Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Sau thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được sự cách tân về nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật.; và nổi bật trong đó là thủ pháp lạ hoá bằng những yếu tố kỳ ảo, huyền thoại. Tăng cường yếu tố kỳ ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết thời kỳ này. Các nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Lợi thế đặc biệt của cái kỳ ảo đã được phát huy để nhà văn có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống và thế giới tinh thần của con người như: tín ngưỡng, tôn giáo, tình dục. Tuỳ theo sở trường và cảm nhận riêng, mỗi nhà văn lại tìm đến những cách thức phản ánh cuộc sống khác nhau, những phương thức “lạ hoá” khác nhau.

pdf102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ngã lăn ra đất, chân tay co quắp lại. Miệng lão sùi bọt trắng ở hai bên khóe. Con rồng được đặc tả chi tiết từng bộ phận, dáng hình, hơi thở và cả trạng thái và lặp đi lặp lại là hình ảnh con rồng rập rờn bay lượn trong vũ trụ, bầu trời bao la. Đó là biểu hiện của ý nghĩa biểu tượng phương Đông theo biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo nhất. Kinh Dịch nói rằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 “máu nó màu đỏ và vàng, là những màu nguyên thủy của Trời và Đất. Sáu vạch của quẻ Càn theo truyền thống là thể hiện giai đoạn của sự hiển lộ, không hành động, đến con rồng bay lượn, quay trở về với bản nguyên” [20;780]. Hình ảnh con rồng hiện lên qua những điểm nhìn, không gian, thời điểm khác nhau và là biểu tượng đa nghĩa. Với mỗi người nó mang đến một ý nghĩa riêng, ông Khánh hân hoan trong niềm giao cảm, bà Khánh sợ hãi, Thắng pha chút ngạc nhiên rồi trở lại tâm thế bình thường, lão Bính vừa sợ hãi vừa khao khát. Hình ảnh con rồng bay lượn trong không trung thể hiện ước vọng của mọi người được tự do. Con người muốn tìm đến một không gian rộng lớn, trong sạch để tự do tung hoành và bỏ lại sau lưng tất cả dư vị đắng cay của cuộc đời. * Cánh bƣớm Xuất hiện trong tiểu thuyết Ngồi là hình ảnh lặp đi lặp lại của con bướm, người đầu tiên và cũng là người thường xuyên nhất nhìn thấy sự hiện diện của nó là nhân vật Khẩn. Lần đầu tiên con bướm hiện diện trong tư thế ẩn hiện chập chờn “Cái mẩu trắng thò ra một góc hình tam giác, hơi cong lên không biết vì bị người bẻ hay vì gió làm. Khẩn cố gắng bình tĩnh cúi xuống định kéo tờ giấy ra nhưng nó vụt lẩn mất như một con vật” [7;36]. Lần thứ hai, nó hiện rõ cả hình dáng và sắc màu “Khẩn khẽ khàng mở khóa cửa sắt và nhìn thấy một con bướm trắng tuyền nằm thoi thóp” [7;38]. Theo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới thì Nhật Bản quan niệm bướm là những vong linh phiêu lãng, chúng báo hiệu có người tới thăm hoặc có người thân thuộc chết. Bướm có ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi sinh và Phân tâm học cũng nhìn thấy biểu tượng của sự tái sinh ở con bướm. Truyện ngụ ngôn của người Baluba là Luabua ở xứ Kasai “con bướm đi từ sống đến chết theo chu trình của con bướm: thời thơ ấu nó là một con sâu nhỏ, khi trưởng thành là một con sâu lớn, khi già là một con nhộng, mồ của nó là cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 kén, mà từ đấy, linh hồn của nó bay ra dưới dạng một con bướm. Sự đẻ trứng của con bướm là biểu hiện của sự hóa kiếp” [16;113]. Vì vậy sự xuất hiện đột ngột của con bướm trong nhà Thúy với những chi tiết kỳ lạ khiến Thúy, Khẩn đều có cảm giác có một hơi thở rất nhẹ, thấy một khuôn mặt hốc hác thấp thoáng in bóng trong đó, những cảm giác là lạ... Đó chính là hồn ma của Quân – chồng Thúy hiện về. Anh đã quay trở về thăm nhà dưới lớp vỏ bề ngoài là hình dạng con bướm. Con bướm ấy đã mách bảo cho Thúy sự sống còn của chồng mình và như oán trách thái độ, trách nhiệm thờ ơ vô tâm của một người vợ thiếu chung thủy và sự tha hóa xuống cấp về đạo đức lối sống. Thúy sợ hãi, run rẩy “Thúy quay phắt lại đưa mắt theo tay Khẩn, mặt trắng bợt. Trên góc nhà con bướm vẫn chụm hai cánh vào nhau, đôi râu nhỏ bé mảnh mai của nó chĩa ra hai phía, phần đầu cong xoắn vào giống như tay của những dây leo” [7;175] rồi “Thúy trân trối nhìn con bướm thoi thóp nằm nghiêng trên sàn nhà, thở không ra hơi... Tiếng kêu của Thúy thất thanh, phẫn nộ và Khẩn cảm tưởng có ai đó đã trở về, đứng trong phòng này chen giữa mình với Thúy” [7;176]. Nếu quan sát kĩ những lần xuất hiện của bướm ta thấy ẩn nấp đâu đó bóng dáng, khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh của một linh hồn “Cái thân khía những đường vòng màu vàng nhạt của con bướm run lên nhưng chỉ run lên thế mà không hề có ý định quẫy đảo, cất cánh” [7;177]. Hồn ma của Quân đã hiện về giữa cõi trần nhưng sau đó tủi cực nhận ra sự có mặt của mình trên cõi đời này là vô nghĩa, con bướm chấp nhận tìm về đúng chỗ của nó ở một thế giới hư vô. Nó chỉ run lên đau đớn rồi thất vọng và không còn ý định tìm nơi trú ngụ chốn dương gian bởi nhận thấy một xã hội loài người dường như đang thay đổi, đang dần đi đến sự tha hóa về nhân tính. Cánh bướm hay linh hồn người chết đã trở về, tuy mong manh nhưng cũng đủ gợi bao điều suy nghĩ về cách ứng xử, quên nhớ trên cõi đời này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 3.2.2. Môtip trần thuật Môtip là “thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; môtip có thể được phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” [16;204]. Nguyễn Bình Phương đã sử dụng khá nhiều môtip văn học. Đó là môtip giấc mơ, môtip linh cảm để góp phần tạo nên gam màu kỳ ảo trong tiểu thuyết của mình. * Môtip giấc mơ Văn học ở mọi thời đại người ta đều mượn giấc mơ để thể hiện quan niệm nhân sinh, nhân thế. Tâm lý con người càng phát triển thì giấc mơ càng nhiều dạng, phức tạp, bởi “Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm... Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [20;17). Trình độ nghệ thuật văn chương càng nâng cao thì thủ pháp “giấc mơ” càng biến ảo linh hoạt. Nhiều nhà văn thành công ở mảng này như Kafka, Ionesco rồi Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh... Nguyễn Bình Phương đóng góp vào sự thành công qua miêu tả giấc mơ của người điên, giấc mơ của nhân vật kỳ ảo. Thế giới tinh thần của con người vốn bí mật và phức tạp. Ngoài phần ý thức con người còn có vô thức, tiềm thức và tâm linh. “Giấc mơ thường được coi là sự tái hiện suy nghĩ của con người dưới dạng không tự giác, giấc mơ còn là điềm báo trước tương lai” [30;49]. Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương thì giấc mơ với những điềm báo, dự báo, thần giao cách cảm xuất hiện thường xuyên. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương luôn sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn. Giấc mơ của Tính, của Hiền trong Thoạt kỳ thủy hiện lên với đầy đủ nền cảnh, âm thanh và cả xúc cảm, hành động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Bảng3.2. Hình ảnh những giấc mơ của Tính, Hiền trong “Thoạt kỳ thủy” Chủ thể Không gian, bối cảnh Hành động, âm thanh Tính chất Tính - Tự dưng núi Hột đến, lững thững choán hết tất cả. Nặng, khó thở. Người điên cười u ú, răng nhe ra. Bố cười, huơ chai rượu đòi nhốt Tính vào trong. Tính sợ, thét lên. Có hệ thống, lôgic - Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện. Ông Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu hóa thành ông Khoa. Biến hoá - Máu lênh láng tràn từ núi xuống dìm ngập đất. Thằng bé cười ằng ặc Đá vỡ, nổ to như sấm. Ám ảnh máu - Con đường sâu hun hút. Một con dao chọc tiết lơ lửng giữa trời. Có tiếng gào rất to. Sự hủy diệt Hiền - Mặc áo mới đi tìm rau vừng, thấy một con trâu mặt người. Sợ, thét lên Sự bí hiểm của con người - Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi. Hiền sợ, chạy về. Vấp ngã. Thơ mộng - Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống... Người cởi trần, đóng khố. Ông ta nhìn Hiền, cười. Hiền chạy tìm nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt: Tôi khổ lắm. Khát khao dục vọng Những giấc mơ ma mị lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” gợi cho ta thấy số phận bé nhỏ, đơn độc và xót xa của con người. Qua những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 giấc mơ bị biến dạng chúng ta thấu hiểu những tâm sự, trăn trở, ám ảnh của nhân vật. Con người bên trong con người được phơi bày một cách chân thực, cụ thể qua những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Tiểu thuyết Ngồi của nhà văn cũng tạo dư âm về cái kỳ ảo qua môtip giấc mơ. Trong giấc mơ, Khẩn lạc vào một không gian hoàn toàn xa lạ, thấy: “một người đàn bà quần áo nhàu nát, chân đất, tóc xõa, khuôn mặt lờ mờ lạnh ngắt với cái miệng hé ra vì ngậm một chiếc đũa nằm ngang... Chiếc đũa ngậm ngang miệng bà già hơi cựa quậy khiến Khẩn tập trung ánh mắt vào đó rồi nhận ra mặt bà già vàng ệch như xát nghệ. Một xác chết” [7;67]. Hình ảnh đó là trường hợp bà nội Nhung mất lúc 3 giờ sáng trong tư thế giống như trong giấc mơ của Khẩn. Sau đó Khẩn lại nằm mơ thấy bà ấy hiện về “Bà già vẫn lởn vởn trong bóng tối hỏi có nhận ra bà không, Khẩn bảo bà chết rồi cơ mà, bà già lắc đầu cái miệng móm mém cắn chặt chiếc đũa, chiếc đũa sáng lên như một bóng điện nê ông nhỏ bé xinh xắn soi tỏ khuôn mặt nhầu nát nghễnh ngãng của bà, người sống với người chết cũng như người ngồi xem vô tuyến với người đang ở trong vô tuyến” [7;70]. Khi Quân mất tích, mọi người vẫn giấu bố mẹ Quân về việc mất tích của anh. Họ nói dối rằng anh đi công tác nhưng đêm đêm bố mẹ anh lại nằm mơ thấy Quân mình mảy đầy máu và đi lang thang ở rìa sông. Phải chăng giữa những người ruột thịt họ có một sợi dây tinh thần gắn nối, có mối thần giao cách cảm lạ kỳ? Trong Người đi vắng, ông Điều nằm mơ đi vào khu rừng có cây Đắng Cay, thấy một con đường mờ ảo thấp thoáng đi thẳng xuống lòng đất và rút cục ông đã đi đi mãi mà không ai biết ông đã đi đâu. Rồi, Sơn trước hôm chết đã nằm mơ “hắn đi vào một vườn mía bầu... Ở mỗi đốt mía có một chiếc mầm, một con mắt méo mó dị dạng ẩn chứa sự nguy hiểm... đột nhiên toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn bỗng rời ra” [4;250]. Sơn chết rồi, Kỷ nằm ngủ và mơ thấy Sơn về trong bộ dạng mặt mũi sưng vều, bầm dập, Sơn về đứng khóc ngoài sân: “ – Em đi đây – Giọng Sơn rầu rĩ, hơi méo – Họ đang chờ ngoài kia. - Thế mình tao ở lại à? Kỷ thở hắt ra. - Chả thấy cái dàn Com-pắc đâu cả. Họ giấu kỹ quá. Em lạy anh em đi đây. Sơn quỳ sập xuống vái Kỷ ba vái rồi phất áo đi vùn vụt ra ngõ” [4;366]. Hồn Sơn đã về để báo mộng cho anh mình biết mình đã chết và vẫn tức tưởi, ấm ức vì cái chết oan ức của mình. Hay trong Thoạt kỳ thuỷ, bà Liên bảo mấy hôm nay toàn mơ thấy máu và bà dự cảm sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra. Dân gian ta vẫn truyền nhau mơ thấy máu là điềm rất độc, sẽ có điều xấu xảy ra với người thân trong gia đình mình. Điều này thường được nhiều người thừa nhận coi như một phần của đời sống tâm linh. Biểu hiện “điềm xấu” sau giấc mơ của bà Liên là tai hoạ xảy ra với gia đình bà, Tính con trai bà đã gây họa rồi tự sát. Cụ Trường trong Những đứa trẻ chết già có một giấc mơ định mệnh, gặp một người bác và được bác giao cho một sứ mệnh thiêng liêng của cả dòng họ. Đó là phải biết hi sinh, phải giả vờ hấp để che giấu thiên hạ, phải lấy vợ là người cùng họ, không được có con, phải trông giữ quả đồi có kho báu và không cho ai dặt chân lên quả đồi đó... Một định mệnh khủng khiếp đã phá hủy cả một gia đình, một dòng họ để kết thúc giống như giấc mơ của cụ: cụ mơ thấy mình được gặp ông tổ của dòng họ nhưng đã không thể lý giải được chữ “khởi thủy thiên hạ” mà cụ tổ đưa ra, dù biết dòng họ nào đọc được chữ đó thì trị vì thiên hạ. Giấc mơ đã báo trước dòng họ cụ không có phúc để thờ hai chữ đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Trước Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp... đã chú ý xây dựng những chi tiết giấc mộng để thể hiện quan niệm nghệ thuật về linh cảm của con người. Ví dụ như cơn ác mộng kinh khủng của ông Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường: Cái chết đầy oan khuất, tức tưởi của bà Son còn ám ảnh như một sự chất vấn lương tâm đối với người đang sống. Sắc thái của những giấc mộng khác nhau, khi hiện hình rõ nét tới từng chi tiết cụ thể, có khi chỉ là giấc mơ mông lung huyền bí. Nguyễn Bình Phương đã tiếp nối và khám phá “bí mật tâm lý” từ những giấc mơ. Con người ta rơi vào những cơn mộng mị ma quái khi tâm hồn bị ám ảnh, dằn