Xuất khẩu tư bản - ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Theo Lênin, điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm điển hinh của chủ nghĩa tư bản mới trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản. Chủ nghĩa tư bản là nền sản xuất hàng hoá ở mức độ phát triển cao nhất khi mà chính ngay sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Sự phát triển của trao đổi trong nước và đặc biệt là trên quốc tế là một đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau, của các ngành công nghiệp khác nhau và của những nước khác nhau là điều không tránh khỏi trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo Lênin: Nếu chủ nghĩa tư bản có phát triển được nông nghiệp là lĩnh vực hiện nay, ở mọi nơi, vẫn còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp, nếu chủ nghĩa tư bản có thể nâng cao được mức sống của quần chúng nhân dân là những người hiện nay, ở khắp các nước vẫn còn thiếu ăn và nghèo khổ, mặc dù kỹ thuật phát triển rất nhanh nhưng vẫn không thể nào có chuyện tư bản thừa được. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn còn được dùng không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì thế sẽ đi đến kết quả là làm giảm bớt lợi nhuận của mọi tư bản mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài vao những nước lạc hậu

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 47939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất khẩu tư bản - ý nghĩa lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.Xuất khẩu tư bản vị trí: đối tượng nghiên cứu: ppnc: Nội dung: Theo Lênin, điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm điển hinh của chủ nghĩa tư bản mới trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản. Chủ nghĩa tư bản là nền sản xuất hàng hoá ở mức độ phát triển cao nhất khi mà chính ngay sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Sự phát triển của trao đổi trong nước và đặc biệt là trên quốc tế là một đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau, của các ngành công nghiệp khác nhau và của những nước khác nhau là điều không tránh khỏi trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo Lênin: Nếu chủ nghĩa tư bản có phát triển được nông nghiệp là lĩnh vực hiện nay, ở mọi nơi, vẫn còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp, nếu chủ nghĩa tư bản có thể nâng cao được mức sống của quần chúng nhân dân là những người hiện nay, ở khắp các nước vẫn còn thiếu ăn và nghèo khổ, mặc dù kỹ thuật phát triển rất nhanh nhưng vẫn không thể nào có chuyện tư bản thừa được. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn còn được dùng không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì thế sẽ đi đến kết quả là làm giảm bớt lợi nhuận của mọi tư bản mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài vao những nước lạc hậu… Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao vì tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ. Sở dĩ có thể xuất khẩu được tư bản là vì một số nước lac hậu đã bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì trong một số ít nuớc chủ nghĩa tư bản đã “quá chín” và tư bản thiếu địa bàn đầu tư “ có lợi” (trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, quần chúng nghèo khổ). Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã được đầu tư. Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây ra một sự ngừng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản, thì việc đó lại làm cho CNTB phát triển rộng và sâu thêm trên toàn thế giới mà thôi. Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu được một số “khoản lợi” nào đó, và tính chất của những khoản lợi này làm sáng tỏ trưng của thời đại tư bản tài chính và độc quyền. Theo ông, Tư bản tài chính đã tạo ra thời đại của các tổ chức độc quyền cũng thực hành những nguyên tắc độc quyền. Việc dùng những “mối liên hệ” để ký kết có lợi đã thay thế cho sự cạnh tranh trên thị trường công khai. Tình hình xuất khẩu tư bản ở việt nam trong tình hình hiện nay. Thuận lợi Trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của VN có cơ hội có mặt trên thị trường thế giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường VN. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học côg nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản lý mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Gia nhậpWTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hoá của VN được đối xử bình đẳng như hàng hoá của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp của VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách thua kém về tài và lực, nâng cao vị thế của doanh nghiệp VN ngang bằng với doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường hội nhập nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọg của mẫu mã, chất lượng hàng hoá, mạnh dạn trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp VN tăng Khó khăn Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả, tính cạnh tranh của giá cả còn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ động trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá. Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn cón ít nên việc thu mua, dự trữ hàng hoá còn hạn chế, đấy cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định gá. Hơn nữa do có khả năng xoay chuyển vốn lưu động còn thấp khiến cho doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng cạn vốn mặc đù đã thế chấp tài sản để vay ngân hàng vẫn không đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp Đa số doanh nghiệp VN còn chưa thể đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy đinh về chất lượng. Trước hội nhập kinh tế toán cầu, làn sóng nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ, thì tất cả các nước phải có các chiêu bài để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, một trong những chiêu bài đó là đề ra những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt này. Sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu chi phí nguyên vật liệu cao, năng suất lao động thấp do đó chi phí kinh doanh cao nên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có nguồn lực để phát triển. Không thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp như: vận chuyển hàng hoá, dịch vụ hải quan, ngân hàng, luật sư đại diện. Hầu hết các danh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật, thông lệ quốc té, thiếu thông tin và không tích cực tìm hiểu những quy định của các nước nhập khẩu hay những quy định của tổ chức thương mai thế giới mà VN giờ đây đã là thành viên thứ 150. CHính sự thiếu hiểu biết này đã gây không tít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu VN, làm hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như việc nước ta từng bị kiện bán phá giá các tra, cá basa, tôm (DN Mỹ kiện), giày da (DN EU khởi kiện), nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng nhãn hiệu. