Đại lễ hội yến diêu trì cung

Khi không khí của những ngày Đại lễ Vu Lan còn vấn vương trong tâm hồn bao người con Việt, thì những người tín hữu đạo Cao Đài cũng như du khách thập phương lại háo hức chuẩn bị và chào đón một mùa Hội Yến Diêu Trì Cung nữa lại về khi tiết trời đang độ thu sang. Vài nét về đạo Cao Đài và Tòa thánh Tây Ninh Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp. Đạo Cao Đài có tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ra đời tại Nam Kỳ Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX do đức Ngọc Hoàng Thượng Đế - dân gian thường gọi là Ông Trời làm giáo chủ. Danh từ “Cao Đài” theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”. Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế - người sáng lập ra toàn vũ trụ, có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Đạo Cao Đài có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân tỉnh Tây Ninh nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại xã Long Thành, huyện Phú Khương, tỉnh Tây Ninh với diện tích 1km2. Tòa thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 đến năm 1947 thì hoàn thành và được khánh thành mùng chín tháng giêng năm Ất Mùi (1955).

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại lễ hội yến diêu trì cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đại lễ hội yến Diêu Trì cung Khi không khí của những ngày Đại lễ Vu Lan còn vấn vương trong tâm hồn bao người con Việt, thì những người tín hữu đạo Cao Đài cũng như du khách thập phương lại háo hức chuẩn bị và chào đón một mùa Hội Yến Diêu Trì Cung nữa lại về khi tiết trời đang độ thu sang. Vài nét về đạo Cao Đài và Tòa thánh Tây Ninh Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp. Đạo Cao Đài có tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ra đời tại Nam Kỳ Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX do đức Ngọc Hoàng Thượng Đế - dân gian thường gọi là Ông Trời làm giáo chủ.  Danh từ “Cao Đài” theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”. Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế - người sáng lập ra toàn vũ trụ, có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Đạo Cao Đài có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân tỉnh Tây Ninh nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại xã Long Thành, huyện Phú Khương, tỉnh Tây Ninh với diện tích 1km2. Tòa thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 đến năm 1947 thì hoàn thành và được khánh thành mùng chín tháng giêng năm Ất Mùi (1955). Hình 1: Tòa thánh Tây Ninh. Hình 2: Thánh thất tòa thánh. Tòa thánh được trang trí bởi ba gam màu chủ đạo là vàng, xanh và đỏ – ba màu đặc trưng của ba tôn giáo lớn mà đạo Cao Đài chủ trương dung hợp là Phật, Nho, Đạo. Tòa thánh bao gồm ba phần: Phần thứ nhất có hai tháp cao gọi là Hiệp Thiên Đài – giống gác chuông nhà thờ; phần thứ hai là Cửu Trùng Đài nằm kế bên Hiệp Thiên Đài, đây là một ngôi nhà dài gồm chín gian, mỗi gian chín mét. Cửu Trùng Đài có Nghinh Phong Đài (gồm hai phần, phần dưới hình vuông tượng trưng cho đất, phần trên hình tròn tượng trưng cho trời); phần ba là Bát Quái Đài – một tòa nhà có tám cạnh – nơi thờ Thượng Đế. Kiến trúc của Tòa thánh thừa kế và gìn giữ nhiều giá trị truyền thống như triết lý âm dương, ngũ hành..., ngoài ra Tòa thánh còn thể hiện vũ trụ quan Cao Đài, tổ chức hành chính của Đạo...  