Các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, bình luận về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lí của các doanh nghiệp ở Việt Nam và khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác. Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 qui định : “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.” Dấu hiệu pháp lý đầu tiên để nhận diện doanh nghiệp tư nhân đó là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Phần vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư vì vậy hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Trong mọi thời điểm, sư thay đỏi về mức vốn kinh doanh đều có thể diễn ra, vì thế ranh giới giữa phần tài sản và vốn đưa vào kinh doanh và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp chỉ tồn tại một cách tạm thời. Điều này chứng tỏ không thể tách bạch tài sản doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân đó.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, bình luận về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lí của các doanh nghiệp ở Việt Nam và khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác. Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 qui định : “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.” Dấu hiệu pháp lý đầu tiên để nhận diện doanh nghiệp tư nhân đó là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Phần vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư vì vậy hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Trong mọi thời điểm, sư thay đỏi về mức vốn kinh doanh đều có thể diễn ra, vì thế ranh giới giữa phần tài sản và vốn đưa vào kinh doanh và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp chỉ tồn tại một cách tạm thời. Điều này chứng tỏ không thể tách bạch tài sản doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân đó. Do doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một ưu điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền quản lí doanh nghiệp với bất kì đối tượng nào khác và có toàn quyền quyết định đối với tài sản và việc tổ chức quản lí doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và bên thứ ba do chỉ có một chủ sở hữu nên không phải phân chia lợi nhuận với ai khác. Việc được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ việc kinh doanh của doanh nghiệp có nghĩa là chủ doanh nghiệp cũng phải chịu toàn bộ rủi ro trong kinh doanh. Dấu hiệu pháp lý thứ hai là chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, nguyên nhân là do không có sự độc lập về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng chế đọ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn cũng là một hạn chế đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân bởi vì chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đã đăng kí mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp vốn đăng kí không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Nếu tại thời điểm hiện tại chủ doanh nghiệp không còn tài sản thì khoản nợ sẽ được khoanh lại khi nào có tài sản sẽ tiếp tục trả nợ cho đến khi nào hết nợ thì thôi. Vì đặc trưng pháp lý cơ bản này nên doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu một số hạn chế khác như không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào làm cho doanh nghiệp không huy động được nguồn vốn, chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất. Điều này khiến cho không ít nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Dấu hiệu pháp lý thứ ba đó là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, và là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân. Theo qui định tại điều 84 bộ Luật dân sự năm 2005 thì pháp nhân phải có đủ 4 điều kiện, và doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện thứ 3 đó là phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó (Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt giữa tài sản chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp ) nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Điều này khiến cho doanh nghiệp tư nhân gặp phải một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân Bình luận về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành.doc