Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi

Hòa mình vào công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp phải tự quyết định trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh bền vững, lâu dài, ổn định phải biết lập cho mình một hệ thống tổ chức tài chính kế toán dựa vào những quy định của nhà nước và đặc điểm của từng doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Mặc dù còn đang gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi đang từng bước khắc phục và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cho thấy những điểm sáng để phục hồi sự tăng trưởng trong tương lai gần.

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH. Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM SẢN KIM BÔI Hà Nội - 2013 LỜI MỞ ĐẦU Phát triển nông lâm sản đặc thù của vùng miền từ lâu đã là 1 hướng đi đúng đắn cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế; nó còn có ý nghĩa về văn hóa, du lịch, giúp quảng bá hình ảnh địa phương đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thu mua – phân phối, chế biến các loại nông lâm sản đặc trưng của miền Tây Bắc; Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi đã và đang liên tục hoàn thiện phát triển các sản phẩm phục vụ đông đảo các khách hàng từ khắp các vùng miền trên cả nước; từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên trong giai đoạn kinh tế nước ta còn nhiều biến động. Với một khoảng thời gian thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế của em, báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô giáo nhận xét và góp ý để em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Thức Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập. Em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi đã giúp đỡ và cung cấp số liệu để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập. Báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi Phần 2: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phần 3: Một số kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Tạ Anh Vũ Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 1 MSV: 09A….. Mục Lục PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM SẢN KIM BÔI .... 2 1.1. Thông tin chung về công ty ................................................................................. 2 1.2. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 2 1.3 Chức năng hoạt động của doanh nghiệp ............................................................... 2 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tài chính của doanh nghiệp ........... 3 PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................................................... 4 2.1 Tìm hiểu và phân tích thực trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. ............. 4 2.1.1 Tình hình tài sản của doanh nghiệp ................................................................. 4 2.1.2 Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp ........................................................... 7 2.2 Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ............ 8 2.3 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. ......................11 2.3.1 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .....................................11 2.3.2 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................12 2.4 Tìm hiểu và phân tích tỷ một số chỉ tiêu tài chính tại doanh nghiệp: .....................13 2.4.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp . Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Phân tích chỉ tiêu tài chính về vốn lưu động của doanh nghiệp . Error! Bookmark not defined. 2.5 Đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............14 2.5.1 Những kết quả đạt được:...............................................................................14 2.5.2 Những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục: .............................................15 PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................16 3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh – tình hình sử dụng vốn trong năm 2013 .........16 3.2. Kiến nghị với đơn vị thực tập. ..............................................................................16 Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 2 MSV: 09A….. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM SẢN KIM BÔI 1.1. Thông tin chung về công ty - Tên công ty : Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi - Loại hình : Công ty cổ phần - Ngày thành lập: 21/08/2007 - Giấy phép kinh doanh: 25.03.000179 - Nhà máy chế biến: xã Cao Thắng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - Văn phòng đại diện: 355 Đức Giang, Long Biên, Tp.Hà Nội - Số điện thoại: 04.3932.1018 1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi được thành lập từ năm 2003 theo giấy phép kinh doanh số 26151004 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 2 tháng 1 năm 2003, với mức vốn điều lệ là 14.000.000.000 VNĐ (mười bốn nghìn triệu đồng). - Hiện nay Công ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi đang là một trong những nhà thu mua - phân phối và chế biến nông sản hàng đầu tại các tỉnh Tây Bắc. Sản phẩm của Công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng cao nhất. - Bằng uy tín và chất lượng, phong cách phục vụ hiện đại và chuyên nghiệp, sản phẩm nông sản mang thương hiệu Kim Bôi đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước và một số nước trên thế giới. 1.3 Chức năng hoạt động của doanh nghiệp Công ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi đã và đang hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: thu mua – chế biến – phân phối các loại nông sản đặc trưng của vùng Tây Bắc, sản xuất và cung ứng thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, cung ứng dịch vụ nông nghiệp…. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 3 MSV: 09A….. 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tài chính của doanh nghiệp Sơ đồ bộ máy quản lý – kinh doanh công ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội. Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc về các nhiệm vụ được giao. Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật nhà máy Phó giám đốc hành chính Các đội thu mua Các xưởng sơ chế Các đội sản xuất Đội vận tải Các phòng ban Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 4 MSV: 09A….. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện các công tác hạch toán kế toán. Hàng kỳ phòng tài chính kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho việc quản trị trong công ty. Phòng tổ chức: Thực hiện công tác tổ chức hệ thống quản trị trong công ty. Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính – nhân sự, giám sát và thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty. Phòng kinh tế kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng cung ứng vật tư: Phụ trách nhiệm vụ thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch đầu tư: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản xuất. Phòng kinh doanh-chiến lược: thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược giúp mở rộng thị trường, phát triển công ty. PHẦN 2: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi 2.1.1 Tình hình tài sản của doanh nghiệp Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình tài sản của DN giai đoạn 2010 – 2012 Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 5 MSV: 09A….. (ĐVT: triệu đồng) TÀI SẢN 2010 2011 2012 So sánh 2010 / 2011 So sánh 2011 / 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8:2 10=6-4 11=10:4 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15446 47.56% 16321 46.83% 17290 49.27% 875 5.66% 969 5.94% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1887 12.22% 1562 9.57% 900 5.20% -325 -17.24% -662 -42.39% 1. Tiền 1387 73.50% 1162 74.39% 747 83.03% -225 -16.25% -415 -35.69% 2. Các khoản tương đương tiền 500 26.50% 400 25.61% 153 16.97% -100 -20.01% -247 -61.83% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 6505 42.11% 7229 44.30% 8742 50.56% 725 11.14% 1512 20.92% 1. Phải thu khách hàng 5182 79.67% 5958 82.41% 7392 84.56% 775 14.96% 1434 24.07% 2. Trả trước cho người bán 3579 55.02% 3737 51.70% 4288 49.05% 159 4.43% 551 14.73% 4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi -2257 -34.69% -2466 -34.11% -2938 -33.61% -209 9.28% -472 19.15% IV. Hàng tồn kho 7055 45.67% 7530 46.14% 7649 44.24% 475 6.74% 119 1.58% 1. Hàng tồn kho 8078 114.51% 8980 119.26% 10741 140.43% 902 11.17% 1761 19.60% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -1024 -14.51% -1450 -19.26% -3092 -40.43% -427 41.69% -1642 113.18% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17034 52.44% 18528 53.17% 17803 50.73% 1494 8.77% -725 -3.91% I. Tài sản cố định 17034 100% 18528 100% 17803 100% 1494 8.77% -725 -3.91% TSCĐ hữu hình 17034 18528 17803 1494 8.77% -725 -3.91% Nguyên giá 19835 21546 21007 1711 8.63% -539 -2.50% Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 6 MSV: 09A….. Giá trị hao mòn lũy kế -2801 -3018 -3204 -217 7.75% -186 6.16% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 32480 100% 34849 100% 35093 100% 2369 7.29% 244 0.70% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi) Nhận xét : Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua ba năm 2010 – 2011 – 2012, ta thấy TSDH của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% so với Tổng Tài sản, cho thấy một cơ cấu tài sản hợp lý đối với lĩnh vực chế biến – phân phối mà doanh nghiệp đang hoạt động, cụ thể là: 2010: 52,44% hay 17.034 triệu đồng, 2011: 53,17% - 18.528 triệu đồng, và năm 2012 là: 50,73% - 17.803. Tuy nhiên, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hướng sụt giảm trong ba năm qua, từ mức 17.034 triệu – năm 2010, tăng lên thành 18.528 triệu đồng– năm 2011, đã giảm 725 triệu đồng xuống còn 17.803 triệu đồng vào năm 2012. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn, cụ thể: TSNH của doanh nghiệp trong năm ba năm vừa qua liên tục gia tăng về quy mô, từ mức 15.446 triệu đồng – năm 2010 đã tăng lên thành 17.290 triệu – năm 2012, tuy nhiên việc gia tăng này chủ yếu là do các khoản mục: các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng nhanh qua các năm, trong khi các khoản mục khác như: tiền và tương đương tiền lại có xu hướng giảm mạnh. Điều này có thể cho thấy dấu hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi việc vốn của doanh nghiệp đang bị tồn đọng (hàng tồn kho), hoặc bị doanh nghiệp khác chiếm dụng (khoản phải thu khách hàng) đang gia tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong TSNH. Khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự biến động tăng mạnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với TSNH qua các năm: 45,67% - năm 2010 – hay 7.055 triệu đồng, 46,14% - năm 2011 – 7.530 triệu đồng, và 44,24% - 7.649 triệu đồng vào năm 2012. Do tính chất Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là các loại nông sản đã qua sơ chế và các thành phẩm liên quan đến nông sản, rất dễ bị hỏng và chịu tác động mạnh của giá cả Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 7 MSV: 09A….. thị trường, dẫn đến tỷ trọng hàng tồn kho tăng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các khoản phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng chiểm tỷ trọng chủ yếu và có sự gia tăng liên tục qua ba năm vừa qua, từ mức 6.505 triệu đồng hay 42,11% – năm 2010 lên 7.229 triệu đồng hay 44,30% – năm 2011, và năm 2012 vừa qua là 8.742 triệu đồng tương ứng với 50,56% trong TSNH. Tình trạng này cho thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng nhiều, hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp. Đối với các loại TSNH có tính thanh khoản cao như: tiền và tương đương tiền đang có xu hướng giảm dần qua các năm so với TSNH, cụ thể, tiền và tương đương tiền sụt giảm mạnh, từ mức 1.887 triệu đồng, chiếm 12,22% - năm 2010 xuống chỉ còn 900 triệu tương đương 5,20% so với tổng tài sản ngắn hạn trong năm 2012. 2.1.2 Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (ĐVT: triệu đồng) NGUỒN VỐN 2010 2011 2012 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9 = :2 10=6-4 11=10:4 A. NỢ PHẢI TRẢ 16477 50.73% 19147 54.94% 20527 58.49% 2670 16.20% 1381 7.21% I. Nợ ngắn hạn 16477 100% 19147 100% 20527 100% 2670 16.20% 1381 7.21% 1. Vay và nợ ngắn hạn 10926 66.31% 12304 64.26% 15123 73.67% 1378 12.61% 2819 22.91% 2. Phải trả người bán 5551 33.69% 6842 35.74% 5404 26.33% 1291 23.27% -1439 -21.02% Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 8 MSV: 09A….. B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 16003 49.27% 15702 45.06% 14566 41.51% -301 -1.88% -1136 -7.24% I. Vốn chủ sở hữu 16003 100% 15702 100% 14566 100% -301 -1.88% -1136 -7.24% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14000 87.48% 14000 89.16% 14000 96.11% 0 - 0 - 2. Lợi nhuận chưa phân phối 2003 12.52% 1702 10.84% 566 3.89% -301 -15.02% -1136 -66.75% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 32480 100% 34849 100% 35093 100% 2369 7.29% 244 0.70% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi) Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 – 2012, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, và chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn là Nợ phải trả (hơn 50%) qua các năm và đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể, nợ phải trả chỉ chiếm 16.477 triệu đồng (50,73%) trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp - năm 2010, năm 2011 là 19.147triệu đồng (54,94%) và trong năm 2012 vừa qua là 20.572 triệu đồng (58.49%). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà cung cấp, điều này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp nằm ở mức thấp, đồng thời đó sự rủi ro tài chính cũng cao. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có xu hưởng giảm, do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn lợi nhuận chưa phân phối qua các năm giảm dần, cụ thể vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp từ mức 16.003 triệu đồng – năm 2010 đã giảm xuống còn 14.566 triệu đồng – năm 2012, tương ứng đó là sự sụt giảm của khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp, từ mức 2.003 triệu đồng – năm 2010 xuống còn 566 triệu đồng năm 2012 vừa qua. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 9 MSV: 09A….. Bảng2. 