Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trước sức ép ngày càng tăng của các vấn đề kinh tế – xã hội nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội của nước mình nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng cao. Một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện mọi mặt, đồng thời nó cũng là cơ sở để nâng cao vị thế của chính quốc gia đó trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Nhưng mỗi đất nước không chỉ nên theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng tới các mục tiêu khác để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước đó. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hoá, con người phát triển cao về trí tuệ, thể chất, phong phú về tinh thần là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy với đất nước ta luôn coi trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế để đảm bảo được nhu cầu vật chất của người dân, nhưng vẫn luôn coi trọng những vấn đề khác trong xã hội như công tác xóa đói giảm nghèo. Để nhìn nhận lại chặng đường 10 năm tăng trưởng và phát triển của đất nước ta thì đề tài: “Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam” là rất cần thiết để làm tiểu luận môn học Kinh tế phát triển. Nội dung của đề tài gồm có 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận Phần II. Tình hình tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 2001-2010 Phần III. Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến xóa đói giảm nghèo Tiểu luận của nhóm khó tránh khỏi còn những thiếu sót vì vậy nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của thầy giáo và của các bạn để bản tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trước sức ép ngày càng tăng của các vấn đề kinh tế – xã hội nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội của nước mình nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng cao. Một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện mọi mặt, đồng thời nó cũng là cơ sở để nâng cao vị thế của chính quốc gia đó trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Nhưng mỗi đất nước không chỉ nên theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng tới các mục tiêu khác để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước đó. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hoá, con người phát triển cao về trí tuệ, thể chất, phong phú về tinh thần là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy với đất nước ta luôn coi trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế để đảm bảo được nhu cầu vật chất của người dân, nhưng vẫn luôn coi trọng những vấn đề khác trong xã hội như công tác xóa đói giảm nghèo. Để nhìn nhận lại chặng đường 10 năm tăng trưởng và phát triển của đất nước ta thì đề tài: “Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam” là rất cần thiết để làm tiểu luận môn học Kinh tế phát triển. Nội dung của đề tài gồm có 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận Phần II. Tình hình tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 2001-2010 Phần III. Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến xóa đói giảm nghèo Tiểu luận của nhóm khó tránh khỏi còn những thiếu sót vì vậy nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của thầy giáo và của các bạn để bản tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phần I. Cở Sở Lý Luận 1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. 1.2. Mặt lượng và các thước đo tăng trưởng kinh tế Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó biểu hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế sau: 1.2.1. Tổng sản phẩm trong nước(GDP): là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định. 1.2.1.1 Phương pháp giá trị gia tăng: GDP = (j=1,2,3,..,m) Trong đó: GOj là giá trị gia tăng của ngành j m là số ngành GO = (i=1,2,3,..,n) Trong đó: VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành n là số lượng doanh nghiệp trong ngành 1.2.1.2. Tính theo phương pháp chi tiêu: GDP = C + G + I + NX Trong đó: C là tiêu dùng của hộ gia đình I là tổng dầu tư G là tiêu dùng của chính phủ NX là cán cân thương mại Trong đó: NX = X-M X (export) là xuất khẩu M (import) là nhập khẩu 1.2.1.3.Tính theo phương pháp thu nhập GDP =W+R+i+Pr+Te+Dep Trong đó: W là tiền lương R là tiền thuê i là tiền lãi Pr là lợi nhuận Te là thuế gián thu ròng 1.2.2 Tổng thu nhập quốc