cần phải chuyển ngay về nhà máy để chế biến kịp thời, không được để quá 24-36 tiếng. Trong trường hợp không vận chuyển về xưởng chế biến kịp thời thì phải bảo quản cà phê bằng cách đổ cà phê trên nền khô ráo, thoáng mát, không đổ đống dày quá 40cm để cà phê khỏi bị bốc nóng, vỏ quả bị nẫu, lên men, hấp hơi, chảy nước. Nếu để quả cà phê bị như thế thì khâu chế biến nhân sẽ có hạt bị lên men quá, hạt bị nâu đen, chua, có mùi hôi thối, khi nếm thử do có sự xuất hiện của este và xêtôn. Xe vận chuyển cà phê và bao bì đựng cà phê phải sạch, không để dính đất bẩn, không có mùi thuốc sâu, mùi phân hóa học, phân súc vật... 2.3.3. Đảm bảo kỹ thuật chế biến: Hiện nay chúng ta đang sử dụng phổ biến 2 phương pháp chế biến: chế biến ướt và chế biến khô. * Phương pháp chế biến ướt rất cần nước: đủ nước sạch xả vào bể sifon, cần nước sạch để rửa nhớt sau khi ngâm ủ, cần nước sạch để vệ sinh thiết bị chế biến hàng ngày. Xay xát-ngâm ủ-phơi sấy kịp thời và đủ nước sẽ tránh được hạt mốc, hạt lên men và không nhiễm mùi vị lạ. Như vậy, trong chế biến ướt cần đặc biệt quan tâm: - Cân đối lượng nước cho quá trình chế biến. - Chất lượng máy chế biến đảm bảo và đồng bộ. - Sân phơi, lò sấy đủ để phơi sấy kịp thời. * Phương pháp chế biến khô: thu hoạch cà phê Robusta thường bắt đầu vào mùa khô cạn. Mặt khác, quả cà phê Robusta không mọng nước như cà phê Arabica nên cà phê Robusta chủ yếu dùng phương pháp chế biến khô. Phơi sấy kịp thời, chống dồn đống khi cà phê còn độ ẩm cao là yêu cầu quan trọng trong chế biến khô. Cần đầu tư cho nông dân làm sân phơi bằng ximăng, xóa bỏ sân phơi đất. Áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến (GMP) đảm bảo chất lượng sản phẩm, chống ô nhiễm nấm mốc, chống nhiễm khuẩn độc tố, đặc biệt quan tâm đến khâu rửa cà phê. Lựa chọn thiết bị phù hợp và theo từng cấp: chế biến khô ở hộ nông dân, trạm rửa ở hợp tác xã, chế biến hoàn chỉnh ở các vùng cà phê tập trung có sản lượng tương đối lớn. Dù cà phê được chế biến theo phương pháp nào thì cũng phải thực hiện nghiêm túc liên hoàn quy trình công nghệ chế biến và bảo quản. 2.3.4. Đổi mới thiết bị chế biến từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp. Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, công nghiệp chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp kém, tổn thất sau thu hoạch khá lớn. Có những cơ sở sản xuất đã thất thu hàng tỷ đồng vì chất lượng hạt kém. Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực đầu tư vào thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lượng thu hoạch và khả năng chế biến. Nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có: các tỉnh trồng cà phê chè phía Bắc mới chỉ có 18 dây chuyền chế biến (tổng công suất 84,5 tấn quả tươi/giờ), chỉ 4 tỉnh (Yên Bái, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An) có khả năng chế biến hết sản lượng cà phê sản xuất được, các tỉnh còn lại hoàn toàn chưa có dây chuyền chế biến, hoặc dây chuyền chế biến không đủ công suất. Phần lớn trong số 20.000 tấn cà phê chè hiện nay được chế biến bằng phương pháp thủ công qua các máy quay tay, nên chất lượng sản phẩm thấp, làm giảm giá trị thực tế cà phê chè. Quá trình sản xuất cho thấy: công nghệ nào thì sản phẩm đó. Những cơ sở lắp đặt thiết bị tiên tiến đều sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, những cơ sở chế biến lạc hậu đã dẫn đến tình trạng bị động và thường gây ra lãng phí, giá thành cao mà chất lượng lại kém. Hiện nay Việt Nam sẽ phát triển cà phê Arabica đòi hỏi hệ thống chế biến ướt đối với cà phê Arabica sẽ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đối với cà phê Robusta chế bến khô là chủ yếu, nếu mùa mưa kéo dài trong vụ thu hoạch sẽ gây khó khăn trong chế biến sản phẩm. Vì vậy, những năm tới, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, việc hiện đại hóa công nghệ chế biến phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê sau: - Đổi mới công nhệ trong ngành cà phê Việt Nam có thể xuất phát từ 3 nguồn - Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ đó. - Tự nghiên cứu, ứng dụng, phát triển. - Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và thực hiện chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, cho dù chọn ở nguồn nào thì việc lựa chọn công nghệ cần phải lưu ý đến việc xử lý ô nhiễm, công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó yêu cầu đặt ra là công nghệ sử dụng phải mang tính hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện kinh tế tại các doanh nghiệp. Việc lựa chọn công nghệ phải dựa trên những điều kiện cơ bản sau: + Công nghệ thích hợp: công nghệ thích hợp phải được xem xét đến khía cạnh nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho sản xuất, chất lượng sản phẩm và đồng thời phải đảm bảo các yếu tố môi trường. Cụ thể, đối với vùng có diện tích từ 5000 ha trồng cà phê trở lên cần có nhà máy công suất 5-10 tấn/năm, với trang thiết bị đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm sơ chế, phân loại, đánh bóng, đóng bao. Đầu tư thêm 3 dây chuyền chế biến cà phê hoà tan ở cả 3 miền, công suất mỗi nhà máy từ 1000-2000 tấn/năm, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đối với cà phê chế biến ở hộ gia đình, nên khuyến khích chuyển sang chế biến cà phê theo nhóm hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Để thực hiện đổi mới công nghệ có hiệu quả, ngành cà phê cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải có phương pháp huy động vốn hợp lý, đặc biệt là nguồn vốn trong dân thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu…, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, vốn đầu tư của nước ngoài. + Có hệ thống thẩm định công nghệ chính xác, tránh tình trạng mua phải thiết bị cũ, lạc hậu. + Tổ chức kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao động để đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ tiên tiến. Hơn 70 doanh nghiệp thuộc VICOFA trước đây vẫn có thói quen thu mua cà phê xuất khẩu. Họ đã nhận ra rằng đó không phải là con đường phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang đầu tư chế biến cà phê. Đáng chú ý trong số đó là Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên. Doanh nghiệp này trong năm qua đã chứng tỏ được ưu thế của mình bằng cách phát triển mạng lưới bán hàng và chế biến cà phê theo phong cách riêng. 2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin : Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm được thông tin thì người đó sẽ chiến thắng trong kinh doanh. Đối với thị trường cà phê, một thị trường luôn biến động thì việc nắm bắt thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, công tác dự báo và cập nhật thông tin thị trường chưa tốt nên trong xuất khẩu cà phê của ta thường không đạt được kết quả tối đa. Trong tương lai, để công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê đạt hiệu quả cao, ngành cà phê và Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp sau: - Thành lập trung tâm giao dịch xuất khẩu cà phê với sự tham gia của các chuyên gia giỏi của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin và khách hàng. - Tạo điều kiện cho các DN tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. - Tổ chức các câu lạc bộ để giúp các doanh nghiệp có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng các phương tiện quản lý thông tin hiện đại như máy vi tính, mạng thông tin để doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với các cơ sở dữ liệu hiện đại trong và ngoài nước. Ngoài ra, ngành cà phê cũng nên dành một phần ngân sách để đầu tư vào việc mua sách báo, thông tin thị trường giá cả về cà phê nhằm tận dụng tốt mọi cơ hội kinh doanh. 2.5. Mở rộng thị trường, tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế Nước ta sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, do vậy khối lượng tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Dự báo trong khoảng 2-3 năm nữa, tình hình thị trường cà phê vẫn ở tình trạng cung vượt cầu, giá cả sẽ tăng nhưng vẫn ở mức bất lợi cho các nước xuất khẩu cà phê. Để tăng được sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu đòi hỏi chúng ta không những chỉ duy trì được các thị trường vốn có mà phải nghiên cứu tiếp cận với thị trường mới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ thị trường. Cụ thể là: - Cần có