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN giai đoạn 2010 – 2012 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm So sánh Mã số 2010 2011 2012 So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 Chênh lệch Mức độ (%) Chênh lệch Mức độ (%) 1 2 3 4 5 6 = 4 - 3 7 = 6 : 3 8 = 5 - 4 9 = 8 : 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 23041 20043 17942 -2998 -13.01% -2101 -10.48% 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 2187 1020 470 -1167 -53.36% -550 -53.94% 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 20854 19023 17472 -1831 -8.78% -1551 -8.15% 4.Giá vốn hàng bán 11 12172 8920 6664 -3252 -26.71% -2256 -25.29% 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 8683 10103 10808 1421 16.36% 705 6.98% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 727 324 400 -403 -55.42% 76 23.52% 7.Chi phí tài chính 22 2642 3113 5222 471 17.81% 2109 67.76% trong đó, chi phí lãi vay 23 2551 3076 5076 525 20.59% 2000 65.03% 8.Chi phí bán hàng 24 2001 2087 1910 86 4.31% -177 -8.48% 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1615 1982 2180 368 22.76% 198 9.97% 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 = 20 + (21-22) - (24+25) 30 3151 3245 1896 94 2.97% -1349 -41.56% 11.Thu nhập khác 31 430 183 95 -247 -57.46% -88 -48.12% 12.Chi phí khác 32 387 117 90 -269 -69.72% -27 -22.90% Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 10 MSV: 09A….. 13.Lợi nhuận khác 40 = 31-32 40 43 66 5 22 51.87% -61 -92.93% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 = 30 + 40 50 3195 3311 1901 116 3.64% -1410 -42.58% 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 762 813 0 51 6.68% -813 -100.00% 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 = 50 - 51 - 52 60 2432 2497 1901 65 2.68% -596 -23.88% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi) Nhận xét Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng đi xuống, cụ thể chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm vừa qua đang giảm nhanh, giảm từ mức: 2.432 triệu đồng – năm 2010, xuống chỉ còn 1.901 triệu đồng – năm 2012 (tương ứng với mức giảm 23,88% - 596 triệu đồng so với năm 2011). Việc sụt giảm của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân chính: thứ nhất, do việc gia tăng nhanh của các khoản mục chi phí như: chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp, thứ hai, do doanh thu thuần giảm dần qua các năm. Doanh thu thuần cả doanh nghiệp trong hai năm vừa qua (2011 và 2012) sụt giảm là do việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp đang có dấu hiệu chững lại khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng với mặt hàng của doanh nghiệp ít đi. Chi phí tài chính, liên tục tăng trong ba năm vừa qua, chi phí lãi vay năm 2011 so với năm 2010 tăng 17,81% - tương ứng 2.642 triệu đồng, năm 2012 so với năm 2011 tăng 2000 triệu đồng tương ứng 67,76% lên mức 5.222 triệu đồng, do trong năm vừa qua doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn vay để trang mua trang thiết bị máy móc, đưa nhà máy chế biến Nông Lâm Sản đi vào hoạt động đầy đủ. Nguồn vốn vay nợ ngắn hạn ngày Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 11 MSV: 09A….. càng lớn này cùng với mức lãi suất cao trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến gây áp lực lớn nên tình hình tài chính của doanh nghiệp, áp lực trả lãi vay ngắn hạn tăng qua các năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có sự biến động tăng qua các năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2011 đã tăng 22,76% - tương ứng 368 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 9,97% - tương ứng 198 triệu đồng so với năm 2011. Ngược lại chi phí bán hàng lại có xu hướng giảm nhẹ, từ mức 2.001 triệu đồng - năm 2010 xuống chỉ còn 1.910 triệu đồng vào năm 2012. 2.3 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.1 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 4: Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng số vốn 32,480 100% 34,849 100% 35,093 100% 2. Vốn lưu động 15,446 47.56% 16,321 46.83% 17,290 49.27% 3. Vốn cố định 17,034 52.44% 18,528 53.17% 17,803 50.73% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi) Nhận xét Tổng số vốn của doanh nghiệp đã có tăng lên liên tục trong ba năm vừa qua, từ mức 32.480 triệu đồng – năm 2010 lên mức 34.849 triệu đồng – năm 2011 và năm 2012 là 35.093 triệu đồng, cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được gia tăng qua các năm, việc kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Trong đó: - Vốn cố định của doanh nghiệp có xu hướng tăng đều trong ba năm vừa qua và luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% trong tổng số vốn của doanh nghiệp, cho thấy một cơ cấu vốn hợp lý đối với ngành nghề chế biến và phân phối nông lâm sản, Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 12 MSV: 09A….. cụ thể là: chiếm 52,44% (tương ứng 17.034 triệu đồng) - năm 2010, trong năm 2010 là 53,17% (tương ứng 18.528 triệu đồng), và giảm xuống còn 17.803 triệu đồng hay 50,73% vào năm 2012. - Vốn lưu động đã có sự gia tăng nhanh, từ mức 15.446 triệu đồng hay 47,56% trong năm 2010, vốn lưu động của doanh nghiệp đã gia tăng lên mức 17.290 triệu đồng tương ứng với 49,27% trong tổng nguồn vốn vào năm 2012. 