dân(GNI): là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính. GNI = C + I + G + (X - M) + NR C: Chi phí tiêu dùng cá nhân I: Tổng đầu tư cá nhân quốc nội G: Chi phí tiêu dùng của nhà nước X: Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ M: Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) 1.2.3 Thu nhập quốc dân sản xuất(NI): phản ánh mức thu nhập mà công dân một nước tạo ra, không kể của chính phủ dưới dạng thuế gián thu. NI = W + R + In + Prtt W: Tiền công tiền lương R: Tiền thuê đất đai In: Lãi suất do công ty trả Prtt: Lợi nhuận công ty trước thuế 1.2.4 Thu nhập quốc dân sử dụng (DI): là thu nhập cuối cùng mà hộ gia đình có khả năng sử dụng. DI = NI+Sn-Td Sn: Trợ cấp chính phủ Td: Thuế trực thu 1.2.5 Thu nhập bình quân theo đầu người: GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. Công thức tính : 1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có mối quan hệ song song với nhau, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế tăng trưởng kinh tế tác động đến xóa đói giảm nghèo theo hai chiều hướng khác nhau: Tăng trưởng đi đôi với giảm nghèo thành công ở một số nước, ngược lại một số nước đã thất bại trong giảm nghèo mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao trong thu nhập bình quân đầu người. Ở các nước này tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng thấp hơn. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần chúng nhân dân. Lý do để giải thích điều này là: Thứ nhất, kết quả tăng trưởng chủ yếu lại quay trở về cho tích lũy, tái đầu tư cho kỳ tiếp theo. Thứ hai, phần thu nhập dành cho tiêu dùng chủ yếu vào các lĩnh vực phi kinh tế. Thứ ba, kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ đều cho mọi thành viên trong xã hội mà lại chỉ thuộc về một nhóm người trong xã hội, do có sự khác nhau về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội. Nghèo đói cũng có tác động ngược lại tới tăng trưởng kinh tế. Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế vì người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao động kém. Nghèo đói cũng làm suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tư làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần. Ngoài ra, người nghèo ít có khả năng tiếp cận với giáo dục, công nghệ và vốn. Hệ quả là nghèo đói lại gia tăng và kìm hãm tăng trưởng. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để xóa đói giảm nghèo. Ngược lại, giảm nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là mục tiêu của phát triển. Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Tiến tới một cuộc sống công bằng văn mình và hiện đại. Phần II. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như GDP, GNP, NI, DI, GDP/người, GNP/người…Ở đây chúng ta sẽ tập trung đi sâu vào phân tích 2 chỉ tiêu quan trọng là GDP và GDP/người. 2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP 2.1.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam Trong giai đoạn 2001-2010, nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức cao. Báo cáo về phát triển con người năm 2010 của LHQ đã công nhận Việt Nam là một trong 10 nước đạt thành tựu lớn nhất về tăng trưởng kinh tế. Với kết quả tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền: Từ chỗ sản xuất chưa đầy đủ tiêu dùng ở mức độ thấp trong nước, nhập siêu, vay nợ còn lớn đến chỗ sản xuất không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đã lên cao, mà còn có tích lũy nội địa khá cao. Đời sống của người dân cũng theo đó được cải thiện khá nhanh và LHQ đã công nhận VN hoàn thành các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo trong chương trình thiên niên kỷ do tổ chức này đặt ra. Những kết quả đạt được cộng hưởng với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang cải thiện mạnh mẽ vị thế của mình với tư cách là “điểm đến” của vốn và công nghệ đối với các nhà đầu tư, và “điểm bùng nổ” tăng trưởng. Bảng 1. GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Năm GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) GDP theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng) Tốc độ tăng GDP (%) 2001 481295 292535 6.89 2002 535762 313247 7.08 2003 613443 336242 7.34 2004 715307 362435 7.79 2005 839211 393031 8.44 2006 974266 425373 8.23 2007 1143715 461344 8.46 2008 1485038 490458 6.31 2009 1658389 516566 5.32 2010 1980914 551609 6.78 ( Nguồn: Website tổng cục thống kê