vặt về khổ đau, mất mát, tội lỗi, sống trong trạng thái bất an, lo sợ. Những giấc mộng, thần giao cách cảm, điềm báo linh ứng còn đang tiếp tục được khoa học nghiên cứu. Nhưng chắc chắn rằng, văn học nghệ thuật từ xưa tới nay và mai sau sẽ vẫn sử dụng mô típ những giấc mộng - dự báo, không nhằm tuyên truyền mê tín dị đoan, mà nhằm khái quát cuộc sống từ nhiều góc độ và góp phần điều chỉnh căn bệnh chủ quan duy ý chí của con người. Bởi: “Hẳn những người viết ý thức được rằng nghệ thuật sẽ đi vào lòng người giàu sức ám ảnh hơn nếu chỉ cái mơ hồ của nghệ thuật mới có thể diễn tả cái mơ hồ của đời sống một cách độc đáo nhất” [30;52]. * Môtip linh cảm Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Ngôn ngữ học Việt Nam): “Linh cảm là cảm thấy bằng linh tính”. Con người có một khả năng kỳ lạ mà khó lý giải đó là linh cảm – khả năng nhận biết bằng trực giác, cảm giác, bằng sự mẫn cảm, một “giác quan thứ sáu” đặc biệt để dự báo, tiên đoán. Các nhà văn là những người rất nhạy cảm nên họ thường truyền dẫn cho nhân vật của mình những khả năng đặc biệt ấy để tạo nên sức hấp dẫn cho hình tượng. Linh cảm là một dạng biểu hiện của đời sống tâm linh, là năng lực kỳ lạ giúp con người có khả năng nhận biết, thấu hiểu, tiên tri, dự cảm trước được sự kiện hay thần giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 cách cảm với người âm... Đó là những khả năng siêu phàm kỳ lạ mà khoa học ngày nay chưa giải thích được triệt để. Hai chữ “tâm linh” không còn xa lạ với chúng ta nhưng bí ẩn mà nó tạo ra có sức hút với con người ở mọi thời đại. Mỗi giai đoạn lịch sử, người ta có cách lý giải khác nhau về vấn đề này song tựu trung lại đó vẫn là một vùng "thiêng" và "lạ" đòi hỏi sự nghiên cứu chính xác, khoa học. Ở nước ta gần đây, người ta nói nhiều tới vấn đề ngoại cảm, tâm linh khi tìm mộ liệt sĩ hoặc tìm người mất tích, thất lạc từ lâu. Hòa trong dòng chảy của đời sống đương đại, văn xuôi sau 1975 cũng đề cập nhiều tới vấn đề này ở những phương diện khác nhau. Mỗi nhà văn đi vào khai thác những khía cạnh riêng bí ẩn của “tâm linh”, không vì mục đích đáp ứng sự hiếu kỳ của người đọc mà họ muốn hướng tới sự khám phá ngày càng sâu sắc về con người. “Đó là những gì thuộc về một cõi miền sâu thẳm, hư ảo, chập chờn, vượt khỏi khả năng kiểm soát của ý thức nhưng cơ bản vẫn gắn với thế giới tinh thần của con người, là khả năng bí ấn của con người mà khoa học duy lý chưa thể giải thích” (43;40). Là "người trôi dạt trong thời đại”, Nguyễn Bình Phương có cảm nhận sâu sắc về thế giới tinh thần, con người và khám phá nó ở bề sâu "linh cảm". Linh cảm là một đặc điểm không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chi phối và quyết định hành động và số phận của nhiều nhân vật. Trong Những đứa trẻ chết già, ở phần “Vô thanh” (III) một nhân vật tên là Chí trước hôm chiến đấu thì đột ngột thay đổi thái độ, giả vờ ốm, không muốn ra trận. Chí đã biện minh: “Tao linh cảm có điều không lành sẽ đến với mình. Tao mơ thấy cây si...” [3;93] (cây si nơi đầu làng của ông là biểu tượng của sự chết chóc, nơi có nhiều bóng ma rình rập) và sau đó Chí đã bị tử thương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Một nhân vật khác là Bào mù luôn nghe rõ và cảm nhận được bước chân của người lạ, tiếng xe trâu và tiếng của con thú lạ. Bên cạnh đó còn có linh cảm đặc biệt của con người ở hai thế giới, hai dòng thời gian khác nhau. Ông Trình từng răn đe Hải: “Không cẩn thận, người đàn bà đó sẽ bị chết vì cậu mất” [3;149] và quả thật sau đó ít hôm người đàn bà tên Lanh đó bị chính chồng mình là Quý cụt xiên nhầm. Hải cũng từng linh cảm có điều không lành sẽ xảy ra với gia đình mình và ông Trình. Mọi người đều có những trực giác dự cảm bất an về sự việc sẽ xảy ra trong khoảng thời gian sắp tới, một phần là do sự phức tạp của cuộc sống, một phần do cảm quan, sự nhạy bén của giác quan con người. Trong tiểu thuyết Người đi vắng, hầu hết các nhân vật đều luôn sống trong linh cảm: Khi cụ Điển vừa bước ra cửa thì thấy một con chim sẻ sa thẳng xuống trước mặt, con chim giãy giụa mấy cái rồi nằm im. Linh tính không sai về thảm kịch sẽ xảy ra với cháu dâu - Hoàn, vợ Thắng - bởi cụ là người từng trải và đầy kinh nghiệm, biết hiện tượng “chim sa cá nhảy” là điềm báo xấu sẽ đến. Thắng cũng linh cảm được chuyện chẳng lành đối với Hoàn ngay khi Hoàn đang ngon giấc: “Đột nhiên Thắng nghĩ có thể Hoàn sẽ không bao giờ dậy nữa và anh vội vã đặt tay lên má vợ” [4;59]. Trong khoảnh khắc, Thắng đã linh cảm thấy một điều không hay sẽ xảy ra với vợ. Và hôm sau khi chuông điện thoại đổ dồn thì “tim Thắng co thắt” khi nhận tin báo Hoàn bị tai nạn, điều anh đã linh cảm từ đêm trước. Hay tự nhiên “Kỷ linh cảm rằng sau lần giỗ mẹ có cái gì đó đang đến với gia đình mình, một sự chuyển dịch, một sự vận động kín đáo nhưng lại chứa uy lực không cưỡng lại nổi” [4;86]. Linh cảm của Kỷ đã đúng khi ngôi nhà chưa được hoàn thiện thì cụ Điển bỏ nhà đi đâu mất, Sơn - em trai anh - chết trong tư thế rất đau đớn và nhục nhã, em dâu của anh là Hoàn thì hôn mê bất tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Đặc biệt các nhân vật còn có sự “thần giao cách cảm”. Khi nhà Thắng ở dưới quê đào móng xây nhà, thấy có một hiện tượng lạ xảy ra: hố móng đã đào sâu gần 2 mét lại trở về y nguyên hình dáng ban đầu cùng với hàng loạt các sự kiện kỳ lạ khác. Từ xưa tới nay, việc xây nhà của nhân dân ta đòi hỏi hết sức cẩn thận và chu đáo. Người ta cho rằng nếu phạm phải sai lầm về ngày giờ, tuổi tác... sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Một trong những cái phạm lớn nhất của phong thuỷ là phạm Thái Tuế, phạm vào ông vua canh giữ vùng đất nào thì gia đình ấy phải chịu tai họa, có khi mất mạng. Ngôi nhà chuẩn bị được xây của Thẳng ở quê đã phạm phải sai lầm lớn nhất đó. Trước khi Thái Tuế hiện hình thành khúc thịt hồng lấp kín hố móng, cả bốn anh em Thắng đều thất thần hoảng loạn: “Đột nhiên Kỷ thấy bứt rứt khó chịu, cảm giác đất dướ chân mình đang lục xục cựa quậy...” “Thắng đang rà soát lại đống tài liệu tự nhiên nhảy dựng lên như chạm phải thỏi sắt nung đỏ. Theo bản năng, anh vươn qua cửa sổ nhìn sang bên Linh Nham thấy bầu trời phía đó co thắt lại trong màu chì lỏng rồi từ từ mở bung ra như chiếc dù... Cảm giác về một cái gì đang xảy ra cứ luẩn quẩn trong Thắng, nhưng Thắng cố dằn nó xuống”, “Yến chưa kịp đón chiếc cốc đột nhiên Sơn buông tay làm nó rơi vì tan tành dưới nền nhà. Hai anh em đứng sững lại nhìn nhau. Cả hai đều choáng váng như vừa bị điện giật. Sơn thấy nền nhà dưới chân mình võng xuống, ruột gan hắn dồn lên ngực. Chân tay Yến tê dại nặng nề, nơi Yến đang đứng có cái gì vừa chuyển động, nó trườn rất nhanh rồi đứng yên. Sự việc diễn ra trong vài giây đồng hồ cho đến khi Sơn bám được vào mép chiếc ghế đẩu. Anh làm sao thế? Yến run rẩy hỏi mặt như đổ chàm. Sơn nhắm mắt lắc đầu quầy quậy: tao không biết, không biết. Sơn rít lên cắn chặt răng lấy đà lao vút ra ngoài”. Những người trong gia đình Thắng ở bốn khung cảnh không gian khác nhau, nhưng trong một khoảnh khắc, họ đều cảm nhận có một điều gì thật đặc biệt, linh tính báo điều xấu sẽ xảy ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Hiền trong Thoạt kỳ thủy là cô gái xinh đẹp từ bé. Trước vẻ đẹp mặn mà khác lạ của con gái mình, bố mẹ Hiền đã linh cảm về số phận đáng thương, đau khổ của cô. Khi Hiền vừa lớn, cũng là lúc bố mẹ cô lần lượt qua đời, Hiền lấy phải một người chồng điên, cô không được hưởng hạnh phúc. Cô gái trẻ đó sớm bị tước đoạt nhu cầu sinh lý tự nhiên và góa chồng khi chưa một lần được nếm trọn dư vị của hạnh phúc, luôn sống trong ám ảnh, khát khao thèm muốn... Nhân vật của Nguyễn Bình Phương hầu hết đều có linh cảm, linh cảm xảy ra với cả người bình thường hoặc người mắc bệnh hoảng loạn tinh thần. Cả nhân vật công chức, trí thức cũng bị mắc bệnh, khủng hoảng, tàn khuyết tinh thần. Linh cảm xảy ra khi họ rơi vào trạng thái bị ám ảnh, trạng thái bất an. Linh cảm thường đến trong những giấc mơ, trong trạng thái nửa say nửa tỉnh, nửa hư nửa thực, khi ranh giới giữa hiện thực và ảo giác bị xoá nhoà. Linh cảm luôn song hành trong cuộc đời nhân vật. Có thể do môi trường sống đầy những rủi ro, phức tạp, họ không thể thoát ra khỏi bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng cho nên luôn sống trong lo âu, sợ hãi và nhiều linh cảm. Biểu hiện của linh cảm khi rõ rệt, khi mơ hồ. Linh cảm nếu mơ hồ thì đó chỉ là những nét tâm lý thoáng qua ẩn hiện. Linh cảm rõ bao nhiêu thì hậu quả của nó càng đậm nét, khốc liệt bấy nhiêu. Linh cảm không phải sự duy tâm hoặc là hệ quả của đời sống nội tâm phức tạp mà nó mang tính tất yếu xã hội. Sống giữa bộn bề lo toan, cuộc sống đầy bất trắc, luôn cảnh giác đề phòng, luôn lo âu sợ hãi, con người dễ dự cảm điều bất an. Những linh cảm đó chưa đủ lớn và đủ sức để biến mỗi người trở thành ngoại cảm, tiên tri nhưng đó thực sự là năng lực kỳ diệu của con người. Nguyễn Bình Phương đã nhận thấy đằng sau vẻ ngoài có khi xộc xệch, bất cần, méo mó, dị dạng, vô cảm, thế giới tâm hồn của con người lại cực kỳ nhạy cảm. Môtip linh cảm chính là một phương tiện nhà văn dùng để biểu hiện sự phong phú của nội tâm con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Trong thực tế, có những dự cảm xấu không xảy ra, song cũng có những linh cảm xấu không thể tránh được. Lúc đó, người ta thường vin vào số phận. Ngòi bút Nguyễn Bình Phương đã khai thác và bộc lộ cả những "phần tối" đó trong tâm linh mỗi người. Linh cảm là phương thức hữu hiệu để nhà văn vén bức màn huyền bí của cuộc sống. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với “phần khuất” của hiện thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn luôn thấp thỏm, lo âu cho sinh mạng con người. Tác giả đi vào con đường “linh cảm” để phát hiện và cảm thông cho những tâm hồn cô đơn, những ham muốn đáng thương hay những khát vọng không thành. Nhà văn không phải là kẻ đồng loã với “bóng tối” trong tâm linh mà là người đến để xoa dịu nỗi đau cho những tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Bên cạnh đó, Nguyễn Bình Phương cũng lên tiếng cảnh tỉnh con người về cuộc sống vốn có những cạm bẫy và bất hạnh khôn lường. Bởi vậy, con người chúng ta phải nhạy cảm với sự thật và mọi biến cố để phòng hoặc đối diện với chính nó và vượt qua nó. Nguyễn Bình Phương đã góp phần đổi mới phương thức phản ánh hiện thực qua việc sử dụng môtip linh cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện của đời sống tâm linh con người vẫn còn mở ra nhiều khoảng trời mới, cần tiếp tục khám phá. 3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không chỉ là ngôn ngữ tả chân hay ngôn ngữ bay bổng mà theo Baktin: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh” [37;128]. Cũng như nhiều cây bút đương đại khác, Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, có người cho rằng: “... ma và con người, quỉ thần và con người biệt lập hoặc hội nhập vào nhau trong một thứ ánh sáng hoặc bóng tối với những liều lượng khó đoán định của phù thủy ngôn ngữ” [30;21]. Đúng vậy, bản thân ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 ngữ không mang chất kì ảo nhưng bàn tay sáng tạo của tác giả đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện, chưng cất chúng để tạo nên “bầu khí quyển” kỳ ảo trong tác phẩm. Thế giới nghệ thuật kỳ ảo đã được Nguyễn Bình Phương tạo dựng thành công nhờ những “pháp thuật” từ ngữ đắc dụng của nhà văn. 3.3.1. Sử dụng phó từ mang tính chất đột biến Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương sử dụng khá cao các phó từ như: bỗng chốc, bỗng nhiên, tự nhiên, tự dưng, bỗng, đột nhiên... chỉ tính chất bất thường, đột biến của sự vật, hiện tượng. Đằng sau đó là những động từ mà khi chúng kết hợp với nhau tạo ra không khí kỳ ảo, ma quái cho câu chuyện và gây bất ngờ với người đọc. Đó có thể là hiện tượng kỳ bí, lạ lùng của thiên nhiên: “Cánh rừng làng Phan bỗng chốc xao động”; “bầu trời đột ngột nứt toác ra”. Không gian như tan ra hòa vào hư vô mênh mông “Căn phòng bỗng nhiên dãn ra, các bức tường biến mất, chỉ còn lại bốn phía mênh mông vô tận không đường chân trời” hay không gian được đẩy lên cao tạo chiều sâu thăm thẳm “Trần nhà bỗng dâng cao, nhòa đi, đẩy những bông hoa tan ra khỏi tầm mắt và mây xuất hiện. Mây vẩy cá trắng muốt dán kín nửa bầu trời trên đầu, một nửa ở ngang mắt thì xa thăm thẳm trong màu xanh nhạt”. Thiên nhiên biến ảo, trở nên kỳ bí, hoang đường: “Trăng to bằng