giải pháp để khôi phục thị trường SNG và Đông Âu vì xuất khẩu sang các thị trường này có nhiều thuận lợi. Đây là thị trường truyền thống đã quen với cà phê Việt Nam nên không mất nhiều công sức để thăm dò và tiếp cận thị trường. Mặt khác, cà phê Việt Nam không có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường này. Hơn nữa, khoảng cách vận chuyển không quá xa, có thể kết hợp hai chiều. Do đó rất thuận lợi để áp dụng phương thức Barter (hàng đổi hàng), xuất khẩu cà phê kết hợp với nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam còn thiếu như sắt, thép, phân bón, săm lốp ôtô... - Đối với những thị trường mới có sức tiêu thụ lớn như Mỹ, Úc, Đức, Pháp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của các thị trường này để thỏa mãn yêu cầu của khách, đảm bảo cho sự ổn định lâu dài trong quan hệ mua bán. - Đối với Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê với số lượng lớn nhưng lại là thị trường rất khó tính. Những năm qua cà phê Việt Nam đã vào được thị trường Nhật Bản nhưng xét về điều kiện địa lý và quan hệ cung cầu thì số lượng cà phê Việt Nam nhập vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này cần chú trọng vào biện pháp nâng cao chất lượng. - Thị trường Trung Quốc cũng là một thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam nhưng chưa được khai thác đầy đủ. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,2 tỷ dân. Họ tập quán uống trà nhưng những năm gần đây do cải cách mở cửa, nền kinh tế phát triển nên ở các thành phố, các khu công nghiệp và các khu du lịch…nhu cầu uống cà phê cũng đã tăng lên. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đều thuận lợi, những khu chợ vùng biên rộng lớn với những chính sách xuất nhập khẩu rất cởi mở. Do vậy, có thể nói cơ hội để cà phê Việt Nam mở rộng thị phần của mình ở thị trường này là rất lớn. Chúng ta cần tận dụng hết những điều kiện thuận lợi trên để nhanh chân đưa cà phê Việt Nam vào thị trường tiêu thụ rộng lớn này. Trên cơ sở hướng mở rộng thị trường như đã phân tích ở trên, để thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường thì yếu tố cần coi trọng hàng đầu là đẩy mạnh hoạt động marketing. Phải nghiên cứu kỹ thị hiếu của từng khu vực thị trường để từ đó tổ chức sản xuất, chế biến và cung cấp đúng loại cà phê mà thị trường cần. Chẳng hạn, ở Đông Âu thích cà phê hỗn hợp mạnh nên cần tăng tỷ trọng Robusta lên ; ở Mỹ thích các loại cà phê đặc sản chất lượng cao (Gourmet Coffee) được quảng cáo dưới nhiều tên khác nhau như Full moon coffee, Real cowboy coffee… ; ở Nhật Bản, người tiêu dùng thích loại cà phê pha trộn, đặc biệt là cà phê đóng hộp và cà phê đá; không nên xuất khẩu cà phê sữa sang Ý bởi vì người Ý ưa dùng đường chứ không dùng sữa, họ cũng không uống cà phê pha nhanh, chế biến sẵn được bán với giá rẻ ở các máy bán lẻ ngoài phố, mà thích mua cà phê bột để đem về tự pha trong gia đình ; lối sống công nghiệp đòi hỏi phải tiết kiệm thời gian nên người Hà Lan và người Đức thì lại ngược lại, có chiều hướng tiêu thụ ngày càng nhiều cà phê pha nhanh. Như vậy, phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể đối với từng thị trường để đưa ra loại cà phê đúng tiêu chuẩn thị trường yêu cầu mới đảm bảo khả năng tạo lập và giữ vững được khách hàng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê. Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hoá thị trường, một mặt chúng ta cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu cũng có nghĩa là giảm bớt rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường, lấp các lỗ hổng của thị trường nội địa, giảm bớt sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài, đồng thời tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Muốn vậy, ngành cà phê phải đầu tư hiện đại hóa công nghệ chế biến để có thể sản xuất ra nhiều loại cà phê như cà phê hoà tan, cà phê hảo hạng…Mặt khác, Hiệp hội cà phê ca caoViệt Nam cần thông qua tham tán thương mại của ta ở nước ngoài đưa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê tham dự các hội chợ triển lãm, đặt các cơ quan đại diện ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Việt Nam đã gia nhập ICO, cũng nên tính đến việc chúng ta tham gia ACPC. Đây là cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn lực, tạo điều kiện củng cố và mở rộng thị trường. 