Đạo Cao Đài có 3 ngày lễ lớn: Lễ Khai Đạo rằm tháng 10, Lễ Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng giêng và Lễ Hội Yến Diêu Trì rằm tháng 8 âm lịch. Trong các ngày lễ này, mọi người ở khắp nơi trong nước tề tựu về Toà thánh Tây Ninh tham dự với tất cả tấm lòng thành hướng về “Đấng thiêng liêng”. Lễ hội Yến Diêu Trì Cung Hình 3: Hội Yến Diêu Trì Cung Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày lễ đặc biệt và quan trọng trong Đạo Cao Đài. Lễ được tổ chức hàng năm vào chiều tối ngày Rằm tháng tám âm lịch, tại Đền thờ Phật Mẫu Tây Ninh. Lễ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày Rằm tháng 8 Ất Sửu (1925), tại tư gia của Đức Cao Thượng Phẩm ở đường Bourdais (Sài Gòn) theo lệnh của Đức Chí Tôn khi chưa Khai Đạo. Đức Chí Tôn lúc đó còn ẩn danh, chỉ xưng là Đấng A Ă Â, dạy 3 ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, làm một cái tiệc chay đãi 10 Đấng vô hình ở Diêu Trì Cung là: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Ngoài ba vị kể trên còn có bà Nguyễn Thị Hiếu là bạn đời của Ông Cao Quỳnh Cư lo nấu ăn và đãi tiệc. Hình 4: Lễ Cúng đàn. Hội Yến Diêu Trì là một yến tiệc nơi Cung Diêu Trì để mừng đón những Chơn hồn mới vừa đoạt Ðạo trở về hội hiệp cùng Bà Mẹ Thiêng Liêng là Ðức Phật Mẫu và nhập vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Từ khi khai mở Ðạo Cao Ðài, Ðức Chí Tôn cho Ðức Phật Mẫu đến lập Hội Yến Diêu Trì ngay tại mặt thế nầy nhằm đem cơ giải thoát đến tận độ cả con cái Người.  Lễ hội Yến Diêu Trì Cung bao gồm hai phần: Phần lễ và phần hội, nhưng phần lễ được chú trọng hơn nên lễ hội được gọi là đại lễ. Trong phần đại lễ có hai đặc điểm vô cùng đặc biệt, đó là hội thi chưng trái cây và đám rước cộ tiên mô phỏng theo đám rước của dân gian. Các gian triển lãm, hội thi trái cây – được tổ chức xung quanh Điện thờ Phật mẫu (Báo Ân Từ). Từ những vật liệu chủ yếu là trái cây và hoa, những nghệ nhân đã tạo thành những tác phẩm vô cùng đẹp mắt, khéo léo và sống động, đó là những tác phẩm theo chủ đề long, lân, quy, phụng, Phật Mẫu... Hội thi và cuộc triển lãm này mang một giá trị thẩm mỹ rất cao, đặc sắc. Hình 5: Hội thi trái cây (Hình chỉ mang tính chất minh họa). Lễ rước Cộ Tiên cũng giống như Diễu hành mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn. Nghĩa là cũng có cờ xí, lộng, tàng, lễ bộ kim khí, múa tứ linh... nhưng đặc biệt hơn, trong đám rước Cộ Tiên có cả hương án và Cộ Tiên. Lễ rước Cộ Tiên là một chiếc xe hoa trên đó có hình Phật Mẫu và chín Cô Tiên, bốn tiên đồng nữ nhạc. Phần đầu đám rước rực rỡ với hương khói nghi ngút và tiếng nhạc lễ hùng tráng... Đến với Hội Yến Diêu Trì Cung, ngoài hội thi trái cây và đám rước Cộ Tiên, du khách sẽ được xem và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như biểu diễn võ thuật, đi xe đạp chậm, thi đấu bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, đánh cờ tướng, hòa nhạc cổ điển, nhạc cải cách, làm thơ, ngâm thơ, chiếu phim, diễn kịch, thi làm cộ đèn, cộ hoa, thi cắm hoa, thi chưng trái cây, thi làm bánh... Ngoài ra, đến với lễ hội Cao Đài, du khách còn được tham quan những gian hàng trình bày hình ảnh sinh hoạt của Hội thánh, trưng bày dàn nhạc bát âm, nhạc Khơ – me, đặc biệt hơn là các gian trưng bày các tích sử như: Hai Bà Trưng, Lạc Long Quân – Âu Cơ, Thánh Gióng, Hưng Đạo Vương, Phật Thích Ca, Bát Tiên, Hải Thượng Lãn Ông... Những tích sử này mang tính giáo dục cao đối với người tham quan, chiêm ngưỡng. Hình 6: Biểu diễn võ thuật (Hình chỉ mang tính chất minh họa). Hình 7: Thi xe đạp chậm (Hình chỉ mang tính chất minh họa). Hình 8: Thi cắm hoa (Hình chỉ mang tính chất minh họa). Hình 9: Thi làm bánh (Hình chỉ mang tính chất minh họa). Lễ hội Cao Đài nói chung và Hội Yến Diêu Trì Cung nói riêng bảo lưu nhiều văn hóa truyền thống như tục thờ Trời, thờ Mẫu, nghi thức cũng tế, nhạc lễ... Đến với lễ hội Cao Đài chúng ta sẽ được tham quan một quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo với Tòa thánh và điện thờ Mẫu được thiết kế theo lối kiến trúc cung đình, kết hợp hài hòa kiến trúc Đông, Tây tạo nên một ngôi thánh đường đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy. Thông qua lễ hội, chúng ta nhận thấy sức mạnh đoàn kết, niềm tin về đấng Giáo chủ của cộng đồng tôn giáo Cao Đài. Lễ hội Cao Đài thực sự thu hút sự chú ý của đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước và là một tiềm năng du lịch cần được khai thác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐại lễ hội yến Diêu Trì cung.doc
Luận văn liên quan