cái đấu, sáng trắng ngày càng cao lên, khi tới giữa đỉnh thì đột nhiên bầu trời mang một vẻ uy nghiêm huyền bí”. Có khi phó từ đứng ở đầu câu gây cảm giác bất ngờ cao độ cho người đọc: “Thốt nhiên lũ chim đồng thanh ré lên rồi bị xé làm hai” [6;288] và “Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia”. Hoặc thuật lại hàng loạt các biến cố lạ lùng xảy ra ở làng Phan trong Những đứa trẻ chết già: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 “Cùng với bí mật quyến rũ đến ghê người, làng tự dưng bị lâm vào một tình trạng chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là sự mất tiếng. Cứ về đêm, mọi âm thanh của người và vật biến mất” [3;57]. “Ngày 21, sông Linh Nham cạnh sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước, trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như chiếc khăn phu la” [3;86]. “Giờ Ngọ cùng ngày, trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết nhiều vô kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dưng đổ ập xuống cùng một lúc và tan ra thành bụi” [3;267]. “Giờ Thân, vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt tự dưng ứa máu đầm đìa” [3;267]. “Đêm, đột nhiên dân làng nghe nhà bà giáo vọng ra tiếng của hai người đàn ông chạc tuổi nhau nói chuyện” [3;269]. Và sự xuất hiện biến hóa đột ngột của tự nhiên ở ngôi miếu trong lời kể của lão Việt trong Người đi vắng: “Hôm qua đứa cháu ở quê điện ra bảo ở góc trái đền tự nhiên trồi lên một hòn đá nhẵn có cả mắt, mũi, mồm, miệng” [4;221]. Nguyễn Bình Phương sử dụng các phó từ chỉ sự đột biến ở mức độ cao và có chủ ý. Các sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra sau các phó từ chỉ sự đột biến đều bí ẩn, lạ lùng ghê sợ, chúng trở thành những “điềm dữ” với nhân vật. Trong cảm quan hiện thực của tác giả: cuộc sống đầy những biến hóa bất ngờ, những hiểm nguy luôn rình rập con người. Con người thật bé nhỏ, mong manh trước dòng đời bất trắc. Từ ngữ là phương tiện chuyển tải cái nhìn của nhà văn về hiện thực. 3.3.2. Sử dụng cụm từ giàu tính võ đoán Nguyễn Bình Phương sử dụng các cụm từ mang tính võ đoán như: hình như, lại đồn rằng, tuồng như... có tác dụng làm “nhòe hóa” sự việc. Những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 cụm từ võ đoán xuất hiện trong cảm nhận, cảm giác và đôi khi là do “giác quan thứ sáu” của nhân vật về sự kỳ bí của hiện thực và con người: “Hình như đất dưới chân lão rung rinh, chao đảo” [6;78]. Đó chính là một linh cảm dự báo điềm chẳng lành sẽ xảy ra. Một màn sương ma quái rùng rợn được gợi ra: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống...” [6;94]. Cụm từ “hình như” mang tính võ đoán nhưng thực tế lại để khẳng định hiện tượng có ma xuất hiện, gây cảm giác nửa tin nửa ngờ, vừa thực vừa ảo. Hay là sự nghi ngờ về nguồn gốc của tấm vải áo lạ kỳ của Minh: “Có một ai đó đã mang nó đến, phải, một ai đó, vô danh, bí ẩn. Không thể biết rõ về người mang đến nhưng có thể hình dung ra bàn tay cầm mảnh vải ấy, nó chẳng hề có bất cứ một mẩu chai nào, chẳng cả ám khói thuốc và không vết sẹo, dù là nhỏ ở các ngón tay thô dầy. Người mang mảnh vải đến có thể có một cái tên rất đẹp” [7;140]. Miêu tả được cụ thể cảm giác của cỏ cây “Đêm nay không mây, từ ngọn cỏ đến thân cây đến các gân lá tuồng như đang chìm trong cơn run rẩy thiêng liêng” [4;98]. Những cụm từ có ý nghĩa tình thái, thường đứng ở đầu câu (hoặc đầu vế câu) khuyết chủ ngữ giàu tính võ đoán tạo cho sự việc, hiện tượng ở ranh giới giữa thực và ảo. Đó là sự mờ hóa về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật: “Lại đồn rằng Ngài về lúc nửa đêm cất tiếng sang sảng đọc sấm” [4;110] – thần thánh xuất hiện. Câu chuyện về số phận, bi kịch của một đôi lứa được hé mở: “Người ta đồn Tuyết mất tích mình biết Tuyết trôi đi” [4;128]. Câu văn được lặp lại ba lần trong câu chuyện của một tử thi trên chiếc băng ca để minh chứng cho một mối tình, một vụ án mà mãi mãi không bao giờ tìm ra đáp án. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Nhà văn thường xuyên sử dụng các từ ngữ mang tính võ đoán để làm tăng tính kỳ ảo của sự kiện. Đó cũng chính là dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong kỹ thuật viết của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn, tự nhiên hai yếu tố thực - ảo. Tác giả biến cái ảo trở thành một phần hiện thực và tạo cho người đọc cảm giác tin vào hiện thực huyền ảo ấy. 3.3.3. Sử dụng những ký hiệu ngôn ngữ lạ Bên cạnh thủ pháp “tẩy trắng” thời gian, Nguyễn Bình Phương còn sử dụng thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ: đó là tạo mảng trắng trong đối thoại của nhân vật, hình thức nhại ngôn ngữ, những câu văn, đoạn văn bị tẩy trắng về mặt ngữ nghĩa... Một trong những thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ là cách thức tạo ra những kí hiệu ngôn ngữ lạ. Khảo sát tiểu thuyết Ngồi, ta thấy có sự xuất hiện lặp đi lặp lại của âm thanh “cốc” trong 18 chương trên tổng số 49 chương. Âm thanh này thường xuất hiện ở cuối chương. Duy chỉ ở chương thứ 34, nó được xen trong đoạn văn. Đó là những âm thanh có nhịp điệu khác nhau, độ dài ngắn cũng khác nhau; có khi chỉ là một chữ song cũng có khi dài đến 117 chữ. “cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc” [7;157]. Những đoạn âm thanh này vang lên chủ yếu giữa cảnh đời thực với những thăng trầm, thường nhật của các sự kiện nơi công sở, khu dân cư, trong một gia đình... Có lúc nó được cất lên từ cảnh mơ mộng, hư ảo, huyễn hoặc. Tiếng “cốc, cốc” ấy có phải là tiếng gõ cửa không? Hoàn toàn không phải. Đó là tiếng gõ mõ phát ra từ ngôi nhà hàng xóm của Khẩn, ai đó đang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 gõ mõ tụng kinh. Những âm thanh “cốc, cốc” kéo dài xen vào cuộc đời của Khẩn, góp phần thể hiện cuộc sống đang diễn ra theo chiều hướng suy sụp. Tiếng mõ cứ bền bỉ ngân lên sau mỗi biến cố xảy ra như muốn cứu rỗi tâm hồn. Tiếng mõ cất lên khi nhân vật Quân mất tích, khi Thuý tìm đến với Nghĩa, với Khẩn, tiếng mõ sau đám tang bà nội Nhung... Những câu văn là chuỗi âm thanh “cốc cốc” vang lên như tiếng vọng từ tiềm thức để cứu rỗi “tính bản thiện” của con người. Tiếng gõ mõ xoáy sâu vào tâm trí nhân vật để mỗi nhân vật tự soi lại giá trị, ý nghĩa của mình trong cuộc đời này. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già có sự xuất hiện của những tiếng “lọc cọc lọc cọc” trong các phần Vô thanh với hình thức biểu hiện khác nhau, mỗi chỗ có nhịp điệu riêng. “Lọc cọc” là tiếng kêu phát ra từ chiếc xe trâu từ vô định và cũng chính là nhịp điệu rời rã của cuộc sống. Trong cảm nhận của nhà văn, nhiều khi cuộc sống không diễn ra theo một dòng chảy êm đềm mà đứt đoạn, rời rạc. Thiên chức của nhà văn là người kết nối những âm điệu đứt đoạn, rời rạc, kết nối những mảnh vỡ tâm hồn để tạo nên sự hòa điệu trong cuộc sống. Xuất hiện trong Người đi vắng là âm thanh vang vọng, day dứt của tiếng mọt, khi rào rào nghiến ngấu, khi đều đều dàn trải... Âm thanh cất lên từ hiện tại, vọng về từ ký ức hay dự cảm tương lai của nhân vật. Mỗi lần tiếng mọt rền rĩ cất lên là báo hiệu một sự kiện xấu đang diễn ra hoặc sắp xảy ra. Phải chăng đó là tín hiệu về sự tha hoá của nhân cách, về nguy cơ suy sụp tinh thần hoặc những bất trắc của cuộc sống, những điều đó nếu biết lắng nghe người ta sẽ linh cảm được. Trong tiểu thuyết Ngồi, có sự xuất hiện của một cái tên lạ bắt đầu từ trích đoạn sau: “... cúi xuống nhặt một xác chim đã cứng lên ngắm nghía (...). Những đám mây dày đặc vẫn lớp lớp bay tới bao kín lấy đỉnh cột đồng... thả xác con chim xuống, nhặt hòn đá to bằng chính đầu mình dùng hết sức bình sinh giáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 mạnh vào cây cột đồng (...). Một con trâu thũng thẵng đi tới, khi cách cây cột đồng chừng hơn chục bước chân thì dừng lại giương đôi mắt lồi đen bóng nhìn... (...). Con trâu ngúc ngoắc đầu phát ra những âm thanh ọ ẹ khó hiểu... dỏng tai cố gắng phán đoán. Nước đỏ rực lừ đừ miết về Nam với tinh thần không thể ngăn cản... ngó xuống, giật mình khi thấy những khuôn mặt mờ ảo nhưng hung hãn đang lao đi, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh đều đặn khô cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng. Một cảm giác chờn chợn nổi dậy và lan toả khắp cơ thể... Giao Chỉ. Bằng sự nhẫn nại ghê gớm, ... hạ mình xuống, chân trái ...n gập lại ngả ngang bằng với mặt đất, chân phải ...ẩn co lên ép vào bụng, tay trái ...hẩn bẻ vuông góc, bàn tay ngửa, các ngón mở ra như những cánh hoa đang tàn, bàn tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải.” [7;10] Trong trích đoạn trên, tác giả dùng dấu ba chấm (...) để thay cho tên của nhân vật và “gợi ra ý nghĩa về cuộc đời, cuộc đời ngắn ngủi chỉ chiếm một phần nhỏ trong quãng chiều dài thời gian vô tận” [32]. Đây là một đặc điểm mới lạ của Nguyễn Bình Phương khi nhà văn dùng để thay tên cho nhân vật. Rồi tên nhân vật hiện dần ra qua các chữ cái nhưng lại theo một qui luật ngược là hiện dần từ ký tự cuối của một cái tên đến ký tự đầu. Rồi sau một hành trình “xuất hiện”, “nhập thế”, “tĩnh toạ” thì cái tên Khẩn lại trở về với dáng hình ban đầu của mình ẩn hiện trong dấu ba chấm (...). Mỗi khi ngồi vào máy vi tính, Khẩn đã nhận thấy, việc xoá một cái tên, kể cả tên của chính mình dễ như trở bàn tay; khi xuất hiện thì từ từ còn biến mất thì nhanh chóng. Cũng tương tự là sự biến mất của một nhân vật và một cái tên trong đoạn văn sau: “Mặt hồ chới với vài ba tia nắng muộn. Trƣơn... vẫn múa may quay cuồng chửi bới cãi cọ với đối thủ. Bất ngờ Trƣơ... lao ra cửa, tao bới lên này, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 ối a này này. Trƣ... làm động tác xúc đất từ chỗ nọ đổ sang chỗ kia. Nhìn này ối a thằng kia. Tr... lại chạy nhao lên giường ngồi bó gối sợ sệt nhìn ra cửa sau đó T... đột ngột thăng vút lên, bắt hai chân vào nhau rồi rơi tự do. Chiếc giường rung bật lên như bị cả bầu trời sập xuống. Ta đi đây. Tiếng nói phẫn nộ, thảng thốt. Khẩn và Liên giật mình chạy vào đã thấy ... ngồi khoanh chân bằng tròn, hai tay thu vào lòng, đầu cúi gằm nhìn sâu xuống mắt cá chân mình.” [7;277]. Những cái tên xuất hiện trong những dẫn chứng trên nói lên sự gia công từ ngữ của nhà văn để thể hiện suy ngẫm về cuộc đời. Mỗi cái tên là đại diện cho một con người, một số phận. Nhưng không phải ai cũng để lại ý nghĩa, dấu ấn cho đời mà thực chất giữa hàng ngàn con người thì sự tồn tại của mỗi người chỉ như một dấu chấm vô cùng nhỏ bé và có khi vô nghĩa. Con người ta có thể biến mất hoặc thay đổi không ngờ trước, đó là điều thường nhật mà mỗi chúng ta phải chấp nhận. Với sự biến mất của những cái tên, Nguyễn Bình Phương đã cho ta một quan niệm phủ nhận sự thống trị vĩnh viễn của mỗi con người trong cõi đời. Tất cả tạo nên ý nghĩa về sự hiện hữu của con người, giới hạn con người, chỗ đứng của con người trong cuộc đời. Trong vòng mấy thập niên trở lại đây, càng về những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này, yếu tố kỳ ảo càng gia tăng trong văn học. Bởi bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhân loại cần đến một “hình thái thẩm mĩ kỳ ảo siêu nhiên”, một loại hình văn học của trí tưởng tượng để tìm lại trạng thái cân bằng cho đời sống tâm lý, để đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh đời sống tâm linh đầy bí ẩn của con người. Nhà văn dùng yếu tố kỳ ảo như một phương tiện để chuyển tải nội dung phong phú của cuộc sống, sự đa dạng nhiều chiều của hiện thực, thế giới tinh thần phong phú của con người. Nguyễn Bình Phương đã đưa văn mình hòa nhập vào dòng chảy chung đó và nhà văn đã tạo được một sắc diện riêng bằng các phương thức tạo dựng yếu tố kỳ ảo hiệu quả, sáng tạo, hấp dẫn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 KẾT LUẬN 1. Sau thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được sự cách tân về nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật...; và nổi bật trong đó là thủ pháp lạ hoá bằng những yếu tố kỳ ảo, huyền thoại. Tăng cường yếu tố kỳ ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết thời kỳ này. Các nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Lợi thế đặc biệt của cái kỳ ảo đã được phát huy để nhà văn có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống và thế giới tinh thần của con người như: tín ngưỡng, tôn giáo, tình dục... Tuỳ theo sở trường và cảm nhận riêng, mỗi nhà văn lại tìm đến những cách thức phản ánh cuộc sống khác nhau, những phương thức “lạ hoá” khác nhau. Bên