2.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA): Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán, thiếu tập trung. Ngoài sự quản lý của hai đơn vị chuyên trách về cà phê là VICOFA và VINACAFE thì còn một số cơ quan trong các bộ và tổ chức Nhà nước đang chịu trách nhiệm khác nhau đối với hoạt dộng của ngành cà phê. Cách tổ chức này hoàn toàn khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, nó dẫn đến sự chồng chéo trong công tác quản lý sản xuất và điều hành xuất khẩu. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam nhằm thống nhất quản lý về một mối theo hướng sau: - Chuyển giao một số quyền hạn không hẳn là quyền quản lý Nhà nước cho Hiệp hội. Ví dụ: quyền điều hành quỹ phát triển ngành, quyền thống nhất giá bán tối thiểu... đưa VICOFA thực sự trở thành một tổ chức chuyên trách của ngành cà phê. - Bên cạnh đó, nhanh chóng phát triển từ VICOFA một tổ chức liên kết mọi hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.Tổ chức này không chỉ liên kết về mặt kinh tế giữa doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Nó đóng vai trò là một tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ đối với toàn ngành cà phê bao gồm: sản xuất, thị trường, chế biến, xuất khẩu. Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà nó cấp phép và khoản đóng góp thường niên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng nó lại thực hiện các chính sách dưới sự giám sát của chính phủ, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Thương mại... 2.7. Giải pháp cho các doanh nghiệp: 2.7.1. Giải pháp về vốn : Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của ta vốn ít nên không thể găm hàng chờ giá lên cao. Để khắc phục vấn đề thiếu vốn này, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng các cách sau: - Vay vốn của cán bộ công nhân viên dưới hình thức góp vốn, vay với lãi suất ưu đãi hoặc có thể vay từ quỹ phúc lợi. - Tận dụng vốn của người sản xuất bằng cách khuyến khích họ tham gia góp vốn bằng sản phẩm hoặc cho công ty mua chịu với lãi suất thích hợp. Hiện nay ở nông trang, vốn của nông dân rất lớn, qua phương pháp trên mới có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho người sản xuất. - Huy động vốn của xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu… - Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. - Tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. 2.7.2. Tăng cường hoạt động marketing, mở rộng thị trường: Cũng như các ngành nghề khác, khi cả nước bước vào nền kinh tế thị trường và đặc biệt khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế trong xu thế tự do hoá và hội nhập quốc tế, khu vực thì hoạt động marketing càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động marketing không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh sản phẩm với các bạn hàng mà còn là tiền đề xây dựng hệ thống kênh phân phối sao cho hiệu quả nhất. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, trước những biến động hết sức không thuận lợi của thị trường cà phê thế giới, các nhà sản xuất cà phê Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động này. Có thể tập trung vào một số hoạt động cụ thể sau: a. Tổ chức công tác thăm dò, tìm hiểu thị trường: Nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ một chủ thể sản xuất kinh doanh nào khi tham gia thương mại quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Từ nghiên cứu này doanh nghiệp sẽ có những kết luận cụ thể nhằm có kế hoạch đầu tư hơn nữa vào những khâu cụ thể của quá trình sản xuất, chế biến để có thể đưa ra những sản phẩm thích ứng với từng loại thị trường cũng như các giải pháp để thâm nhập vào thị trường đó. Để thăm dò thị trường thành công, doanh nghiệp cần dành một khoản tiền nhất định để mua thông tin, cử cán bộ trực tiếp sang tìm hiểu thị trường. b. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, khuếch trương sản phẩm Các hoạt động xúc tiến, khuếch trương sản phẩm bao gồm các biện pháp như quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng… được sử dụng để thông tin về những hàng hóa nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình để có thể bán được nhiều hàng hơn và hơn hết là chúng ta có thể giới thiệu sản phẩm, nâng cao uy tín sản phẩm của mình với khách hàng. Do không có kinh nghiệm trong môi trường cạnh tranh nên ngành cà phê Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào hoạt động này. Trong khi chất lượng cà phê xuất khẩu của ta chưa có uy tín trên thị trường quốc tế thì sự thiếu kinh nghiệm và thiếu các dịch vụ, hoạt động xúc tiến, khuếch trương đã càng làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng. Do đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của mình thông qua các hoạt động như: - Mở rộng hoạt động quảng cáo về sản phẩm cà phê Việt Nam với thế giới với những thông tin trung thực, hình ảnh hấp dẫn gây ấn tượng. - Tiến hành mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn có nhu cầu cà phê lớn. Nên bắt chước các nước xuất khẩu cà phê khác thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài mặc dù việc này khá tốn kém nhưng cái lợi thu được sẽ không nhỏ. Phần lớn cà phê của Việt Nam xuất cho các nhà thu mua nước ngoài, các công ty này mua cà phê Việt Nam về sơ chế rồi bán cho các nhà rang xay cà phê, nghĩa là Việt Nam không liên hệ trực tiếp với các nhà rang xay mà phải qua trung gian. Về lâu dài, các nhà rang xay mới là nơi tiêu thụ ổn định (vì họ phải hoạt động theo chính sách, quy mô của nhà máy họ). Chính vì vậy, việc đặt văn phòng sẽ tạo điều kiện để giới thiệu trực tiếp cà phê Việt Nam với những nơi tiêu thụ này. - Việc đưa các thông tin về ngành sản xuất cà phê Việt Nam bằng tiếng nước ngoài qua các trang Web trên mạng cũng cần được quan tâm hơn nữa để có được sự phong phú về nội dung thông tin, hấp dẫn sự quan tâm của các đối tác nước ngoài. - Tổ chức các hội nghị khách hàng định kỳ theo từng mùa vụ, tham gia các hội chợ triển lãm. - Đẩy mạnh các hoạt động trước và sau bán hàng như hướng dẫn sử dụng, kiểm tra chất lượng sau bán hàng. Những hoạt động trên sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, chất lượng cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.7.3. Đa dạng hóa sản phẩm Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng có chất lượng cao là một trong những chiến lược thường xuyên được các nhà sản xuất sử dụng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới. Như chúng ta đã biết, cà phê ngày càng trở thành đồ uống quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên ở mỗi một nơi lại có cách chế biến, pha chế, thưởng thức khác nhau theo những khẩu vị khác nhau. Chúng ta đã có những giống cà phê có hương vị tự nhiên thơm ngon, hơn nữa nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép chúng ta có thể trồng được nhiều chủng loại cà phê khác nhau. Do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để thực hiện chiến lược đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Cụ thể: - Không chỉ xuất khẩu một loại cà phê nhân sống như hiện nay mà phải tăng cường đầu tư cho sản xuất cà phê chế biến dành cho xuất khẩu thì mới có thể tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê. - Sản xuất cà phê hảo hạng (Gourmet Coffee) và cà phê hữu cơ (Organic Coffee). 2.7.4. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam "Chất lượng cà phê Việt Nam không thua kém gì cà phê Braxin, nhưng vì không có thương hiệu nên không thể cạnh tranh được". Ông Rolf Sauerbier-giám đốc tiếp thị của công ty Craft Foods, một hãng cà phê nổi tiếng của Đức nhận định như vậy. Chính vì vậy, công ty này không mua cà phê của Việt Nam với giá cao hơn được. Nghịch lý đã xảy ra, Việt Nam xuất khẩu cà phê nguyên liệu, để rồi phải trả ngoại tệ để nhập khẩu các thành phẩm cà phê của chính Việt Nam. Càng ngày các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng, một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu. Trên thực tế, mặc dù hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết đấy là hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là thiếu tên thương hiệu. Trong khi đó, những nước xuất khẩu nông sản cạnh