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu VN Tích cực đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp VN. DN xuất nhập khẩu VN còn thiếu nhiều thông tin về các công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại…Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đỏi mới công nghệ như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn, làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại, qua đó doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó tránh gây lãng phí. Thực hiện cổ phần hoá các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Chú trọng đầu tư vào con người giúp người lao động lẫn người quản lý có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại Để đẩy manh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lước mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phù hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dừng thương hiệu vững chắc nhằm khẳng định vị thể của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quan trọng giữa cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực tiến hành các hoạt động xức tiến thương mại. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Những biến động dù rất nhỏ nhưng nếu không tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo xu hướng tiếp diễn và có biện pháp phòng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng là rất lớn. Khi hội nhập, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau không những giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh mà giảm khả năng cạnh tranh mà còn đe doạ đến sự sống còn của chính doanh nghiệp đó. Giò đây, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi phải liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra sản phẩm một cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra. 1.Đặc điểm thứ nhất của CNĐQ: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền. Vị trí: Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Nội dung: *Hiện tượng đánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang độc quyền. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. V.I.Lênin đã tiếp tục phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ăngghen và khẳng định, vào cuối TK XIX đầu TK XX, chủ nghĩa tư bản và phát triển lên giai đoạn mới cao hơn – giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân sau - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. - Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuât, sự tác động của quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. - Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số lượng tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. Lênin viết: “Hàng vạn xí nghiệp thật lớn chiếm hết cả, còn hàng triệu xí nghiệp nhỏ thì chẳng có gì” và “gần một nửa tổng số sản xuất trong nước mà lại do một phần trăm tổng số xí nghiệp cung cấp” (trang 397, 398). - Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản. - Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tâp trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Từ những nguyên nhân trên, Lênin khẳng định: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”. Cạnh tranh tự do biến thành độc quyền là hiện tượng nổi bât, đánh dấu sự chuyển biến từ CNTB cũ sang CNĐQ, đánh dấu sự biến đổi về chất trong bản thân quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó Lênin nhấn mạnh: “Cạnh tranh biến thành độc quyền, đó là một trong những hiện tượng quan trọng - nếu không phải là hiện tượng quan trọng nhất – trong nền kinh tế của CNTB hiện đại” (trang 398). *Sự phát triển của độc quyền qua các hình thức: Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Lênin rút ra quy luật là tập trung sản xuất tất yếu dẫn đến độc quyền, Lênin tiếp tục đi sâu nghiên cứu các hình thức tổ chức độc quyền ở thời kỳ đó: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tơ-rớt và Công-xoóc-xi-om. Người chỉ rõ sức mạnh, vai trò của các độc quyền cà các mối quan hệ nhân quả do sự thống trị của chúng sinh ra. Các-ten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán…Các nhà tư bản tham gia Các-ten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Xanh-đi-ca là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cacten. Các xí nghiệp tham gia vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị chung của xanhdica đảm nhận. Mục đích của xanhdica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Tơrớt là một hình thức độc quyền ca hơn cacten và xanhdica, nhằm thống nhất giá cả về sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị thống nhất quản lý. Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành những cổ đong thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. Công-xooc-xi-om là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia Công-xooc-xi-om không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tơrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Một công-xooc-xi-om có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch xù. Những biểu hiện mới của tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền trong thời đại ngày nay. Sự xuất hiện các công ty đôc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang ở cả trong và ngoài nước. Từ đó những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời. Đó là các Consơn và các Conglôlơmêrết. -Consơn: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các độc quyền và sự biến động nhanh chóng của thị trường thị việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản. Hơn nữa, hình thức độc quyền đa ngành còn là kết quả của sự chuyển hoá, thay thế các tơrớt để đối phó với luật chống độc quyền ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa -Conglôlơmêrết: Là hình thức tổ chức độc quyền xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đó là sự kết hợp vài ba chục những hãng vừa và nhỏ không có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của Conglôlơmêrết là chiếm đoạt lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoán. Do vậy, phần lớn các Conglôlơmêrết dễ bị phá sản nhanh hoặc chuyển thành các consơn. Tuy nhiên một bộ phận các Conglôlơmêrết vẫn tồn tài vững chắc bằng cách kinh doanh trong lĩnh vực tài chính trong nhhững điều kiện thường xuyên biến động của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, ở các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều công ty vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký ở các nước tư bản phát triển. Trong những ngành mới như tin học, chất dẻo, điện tử, các hãng nhỏ chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do: một là, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho phép tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công, nhất là trong các ngành sản xuất ô tô, máy bay, cơ khí, dệt. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh như: nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị trường, mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, dễ đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung. Ngoài ra, độc quyền cũng xh ở những nước đang phát triển. Đó là kết quả của sự thâm nhập cua các công ty xuyên quốc gia vào các nước này và sự ứng dụng những thành tựu ha học - kỹ thuật hiện đại khiến cho một xí nghiệp hoặc một công ty cũng đủ sức mạnh chi phối việc sản xuất và tiêu thụ của cả một ngành mới và đời ở một nước đang phát triển và tới mức độ nhất định có thể bành trướng ra bên ngoài. Các tổ chức độc quyền ra đời luôn có xu hứơng bành trướng quốc tế. Trong điều kiện hiện nay,xu hướng của chúng là trở thành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là biểu hiện mới của độc quyền và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu tư bản- ý nghĩa lý luận và thực tiễn.doc
Luận văn liên quan