cạnh đó, trong cuộc hành trình “hội nhập” của đất nước, do ảnh hưởng của tư duy văn học hiện đại của thế giới, trực tiếp là ảnh hưởng của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong văn học hậu hiện đại phương Tây. Các nhà văn càng có nhu cầu đổi mới tư duy và kĩ thuật tiểu thuyết. Yếu tố kỳ ảo trong văn học đã trở thành thủ pháp hữu hiệu giúp nhà văn khám phá hiện thực đời sống xã hội và con người ở những chiều kích mới. Nguyễn Bình Phương cũng đã góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới. 2. Yếu tố kỳ ảo trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện tập trung ở các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ. Về yếu tố kỳ ảo trong không gian, chúng tôi nhận thấy rằng, nhà văn chú ý tạo dựng kiểu không gian mang màu sấc âm giới với vô vàn lời của người âm cất lên; không gian của núi rừng hoang vu huyền bí và không gian chập chờn trong cõi vô thức. Đồng hiện cùng không gian kỳ ảo là dòng chảy của thời gian biến ảo với sự hư ảo của thời gian, thời gian trong cõi vô thức. Thế giới nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 nhân vật người điên, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp hư ảo và ma quái. Bằng bút pháp kỳ ảo, tác giả đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người: con người cô đơn, con người chứa nhiều bí ẩn cần khám phá. Ở phương thức xây dựng yếu tố kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương chú ý xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện, góp phần tạo dựng không khí kỳ ảo trong tác phẩm. Nhà văn cũng đã xây dựng hệ thống những hình ảnh nghệ thuật và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng. Các môtip linh cảm, môtip giấc mơ cho thấy những khả năng kỳ lạ ở con người và mơ ước của con người về cuộc sống. Về ngôn ngữ, Nguyễn Bình Phương sử dụng hiệu quả phó từ mang tính chất đột biến, những cụm từ giàu tính võ đoán góp phần “nhoè hoá” nhân vật và huyền thoại hoá những sự vật, hiện tượng thường nhật. Phương thức ngôn ngữ kỳ ảo đặc biệt của Nguyễn Bình Phương là cách thức tạo “mảng trắng” ngôn ngữ trong đoạn văn. Đó là những mảng ký hiệu âm thanh rời rạc hay triền miên không có giá trị ngữ nghĩa. Sự xuất hiện, mất đi một cách kỳ lạ của những ký hiệu ngôn ngữ cũng góp phần miêu tả sự kỳ ảo nhân vật. 3. Yếu tố kỳ ảo góp phần quan trọng tạo nên sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so với tiểu thuyết sử thi thời kỳ chiến tranh Cách mạng. Mượn yếu tố kỳ ảo, nhà văn đã nói lên nhiều sự thật về cuộc sống và con người. Đó là những con người với nỗi cô đơn, lạc lõng, lạc lõng ngay trong gia đình mình, thôn xóm mình, sống trong sự hờ hững của đồng loại và lạc lõng với chính bản thân mình - một căn bệnh tinh thần khó trách của con người thời hiện đại, hậu quả của quá trình “thương mại hoá”, “số hoá” các mối quan hệ trong cuộc sống. Nguyễn Bình Phương cũng mạnh dạn chỉ ra những tham vọng về sự giàu sang, danh vọng của con người đã huỷ diệt chính mình, làm mất cái sơ tâm nguyên thuỷ trong sáng. Thật đáng sợ khi con người đang tan rã ngay trong đời sống cộng đồng, con người tự đánh mất mình, chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 còn là những cá thể mong manh dẫn tới bị điên, bị vật hoá, dị hoá; con người bị suy tàn trí nhớ và chỉ còn là những cá thể vô nghĩa, trống rỗng. Qua phương thức kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương cũng đặt ra những vấn đề nhức nhối trong xã hội: con người đang tự đầu độc chính môi trường sống của mình, đang tự huỷ hoại mình bằng bạo lực mông muội (hành vi, hành động giống như thời kỳ bán sơ khai), bằng những ham muốn vô độ và sự vô cảm. Hậu quả dẫn đến là con người hoá điên, con người hoá vật. Từ đó giúp chúng ta nhận thức rằng đâu phải xã hội văn minh hơn thì con người đều hoàn thiện, tốt đẹp. Còn bao nhiêu điều nhức nhối, bao hành vi cần điều chỉnh, bao căn bệnh cần chữa trị và những môi trường sống cần tiếp tục được cải thiện. Cần phải khắc phục để chống lại căn bệnh “nhiễm trùng” xã hội. Bởi nếu không khắc phục, xã hội của chúng ta sẽ rơi vào bi kịch của “Những đứa trẻ chết già”, trở lại thời “Thoạt kỳ thuỷ” hoặc chỉ còn là những “Trí nhớ suy tàn”. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với mặt trái của hiện thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn “mang bản mặt thiên bẩm của nỗi buồn ấy” luôn thấp thỏm, lo âu cho sinh mạng của con người. Đằng sau những yếu tố kỳ ảo, những bộ mặt kì dị trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương là tiếng nói nhân văn đầy trách nhiệm với cộng đồng. Thế giới địa phủ, núi rừng hoang vu, lạnh lẽo, kiểu nhân vật người điên, bóng ma, người biến dạng phản ánh "cái nhìn bi kịch" của Nguyễn Bình Phương, cái nhìn nhạy cảm với phần khuất tối, bất trắc của cuộc đời. "Cái nhìn bi kịch" vén bức màn ảo tưởng cuộc đời, cho thấy con người phải đương đầu với biết bao thế lực bạo tàn, hắc ám; đương đầu với định mệnh, với sự tàn ác của kẻ khác; đương đầu với nhược điểm của chính mình. Kết thúc "bi kịch" luôn là đau thương (điên, mất tích, chết thê thảm, sống cô đơn...) nhưng người ta nhận thấy chính những đau thương đó đã chiếu sáng đường đi cho con người và cuộc đời; và nhờ đó, cõi nhân sinh được bình ổn và sáng đẹp hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm rõ hơn đặc trưng thể loại tiểu thuyết; phản ánh những cá nhân tự ý thức đang vùng vẫy giữa những mâu thuẫn của cuộc sống thực tế; người viết tiểu thuyết thực sự là “nhà văn của cuộc sống hôm nay". 4. Việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã góp phần khẳng định vai trò của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại và định hướng cách thức tiếp cận bộ phận văn học này. Chúng ta không nên đọc tiểu thuyết kỳ ảo và tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương theo cách đọc truyền thống theo trình tự cốt truyện, tình tiết, diễn biến thời gian của truyện. Có lẽ cách tiếp nhận tiểu thuyết của nhà văn đạt hiệu quả nhất là tìm ra hệ quy chiếu giữa chủ đề tư tưởng của tác phẩm với các phương thức biểu đạt mà nhà văn sử dụng để nhận thức, khám phá ý nghĩa nghệ thuật của nó. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, không phải tất cả bạn đọc đều có thể tìm ra hệ quy chiếu đó, có thể “giải mã” yếu tố kỳ ảo mà nhà văn đã tạo dựng. Vì thế, có người đã xếp tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương vào loại văn “kén độc giả”; hoặc có người tỏ thái độ “phản cảm”. Trong những trường hợp “hi hữu” đó, câu hỏi đặt ra là nhà văn nên thay đổi lối viết hay người đọc cần thay đổi nhãn quan tiểu thuyết và quán tính cảm thụ văn học của mình? Chúng tôi nghĩ rằng, câu trả lời này và nhiều vấn đề của văn học kỳ ảo còn ở phía trước. Có lẽ vì thế, hành trình sáng tác, thưởng thức và nghiên cứu văn học sẽ mãi mãi là dòng chảy không cùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Nguyễn Bình Phương, (1991), Vào cõi, Nxb Thanh niên. 2. Nguyễn Bình Phương, (1992), Bả giời, Nxb Quân đội nhân dân. 3. Nguyễn Bình Phương, (1994), Những đứa trẻ chết già, Nxb Văn học. 4. Nguyễn Bình Phương, (1999), Người đi vắng, Nxb Văn học. 5. Nguyễn Bình Phương, (2000), Trí nhớ suy tàn, Nxb Thanh niên. 6. Nguyễn Bình Phương, (2004), Thoạt kỳ thuỷ, Nxb Văn học. 7. Nguyễn Bình Phương, (2006), Ngồi, Nxb Đà Nẵng. 8. Tạ Duy Anh, (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng. 9. Hồ Anh Thái, (2005), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng. 10. Võ Thị Hảo, (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ. 11. Nguyễn Việt Hà, (2007), Cơ hội của chúa, Nxb Hội Nhà văn. 12. Phạm Thị Hoài, (1998), Thiên sứ, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Thuận, (2007), T mất tích, Nxb Hội Nhà văn. 14. Nguyễn Khắc Trường, (2002), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn. 15. Nguyễn Huy Thiệp, (2005), Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn. II. SÁCH BÁO – TẠP CHÍ, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 16. Lại Nguyên Ân (biên soạn), (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội 17. Đặng Thị Lan Anh, (2005), Cuộc thăm dò cái vô thức trong Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phươn., Báo cáo khoa học ĐHSP Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Bình, (1999), Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Mới, TCVH số 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 19. Lê Nguyên Cẩn, (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb ĐHSP Hà Nội. 20. Jean Chevalier, Alain Cheerbrant, (1999), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du. 21. Đoàn Ánh Dương, (2008), Nguyễn Bình Phương, “lục đầu giang” tiểu thuyết, TCVH số 4. 22. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 23. Đặng Anh Đào, (2008), Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam, TCVH số 8. 24. S. Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli, (2004), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin. 25. Hoàng Cẩm Giang, (2007), Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQGHN. 26. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, Thế giới nghệ thuật tạ Duy Anh, (2007), Nxb Hội Nhà văn. 27. Nguyễn Đức Hạnh, (2008), Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 – 1975 nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục. 28. Nguyễn Chí Hoan, (2004), Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ, www.evan.com.vn. 29. Nguyễn Mạnh Hùng, (12/7/2003), Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ, www.evan.com. 30. Đỗ Thu Hương, (2004), Phương thức huyền thoại hoá như một phương thức hữu hiệu nhất để biểu hiện đời sống tâm linh của con người, KLTN. 31. Phùng Văn Khai, (2007), Tản mạn Nguyễn Bình Phương (Chân dung văn học), Nxb Văn học. 32. Thụy Khuê, Nguyễn Bình Phương, www.thuykhue.free.fr Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 33. Thụy Khuê, (2003), Thoạt kỳ thuỷ trong vùng đất cậm cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương, Talawas. 34. Phùng Diệu Linh, (2004), Cấu trúc tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Báo cáo khoa học. 35. Lê Nguyên Long, (2006), Về khái niệm cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn chương, tạp chí NCVH số 9. 36. Phương Lựu (chủ biên), (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 37. M.Bakhtin, (2003), Lý luận tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 38. Nhiều tác giả, (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồ Chí Minh. 39. Nhiều tác giả, (2007), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 40. Hoàng Thị Quỳnh Nga, (2004), Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Báo cáo khoa học. 41. Hoàng Thị Quỳnh Nga, (2006), Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, KLTN. 42. Nguyễn Bình Phương, (2001), Tôi không xây dựng một nhân vật điển hình, Báo thể thao và văn hoá số 4/5. 43. Hồ Bích Ngọc, (2006), Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. 44. Trần Đình Sử, (2000), Thi pháp học, Nxb Văn học. 45. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, (2008), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 46. Đoàn Cầm Thi, (18/5/2004), Sáng tạo văn học, giữa mơ và điên. Đọc Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, www.evan.com.vn. 47. Bùi Thị Thu, (2005), Một số đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết Việt Nam trong những năm gần đây, KLTN. 48. Hàn Thuỷ, Đọc Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 49. Lộc Phương Thuỷ, (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, truyền thống và cách tân, Nxb Văn học. 50. Phùng Văn Tửu, (2006), Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX, TCNCVH số 5. 51. Phùng Văn Tửu, (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH. 52. Bùi Thanh Truyền, (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, NCVH số 11. 53. Nguyễn Thị Thanh Vân, (2007), Đặc sắc của thể tài yêu ngôn, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Một số suy nghĩ về vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, tạp chí văn nghệ công nhân, số 68, tháng 8 năm 2008. 2. Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Một số suy nghĩ về sự linh cảm trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, Văn nghệ Thái Nguyên, số 17, ngày 10 tháng 9 năm 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_yeu_to_ky_ao_trong_tieu_thuyet_nguyen_binh_phuong__.pdf
Luận văn liên quan