tranh với ta như Thái Lan lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Gạo của Thái Lan được đóng gói có nhãn mác đầy đủ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái, thậm chí cả tiếng Việt. Gạo của Thái Lan đã thâm nhập vào các kênh phân phối ở hệ thống siêu thị, các cửa hàng của Việt Nam, Hoa kiều tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, một số sản phẩm có tên tuổi của Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm hại thương hiệu nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Trong thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm khi các thương hiệu như thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên đã bị các đối thủ đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu ở một số thị trường nước ngoài. Các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Hàn Quốc, mỗi sản phẩm đều gắn với một thương hiệu nổi tiếng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng tới nay vẫn chưa có thương hiệu về cà phê. Trong thời gian tới cần xây dựng một chương trình mang tính quốc gia để tôn vinh các thương hiệu Việt Nam và xây dựng uy tín của nhãn hiệu Việt Nam, trong đó có mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới. Chương trình này sẽ lựa chọn một số công ty đã có sản phẩm đạt chất lượng quốc tế tham gia. Những công ty được chọn sẽ được phép dán biểu trưng là một chương trình quảng cáo ra nước ngoài về công ty và các sản phẩm được dán biểu trưng, mục đích là tăng cường nhận biết của người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu trên thế giới, để họ có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn đối với sản phẩm cà phê của Việt Nam. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT Từ những phân tích về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua, tác giả xin có một số kiến nghị như sau: 1. Nhà nước cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý. Cho phép các doanh nghiệp cà phê lớn, kinh doanh có hiệu quả được quyền tích luỹ tập trung tư bản để có nguồn vốn lưu động đủ mạnh, chủ động thu mua sản phẩm của người sản xuất và làm tốt các hoạt động xuất khẩu. 2. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. 3. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cao để các doanh nghiệp này có đủ mạnh về tài chính, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, có điều kiện, khả năng để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Đồng thời nghiên cứu các hình thức hỗ trợ vốn để các chủ vườn cà phê, các đơn vị chuyên doanh cà phê ở địa phương có điều kiện đầu tư phát triển mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động. Chính sách thuế đối với người sản xuất và xuất khẩu cần phải hợp lý, linh hoạt. Cụ thể là thuế đất nông nghiệp cần định ra theo hạng đất. Không nên căn cứ theo năng suất thực thu hàng năm trên mảnh đất đó để khuyến khích người sản xuất đầu tư tăng năng suất cây trồng. 4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê. 5. Ngành cà phê cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thế giới. 6. Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài, đồng thời tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thâm canh và mở rộng sản xuất cà phê nhất là trong khâu chế biến đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. 7. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh. 8. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp cà phê và nhất là đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu có đủ điều kiện, năng lực trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh cà phê. KẾT LUẬN Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Công trình nghiên cứu với đề tài “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy” đã căn cứ vào thực trạng của ngành cà phê trong thời gian qua từ đó nêu lên sự cần thiết và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam . Đề tài nêu trên đề cập đến nội dung khá rộng, khó và phức tạp, rất cần sự quan tâm của nhiều cấp và nhiều ngành hữu quan. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên công trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc
Luận văn liên quan