www.gso.gov.vn) Từ năm 2001 tới năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là khá cao và tăng liên tục từ 6.89% năm 2001 lên 8.46% năm 2007.Bắt đầu từ năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến việc phát triển kinh tế của Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2008 tới 2010 giảm mạnh so với thời kỳ trước và đạt thấp,thấp nhất là năm 2009 với 5.32% là năm đá y của cuộc khủng hoảng.Sau đó tăng chậm trở lại mức 6.78% vào năm 2010. Biểu đồ 1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Từ đó ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng không duy trì được sự ổn định và phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh tế thế giới. 2.1.2 So sánh tốc độ tăng của GDP của Việt Nam và một số nước trên thế giới Khi so sánh với quốc tế, sử dụng GDP theo sức mua tương đương (GDP-PPP). So sánh GDP theo sức mua tương đương với một số nước trên thế giới được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. So sánh GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam với một số nước trên thế giới Đơn vị tính: USD Các nước 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Ấn Độ 2248 2358 2840 2670 2892 1500 2300 2559 2868 3034 3296 Trung Quốc 3617 3976 4020 4580 5003 2330 4115 4761 5594 6234 6828 Nhật Bản 24898 26755 25130 26940 27967 25950 30310 31869 33577 33851 32418 Hàn Quốc 15712 17380 15090 16950 17971 17130 22783 24286 26191 26877 27100 Indonesia 2857 3043 2940 3230 3361 2200 3217 3461 3761 4026 4199 Malaixia 8209 9068 8750 9120 9512 8350 11755 12620 13657 14364 14012 Philippine 3805 3971 3840 4170 4321 2430 2927 3125 3397 3536 3542 Singapore 20767 23356 22680 24040 24481 32870 45374 49330 53116 52382 50633 Thái Lan 6132 6402 6400 7010 7595 4850 6751 7267 7831 8150 7995 Việt Nam 1860 1996 2070 2300 2490 1390 2100 2310 2520 2700 2992 Mỹ 31872 34142 34320 35750 37562 35190 42534 44663 46627 47209 45989 (Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org ) Nếu so sánh về quy mô nền kinh tế, có thể nhận thấy GDP của Việt Nam so với các nước các nước phát triển vẫn là một khoảng cách khá lớn. GDP tính theo ngang giá sức mua của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bảng 3. Tốc độ tăng GDP – PPP theo giá cố định một số năm gần đây Đơn vị tính: % Các nước 2005 2006 2007 Ấn Độ 8.8 9.3 9.4 Indonesia 5.9 5.4 5.5 Nhật Bản 2.3 2.3 2.2 Hàn Quốc 4.1 5.1 5 Malaysia 5 -5.6 5.9 Philippine 4.9 5.5 5.4 Singapore 6.2 7.9 7.9 Thái Lan 4.3 4.6 5 Việt Nam 8.4 8.2 8.5 Trung Quốc 9.7 10.5 11.1 Mỹ 3.1 2.8 2.9 (Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org ) Biểu đồ 2. Tốc độ tăng GDP – PPP theo giá cố định một số năm gần đây Nhìn vào tốc độ tăng GDP của các nước, có thể nhận thấy các nước đang phát triển có tốc độ tăng GDP khá cao, như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Các nước đã phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ,…thì tốc độ tăng trưởng chậm hơn. 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người. 2.2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người của Việt Nam Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã vượt qua hai “cửa ải” quan trọng công cuộc kiến quốc, đó là: Thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 12 năm sau đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập kỷ vừa qua. Giai đoạn 2000-2010, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng xấp xỉ 3 lần. Bảng 4. GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Năm Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo nội tệ - Nghìn đồng Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo ngoại tệ (theo tỷ giá hối đoái bình quân) - USD 2001 6117 416 2002 6720 440 2003 7583 492 2004 8720 553 2005 10185 642 2006 11694 730 2007 13579 843 2008 17445 1052 2009 19278 1064 2010 22787 1169 (Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org ) Quan sát bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 tăng liên tục gấp gần 3.7 lần từ mức 6617 ngìn đồng (năm 2001) lên 22787 nghìn đồng (năm 2010). Biểu đồ 3. GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 2.2.2 So sánh thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam với các nước. Bảng 5. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của một số nước và vùng lãnh thổ(*) Đơn vị tính: USD Các nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Ấn Độ 2358 2840 2670 2892 1500 2300 2559 2868 3034 3296 Campuchia 1446 1860 2060 2078 860 1453 1635 1833 1966 1915 Indonesia 3043 2940 3230 3361 2200 3217 3461 3761 4026 4199 Lào 1575 1620 1720 1759 1130 1651 1818 1988 2139 2255 Malaysia 9068 8750 9120 9512 8350 11755 12620 13657 14364 14012 Philippine 3971 3840 4170 4321 2430 2927 3125 3397 3536 3542 Singapore 23356 22680 24040 24481 32870 45374 49330 53116 52382 50633 Thái Lan 6402 6400 7010 7595 4850 6751 7267 7831 8150 7995 Việt Nam 1996 2070 2300 2490 1390 2100 2310 2520 2700 2992 Trung Quốc 3976 4020 4580 5003 2330 4115 4761 5594 6234 6828 Hồng Công 25153 24850 26910 27179 26520 35678 39172 42672 44217 43229 Nhật Bản 26755 25130 26940 27967 25950 30310 31869 33577 33851 32418 Hàn Quốc 17380 15090 16950 17971 17130 22783 24286 26191 26877 27100 Mông Cổ 1783 1740 1710 1850 1790 2613 2893 3260 3585 3522 Mỹ 34142 34320 35750 37562 35190 42534 44663 46627 47209 45989 EU 495516 503130 548750 569082 513170 656712 717839 765758 806998 773376 (Nguồn Ngân hàng thế giới www.worldbank.org ) Biểu đồ 4. So sánh thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam với các nước GDP/ người của Việt Nam tính theo ngang giá sức mua đạt mức 2992 USD/ người vào năm 2009. Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy GDP/ người của Việt Nam đạt mức thấp so với các nước. Nếu làm phép so sánh thì GDP/ người của Singapore cao nhất và cao gấp 19 lần Việt Nam. Phần III. Tác động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến việc xóa đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện cần để nâng cao mức sống của người dân. Khi nền kinh tế có cơ hội tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc kỳ vọng người dân có một mức thu nhập cao và ổn định, cuộc sống của người dân được cải thiện được nâng cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, phải trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh, các chính sách nhà nước được áp dụng không hiệu quả gây ra một hệ quả xấu cho nền kinh tế Việt suy kiệt. Sau 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng số lượng người nghèo vẫn còn rất nhiều. Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới như các cuộc khủng hoảng đem lại… 3.1 Tăng tưởng kinh tế ở Việt Nam tác động đến xóa đói giảm nghèo. 3.1.1 Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt những năm vừa qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo của nước ta. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá thực tế không ngừng tăng, từ 402 USD vào năm 2002 lên đến 960USD vào năm 2008 và 1.034 USD vào năm 2009, ước đạt 1.200 USD vào năm 2010. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và Chương trình đào tạo nghề đã đem lại những thành tựu về tạo công ăn việc làm cho người dân, đây cũng là một trong những mục tiêu phát triển quan trong của Việt Nam. Chương trình đã góp phần tạo công ăn việc làm mới mỗi năm khoảng 1,6 triệu lao động. Dự án dạy nghề cho người nghèo đã dạy nghề miễn phí cho khoảng 100 nghìn lao động nghèo trong ba năm 2007-2009, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo. Chính sách cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi cũng góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo. Trong giai đoạn 2006-2009, đã có khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế, chịu thiệt thòi trong xã hội. Năm 2009, có 1,5 triệu người thuộc đối tượng người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi; 1,26 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, tăng 720 nghìn người so với năm 2005 với mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tăng bình quân gần 50% so với mức quy định cũ. Bên cạnh đó, nhiều công trình lưới điện, cơ sở y tế, trường học, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng ở các xã nghèo. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, như thủy lợi nhỏ được đầu tư phục vụ cho sản xuất. Tính đến năm 2009, đã có 94% xã nghèo đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tất cả các xã đều có trạm y tế xã, tỷ lệ xã nghèo có trường tiểu học là 84% và trung học cơ sở là 70%. Vì vậy, tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế (1USD/người/ngày) đã liên tục giảm xuống. Năm 2002 tốc độ tăng trưởng cả nước là 7,08 thì tỉ lệ nghèo là 28,9% nhưng đến năm 2004, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,79% tỉ lệ nghèo giảm xuống chỉ còn 18,1%. Giảm 10,3% so với năm 2004. Đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,23 tỉ lệ nghèo giảm xuống còn 15,5% và tiếp tục giảm đến năm 2008, đến năm 2009, do chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế các nước thế giới đều bị giảm sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bắt đầu chững lại, đạt 5,32%, kéo theo đó tỉ lệ nghèo có xu hướng tăng lên là 14,2%, tốc độ này chỉ tăng so với năm 2008 là 0.8%. Đến năm 2010 thì với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6.78% thì tỷ lệ ngèo chung của cả nước chỉ có 10,7%. Như vậy, việc tăng trưởng kinh tế có tác động trực tiếp đến tỉ lệ nghèo đói, tăng trưởng kinh tế dương sẽ giảm tỉ lệ nghèo đói và ngược lại việc tăng trưởng kinh tế âm sẽ khiến tình trạng nghèo đói gia tăng, kéo lùi quá trình giảm tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước. Bảng 6. Tỉ lệ hộ nghèo chia theo thành thị, nông thôn và vùng Đơn vị tính: % Stt Nội dung 1998 2002 2004 2006 2008 2009 2010 I Tốc độ tăng trưởng 7.08 7.79 8.23 6.31 5.32 6.78 II Tỷ lệ nghèo chung CẢ NƯỚC 37.4 28.9 18.1 15.5 13.4 14.2 10.7 1 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 9 6.6 8.6 7.7 6.7 6.9 5.1 Nông thôn 44.9 35.6 21.2 18 16.1 17.4 13.2 2 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 30.7 21.5 12.7 10 8.6 8.3 6.4 Trung du và miền núi phía Bắc 64.5 47.9 29.4 27.5 25.1 29.4 22.5 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 42.5 35.7 25.3 22.2 19.2 20.4 16 Tây Nguyên 52.4 51.8 29.2 24 21 22.2 17.1 Đông Nam Bộ 7.6 8.2 4.6 3.1 2.5 2.3 1.3 Đồng bằng sông Cửu Long 36.9 23.4 15.3 13 11.4 12.6 8.9 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2010) Biểu đồ 5. Biểu đồ mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghèo đói Riêng đối với nước ta thì mục tiêu tăng trưởng luôn được tiến hành song song với việc giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Biểu đồ 6. Tỷ lệ nghèo đói giữa phân theo khu vực Thành thị và nông thôn Cũng từ bảng ta có thế thấy, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn lớn hơn rất nhiều so với khu vực thành thị năm 2002 tỉ lệ này là 6,6% và 35,6%, tuy nhiên khoảng cách này trong các năm đã có xu hướng giảm xuống, đến năm 2010, tỉ lệ nghèo đói của khu vực thành thị là 5,5% khu vực nông thôn còn 13,2%. Song, tỉ lệ hộ nghèo cao nhất vẫn chủ yếu tập trung vào các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nơi người dân có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Mà nguyên nhân chính là do sự tách biệt về địa lý kinh tế, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế, nên việc phát triển kinh tế tại khu vực này gặp nhiều khó khăn. Các chính sách ưu tiên đầu tư của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo, nhưng vẫn còn mang tính chất thời điểm, thiếu bền vững. Do đó cần có giải pháp cụ thể hơn nữa để thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân. Ngoài việc xét tới cái nghèo về vật chất tức là khi ta xét đến thu nhập và chi tiêu thì yếu tố thu nhập không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá về thực trạng nghèo mà còn dựa trên các tiêu chí khác như cải thiện hệ thống nhà ở, giáo dục, y tế… Bảng7. Tỷ lệ nghèo đói đa chiều theo vùng Vùng Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực Giáo dục (%) Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực Y tế (%) Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực Nhà ở (%) Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực Nước sạch và vệ sinh môi trường (%) Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực Việc làm (%) Tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực hòa nhập xã hội(%) Tỷ lệ nghèo ở trẻ em Đồng bằng SH 8.77 55.34 1.45 18.67 5.51 10.85 10.43 Đông Bắc 15.39 58.65 24.78 50.77 14.53 5.01 35.81 Tây Bắc 29.25 67.12 44.67 85.48 28.13 2.39 64.6 Bắc trung bộ 13.81 69.1 8.91 38.9 12.74 6.61 23.25 Duyên hải NT bộ 11.08 56.16 8.28 40.98 6.7 5.21 19.44 Tây nguyên 18.53 48.28 23.26 66.05 11.07 2.69 38.7 Đông Nam bộ 14.56 42.52 8.1 16.71 6.21 11.73 14.82 Đồng bằng SCL 26.24 43.41 39.22 70.4 10.18 13.61 52.84 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2010) Tỉ lệ nghèo phi tiền tệ ở Việt Nam (những hộ thiếu thốn cả y tế, giáo dục và mức sống) ở mức 23.3%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ đói nghèo quốc gia là 14.5%/ Phần lớn chi tiêu cho y tế và giáo dục là từ các