2.3.2 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. Nợ phải trả 16477 50.73% 19147 54.94% 20527 58.49% 2670 16.20% 1381 7.21% 1. Nợ ngắn hạn 16477 100% 19147 100% 20527 100% 2670 16.20% 1381 7.21% 2. Nợ dài hạn 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - B Vốn chủ sở hữu 16003 49.27% 15702 45.06% 14566 41.51% -301 -1.88% -1136 -7.24% 1. Vốn chủ sở hữu 16003 87,48% 15702 89,16% 14566 96,11% -301 -1.88% -1136 -7.24% 2. Lợi nhuận chưa phân phối 2.003 12,52% 1702 10,84% 566 3,89% -301 -15,02% -1136 -66,75% Tổng nguồn vốn 32480 100% 34849 100% 35093 100% 2369 7.29% 244 0.70% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty CP Nông Lâm Sản Kim Bôi) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp qua ba năm vừa qua đang có xu hướng tăng dần, tổng nguồn vốn năm 2011 đã tăng thêm 7,29% hay 2.369 triệu đồng so với năm 2010, và tăng nhẹ thêm 0,70% hay 244 triệu đồng vào năm 2012. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 13 MSV: 09A….. Khoản Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn và toàn bộ là Nợ phải trả là Nợ ngắn hạn. Tỷ trọng của Nợ ngắn hạn đều ở mức cao trên 50% qua các năm và có xu hướng tăng thêm, cụ thể là: nợ phải trả chiếm 50,73% tương ứng với 16.477 triệu đồng trong năm 2010, 54,94% hay 19.147 triệu đồng trong năm 2011, và 58,49% tương ứng với 20.527 triệu đồng vào năm 2012. Trong khi đó tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu đang sụt giảm dần qua các năm từ mức chiếm 49,27% tương ứng với 16.003 triệu đồng trong tổng nguồn vốn – năm 2010 xuống chỉ còn 41,51% tương ứng với 14.566 triệu đồng trong năm 2012, chủ yếu là do việc sụt giảm của khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. 2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp: Đặc điểm tình hình: năm 2012 vừa qua, không chỉ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam đã tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhu cầu về mặt hàng nông sản của thị trường trong và ngoài nước cũng giảm sút nhiều, sức mua người dân trong nước đối với mặt hàng này giảm thấp, các thị trường xuất khẩu thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ cũng thu hẹp dần. Trong năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản đã phải rời bỏ thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều, nhưng nhờ sự cố gắng phấn đấu và định hướng kinh doanh đúng đắn, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn đạt một số khích lệ như sau: Về sản lượng: - Chế biến thô: 800 tấn (rau,củ, quả… các loại) - Chế biến sản phẩm hoàn chỉnh (bán trong thị trường nội địa): 1.200 tấn (rau, củ, quả….các loại) - Chế biến sản phẩm hoàn chỉnh (xuất khẩu): + Thị trường EU: 200 tấn + Thị trường Đông Bắc Á: 173 tấn + Thị trường Bắc Mỹ: 96 tấn Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 14 MSV: 09A….. Về tài chính: - Tổng doanh thu của Công ty trong năm 2012 đạt mức: 17.492 triệu đồng, bằng 91% so với năm 2011 và đạt 95% kế hoạch đề ra. - Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt mức: 1.901 triệu đồng, bằng 77% so với năm 2011 và đạt 81% kế hoạch đề ra. Do trong năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế, sức mua của người dân yếu hơn nhiều so với các năm trước, dẫn đến sản lượng tiêu thụ đã không đạt kế hoạch, bên cạnh đó để giành được thị phần, cạnh tranh với các đối thủ, Công ty đã gần như giữ giá toàn bộ các sản phẩm chủ yếu, tất cả các nhân tố trên đã làm ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiêp. Để tiếp tục duy trì được sự phát triển của thị trường, HĐQT của Công ty đã giao cho ban lãnh đạo Công ty thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có sự lãnh đạo sát sao trên nhiều mặt: - Bám sát tình hình thị trường tiêu thụ và thị trường thu mua nông sản và có những quyết định phù hợp – kịp thời. Những hoạt động chính của Công ty cũng được sắp xếp lại, những mảnh kinh doanh không hiệu quả thì ngừng hoạt động và bán tài sản. - Mở rộng đầu tư và nghiên cứu vào các dòng sản phẩm kinh doanh hiệu quả và các mảng kinh doanh hướng cho tương lai gần. - Hợp tác tốt với các nhà máy bạn trên địa bàn, các hợp tác xã trồng nông sản, thực hiện tốt mô hình Người Nông Dân – Nhà Máy – Nhà Phân Phối để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ người nông dân trong tiêu thụ nông sản. 2.5 Đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.1 Những kết quả đạt được: Công ty được thành lập từ đầu năm 2003. Ban đầu cơ sở sản xuất với diện tích chỉ hơn 300m2, máy móc thiếu và rất nhiều khó khăn, sau một thời gian dài hoạt động, công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Kim Bôi đã và đang trở thành một đơn vị có tên tuổi trong lĩnh Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 15 MSV: 09A….. vực chế biến và phân phối các sản phẩm nông sản trên địa bàn các tỉnh thành phía Bắc. Đến nay công ty Nông Lâm Sản Kim Bôi đã dần lớn mạnh, từng bước tổ chức và cho xây dựng thêm nhà máy được đặt tại Hoà Bình với diện tích trên 2ha và trở thành công ty sản xuất Măng có quy mô và trình độ kỹ thuật lớn nhất Việt nam. Công ty đã chủ động thiết lập cơ sở thu mua với các nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam hiện nay. Sản lượng thu mua trực tiếp của công ty lên đến hàng ngàn tấn măng tươi… Về công nghệ: Công ty đã thành công trong việc áp dụng công nghệ bảo quản măng của Mỹ và Đài loan vừa an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm, vừa giảm chi phí bảo quản, bảo vệ tốt môi trường. Công nghệ sản xuất và máy móc của Đài Loan giúp công ty có thể đáp ứng được những đơn hàng khó tính nhất thừ Đức, Tiệp, Nga, Úc, Đài Loan, Mỹ và Nhật. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của sự suy thoái của nền kinh tế nói chung, nguyên nhân chủ quan là xuất phát công tác quản lý tài chính – quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.2 Những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục: - Tỷ trọng vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang tăng dần qua các năm, cho thấy doanh nghiệp đang dần lệ thuộc vào nguồn vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn kinh doanh, điều này sẽ làm giảm khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh lãi suất của các khoản vay đang nằm ở mức cao. Doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra những quyết định sử dụng nguồn vốn vay phù hợp để tránh việc sử dụng lãng phí nguồn vốn nay. - Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, thì tỷ trọng nợ phải thu khách hàng ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh điều này làm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 16 MSV: 09A….. hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các khách hàng chiếm dụng. - Bên cạnh đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng cao, điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng giảm dần. - Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục giảm với mức độ lớn trong vòng ba năm qua, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ để đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai. PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh – tình hình sử dụng vốn của DN trong năm 2013 Mục tiêu: đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giải phóng lượng hàng tồn kho, ổn định hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, xử lý nhanh các khoản nợ phải thu tồn đọng nhằm đảm bảo an toàn tài chính đối với doanh nghiệp, làm nền tảng mở rộng hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo. Phương hướng thực hiện: áp dụng các chính sách bán hàng và theo dõi, thu hồi công nợ phù hợp, linh hoạt đối với từng khách hàng qua đó gia tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 3.2. Kiến nghị với đơn vị thực tập. - Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được vận hành liên tục và hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xem xét lại quá trình sử dụng vốn kinh doanh của mình, nhất là vốn lưu Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 17 MSV: 09A….. động, khi mà các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. - Đề ra chính sách bán hàng phù hợp đối với từng khách hàng, để nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho, bên cạnh đó áp dụng chính sách tín dụng cho từng đối tượng khách hàng cụ thể để hạn chế các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng. - Theo dõi các khoản mục nợ phải trả chi tiết cho từng nhà cung cấp, cho từng chủ nợ, phân loại nợ đến hạn trả, quá hạn dể chủ động trong công tác tài chính đảm bảo mức độ an toàn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thức Minh Tạ Anh Vũ -TC14… 18 MSV: 09A….. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Chữ ký của GVHD KẾT LUẬN Hòa mình vào công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp phải tự quyết định trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh bền vững, lâu dài, ổn định phải biết lập cho mình một hệ thống tổ chức tài chính kế toán dựa vào những quy định của nhà nước và đặc điểm của từng doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Mặc dù còn đang gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi đang từng bước khắc phục và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cho thấy những điểm sáng để phục hồi sự tăng trưởng trong tương lai gần. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Vận dụng những kiến thức đã học ở trường cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các cô chú anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa này. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập có hạn nên còn có thể có nhiều thiếu sót và nhược điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của Ban lãnh đạo và cán bộ của Công ty CP nông lâm sản Kim Bôi cũng như của thầy cô và các bạn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Thức Minh, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty CP nông lâm sản Kim Bôi đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbia_lot_2844.pdf
Luận văn liên quan