Các yếu tố cấu thành tội giết người

Đề bài T thường bị bố chửi mắng vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè, mặt khác T mong sớm được thừa kế tài sản của bố mẹ. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại sức khỏe, bà C tổn hại 45%, ông G 35%. Giám định pháp y kết luận nguyên nhân tổn hại sức khỏe là do trúng độc thuốc diệt chuột. a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? c. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù? Bài làm a. Trong vụ án trên T phạm tội giết người chưa đạt vì hành vi của T thực hiện đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm này là : khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. w Khách thể của tội phạm: hành vi bỏ thuốc diệt chuột vào thịt bò cho ông G, bà C ăn của T đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của ông G, bà C

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố cấu thành tội giết người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài T thường bị bố chửi mắng vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè, mặt khác T mong sớm được thừa kế tài sản của bố mẹ. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại sức khỏe, bà C tổn hại 45%, ông G 35%. Giám định pháp y kết luận nguyên nhân tổn hại sức khỏe là do trúng độc thuốc diệt chuột. a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? c. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù? Bài làm a. Trong vụ án trên T phạm tội giết người chưa đạt vì hành vi của T thực hiện đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm này là : khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. w Khách thể của tội phạm: hành vi bỏ thuốc diệt chuột vào thịt bò cho ông G, bà C ăn của T đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của ông G, bà C wMặt khách quan của tội phạm: -         Hành vi khách quan của tội phạm:  T đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của ông G bà C bằng cách đầu độc nạn nhân (bỏ thuốc diệt chuột vào thịt bò để mang cho nạn nhân ăn). Hành vi bỏ thuốc diệt chuột vào thịt bò để mang cho nạn nhân ăn của T có khả năng gây ra cái chết cho ông G và bà C, chấm dứt sự sống của họ. -         Hậu quả của tội phạm : hậu quả chết người tuy không xảy ra vì nguyên nhân khách quan nhưng ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại sức khỏe, bà C tổn hại 45%, ông G 35% -         Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả: Hành vi bỏ thước diệt chuột vào thịt bò và hậu quả ông G, bà C bị tổn hại sức khỏe có mối quan hệ nhân quả với nhau vì theo kết luận của giám định pháp y thì ông G , bà C tổn hại sức khỏe là do trúng độc thuốc diệt chuột  wChủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm trong vụ án trên là T- là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. wMặt chủ quan của tội phạm: T đã thực hiện hành vi giết người thỏa mãn những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp.Đặc điểm này giúp ta phân biệt trường hợp giết người chưa đạt và các tội khác. Thứ nhất, về mặt lí trí, T đã cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình ( tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, sử dụng thuốc diệt chuột…), mà còn thấy trước hậu quả chết người của mình tất nhiên xảy ra. Thứ hai, về mặt ý chí: T đã mong muốn hậu quả phát sinh. Ta thấy, hậu quả của hành vi phạm tội mà T đã thấy trước (hậu quả ông G và bà C chết) hoàn toàn phù hơp với mục đích, mong muốn của T (giết bố mẹ để sớm được thừa kế tài sản). b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? vVụ án trên có thể bị áp dụng 2 tình tiết định khung tăng nặng như sau: - Tình tiết “ Giết nhiều người” qui định tại điểm a Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Giết nhiều người được hiểu là giết từ hai người trở lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau. Trong vụ án này, T đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của hai người là ông C và bà G trong cùng một lần. - Tình tiết “Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình” qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội, cụ thể nạn nhân trong vụ án này là ông C và bà G là bố mẹ ruột của T. Trong mối quan hệ cha mẹ con này, người phạm tội là T phải là người hơn ai hết biết ơn và kính trọng nạn nhân bởi họ là bậc sinh thành, dưỡng dục T. Với hành vi phạm tội của mình, T không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo làm con, trái với luân thường đạo lý. vBên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng, T còn phải bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng khác, đó là: tình tiết “ thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người” và tình tiết “ vì động cơ để hèn” qui định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Về vấn đề này em xin có ý kiến như sau: Phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người trong hoàn cảnh cụ thể. Trong vụ án này T đã bỏ thuốc độc vào thức ăn và mang cho bố mẹ mình ăn. Việc T lựa chọn cách đầu độc này chứng tỏ T biết cách đó hoàn toàn có khả năng giết chết cả ông G và bà C một khi hai người này ăn thức ăn này và kết luận của pháp y cũng đã cho biết nạn nhân trúng độc tức là khả năng chết nhiều người đã xảy ra. Tuy nhiên cách đầu độc này không có khả năng làm chết thêm nhiều người khác nữa ngoài ông G và bà C. khả năng làm chết thêm nhiều người khác không còn tồn tại trên thực tế. Mặt khác thì mục đích của T cũng chỉ là giết ông G, bà C . Như vậy T không bị áp dụng tình tiết ” Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”. Tình tiết “Vì động cơ đê hèn”.Đây là trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách đáng kể so với những trường hợp bình thường. Thực tiễn xét xử đã coi những trường hợp sau đây là giết người vì động cơ đê hèn:Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác; Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân; giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết chủ nợ để trốn nợ; giết người để cướp của; Giết người là ân nhân của mình;thực tiễn còn có trường hợp không giết được người mong muốn giết nên đã giết người thân của họ, giết người vì vụ lợi ( giết người để được hưởng thừa kế của họ). Như vậy, trường hợp của T sẽ được áp dụng tình tiết qui định tại điểm d khoản 1 Điều 48 “ Phạm tội vì động cơ đê hèn” do T đã có hành vi giết người vì vụ lợi: giết bố mẹ để mong sớm được hưởng thừa kế của họ. Đây sẽ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thay vì tình tiết tăng nặng định khung, Tòa án dựa vào đó để đi đến quyết định tăng nặng trách nhiệm hình sự trong phạm vi khung hình phạt cho phép. c. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù? vTheo qui định của pháp luật: Căn cứ theo câu b nêu trên, T bị áp dụng khung hình phạt qui định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự: “phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Khoản 3 Điều 52 BLHS chỉ qui định mức hình phạt cao nhất, không phải là mức hình phạt thấp nhất: "Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định." Như vậy mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng cho T là bị phạt tù 12 năm. vThực tiễn xét xử của Tòa án Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, Toà án sẽ xác định tội danh và khung hình phạt trước, sau đó xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để xác định hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Toà án phải cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho những trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm. Những tình tiết này có ý nghĩa về mặt lượng hình phạt để tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt trong một khung hình phạt nhất định, chứ không có tính chất bắt buộc như tình tiết định tội và tình tiết định khung hình phạt. Do nội dung vụ việc trên chưa thực sự có đầy đủ các tình tiết và diễn biến sự việc nên việc tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như xác định mức hình phạt thấp nhất đối với T là rất khó. Ví dụ: nếu coi tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn” theo phân tích ở câu b là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì mức hình phạt áp dụng cho T sẽ tăng lên theo sự cân nhắc và quyết định của Tòa án. Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Bộ luật hình sự 2. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài cá nhân HS module 2 T thường bị bố chửi mắng.doc
Luận văn liên quan