hộ gia đình. Mức chi tiêu này cao hơn rất nhiều so với mức 30% được coi là tối ưu để đảm bảo công bằng xã hội và tiếp tục phát triển con người. Chi tiêu hộ gia đình chiếm 56% tổng chi tiêu cho y tế. Điều này gây tác động rất lớn đối với các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương. 8.1% số hộ gia đình dành hơn 20% tổng chi tiêu cho y tế và 3.7% số hộ bị quay lại tình trạng đói nghèo do phải chi quá nhiều cho chăm sóc sức khỏe. 3.1.2 Những tác động không tích cực, tăng trưởng không dẫn đến xoá đói giảm nghèo Bên cạnh những thành tựu mà việc tăng trưởng kinh tế mang lại cho công tác xóa đói giảm nghèo thì tỷ lệ nghèo cũng vẫn còn rất cao. Đặc biệt là ở nhóm dân tộc thiểu số và tại các vùng khó khăn; nguy cơ tái nghèo cao; vấn đề nghèo đô thị, đặc biệt là nghèo đói của bộ phận dân di cư. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa các vùng: Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn rất cao, gấp 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước. Do điều kiện địa hình, có những yếu tố về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng Trong những năm gần đây chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004. Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh hiện tại nhóm giàu nhất có thể có là những nhà kinh doanh giỏi, làm ăn chân chính, đồng thời có cả những quan chức tham nhũng buôn lậu, những người làm ăn phi pháp, buôn lậu, buôn hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, kinh doanh chụp giật…. Những cá nhân này làm giàu một cách bất chính này có thể gây ra nhiều hệ quả có tác động tiêu cực cho sự phát triển quốc gia. Và rất khó xác định tỷ lệ của những người làm giàu chân chính và làm giàu phi pháp trong nhóm cực giàu của mỗi nước. Những khoản thu nhập bất chính này làm cho người giàu lên một cách nhanh chóng và làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm người giàu và nhóm nghèo càng trở lên nghèo hơn. Bảng 8. Hệ số GINI chia theo thành thị, nông thôn và vùng Đơn vị tính: % Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Nội dung CẢ NƯỚC 0.42 0.42 0.424 0.434 0.433 Thành thị - Nông thôn Thành thị 0.41 0.41 0.393 0.404 0.402 Nông thôn 0.36 0.37 0.378 0.385 0.395 Các vùng trong cả nước Đồng bằng sông Hồng 0.39 0.39 0.395 0.411 0.409 Đông Bắc 0.36 0.39 0.407 0.415 0.418 Tây Bắc 0.37 0.38 0.392 0.403 0.401 Bắc Trung Bộ 0.36 0.36 0.369 0.371 0.371 Duyên hải Nam Trung Bộ 0.35 0.37 0.373 0.38 0.393 Tây Nguyên 0.37 0.4 0.407 0.405 0.408 Đông Nam Bộ 0.42 0.43 0.422 0.423 0.424 Đồng bằng sông Cửu Long 0.39 0.38 0.385 0.395 0.398 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2010) Tăng trưởng kinh tế cao tác động đến yếu tố môi trường, ô nhiễm môi trường và gánh nặng cá nhân trả dịch vụ y tế, giáo dục. Tác động của ô nhiễm môi trường từ môi trường của các ngành công nghiệp và hóa chất bảo vệ nông nghiệp là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe người dân nói chung, và đặc biệt nguy hiểm đối với nông dân nói chung, và đặc biệt nguy hiểm đối với nông dân sống gần các khu công nghiệp. Người nghèo càng trở nên khốn khó khi nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường không được chú trọng. Ô nhiễm là tác động ngoại ứng tiêu cực làm cho người nghèo càng nghèo hơn, trong khi đối tượng gây ra ô nhiễm không bị bắt buộc chi trả cho việc bảo vệ môi trường. Ô nhiễm là một thủ phạm góp phần tăng tỷ lệ nghèo khi tiêu hao khả năng lao động của nhiều lao động chính trong gia đình hoặc trực tiếp làm chết cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân. Những vụ việc ô nhiễm gây tổn thất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất của nhân dân và những địa danh có số người chết, đau ốm vì ô nhiễm môi trường xuất hiện này càng nhiều trong cả nước. Nhân dân ở một số nơi tiếp tục chịu tác động tiêu cực của những vùng ô nhiễm nặng, hứng chịu rác thải, nước thải, khí thải công nghiệp độc hại từ những nhà máy, khu công nghiệp và từ những làng nghề cơ khí tự phát ngay trong các khu dân cư. Những tồn tại về sức khỏe, bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh tăng làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn và những hộ cận nghèo tái nghèo trở lại. Tăng trưởng cao cũng kéo theo một hệ quả là giá cả tăng cao, đây cũng là một trong số những yếu tố làm giảm thu nhập thực tế của người dân, người lao động trở nên nghèo một cách tương đối. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2010, lý do quan trọng nhất làm cuộc sống gia đình năm 2010 so với năm 2006 giảm sút chia theo thành thị và nông thôn và các vùng miền thì nguyên nhân khiến cho đời sống của các hộ giảm sút là: - Đối với khu vực thành thị: Giá và lương thực thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác cao chiếm 25% và thu nhập thấp chiếm 33.9% - Đối với khu vực nông thôn thì một trong những nguyên dân chính dẫn đến đời sống gia đình giảm sút là do thu nhập thấp chiếm 22,5%, chi phí sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chiếm 9,3%, giá lương thực thực phẩm cao chiếm 8,1% ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như diện tích đất canh tác/mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm chiếm 2.3%. Như vậy, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao song mức độ hài lòng của người dân đối với đời sống lại giảm sút, mà nguyên nhân phần lớn chủ yếu do thu nhập thấp. Việc tăng trưởng kinh tế bên cạnh những tác động tích cực đến tình trạng xoá đói giảm nghèo chung của cả nước, xong cũng dẫn đến nhiều những ảnh hưởng bất lợi khác như mức độ hài lòng của người dân đối với cuộc sống giảm sút, làm tỉ lệ nghèo theo thu nhập, tái nghèo gia tăng, các hình thái nghèo mới đã bắt đầu xuất hiện, khiến cho việc xoá đói giảm nghèo trở lên khó khăn hơn. 3.2. Một số vấn đề chung cần quan tâm khi tham gia quyết định chính sách phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước và đặc biệt đối với vùng dân tộc, miền núi 3.2.1. Một số vấn đề cần quan tâm khi tham gia quyết định chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả nước - Tiếp tục thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển toàn diện vùng dân tộc, miền núi. - Khi tham gia quyết định phân bổ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu phát triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số: Quan tâm nguyên tắc ưu tiên nguồn lực, bố trí đủ nguồn lực ngân sách nhà nước, bảo đảm định mức phù hợp, cơ chế rõ ràng cho các mục tiêu, chương trình phát triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Khi xây dựng kế hoạch ngân sách, cần quan tâm các đặc điểm về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng miền; từ đó có cơ chế, định mức ưu tiên thực sự cho vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn. 3.2.2. Một số biện pháp tăng cường tác động của tăng trưởng đến xóa đói giảm nghèo Nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên đầu tư cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở mang ngành nghề, phát triển cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, đê điều phòng chống lũ lụt, giao thông nông thôn, điện, nước sinh hoạt,...), các hoạt động bảo quản, chế biến; trồng rừng và bảo vệ rừng, nuôi trồng thuỷ sản; áp dụng giống mới, trong đó ưu tiên đặc biệt cho xã nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Y tế, ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm tất cả các xã có trạm y tế, có đủ các trang thiết bị và thuốc thiết yếu, tăng cường cán bộ y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục cải tạo nâng cấp hệ thống bệnh viện, phòng khám và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đặc biệt là tuyến cơ sở. Tăng cường giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho y tế cơ sở đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật. Có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ tài chính cho người nghèo trong chăm sóc sức khoẻ. Giáo dục và đào tạo, tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây mới các trường lớp học, bảo đảm đủ trường lớp học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường phổ thông trung học. Thực hiện từng bước việc kiên cố hoá các trường học, quan tâm nhiều hơn cho các vùng khó khăn và thường xảy ra thiên tai. Tiếp tục đầu tư đổi mới nội dung chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Chú trọng phát triển và mở rộng các cơ sở đào tạo giáo viên, bảo đảm đủ giáo viên dạy học cho các trường phổ thông. Giao thông vận tải, chú trọng đầu tư, bảo đảm hiệu quả trong việc phát triển giao thông vận tải đối với nông thôn; xác định rõ ràng trách nhiệm, thể chế về đầu tư và quản lý đường giao thông nông thôn. Phối hợp chặt chẽ giữa các quy hoạch giao thông của tỉnh, huyện với quy hoạch giao thông quốc gia. Tiếp tục chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân hưởng lợi đóng góp khoảng 60% bằng lao động, vật tư tại chỗ và một phần bằng tiền, Nhà nước hỗ trợ khoảng 30% bằng các vật tư thiết yếu như sắt thép, dầm cầu, máy thi công, hỗ trợ kỹ thuật. Khoa học - công nghệ, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, phát triển công nghệ phần mềm, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Bảo vệ môi trường: Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện triển khai các dự án cải tạo môi trường, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường,... Các chương trình, dự án có tác động trực tiếp đến các vùng khó khăn, có nhiều hộ nghèo như chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sẽ đặc biệt quan tâm đầu tư và thực hiện lồng ghép vào kế hoạch đầu tư phát triển của các ngành và địa phương.Việc đảm bảo chi tiêu ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố, cần ưu tiên hơn cho các tỉnh, thành phố có chỉ số HDI, GDI thấp, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng và khuyến khích các tỉnh tăng cường hơn các chính sách có lợi cho người nghèo. KẾT LUẬN GDP/đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia và cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức sống của người dân. Theo Bản báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thì “Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới trong danh sách 10 quốc gia đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình quân đầu người. Hàng triệu người Việt Nam thoát khỏi nghèo đói”. Qua phân tích ở trên chúng ta thấy trong giai đoạn 2005-2010, GDP bình quân đầu người ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là năm 2008 tăng đến 28,47%. Từ việc phân tích tình hình GDP/ người giai đoạn 2005 - 2010 và cùng với sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam khi đưa ra rất nhiều chính sách và biện pháp nhằm nâng cao mức sống cho người dân thì nhận xét của UNDP và việc đưa ra dự báo chỉ tiêu này cho giai đoạn 2011-2015 cho thấy mức tăng GDP/người là hoàn toàn có cơ sở. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy mức sống của dân cư đã có phần cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, GDP/người cũng có nhiều hạn chế như không thể phản ảnh phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội một cách toàn diện, không thể phản ảnh những thay đổi của tài nguyên môi trường, không thể phản ảnh một cách toàn diện những thay đổi của mức sống nhân dân…do đó khi đánh giá chất lượng cuốc sống người dân cần phải kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá khác để giúp Đảng và nhà nước đưa ra những quyết sách đúng đắn, sát thực thế. Để tăng GDP/ người cần thực hiện một số giải pháp sau: - Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Một là, cải thiện mạnh mẽ môi trường sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ. Hai là, tiếp tục ổn định các cân đối kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là có các giải pháp tích cực ổn định tình hình giá cả Ba là, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bốn là, đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm thực hiện thành công lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm là, tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu phát triển y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và các lĩnh vực xã hội. Sáu là, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách trong chương trình cải cách hành chính. - Giảm tỷ lệ tăng dân số: tiếp tục ổn định tỷ lệ tăng dân số ở mức 1.01-1.15%/ năm. Vì dân số ảnh hưởng trực tiếp đến GDP/người. Tốc độ tăng GDP phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số thì GDP/ người mới tăng. - Giải quyết đúng đắn mối tương quan giữa GDP/người và chất lượng cuộc sống: hiện nay chúng ta nhận thấy trong các báo cáo tình hình tổng kết kinh tế xã hội chúng ta chỉ hay dùng các chỉ tiêu như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP/người để đo tốc độ phát triển. Do đó, ngoài những chỉ tiêu này ra, để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân chính xác hơn, chúng ta nên kết hợp với các chỉ tiêu khác như tình hình tăng của giá cả, mức tiêu dùng của dân cư. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Ngô Thắng Lợi, TS. Phan Thị Nhiệm, (2008), Kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của V.doc
Luận văn liên quan