Bài soạn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Câu 1. Vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: Trước hết cần khái quát thế nào là triết học: “ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó”. Theo Ăngghen: “ Vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và các học thuyết của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: - Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không? 1.Giải quyết vấn đề thứ nhất chia triết học làm hai trường phái: Vấn đề thứ nhất của triết học có ba cách giải quyết: - Một là, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức ."

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5981 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin Câu 1. Vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: Trước hết cần khái quát thế nào là triết học: “ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó”. Theo Ăngghen: “ Vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và các học thuyết của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: - Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không? 1.Giải quyết vấn đề thứ nhất chia triết học làm hai trường phái:  Vấn đề thứ nhất của triết học có ba cách giải quyết: - Một là, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. - Hai là, ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. - Ba là, vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau. Hai cách giải quyết đầu tiên tuy đối lập nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ, chúng đều thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể (hoặc vật chất, hoặc ý thức). Hai cách giải quyết này thuộc về triết học nhất nguyên. Giải quyết theo cách thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Trong triết học nhất nguyên, những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật, những người khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật. 1.1 Chủ nghĩa duy vật: Cơ bản được chia làm 3 trường phái. 1.1.1. Chủ nghĩa duy vật chất phác: Là kết quả nhận thức của các nhà triết học thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất thì lại đồng nhất vật chất với một hay một số vật chất cụ thể và những kết luận đó mang tính trực quan nên ngây thơ chất phác. 1.1.2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Thể hiện rõ nét nhất ở các nhà triết học duy vật thế kỉ thứ XVII, XVIII. Chịu sự tác động mạnh của phương pháp tư duy siêu hình máy móc. Nhìn nhận thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. 1.1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mac và Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX sau đó được Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định hiện thực đúng như nó tồn tại, khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình. 1.2. Chủ nghĩa duy tâm: Chia làm hai trường phái cơ bản. 1.2.1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức đồng thời xem đó là ý thức chủ quan của con người. Khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp cảm giác của cá nhân, của chủ thể. 1.2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của ý thức đã khẳng định đấy là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người với các tên gọi khác nhau: Ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới.. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng về bản chất, triết học nhị nguyên theo chủ nghĩa duy tâm. Như vậy, trong lịch sử triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy cho cùng triết học chia làm hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái ấy. 2. Giải quyết vấn đề thứ hai chia triết học làm ba trương phái cơ bản: 2.1. Thuyết khả tri: Tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. 2.2 Thuyết bất khả tri: Phủ định khả năng nhận thức thế giới của con người. Con người không thể hiểu được đối tượng hoặc có hiểu chăng chỉ là hiểu hình thức bề ngoài vì tính xác thực các hình ảnh về đối tượng mà các giác quan của con người cung cấp trong quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực. 2.3 Thuyết hoài nghi luận: Ra đời từ triết học Hy Lạp cổ đại. Những người này cho rằng chưa thể có câu trả lời cho vấn đề cơ bản thứ hai của triết học. Họ nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan. Câu 2. Định nghĩa vật chất của Lênin: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”. 1.Ở định nghĩa này Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng: 1.1. Phân biệt vật chất với phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với phạm trù triết học nó chỉ là vật chất nói chung, vô tận vô hạn không sinh ra không mất đi còn các đối tượng các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, sinh ra và mất đi, chuyển hoá thành cái khác. Quan điểm đúng đắn này đã hoàn toàn phủ định quan điểm đồng nhất vật chất nói chung với các dạng vật chất cụ thể của các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại và trung đại đã làm. 1.2 Trong nhận thức luận, cái duy nhất để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan tức là cái tồn tại độc lập với con người và cảm giác của con người. Dù con người nhận thức hay không nhận thức được thì vật chất vẫn tồn tại. 2. Nội dung cơ bản của định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin : 2.1 Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. 2.2 Vật chất là cái gây nên cảm giác của con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người.2.3 Cảm giác, tư duy và ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. 3. Ý nghĩa của định nghĩa: 3.1 Khẳng định: “ Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác” “ tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, Lênin đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Qua đó, tự nó chống lại tất cả, những quan điểm duy tâm, siêu hình, nhị nguyên, bất khả tri… 3.2 Khẳng định: Vật chất “ Là cái được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh…”, Lênin muốn khẳng định bằng các phương thức khác nhau con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. 3.3 Định nghĩa này được mở rộng hơn: Nó không chỉ bao gồm các dạng vật chất dưới dạng tự nhiên mà cả vật chất dưới dạng xã hội. Qua đây thể hiện sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, bao quát toàn bộ đời sống hiện thực cả tự nhiên lẫn xã hội. 3.4. Định nghĩa này đã trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận khoa học, mở đường cho các ngành khoa học cụ thể phát triển. Nó cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Từ đó giúp các nhà khoa học giải thích nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, trên cơ sở đó đưa ra phương án tối ưu thúc đẩy xã hội phát triển. Tôi vẫn đi qua những con đường quen Bạn có nhớ đến tôi bao giờ Từng ngày trôi qua chúng ta lại thêm cách xa Cuộc đời có những hạnh phúc thật gần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 Bài soạn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin.doc
Luận văn liên quan